- Tính hay nói xấu

13/03/201910:36 SA(Xem: 7987)
- Tính hay nói xấu
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 

Suy tư về tính hay nói xấu

 

290

 

            Thông thường khi có một người nào chỉ trích tôi, kể cả nhục mạ tôi, thì thật lòng tôi xin người ấy hãy cứ tiếp tục làm việc đó, thế nhưng phải nhằm vào một chủ đích tốt. Nếu nhận thấy một người nào đó làm một điều lầm lỗi thế nhưng cứ khen đi khen lại với họ là mọi sự xảy ra đều hoàn hảo, thì quả thật chẳng có nghĩa gì cả, chẳng giúp ích được ai cả. Nếu trước mặt, chúng ta nói với người này những gì mà họ làm không gây ra điều gì nghiêm trọng, thế nhưng khi người này quay đi thì mình lại nói xấu họ với người khác, thì đấy cũng là điều không nên. Hãy nói thẳng những gì mình nghĩ trước mặt người ấy. Hãy làm sáng tỏ những gì cần phải làm. Phải phân biệt giữa cái đúng và cái sai. Nếu có gì nghi ngờ thì phải nói ra. Dù phải nói ra với ít nhiều cứng rắn thì cũng cứ nói ra. Đấy là cách khiến mọi sự sáng tỏ hơn, và những chuyện xoi mói sẽ trở thành vô căn cứ. Nếu chỉ biết sử dụng chiến thuật ăn nói ngọt ngào thì đấy sẽ là cách khiến cho những chuyện đồn đại lan tràn. Đối với cá nhân tôi thì tôi vẫn thích những lời ngay thẳng hơn.

 

291

 

            Một hôm có người nói với tôi: "Theo Mao Trạch Đông thì phải dám suy nghĩ, dám nói và dám làm". Thật vậy nếu muốn làm việc gì hay thực hiện điều gì thì trước hết phải suy nghĩ, sau đó phải can đảm nói lên những điều mà mình suy nghĩ và sau hết là làm những điều mà mình đã nói. Nếu không ai làm gì cả thì chẳng có sự tiến bộ nào xảy ra và cũng chẳng có sự lầm lẫn nào được sửa chữa. Thế nhưng cũng phải tự hỏi những điều mà mình sắp nói ra và sẽ làm có mang lại một chút ích lợi nào hay không? (nếu "dám nghĩ", "dám nói" và "dám làm" thì cũng nên suy nghĩ và nhìn lại xem việc mình làm có đạo đức hay không?).

 

292

 

            Những lời mà mình thốt ra dù mang thiện chí cao đẹp nhất trên cõi đời này đi nữa, thế nhưng nểu đấy là những chuyện làm cho kẻ khác bị thương tổn một cách vô ích, thì cung cách ăn nói quá hung hãn hay sỗ sàng đó của mình sẽ không sao mang lại kết quả mà mình mong muốn. Người mà mình đang đối thoại biết đâu cũng chỉ cần những lời nói dối thật thánh thiện của mình! (trong nguyên bản là chữ pieux/godly, pious/thiêng liêng, thành kính).

293

 

                        Đối với Phật giáo Tiểu Thừa (Hinayana) (1), thì trên phương diện thân xác và ngôn từ có bảy hành vi tiêu cực phải tránh: sát nhân, trộm cắp, gian dâm, nói dối, vu khống, ăn nói hung bạo, nói nhưng không làm. Trái lại đối với Phật giáo Đại Thừa (Mahayana) (2), thì dù hành động mang tính cách tiêu cực cũng có thể chấp nhận được, kể cả trường hợp bắt buộc phải sát sinhlý do không thể làm khác hơn được với mục đích bảo vệ sự an lành cho kẻ khác, nhất là không được mang một chút tham vọng ích kỷ nào trong hành động đó.

 

(1), (2): đã được giải thích trong phần ghi chú của câu 53.

 

294

 

            Trên bình diện tổng quát, theo tôi phải luôn nói lên sự thật, dù phải nói bằng những lời cứng rắn, điều đó có thể mang lại lợi ích. Thế nhưng phải tránh sự chỉ trích hay phỉ báng bất cứ một ai, bằng bất cứ cách nào, nhất là nhằm vào chủ đích không tốt hoặc với một cách nhìn tiêu cực về mọi thứ. Nếu không thì những lời mà mình thốt ra sẽ làm cho kẻ khác khổ đau, riêng phần mình thì cũng chẳng cảm thấy sung sướngtrước cảnh đó, mà sẽ còn tức khắc tạo ra cả một bầu không khí ngột ngạt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17923)
05/10/2014(Xem: 21163)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.