Thư Viện Hoa Sen

Xã Hội Hài Hòa

10/01/20159:08 SA(Xem: 13875)
Xã Hội Hài Hòa
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG
Tuyển tập các bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức

                                                                                   XÃ HỘI HÀI HÒA 

1- Nên chú trọng đầy đủ những lĩnh vực xã hội
Hiện giờ một số khá đông chúng ta tập trung vào lĩnh vực kinh tế và quan tâm chưa đủ đến những lĩnh vực khác. Trong khi đó khuyến cáo của UNESCO từ mấy thập niên nay là “Văn hóa là động lực của kinh tế”. chúng ta có thể nói thêm, văn hóa quyết định hướng đi của kinh tế và xã hội.

Có nhà văn rất nổi tiếng và rất có công trong thời kỳ đổi mới của văn học nước ta cho là “tầng lớp mới có tư duy hiện đại nhất, tiên tiến nhất trong xã hội” giữ “vai trò hàng đầu có tính quyết định của họ”, “chính giới doanh nhân mới này sẽ xác định nên nền văn hóa mới của chúng ta, nội dung, hình dáng, phong cách của nó”.

Ai cũng nhận thấy thoát khỏi nghèo đói của xã hội ta là vấn đề hàng đầu cấp thiết và phải giải quyết một cách căn bản trước năm 2010. Sự kém phát triển về kinh tế của chúng ta sau nhiều thập kỷ chiến tranh và  tìm chưa ra phương hướng, là một vấn đề cần giải quyết càng nhanh càng tốt mới mong thoát khỏi tụt hậu về mọi mặt trong thế giới ngày nay.

Nhưng chúng ta còn phải chú trọng đến những lĩnh vực khác, bởi vì xã hội luôn luôn tiến một cách đồng bộ.

Chẳng hạn một vấn đề ngoài kinh tế, vấn đề văn hóa. Sau một vụ việc kém văn hóa là “Nhật ký Vàng Anh”, trong tháng 10 và 11-2007 báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn “Tình dục với tuổi thanh niên. Bên phái trẻ chủ trương “Tình dục thoáng”, và năng nổ nhất, hùng biện nhất , có lẽ tự biện hộ cho mình là động lực chính. Phái này nói Âu Mỹtự do tình dục, mình phải bắt chước, đuổi kịp văn minh của họ, còn sự giữ gìn là “xưa, lỗi thời”, là “đạo đức”. Lớp trẻ phía kia, cũng nói một cách cảm tính, nhưng cũng rất hùng biện: “Tôi không muốn lấy người vợ không còn trong trắng”. Vào lúc đúc kết, với sự tham gia của các bác sĩ, các nhà văn hóa, tiến sĩ tâm lý học… nhưng những vị này cũng không nói gì hơn, cũng hàng hai: “cần phải giáo dục giới tính”, “các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái hơn”, chẳng có kết luận nào rõ ràng, hầu như cả 3 phe, hai trẻ, một già đều mặc nhiên công nhận “Âu Mỹ là tự do tình dục”. Nếu chúng ta dù chưa đi Âu Mỹ, nhưng có biết văn hóatôn giáo Âu Mỹ qua sách đọc, phim ảnh…cũng phải đoán được Âu Mỹ không chủ trương như vậy. Quả thế, cuối tháng 11, trên Tuổi Trẻ cuối tuần, tác giả Minh Triết viết bài “Quan niệm về tình dục trước hôn nhângiáo dục giới tính: kết quả nghiên cứu từ Mỹ” cho thấy đa số người Mỹ cho rằng “tình dục trước hôn nhân là không đúng về mặt đạo đức”, và “giáo dục giới tính ở học đường chỉ nên giảng dạy về sự tiết dục”.

Chúng ta thấy, chúng ta không chỉ yếu kém về kinh tế mà còn yếu kém về văn hóa. Và chắc không ai có thể thống kê rõ ràng sự yếu kém văn hóa tác động lên kinh tế như thế nào, làm giảm bao nhiêu GDP.

Một chuyện khác. Các kỹ sư và công nhân Việt Nam ở một công trình do Hàn Quốc xây nói rằng làm việc với Hàn Quốc thì “khó” lắm, xe chở bùn từ nơi đào móng khi chở đi đổ, nếu nước bùn chảy xuống đường, họ sẽ cho xe chứa nước đi rửa sạch. Đây đâu chỉ là kinh tế, mà chủ yếu là vấn đề văn hóa.

Một chuyện nữa, trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Nhật, Thủ tướng Fukuda đã đọc một diễn văn ngắn, nêu lên: “Sự tương đồng giữa văn hóa Nhật và Việt Nam, ăn cơm bằng đũa và cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa”. Có lẽ sự hợp tác chiến lược, một cái nhìn trải qua không chỉ hàng thập niên mà có thể hàng thế kỷ, là một cái nhìn mang yếu tố văn hóa như vậy.

2- Ba lĩnh vực của đời sống

Quan sát đời sống, chúng ta dễ dàng thấy ra:

a.một thế giới của tự nhiên, thế giới vật lý: núi sông, đất đai, rừng biển…nói rộng là một vũ trụ vật lý Thế giới ấy khi ta sinh ra nó đả có sẵn ở đó. Chúng ta có thể biến đổi nó, nhưng có những định luật vật lý không thể thay đổi. chúng ta không thể làm nóng chảy sắt ở 100oC được. Chúng ta phải tuân theo những định luật đó. Thân thể chúng ta thuộc về thế giới vật lý, tuân theo quy luật sinh già bệnh chết. Có thể dễ dàng thấy trong thế giới vật lý chúng ta it tự do. Đây là lĩnh vực mà văn minh Đông Á gọi là Địa.

Trong thời hiện đại, các bộ môn khoa học kỹ thuật, sinh học, xây dựng, nông nghiệp, địa chất, khai thác tài nguyên…nói chung các ngành chú trọng đối tượng là thế giới vật lý, con người vật lý, nhằm biến đổi cải tạo, nhân hóa thế giới vật lýcon người vật lý, tất cả những ngành ấy nằm trong lĩnh vực vật thể, thì nằm trong phạm trù Địa.

b.một thế giới của con người, với lý trí, tình cảm, ý trí, với những hy vọng, ước vọng cao cả. Mức độ tự do nhiều hơn nhưng do vậy mà tinh tế hơn, phức tạp hơn. Đây là lĩnh vực mà Đông Á gọi là Nhân. Những khái niệm về thiện, ác, từ thiện, nhân đạo, những khái niệm toán học, vật lý, kinh tế, chính trị, những loại ngôn ngữ…nhờ những cái này con người vượt lên trên thế giới tự nhiên, thế giới sự vật. Những ngành chủ yếu nghiên cứu về con người: xã hội học, luật pháp, kinh tế, chính trị, văn học, nghệ thuật, đạo đức, tâm lý, triết học… tất cả những hiểu biết về con người được tổng hợp, được tinh chế, thành ra văn hóa. Tóm tắt, văn hóathế giới quan và nhân sinh quan, những quan niệm sống, những cách sống, những giá trị sống.

Tất cả những bộ môn về con người tạo thành văn hóa. Ngay cả chính trị kinh tế cũng do văn hóa quyết định: những ý thức hệ, những triết học, những tư tưởng. Chính trị là để thực hiện những khái niệm, những lý tưởng văn hóa. Chẳng hạn ngày xưa, vua được gọi là thiên tử, với tư cách “nội thánh ngoại vương” (trong là thánh, ngoài là vua), ông có nhiệm vụ đưa toàn dân đến Thiên tính của họ.

Hai lĩnh vực Địa và Nhân này giao thoa với nhau, tương tác với nhau, tương thông với nhau, dìu dắt nhau tiến bộ. Chẳng hạn có những vấn đề sinh học không tự giải quyết được (vì đụng chạm đến con người), phải nhờ đạo đứcvăn hóa giải quyết: nhân bản người, tế bào chủ hay tế bào gốc, biến đổi gene…Kinh tế và khoa học đứng riêng thì không giải quyết được chính nó, nhiều ki tai hại, chẳng hạn sự tàn phá môi trường trái đất. Văn hóa khiến con người biết sử dụng kinh tế và khoa học kỹ thuật như thế nào để thăng tiến chính mình. Ngược lại, văn hóa để xác định những giá trị cho con người,những điều nên làm và không nên làm, nên hướng tới và không nên hướng tới, cũng luôn luôn nhờ vào những khám phá ở lĩnh vực Địa.

