Thư Viện Hoa Sen

Những điều trong tâm tưởng

18/10/20163:52 SA(Xem: 11507)
Những điều trong tâm tưởng
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN II : 
PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14 TENZIN GYATSO

NHỮNG ĐIỀU TRONG TÂM TƯỞNG

L.N.D:

Những cuộc phỏng vấn nầy do Ron Gluckman tiến hành nhiều nơi trong thời gian Đức Đạt-lại Lạt-ma sống lưu vong ở Dharmasala, (Ấn Độ) từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1996.

Ron Gluckman là nhà báo người Hoa Kỳ, đã đi rất nhiều nơi để viết về nhiều đề tài phong phú và đa dạng. Những chi tiết từ loạt bài phỏng vấn nầy đã được đăng tải trong các tạp chí Asiaweek: Good Weekend, Sydney Morning Herald, Dagens Nyheter Manads Magasin và trong nhiều tạp chí khác. Sau khi loạt bài phỏng vấn được đăng tải, thì Hồng Kông thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Ron Gluckman rời Á Châu, thực hiện những đề tài khác ở châu Mỹ La Tinh và châu Phi. Trong khi đó, Đức Đạt-lại Lạt-ma vẫn ở lại Ấn Độ.

Đức Đạt-lại Lạt-ma bước vào căn phòng, nhưng trước đó đã lâu, căn phòng đã tràn ngập phong thái nhiệt tình, thanh thảntư tưởng chân thực phát khởi từ thiện tâm. Nhưng cũng ngay trước đó, căn phòng như nổi bồng lên bởi tiếng cười của Ngài, vang dội thường xuyên sâu thẳm, giàu nội lực phấn khích. Ngài làm mọi người rung động nhiều lần bởi tiếng cười của mình và khuôn mặt hiếm khi thiếu vắng nụ cười dù chỉ trong giây phút ngắn ngủi. Mắt Ngài, đặc biệt, lấp lánh sự linh động đầy sức thu hút, như đôi mắt của trẻ thơ.

Và cuộc trao đổi bắt đầu.

Hỏi: Ngài có lạc quan về tình hình Tây Tạng?

Đạt-lại Lạt-ma: »Vâng, tôi rất lạc quan«. Ngài trả lời, rồi giải thích: »Lạc quan, có nghĩa là trong vài tháng tới, sẽ có một giải pháp. Khi tôi không có niềm hy vọng, thì ngay lúc ấy tôi không phải là người lạc quan. Nhưng thời gian trôi qua, tôi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đổi thay. Từ viễn cảnh nầy, tôi rất lạc quan...«

Rồi Ngài cười khúc khích và nói thêm: »Và tôi đã lạc quan suốt 37 năm qua«.

Hỏi: Ngài sẽ trở lại Tây Tạng chứ?

Đạt-lại Lạt-ma: Chắc chắn (Đức Đạt-lại Lạt-ma trả lời không chút do dự với giọng nói vút cao pha lẫn tính khí vui nhộn). Vâng, tôi thấy rất chắc chắn, không nghi ngờ gì cả. Trước hết, tôi muốn nhìn thấy những gì đang thực sự diễn biến. Điều tôi quan tâm chính là nền văn hóa Tây Tạng. Tôi thường xem đó là nền văn hóa Phật giáo. Đó không chỉ là một nền văn hóa cổ, mà nó rất có ích cho thời đại hiện nay... Nền văn hóa ấy có thể làm phát sinh tình hữu nghị và hòa bình. (Ngài lại cười). Nó thật là có ích, là rất tốt.

Ngay cả khi chúng ta tiếp cận với những vấn đề khó khăn bằng một nụ cười, vấn đề sẽ trở nên dễ chịu hơn. Chúng ta sẽ ít gặp rắc rối hơn. Nếu các bạn nghiêm trang quá, các bạn chỉ đối diện với nhiều khó khăn hơn mà thôi.

Cuộc đời đôi khi cũng rất nghiêm trang.

Hỏi: Ngài có khi nào hoài nghi và tiếc nuối không?

Đạt-lại Lạt-ma: »Hầu như không. Từ khi Trung Hoa đầu tiên xâm chiếm Tây Tạng, (vào năm 1950) đến nay, nhìn lại suốt 44, 45 năm qua, khi nghĩ về những quyết định cơ bản lớn lao, tôi vẫn không hối tiếc điều gì và tôi không nhớ có lúc nào niềm tin hay tinh thần của mình hoàn toàn biến mất hay dao động cả.

Phần mình, tôi suy nghĩ về những vấn đề xuất phát từ nền văn hóa Phật giáo, thái độ đối với cuộc đời, cuộc sống của chính mình đối với sinh mạng của toàn nhân loại, sinh hoạt trên hành tinh này, dường như hoàn toàn có ích rất nhiều cho sự hỗ trợ ý chí tinh thần«.

»Một điều quan trọng nữa là, tôi hoàn toàn tin rằng mục đích của chính đời sống con ngườihạnh phúc. Hạnh phúc chân thực, hạnh phúc chân chính sẽ đến khi các bạn thấy có chút lợi ích từ cuộc sống của mình mang lại. Thế nên các bạn có chút hài lòng. Cuộc đời tôi, chính ngay cuộc đời nầy, vì nhiều hoàn cảnh, và mặc dù khả năng của tôi hoàn toàn có hạn, tuy vậy, tôi vẫn nghĩ rằng sự tồn tại của đời mình ít nhất cũng đem lại chút lợi lạc cho sáu triệu dân Tây Tạng, cũng như những người Tây Tạng đang ở trong tù và ngay cả những người sẽ bị tử hình... Đó là mục đích, đó là cuộc sống.

»Không có một ai, chẳng có một người nào không có phiền muộn«. (Cười lớn).

Những thứ rắc rối ấy luôn luôn hiện hữu ở đó. Nhưng, nếu ngay trong những phiền muộn ấy, các bạn tìm thấy những điều có ích, thì cũng đủ cho các bạn giữ vững tinh thần rồi. (Cười lớn)

Nếu các bạn chỉ nhìn thấy những khía cạnh tiêu cực, thì các bạn sẽ chỉ thấy những điều tệ hại. Nhưng, cùng lúc đó, nếu các bạn biết nhìn vào khía cạnh tích cực, thì chỉ thấy toàn những điều hay. Thế nên, bạn đã thấy rõ. Đó chính là sự chọn lựa của mình. Dĩ nhiên, trên bình diện thực hành các bạn phải rất thực tế. Nhưng trên bình diện tâm linh, tốt hơn là phải suy nghĩ theo hướng tích cực và giữ vững ý chí của bạn. Dù các bạn có thành công hay không cũng không phải là điều quan trọng. Về phương diện tâm linh, chúng ta phải hoàn toàn giữ chất trong sáng. Nỗ lực, nỗ lực, và nỗ lực. Với mọi nỗ lực, thì khi nhìn sự thất bại vẫn thấy không có gì là đáng tiếc cả. Đó là triết lý của tôi.

Hỏi: Làm thế nào để nền độc lập của Tây Tạng có thể thành hiện thực trên thế giới?

Đạt-lại Lạt-ma: Điều ấy quá xa. Theo quan điểm của tôi, tôi hình dung tùy thuộc vào sự tiếp cận của tư tưởng Trung đạo: quy luật tự thân vận động. Như về vấn đề kinh tế, Tây Tạngquốc gia khép kín, thế nên rất khó khăn để phát triển nhanh chóng. Một vấn đề khó ở đây là khi tôi muốn Tây Tạng có thêm nhiều công xưởng hoặc xí nghiệp, thì cùng lúc đó, ngay khi khởi đầu, điều rất quan trọng là phải giữ cho được sự tinh khiết của môi trường, đặc biệt là trong sự thăm dò và khai thác tài nguyên. Nếu chúng tôi chỉ nghĩ đến lợi nhuận, điều đó thật là nguy hiểm.

Trong lĩnh vực kinh tế, tôi không phải là chuyên gia. Ước nguyện của tôi là nêu lên vài ý niệm xã hội liên quan đến tầm quan trọng về lợi ích của con người, đặc biệt là cho những người có ít đặc quyền. Chúng ta sẽ cần đến một vài loại trách nhiệm, quyền kiểm soát của nhà nước để chăm sóc những người ít được hưởng quyền lợi nầy. Chúng ta sẽ cần có một nền kinh tế quân bình, ổn định, một hệ thống kinh tế thị trường, nhưng cùng lúc, vẫn duy trì những quan điểm về xã hội.

Trong nhiều năm qua, tôi muốn có sự quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi xã hội, đặc biệtlãnh vực giáo dụcsức khỏe của chư Tăng Ni Phật giáo, cũng như các huynh đệ Thiên chúa giáo. Điều ấy rất quan trọng, mà chúng ta thì đang thiếu rất nhiều.

Hỏi: Vai trò của Đạt-lại Lạt-ma trong tương lai sẽ là gì?

Đạt-lại Lạt-ma: Dù sao đi nữa, đến lúc nào đó, tôi sẽ xin rút khỏi những trách nhiệm nầy. Tôi sẽ đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển nâng cao nền văn hóa Phật giáo, đó là ước nguyện chính của tôi, không chỉ riêng cho Tây Tạng, mà còn cho Trung Hoa, vùng Bắc Ấn ĐộMông Cổ. Và tôi cũng rất muốn giữ mối quan hệ mật thiết với những người bạn ở Tây phương và các nơi khác trên khắp thế giới. Chúng ta đã phát triển một tình bạn chân thực, cũng như tình huynh đệ chân thành. Đó là tôi muốn mang đến sự hòa hợp chân thựcthường xuyên giữa các dân tộc. Trên phương diện nầy, tôi cảm thấy có chút hãnh diện là tôi đã tạo được sự chia sẻ giữa Phật giáo Tây Tạng và các huynh đệ Thiên chúa giáo. Chúng tôi đã tạo được mối quan hệ rất thân thiệnhiểu biết lẫn nhau.

Thế nên, trong tương lai, cho đến ngày cuối cùng của đời mình, tôi mong được làm điều gì đó để phát triển sự hòa hợp giữa con người của các truyền thống tôn giáo khác nhau.

Tôi đơn cử, ví như luân lý thế gian, đó là động lực chính của hạnh phúc cuộc đời, sự an vui của gia đình, sự an ninh trong cộng đồng... mà không cần thiết phải là đức tin tôn giáo... Để phát triển gia đình, xã hội, quốc gia mình, các bạn cần phảigia đình, đó là một trường hợp. Nếu lợi ích của mình chẳng đem lại gì cho lợi ích của người khác, thì các bạn có thể xem đó là chỉ nghĩ đến riêng mình nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Trong hoàn cảnh chúng tôi, để cho Tây Tạng phát triển thịnh vượng, hòa bình và cuối cùng, Tây Tạng sẽ phát triển thành một vùng hòa bình. Để điều ấy xảy ra, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích của nước Ấn Độ, lợi ích của nước Trung Hoa và lợi ích của các nước láng giềng khác. Đó là một trường hợp. Ngay cả đại lục nầy đối với đại lục khác cũng tùy thuộc với nhau rất nhiều. Đó là thực tế, hoàn toàn rõ ràng, cũng như trong nhân loại, đặc biệt là trong tầng lớp lãnh đạo. Nhưng trong thực tế, quan niệm về chúng tachúng nó, về căn bản, vẫn còn nhiều khác biệt.

Hỏi: Xin ngài nói về sự nóng giận.

Đạt-lại Lạt-ma:

Có lần tôi đã nổi nóng, nhưng hôm nay thì không (Ngài dừng lại hồi lâu như hồi tưởng lại những ngày đã qua). Ngày hôm kia, tôi có một cuộc họp với một nhân vật quan trọng. Tôi thấy mình mắc phải chút sai lầm. Sao vậy? Đó là việc riêng của tôi (Ngài nói rồi phá lên cười lớn).

