Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn

19/04/20226:10 SA(Xem: 3760)
Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn

HỎI:

Chuc Tho Thien Hoa Gioi Dan
Đại giới đàn Thiện Hoa vừa mới được tổ chức tại Thiền viện Thường Chiếu có một câu biểu ngữ giăng ngang trước cổng với nội dung: "CHÚC THỌ  THIỆN HOA GIỚI ĐÀN"
Quả thực tôi không hiểu được ý nghĩa của câu biểu ngữ trên. Kính mong ban biên tập hoan hỷ giải thích cho bản thân tôi cũng như phật tử khác được liểu tri. (Đính kèm hình ảnh)

 

ĐÁP:

 

CHÚC THỌ THIỆN HOA GIỚI ĐÀN

1Tổ Vị Tăng Thống: Vua Đinh Tiên Hoàng thành lập chế độ Tăng lữ có nền nếp và hệ thống.  Năm 971 Vua phong cho Thiền sư Ngô Chân Lưu, tức Khuông Việt Quốc sư, giữ nhiệm vụ Tăng thống để điều hợp Tăng lữ trong toàn quốc. [Mai Thọ Truyền: Le Bouddhisme au Viet Nam.  Saigon, 1962].
2. Chúc Thọ Vua: Đã đành, quan lại và dân chúng Triều Nguyễn-phước mỗi năm đều có lệ chúc thọ vua gọi mà Lễ chúc thọ lớn nhất ở tuổi 50 gọi là Ngũ Tuần Đại Khánh trong đó có vũ khúc Trình Tường Tập Khánh với lời chúc thọ trang trọng như sau.

Thiên tử vạn niên,
Vạn thọ vô cương,
Quần phương tập khánh,
Vạn bảo trình tường.

3. Vua Chúc Thọ Đại Giới Đàn:  Khi một Đại Giới Đàn được tổ chức và do Đức Tăng Thống (Tăng Cang, Quốc Sư) làm Đàn Chủ thì Vua ban chiếu chúc thọ Đại giới đàn, tức là Vua cầu xin Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thánh Hiền Tăng hộ độ cho việc tổ chức Đại giới đàn được duy trì mãi mãi nhằm hóa độ thần dân trong nước được thấm nhuần Phật Pháp để đạo đức ngày được phát triển.  Việc chúc thọ Đại giới đàn này đầu tiên do các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thực hiện khi mời được những vị Đại Sư Trung Hoa sang hoằng pháp, nhất là Pháp Đại Thừa, để Chúa Nguyễn phô trương thanh thếquốc độ của Chúa ổn định, phát triển và thịnh vượng với mục đích Chúa xin "cầu phong" từ Hoàng đế Trung Hoa.

4. Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn: Giới đàn Thiện Hoa được tổ chức tại Thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, từ ngày 17-4-2022, Phật lịch 2565, do Đức Phó Pháp Chủ, XLTV Pháp Chủ, Hòa thượng Trưởng lão Thích Trí Quảng, chứng minh và khai mạc.  Biểu ngữ "Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn" được trân trọng treo trên cổng giữa của cửa tam quan Tu viện Thường Chiếu có thể hiểu theo ba ý nghĩa sau:

41. Nếu là của Ban Tôn Giáo Chính Phủ thì ý nghĩa như từ khởi nguyên của Chúa Nguyễn chúc mừng và cầu bền vững cho Phật giáo.
42. Nếu là của Ban Tổ chức Giới đàn Thiện Hoa của Tu viện Thường Chiếu thì có thể hiểu là một tâm nguyện của Tứ chúng Phật tử của Tu viện Thường Chiếu cầu mong mười phương chư Phật hộ trì cho Phật giáo nước nhà được phát triển bền vững.  
43. Tại sao là "Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn" mà không phải là "Chúc Thọ Thiện Hoa Đại Giới Đàn" hay "Chúc Thọ Đại Giới Đàn Thiện Hoa"?  


Đại giới đàn
 chỉ dành riêng cho việc thọ đại giới (hơn 200 giới cho Tỳ kheo và hơn 300 giới cho Tỳ kheo Ni) của chư Tăng, Ni.  Sau khi được thọ đại giới thì quý vị Tăng, Ni đó được xem như có giáo phẩm Đại đức (Tăng) và Sư cô (Đại đức Ni) và có thể được bổ nhiệm giữ nhiệm vụ Trú trì một ngôi chùa tương đối nhỏ (tiểu tự / hạng C).

Có thể Ban Tổ chức cố ý dùng chữ "Giới đàn" thay vì "Đại giới đàn" mặc dù nội dung của giới đàn kỳ này thực sự là đại giới đàn.


Giới đàn
 là dành cho các giới tử Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Thức Xoa Ma Ni, Sa di, Sa di Ni, Phật tử tại gia Bồ Tát giới.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2217)
01/04/2023(Xem: 5245)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :