Thực tập mỉm cười

10/09/202110:15 SA(Xem: 3403)
Thực tập mỉm cười
SỐNG TỰ DO BẤT CỨ NƠI NÀO Ở ĐÂU
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

Thực tập mỉm cười

Trong bài tập “Thở vào, tôi mỉm cười,” bạn có thể hỏi, tại sao tôi phải mỉm cười, khi mà tôi không có một niềm vui nào? Câu trả lời là: Mỉm cười là một sự thực tập. Có hơn ba trăm bắp thịt trên khuôn mặt bạn. Khi bạn nổi giận hay sợ hãi, các bắp thịt ấy đều căng thẳng. Sự căng thẳng các bắp thịt này tạo nên một cảm giác cứng nhắc. Tuy nhiên, nếu bạn biết thở vào và mỉm được một nụ cười thì sự căng thẳng sẽ biến mất, đó là điều mà tôi gọi là tập Yoga bằng miệng. Hãy thực tập mỉm cười. Bạn chỉ việc thở vàomỉm cười, sự căng thẳng sẽ biến mất và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Có những lúc niềm vui tạo ra một nụ cười. Cũng có những lúc nụ cười do bạn tạo ra đem lại thoải mái, bình an và niềm vui. Tôi không đợi đến lúc có niềm vui mới mỉm cười; niềm vui sẽ đến sau. Đôi khi ngồi một mình trong phòng tối, tôi thực tập mỉm cười với chính tôi. Tôi làm như vậy để tự đối xử tốt với mình, để tự chăm sóc mình, để tự thương yêu mình. Tôi biết rằng nếu tôi không tự chăm sóc được tôi thì tôi còn chăm sóc được ai nữa.

lòng từ bi đối với bản thân là một thực tập quan trọng.  Khi bạn mỏi mệt, cáu giận hay tuyệt vọng, bạn nên trở về với chính bạn để chăm sóc sự mỏi mệt, cơn nóng giận, và niềm tuyệt vọng của mình. Đó là lý do tại sao ta thực tập mỉm cười, bước đi, thở và ăn trong chánh niệm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.