Những cao điểm của khoa học đều tiếp cận và nhô lên trong lĩnh vực văn hóa, có khi làm biến đổi những quan niệm văn hóa, như thuyết Tương đốiVật lý lượng tử ảnh hưởng đến thế giới quan và nhân sinh quan. Văn hóa rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, nó khiến chúng ta biết chọn lựa , có thái độ đúng đắn trước đời sống, nó cho chúng ta những giá trị sống. Một người có 300 ngàn, họ tiêu xài như thế nào trong ngày nghỉ cuối tuần này, là tùy thuộc vào trình độ văn hóa của họ. có người chỉ tiêu xài 300 ngàn  nhưng giá trị hơn người khác tiêu 3 triệu. ba triệu mà tiêu xài vô bổ, có khi sinh hại thì tạo ra  giái trị quá ít, có khi còn làm hại cho bản thân, gia đình, xã hội.

Các nước G7, GDP họ không hơn kém nhau bao nhiêu. Nhưng người Pháp khác với người Anh là do những bản sắc văn hóa. Những gì làm cho mỗi nước hãnh diện – khi kinh tế bằng nhau – là những nhà khoa học, những nhà văn, những nhà nghệ thuật, những triết gia, những chính trị gia nào được ghi vào tự điển. Cách làm kinh tế Nhật khác với Mỹ; xe Nhật chi nói về hình dáng, khác xe Đức, xe Mỹ. Sự khác biệt đó đều do văn hóa mỗi nước quyết định.

Văn hóa là sự thăng hoa, sự nhân tính hóa về thế giới vật lý, thế giới tâm lý, làm cho con người càng nhiều nhân tính hơn, càng đẹp hơn, càng đúng hơn, càng tốt lành hơn (Chân Thiện Mỹ). Văn hóa là để biết sống. Sử dụng và biết sống với thiên nhiên (Địa), biết sống với người khác (Nhân), và biết sống với cái thiêng liêng, cái siêu việt trong chính mình (Thiên).

c. Vậy thì lĩnh vực thứ ba là gi? Đó là tôn giáo. Trái với đa số thời Khai sáng, ngây thơ tin rằng thời khoa học càng tiến thì tôn giáo càng bị đẩy lùi, cho đến lúc tôn giáo hoàn toàn biến mất. Cuối thế kỷ XX, tình hình hoàn toàn ngược lại: chẳng hạn các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực ở Mỹ thì có hơn 80%  tin vào tôn giáo. Có thể họ không theo hẳn một tôn giáo nào, họ chỉ tin vào một số chủ đề nào đó của tôn giáo, nhưng ít nhất tin rằng ngoài và vượt khỏi thế giới vật lýthế giới tâm lý, còn có “một cái gì đó”. Với khoa học, thậm chí có một  số khá đông đồng ý với Karl Popper: Nhiệm vụ của khoa học là để kiểm sai (falsification) hơn là để kiểm đúng (vérification).

một thế giới, một lĩnh vực cao hơn lý trí, tình cảm, ý chí, một thực tại vô hạn và tối hậu, đầu tiên và cuối cùng nào đó. Tất cả tôn giáo đều đồng ý với nhau ở điểm này, tuy do mức độ cao thấp khác nhau, triệt để hay chưa triệt để, mà quan niệm về thực tại ấy có khác nhau. Tôn giáoxác nhận có một thực tại nền tảng, tối hậutối thượng nào đó, gọi bằng những tên gì đó tùy theo mỗi nền văn hóa, và đạo là con đường đưa con người tiếp xúc với thực tại siêu không gian, siêu thời gian đó, và da đó con người đạt được tự do. Tiếp xúc, tiếp thông và hợp nhất: nhân tính hợp nhất với thiên tính; đạt đến Niết Bàn; đạo không thể lìa khỏi con người, nếu lìa được thì không phải là đạo…đó là những cách nói của các tôn giáo. Phật giáo gọi thực tại ấy là Niết bàn, Phật tính, Chân như, Pháp thân và nhiều danh từ khác; Khổng giáo thì gọi là Thái cực, Thiên mệnh; Lão giáo thì gọi là Đạo, hay nói theo ngôn ngữ bây giờ, thực tại tối hậu, cái hiện tiền, cái bây giờ vĩnh cửu…đây là lĩnh vực Thiên, cái vô hình, vô ảnh, cái không ở đâu cả mà không đâu không có. Con ngườithể đạt đến lĩnh vực này, và cũng có nhiều thành ngữ để nói về việc đó: về nguồn, hợp nhất, chứng đắc, giác ngộ, đắc đạo…

Lĩnh vực này ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội. Nền văn minh Tây phươngchúng ta đang học hỏi ở một số mặt, nhất định là ở lĩnh vực Địa, phát xuất từ tôn giáo và triết học Hy-lạp hòa với Do Thái giáoThiên Chúa giáo đã làm nên sinh mệnh tinh thần Tây phương. Cứ xem các khoa học gia, các kinh tế gia, chính trị gia của họ đối với tôn giáo như thế nào là biết con người bên trong của họ. Có những nhà sử học, chính trị học cho rằng thế kỷ XXI này, nếu có chiến tranh, đó là sự đụng độ giữa các nền văn minh, mà đụng độ giữa các nền văn minh nghĩa là đụng độ tôn giáo. Những gì chúng ta thấy hiện giờ giữa hai thế giới Hồi giáothế giới phương Tây chứng minh cho nhận xét đó. Hòa bình thế giới nếu có, sẽ là nền hòa bình giữa các tôn giáo, và tôn giáo nào có tính bình đẳng nhất, lòng khoan dung nhất, ít chấp trước nhất sẽ là tác nhân quan trọng nhất để đóng góp cho việc đó.

Tôn giáo sinh ra văn hóa. Đó không chỉ là nhận xét của chúng ta khi nhìn lại lịch sử văn hóa Việt Nam từ khi có chữ viết cho đến bây giờ. Hầu như tất cả những nhà xã hội học, nhân loại học, tâm lý học sử học đếu có ý kiến như vậy. Đó là Emile Durkheim (1858-1917) và Max Weber (1846-1920), hai nhà khai phá ra môn xã hội học, Malinowsky (1884-1942), William James (1842-1910), Arnol Toynbee (1889-1975)…

Một nhà vật lý vĩ đại như Newton ở thế kỷ XVII, số lượng ông viết về vật lý ít hơn số lượng ông viết về tôn giáo. Và những nhà vật lý khai sinh ra vật lý học hiện đại ở thập niên đầu của thế kỷ XX, hầu như đầu bị “ám ảnh” bởi tôn giáo. (Chẳng hạn, xem Eistein and Buddha, The Parallet Sayings, Mc Farlane, Berkele, 2002).

Ba lĩnh vực này giao thoa với nhau, trong cái này có một phần cái kia, thậm chí nhìn theo cái nhìn Phật giáo thì chúng tương dung, tương nhiếp nhau. Người tiến hóa càng cao thì càng thể nghiệm và sống được 3 lĩnh vực hài hòa với nhau, thậm chí hợp nhất với nhau. Thiên Địa Nhân nhất thể. Nói theo lý tưởng Đại thừa, đó là sự chuyển hóa của thế giớicon người, để Sắc thân, Báo thânPháp thân hợp nhất. Con người toàn diện là hài hòa được ba lĩnh vực này, và giá trị người đó càng tăng theo mức độ sâu thẳm của sự thực hiện được mối hài hòa đó.

3- Xã hội hài hòa

Xã hội vốn mang nghĩa hài hòa. Với Tây phươngsociété, society từ tiếng La tinh socius, có nghĩa companion, bạn cùng sống, bạn đồng hành.

Ước mơthực hiện của Khổng Tử là đi từ xã hội tiểu khang đến xã hội đại đồng. Có nền văn hóa, tôn giáo thực sự nào không nhắm đến việc thực hiện điều đó?

Vậy thì xã hội hài hòa là gì? Trước hết, là sự hài hòa từng bộ môn. Chẳng hạn kinh tế  phải tạo ra sự hài hòa trong chính nó: hài hòa giữa thành thị với nông thôn, hài hòa giữa giàu và nghèo, hài hòa với môi trường sinh thái, với địa lý tự nhiên, với tài nguyên..Hìa hòa được như thế tức là kinh tế phát  triển bền vững. Mỗi bộ môn cần có sự hài hòa trong chính ngành ấy.

Sự hài hòa căn bản và rộng lớn là sự hài hòa của ba lĩnh vực, ba phạm trù ở trên, thế giới vật lý (Địa), thế giới con người (Nhân), thế giới tâm linh (Thiên). Việc thực hiện sự hài hòa hợp nhất này đều do con người (Nhân) đảm nhiệm. Đây là sứ mệnh vinh quang của con người. Qua con người, Đất và Trời được hài hòa hợp nhất. Hay nói theo hệ thống Bát nhã của Phật giáo, qua con người, thế giới vật lý hay thế giới hiện tượng (sắc) được hài hòa và hợp nhất với thế giới  bản thể (tánh Không). Hoàn thành được sứ mệnh ấy là hoàn thành được ý nghĩa của con người và cũng là hoàn thành ý nghĩa của vũ trụ.

Nói theo những bộ môn đại diện cho mỗi lĩnh vực ở trên, xã hội hài hòa là hài hòa giữa ba lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật với văn hóa và với tôn giáo. Sự bền vững, giàu, mạnh, phát triển (cả vật chất lẫn tinh thần) của xã hội và của ba lĩnh vực đó trong một sự hài hòa đồng bộ với nhau. Lời kêu gọi “Hãy cứu lấy trái đất” từ khắp các diễn đàn, các hội nghị cho chúng ta thấy một điều: Trong thế kỷ XX, con người đã quá chú trọng vào kinh tê và khoa học kỹ thuật, còn hai lĩnh vực văn hóa văn hóatôn giáo thì yếu kém, do đó thế giới đã mất cân bằng. Đây là sự cân bằng phát triển không hài hòa giữa  ba lĩnh vực Địa Nhân Thiên.

Hơn nữa, càng tiến lên, càng phát triển thì sự hài hòa càng có , sự hợp nhất càng dễ thực hiện. Sự hài hòa đích thực thì không chỉ ở mặt ontique (vật thể, hiện tượng), nghĩa là bằng  những biện pháp kinh tế, chính trị kỹ thuật, mà phải có ontologique (nền tảng, bản thể), nghãi là bằng tôn giáo (tôn giáo của con người và cho con người).

Khổng giáoLão giáo, kể cả  trống đồng thời tiền sửViệt Nam, văn hóa Ấn với mục đích hài hòa và hợp nhất (đây là ý nghĩa chữ yoga), đều nhấn mạnh chữ Hòa, nghĩa là sự hài hòa của 3 lĩnh vực Thiên Địa Nhân. Chính vì lý tưởng chung này mà Phật giáo Đại thừa dễ dàng đi vào vùng Đông Nam Á, đã trở thành cột trụ chính làm cho triết họcvăn hóa bản địa phát triển rực rỡ. Bởi vì mục đích của Đại thừa là  là sự hòa hợp, hợp nhất của sinh tửNiết bàn, của Sắc và Không, của con người  chúng sinhPhật tính, của đời và đạo. Con đường Đại thừachuyển hóa chứ không loại bỏ, chuyển hóa thế giới vật lý này thành một quốc độ thanh tịnh và an vui, chuyển hóa con người thành những bậc cao cả mà chúng ta gọi là Bồ tát và Phật. Chúng ta thấy mục đích không khác, chỉ có điều Phật giáo tỏ ra hữu hiệu hơn, sâu sắc hơn, như lịch sử cho thấy.

Nói rộng ra, đó là lý tưởng chung của mọi nền văn hóatôn giáo, dù quan niệm có khác nhau như thế nào về cái thực tại tối hậu (Thiên hay Thiên tính hay Đạo). Một xã hội hài hòa và hợp nhất, điều đó mãi mãilý tưởng soi đường cho lịch sử con người. Phật giáo với rất nhiều phương pháp (phương tiện thiện xảo) luôn luôn nhắm đến Hiểu biếtTình thương (Trí tuệTừ bi), với rất nhiều niêm tin vào chính con người (tín), rất nhiều hành động vị tha (hạnh), rất nhiều chí nguyện (nguyện) đã từng phát triển giúp cho nhiều xã hội phương Đông phát triển, và có thể phụng sự cho cà thế giới ngày nay.

Tạo bài viết
09/10/2014(Xem: 13741)
05/07/2020(Xem: 9525)
03/03/2016(Xem: 11832)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.