Sn 4.1 Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục

25/03/20224:40 SA(Xem: 3688)
Sn 4.1 Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục

Sn 4.1 -- KAMA SUTTA:

KINH VỀ THAM DỤC

 

Bài kinh này nói rằng cần phải tỉnh thức để xa lìa tham dụcTrước tiên là cần xa lìa tài sản thế gian này, như nhà đất, ruộng vườn, vàng bạcphụ nữ, người hầu, người thân, và tất cả tài sản – nghĩa là buông bỏ tất cả những gì là “cái của tôi.” Bởi vì xả bỏ ái là gỡ một mắc xích trong mười hai nhân duyên, và không bị ràng buộc nữa.

Tóm lược ý kinhTỉnh thứcxa lìa tham dục.
Kinh này gồm các bài kệ từ 766 tới 771.
 
766
Khi ước muốn tham dục đạt được,
người đó sẽ hoan lạc vì có điều ước muốn.


767
Với người tham dục đó,
khi hoan lạc tan biến 

sẽ đau khổ như bị mũi tên xuyên trúng.
 
768
Với người tránh tham dục,
hệt như đưa chân tránh giẫm đầu con rắn
sẽ tỉnh thức vượt qua, rời tham dục cõi này.
 
769
Ai tham luyến ruộng đồng, nhà đất, vàng, gia súc và ngựa,
đầy tớ, người hầu, phụ nữ, người thân,
và nhiều niềm vui tham dục.
 
770
Sẽ bị gục ngã vì yếu đuối,
sẽ bị đè bẹp vì tai họa,
sẽ bị tràn ngập khổ đau,
hệt như nước tràn vào ghe lủng.
 
771
Do vậy, người thường trực tỉnh thức hãy tránh tham dục,
khi xa lìa tham dục, sẽ vượt qua trận lụt
hệt như ghe được tát nước và qua tới Bờ Bên Kia.
trong cuốn:
blankkinh nhật tụng sơ thời 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.