Tranh giành quyền lực, Ngài nói tiếp: Thật là xấu hổ cho trò chính trị nhỏ mọn. »Cảm giác bực bội«. Ngài nói tiếp một cách nghiêm trang, »Thực ra nó không là gì cả. Khi tôi nghe về sự đàn áp dã man, về sự kỳ thị với dân Tây Tạng, thì dĩ nhiên, trong một thời gian ngắn, tôi thấy mình có chút cảm giác khó chịu, chút nóng giận, nhưng cảm giác ấy đến rồi đi. Có thể giải thích như thế nầy: Bản tâm ta ví như đại dương, thỉnh thoảng gợn lên vài cơn sóng vọng tưởng, như cơn giận chẳng hạn, nó đến rồi đi. Nhưng sóng vọng tưởng ấy chẳng ảnh hưởng gì đến bản tâm. Đó là nhờ tư tưởng Phật giáonếp sống văn hóa Phật giáo.

Cuộc đời rất thanh thản... Các bạn có thể đánh mất hy vọng... hoặc giữ vững được đời sống tâm linh. Khi ấy, chất liệu tinh thần trở nên kiên định và rất bền vững.

Hỏi: Trong cương vị một nhà lãnh đạo với rất nhiều lễ nghi, Ngài thấy như thế nào?

Đạt-lại Lạt-ma: Với cương vị một Đạt-lại Lạt-ma, có thể rất có ích. Tôi có thể cống hiến được nhiều cho mọi người. Về mặt khác, trong quá khứ, đã có quá nhiều lễ nghi. Điều ấy tôi không thích, những ngày đó. Vì tôi thích sống tự nhiên hơn. Và tôi nghĩ rằng tôi chỉ là một người dân Tây Tạng. Thế nên, tôi thường nói chuyện và nhấn mạnh trên cơ sở nầy. Nhưng đôi khi người ta vẫn quá nghiêm trang. Điều ấy thúc đẩy cho vấn đề tôi muốn trình bày.

»Tôi thích giao tiếp với mọi người. Nhưng nếu mọi người đều quá nghiêm trang, họ sẽ bị bối rối trước lời tôi nói, điều ấy sẽ gây nên sự nhầm lẫn. Một số người đã vận dụng ý nghĩa lời nói của tôi. Họ đã quá nghiêm túc về những gì mà Đạt-lại Lạt-ma nói. Điều đó quá nghiêm trọng.

Vì tôi là một Đạt-lại Lạt-ma, đôi khi tôi cảm thấy có chút xa cách với mọi người. Về mặt tinh thần, tôi luôn luôn đồng cảm với người bình dân. Nhưng vì vị trí của một Đạt-lại Lạt-ma, các bạn thấy đó, một số yếu tố đóng khung cô lập đến theo. Khi tôi còn trẻ, đôi khi tôi cũng có cảm giác hay mong ước được theo đám bạn nhỏ chơi đùa. Khi tôi ở Potala, nơi tôi thường ở qua mùa Đông, căn phòng của tôi thường là rất lạnh và tối.

Đặc biệt, vào lúc hoàng hôn, tôi nhìn mặt trời lặn rồi nhìn xuống bóng mình, thấy nó trở nên lớn hơn.

Đôi khi, tôi cũng thấy hơi buồn. Đến nay, cảm giác ấy chỉ giúp cho tôi thêm cơ hội để ngồi thiền. Nhưng vào lúc ấy, khi còn ở Potala vào mỗi lúc hoàng hôn, những đứa trẻ từ đồng cỏ ca hát khi trở về nhà chúng. Lúc ấy tôi nghĩ, thích thú biết bao khi được đi cùng các bạn ấy.

May mắn thay, lúc đó, tôi có rất nhiều bạn tốt, mặc dù tuổi tác cách biệt nhau khá nhiều, nhưng các bạn ấy vẫn chơi với tôi như bạn bè cùng trang lứa. Tôi thấy thời thơ ấu của tôi rất hạnh phúc.

Hỏi: Ngài dùng thời gian nào để ngồi thiền?

Đạt-lại Lạt-ma: »Vào buổi sáng, dù lúc đi xa. Thường vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng. Ở đây thường là vào 3 giờ 30 sáng, đôi khi 4 giờ. Khi tôi đi xa thì bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, nếu ngày hôm trước bị trễ, thì tôi bắt đầu vào lúc 4 giờ 30. Thông thường, chương trình làm việc trong ngày bắt đầu từ 8 giờ 30 hay 9 giờ sáng, thế nên dành 3-4 giờ để ngồi thiền trong ngày là hợp lý.

»Đôi khi trong chuyến hành trình dài bằng xe hơi, đó là thời gian tốt nhất để thiền quán. Trên máy bay cũng thế, nếu không có điều gì làm xáo trộn. Nếu có quá nhiều xáo trộn thì...” (Ha, ha, ha).

»Từ trước đến nay, tôi không bao giờ ngủ khi đi máy bay. Tôi rất sợ. Khi tôi bước vào lòng máy bay và họ đóng cửa lại, thì không còn một chọn lựa nào khác. (Ha, ha, ha!)

Hỏi: Tình trạng sức khỏe của Ngài ra sao?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi lạy Phật hằng ngày. Tôi dành 10 phút mỗi ngày tập thể dục bằng cách đạp xe, rồi tập nhảy. Nhưng theo kinh nghiệm hạn hẹp của tôi, trạng thái an tĩnh của tâm dường như là một yếu tố chính của sức khỏe. Một bác sĩ cho biết áp huyết của tôi giống như áp huyết của trẻ thơ.

Trước đây, tôi đã bị bệnh hoàng đản[44] và loét bao tử. Ngay cả trước khi sang định cư ở Ấn Độ cũng không được khỏe cho lắm. Nhưng thời gian qua tôi đã sử dụng thuốc. Nay đã khá hơn nhiều. Bây giờ tôi có thể dùng được thức uống lạnh, mà trước đây thì không thể, như nước cam vắt, trước đây thì hoàn toàn không. Tôi bị những cơn mưa giông cùng sấm sét... (Ha, ha, ha!) Sấm sét trong bao tử tôi... (Ha ha ha!)

Hỏi: Ngài có ý tưởng gì về những Đạt-lại Lạt-ma tiền nhiệm?

Đạt-lại Lạt-ma: Nhiều bậc đại sư xem Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ V[45] như là hiện thân của một vị thần trí tuệ. Nói cách khác, như là Đức Phật, hay là một người đã đạt đến kinh nghiệm chứng ngộ tâm linh cao nhất. Người như thế có thể thị hiện hằng triệu hóa thân cùng trong một lúc. Trong trường hợp hóa thân của Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ II,[46] ngài biểu hiện 100 hóa thân cùng một lúc. Cuối cùng, chỉ một đứa bé được công nhậnhóa thân của Đạt-lại Lạt-ma... còn nhiều nữa...

Điều quan trọng là đảm đương công việc mà vị Đạt-lại Lạt-ma trước đã đặt nền móng. Mục đích chính của việc tái sinh trở lại đều với mục đích giống nhau, là để tiếp tục công việc của vị tiền nhiệm. Trường hợp tôi, có một giấc mơ gặp gỡ vị Đạt-lại Lạt-ma thứ V và được nói chuyện với Ngài. Khi tôi gặp Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ V, tôi rất kính trọng. Khi tôi gặp Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ XIII trong mơ, tôi cũng có một niềm xúc cảm rất lớn về Ngài. Có một lần trong giấc mơ, tôi hỏi tình trạng khó khăn nhất mà Ngài đang gặp phải là gì? Câu trả lời, bất hạnh thay, không được rõ ràng chút nào... (Ha ha ha!)

Hỏi: Ngài quan niệm như thế nào về sự tái sinh như là một phương pháp chọn lựa người lãnh đạo?

