- Đam mê tình ái

13/03/201910:35 SA(Xem: 8781)
- Đam mê tình ái
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 


Suy tư về sự đam mê tình ái

 

 

281

 

            Thông thường các thứ nhãn hiệu, như tốt đẹp hay tồi tệ, xinh đẹp hay xấu xí, mà chúng ta dán lên cho kẻ khác và mọi sự vật, đều liên hệ đến sự thèm khát bên trong chính mình (các sự thúc đẩy của nghiệp - sự u mê, thèm khát và ghét bỏ - bên trong tâm thức sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của mình về người khác và mọi sự vật trong môi trường chung quanh). Nguời ta xem là tốt đẹp những gì mình yêu thích, xấu xí những gì mình ghét bỏ. Các sự đánh giá đó chỉ đơn giản là các thứ sáng chế của tâm thức mình. Nếu như sự tốt đẹp thật sự hiện hữu từ bên trong đối tượng (một người hay một sự vật nào đó) thì tất cả chúng ta sẽ nhất loạt bị thu hút bởi con người hay sự vật đó, không cưỡng lại được (cùng một con người hay một sự vật, thế nhưng người thì ưa thích, người thì ghét bỏ, tất cả tùy thuộc vào các xúc cảm phát sinh từ nghiệp ghi khắc trên dòng tri thức của mỗi cá thể khi nó tiếp xúc với các tín hiệu cảm nhận của ngũ giác được đưa vào tâm thức).

 

282

 

            Sự thèm khát dục tính (các sự thúc đẩy của bản năng truyền giống) vận dụng đồng loạt tất cả các cơ quan giác cảm (vóc dáng, giọng nói, mùi, vị, sự cọ sát và cả các sự tưởng tượng hay liên tưởng/fantasies hiện ra trong tâm thức) tạo ra một tác động thật mạnh có thể khiến các sự cảm nhận của mình đạt đến chỗ tột đỉnh của chúng. Sự đam mê của tình yêu nam nữ sẽ khiến người đàn ông hay đàn bà mà mình say mê hiện ra thật hoàn hảo trên mọi lãnh vực, một sự hoàn hảo thật trọn vẹnbền vững, đáng để mình yêu thương mãi mãi. Trong từng nét nhỏ nhặt của người mình yêu đều tỏa ra một vầng hào quang thật kỳ diệu (khiến một nhác sĩ có thể sáng tác được các dòng nhạc thật trữ tình, một thi sĩ viết được các vần thơ thật ướt át, một họa sĩ vẽ được các đường nét thật dễ thương và khêu gợi...). Chúng ta không sao tưởng tượng được là mình có thể sống thiếu người đàn ông hay người đàn bà ấy được. Thế nhưng tiếc thay, từ bản chất tất cả các thứ ấy đều biến đổi, các nét mà trước đây chúng ta nhận thấy thật đáng yêu vụt biến mất sự hấp dẫn của chúng chỉ vì một lời nói hay một cử chỉ nào đó, có thể chỉ là nhỏ nhặt. Tệ hơn nữa là nếu chúng ta khám phá ra người mà trước đây dưới mắt mình thật hoàn hảo lại yêu một người khác, thì tức khắc người này sẽ trở thành hoàn toàn đáng ghét.

 

Dù vóc dáng của một người nào đó không có gì là tuyệt vời lắm, thế nhưng một người khác có thể cảm thấy cái vóc dáng ấy vô cùng đáng yêu và đáng mến, chẳng qua vì sự cảm nhận đó được tô đậm bởi màu sắc của nghiệp ẩn nấp sâu kín từ phía sau tâm thức của người này. Sự cảm nhận đó có thể biến thành nguồn cảm hứng đưa đến các sáng tác nghệ thuật đủ các thể loại: âm nhạc, thi phú, văn chương, v.v. Một số trở thành các kiệt tác muôn đời và được xếp vào gia tài văn hóa quốc gia hay nhân loại.

 

Thế nhưng qua lời khuyên trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma thì đấy cũng chỉ là các sản phẩm phát sinh từ sự thèm khát dục tính, một hình thức đam mêbám víu. Chẳng phải đấy là hai mặt của một sự nghịch lý nơi bản năng truyền giống hay sao? Một mặt là "tình yêu" che dấu phía sau nó là các thứ khổ đau đủ loại: bất hòa, cãi vã, ghen tưông, sinh con đẻ cái, nuôi nấng, dạy dỗ..., tạo ra mọi thứ khổ nhọc và "bất toại nguyện" thường xuyên. Mặt khác là sự "say mê" và "đắm đuối" trước vóc dáng của nhau, khoác lên cho nhau những những vần thơ ướt át, hát cho nhau nghe những khúc nhạc thật êm dịu, cho nhau mùi hương của da thịt, sự đụng chạm,  các cử chỉ quấn quýt, sự nhớ nhung và... tưởng tượng. Dường như khía cạnh thứ hai này giúp con người chịu đựng khía cạnh thứ nhất tức là các thứ khổ đau mang lại bởi "tình yêu" và cuộc sống lứa đôi. Bản năng truyền giống quả là một sáng chế tuyệt vời của thiên nhiên hầu đảm bảo cho sự tồn vong của giống người và nhân loại).

 

 

283

 

            Nếu cảm thấy các thứ bám víu đó (yêu thương hay ghét bỏ) đè nặng mình một cách quá đáng thì các bạn hãy nhìn lại tình trạng của mình một cách thật thư giãn qua tất cả các khía cạnh của nó. Nên hiểu rằng mọi sự đều thăng trầm, kể cả cái đẹp cũng như những sự thích thú, tất cả cũng chỉ là các tạo tác tâm thần. Sự ý thức đó sẽ mở ra cho các bạn một tầm nhìn khác hơn. Tuy nhiên đôi khi các bạn cũng chỉ cần đơn giản tưởng tượng người yêu của mình sẽ hiện ra với mình như thế nào, khi bất chợt mình bắt gặp người ấy đang phản bội mình, hoặc có một cử chỉ nào đó hoàn toàn ngược hẳn lại với hình ảnh lý tưởng mà mình đã từng hình dung ra về người yêu của mình.

 

284

 

            Hãy phân biệt giữa tình yêu đích thật và sự bám víu. Tình yêu đích thật, qua khía cạnh lý tưởng của nó, sẽ không hề chờ đợi một sự hồi đáp nào, cũng không tùy thuộc vào các cảnh huống bên ngoài. Trái lại sự bám víu không sao tránh khỏi sự đổi thay trên dòng chuyển biến của xúc cảm và các biến cố xảy ra.  

 

285

 

            Tình yêu kết nối giữa hai người phần lớn tùy thuộc vào sự thu hút tính dục (bản năng truyền giống). Sự kết nối đó chỉ có thể đích thật và lâu bền khi nào sự lựa chọn giữa hai người - ngoài sự hấp dẫn của thân thể nhau - còn phải dựa vào sự hiểu biết và tương kính.   

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 10982)
13/04/2013(Xem: 53735)
02/07/2015(Xem: 16225)
18/03/2017(Xem: 9852)
08/03/2019(Xem: 27949)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.