Vấn Đề Gửi Tro Cốt Vào Chùa Và Tụng Kinh Cầu Siêu

01/09/20234:17 SA(Xem: 6931)
Vấn Đề Gửi Tro Cốt Vào Chùa Và Tụng Kinh Cầu Siêu

VẤN ĐỀ GỬI TRO CỐT VÀO CHÙA
TỤNG KINH CẦU SIÊU

 

Chúng tôi nhận được câu hỏi của một độc giả:

 

Khi con người ta chết đi rồi hủ tro cốt, có cần phải đem vô chùa  gửi không, và mỗi năm đến ngày giỗ có cần phải vô chùa cúng không,  và tụng kinh vãng sanh có được siêu thoát không ?  Khi mà cái nghiệp của người đó lúc sanh tiền họ  tạo ra không biết bao nhiêu chuyện ác,  lúc còn quyền ông ta cướp đất, đuổi người đi để lấy nhà, giàu có, đem tiền cúng chùa,   Như vậy có tạo được Phước không? 

 

Ban biên tập phân ra làm ba câu hỏi và xin được góp ý như sau:

 

1/

Khi con người ta chết đi  rồi hủ tro cốt, có cần phải đem vô chùa  gửi không, và mỗi năm đến ngày giỗ có cần phải vô chùa cúng không,  và tụng kinh vãng sanh có được siêu thoát không ?

 

Giống như nhiều quốc gia theo Phật giáo, người Việt ngày nay có hiện tượng gửi tro cốt người đã khuất vào chùa và hiện tượng này đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn như một hình thức để hương linh hay thần thức người đã mất được nương nhờ cửa Phật. Việc này mang ý nghĩa tâm linh, an ủi hương linh người đã khuất cũng như đem lại sự an tâm cho người còn sống. 

Việc quản lý, tiếp nhận tro cốt người đã khuất ở các chùa lâu nay chủ yếu mang tính chất lễ nghi tùy theo mỗi chùa, mỗi địa phương. Tuy nhiên, đây là một hoạt động không được quy định trong Phật pháp, không có trong giáo lý nhà Phật, chỉ là một tập tục tín ngưỡng dân gian. Cũng như việc dâng sao giải hạn ở các chùa, việc gửi tro cốt vào chùa cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như việc tro cốt bị vứt lộn xộn đã xảy ra tại một số chùa.

Việc thờ cúng và gửi tro cốt người đã mất vào chùa là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người. Mục đích có thể chỉ thỏa mãn về mặt tâm linh hoặc muốn cho hương linh người thân được nghe tiếng kinh câu kệ. Điều này cần phải xét lại. Người sống khi nghe kinh còn khó hiểu hay không hiểu huống hồ khi chết rồi làm gì mà nghe được, hiểu được mà siêu thoát. Theo giáo lý nhà Phật, khi chết con người chỉ còn nghiệp lực dẫn đi tái sinh mà thôi.

Việc gửi tro cốt vào chùa không có ích lợi gì về mặt tôn giáo, mà còn làm cho con cháu phải lệ thuộc vào hũ tro cốt đặt tại chùa như con cháu phải tốn tiền bạc đủ mọi thứ, nếu nhà chùa kêu đóng góp, thì chắc người thân còn sống khó có thể nào từ chối được.

2/

Tụng kinh vãng sanh có được siêu thoát không?

 

Tụng kinh vãng sanh hay còn gọi là cầu siêu được thực hiện với mong muốn giúp hương linh của người đã mất được siêu thoát về miền an lạc.

Trong Phật giáo, dù việc tụng kinh cầu siêu có tác dụng trong việc giúp linh hồn siêu thoát hay không còn phụ thuộc vào niềm tin của mỗi người và sự thực hiện bởi những người còn sống. Một số truyền thống tin rằng những lời kinh và tấm lòng chân thành của người còn sống sẽ giúp linh hồn tìm được sự an nghỉ.

 

Theo giáo lý nhà Phật thì "siêu thoát" thường được hiểu là sự giải thoát khỏi vòng tái sinh và khỏi mọi khổ đau, phiền não. Đây là trạng thái đạt tới Niết-bàn, nơi mà không còn sự tái sinh, không khổ, không sanh, không tử. Để đạt được siêu thoát, khi còn sống, người tu hành cần tuân giữ giới luật, tu tập thiền định và trí tuệ. Muốn được như thế cần phải nỗ lực tu tập trong một quá trình lâu dài, có  khi hết cả một đời người cũng chưa làm được.

 

Chữ cầu siêu và cầu an là do Trung Quốc đặt ra. Trong ba kho tàng kinh điển Phật giáođức Phật chưa bao giờ dùng từ cầu an cho người sống, cầu siêu cho người chết vì lời Phật dạy không phải là tín ngưỡng mà là một minh triết để sống, để thực tập.

 

Khái niệm “cầu an” và “cầu siêu” chỉ mới xuất hiện gần đây trong giới Phật giáo Việt Nam. “Cầu an” có nghĩa là đen là “cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh và an lạc,” trong khi “cầu siêu” có nghĩa là “cầu cho người chết được siêu độ, được sanh về thế giới cực lạc của chư Phật.”

 

Do quan niệm “Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức thời và không có cái gọi là “linh hồn” người chết tạm trú ở một nơi nào” của Phật Giáo Nguyên Thủy, nên có thể nói rằng Phật Giáo nguyên chất không có các hoạt động liên quan đến cầu siêu vì cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi.

 

Đối với Phật Giáo Bắc Truyền hay còn gọi là Bắc Tông, truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung Hoa, Triều TiênNhật Bản và Việt Nam trong khoảng 500 năm đầu cũng không có nghi thức cầu siêu cho người chết. Nghi thức cầu siêu này thực sự chỉ bắt đầu từ đời vua Lương Vũ Đế (464-549) qua lễ Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp và Lễ Thủy Lục Không pháp hội siêu độ. Đến đời vua Đường Minh Hoàng (685-762) Lễ Thủy Lục Không trở nên rất phổ biến và trở thành nghi lễ chính thức để cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ này được truyền qua Việt Nam sau đó. Vì thế, lễ cầu siêu độ ngày nay tại Việt Nam chỉ là một hình thức văn hóa của Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Để chứng minh cho điều này chúng tôi trích dẫn lời Pháp sư Tịnh Không, một vị cao tăng người Trung Hoa đương thời, rất có uy tín, với một quá trình giảng kinh thuyết pháp gần nửa thế kỷ:

(bắt đầu trích) “Lão pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạntuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đứctụng kinhbái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngày nay.” (hết trích) 

 

Nói tóm lạiPhật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông ở trong nước cũng như hải ngoại chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa. Và với lời dạy của Đức Phật được trích dẫn trên, việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống. Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.


Thời Đức Phật tại thế, có chàng trai trẻ đến xin Phật làm lễ cầu nguyện cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên. Đức Phật trả lời, như một hòn đá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, hòn đá vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồiRõ ràngcầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích

 

Đức Phật kết luận cầu nguyện không thể thay đổi được nghiệp.

 

Cũng như các pháp môn hay tín ngưỡng khác, cầu an và cầu siêu dần dần được đưa vào Phật giáo như là một trong những hình thức tín ngưỡng tâm linh cần thiết, cả Phật giáo Bắc tông lẫn Phật giáo Nam tông. Ở góc độ tiêu cực mà nói thì đây chính là biểu hiện của sự yếu kém trong tu tập của tín đồ Phật giáo, cho nên mới cầu đến sự trợ giúp từ người khác. 

 

3/

 

Khi mà cái nghiệp của người đó lúc sanh tiền họ  tạo ra không biết bao nhiêu chuyện ác,  lúc còn quyền ông ta cướp đất, đuổi người đi để lấy nhà, giàu có, đem tiền cúng chùa,   Như vậy có tạo được Phước không  ? 

 

Trong Phật giáo, "tạo Phước" thường được hiểu là hành động thiện lành, giúp ích cho người khác, hay góp phần vào sự hòa bình và hạnh phúc của cộng đồng. Tuy nhiên, mục đích của việc tạo Phước không chỉ là để tích luỹ phước báo cho bản thân mình mà còn là để tu tập, luyện tâm và tiến gần hơn đến sự giác ngộ giải thoát.

Những hành động như "cướp đất, đuổi người đi để lấy nhà" rõ ràng là không đạo đức và không theo tinh thần giới luật của Phật giáo. Mặc dù người ta có thể dùng tiền để cúng chùa với hy vọng rằng điều này sẽ giúp họ "tạo Phước", nhưng nếu nguồn gốc của tiền bạc đó không trong sạch, việc cúng dườngthể không mang lại hiệu quả mong muốn.

Quan điểm truyền thống của Phật giáo là: nếu một người tạo ra ác nghiệp, việc này sẽ tạo ra những hậu quả xấu cho bản thân họ trong tương lai, dù trong kiếp này hoặc kiếp sau. Dẫu biết việc cúng dường và tạo Phước có thể giúp giảm bớt hậu quả của ác nghiệp, nhưng không thể dùng nó để "che đậy" hoặc "mua chuộc" những hành động sai trái đã gây ra. Việc nào ra việc đó. Nhân quả rõ ràng.

Nói cách khác, việc cúng dường để tạo Phước không thể thay thế cho việc chấm dứt ác nghiệp và hướng tới thiện lành. Để thực sự tạo Phước, một người cần phải từ bỏ ác nghiệp, hành xử một cách đạo đứctuân theo lối sống thiện lành.

Tóm lại, việc sử dụng tiền không trong sạch để cúng dườngthể không tạo ra sự Phước như mong đợi, và việc thực hiện các hoạt động thiện lành phải xuất phát từ trái tim chân thành, không chỉ là một hành động hình thức.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2184)
01/04/2023(Xem: 5188)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.