4- Lòng tốt

25/09/20215:48 SA(Xem: 3345)
4- Lòng tốt

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Hoang Phong


4) Các câu trích dẫn của Đức Đạt lai Lạt-ma về lòng tốt

 

Câu 44
 
Quyền năng đích thật và duy nhất mà chúng ta có là giúp đỡ kẻ khác.
 
(trích trong quyển Sages paroles du Dalai-Lama / Những lời trí tuệ của Đức Đạt-lai Lạt-ma, nxb Poche, 2002)
 
Câu 45
 
Giúp đỡ kẻ khác sẽ tạo ra cho chúng ta một cảm tính hạnh phúc,
làm cho tâm thức lắng xuống và những sự lo buồn nhẹ bớt đi.
 
Câu 46
 
Chủ đích chính yếu nhất trong cuộc sống của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác.
Và nếu chúng ta không đủ sức giúp đỡ kẻ khác,
thì ít nhất cũng không được gây ra tổn thương cho kẻ khác.
 
Câu 47
 
Một người có đức tin hay không có đức tin không phải là điều quan trọng.
Điều quan trọng hơn là người ấy có phải là một người tốt hay không ?
 
. (trích trong quyển Sagesse ancienne, monde moderne, id)
 
Câu 48
 
Đối với con người, điều quan trọng là phải có một mục đích trong cuộc sống.
Mục đich đó phải là một cái gì hữu ích,
một cái gì đó nói lên được lòng tốt của mình.
 
Câu 49
 
Một nghị lực to lớn, mang lại sự tốt lành cho mình và cả kẻ khác,
chỉ có thể phát sinh từ một nghịch cảnh to lớn
 
 
Câu 50
 
Chúng ta có thể tin hay không tin một tôn giáo nào đó,
hoặc tin hay không tin chuyện tái sinh,
thế nhưng không có một ai lại không xem trọng sự thân thiện và lòng từ bi.
 
Câu 51
 
Tôi chỉ biết cố gắng thân thiện tối đa với khả năng của tôi.
Thế nhưng điều đó lúc nào tôi cũng làm được.
 
(lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma trước Quốc hội Hoa kỳ
tại Capitol Hill, ngày 7 tháng ba 2014)
 
Câu 52
 
Khi nào các ý định (intention / tác ý, chủ tâm) của chúng ta
vẫn còn mang tính cách ích kỷ,
thì các hành động của mình dù có tỏ ra thật tốt đi nữa,
thế nhưng điều đó không hề bảo đảm là các hành động đó của mình
mang tính cách tích cực và đạo đức.
 
(trích trong quyển Sagesse ancienne, monde moderne, id)
 
Câu 53
 
Mục đích chủ yếu nhất trong cuộc sống là giúp đỡ kẻ khác.
Và nếu bạn không giúp đỡ được kẻ khác,
thì cũng nên cố gắng không làm họ bị tổn thương.
 
(Câu này giống như câu 46, thế nhưng xin mạn phép vẫn giữ đúng theo bản gốc. Nếu người đọc phải đọc thêm một lần thứ hai thì thiết nghĩ cũng chẳng sao).
 
(trích trong quyển L’autre Action sur le monde, chapitre 3, interdépendance et responsabilité / Một cách hành động khác hơn đối với thế giới, chương 3, chủ đề: Sự tương liên và Trách nhiệm)
 
Câu 54
 
Nếu muốn mang lại một ý nghĩa nào đó cho cuộc đời mình
và hạnh phúc cho cuộc sống của mình,
thì hãy nên khởi sự một cách lành mạnh.
Hãy trau dồi các phẩm tính con người mà tất cả chúng ta đều có,
và hãy vùi lấp đi những ý nghĩ mờ ám và các xúc cảm tiêu cực.
 
Câu 55
 
Tạo ra những điều tồi tệ và tàn phá kẻ khác,
là cách tách mình ra khỏi các phẩm tính con người
để đến gần hơn với sức mạnh của sự sấu xa.
 
Câu 56
 
Những người hy sinh đời mình trong các lãnh vực
y tế, giáo dụctâm linhgia đìnhxã hội,
hay bất cứ một lãnh vực nào khác cũng vậy,
đều sưởi ấm tim tôi.
Tất cả các xã hội con người đều gây ra hàng loạt các thứ khó khăn và khổ đau.
Làm tất cả những gì mà mình có thể làm được để xóa bỏ các khó khăn đó
đều xứng đáng được ngợi khen.
Theo quan điểm Phật giáo, thì không nên chỉ biết giúp một người nào đó vì bổn phận
mà nên xem đó là một sự vui sướng trong lòng,
tương tự như một số người thích làm vườn chẳng hạn.
Nếu giúp đỡ với lòng từ bi, với nụ cười trên môi và những lời khả ái,
thì nhất định chúng ta sẽ tạo được cho mình hạnh phúc.
Trên phương diện hành động thì không có gì khác biệt,
thế nhưng nếu một hành động được thực thi với niềm hân hoan trong lòng
thì nó sẽ mang lại những điều tốt đẹp to lớn hơn nhiều.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.