Lời Tựa

16/10/20193:26 CH(Xem: 7690)
Lời Tựa
SUỐI NGUỒN TÂM LINH
Nguyên tác Ajahn Chah
Việt dịch Minh Vi
Giọng đọc: Kiều Hạnh-Kiều Phương

LỜI TỰA

Thật không biết làm thế nào để có thể giới thiệu với bạn một bậc minh triết khôn ngoan nhất mà tôi từng gặp. Trong sự hiện diện của ngài, người ta cảm nhận một sự gần gũi và sinh động, bình dịchân thật, trang nghiêmthân mật; sự khôi hài và kỷ luật nghiêm ngặt, lòng nhân từ vô biên và phong thái tự tại thanh thoát.

Phần lớn sự giảng dạy của Ajahn Chah là tùy duyên và tự phát qua thí dụ, ẩn dụ hay những cuộc đối thoại sống động. Ngài thẳng thắnthành thật. “Hãy quán xét nguyên nhân của sự khổ ở cảnh giới loài người này”, ngài hướng chúng ta tới chân lý. Là một vị thầy khéo léo và tinh thông, với tính khôi hài và với sự sáng suốt, ngài đã sử dụng hàng trăm phương pháp khác nhau để dạy dỗ từng người, tùy vào tình huống trước mắt. Thật khó có thể diễn đạt hết sự dạy dỗ sống động của ngài bằng lời lẽ thế gian. May mắn thay, di sản của ngài cũng bao gồm gần hai trăm tu viện, nhiều đệ tử tuyệt vời còn sống và đang truyền pháp, hàng trăm cuốn băng thâu âm bằng tiếng Thái Lan và hàng triệu tín đồ ngưỡng mộ trí tuệ của ngài.


Trong những trang sách sau, bạn sẽ tìm thấy một khía cạnh khác của Ajahn Chah - một con người kỷ luật và khá nghiêm ngặt, nhất là trong những thời pháp dài cho chư tăng ni và khách thập phương. Ngài thỉnh cầu tất cả mọi người suy ngẫm về cốt tủy của bài giảng và ghi nhớ nó nằm lòng. Trong cuốn sách này, ngài nhắc nhở chúng ta rằng bất kể chúng ta là ai, đời sống đều tạm bợ: “Nếu sự chết nằm bên trong bạn,thì bạn đi đâu để lẩn tránh nó đây? Dầu bạn có sợ hay không, bạn cũng phải chết. Không có nơi nào có thể trốn tránh sự chết cả”.
Vì thế, ngài chỉ cho chúng ta con đường để vượt lên trên sự sinh tử, dẫn đến sự tự do chân thật. “Điều quan trọng là: bạn phải quán chiếu cho đến khi bạn đạt tới một điểm mà bạn xả bỏ, nơi không có gì còn lại, vượt lên trên sự tốt xấu, đến đi, và sinh diệt. Hãy điều phục tâm, ở lại nơi cảnh giới không còn nhân duyên sanh khởi ,” ngài thúc giục: “Sự giải thoát là điều có thể đạt được”.
Những ai muốn làm theo lời dạy dỗ của vị thầy đáng kính này phải sẵn sàng nhìn vào tâm của họ, thả lỏng những ràng buộc, thư giãn những bám víu, sự sợ hãiquan niệm sai lầm về tự ngã. “Nếu bạn thật sự hiểu, thì bất kể hoàn cảnh hiện tại của bạn là như thế nào, bạn đều có thể tu hành trong từng giây phút. Hãy thử xem”. Ajahn Chah đề nghị “Nó sẽ hoán chuyển đời sống của bạn!”





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :