Bát chánh đạo 5 - Chánh mạng: Lập nghiệp chân chính

09/07/20163:11 SA(Xem: 8638)
Bát chánh đạo 5 - Chánh mạng: Lập nghiệp chân chính
CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA
ỨNG DỤNG BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG ĐỜI SỐNG
Thích Nhật Từ 
Nhà xuất bản Hồng Đức
Bát chánh đạo 4 - Chánh nghiệp: Hành động chân chính và hành động thánh

 

KHÁNILNGHICHÂN CHÍNH

Khi đề cập đến tầm quan trọng của Bát chánh đạo, phần lớn nhấn mạnh đến Chánh tri kiến đó là tầm nhìn, thế giới quan, nhân sinh quan phù hợp với Tứ Niệm xứ, Nhân quảTứ đế. Các hành vi của thân, khẩu, nghiệp, ý luôn nằm trong sự chuẩn mực về đạo đức, trên nền tảng đó trí tuệ được phát sinh.

Sự dẫn đầu của Chánh tri kiến được kinh điển ví như mặt trời xuất hiện vào buổi sáng kéo theo sự bắt đầu của một ngày. Nền tảng quan trọng để con người có được Chánh kiến và những phần còn lại nằm ở yếu tố thứ năm, lập nghiệp chân chính.

Trong các kinh điển Đại thừa, đức Phật xác định rất rõ người có nghề nghiệp vi phạm luật pháp, hay ngoài vòng pháp luật không thể nào phát triển được trí tuệđạo đức. Có chăng, chỉ là sự dối gạt cuộc đời hay dối gạt chính mình, người đó luôn sống trong nỗi nơm nớp sợ hãi bởi những hành vi bất hợp pháp. Trong Bát chánh đạo đức Phật đưa ra, mỗi chi phần đều có hai dạng cấp độ.

Mức độ thực tập bình thường giúp cho ta trở thành người có phước báu và sống vững chãi trên phước báu đó. Đây chính là loại hình phần lớn những người tại gia hướng về. Mức độ thứ hai sử dụng Bát chánh đạo để phát triển Giới, Định, Tuệ trở thành nhà tâm linh đỉnh cao nhất là chứng đắc Niết bàn giải thoát. Phần lớn dành cho những người xuất gia và một số người tại gia không màng đến đời sống hôn nhân hoặc không bận tâm đến các hạnh phúc trần đời.

Lập nghiệp chân chính quan trọng hơn khái niệm “Lạc nghiệp” trong cách diễn đạt dân gian “An cư lạc nghiệp”. An cư được hiểu là được ở yên, ổn định một chỗ không phải di chuyển, không bị tác động bởi môi trường, điều kiện xung quanh dẫn đến nghề nghiệp ổn định, mang lại hạnh phúc. Sự lập nghiệp chân chính vốn đã bao gồm hai yếu tố này và cả những yếu tố khác như đạo đức, hiến phápnhận thức chân chính.

Trước đây, các văn bản về tôn giáo thường đề cập đến việc đi tu của tu sĩ Phật giáo là “hành nghề tôn giáo”, tức xem việc đi tu như một nghề. Khái niệm đó là sự mô tả sai lầm đối với các giá trị tâm linh mà những bậc xuất gia tâm huyết đầu tư và chia sẻ nó cho toàn thể xã hội.

Gọi là nghề phải coi đó là một giao dịch hai chiều theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường hay cơ chế quốc doanh. Vấn đề lợi nhuận chắc chắn sẽ được đặt ra. Trong khi đó, việc đi tu không phải là việc đi tìm kiếm lợi nhuận như một giao dịch trong nghề nghiệp. Một công nhân dù ở bậc bình thường hay cấp quản trị như CEO đều tiếp nhận lương bổng trên cơ sở thành quả và đóng góp, còn người xuất gia không như vậy.

Nhiều thầy đi vận động xây cất chùa cho bá tánh tu tập, không hề có ý tư lợi. Để hoàn thành Phật sự, nhiều thầy mắc nợ phải trả đến vài chục năm. Trong khi đó, kiếp sống trung bình của một con người chỉ khoảng 70 năm. Tóm lại sự mô tả khiếm nhã về tăng sĩ như “hành nghề tôn giáo” làm cho mối quan hệ giữa tăng sĩ và cộng đồng bị nhìn nhận sai.

LTRÍ TUỆ LÀSỰ NGHIỆP

Sự lập nghiệp chân chính đối với người tu là gì? Từ kinh Tạng Pàli đến A-hàm và các bản kinh Đại thừa, đều khẳng định rằng sự chân chính của người tăng sĩ trong đời sống Phật giáo là tu rốt ráo, trọn vẹn đầy đủ Giới, Định và Tuệ. Ở Việt Nam, trong văn hóa của Tịnh Độ tông, có một câu nói dân gian: “Thuộc Kinh Di Đà, ăn tới già không hết”. Ý của câu nói đó là việc tiếp độ người chết qua lễ tang, giúp cho mối quan hệ tâm linh giữa tăng sĩ và người tại gia gắn kết hơn. Người tăng sĩ làm công việc này không phải bận tâm về vấn đề cơm ăn, áo mặc vì thân nhân người chết đến chùa tạ lễ. Kinh chỉ là phần nhỏ giúp cho ta phát triển trí tuệ, thuộc kinh có thể mang lại một chỗ đứng, ai có giới hạnh thanh cao chỗ đứng đó bền vững lâu dài bởi vì trọng tâm của người tu nằm ở giới hạnh.

Trong khi đó, theo Bát chánh đạo, một hành giả được coi là tu tập chân chính phải có đủ Giới, Định và Tuệ, quan trọng là trí tuệ. Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng “Duy tuệ thị nghiệp” nghĩa là: Trí tuệsự nghiệp của người tu. Người nào có trí tuệ, người đó đã có đạo đức, nhân cách, các giá trị tinh thần vô ngã, vị tha.

Ai sống và ứng xử bằng trí tuệ chắc chắnthiền định. Trong trường hợp người tại gia sự lập nghiệp chân chính được biểu hiện một cách rất đa dạng, trong xã hội có đến mấy ngàn nghề. Để chỉ ra nghề nghiệp chân chính, đức Phật không chọn cách liệt kê, xác định chủng loại nghề nào là thích hợp mà Ngài làm công việc loại trừ: Liệt tất cả những nghề mà sự lập nghiệp trên nó là phi chân chính, những nghề nghiệp còn lại được coi là chân chính.

Phương pháp mô tả, loại trừ giải thích ngắn gọn và dễ nhớ vì chủng loại nghề nghiệp có thể phát sinh theo chiều dài lịch sử và sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật của xã hội. Có nhiều nghề mới trước đây không có, chẳng hạn như nghề chứng khoán, một trăm năm trước đây không có.

Một trăm năm sau lại phát sinh những nghề mà hiện tại chưa có, thậm chí chưa nghĩ ra, chẳng hạn nghề bán vé đi phi thuyền du lịch mặt trăng. Nghề đó sẽ bao gồm dịch vụ bán vé, dịch vụ lên tour trên mặt trăng, các dịch vụ ăn theo, dịch vụ môi giới và nhiều dịch vụ khác.

Trong kinh Tăng Chi tập 3, trang 207, nêu ra có năm loại nghề, bất kỳ người nào, dù là đệ tử hay không phải đệ tử của Ngài, đứng trên nó đều coi là phi chân chính, dù phần lớn luật pháp các quốc gia cho phép.

Giới hạn của luật nằm ở chỗ là không cam kết và đảm bảo người lập nghiệp trên nó sẽ phát triển về đạo đức và thuận với nhân quả tích cực. Ngược lại, cũng có rất nhiều nghề bị cấm dù nó không hoàn toàn sai từ góc độ luật pháp. Giá trị đạo đứcluật nhân quả luôn luôn vượt lên giá trị thông thường và tương đối của luật pháp.

Luật phụ thuộc vào ý thức chính trị trong một giai đoạn lịch sử, lệ thuộc vào ý thức hệ của chủ nghĩa, đảng phái. Ngoài ra, luật còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán, tôn giáo văn hóa của từng dân tộc. Luật không có năng lực cam kết, đảm bảo rằng chỉ cần tuân thủ luật pháp sẽ có đời sống đạo đức. Tóm lại, đạo đức là một khái niệm vượt lên trên luật pháp.

BUÔN BÁN VŨ KHÍ

Các quốc gia buôn bán vũ khí giàu hơn các quốc gia bình thường. Hoa Kỳ là nước nổi tiếng nhất về sản xuất buôn bán vũ khí. Đảng của cha con Bush phát triển nền kinh tế quốc gia bằng việc buôn bán vũ khí. Mỗi lần có chiến tranh, có sự can thiệp của Mỹ trên toàn cầu, lúc đó hàng loạt vũ khí được giới thiệu. Khi các quốc gia tiếp nhận nguồn cung ứng vũ khí của Hoa Kỳ, đồng nghĩa ngay thời điểm đó Hoa Kỳ có những loại vũ khí tân tiến hơn, dù các quốc gia tiếp nhận vũ khí từ Hoa Kỳ sử dụng, chính những vũ khí đó để chống lại Hoa Kỳ vẫn bị thua.

Những quốc gia lớn thường làm giàu trên vũ khí, làm giàu trên uranium, chế tạo vũ khí, nguyên tử hạt nhân hoặc sử dụng các nguyên tử hạt nhân đó cho mục đích khoa học, làm cho các quốc gia đó rất giàu. Hiện có quốc gia đang lao vào con đường này, trở thành kẻ thách đố cả thế giới. Các cuộc tọa đàm trong thời gian qua với quốc gia này dường như đều vô vọng. Iran cũng bị dư luận phương Tây cho là có khuynh hướng phát triển lĩnh vực này.

Đức Phật cấm nghề vũ khí vì nó tạo ra sự hủy diệt, chết chóc, đổ nát, thương tật, bế tắc, hận thù và làm cho nền kinh tế quốc gia, quốc tế bị tê liệt nghiêm trọng. Quốc gia nào không có chiến tranh là quốc gia hạnh phúc. Lịch sử Việt Nam trải dài bởi những cuộc chiến vệ quốc nên Việt Nam nghèo đi và nghèo hơn nhiều quốc gia khác có cùng lợi thế về tài nguyên, nhân lực. Bao nhiêu tiền ta phải đổ vào các cuộc chiến để bảo vệ quyền độc lập, biên cương, bờ cõi nước nhà. Sản xuất vũ khí kích thích các cuộc chiến tranh, cho nên sản xuất và buôn bán vũ khí đều nên cấm. Thế giới càng phát triển, ta càng thấy tinh thần trở về với đạo Phật càng tốt cho con người hơn.

Toàn thế giới đang kêu gọi giải trừ vũ khí, giải trừ quân bị bằng cách hủy bỏ vũ khí hạt nhân ở tầm quốc tế, hủy bỏ các hỏa tiễn với sức công phá mạnh, hủy bỏ các loại vũ khí hóa học, hóa chất mà trước đây được sản xuất để chuẩn bị cho Thế chiến thứ III và nhiều loại vũ khí khác nữa. Đến một lúc nào đó, khi tâm con người phát triển tốt, các loại vũ khí sẽ không còn là phương tiện bảo vệ hòa bình.

BUÔN BÁN NGƯỜI

Buôn bán người được hiểu theo hai nghĩa, buôn bán nô lệ, buôn bán người. Báo chí đăng tin có những người mẹ chỉ vì thiếu ba hay năm triệu, đem bán con sáu triệu đồng, hay nhiều người anh bán đứa em của mình với giá ba triệu đồng. Sự chà đạp nhân phẩm con người như thế quả thật tệ hại, tàn nhẫn, bất nhân.

Sự sống con người vô giá, đức Phật nói: “Vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi suốt ngàn dặm, ngàn kiếp cũng không trả được công sinh thành của cha mẹ”. Tạo ra sự sống là vô giá, không thể cân đo đong đếm bằng tiền. Có những người đành lòng bán sản phẩm được coi là hoa trái của tình yêu với giá năm, bảy triệu.

Nhiều quốc gia, nạn bán người vẫn còn. Người vợ ở một vài nơi vẫn được coi là sở hữu của người chồng. Nhà nghèo, người chồng có thể bán vợ con mình. Từ ngày xưa đức Phật đã tuyệt đối cấm điều này. Làm việc ở lầu xanh, hay buôn hoa bán phấn đối với cả nam lẫn nữ là một dạng khác của nghề buôn người. Nghề này cấm vì nó khiến cho con người đắm nhiễm trong dục lạc, tuột dốc đời sống đạo đức, mất trách nhiệm trong việc bảo vệ cam kết hạnh phúc gia đình, làm tăng rủi ro, nhân rộng căn bệnh chết người của thế kỷ XX là HIV và AIDS. Hưởng thụ làm con người đắm nhiễm và đánh mất hạnh phúc, những người làm nghề đó phần lớn lợi dụng ngoại hình của mình, lập nghiệp trên nó không được coi là lập nghiệp chân chính.

BÁN THÚ VÀ BÁN THỊT

Bao gồm luôn nghề chăn nuôi, có chăn nuôi mới dẫn đến tình trạng giao dịch, mua bán các sản phẩm bào chế từ thú và thịt. Nghề này bao gồm ba hoạt động chính là chăn nuôi, buôn bán và giết mổ. Ngày nay, các khoa học gia chứng minh nhiều sự thật khá kinh khủng, chẳng hạn cứ mỗi 454g (1 pound) thịt được chế biến cho một người ăn đồng nghĩa là trên trái đất này đã mất đi từ 5 đến 12m2 đất trồng trọt vì phải có những cánh đồng để trồng hoa màu, thực phẩm cho gia súc ăn, do đó rừng nguyên sinh và ruộng canh tác bị hủy diệt. Hay là cứ mỗi 454g thịt được chế biến cho một người ăn đồng nghĩa là trên trái đất này đã mất đi 22.500 gallon nước, gây ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ngọt và phóng thải 270kg COvào khí quyển làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, gieo nghiệp ân oán còn dẫn đến tình trạng giảm thiểu sức khỏe, giảm thiểu mạng sống do sự tích tụ sân hận của các loại gia súc nuôi sau đó giết, chế biến hàng loạt.

Bản thân con người khi ăn thịt cũng nhiễm sự sân hận của chúng, khiến cho con người trở nên nóng nảy, giận dữ, cau có, khó chịu và trường sinh học tâm linh giảm một cách đáng kể. Đó là chưa nói đến sự thương tổn trực tiếp đến hạt giống năng lượng từ bi. Những người làm đồ tể, tiền lương rất ít, nhưng nghiệp ân oán giang hồ do sát sinh quá lớn.

Những người làm những nghề như bán chim cá để phóng sanh cũng rơi vào nghiệp chung này. Có lần, các thầy gặp một người phụ nữ bán chim phóng sanh. Bà bảo với các thầy rằng, “Các thầy ơi, mua giùm tôi, còn có 100 con, không mua hôm nay sợ ngày mai nó chết”. Các thầy khuyên bà bỏ nghề, kiếm sống bằng nghề khác, bà trả lời: “Nếu tôi không làm nghề này các thầy và các Phật tử lấy đâu ra chim để phóng sanh?”. Những người làm nghề này, khiến cho các Phật tử thấy tội nghiệp cho các loài chim cá nên mua. Các thầy đã hiểu hơn người không xuất gia, không chỉ thấy tội cho các loài chim cá mà còn tội cho những người làm nghề buôn bán chim cá phóng sanh nhiều hơn. Chúng ta hình dung nếu Phật tử không chứng tỏ tâm từ của mình bằng cách phóng sanh chim cá chắc chắn không còn ai làm nghề đó, để chúng chết theo tiến trình tự nhiên sinh già bệnh tử.

BÁN CHẤT KÍCH THÍCH

Một nghề khác nữa cũng bị cấm là nghề bán những chất gây say như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc, ma túy, xì ke, v.v...

Thế giới hiện nay cấm ma túycác loại thuốc được bào chế từ nó, còn rượu, bia, thuốc lá thì không cấm nhưng cũng không khuyến khích bằng cách ngăn cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện truyền thông ở phần lớn các quốc gia.

Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia đầu tiên nghiêm cấm hút thuốc ở nơi công cộng, tức nơi nào có hai người trở lên, không được hút thuốc. Có lẽ, trong vòng 50 năm nữa, khoảng 3/4 thế giới bắt chước Thổ Nhỹ Kỳ vì trong làn khói thuốc có ít nhất 50 độc tố khác nhau, là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của nhiều bệnh nặng như ung thư, bệnh phổi, tim mạch, tai biến.

Sở dĩ nhiều quốc gia chưa làm căng như Thổ Nhỹ Kỳ vì hai ngành rượu bia, thuốc lá đóng thuế cho nhà nước rất cao. Ở Việt Nam, doanh thu hai ngành này rất lớn. Đức Phật khuyên rằng tất cả những chất say, làm mất kiểm soát tâm cần bị cấm.

BÁN CHẤT ĐỘC

Chất độc gồm hai dạng, những độc dược uống vào có thể gây tử vong, những loại thuốc diệt côn trùng mặc dù việc giết hại côn trùng để bảo vệ thực vật, thực phẩm, hoa màu, đảm bảo đời sống đầy đủ cho con người. Tuy nhiên, việc giết côn trùng đồng nghĩa sát hại các chủng loại sinh vật, chỉ mang tính tương đối.

Không có những người không bán các loại thuốc diệt côn trùng, chúng ta thiếu gạo thóc, thực vật để đảm bảo sự sống. Những người làm nghề này có thể thu về lợi nhuận rất cao, nhưng nghiệp mà họ phải gánh cũng không nhẹ. Tóm lại, trên đây là năm chủng loại nghề nghiệp bất kỳ sự liên quan đến năm loại nghề nghiệp này dù chỉ dừng lại ở mức tán đồng, đồng lõa đều bị nghiêm cấm.

NGHỀ TAM TÔNG MIẾU

Trong kinh Trường Bộ tập II, đức Phật nói: Đối với các tu sĩ cần phải tránh những nghề như thầy địa lý, phong thủy, chiêm tinh, đoán vận mệnh, gọi nôm na là nghề Tam tông miếu. Sở dĩ đức Phật cấm những nghề này vì mức độ phụ thuộc tâm lý của những người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ như địa lý, phong thủy, chiêm tinh, đoán vận mệnh rất cao, “lợi bất cập hại”, khiến con người đánh mất tự tin vào năng lực giải quyết vấn đề của mình.

Chúng ta không triệt để hạn chế những nghề này, ngay sự phân tích nhân quả trong các ngành nghề xã hội để giải quyết các vấn nạn, cũng ảnh hưởng bởi các yếu tố như phong thủy. Thậm chí, một số gia đình lục đục cũng không phân tích các nguyên nhân xã hội, gia đình, cá nhân, lại đổ lỗi do nguyên nhân phong thủy, hay các nguyên nhân khác, đậm tính mê tín dị đoan, thậm chí gây ra ác nghiệp nếu đổ lỗi cho người âm quấy phá, hay đổ lỗi cho ông bà, tổ tiên không phù hộ.

Đức Phật nói, không có tình trạng người âm ảnh hưởng đến người dương. Thậm chí, một số người tin rằng chỉ cần thay đổi hướng cửa, hướng bàn thờ, hướng bếp, hướng phòng ngủ, hướng phòng khách, tất thảy mọi việc đều như ý, đó là sự cường điệu tác dụng của phong thủy.

Phong thủy thật ra chỉ là môn khoa học về nghệ thuật bài trí, nghệ thuật sử dụng màu sắc, các đồ vật một cách hợp lý, để tạo ra cảm giác thoải mái, thuận tiện cho người sử dụng. Phong thủy không thể tạo ra thành công, thất bại, giàu có, nghèo khó, hạnh phúc, khổ đau như nhiều người lầm tưởng. Những người cho rằng đời sống con người phụ thuộc vào một ngôi sao nào đó. Điều này là hoàn toàn vô căn cứ, phi khoa học, phi nhân quả.

Đối với những nghề như nhân tướng, xem chỉ tay, đoán mộng, đoán điềm, v.v… Đức Phật không phủ định tính khoa học của chúng nhưng Ngài phân tích rất rõ, sự phụ thuộc tâm lý tiêu cực của những người tin vào chúng hoặc hành nghề trên chúng, đặc biệt một số người cố tình lợi dụng niềm tin mê tín của “đệtử” mình để làm giàu.

Những thầy giỏi các lĩnh vực vừa nêu thường ít sống thọ. Rất hiếm người sống qua 60 tuổi bởi nghề đó bất chính, những người đến xem cảm thấy lệ thuộc về mặt tâm lý, sợ hãi, hoang mang, mỗi khi có vấn đề gì đều phải tìm đến xin lời khuyên của thầy và chịu mức phí rất cao. Trên thực tế, những chùa có những hoạt động vừa kể trên rất thịnh. Ngay cả giới chính trị gia cũng đến xem để xin lời khuyên làm thế nào tại vị lâu dài. Các đại gia cũng đến để tìm lời khuyên, hòng duy trì sự giàu sang thịnh vượng của mình.

Không có ngành nghề nào, không có đối tượng nào không cần đến tư vấn của những người chuyên môn. Đức Phật khuyên cần chia sẻ chánh pháp, chia sẻ luật nhân quả với những người làm nghề này, để họ sống một cách chân chánh hơn.

Loại trừ các ngành nghề xấu, tiêu cực, trái với luật pháp, vi phạm luật pháp, trái với tôn chỉ văn hóatrí tuệ của đạo Phật thì tất cả những nghề còn lại được gọi là nghề chân chính. Để nghề chân chính đó tạo ra tiến trình an cư lạc nghiệp, trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy chúng ta các kỹ năng như một thợ kim hoàn, đong đo tính đếm rất kỹ, cân đo vàng rất chi li vì đơn vị đo vàng rất nhỏ, không như các loại hàng hóa thông thường khác.

Chúng ta phải cân phân các chi tiêu, thu nhập để sao cho không quá phung phí cũng không bỏn xẻn. Làm được như vậy được coi là một người biết quản trị tài chính của bản thângia đình, việc an cư lạc nghiệp được đảm bảo.

CÚNG NG LÀPHSỰ

Rèn luyện tốt kỹ năng cân phân, giúp ta làm chủ được nghề nghiệp cũng như chi tiêu của mình, không rơi vào cảnh nợ nần, không có lý do gì để vi phạm luật pháp. Nhiều người phát tâm, nhưng không có tiền bèn đi vay tiền để làm Phật sự. Điều này Phật không khuyên, không khuyến khích.

Chúng tôi nghe tin một Phật tử, có căn nhà hơn 800 triệu, không biết nghe ai khuyên, bán căn nhà 750 triệu đồng, rồi lấy số tiền ấy làm các trai đàn ở Huế, Hà Nội được bao nhiêu người tán dương, lấy thế làm mừng. Tuy nhiên, không ai làm như vậy, làm như vậy là làm liều.

Đức Phật nói, doanh thu hay lợi nhuận phải chia làm bốn phần, 1/4 hiếu kính cha mẹ, 1/4 tiêu dùng cá nhân, 1/4 để tiết kiệm, 1/4 làm từ thiện. Trong thời đại ngày nay, việc đóng thuế nhà nước là hình thức làm từ thiện, dư nữa ta làm nhiều hơn, không thể nào có chuyện nghề không có, bán luôn căn nhà của mình, rồi ở nhà trọ, mỗi tháng phải trả đến 800.000 VNĐ, làm cho thân bằng quyến thuộc không có thiện cảm với Phật giáo, với các tu sĩ. Không biết ai lại khuyên người này làm như vậy, người khuyên lẫn người thực hiện lời khuyên đã hiểu sai về bố thí Ba la mật, bao nhiêu tài sản đem đi cúng dường hết.

Ngoài ra, đức Phật còn dạy trong kinh Pháp Cú, người tu khi nhận cúng dường giống con ong lấy mật từ hoa mà không làm hại hương sắc. Làm từ thiện hay Phật sự cũng vậy, không tiếp nhận đến mức làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bố thí, cúng dường.

Những người bố thí, cúng dường kiểu vậy khiến các thầy ái ngại vô ngần. Do đó, họ phải làm một cách đúng như lời đức Phật dạy, mới khiến đời sống tài chính của gia đình được đảm bảo, các thành viên còn lại trong gia đình hoan hỉ. Tiền không có mà mang đi cúng chắc chắn là sai, vay nợ để cúng lại càng không nên.