Đạt-lại Lạt-ma: Từ trước đến nay, sự tái sinh rất là huyền nhiệm. Nhưng trong tương lai, chúng tôi sẽ thực hiện rất rõ ràng, người lãnh đạo, trong ý nghĩa nắm quyền lực điều hành đất nước nên được chọn qua bầu cử. Chúng ta đã tiến hành việc đó lâu nay rồi«.

Nhưng người dân Tây Tạng trong nước lại không đồng ý như thế. Họ không tán thành sự thay đổi nầy và không bầu chọn Đạt-lại Lạt-ma. Vâng, thật vậy! Và đây là điều nguy hiểm. Thời gian trôi qua, mọi việc đều tùy thuộc vào kinh nghiệm của mình. Trong trường hợp nầy, cần phải có sự xác định rõ, nhưng cũng có nhiều sự bất tiện đặc biệt

Suốt đời, tôi chỉ muốn làm những việc thuộc về tâm linh, không muốn làm những việc hành chính và quản lý. Việc ấy có thể được điều hành bởi những người được bầu cử ra hơn là bởi tôi. Trong những lãnh vực khác, như làm tăng trưởng giá trị nhân văn hay giá trị Phật pháp, tôi nghĩ là tôi có thể làm được tốt hơn. Người được bầu cử ra không thể làm được việc nầy.

Tôi cảm thấy một vấn đề nào đó, một lĩnh vực nào đó không thể được điều hành bởi những người nào khác, vì đây là những trách nhiệm của tôi, cho đến khi tôi chết, tôi sẽ tiếp tục tiến hành. Tôi không muốn người khác đối diện với những chướng ngại của các vấn đề nếu tôi còn giữ cương vị lãnh đạo chính phủ... Việc điều hành những việc hành chính sẽ được tốt hơn bởi những người khác.«

Tự nhiên, trong giai đoạn khởi đầu của nền dân chủ, chúng ta phải đối diện với một số vấn đề. Thế nên trong giai đoạn nầy, nếu tôi ở Tây Tạng, nếu tôi còn sống, sẽ như là nhân vật thứ 3, tôi có thể giúp xử lý mọi việc được êm đẹp.

Hỏi: Có phải Ngài sẽ là vị Đạt-lại Lạt-ma cuối cùng không?

Đạt-lại Lạt-ma: Bây giờ, các bạn thấy đó, hiện thựctùy thuộc vào nhân dân Tây Tạng. Từ năm 1969, tôi đã đề cập trong phát biểu chính thức vào ngày 10 tháng 3. Tôi nói rằng, dù việc lập ra một Đạt-lại Lạt-ma có nên tiếp tục hay không là tùy thuộc người Tây Tạng. Như đối với trách nhiệm của tôi, trách nhiệm chính trị. Còn đối với vị Đạt-lại Lạt-ma tiếp theo, lúc ấy, tôi không biết nữa. Nếu dân Tây Tạng muốn có một vị Đạt-lại Lạt-ma tiếp theo, và dù vị Đạt-lại Lạt-ma ấy phải điều hành công việc chính trị, đó cũng là tùy vào người dân Tây Tạng.

Như các bạn biết, nay tôi đã 61 tuổi. Có lẽ chỉ vài năm nữa, nếu chúng ta có cơ hội để trở về Tây Tạng, lúc ấy tôi đã 65 tuổi, rồi phần còn lại của đời mình, tôi chân thực muốn hiến mình cho một số lĩnh vực khác nhau. Đến lúc đó, tôi sẽ quyết định. Người Tây Tạng đang đòi hỏi ở tôi, nhưng tôi cũng có quyền nầy.

Hỏi: Nhưng với quan điểm cá nhân, Ngài có tái sinh trở lại như một Đạt-lại Lạt-ma nữa không?

Đạt-lại Lạt-ma: Không nhất thiết phải là Đạt-lại Lạt-ma. Các bạn thấy đó, sự tái sinh của tôi là được rồi! Dĩ nhiên, dù muốn hay không, tôi vẫn phải tái sinh (cười lớn với vẻ khôi hài). Đó là luân hồi mà. Tôi không tự cho mình là người cao quý. Tôi vẫn còn trong luân hồi (samsara). Thế nên tương lai tôi không nằm trong bàn tay tôi. Tôi như một hành giả, tôi luôn luôn sống trong cầu nguyện...

Lời kinh tôi thích nhất là: »Hư không thế giới vô tận, nỗi khổ đau của chúng sinh cũng vô tận. Con nguyện hiện thân ở đây để đem lại sự an vui lợi ích cho tất cả mọi loài«.

Bài kệ nầy ban cho tôi sức mạnh. Thế nên, dù nếu tôi có vào Niết bàn, chẳng bao lâu cũng phải tái sinh trở lại. Lúc ấy, hiện thân của tôi sẽ luôn luôn ở cõi nầy, đó là quyết định của tôi.

Nếu tôi chết, dù trong vài năm sắp đến, tôi vẫn nghĩ về người dân Tây Tạng... Trong trường hợp nầy, người Tây Tạng sẽ muốn tôi có một thân tái sinh khác. Nếu tôi còn sống 20-30 năm nữa, lúc ấy toàn bộ tình hình sẽ đổi khác, với những cải tổ mới và tình hình trở nên bình thường và hòa dịu, lúc đó có lẽ nhân dân Tây Tạng bây giờ sẽ không còn xem việc lập nên một Đạt-lại Lạt-ma là quan trọng nữa. Lúc ấy, trong trường hợp đó. Tôi sẽ là vị Đạt-lại Lạt-ma cuối cùng.

Nhưng sự tái sinh của tôi sẽ chấm dứt chăng? Không, chắc chắn không. Cương vị Đạt-lại Lạt-ma vẫn hiện hữu. Nhưng người dân Tây Tạng không còn muốn công cử một Đạt-lại Lạt-ma nữa.

Nhưng vì câu hỏi của bạn, nếu tôi sẽ chết trong một thời gian ngắn nữa, tất nhiên tôi sẽ có một cuộc tái sinh chắc chắn trở lại để tranh đấu cho tự do của Tây Tạng. Nhưng vì đây là cuộc đấu tranh của một quốc gia, không phải của một phe nhóm hay của một uỷ ban nhỏ, dân tộc Tây Tạng vẫn còn đó với cuộc đấu tranh chính nghĩa nên cuộc đấu tranh ấy sẽ tiếp tục.

Tệ hại thay, một số người Trung Hoa nói rằng mọi việc đều tùy thuộc vào một cá nhân và người ấy nay đã hơn 60 tuổi, thế nên khi ông ta xong đời, toàn dân sẽ mất hẳn tương lai. Điều ấy hoàn toàn sai lầm. Loại mong muốn ấy hoàn toàn thiển cận. Cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng sẽ luôn luôn tiếp diễn.

Một mối nguy hiểm thực tế là, nếu nhân dân Tây Tạng trở thành một nhóm dân tộc thiểu số, ở giữa hằng triệu dân Trung Hoa, thìđó là cái chết thực sự của dân Tây Tạng. Mặc dù đó là một mối nguy khác, nhưng đó là lý do tôi muốn nói. Đôi khi thời gian đã kề cận quá rồi.

Hỏi: Ngài nghĩ như thế nào về sự lan tỏa của Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây?

Đạt-lại Lạt-ma: Theo tôi, trong tình hình phương Tây, tôi cho rằng sự lan tỏa nầy cần đặt trong bối cảnh của một quốc gia Thiên Chúa giáo. Và tôi nghĩ điều tốt hơn là các bạn nên theo giá trị truyền thống của riêng mình, bao gồm cả giá trị tâm linh riêng của các bạn.

Có một vài cá nhân người Tây phương quan niệm như thế về Tây Tạng, về phương diện lễ nghi tôn giáo. Đôi khi tôi cảm thấy quá nhiều và thật nguy hiểm khi bỏ quên hay đánh mất những điều thiết yếu trong khi tập trung vào những nghi thức long trọng. Nhưng người bình dân lại thích những hình thức nầy hơn.

