Đi như một người tự do

10/09/202110:19 SA(Xem: 2999)
Đi như một người tự do
SỐNG TỰ DO BẤT CỨ NƠI NÀO Ở ĐÂU
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

Đi như một người tự do

Sáng nay, khi vào trại tù này, tôi bước thật tỉnh thức. Tôi để ý rằng phẩm chất của không khí vẫn giống phẩm chất không khí bên ngoài. Khi nhìn lên bầu trời, tôi thấy nó vẫn giống bầu trời bên ngoài. Khi nhìn cỏ và hoa, tôi thấy chúng cũng giống cỏ và hoa bên ngoài. Mỗi bước chân đem lại cho tôi vững chãitự do giống như tôi đi bên ngoài. Vậy thì không có gì ngăn cản chúng ta thực tập thành công và đem lại tự dovững chãi cho chính chúng ta.

Khi bạn bước, hãy thở vào, và khi bạn đi hai hay ba bước, hãy gọi tên một người mà bạn thương, một người có thể đem lại cho bạn tươi mát, từ bitình thương. Với mỗi bước chân, bạn hãy gọi tên người ấy. Ví dụ tôi gọi tên David. Khi tôi thở vào, tôi đi hai bước và thầm gọi: “David, David.” Khi tôi gọi David, David sẽ ở bên tôi. Tôi bước trong an lạctự do để cho David cũng bước trong an lạctự do đồng thời với tôi. Khi tôi thở ra, tôi đi thêm hai bước nữa và thầm nói: “có tôi đây, có tôi đây.” Như vậy không phải chỉ David có mặt vì tôi, mà đồng thời tôi cũng có mặt vì David. “David, David, có tôi đây, có tôi đây.” Tôi hoàn toàn chú tâm vào hơi thở và bước đi. Trí óc tôi không nghĩ đến một điều gì khác. Bạn có thể gọi đất. “Đất, đất, có tôi đây, có tôi đây.” Quả đất là mẹ chúng ta và luôn luôn có mặt đó cho chúng ta. Đất đã sinh ra chúng ta, đã đem ta vào cuộc sống, rồi đất sẽ chấp nhận ta và đưa ta trở về, nhiều lần như vậy, nhiều vô số kể. Vì vậy khi tôi gọi “đất” là tôi gọi sự tỉnh thức trong tôi, căn bản của thân tâm tôi. “Có tôi đây, có tôi đây.” Nếu bạn thực tập như vậy trong vài tuần hay vài tháng là bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Thực tập là để tiếp xúc với những yếu tố huyền diệu trong ta, làm tươi mát và hàn gắn tâm ta. Không có chánh niệm trong đời sống hàng ngày, ta dễ bị xâm nhập bởi nhiều yếu tố làm hại thân tâm ta. Đức Bụt dạy rằng không gì sống được nếu khôngthực phẩm. Niềm vui không thể tồn tại nếu khôngthực phẩm cho nó. Nỗi buồntuyệt vọng cũng vậy.

Nếu chúng ta tuyệt vọng, ấy là vì chúng ta đã nuôi dưỡng sự tuyệt vọng với thức ăn làm nó tăng trưởng. Khi chúng ta bị trầm cảm, Bụt dạy chúng ta phải nhìn sâu vào bản chất bệnh trầm cảm để nhận diện thứ thức ăn mà ta đã dùng để nuôi dưỡng nó. Một khi đã nhận diện được thứ thức ăn ấy, thì hãy dứt bỏ ngay, và chứng trầm cảm sẽ phai lạt đi sau một vài tuần.

Không có chánh niệm trong đời sống hàng ngày, chúng ta nuôi dưỡng sự nóng giận và niềm thất vọng khi chúng ta nhìn hay lắng nghe những sự vật đầy độc tố quanh ta. Chúng ta tiêu thụ nhiều độc tố mỗi ngày; những gì chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh vô tuyến hay đọc trong sách báo có thể nuôi dưỡng hận thùtuyệt vọng. Nhưng nếu chúng ta thở vào thở ra trong chánh niệmnhận thức rằng đó không phải là những thứ chúng ta muốn tiêu thụ, thì chúng ta sẽ ngưng tiêu thụ chúng. Sống tỉnh thức có nghĩa là ngưng tiêu thụ những thứ độc tố ấy. Thay vào đó, hãy tiếp xúc với những gì lành mạnh, tươi mát, có thể hàn gắn nội tâm ta và quanh ta.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.