Những người có nhiều tiền nhưng lại bỏn xẻn trong việc làm thiện, hay làm Phật sự, thái cực này hoàn toàn đối lập. Kinh Dược Sư mô tả, những người này khi phải chi tiêu cho bản thân, cho bố mẹ, người thân, người thương, những người nghèo túng, cơ nhỡ, bất hạnh… họ có cảm giác tiếc nuối như lấy lưỡi dao lam cứa vào tận xương tủy mình, đau nhức ghê gớm. Họ lý luận, tiền họ có được từ mồ hôi nước mắt, tại sao phải đi chia sẻ với người khác, ai làm người nấy hưởng, không nên tạo ra tính cách, tâm lý phụ thuộc ỷ lại. Đã là người chúng ta phải hiểu có những tình huống cứu ngặt, có những tình huống cứu nghèo, tình huống nào cũng có giá trị. Quan trọng là người làm việc thiện phải hiểu đúng bản chất của tình huống để cứu người. Chẳng hạn, trong tình huống cứu ngặt, ta dạy cho người đó cách để mưu sinh có lẽ chưa kịp cứu người đó đã chết! Cứu ngặt được ví như cho con cá. Trong những cảnh huống đó, ta phải làm ngay việc mang lại lợi ích lập tức. Chẳng hạn những người bị thiên tai, ta phải giúp họ lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn mền… để người ta vượt qua cơn khốn khó. Cứu nghèo giống như cho cần câu, nếu ta cho họ con cá, họ ăn hết lại đói. Đối với cứu nghèo là con cá, lâu dài là cần câu. Cần câu được hiểu là hướng nghiệp. Các trung tâm bảo trợ xã hội trong nước hiện nay đều chọn cách hướng nghiệp, cho phép các trại viên được tham gia các hợp đồng nghề nghiệp, mặc dù tỷ lệ bỏ trốn hiện nay trên 55%. Số còn lại hoàn toàn có thể sống bằng nghề hợp pháp của mình. Để đảm bảo chánh nghiệp, tức tinh thần lập nghiệp chân chính, Phật khuyên trong kinh Tăng Chi tập IV trang 283 có bốn suy sụp, lao vào đó là đánh mất tương lai.

ĂN CHƠI SA ĐỌA

Cửa ngõ suy sụp thứ nhất là đàng điếm, tức ăn chơi sa đọa. Điều này xảy ra ở cả nam, nữ hay những người không xác định giới tính. Tỷ lệ phá sản ở những người có vấn đề giới tính đặc biệt cao do họ buộc phải chu cấp về tài chính cho bạn tình để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tổn hại về mặt tài chính, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, thậm chí mạng sống.

Các vị vua trong quá khứ thường chết yểu do ăn chơi sa đọa, thậm chí mất hết cả cơ đồ bởi toàn tâm, toàn trí dùng hết vào việc, nghĩ ra các trò tiêu khiển xa hoa, thay vì quan tâm đến các vấn đề như chính trị, kinh tế hay văn hóa của đất nước.

Thứ hai là rượu chè, ở Việt Namphong tràosáng đắng chiều cay”, tức sáng uống cà phê, chiều uống rượu. Các quán rượu mọc lên san sác để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ độc tố ngày càng tăng. Ấn Độ quản lý vấn đề này rất chặt. Rượu chỉ được bày bán từ 17g30 đến 19 giờ tối. Ai tụ tập uống ở nơi công cộng, chỉ cần hai người trở lên là bị phạt. Không có bạn rượu cảm hứng người uống đâu nhiều, từ đó góp phần giảm tỷ lệ tai nạn xã hội do rượu gây ra. Họ phải làm như thế bởi Ấn Độ là nước nghèo, cho bày bán rượu và quán rượu tràn lan như ở Việt Nam, xã hội có lẽ sẽ tiêu vong.

Thật ra, để xã hội tốt đẹp hơn, chúng ta cần phải nghĩ xa hơn. Rượu bia chủ yếu để phục vụ nhu cầu của cánh đàn ông, uống vào say xỉn lo thân mình không nổi, làm sao có thể lo cho vợ con. Vợ con không cảm thấy hạnh phúc, cộng thêm ma men lúc nào cũng chực chờ sẵn trong các ông chồng, làm sao hạnh phúc gia đình được đảm bảo. Nên biết gia đình là tế bào của xã hội. Từng tế bào mục ruỗng như vậy, không đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Cách tốt nhất là quản lý thật chặt, việc sản xuất và nhập khẩu bia rượu, thậm chí nên cấm. Chuyên tâm vào việc phát triển các ngành nghề chân chính, có lợi cho sự phát triển của quốc gia.

Các bác sĩ cho chúng ta biết, tiền đóng thuế từ ngành rượu bia cho nhà nước không bằng 1%, tiền đầu tư cho việc phát triển các cơ sở dịch vụ y tế để chữa trị các chứng bệnh do rượu bia và ma túy gây ra, như vậy lợi bất cập hại.

Ngân sách nhà nước dành cho y tế thường xuyên ở trong tình trạng nhận một chi 100, chưa kể đến các khoản chi của gia đình và bệnh nhân. Ngoài ra, có tình trạngkết hợp đồng trên bàn rượu làm con người mất đi nhận thức về sự đúng sai, hợp pháp hay bất hợp pháp.

Thứ ba là cờ bạc, bao gồm chứng khoán. Tuy chứng khoán được coi là nghề hợp pháp, nhưng xét đến cùng về bản chất, nghề này ít nhiều mang tính chất của cờ bạc, làm tổn hại một cách đáng kể đến tình hình tài chính. Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm G7 mà Mỹ là trung tâm, ảnh hưởng đến cả G8 và G20.

Chúng ta cần biết rằng 90% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu thuộc về nhóm G20, trung tâm chính của nó là thị trường phố Wall. Chứng khoán là loại cờ bạc quy mô lớn. Chúng ta đã chứng kiến nhiều cảnh trước giờ giao dịch có những người tỷ phú, sau giờ giao dịch trở thành kẻ ăn mày.

Trên thế giới hiện nay, rất nhiều người thay vì dùng đồng tiền của mình vào các ngành sản xuất, dịch vụ để tạo và giữ công ăn việc làm cho người lao động, lại đầu tư chứng khoán. Nói cờ bạc là bác thằng bần thì chứng khoán phải là… tổ sư của thằng bần. Đương nhiên cũng có rất nhiều người giàu lên nhờ họ thuê các chuyên gia trong lĩnh vực này tính giúp.

Cho vay nặng lãi là một hình thức cờ bạc, những người phải chọn đến cách này do không còn khả năng thanh toán, không còn bất kỳ tài sản gì có thể thế chấp với ngân hàng, họ phải tìm đến những người cho vay nặng lãi. Hình thức này quả là độc ác với người đi vay, đồng thời rủi ro với người cho vay. Người ta đã vào cảnh mất hết, ai có thể đảm bảo rằng họ sẽ trả tiền cho mình.

Thứ tư kết bạn xấu, bạn xấu có nhiều nghĩa. Có thể là bạn ăn chơi, bạn vi phạm luật pháp, bạn đàng điếm, bạn ăn không ngồi rồi, bạn… bà tám. Kết bạn với những người như vậy đồng nghĩa là ta chuốc lấy phiền não, kết quả là sống một cuộc đời toàn phiền não.

HOÀI BẢO

Ai muốn lập nghiệp chân chính phải xa bốn nghiệp nêu trên. An cư lạc nghiệp theo kinh TrườngBộ, tập III, trang 221 khuyên:

Thứ nhất, mỗi người phải có một hoài bão hay gọi là dục như ý túc, chữ dục ở đây được dịch là hoài bão. Có câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ như sau: Một người có con lừa rất mê chơi. Chủ nhân bèn nghĩ ra cách là đặt bó lúa ở phía trước. Bằng hiệu lệnh, chủ nhân dụ nó tiến lên phía trước. Nó liền tiến đến bó lúa, đâu biết rằng khoảng cách giữa nó và bó lúa là luôn cố định. Kết quả người kia đã đến đích.

Hoài bão hấp dẫn hơn nhiều bó lúa gộp lại. Không có hoài bão, con người đánh mất đi ý chí tiến thủ, trở thành những kẻ theo chủ nghĩa định mệnh, an phận thủ thường, sống một cuộc sống vô nghĩa và đáng chán. Trong khi đó, an phận thủ thường hay trạng thái thỏa mãn là điều nghiêm cấm theo đạo Phật.

Đạo Phật khuyến khích tinh thần cầu thị của con người. Ngoài ra, mình phải phấn đấu để tốt đẹp hơn, trên cơ sở đó mới mong hy vọngđủ tài lực, trí lực, vật lực để giúp đỡ người khác. Đạo Phật khuyến khích chúng ta vượt qua nghịch cảnh, giúp chúng ta vun đắp niềm tinnghị lực, để đạt được hoài bão của mình

Đức Phật trước khi thiền định miên mật 49 ngày đã phát nguyện: “Thàthịt nát xương tan, nếu không thành đạo, quyết không rời khỏi nơi này”. Đó chính là hoài bão của đức Phật. Ngôn ngữ biểu tượng miêu tả cảnh đức Phật vượt qua con sông trước khi đến cội Bồ Đề, Ngài đã bỏ bát xuống dòng sông và nói nếu chí nguyện của Ngài được thành tựu thì xin bát này chảy ngược, không chảy xuôi; kết quả bát chảy ngược. Sông có chiều rộng 1km, chiều dài vài chục km, mực nước sâu thời đức Phật chúng tôi không rõ, do không có tài liệu nào ghi chép. Tuy nhiên, thời nay chỉ có mùa mưa (tức ba tháng 8, 9 và 10) con sông này mới có nước, những tháng còn lại nước cạn đến đầu gối, ta có thể đi bộ được. Ta có thể suy luận vào thời đức Phật, nước có lẽ cũng không sâu. Những con sông không có độ sâu như vậy nước rất khó chảy xiết, điểm xuất phát và điểm tới của nó bằng nhau về độ cao, nên xét về mặt logic, bát không thể chảy ngược. Bởi vậy, thông điệp của câu chuyện này là sức mạnh chí nguyện, hoài bão, lý tưởng của đức Phật, có thể khiến cho cả bát chảy ngược, tức vượt qua được nghịch cảnh. Họ muốn thông qua các hình ảnh có tính ẩn dụ, cộng thêm nghệ thuật ngôn từ để biến văn bản thông thường thành một kiệt tác.

Chánh mạng cần phải được xác lập trên hoài bão. Những nhà yêu nước chấp nhận cảnh rày đây mai đó để tìm độc lập cho quê hương. Lĩnh vực nào cũng vậy, không có hoài bão không bao giờ phát triển. Ngoài ra cần phải hiểu, hoài bão khác với chủ nghĩa duy lý. Duy lý tức dựa trên các giá trị chủ quan, thiếu đi sự suy xét thấu đáo, khách quan, không có giá trị nguyên nhân, không có giá trị hiện thực, không có giá trị thành tựu. Do đó, duy lý giống như một thứ mộng mơ viễn vông hơn là hoài bão.

Trong Phật giáo, có biểu tượng Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, một thân người, nghìn cánh tay, nghìn con mắt. Nghìn cánh tay tượng trung cho sức mạnh tập thể, cho tình thương tập thể, cho sự đóng góp tập thể. Tuy nhiên, tất cả các bàn tay yêu thương đó, nếu thiếu đi trí tuệ, tức con mắt dẫn đạo, làm theo suy nghĩ chủ quan hay cá tính, cảm xúc của mình, dẫn đến cảnh giúp người thành hại người.

Theo nghĩa chính sách ứng dụng, thân người là chính sách vì chính sách cần nhất quán, cần nhiều người chung tay góp sức để áp dụng chính sách đó, biểu tượng của nhiều bàn tay. Theo chiều ngược lại, tức nhiều chính sách ít người thực hiện, có thể tin rằng chính sách đó không đi đến đâu.

Mỗi bàn tay, trên thân người của Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn cầm một vật khác nhau, ám chỉ mỗi người chịu trách nhiệm cụ thể, thực thi một loại hình công việc, một chức năng, phận sự cụ thể, đảm bảo đúng người đúng việc, tránh tình trạng chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, không vượt lấn quyền nhau, đảm bảo cấu trúc nhân sự, phân quyền hợp lý, đảm bảo chính sách đó được áp dụng thành công.

NỔ LỰC TINH TẤN

Tu tập, trong thuật ngữ Phật giáo gọi là Tinh tấn. Tinh tấnnỗ lực chuyên cần, không gián đoạn, không bỏ cuộc nửa chừng, không thất thường, không mất hy vọng, không sợ hãi những thử thách dù có áp lực rất lớn cũng điềm nhiên bỏ qua, bình tĩnh khắc phục, tự tin chiến thắng. Nó bao gồm gắng sức và siêng năng. Gắng sức và siêng năng là một cặp bài trùng.

Nhiều người siêng năng mà không gắng sức, như cuộc chạy đua marathon, gắng sức là chặng chạy cuối cùng, tức chạy với một tốc độ nhanh hơn lúc xuất phát hay chuyển tiếp. Những lúc ta phải áp dụng tinh thần marathon, nghĩa là siêng năng, có những lúc phải áp dụng chiến lược chạy hết tốc độ cho cự li ngắn thường xuyên, ta phải kết hợp cả hai phương pháp trên.

Tinh tấn bao gồm không thối chí, không lơ là Phật sự. Nhiều người làm Phật sự nhưng lại tâm sự với những người khác, khiến những người khác do không cùng chí nguyện với mình có điều kiện bàn lùi, kết quả rơi vào cảnh Phật sự dang dở.

Những tuyên truyền như phát nguyện Bồ tát, hay tụng kinh Pháp Hoa dẫn đến “đổnghiệphết sức sai lầm. Làm những công việc như vậy không những không cải nghiệp hay chuyển nghiệp, sao lại có thể đổ nghiệp.

Người làm Phật sự phải xác định lúc nào cũng tồn tại nghịch cảnh. Ta phải hiểu nghịch cảnh chỉ nhất thời, giống như có gió, có tác nhân của ngoại cảnh thì mặt hồ, mặt biển động, nhưng xét đến cùng hồ biển vẫn chỉ là nước. Nước lúc nào cũng yên, chỉ có sóng là nhấp nhô, lúc cao, lúc thấp. Người làm Phật sự luôn hiểu được tính chất tạm thời của nghịch cảnh, có niềm tin sẽ qua đi, để vững bước tinh tấn trên con đường thực hiện Phật sự.

Nhiều người ảnh hưởng nặng nề bởi cơn khủng hoảng tài chính đã mất hết niềm tin vào cuộc đời, ăn chơi đàng điếm hoặc trở nên điên dại, trở nên an phận thủ thường vì quá đau đớn chứng kiến cảnh những tài sản mình đổ mồ hôi nước mắt làm ra bỗng biến mất. Đó là ví dụ về những kẻ yếu đuối, bạc nhược, nhũn chí.

TINH THTRÁCH NHIM

Chủ ý trong đạo Phật được hiểu là tinh thần trách nhiệm và lòng cam kết. Người có tinh thần trách nhiệm là người dù không được yêu cầu hay nhắc nhở vẫn làm đầy đủ trên cơ sở phát tâm. Tức những người hiểu được Phật sự là gì, cố gắng làm bằng hoặc hơn với niềm vui, với tinh thần đóng góp. Người không có trách nhiệm thích thì làm không thích thì bỏ.

Quản lý tốt họ sợ mà làm, quản lý không tốt họ đùn đẩy công việc, trốn việc hay ăn cắp giờ làm vẫn ăn lương. Cam kết được hiểu là toàn bộ ý chí được dồn vào lĩnh vực mình đã dấn thân với lập trường vững chắc, nhất định phải thành công, không cho phép thất bại, nhờ vậy mức độ tập trung trong công việc rất cao.

Những người có tinh thần trách nhiệm cao đi đến đâu làm rạng danh cho chỗ đó ở mức độ thành công khá lớn. Muốn thành công trong mọi lĩnh vực cần phải có hai phẩm chất trên. Độ tập trung cao giúp giảm thiểu tai nạn lao động, tai nạn giao thông và tối đa hóa hiệu quả của công việc.

Sự tập trung trong lĩnh vực thực nghiệm, thí nghiệm sẽ giúp ta phát minh ra những sáng chế có giá trị. Đối với hành giả, sự tập trung giúp những người tu tập theo trường phái Tịnh Độ tông đạt đến cảnh giớinhất tâm bất loạn”. Tương tự đối với hai tông phái Thiền tôngMật tông, sự tập trung cao độ giúp những người tu tập theo phái Thiền tông đạt tới cảnh giới thiền định, những người tu tập theo Mật tông đạt tới cảnh giới tam mật tương ưng. Ai có khả năng tập trung cao độ người đó sẽ có triển vọng thành công nhiều hơn.

THẨM ÁT

Thẩm sát, bao gồm nghề thanh tra, khảo thí chất lượng, cam kết chất lượng, phát triển chất lượng và duy trì chất lượng. Thẩm sát luôn luôn hoạt động hai chiều. Hầu như tất cả các ngành nghề đều có nhu cầu phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình, để khắc phục các nhược điểm của sản phẩm dịch vụ.

Bản thân các nhà quản lý phải tự thực hiện quá trình thẩm sát, nghĩa là kiểm tra xem sản phẩm dịch vụ, quy trình, quy chế của mình đã đạt chuẩn hay chưa, cần khắc phục điểm nào, cần sửa chữa chỗ nào. Chính điều này đã tạo ra uy tín lâu dài. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Không thực hiện quá trình thẩm sát, chỉ kêu gọi lòng yêu nước thuần túy không bao giờ thành công. Người tiêu dùng, khi quyết định mua sắm, họ không dựa trên lòng yêu nước. Họ căn cứ vào các tiêu chuẩn như chất lượng tốt, giá thành hợp lý, mẫu mã hấp dẫn, các dịch vụ đảm bảo uy tín.

Để người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn Việt Nam, các công ty sản xuất hàng hóa dịch vụ Việt Nam buộc phải cập nhật và tuân theo các quy trình quy chuẩn của WTO. Không thẩm sát chỉ trông vào lòng yêu nước, hiệu quả của lời kêu gọi đó trước nhất là không cao, sau nữa không lâu dài.

Ta phải hoàn chỉnh khung pháp lý của mình để tạo điều kiện cho việc đầu tư, quản lý các ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vun đắp thị trường nhân sự, nhất là phải đảm bảo các quy trình, quy chế hay các thủ tục hành chính phải dễ dàng, thuận lợi không phải như lời nói đùa, “hành là chính”.

Chủ nghĩa yêu nước thật ra cũng phát triển trên cơ sở các giải pháp nói trên. Nền kinh tế quốc gia không dựa trên nền kinh tế nội địa, không thể lớn mạnh. Đất nước đó mãi mãi lệ thuộc ngoại bang về mặt kinh tế. Nói như vậy để khẳng định tầm quan trọng của công tác thẩm sát.

Nhiều công ty Việt Nam thiếu tầm nhìn. Họ vừa bán sản phẩm của mình vừa không dám tin rằng khách hàng đó sẽ quay lại. Họ luôn tối đa hóa lợi nhuận từ khách hàng của mình. Ngành mậu dịch Trung Quốc nổi tiếng vô địch thiên hạ về môn lừa. Người đi du lịch Trung Quốc được dặn vào chợ phải trả giá, họ nói thách mười lần. Đồ điện tử càng không nên mua, chủ yếu là đồ dởm.

Trung Quốcquốc gia có dân số lớn nhất toàn cầu cũng là nước phá hoại lớn nhất đối với vấn đề tác quyền. Không áp dụng quá trình thẩm sát kịp thời, sự đổ nát của nền kinh tế chẳng mấy chốc ập đến. Nhiều người đành phải làm dù biết bất kể cái gì mình làm cũng sẽ nhanh chóng có hàng lậu, nghĩa là tình hình vi phạm tác quyền quá mức nghiêm trọng.

Hiện nay, các phòng phát hành Phật giáo tại Việt Nam cũng là những nơi phá tác quyền. Ví dụ: Họ gọi cho nhà in, đặt hai ngàn quyển kinh, nhà in lấy giá cao hơn nơi đặt lúc đầu không phải trả thuế cho Nhà nước. Ví dụ một quyển sách dày 100 trang giá bán ngoài thị trường là 11.000 VNĐ, tiền công in khoảng 6.000 VNĐ, tiền đóng thuế cho nhà nước là 7%. Ngoài ra, còn tiền trình bày, trang trí, lương bổng. Giá tiền thực sự của một quyển sách 100 trang từ 7.000 VNĐ đến 8.000 VNĐ. Bán ra thị trường phải trả 35% cho các nhà phân phối, nhà đầu tư lời khoảng 20% nếu bán hết. Các phòng phát hành chỉ cần gọi điện đến nhà in và thay vì trả 30% tiền in đối với nhà đầu tư, họ trả 40%, các phòng phát hành hưởng khoảng 60% trong mỗi giao dịch.

Tóm lại cả hai bên đều có lợi chỉ trừ có nhà đầu tư nguyên thủy phải chịu thiệt thòi. Các băng nhạc, đĩa giảng và tất cả các sản phẩm Phật giáo đều đang bị tình trạng vi phạm tác quyền nghiêm trọng. Thường nhà đầu tư nguyên thủy là nhà chùa nên không ai thưa kiện. Chúng ta phải có một hệ thống thẩm sát trên nền tảng luật pháp vững chắc để bảo vệ lợi ích chính đáng của những người sở hữu sáng kiến.

PHƯBÁO LẬP NGHIỆP

Có những ngành nghề coi là hợp pháp nhưng thiếu đạo đức, gây tổn hại ghê gớm đến đời sống trí tuệ, hạnh phúc lâu dài của tha nhân. Phải lấy chuẩn của đạo Phật loại bỏ những ngành không đúng lời dạy của đức Phật, đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhiều đời sau như phát triển trí tuệ, nêu cao đời sống đạo đức, cam kết tinh thần trách nhiệm… vốn là những yếu tố đảm bảo đời sống an vui. Đó là ý nghĩa cao cả của việc lập nghiệp chân chánh. Nó rộng lớn hơn rất nhiều lần so với ý nghĩa hành nghề để mưu sinh và đảm bảo hạnh phúc về vật chất. Ta phải luôn luôn nhớ rằng, vật chất không phải quan trọng nhất. Có ý nghĩa hơn vật chấttrí tuệ. Chừng nàođạo đức, trí tuệcủa cải vật chất sinh sôi nảy nở, công việc ổn định, uy tín lâu dài thì ta vẫn đủ điều kiện, đủ khả năng để tồn tại trong những hoàn cảnh điều kiện khó khăn.

Phước, chính là vệ sĩ, Hộ Pháp, Bồ tát, Phật, bảo hộ cho ta, không có Phật nào bảo hộ cho những người lười lao động hoặc làm những ngành nghề phi chân chính. Chỉ có tích phước mới có thể sống hạnh phúc trong hoàn cảnh thất điên bát đảo về kinh tế. Tất cả những người có phước, nếu có mất mát về mặt vật chất, họ vẫn điềm nhiên, bình tĩnh vượt qua. Những người không có phước sẽ ngã quỵ. Ngay cả giữa những người cùng đầu tư một mặt hàng, hay bán cùng một loại sản phẩm, bằng nhau về khả năng marketing và chào bán sản phẩm, nhưng rõ ràng luôn luôn có những người thành công hơn hẳn những người khác, đó chính là sự khác biệt về phước.

Lập nghiệp trên cơ sở phước là ổn định và chắc chắn nhất. Ta lập nghiệp trên cơ sở lừa dối sẽ rơi vào cảnh được lúc này hỏng lúc khác, sướng lúc này tù đày lúc khác, hạnh phúc lúc này, khổ đau và ân hận lúc khác.

GIÁ TRỊ CỦA LẬP NGHIỆP CHÂN CHÍNH

Ai sống đúng với chánh mạng mới có cơ hội thành tựu tám yếu tố Chánh đạo còn lại. Không có chánh mạng không có chánh tri kiến và ngược lại. Người sống tà mạng chỉ có thể tà tư duytư duy đó dựa trên tham, sân, si.

Người sống không chân chánh buộc phải dùng ba tấc lưỡi của mình để bán cho được hàng hóa dịch vụ, thậm chí họ phải ngụy trang cho mình bằng vẻ quyền cao đức trọng, trong khi trên thực tế họ không có gì, thậm chí còn có địa vị thấp hèn.

Những việc làm sai trái lại được bảo hộ bởi những hệ thống phi pháp, nghĩa là luôn luôn giải quyết vấn đề bằng bạo lực, chém giết, trả đũa. Những người như vậy không thể nào đạt được Chánh tinh tấn bởi các nỗ lực của họ cũng là tà nỗ lực. Nỗ lực tà không thể đem lại Chánh niệm. Tâm tư của họ chỉ toàn những ám ảnh tội lỗi, những sợ hãi, những dằn vặt, những bấn loạn không thể nào có được Định.

Lập nghiệp chân chánh quyết định một cách thầm lặng các yếu tố Chánh đạo còn lại. Để bước vào và thành tựu trên con đường Chánh đạo, điều kiện tiên quyết phải lập nghiệp chân chánh. Lập nghiệp chân chánh để tích lũy phước báu, để không đắm lụy trên phước báu và có thể chia sẻ phước báu với những người cần đến nó.

Đối với người xuất gia, Chánh mạngtuệ giác, từ bi, vô ngã, vị tha, hỷ xả. Những yếu tố này là những cột trụ chính của đời sống người xuất gia.

 ***
Giảng tại Chùa Xá Lợi, ngày 20-09-2009 Phiên tả: Diệu Nhãn






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :