Thư Viện Hoa Sen

Lạc Lối

16/03/20225:16 SA(Xem: 5661)
Lạc Lối

LẠC LỐI

TT. Thích Chân Tính

thich chan tinhVào tối Chủ nhật vừa qua, thầy có cho chư Tăng nội tự xem clip tổng hợp về phương tiện độ sinh của cả Phật giáo Bắc truyền lẫn Nam truyền. Sau khi xem xong, chư Tăng nào có suy nghĩ về sự tồn vong của Phật giáo trong tương lai sẽ cảm thấy buồn. Lâu nay, thầy suy nghĩ Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Đại thừa có một số thầy thường bày ra các phương tiện độ sinh, đôi khi có những phương tiện đưa người ta đến mê tín dị đoan, không đúng Chính pháp. Đối với Phật giáo Nam truyền, chúng ta nghe họ chỉ hướng đến việc chuyên tu, đặc biệt ở các nước Thái Lan, Lào, Cambodia, Myanmar. Vào buổi sáng, các sư đi khất thực rồi về thọ trai, sau đó dành thời gian còn lại trong ngày để tu tập, ít khi tổ chức các hoạt động cho Phật tử quy tụ về tu học hoặc đưa ra các phương tiện độ sinh. Khi xem clip này, những gì mình biết đều bị đảo lộn. Thầy không ngờ các sư Nam truyền cũng dùng những phương tiện độ sinh mang đầy tính chất mê tín dị đoan, sai lạc Chính pháp, không đúng với việc làm của người xuất gia.

Trước hết, việc nhà sư làm nghề xăm mình. Đây là một việc hết sức lạ, trên mình vị sư đầy những hình xăm trổ, trên lưng, trên ngực, thậm chí cả trên đầu. Đối với văn hóa Việt Nam, chúng ta nhìn một người bình thường xăm mình như vậy cũng đã sợ rồi, huống chi đây là một vị sư. Trong luật không cho phép người xuất gia xăm mình, thế mà những sư này xăm đầy khắp cơ thể, không những thế ông còn xăm cho người khác cả nam lẫn nữ. Trong clip có đoạn một cô gái trẻ để lưng trần cho sư ngồi xăm, nhìn hình ảnh đó rất phản cảm. Người xuất gia chỉ nên chú tâm vào việc tu hành, phát huy sự nghiệp trí tuệ, sao lại đi làm nghề xăm mình?

Kế đến những vị sư chữa bệnh, hình thức mang đầy vẻ mê tín, không khoa học. Không biết ông chữa bệnh gì mà người ta ngồi đó rồi ông cứ lấy nước dội lên đầu. Gần mười người bệnh ngồi xếp hàng, phía sau là lu nước, vị sư đến múc nước đổ lên đầu từng người một. Thời buổi này mà lại có cách chữa bệnh lạc hậu, mê tín đến như vậy. Có một sư dùng bàn chân nhúng vào dầu (không biết loại dầu gì), rồi nướng một thanh sắt nóng đỏ, sư lướt bàn chân qua thanh sắt sau đó xong giậm lên lưng người bệnh. Người đó nằm sấp che tấm vải trắng, sư đứng lên lưng người đó rồi đọc kinh, đọc chú. Những cách chữa bệnh như thầy vừa kể ở trên mang đầy sắc thái mê tín, không đúng với sự nghiệp của người xuất gia.

sư làm lễ cúng xe cho những người vừa mua ô tô mới, thầy không biết cúng xe là cúng cái gì? Cúng như thế nào? Có một lần thầy qua Đài Loan, có Phật tử mới mua xe mang tới nhờ thầy cúng, mà lúc đó thầy không biết phải làm sao, khi mình rơi vào tình huống như vậy thật khó xử. Quý thầy đi cùng nói: “Thôi kệ, người ta có niềm tin thì mình cứ đứng trước xe tụng chú Đại Bi hay kinh Bát Nhã,... cho người ta an tâm”. Lúc đó, thầy và chư Tăng cũng phương tiện ra cúng xe cho họ, lạ là cúng xong rồi người ta an tâm nhưng chính mình lại không được an. Thầy sợ người ta đi có tai nạn hay chuyện gì không hay xảy ra sẽ đổ thừa cho mình, họ sẽ nói: “Ông thầy mới vừa cúng xong ra đường lại đụng xe”. Chuyện xe cộ đi ra đường làm sao chúng ta biết được có chắc chắn an toàn hay không? Chủ xe say xỉn rồi lên xe chạy thì có Thần Thánh nào ngăn cản được, hoặc ông cẩn thận nhưng không may bị xe khác tông vào thì cũng đành cam chịu. Chiếc xe là vật vô tri vô giác, mình cúng cầu khấn cái gì đây? Chẳng qua đó là sự mê tín dị đoan trá hình. Thế mà mấy vị sư cũng bày ra cúng. Từ trước đến nay, thầy chỉ thấy Phật giáo Bắc truyền đi đọc bùa, đọc chú, người ngồi đó tự nhiên lăn lộn và la lối, rồi làm những hành động rất kỳ dị giống như việc lên đồng hay lên cốt ngoài miền Bắc. Vị sư không biết làm chuyện đó để làm gì? Chúng ta hay biện hộ mình dùng phương tiện độ sinh, nhưng thật sự đó đâu phải độ sinh. Khi xem clip này, những ai có sự suy tư về sự tồn vong của Phật giáo trong tương lai sẽ cảm thấy rất buồn. Chúng ta xưa nay nghĩ rằng các sư Nam truyền chỉ chuyên tu tập, bây giờ lại phát sinh ra những thứ sai với Chính pháp, mê tín dị đoan.

Đến đoạn ghi lại hình ảnh Phật giáo Bắc truyền, đó là hình ảnh các thầy cúng kiêm nghề múa lửa. Thầy xem đến đây không hiểu sao vị thầy này lại múa lửa. Ông cầm mồi lửa giống như cái đuốc, co chân, quơ tay, làm điệu bộ giống như các diễn viên xiếc múa lửa. Trên bàn thờ có con ngựa và hình người làm bằng giấy. Đây là một buổi lễ diễn ra trong chùa, có cả chư Tăng Ni ngồi bên dưới tham dự. Thầy không hiểu nghi thức này cúng cái gì? Tại sao người thầy đứng cúng phải có hành động múa lửa? Nếu mình muốn cúng thì chỉ cần tụng một thời kinh cầu nguyện sẽ hợp lý hơn.

Nhìn các thầy múa lửa rất buồn cười! Không hiểu thầy này học nghề đó ở đâu? Thầy tu đi múa lửa để làm gì? Hôm nào, thầy sẽ cho Phật tử nội tự xem những clip này, chúng ta chỉ chiếu trong nội bộ, không nên đưa ra bên ngoài. Thật ra những hình ảnh này đã tràn lan trên mạng nhưng ít người biết để xem. Thầy nhờ các chú phòng phim tổng hợp lại những video và hình ảnh đó để chư Tăng xem được đầy đủ.

Trong clip có cảnh một thầy đi cúng đám ma mà “diễn” rất sâu: Ông vừa tụng vừa khóc, miệng ông đọc những lời rên rỉ than khóc, nhưng nhìn mặt ông diễn như chú hề lại khiến người ta cười. Cho nên khi ông cúng, con cháu ngồi bên dưới cười ngả nghiêng. Đám tang nhà người ta đang buồn, vậy mà thầy vào cúng làm cả nhà người ta cười lăn lộn, không còn tập trung tâm trí lễ bái.

Một thầy cúng đám ma khác mà dân mạng gọi là “ngáo đá”, ông này vừa đọc, vừa làm điệu bộ như người nghiện đang lên cơn. Chúng ta phải công nhận rằng thầy này biểu diễn hết sức nhập vai, ngả nghiêng, cắm đầu cắm cổ xuống đất, nhìn rất buồn cười.

Clip ghi lại hình ảnh của hai vị sư trẻ ở Thái Lan, hai người đi vào cửa hàng mua đồ thấy điện thoại của người ta để trên bàn làm việc liền nhanh tay lấy bỏ vào cái đãi của mình rồi bước ra. Những hình ảnh đáng xấu hổ này được camera chống trộm ghi lại rồi được đưa lên mạng. Những người này làm mất đi hình ảnh tôn quý của chư Tăng. Quý thầy, quý sư luôn dạy người ta giữ gìn năm giới, không được trộm cắp, vậy mà trong chính hàng ngũ “Chúng trung tôn” lại có những con người như vậy. Họ không những phá giới mà còn phá kiến của chúng sinh, làm cho xã hội mất niềm tin vào Tăng đoàn. Clip đó được ghi chú là “thầy chùa ăn cắp”. Hiện tại, chư Tăng ra bên ngoài cần phải chính niệm tỉnh giác, giữ gìn oai nghi tế hạnh. Lúc trước thầy có nói xã hội bây giờ là “thiên thủ thiên nhãn”, “nghìn mắt nghìn tay”, chỗ nào người ta cũng có thể dùng điện thoại để quay lại hình ảnh của mình, chỗ nào cũng có gắn camera theo dõi. Chúng ta sơ hở một chút là những hình ảnh không được đẹp của mình được đưa lên mạng, tự nhiên nổi tiếng khắp thế giới. Có người dành cả đời để trau dồi pháp học pháp hành mà không được nổi tiếng, có người tự nhiên nổi tiếng ai cũng biết, nhưng sự nổi tiếng đột ngột đó thường là tiêu cực vì bị vướng tai tiếng.

Trong clip này có một đoạn mà khi xem chúng ta cảm thấy hết sức buồn: Hình ảnh đức ĐLLM, vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo số một ở trên thế giới. Thế nhưng đoạn video này ghi lại những hình ảnh không mấy phù hợp với tầm ảnh hưởnguy tín của ngài. Ngài ôm hôn một cô gái, rồi vuốt mặt, vuốt tay. Một người xuất gia, xét về mặt giới luật nếu có hành động tương tựphạm giới, nhưng đôi khi chúng ta hãy cứ cho rằng ngài lớn tuổi và sự tu tập của ngài không có gì cho chúng ta bàn cãi, có thể những chuyện như thế không quan trọng và không ảnh hưởng đến sự tu tập miên mật của ngài. Ngài là một bậc tu hành lâu năm, không có sự ô nhiễm. Thế nhưng việc đó buồn thay lại ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Khi nhìn thấy hình ảnh của ngài một số vị xuất gia sẽ bắt chước. Nếu có người làm sai rồi phản biện: “Ngài ĐLLM cũng ôm hôn các cô mà!”, thì chúng ta phải chỉ dạy và giáo huấn như thế nào?

Xét nghiêm túc về giới luật, đối với đứa bé gái mới sinh mình cũng không được đụng chạm đến, đừng nói là người lớn. Chùa mình ra quy định không được nựng má các bé gái trên mười tuổi, vậy đứa bé từ chín tuổi trở xuống chúng ta còn du di. Nhưng nếu đúng theo trong luật thì em bé mới sinh mình cũng không được chạm vào. Thầy xem trong luật Thiện Kiến có một đoạn như thế này không biết là có quá chấp chặt không? Nếu người mẹ của mình té xuống sông, mình cũng không được cầm tay kéo lên, phải dùng phương tiện gì đó để đưa mẹ lên, đối với mẹ ruột của mình mà cũng không được cầm tay, huống chi là những người ngoài. Đối với những người phụ nữ xa lạ mà mình ôm rồi hôn người ta, không có luật nào cho phép cả. Ngay như đức Phật cũng không làm những chuyện tương tự.

Thầy nói vậy để mấy anh em nghe, hiểu và suy tư. Thầy có nói câu: “Đức ĐLLM là đức ĐLLM, ta là ta. Ta không phải là đức ĐLLM thì cũng không có hành động giống như ngài. Nếu mình làm giống như ngài thì mình dễ sa đọa. Mình không thể bắt chước ngài được”. Thầy chỉ sợ là điều này ảnh hưởng về sau. Không cần lấy thí dụ về đức ĐLLM, như trong chùa này thầy là trụ trì, nếu thầy thoải mái ôm các bà các cô thì đương nhiên các đệ tử sẽ học đòi theo. Lúc đó, thầy không chỉ dạy ai được vì chính mình cũng có hành động không đúng, làm sao nói các đệ tử, điều đó là không thể. Thầy muốn đưa những hình ảnh đó cho anh em làm bài học, từ đó mình thấy được đúng sai, không phải đưa hình ảnh ra để chư Tăng bắt chước ngài. Thầy nói rất rõ rằng người nào bắt chước ngài sẽ bị sa đọa. Ngài thì không sao, thứ nhất là lớn tuổi, thứ hai là ngài có quá trình tu tập miên mật, vấn đề đó sẽ khó khiến tâm ngài bị nhiễm ô, nhưng mình bắt chước thì sẽ bị ô nhiễm.

Thầy thấy rằng mình cũng nên cảm ơn Youtube, bây giờ trên đó có đầy đủ mọi chuyện tốt xấu trên đời, điều tốt để mình học hỏi và điều xấu để mình tránh. Nếu mình biết khai thác tốt thì nó trở thành kho tàng tri thức. Chúng ta có thể học được biết bao nhiêu điều trong đó nếu mình có sự chọn lọc, từ đó tri thức của thế giới trở nên thật gần nếu như chúng ta biết vươn tầm nhìn của mình ra khỏi lãnh thổ mà mình đang sinh sống. Thật ra, nếu không có Youtube chắc thầy cũng không biết việc các sư xăm trổ, không biết Phật giáo nơi nào cũng bị pha tạp bởi tín ngưỡng, văn hóalối sống bản địa, không biết có những người xuất gia vì chút tư lợi mà làm những chuyện trái với pháp và luật mà đức Phật thuyết giảng. Chư TăngPhật tử phải xem những điều này để mình có cái nhìn khách quan, đánh giá về chuyện gì đang diễn ra để biết phải làm gì và không được làm gì trong tương lai. Sau này, thầy sẽ đề nghị anh em viết bài về vấn đề đó. Khi viết chúng ta mới có cơ hội để suy tư, chiêm nghiệm, trăn trở và tìm ra giải pháp. Từ đó mình biết cái nào đúng, cái nào sai, con đường nào nên đi và con đường nào nên tránh.

Ngày 22 tháng 10 năm 2019

(Trích từ sách: Nghì Xưa Vọng Lại)


Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 50994)
24/04/2012(Xem: 124698)
21/04/2014(Xem: 16146)
03/09/2016(Xem: 12479)
13/04/2013(Xem: 55407)
02/07/2015(Xem: 17942)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: