Chuyển Giới Có Là Câu Chuyện Của Hôm Nay?

01/10/20223:37 SA(Xem: 3730)
Chuyển Giới Có Là Câu Chuyện Của Hôm Nay?

CHUYỂN GIỚI CÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA HÔM NAY?
(Trích từ bài kệ (43) trong kinh Pháp Cú)
Tâm Anh chuyển ngữ

 

Duc-PhatTrong khi cư trú tại tu viện Kỳ Đà Tinh Xá (Jetavana), Đức Phật đã thốt ra bài kệ Pháp Cú (43) của cuốn sách này có liên quan đến Soreyya, con trai của một người đàn ông giàu có từ thành phố Soreyya.

Trong một lần Soreyya đi cùng một người bạn thân và một số hầu cận ra khỏi thành trên chiếc xe kiệu sang trọng để tắm. Vào lúc đó Trưởng lão Đại Ca Chiên Diên (Mahakaccayana) đang đắp đại y trước khi đi vào thành phố Soreyya để khất thực. Chàng trai trẻ Soreyya khi nhìn thấy nước da vàng của của Trưởng lão tăng nghĩ “Tôi ước làm sao Trưởng lão là vợ của tôi, nếu không thì nước da của vợ tôi cũng giống như nước da của Trưởng lão.” Khi nảy sinh ý nghĩ này trong đầu, giới tính của anh ta liền thay đổi và trở thành một người phụ nữ. Xấu hổ vô cùng, Soreyya xuống xe và vụt bỏ chạy về hướng Taxila. Người bạn thân và những hầu cận của anh ấy không biết chuyện gì đã xảy ra, chia nhau đi tìm nhưng không thấy.

Soreyya bây giờ trong hình tướng là một phụ nữ, gặp đoàn thương buôn cùng đi về hướng Taxila, bèn theo sát xe ông trưởng đoàn. Trên đường đi, cô đã tặng chiếc nhẫn biểu thị lòng thành để chủ xe cho quá giang đến Taxila. Người đàn ông giàu có nhận ra người phụ nữ xin đi cùng rất xinh đẹp và ở cùng độ tuổi phù hợp với mình nên đã ngỏ lời cầu hôn.

(Ai cũng phải trải qua thân phận khi thì làm đàn ông khi thì làm đàn bà. Như ngài A Nan, người đầy đủ đức tính hoàn hảo trong trăm ngàn kiếp và là một đại đệ tử của đức Phật, đã từng là thợ rèn trong một kiếp luân hồi, pham tội với vợ người khác bị đọa địa ngục, và sau đó vì quả báo của hành động xấu chưa hết, Ngài phải trải qua 14 kiếp làm vợ người khác, cọng thêm bảy kiếp nữa mới dứt nghiệp. Cũng vậy, Soreyya đã dại dột mơ tưởng tới Trưởng lão, nên trong kiếp này biến thành phụ nữ)

Kết quả của cuộc hôn nhân này là hai con trai được sinh ra từ thành phố Taxila mà Soreyya với tư cách là mẹ. Trước đó Soreyya cũng đã có hai con trai với tư cách là cha.

Một ngày nọ, người bạn thân năm xưa của Soreyya đến Taxila trên một đoàn xe 500 chiếc. Lúc đó, cô Soreyya trên tầng cao nhất của tòa lâu đài, tình cờ nhìn ra người bạn cũ nên đã cho tỳ nữ ra mời anh vào biệt thự riêng. Người đàn ông rất ngạc nhiên khi được tiếp đón quá nồng hậu nhưng không nhận ra Soreyya. Anh nói rằng anh không biết cô là ai và hỏi rằng liệu cô có biết anh ta không? Cô trả lời, không chỉ biết mà còn biết rất rõ. Rồi cô cũng hỏi thăm sức khỏe những người trong gia đình anh và những người quen biết ở thành phố Soreyya. Tiếp lời cô, anh kể cho cô nghe câu chuyện người con trai nhà giàu ở Soreyya đã mất tích bí ẩn như thế nào, gia đình và người thân đau buồn đã tìm kiếm ra làm sao...

Sau môt hồi hàn huyên tâm sự, cô Soreyya đã tiết lộ danh tính thật sự của mình và kể lại tất cả những gì đã xảy ra, những ý nghĩ sai trái đối với Trưởng lão tăng Đại Ca Chiên Diên, viêc thay đổi giới tính và cuộc hôn nhân của cô với người đàn ông giàu có trẻ tuổi ở Taxila đã xảy ra như thế nào....

Người bạn thân khuyên cô cầu xin sự tha thứ của Trưởng lão. Sau đó, Trưởng lão cùng Chư Tăng được mời đến nhà để thọ.nhận sự cúng dường từ gia đình nữ thí chủ Soreyya. Sau bữa ngọ trai cúng dường, cô Soreyya được đưa đến trước mặt Trưởng lão tăng và người bạn thân thưa với Trưởng lão rằng cô ấy đã từng là con trai của một người đàn ông giàu có nhưng vì khởi niệm sai trái đối với Trưởng lão tăng nên đã chuyển đổi giới tính ngay khi ý nghĩ sinh khởi. Cô Soreyya sau đó kính cẩn xin tha thứ.

 Trưởng lão tăng nói: “Đứng dậy, ta tha thứ cho con” Trưởng lão vừa dứt câu, người phụ nữ đổi lại giới tính thành người đàn ông.

 Sau đó Soreyya suy nghĩ về sự tồn tại duy nhất trên một cơ thể duy nhất, anh ta đã trải qua sự thay đổi giới tính như thế nào và những đứa con được sinh ra làm sao.

Sau đó, anh tự hỏi: “Mình yêu thương ai nhiều hơn, hai người con trai mà anh với tư cách là cha hay hai người con trai với tư cách là mẹ?” Đối với các con, anh sẽ trả lời rằng, tình yêu anh dành cho những người con được sinh ra trong bụng mẹ lớn hơn cả.

 Sau khi đã trải qua hai lần chuyển giới trong một kiếp sống, Soreyya không bằng lòng đời sống tại gia nữa. Xin xuất gia với Trưởng lão.

Câu hỏi này được đặt ra quá thường xuyên đến nỗi anh ấy khó chịu và cảm thấy xấu hổ. Vì vậy, anh ngồi lại một mình với sự tinh tấn, quán chiếu về sự thối rữa và tan rã của cơ thể. Anh sớm đạt được quả vị A La Hán.

Khi câu hỏi cũ được đặt ra, trả lời rằng  anh không còn tình cảm đặc biệt với bất kỳ ai. Các Tỳ kheo khác nghe thấy, nghĩ rằng anh ta đang nói dối nên thưa với Đức Phật về việc Soreyya đưa ra câu trả lời khác.

Đức Phật dạy: “Đệ tử ta không nói dối, ông ấy đang nói thật. Câu trả lời bây giờ đã khác bởi vì ông đã thấy đạo, vì vậy không còn tình cảm đặc biệt với bất kỳ ai nữa. Bằng cái tâm hướng thiện của mình, ông đã mang trong mình một hạnh phúc mà cả cha và mẹ đều không thể ban cho ông ấy”. Sau đó Đức Phật nói bài kệ Pháp cú (43) như sau:

“Điều mẹ cha bà con

Không có thể làm được

Tâm hướng chánh làm được

Làm được tốt đẹp hơn”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/10/2014(Xem: 13127)
05/07/2020(Xem: 8940)
03/03/2016(Xem: 11218)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.