Thư Viện Hoa Sen

- Cuộc sống trong cảnh nghèo khó

28/11/20183:49 SA(Xem: 13567)
- Cuộc sống trong cảnh nghèo khó
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


II

SUY TƯ VỀ CÁC BỐI CẢNH TRONG CUỘC SỐNG

 
Suy tư về cuộc sống trong cảnh nghèo khó

 

93

 

            Sự thiếu thốn vật chất không phải là một trở ngại có thể ngăn chận được sự phát huy các tư duy cao quý. Thật vậy sự cao đẹp ấy quý giá hơn của cải rất nhiều. Vì thế khi đã có được não bộ và thân xác con người thì dẫu nghèo khó đến đâu đi nữa, mình vẫn thừa hưởng được những gì chủ yếu nhất (não bộ và thân xác của một con người), vì thế không có một lý do gì để mà thất vọng hay mặc cảm cả (dù nghèo khó, không bằng người, thế nhưng mình vẫn có thể hãnh diện với sự ngay thẳng và lương thiện của mình).

 

94

 

            Tôi vẫn thường nói với những người thuộc giai cấp thấp kém tại Ấn Độ đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của mình, rằng tất cả chúng ta đều là con người như nhau, có một tiềm năng ngang hàng nhau, vì thế không nên thối chí chỉ vì mình là những kẻ bần hàn, bị các giai cấp khác khinh rẻ.

 

95

 

            Cảm thấy chua chát và phẫn nộ trước những người giàu có chẳng lợi ích gì. Tất nhiên người giàu phải biết kính trọng người nghèo, thế nhưng nếu họ lạm dụng quyền lực của mình (tức lợi dụng sức mạnh của đồng tiền trong tay mình) thì người nghèo cũng phải tự bảo vệ lấy mình. Nếu chỉ biết nuôi dưỡng trong lòng sự thèm khát và ganh tị thì sẽ chẳng đi đến đâu cả. Nếu muốn trở nên giàu có thì phải cố gắng học hỏi tùy theo khả năng mình, thay vì chỉ biết kiên nhẫn ngồi chờ. Điều quan trọng là phải tạo ra các điều kiện thuận lợi giúp mình đứng vững trên đôi chân của chính mình.

 

96

 

            Tôi luôn nghĩ đến hàng ngàn người Tây Tạng vượt biên sang Ấn Độ khi họ được tin tôi đang tị nạn tại đó. Họ bỏ lại tất cả, kể cả quê hương, hầu hết trong số họ không ai có đồng nào trong túi, tiện nghi tối thiểu cũng không, phương tiện chăm sóc sức khỏe sơ đẳng nhất cũng chẳng có. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, trú mưa che nắng trong các lều vải, họ đã tái lập lại đời mình từ con số không. Họ khai quang các khoảnh rừng rậm được cấp, hàng trăm người đã phải nằm xuống vì các thứ bệnh không hề có trên xứ Tây Tạng. Thế nhưng không mấy người cảm thấy tuyệt vọng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn nhanh chóng một cách lạ thường, và tìm lại được niềm hân hoan trong cuộc sống mới. Điều đó cho thấy nhờ vào các thói quen tốt (sự tu tập của người Tây Tạng) người ta cũng có thể tìm lại được hạnh phúc dù gặp phải các hoàn cảnh khó khăn. Ngược lại nếu nội tâm không an bình thì chúng ta cũng có thể tự lừa dối mình khi cho rằng tiện nghi và sự giàu có sẽ mang lại được hạnh phúc.

 

97

 

            Tất nhiên mỗi người đều có quyền ghép thêm sự nghèo nàn nội tâm vào sự nghèo nàn vật chất. Tuy nhiên nếu phát động được một thái độ tích cực (sự giàu có nội tâm) thì vẫn hơn. Dầu sao tôi cũng xin nhắc lại là điều đó không có nghĩa là chẳng cần cố gắng cũng có thể hết nghèo. Nếu là nạn nhân của một sự bất công thì các bạn phải tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của mình và làm cho sự thật phải thắng, điều này thật quan trọng. Trong các nước dân chủ, luật pháp được áp dụng đồng đều với tất cả mọi người, đó là một lợi thế to lớn. Dầu sao cũng phải luôn giữ thái độ ngay thẳng và nhân từ.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 14.12.18                                                                                                    Hoang Phong chuyển ngữ

Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 8780)
08/09/2015(Xem: 20100)
05/10/2014(Xem: 23814)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: