Lễ Hằng thuận là ‘ngược lại giáo lý của Đức Thế Tôn’

26/09/20223:53 SA(Xem: 8049)
Lễ Hằng thuận là ‘ngược lại giáo lý của Đức Thế Tôn’
LỄ HẰNG THUẬN
LÀ NGƯỢC LẠI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THẾ TÔN

HT Thích Giác Quang

dien vien quy binh
Lễ Hằng Thuận của Diễn viên Quý Bình và
một doanh nhân tại chùa (ảnh Internet)
Vấn: Gần đây con thấy có rất nhiều đám cưới được tổ chức ở chùa được gọi là lễ Hằng Thuận, thậm chí là có nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng tổ chức lễ hằng thuận ở chùa. Con là một Phật tử chỉ vừa biết đạo và con thấy đây là một điều rất tốt đẹpTuy nhiên, nhiều bạn của con bảo rằng đó chẳng qua là cách bắt chước theo tôn giáo khác. Nhiều bạn còn bảo thật là phản cảm khi các vị tu hành, giải thích đời là vô thường, tu hành để giảm bớt nghiệp duyên lại tổ chức lễ hằng thuận cho Phật tử vì như thế là lại kết duyên làm cho họ phải tiếp tục đọa vào sinh tử luân hồi, tham đắm, nhìn rất phảm cảm. Làm như thế là đi ngược lại với giới luật nhà Phật. Thật sự con cũng muốn tổ chức lễ hằng thuận cho chính mình ở chùa nhưng lại vô cùng phân vân vì sợ phạm giới luật và đi ngược lại với lời Phật dạy. Vậy xin Sư cho con biết Phật Tử như con có nên tổ chức lễ Hằng thuận ở chùa không? Lễ hằng thuận có đi ngược lại với giới luật nhà Phật không? Con xin vô cùng cảm ơn và kính mong nhận được lời giải đáp của Sư ạ.

Đáp:

Trong Phật giáo không có các tổ chức đám cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử tổ chức làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức nầy gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.

Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tư luân hồi, chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận (đám cưới nhỏ) trong chùa? Đó là nói chuyện chùa có chư Tăng Ni tu hành có nguyên tắc nghiêm túc.

Đại luật, giới thứ 5, trong 13 giới tăng tàn:"...làm mai mối cưới gả, đem ý người nam bảo với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam, hoặc thanh hôn lễ, hoặc tư thông, cho đến trong giây lát, phạm tội hữu dư..."

Còn có một số chùa, Trụ trì đứng ra làm sui gia với hàng xóm, cưới vợ cho con trai (tu sĩ) của mình để nối "thạnh dòng pháp?" làm sao cho tài sản không rơi ra ngoài dòng họ khác. Những nơi nầy làm việc truyền thừa đạo nghiệp bằng cách tổ chức cưới vợ cho con trai (tu sĩ). Phải chăng, quý Thầy thị chứng cho hậu duệ bước vào đường sanh tử luân hồi, khổ đau triền miên nơi bến tục?

Ngày nay một số chùa trong nước cũng như nước ngoài, nhất là các chùa ở các nước phương Tây thường tổ chức lễ hằng thuận theo lời thỉnh cầu của Phật tử muốn cho gia đình 2 bên và các con mình có phước báu, nên xin phép Thầy Bổn sư trích quỹ thời gian của chùa, làm lễ "hằng thuận" cho đôi trai gái, xin Bổn sư chứng minh cho con cháu hai họ được an cư lạc nghiệp trăm năm hạnh phúc. Quý Thầy vì phương tiện lợi tha, sáng kiến tổ chức không bị ảnh hưởng các tôn giáo khác, chỉ vì làm lợi lạc chúng sanh trong thế kỷ 21 nên có chấp thuận, nhưng không thành thể thống tập quán theo nguyên tắc tòng lâm quy chế.
(Theo Phật Giáo)

Xem thêm:
Luật Ma Ha Tăng Kỳ (HT. Thích phước Sơn)

___________________________________
Bài phản biện của Cư sĩ Minh Mẫn:

LỄ HẰNG THUẬN LÀ
“NGƯỢC LẠI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THẾ TÔN”?

Trên trang “PHẬT GIÁO”,  HT Thich Giác Quang trả lời nghi vấn của một phật tử về việc tổ cức lễ Hằng thuận có đi ngược lại giáo lý phật giáo?

HT Giác Quang đáp: “Trong Phật giáo không có các tổ chức đám cưới dù lớn hay nhỏ, ngày nay có một số chùa ở Việt Nam cho Phật tử  làm đám cưới trong chùa là không đúng, tổ chức này gần như giáo hóa ngược lại giáo lý Đức Thế Tôn.

Giáo lý Đức Phật là khuyến giáo thoát ly sanh tử luân hồi, chẳng lẽ các nhà sư lạnh lùng cho làm lễ hằng thuận trong chùa?Đại luật, giới thứ 5, trong 13 giới tăng tàn...Làm mai mối cưới gả...phạm tội hữu dư”

                                                 ***

Nếu bảy tỷ người trên trái đất đều là tu sĩ thì tổ chức này không thích hợp với giáo lý. Đã là toàn bộ tu sĩ thì làm gì có lễ hằng thuận.Tín đồ Phật giáo hiện nay chỉ trên dưới năm sáu trăm triệu, trong số này không hoàn toàn chọn con đường thoát ly sanh tử, đa phần cầu phước vì còn lệ thuộc tập quán sinh hoạt với xã hội, gia quy dòng tộc, ngay cả giữ chay một tháng vài ngày cũng đã khó.Vậy áp dụng đúng luật nhà Phật có phải mình cách ly xã hội, nếu không muốn nói “chả giống ai”; muốn giống ai thì người phật tử chỉ còn là cái danh, mọi sinh hoạt bước vào ngưỡng cửa hôn nhân đều là trần tục, lấy gì để duy trì đạo đức tôn giáo trong đời sống hôn nhân lâu dài không được chư Tăng khuyến giáo, chúc phúc?

Hằng thuận là gì?  Ngày lễ này được bắt nguồn từ đám cưới của Nguyễn Trọng Thuật. Là người có bút hiệu là Đồ Nam Tử. Ông quê ở Hải Dương sinh năm 1883 mất năm 1940. Vốn là một nhà Nho hưng Phật

Đến năm 1971 Hòa thượng Thích Thiện Hòa sau nhiều lần chứng kiến các đám cưới tại chùa nên đã đặt tên cho việc kết hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận. Theo phiên âm Hán Việt thì chữ “hằng” có nghĩa là thường xuyên, liên tục, luôn luôn. Còn từ “thuận” tức là hoà thuận, hoà hợp, đồng lòng, cùng hướng đến sự chân thiện mỹ trong đời sống

Luật áp dụng cho tu sĩ chọn con đường trọn đời giải thoát.Nếu áp dụng nghiêm khắc thì không được nằm giường cao rộng lớn, không ăn phi thời, không sử dụng tiền bạc, quý kim, không ngủ dưới gốc cây qua ba đêm, không dùng lụa là gấm vóc...Trong luật Phật không đề cập đến phương tiện đi lại, không nói đến vi tính, điện thoại, máy điều hòa, tủ lạnh và mọi tiện nghi..thì cũng  không nói đến lễ hằng thuận trong chùa, thế thì thế nào, ai phạm luật?

“Phật  pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch bồ đề, cáp như cầu thố giác”, có nghĩa hiểu  phật pháp một cách thông thoáng: “thế gian pháp tức phật pháp”. Còn chấp có chấp không, còn phân biệt làm sao đạt đến vô phân biệt trí.Với trí tuệ nhà Phật: “có thì có tự mãy may, không thì cả thế gian này cũng không”.Tất cả đều là phương tiện, biết áp dụng đều làm lợi cho chúng sanh, cố chấp đưa đến trở ngại cho mọi người mà còn là chướng duyên cho chính mình.Đẩy tín đồ rời xa đạo phật.

Ngay cả luật giới, Phật còn cho bỏ những tiểu tiết để thích nghi với phong thổ, tập quán mỗi nơi thì đem Phật pháp vào thời đại để phật hóa thời đại có gì là sai? Biết áp dụng mọi phương tiện đem đến lợi ích, phương tiện đều tốt, phủ nhận phương tiện là tự cô lập giữa cuộc sống đa phương tiện hiện nay.

“cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh,cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt” luật tương ứng tương tác vốn dĩ tồn tại từ ngàn xưa, không thể phủ nhận. Mặt trái mặt phải cùng chung một bàn tay, khôn khéo là biết diệu dụng.

Nhà chùa không chỉ để các cụ đến chuẩn bị cho ngày chết? Không cho tuổi trẻ thích nghi với thời đại đồng nghĩa đẩy tuổi trẻ qua đạo khác hoặc tuổi trẻ sống không có lý tưởng đạo đức, vậy phật giáo giáo dục ai???

                                                ***

Hằng thuận tại chùa là nét đẹp văn hóa của tuổi trẻ với tín ngưỡng, là nền tảng đạo đức được chư Tăng khuyến hóachúc phúc, những ấn tượng đó sẽ xuyên suốt cuộc đời lứa đôi.Đây không phải bắt chước Tôn giáo bạn mà đã có từ thế kỷ 19, được HT Thiện Hoa chính thức đặt tên :”lễ hằng thuận”. Vì thế lễ hằng thuận không ngược lại với tinh thần nhà Phật trong cuộc sống.

MINH MẪN

24/9/2022

 

 

 

 







Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2304)
01/04/2023(Xem: 5548)
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.