Các bạn cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ, tạo nên một lực chuyển biến thực sự. Điều nầy đòi hỏi phải có thời gian. Những tín đồ thích lễ hội, điều đó quá dễ dàng. Có một mối nguy thực sự ở đây là sẽ đánh mất ý nghĩa chân thực, đánh mất trí tuệ, ảnh hưởng sâu sắc từ sự chuyển hóa tâm thức và thay đổi phong cách sống.

Tôi để ý có một vài người Tây phương cũng thích lễ nghi và những sinh hoạt dạng nầy. Tôi chắc chắn điều nầy không kéo dài được lâu. Đó giống như thời trang, sự ưa thích nầy, nó đến rồi đi. Sau một thời gian, họ sẽ nhận ra, thông qua kinh nghiệm của mình, chẳng có ảnh hưởng gì cả... (Ha ha ha!)

Tôi nghĩ ở phương Tây hoặc ở các nước đạo Phật chưa lưu hành, có hai dạng người: một dạng rất hời hợt, chỉ bị hấp dẫn bởi các lễ nghi, màu sắc và mọi hình tướng khác. Sự ưa thích đó không được dài lâu. Dạng người thứ hai có thể thông tuệ hơn.

Tôi chỉ xem mình là một tăng sĩ Phật giáo, nhưng một số lời giải thích về quan niệm của đạo Phật về thế giới, không phải làm cho tôi tin ngay tất cả. Các bạn thấy đấy, chúng ta phải có tự do suy nghĩ, tự do tham cứu. Rồi thông qua tham cứu, mới nhận ra một số vấn đề, thấy nó trở nên rõ ràng hơn, từ đó quý vị mới chấp nhận được. Nếu có điều gì trái nghịch, thì các bạn có quyền tự do không chấp nhận lý thuyết kinh điển. Chính Đức Phật đã nói rõ điểm nầy: »Các con không nên chỉ chấp nhận lời ta nói qua sự tôn kính, mà đúng hơn là nên thông qua sự chiêm nghiệm của chính mình.«

Hỏi: Nhưng tại sao đối với người Tây phương Ngài rất được ngưỡng mộ?

Đạt-lại Lạt-ma: Về tôn giáo, đối với người Tây phương, tôi nghĩ là rất đa dạng. Có một số người rất thành tâm, một số khác lại hiếu kỳ. Cũng vậy, nên khi nghĩ về Phật giáo ngày nay, tôi cho rằng; điều quan trọng nhất là nắm giữ khía cạnh tâm linh và không chỉ là văn hóa Phật giáo thôi. Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau. Rốt ráo, sẽ phải có một đạo Phật phương Tây, đạo Phật châu Âu, có cùng một bản chất, nhưng biểu hiện qua những truyền thống văn hóa đa dạng khác nhau.

Hỏi: Ngài muốn được mọi người nhớ đến mãi bằng cách nào?

Đạt-lại Lạt-ma: Tôi chẳng quan tâm. Các bạn biết đó, một lần nữa, một số bạn bè tôi muốn viết tiểu sử tôi. Tôi nói với các bạn rằng, những gì quan trọng là lúc tôi đang sống. Tôi sẽ đem hết sức mình, mang sự hiện hữu sinh tồn của mình để dành cho cái thiện, cho sự lợi ích của toàn thể mọi người. Điều ấy rất quan trọng. Đó là tôi đã hoàn thành sứ mệnh. Lúc ấy, dù mọi ngườinói tốt nói xấu cũng chẳng thành vấn đề. Hãy để cho họ nói. Tôi chẳng mong muốn ghi lại những gì tôi đã làm.

Khi tôi vào Niết bàn, tôi sẽ nói cho mọi người biết. (Ha ha ha!...)

Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 50993)
24/04/2012(Xem: 124631)
21/04/2014(Xem: 16143)
03/09/2016(Xem: 12479)
13/04/2013(Xem: 55407)
02/07/2015(Xem: 17942)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: