Tu Tập Hồi Hướng Công Đức Theo Tinh Thần Bồ Tát (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

20/03/20243:39 SA(Xem: 3318)
Tu Tập Hồi Hướng Công Đức Theo Tinh Thần Bồ Tát (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
TU TẬP HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC 
THEO TINH THẦN BỒ TÁT 

hoa sen 0135Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác. Hồi hướng được làm cũng để có ước nguyện rằng thiện căn của các bạn sẽ không bị biến mất. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng cũng có nghĩa là tu tập Bố Thí. Hành giả tu tập Hồi Hướng với mục đích cuối cùngđạt được giác ngộ tối thượng. Tuy nhiên, trước hết, trong tu tập, nhằm tạo nhân lành cho tha nhân tiếp tục tiến tu trên đường tu tập, hành giả phải vì tất cả chúng sanh hữu tìnhhồi hướng những thiện căn của mình bằng sự hợp nhất của phương pháptrí tuệ. Theo truyền thống Tây Tạng, cái được hồi hướngthiện căn của một người được hồi hướng. Sở dĩ chúng ta hồi hướng thiện căn để chúng không bị mất đi. Phật tử chúng ta hồi hướng vì tất cả chúng sanh hữu tình; tuy nhiên, mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là đạt được giác ngộ tối thượng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hồi hướng? Bồ Tát Shantideva nói rằng: “Cho dù có bao nhiêu hành vi xuất sắc mà các bạn đã thực hiện trong vô lượng kiếp, nhưng sự bố thí hay cúng dường Như Lai đó, tất cả sẽ tàn lụi trong một cơn giận dữ.” Điều này xảy ra nếu chúng ta không chịu hồi hướng thiện đức của mình. Do đó, chúng ta phải hồi hướng những thiện căn của mình nếu chúng ta không muốn những thiện căn này bị hủy diệt đi bởi một cơn giận dữ. Khi chúng ta hồi hướng, giống như là thiện căn của chúng ta được bỏ vào một nơi an toàn. Chúng ta hòa trộn thiện căn của mình với thiện căn của những đấng Chiến Thắng và những pháp tử của các ngài. Giống như một giọt nước, thiện căn của bản thân của chúng ta, được hòa trộn với biển cả, thiện đức của những đấng Chiến Thắng, và như vậy giọt nước sẽ không biến mất cho đến khi nào biển cả khô cạn. Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướngcầu nguyện có đầy quyền năng. Qua quyền năng của hồi hướngcầu nguyện mà ngài Xá Lợi Phất đã trở thành bậc đại trí tuệ trong các bậc trí tuệ. Thiện đức của chúng ta cũng giống như một con ngựa và sự cầu nguyện của chúng ta như là dây cương. Một thí dụ khác là vàng. Nó có thể được tạo thành một bức tượng hay một đồ dùng thông thường. Tất cả tùy thuộc vào người thợ bạc. Điều này giống như trường hợp của những kết quả của công đức của chúng ta. Tùy thuộc vào sự hồi hướngcầu nguyện của chúng ta, kết quả của công đức chúng ta sẽ cao hay thấp. Chúng ta, những người Phật tử thuần thành nên luôn nghe theo lời chỉ dẫn của các bậc cổ đức trong Phật giáo cũng như trong các kinh điển Phật giáohành trì một cách thông minh, nghĩa là phải chọn những cách tu thích hợp với trường hợp cá nhân của mình. Nếu cần thì có thể sửa đổi cho phù hợp. Hạ thủ công phu cho tới khi nào những phiền não căn bản như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đều bị nhổ tận gốc, thì tự nhiên ta thấy thân tâm vượt thoát khỏi ngục tù của sinh tử, ngũ ấmtam giới. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, người con Phật chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, người con Phật chơn thuần phải dụng công tu hành cho đến khi thành Phật quả.

 

I.    Tổng Quan Về Tu Hành Theo Quan Điểm Phật Giáo:

Tu hành trong Phật giáothực hành những giáo pháp của Đức Phật trên căn bản liên tụcđều đặn. Tu tập trong Phật giáo cũng có nghĩa là trưởng dưỡng Bồ Đề bằng cách tu tập giới, định, tuệ. Như vậy tu tập trong Phật giáo không chỉ thuần là ngồi thiền hay niệm Phật, mà nó bao gồm cả việc tu tập lục ba la mật, thập ba la mật, hay ba mươi bảy phẩm trợ đạo, vân vân. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng thời gian rất ư là quý báu. Một tấc thời gian là một tấc mạng sống, chớ nên để cho thời gian trôi qua một cách lãng phí. Có người nghĩ rằng: “Hôm nay khoan hẳn tu, chờ đến ngày mai rồi hãy tu.” Nhưng khi ngày mai đến thì họ lại hẹn lần hẹn lựa đến ngày mai nữa, rồi ngày mai nữa, hẹn mãi cho đến lúc đầu bạc, răng long, mắt mờ, tai điếc. Lúc đó dầu có muốn tu đi nữa thì thân thể cũng đã rã rời, chẳng còn linh hoạt, thân nào còn có nghe mình nữa đâu. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta sống trên đời nầy nào khác chi cá nằm trong vũng nước nhỏ, chẳng bao lâu sau, nước sẽ cạn, rồi mình sẽ ra sao? Bởi thế cổ đức có dạy: “Một ngày trôi qua, mạng ta giảm dần. Như cá trong nước, thử hỏi có gì mà vui sướng? Hãy siêng năng tinh tấn tu hành, như lửa đốt đầu. Chỉ nhớ vô thường, đừng có buông lung.” Từ vô lượng kiếp, chúng ta không có cơ may gặp được Phật Pháp nên không biết làm sao tu hành, nên hết sanh rồi lại tử, hết tử rồi lại sanh. Thật đáng thương làm sao! Hôm nay chúng ta có duyên may, gặp được Phật Pháp, thế mà chúng ta vẫn còn chần chờ chẳng chịu tu. Quý vị ơi! Thời gian không chờ đợi ai, thoáng một cái là thân ta đã già, mạng ta rồi sẽ kết thúc. Pháp môn tu Đạo thì có đến tám mươi bốn ngàn thứ. Nói về hiểu biết thì thứ nào chúng ta cũng nên hiểu biết, chớ đừng tự hạn hẹp mình trong một thứ mà thôi. Tuy nhiên, nói về tu tập thì chúng ta nên tập trung vào pháp môn nào thích hợp với chúng ta nhất. Tu có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh và giữ giới; tuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lánh dữ. Theo Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đây là một trong bốn hạnh của Thiền giả. Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: “Ta từ bao kiếp trước buông lung không chịu tu hành, nặng lòng thương ghét, gây tổn hại không cùng. Đời nay tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dữ đã gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách chi ai. Như kinh đã nói ‘gặp khổ không buồn.’ Vì sao vậy? Vì đã thấu suốt luật nhân quả vậy. Đây gọi là hạnh trả oán để tiến bước trên đường tu tập.” Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Chuyên làm những việc không đáng làm, nhác tu những điều cần tu, bỏ việc lànhchạy theo dục lạc, người như thế dù có hâm mộ kẻ khác đã cố gắng thành công, cũng chỉ là hâm mộ suông (209).” Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, có một vị sa môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tiếng ông buồn bã như tiếc nuối muốn thối lui. Đức Phật liền hỏi: “Xưa kia khi ở nhà ông thường làm nghề gì?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, con thích chơi đàn cầm.” Đức Phật hỏi tiếp: “Khi dây đàn chùng thì ông làm sao?” Ông bèn trả lời: “Bạch Thế Tôn, khi dây đàn chùng thì đàn không kêu được.”  Phật hỏi lại: “Khi dây đàn căng quá thì ông làm sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi đàn căng quá thì mất tiếng.” Phật lại hỏi: “Không căng không chùng thì sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi dây không căng không chùng thì tiếng kêu tốt với âm thanh đầy đủ.” Đức Phật bèn dạy: “Người Sa Môn học đạo lại cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới đắc đạo. Đối với sự Tu Hành căng thẳng quá, làm cho thân mệt mỏi, khi thân mệt mỏi thì tâm ý sanh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnhan lạc, đạo mới không mất được.” Chúng ta có thể tu tập bi điền”. Thương xót những người nghèo hay cùng khổ, đây là cơ hội cho bố thí. Chúng ta cũng có thể tu tập kính điền. Kính trọng Phật và Hiền Thánh Tăng. Hoặc học nhân điền, hay tu tập phước bằng cách cúng dường những người hãy còn đang tu học. Hoặc vô học nhân điền, hay tu tập phước bằng cách cúng dường cho những người đã hoàn thành tu tập. Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướng cũng là một trong những cách tu tập tuyệt vờihồi hướng có nghĩa là hồi hướng công đức thiện lành của một người hay một vật, đến cho một người hay một vật khác. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng có nghĩa là tu tập Bố ThíChúng ta, những người Phật tử thuần thành nên luôn nghe theo lời chỉ dẫn của các bậc cổ đức trong Phật giáo cũng như trong các kinh điển Phật giáohành trì một cách thông minh, nghĩa là phải chọn những cách tu thích hợp với trường hợp cá nhân của mình. Nếu cần thì có thể sửa đổi cho phù hợp. Hạ thủ công phu cho tới khi nào những phiền não căn bản như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đều bị nhổ tận gốc, thì tự nhiên ta thấy thân tâm vượt thoát khỏi ngục tù của sinh tử, ngũ ấmtam giới. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, người con Phật chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, người con Phật chơn thuần phải dụng công tu hành cho đến khi thành Phật quả.

 

II.   Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát:

Tổng Quan Về Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát: Theo giáo thuyết nhà Phật, hồi hướng có nghĩa là hồi hướng công đức thiện lành của một người hay một vật, đến cho một người hay một vật khác. Nói cách khác, trong Phật giáo tu tập Hồi Hướng có nghĩa là tu tập Bố Thí. Bố thí theo tiếng Phạn là Dana hay cho ra. Thông thường, bố thí  chỉ một thái độ quảng đại. Đàn na quan hệ với việc phát triển một thái độ sẵn sàng cho ra những gì mà mình có để làm lợi lạc chúng sanh. Trong Phật giáo Đại thừa, đây là một trong lục Ba La Mật. Hành vi tự phát tặng cho tha nhân một vật, năng lượng hay trí năng của mình. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là tác động quan trọng  nhất làm tăng công đức tu hành mà một vị Bồ Tát tu tập trên đường đi đến Phật quả. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, đàn na là một trong mười pháp “quán chiếu” và là những tu tập công đức quan trọng nhất. Đàn na là một thành phần chủ yếu trên đường tu tập thiền quán, vì chính đàn na giúp chúng ta vượt qua tánh ích kỷ, đem lại lợi lạc cho cả đời này lẫn đời sau. Bố Thí là hạnh tu đầu của sáu phép Ba La Mật. Ba La Mật có nghĩa là đưa người sang bờ bên kia, tức là bờ giải thoát; giải thoát khỏi bệnh tật, nghèo đói, vô minh, phiền não, sanh tử. Tuy nhiên, Phật pháp nói dễ khó làm. Bố thí tức là dùng tài sản vật chất hoặc Phật pháp bố thí cho người khác. Có người lúc cần bố thí thì không chịu bố thí. Ngược lại, lúc nào cũng muốn người khác cho mình, càng nhiều càng tốt. Người ấy luôn tìm cách chiếm đoạt tiện nghi. Vì vậy nói Phật pháp nói dễ khó làm là ở chỗ nầy. Tu tập Hồi Hướnghạnh nguyện thứ mười trong Mười Phổ Hiền Hạnh Nguyện: Phổ Giai Hồi Hướng. Bất cứ công đức nào mà vị Bồ Tát thu thập được bằng cách chân thành đảnh lễ chư Phật và bằng cách thực hành mọi thứ công hạnh trên, các công hạnh nầy sẽ được chuyển giáo cho lợi lạc của hết thảy chúng sanh đầy khắp trong vũ trụ nầy. Ngài sẽ hồi hướng tất cả mọi công đức của ngài như thế vào việc làm cho chúng sanh cảm thấy an ổn, không bị bệnh tật, tránh xa các hành động xấu ác, thực hành mọi hành động tốt, sao cho nếu có sự ác nào thì đều bị ngăn chận và con đường đúng dẫn đến Niết Bàn được mở ra cho Trời và Người. Nếu có chúng sanh nào đang chịu khổ vì các kết quả của ác nghiệp mà họ đã phạm trong quá khứ thì vị Bồ Tát sẽ sẵn sàng hy sinh gánh lấy mọi đau thương  cho họ để họ được giải thoát khỏi nghiệp và cuối cùng làm cho họ thể chứng sự giác ngộ tối thượng. Vị Bồ Tát nguyện sẽ hồi hướng mọi công đức nầy cho kẻ khác, không mệt mỏi cho đến tận cùng thế giới.

Tu Tập Hồi Hướng Công ĐứcHồi hướng công đứcmục tiêu hay hướng đi mà Bồ Tát và Phật đã tận tụy tu hành cứu độ chúng sanh. Đây là một trong những ý niệm đặc biệt nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Pháp tu hồi hướng công đức là một trong những pháp tu đặc biệt của Phật giáo. Kỳ thật, học thuyết hồi hướng công đức là một trong những phần quan trọng nhất trong giáo lý của Đức Phật. Việc hồi hướng được thực thi bởi người làm nên công đứcquyết định rằng ai ai cũng có thể cùng hưởng công đức này của mình. Tuy nhiên, việc hồi hướng công đức chỉ có hiệu quả khi người thọ nhận công đức ý thức được điều thiện và hoan hỷ thọ nhận công đức mà thôi. Hồi hướng công đức tự nó chính là một hành động thiện lành, thêm vào công đức của các việc thiện đã làm thì kết quả thật là không thể nghĩ bàn. Hồi Hướng có nghĩa là chuyển cái gì đó từ người nầy sang người khác. Như vậy, hồi hướng công đức là chuyển công đức từ người nầy sang người khác. Theo Kinh Lăng Già, hồi hướng là sự chuyển nhượng, đặc biệt là chuyển nhượng công đức của một người sang người khác hay chuyển đến sự thể chứng trí tuệ tối thượng. Đây là một trong những ý niệm đặc sắc của Phật Giáo Đại Thừa Hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác. Hồi hướng được làm cũng để có ước nguyện rằng thiện căn của các bạn sẽ không bị biến mất.

 Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hồi hướng? Bồ Tát Shantideva nói rằng: “Cho dù có bao nhiêu hành vi xuất sắc mà các bạn đã thực hiện trong vô lượng kiếp, nhưng sự bố thí hay cúng dường Như Lai đó, tất cả sẽ tàn lụi trong một cơn giận dữ.” Điều này xãy ra nếu chúng ta không chịu hồi hướng thiện đức của mình. Do đó, chúng ta phải hồi hướng những thiện căn của mình nếu chúng ta không muốn những thiện căn này bị hủy diệt đi bởi một cơn giận dữ. Khi chúng ta hồi hướng, giống như là thiện căn của chúng ta được bỏ vào một nơi an toàn. Chúng ta hòa trộn thiện căn của mình với thiện căn của những đấng Chiến Thắng và những pháp tử của các ngài. Giống như một giọt nước, thiện căn của bản thân của chúng ta, được hòa trộn với biển cả, thiện đức của những đấng Chiến Thắng, và như vậy giọt nước sẽ không biến mất cho đến khi nào biển cả khô cạn. Hồi hướngcầu nguyện có đầy quyền năng. Qua quyền năng của hồi hướngcầu nguyện mà ngài Xá Lợi Phất đã trở thành bậc đại trí tuệ trong các bậc trí tuệ. Thiện đức của chúng ta cũng giống như một con ngựa và sự cầu nguyện của chúng ta như là dây cương. Một thí dụ khác là vàng. Nó có thể được tạo thành một bức tượng hay một đồ dùng thông thường. Tất cả tùy thuộc vào người thợ bạc. Điều này giống như trường hợp của những kết quả của công đức của chúng ta. Tùy thuộc vào sự hồi hướngcầu nguyện của chúng ta, kết quả của công đức chúng ta sẽ cao hay thấp.

Theo các truyền thống Phật giáo Đại Thừa, công đứctính chất trong chúng ta bảo đảm những ơn phước tinh thần hay vật chất sắp đến. Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng ước ao công đức, tạo công đức, thu thập và tàng chứa công đức, dù xứng đáng thế nào chăng nữa vẫn ẩn tàng một mức độ ích kỷ đáng kể. Từ bấy lâu nay công đức vẫn là chiến thuật nhằm làm yếu đi những chấp thủ về của cảigia đình nơi những Phật tử hãy còn yếu kém  về phương diện tâm linh, để đưa họ về một hướng duy nhất, nghĩa là sự thủ đắc công đức. Nhưng đây, dĩ nhiên chỉ áp dụng cho những ai đang ở mức độ  tâm linh thấp. Ở những  giai đoạn cao hơn người ta phải quay đi cả với hình thức thủ đắc này, người ta phải sẳn sàng bỏ kho tàng công đức của mình vì hạnh phúc của người khác. Phật giáo Đại Thừa đã rút ra kết luận này, và mong mỏi tín đồ hồi hướng cho những người khác công đức của riêng mình như kinh điển đã viết: “Hồi hướng hay trao tặng công đức của họ  cho sự giác ngộ của mọi chúng sanh. Qua công đức của tất cả mọi thiện pháp của tôi, tôi mong ước xoa dịu nỗi khổ đau trầm thống của tất cả chúng sanh, tôi ao ước là y sĩ, thầy thuốc và kẻ nuôi bệnh chừng nào còn có bệnh tật. Qua những cơn mưa thực phẩm và đồ uống, tôi ao ước dập tắt ngọn lửa của  đói khát. Tôi ao ước là một kho báu vô tận cho kẻ bần cùng, một tôi tớ cung cấp tất cả những gì họ thiếu. Cuộc sống của tôi và tất cả  mọi cuộc tái sanh, tất cả mọi của cải, tất cả mọi công đức mà tôi đã thủ đắc hay sẽ thủ đắc, tất cả những điều đó tôi xin từ bỏ không chút hy vọng lợi lạc cho riêng mình, hầu cho sự giải thoát của tất cả chúng sanh có thể thực hiện.”

Theo các truyền thống Tây Tạng, cái gì được hồi hướng? Thiện căn của một người được hồi hướng. Tại sao phải hồi hướng thiện căn? Hồi hướng thiện căn để chúng không bị mất đi. Các bạn hồi hướng với mục đích cuối cùng là gì? Hồi hướng với mục đích cuối cùngđạt được giác ngộ tối thượng. Vì ai mà các bạn phải hồi hướng những thiện căn của mình? Hồi hướng vì tất cả chúng sanh hữu tình. Làm thế nào để các bạn hồi hướng những thiện căn này? Hồi hướng qua phương pháp và khái niệm đúng đắn. Điều này có nghĩa rằng chúng ta nên hồi hướng những thiện căn bằng sự hợp nhất của phương pháptrí tuệ. Chúng ta phải phát triển khái niệm đúng về ba thành phần của hành động hồi hướng. Nói cách khác, các bạn nên phủ nhận sự khẳng định hay tin tưởng rằng điều để hồi hướng, cái đích cuối cùng của sự hồi hướngchúng sanh hữu tình mà các bạn đã hồi hướng đến không thiếu sự hiện hữu tự nhiên sẵn có. Suy nghĩ rằng ba thành phần của hồi hướng này thiếu sự hiện hữu tự nhiên sẵn có tránh cho các bạn bám víu vào điều được hồi hướng như là nó đã được thiết lập. Mục đích của Hồi Hướng theo Mật Giáo là tạo nhân lành để cho tha nhân tiếp tục tiến tu trên đường Đại Thừa. Phật tử thuần thành luôn nguyện: “Chúng con xin hồi hướng mọi công đức lành đã tạo ra là nhân giúp cho chúng con gìn giữ Chánh Pháp của kinh điển và của nội chứng, và thành tựu không ngoại lệ những cầu nguyệnđức hạnh của vô lượng chư Phật và chư Bồ Tát trong ba đời. Nương nhờ năng lực của các công đức từ vô lượng kiếp, xin nguyện chúng con không bao giờ rời xa bốn phạm trù của Đại Thừa, và xin cho chúng con đi trên con đường đạo, hành trình đến tận đích của sự từ bỏ thế tục, phát triển Bồ Đề tâm, tu học chánh kiến và hai giai đoạn.” Kệ Kết Thúc Hồi Hướng theo truyền thống Tây Tạng: “Từ hai tích lũy công đức, lớn như hư không mà chúng con đã thu thập từ những tu tập hành trì tinh tấn qua vô lượng thời gian. Xin nguyện cho đệ tử đạt thành Phật, thành Đạo Sư dẫn dắt tất cả các chúng sanh mà con mắt trí tuệ vẫn còn bị che mờ bởi si mê. Dù nếu đệ tử chưa đạt được nguyện trên, xin cho chúng con được sống  trong ánh từ bi của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát suốt các kiếp vị lai. Xin cho chúng con tìm học được những pháp hay nhất trong giáo lý của con đường thứ lớp viên mãn. Đệ tử nguyện xin tu tập để hoan hỷ chư Phật, dùng những phương tiện thiện xảo rút từ mãnh lực của từ bi. Xin cho chúng con làm xóa tan màn đen của tâm thức mọi chúng sanh với những mốc chỉ của con đường đạo mà chúng con đã nhận thức thông suốt. Xin nguyện cho chúng con có thể gìn giữ Phật Pháp mãi mãi, với tâm chúng con rải từ bi ra mọi phương, mang theo những giáo pháp tôn quý nhất, chưa được rao truyền hoặc đã được hoằng hóa nhưng đã suy tàn. Xin cho chúng con rao truyền kho tàng hạnh phúc thường tại và lợi tha. Xin nguyện cho tâm thức của những hành giả đạo Giác Ngộ Giải Thoát có niềm an lạc vô biên. Và các hạnh nguyện chư Phật được ấp ủ, tồn tại mãi mãi nhờ chính Pháp Môn Thứ Lớp Lam Rim để đạt Giác Ngộ viên mãn do những đạo hạnh mầu nhiệm của chư Phật và các môn sinh đệ tử của người. Xin cho tất cả các chúng sanh cõi người và các cõi khác tiêu trừ mọi chướng ngại, mang lại thuận duyên tu tập hành trì con đường đạo xuất sắc đời đời kiếp kiếp không rời xa con đường đạo pháp thanh tịnh nhất mà chư Phật tán thán. Mỗi lần  có người nào cố gắng tinh tấn hành trì theo giáo pháp Đại Thừa Thập Địa đức hạnh, xin nguyện cho người đó được hộ trì che chở bởi đấng đại hùng đại lực. Và xin nguyện cho biển pháp phát triển và truyền bá mọi nơi.”

 

III.  Tu Tập Hồi HướngCông Năng Giúp Hành Giả Loại Bỏ Được Sự Bám Víu Vào Cái Ngã:

Sự bám víu vào cái ngã còn gọi là Ngã Ái. Có lẽ khi chưa biết tu chúng ta chỉ hạn cuộc về quyền lợi cho chính mình, chẳng hạn như “Tôi muốn cái này, tôi không muốn cái kia”, vân vân. Thái độ hẹp hòi này chỉ bận tâm đến riêng mình. Lối suy tư vị kỷ như vậy chỉ chú trọng đến sự an lạc của “cái tôi” duy nhất, mà không thiết gì đến hạnh phúc của người khác. Quan niệm hẹp hòi cực đoan ấy làm cho ta tự khép kín lại. Dù chúng ta không nói ra, nhưng sự khép kín này cũng đồng nghĩa với ý nghĩ “Tôi là con người quan trọng nhất trong vũ trụ này. Ai chết mặc ai, không dính dáng gì đến tôi. Chỉ có hạnh phúc của mình tôi là đáng kể.” Cho đến khi  nào chúng ta vẫn còn tập trung toàn lực vào hạnh phúc của riêng mình, dù là hạnh phúc thế tục hay siêu thế, thì chúng ta không thể nào kinh nghiệm cái bao la của một tâm hồn mở rộng. Cách duy nhất để đạt cái thấy toàn diện của giác ngộgiải thoát mình ra khỏi sự hạn hẹp của ngã chấp ngã ái này. Là Phật tử chơn thuần, chúng ta phải luôn cố gắng khắc phục thói quen vị kỷ và nghĩ đến hạnh phúc của người khác càng nhiều càng hay, vì đây là cách duy nhất để đạt đến một cái tâm khoáng đạt, cách duy nhất để có được hạnh phúc lâu bền. Làm sao để có được cái tâm khoáng đạt và hạnh phúc bền lâu? Chúng ta nên luôn tu tập hạnh “Hồi Hướng.” Hồi hướng công đức thiện lành của mình đến cho một người hay một vật khác. Hồi hướng công đứcmục tiêu hay hướng đi mà Bồ Tát và Phật đã tận tụy tu hành cứu độ chúng sanh. Đây là một trong những ý niệm đặc biệt nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Hơn nữa, hồi hướng còn có nghĩa là một khi mình đã tạo được những năng lực tốt lành trong tâm mình, mình quyết định san sẻ hạnh phúc ấy với càng nhiều người chừng nào càng tốt chừng ấy. Vì chỉ có hồi hướng mới giúp ta loại bỏ tánh “ích kỷ,” nhân của mọi rắc rối, lo buồn, khổ đau, và phiền não. Hãy nhìn Đức Thích Tôn Từ Phụ xem Ngài đã làm gì với cuộc đời của Ngài. Ngài đã từ bỏ mọi bám víu vào tự ngã, hoàn toàn hiến mình cho hạnh phúc của tha nhân, và hậu quả là Ngài đã đạt đến hạnh phúc tột đỉnh của sự toàn giác. Rồi hãy nhìn lại chúng ta, chúng ta luôn bị ám ảnh bởi cái “Tôi”, “Tôi” và “Tôi” và chúng ta được gì ngoài những khổ đau và bất mãn không ngừng nghỉ. Vì vậy Phật tử chơn thuần nên luôn tu tập hạnh “Hồi Hướng” để mang lại hạnh phúc bền lâu chẳng những cho mình, mà còn cho tha nhân nữa.

 

IV.  Giải Thích Tóm Lược Về Tu Tập Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ Tát:

Tu Tập Mười Thứ Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ TátThứ Nhất, Tu Tập Mười Thứ Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ Tát Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Theo kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 25, có mười thứ Hồi Hướng hay Thập Hồi Hướng, được thuyết giảng bởi chư tam thế chư Phật quá khứ, hiện tạivị laiThứ nhất cứu hộ tất cả chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướngThứ nhì Bất hoại hồi hướngThứ ba là đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướngThứ tư là chí nhứt thiết xứ hồi hướngThứ năm là Vô tận công đức tạng hồi hướngThứ sáu là Nhập nhứt thiết bình đẳng thiện căn hồi hướngThứ bảy là Đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướngThứ tám Chơn như tướng hồi hướngThứ chín là Vô phược, vô trước giải thoát hồi hướngThứ mười Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng  

Thứ Nhì, Tu Tập Mười Thứ Thiện Căn Hồi Hướng Theo Tinh Thần Của Chư Đại Bồ Tát Trong Kinh Hoa NghiêmTheo kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ thiện căn hồi hướng. Bồ Tát an trụ trong pháp nầy có thể được thiện căn hồi hướng vô thượng. Do thiện căn đồng thiện tri thức nguyện thành tựu như đây chớ thành tựu khác: Thiện tri thức tâm, thiện tri thức hành, thiện tri thức căn, thiện tri thức bình đẳng, thiện tri thức niệm, thiện tri thức thanh tịnh, thiện tri thức sở trụ, thiện tri thức thành mãn, và thiện tri thức bất hoại.

Tu Tập Theo Tinh Thần Cứu Hộ Tất Cả Chúng Sanh Ly Chúng Sanh Tướng Hồi HướngTheo lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 25, Hồi Hướng, chư Bồ Tát cứu hộ chúng sanh giải thoát khỏi chúng sanh tướng, chư Bồ Tát nghĩ rằng: Thứ nhất là Nguyện đem những thiện căn nầy làm lợi ích khắp chúng sanh: a) Làm cho họ thanh tịnh đến nơi rốt ráo. b) Đến bến bờ rốt ráo. c) Lìa hẳn vô lượng khổ não của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la. Thứ nhì Đại Bồ Tát lúc trồng thiện căn, nguyện đem thiện căn của mình hồi hướng như vầy: a) Tôi sẽ làm nhà cho tất cả chúng sanh để họ thoát khỏi tất cả sự khổ. b) Tôi sẽ làm chỗ cứu hộ cho tất cả chúng sanh, khiến họ đều được giải thoát phiền não. c) Tôi sẽ làm chỗ quy-y của tất cả chúng sanh, khiến họ đều được xa lìa sự bố úy. d) Tôi sẽ làm chỗ xu hướng cho tất cả chúng sanh, khiến họ được đến nơi nhứt thiết trí. e) Tôi sẽ làm chỗ an ổn cho tất cả chúng sanh, khiến họ được an ổn rốt ráo.f) Tôi sẽ làm ánh sáng cho tất cả chúng sanh, khiến họ được trí quang diệt si ám. g) Tôi sẽ làm đèn để phá tối vô minh cho họ. h) Tôi sẽ làm đèn cho tất cả chúng sanh, khiến họ an trụ nơi rốt ráo thanh tịnh. i) Tôi sẽ làm Đạo sư cho tất cả chúng sanh dẫn dắt họ vào pháp chơn thiệt. j) Tôi sẽ làm Đại Đạo Sư cho tất cả chúng sanh, ban cho họ trí huệ lớn vô ngạiThứ ba Đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, bình đẳng lợi ích tất cả chúng sanh, rốt ráo đều khiến họ được nhứt thiết trí. a) Đại Bồ Tát lợi ích hồi hướng cho hàng chẳng phải thân hữu đồng như đối với hàng thân hữu của mình. b) Bồ Tát đã nhập tánh bình đẳng của tất cả pháp, với tất cả chúng sanh không có một quan niệm là chẳng phải thân hữu. c) Giả sửchúng sanh nào đem lòng oán hại Bồ Tát, Bồ Tát nầy cũng vẫn thương mến họ với tâm bi mẫn, trọn không hờn giậnThứ tư Bồ Tát luôn làm thiện tri thức cho khắp cả chúng sanh. Đem Chánh Pháp giảng thuyết cho chúng sanh, khiến họ tu tậpThứ năm Bồ Tát hồi hướng vì: a) Chư Bồ Tát như biển cả, không thể biến hoại bởi chất độc. Tất cả những kẻ ngu muội, vô trí, vô ân, sân độc, kiêu mạn, mê tối, không biết pháp lành, cũng không làm bức hại hay loạn động tâm Bồ Tát được. b) Ví như mặt nhựt hiện ra nơi thế gian: Chẳng do vì kẻ sanh manh mà lại ẩn đi không sáng. Lại cũng chẳng vì sương mù hay a-tu-la, cây diêm phù đề, gộp cao, hang sâu, bụi khói hay mây mù che chướng.  Lại cũng chẳng vì thời tiết biến đổi mà ẩn đi không sáng. c) Chư Bồ Tát hồi hướng  với phước đức lớn, với tâm sâu rộng. d) Hồi hướng vì muốn rốt ráo công đức trí huệ, nên đối với pháp thắng thượng lập chí nguyện pháp quang chiếu khắp thấy tất cả nghĩa, nơi các pháp môn trí huệ tự tại, thường vì lợi ích chúng sanhtu pháp lành, chẳng bao giờ lầm sanh lòng tổn hại chúng sanhThứ sáu là Chẳng vì chúng sanh tệ ác mà rời bỏ chẳng tu hồi hướngThứ bảy là Chỉ dùng giáp trụ đại nguyện để tự trang nghiêm, luôn cứu hộ chúng sanh không thối chuyểnThứ tám là Chẳng vì chúng sanh vô ân mà thối Bồ Tát hạnh, bỏ Bồ Đề đạoThứ chín là Chẳng vì ở chung với kẻ phàm ngulìa bỏ tất cả thiện căn như thậtThứ mười là Chẳng vì chúng sanh thường sanh lỗi ác khó nhẫn thọ được mà sanh lòng nhàm mỏi. Thứ mười một Đại Bồ Tát chẳng phải chỉ vì cứu hộ một chúng sanh mà tu các thiện căn hồi hướng vô thượng Bồ Đề, mà chính vì cứu hộ khắp tất cả chúng sanh vậy. Thứ mười hai là chẳng phải vì thanh tịnh một Phật độ, tin một Đức Phật, thấy một Đức Phật, rõ một pháp, nhưng chính vì thanh tịnh khắp tất cả Phật độ, tin khắp tất cả chư Phật, thấy khắp tất cả chư Phật, hiểu tất cả Phật phápphát khởi đại nguyện  tu các thiện căn hồi hướng vô thượng Bồ ĐềThứ mười ba là chư Bồ Tát nguyện rằng: “Do thiện căn của tôi đây, nguyện tất cả các loài, tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, công đức viên mãn, chẳng bị trở ngại hư hoại, không cùng tận, thường được tôn trọng, chánh niệm chẳng quên, được trí huệ quyết định, đủ vô lượng trí, ba nghiệp thân khẩu ý tất cả công đức viên mãn trang nghiêm.” Thứ mười bốn là do những căn lành nầy: a) Khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả chư Phật không bỏ qua. b) Khiến chúng sanh khởi lòng tin chư Phật thanh tịnh không hư hoại. c) Khiến chúng sanh được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc và nhớ không quên. d) Khiến chúng sanh tu hành đúng pháp. e) Khiến chúng sanh cung kính chư Phật. f) Khiến thân nghiệp chúng sanh thanh tịnh và an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn. g) Khiến chúng sanh lìa hẳn sự nghèo cùng. h) Khiến chúng sanh đầy đủ thất thánh tài. i) Khiến chúng sanh thường theo chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu. j) Tỏ ngộ bình đẳng. k) Trụ nhứt thiết trí. l) Dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh. m) Các tướng hảo trang nghiêm thân không tỳ vết. n) Lời nói tinh diệu. o) Công đức viên mãn. p) Các căn điều phục. q) Thành tựu thập lực. r) Tâm lành đầy đủ. s) Không chỗ y trụ. t) Khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ. Thứ mười lăm là do những căn lành nầy, khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả chư Phật không bỏ qua: a) Khiến chúng sanh khởi lòng tin chư Phật thanh tịnh không hư hoại. b) Khiến chúng sanh được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc và nhớ không quên: i) Khiến chúng sanh tu hành đúng pháp. ii) Khiến chúng sanh cung kính chư Phật. iii) Khiến thân nghiệp chúng sanh thanh tịnh và an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn. iv) Khiến chúng sanh lìa hẳn sự nghèo cùng. v) Khiến chúng sanh đầy đủ thất thánh tài. vi) Khiến chúng sanh thường theo chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu. vii) Tỏ ngộ bình đẳng. viii) Trụ nhứt thiết trí. ix) Dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh. x) Các tướng hảo trang nghiêm thân không tỳ vết. xi) Lời nói tinh diệu. xii) Công đức viên mãn. xiii) Các căn điều phục. xiv) Thành tựu thập lực. xv) Tâm lành đầy đủ. xvi) Không chổ y trụ. xvii) Khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ. c) Quyết muốn cứu hộ các chúng sanh: i) Bị lưới ái vấn. ii) Bị lọng si che lấp. iii) Nhiễm cõi hữu lậu theo mãi không rời. iv) Vào trong lồng củi khổ não. v) Thực hành nghiệp ma. vi) Phước trí đều hết. vii) Thường ôm lòng nghi hoặc. viii) Chẳng thấy chỗ an ổn. ix) Chẳng biết đạo xuất ly. x) Ở trong sanh tử luân hồi mãi. xi) Luôn bị ngập chìm trong khổ bùn lầyThứ mười sáu Bồ tát chẳng vì tự thân mà cầu giải thoát, nhưng lại muốn đem chỗ tu hành của mình làm cho chúng sanh: a) Được thành bực trí huệ vô thượng. b) Được nhứt thiết trí. c) Qua khỏi vòng sanh tử. d) Được thoát tất cả khổ. Thứ mười bảy Bồ Tát nguyện vì khắp tất cả chúng sanh chịu đủ sự khổ, khiến họ đều ra khỏi hố sanh tử khổ. Thứ mười tám Bồ Tát luôn nguyện vì khắp tất cả chúng sanh mà tận vị lai kiếp chịu tất cả khổ trong các ác đạo nơi tất cả thế giới, nhưng vẫn luôn vì chúng sanhtu thiện căn. Thứ mười chín Bồ Tát thà riêng mình chịu mọi sự khổ, đem thân chuộc tất cả ác đạo chúng sanh, khiến họ được giải thoát, chớ chẳng để chúng sanh đọa nơi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, hay a-tu-la. Thứ hai mươi Bồ Tát nguyện bảo hộ tất cả chúng sanh trọn chẳng rời bỏ. Đây là lời nguyện thành thựccứu hộ chúng sanhphát tâm Bồ Đề, chớ chẳng phải vì tự thân mà cầu đạo vô thượngThứ hai mươi mốt Bồ Tát chẳng phải vì cầu phước hưởng lạc trong ba cõi mà tu hạnh Bồ Đề. Tại sao vậy? Bởi vì: a) Phước lạc thế gian chẳng gì chẳng khổ. b) Phước lạc thế giancảnh giới ma. c) Chỉ có kẻ ngu mới tham trước phước lạc thế gian, chứ chư Phật thì thường hay quở trách vì tất cả khổ nạn đều nhơn đó mà sanh. d) Tất cả ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, đến giận hờn, kiện cáo, hủy nhục đều do tham trước ngũ dục mà ra. e) Kẻ tham ngũ dục thời xa lìa chư Phật, chướng ngại sanh thiên, huống là được vô thượng Bồ ĐềThứ hai mươi hai Bồ Tát nguyện đem căn lành hồi hướng như vậy khiến tất cả chúng sanh đều được: a) Vui rốt ráo. b) Vui lợi ích. c) Vui bất thọ. d) Vui tịch tịnh. e) Vui vô động. f) Vui vô lượng. g) Vui bất xả ly sanh tử bất thối chuyển niết bàn. h) Vui bất diệt. i) Vui nhứt thiết tríThứ hai mươi ba Bồ Tát nguyệnchúng sanh mà làm: a) Làm điều ngự sư. b) Làm chủ binh thần. c) Cầm đuốc đại trí chỉ đường an ổn khiến chúng sanh lìa hiểm nạn. d) Dùng phương tiện khiến chúng sanh biết chơn thiệt nghĩa. e) Nơi biển sanh tử, chư Bồ Tát làm thuyền trưởng khéo giỏi đủ trí đưa các chúng sanh đến bờ kia. Thứ hai mươi bốn là chư Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy, tùy nghi cứu hộ khiến chúng sanh: a) Thoát khỏi sanh tử. b) Thờ cúng tất cả chư Phật. c) Được trí vô ngại. d) Lìa các ma, xa bạn ác. e) Gần bạn lành Bồ Tát. f) Dứt trừ tội lỗi. g) Thành tựu tịnh nghiệp. h) Đầy đủ hạnh nguyện rộng lớn của Bồ Tátvô lượng thiện cănThứ hai mươi lăm là vì các chúng sanh không thể tự cứu, huống là cứu người?  Thế nên một mình Bồ Tát lập chí nguyện tu tập thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn: a) Vì muốn quảng độ tất cả chúng sanh. b) Vì muốn chiếu khắp tất cả chúng sanh. c) Vì muốn dẫn dắt tất cả chúng sanh. d) Vì muốn khai ngộ tất cả chúng sanh. e) Vì muốn đoái hoài tất cả chúng sanh. f) Vì muốn nhiếp thọ tất cả chúng sanh. g) Vì muốn thành tựu tất cả chúng sanh. h) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh hoan hỷ. i) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh vui đẹp. j) Vì muốn khiến tất cả chúng sanh dứt nghi. Thứ hai mươi sáu Bồ Tát hồi hướng như ánh mặt nhựt: a) Chiếu khắp tất cả mà chẳng cầu báo ân. b) Chẳng vì một chúng sanh ác hại mình mà bỏ tất cả chúng sanh khác, nên Bồ Tát chỉ siêng tu tập thiện căn hồi hướng, khiến khắp chúng sanh đều được an lạc. c) Chúng sanh dầu có kẻ ác muốn hại mình, Bồ Tát đều dung thứ, trọn chẳng do đây mà bỏ thệ nguyện. d) Thiện căn dầu ít, nhưng vì nhiếp khắp chúng sanh, nên Bồ Tát luôn dùng tâm hoan hỷ hồi hướng quảng đại. e) Nếu có thiện căn mà chẳng muốn lợi ích tất cả chúng sanh thì chẳng gọi là hồi hướng. f) Tùy một thiện căn dùng khắp chúng sanh làm cảnh sở duyên mới gọi là hồi hướngThứ hai mươi bảy Bồ Tát tu tập hồi hướng đặt để chúng sanh nơi pháp tánh vô trướcThứ hai mươi tám Bồ Tát tu tập hồi hướng thấy chúng sanh bất động bất chuyểnThứ hai mươi chín Bồ Tát tu tập hồi hướng vô y vô thủ đối với sự hồi hướngThứ ba mươi Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng lấy tướng thiện cănThứ ba mươi mốt Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phân biệt nghiệp báo thể tánhThứ ba mươi hai Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng tham trước tướng ngũ uẩnThứ ba mươi ba Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phá hoại tướng ngũ uẩnThứ ba mươi bốn Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp lấy nghiệp. Thứ ba mươi lăm Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng cầu quả báoThứ ba mươi sáu Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng nhiễm trước nhơn duyênThứ ba mươi bảy Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng phân biệt nhơn duyên khởi. Thứ ba mươi tám Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp danh tiếngThứ ba mươi chín Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp xứ sở. Thứ bốn mươi Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp pháp hư vọngThứ bốn mươi mốt Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp chúng sanh tướng, thế giới tướng hay tâm ý tướng. Thứ bốn mươi hai Bồ Tát tu tập chẳng khởi tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảoThứ bốn mươi ba Bồ Tát tu tập hồi hướng chẳng chấp đường ngôn ngữThứ bốn mươi bốn Bồ Tát quán tánh chơn thật của chư pháptu tập hồi hướngThứ bốn mươi lăm Bồ Tát quán tánh bình đẳng của tất cả chúng sanhtu tập hồi hướngThứ bốn mươi sáu Bồ Tát dùng ấn pháp giới mà ấn các thiện căntu tập hồi hướngThứ bốn mươi bảy Bồ Tát quán các pháp lìa tham dục, hiểu các pháp không gieo trồng thì thiện căn lại cũng như vậy mà tu tập hồi hướngThứ bốn mươi tám Bồ Tát quán các pháp không hai, không sanh, không diệt mà tu tập hồi hướngThứ bốn mươi chín Bồ Tát dùng những thiện căn hồi hướng như vậy mà tu hành pháp đối trị thanh tịnhThứ năm mươi là Bao nhiêu thiện căn thảy đều tùy thuận pháp xuất thế, chẳng làm hai tướng. Thứ năm mươi mốt là chẳng phải túc nghiệpBồ Tát tu tập nhứt thiết tríThứ năm mươi hai Bồ Tát tu tập nhứt thiết trí: a) Chẳng phải lìa nghiệp mà tu tập nhứt thiết trí. b) Nhứt thiết trí chẳng phải túc nghiệp, cũng chẳng lìa nghiệp mà được; bởi thanh tịnh nghiệp như bóng sáng, nên quả báo cũng thanh tịnh như bóng sáng; báo như bóng sáng thanh tịnh nên nhứt thiết trí cũng thanh tịnh như bóng sáng. c) Lìa ngã, ngã sở và tất cả loạn động tư duy phân biệt mà đem các thiện căn tu tập hồi hướngThứ năm mươi ba Bồ Tát tu tập hồi hướng như vậy: a) Luôn độ thoát chúng sanh không thôi. b) Chẳng trụ pháp tướng. c) Dầu biết các pháp không nghiệp không báo mà khéo hay xuất sanh tất cả nghiệp báo không trái nghịch. d) Bồ Tát tu tập hồi hướng xa lìa các lỗi và được chư Phật khen ngợi.

Tu Tập Bất Hoại Hồi Hướng Theo Tinh Thần Bồ TátBất hoại hồi hướng là pháp Hồi hướng thứ nhì trong Thập Hồi hướng trong Kinh Hoa Nghiêm. Theo Pháp Tướng Tông thì đây là giai đoạn mà một vị Bồ Tát thấy tánh không một cách dễ dàng chứ không cần phải phân tích sự hiện hữu nữa. Thứ nhất, Đại Bồ Tát được đức tin bất hoại đối với tam thế chư Phật vì hay trọn phụng thờ tất cả chư Phật. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chư Bồ Tát, nhẫn đến đối với các Bồ Tát sơ phát tâm cầu vô thượng đạo, vì thệ tu tất cả Bồ Tát thiện căn không mỏi nhàm. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật pháp, vì phát chí nguyện sâu. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật giáo, vì thủ hộ trụ trì. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chúng sanh, vì lòng từ bình đẳng xem chúng sanh đem lòng thiện căn hồi hướng khắp lợi ích. Được đức tin bất hoại đối với tất cả pháp lành thanh tịnh, vì khắp họp vô biên thiện căn. Được đức tin bất hoại đối với đạo hồi hướng của tất cả Bồ Tát vì đầy đủ những thắng nguyện. Được đức tin bất hoại đối với các Bồ Tát pháp sư, vì đối với các Bồ Tát tưởng là Phật vậy. Được đức tin bất hoại đối với thần thông tự tại của tất cả Phật, vì thâm tín chư Phật khó nghĩ bàn. Được đức tin bất hoại đối với phương tiện thiện xảo của tất cả Bồ Tát, vì nhiếp thủ vô lượng vô số công hạnhThứ nhì, Đại Bồ Tát lúc an trụ đức tin bất hoại như vậy đối với Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn, Phật pháp, Phật giáo, chúng sanh vì trong đó khéo vun trồng thiện căn; khiến thêm tâm Bồ Đề; khiến lớn lòng từ bi; quán sát bình đẳng; tùy thuận tu học chỗ làm của chư Phật; vào nghĩa chơn thật; nhóm công hạnh phước đức; nhiếp thủ tất cả thiện căn thanh tịnh; thực hành bố thí lớn; tu các công đức; xem tam thế bình đẳngThứ ba, Bồ Tát dùng thiện căn công đức như vậy hồi hướng để tu Nhứt thiết trí; nguyện thường thấy Phật; nguyện gần các bạn lành; nguyện cùng ở với chư Bồ Tát; nguyện nhớ Nhứt thiết trí không rời; nguyện thọ trì Phật giáo siêng thủ hộ; nguyện bảo hộgiáo hóa thành thục tất cả chúng sanh; tâm thường hồi hướng đạo xuất thế; nguyện cúng dường hầu hạ tất cả pháp sư; hiểu rõ các pháp, ghi nhớ chẳng quên; nguyện tu hành đại nguyện, đều khiến đầy đủ. Thứ tư, Bồ Tát tu hồi hướng như vậy: a) Chứa nhóm thiện căn: Khi đã chứa nhóm thiện căn như vậy rồi, dùng những y báo của thiện căn nầy mà tu Bồ Tát hạnh, trong mỗi niệm thấy vô lượng Phật và phụng thờ cúng dường. b) Thành tựu thiện căn. c) Tăng trưởng thiện căn. d) Tư duy thiện căn. e) Hệ niệm (định) thiện căn. f) Phân biệt thiện căn. g) Làm cho mến thích thiện căn. h) Tu tập thiện căn. i) An trụ thiện cănThứ năm, chư Bồ Tát tôn kính cúng dường chư Phật trải qua vô lượng vô số bất khả thuyết kiếp, cúng dường luôn, không thối chuyển, không thôi nghỉ với những thứ quý báu: a) Vô số châu báu, hoa, tràng hoa, y phục, lọng, tràng, phan, đồ trang nghiêm. b) Vô số hương thoa, hương bột, hương hòa trộn, hương đốt. c) Vô số sự hầu hạ, thâm tín, mến ưa, tâm thanh tịnh, tôn trọng, ca ngợi, lễ kính. d) Vô số bửu tòa, hoa tòa, hương tòa, man tòa, chiên đàn tòa, y tòa, kim cang tòa, ma-ni tòa, bửu tắng  tòa, bửu sắc tòa. e) Vô số chỗ kinh hành trải hoa, trải báu,trải hương, trải tràng hoa, trải y phục, trải lụa màu. f) Vô số chỗ kinh hành trồng cây bửu-đa-la, lan can báu, lưới linh báu giăng che. g) Vô số cung điện báu, cung điện hoa, cung điện tràng hoa, cung điện hương, cung điện chiên đàn, cung điện diệu hương tạng, cung điện kim cang, cung điện ma ni, tất cả đều quý đẹp hơn ở cõi trời. h) Vô số cây báu, cây hương, cây bửu y, cây âm nhạc, cây diệu âm thinh, cây đồ trang nghiêm, cây hàng lụa báu, cây vòng báu. i) Vô số cây hoa hương tràng phan lọng trang nghiêm che mát các cung điện. J) Cung điện được trang nghiêm: i) Vô số mái hiên trang nghiêm. ii) Cửa chính cửa hông trang nghiêm. iii) Vô số lâu các trang nghiêm. iv) Vô số hình bán nguyệt trang nghiêm. v) Vô số màn trang nghiêm. vi) Vô số lưới vàng giăng che. vii) Vô số hương thơm tỏa khắp. viii) Vô số thảm báu trải đất. Thứ sáu, sau khi mỗi Đức Như Lai diệt độ, Bồ Tát cũng cúng dường xá lợi như đã cúng dường chư Phật, vì  muốn khiến chúng sanh: a) Muốn khiến chúng sanh khởi lòng tin thanh tịnh. b) Nhiếp thiện căn. c) Lìa các khổ. d) Hiểu biết rộng. e) Dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm. f) Chỗ tu hành được rốt ráo. g) Biết chư Phật xuất thế rất khó gặp. h) Được đủ vô lượng trí lực của Như Lai. i) Trang nghiêm cúng dường tháp miếu của chư Phật. j) Trụ trì Phật pháp. k) Bồ Tát cúng dường hiện tại chư Phật và xá lợi của Phật như vậy, dầu cả vô số kiếp nói cũng không thể hết. Thứ bảy, Bồ Tát tu tập vô lượng công đức vì muốn thành thục tất cả chúng sanh: a) Không thối chuyển. b) Không dứt nghỉ. c) Không nhàm. d) Không chấp. e) Lìa tâm tưởng. f) Không dừng lại bất cứ nơi đâu. g) Tuyệt hẳn sở y. h) Xa lìa ngã, ngã sở. i) Dùng pháp ấn như thật ấn chứng các nghiệp môn. j) Được pháp vô sanh. k) Trụ chỗ trụ của Phật. l) Quán tánh vô sanhThứ tám, chư Phật hộ niệm, phát tâm hồi hướng: a) Hồi hướng tương ưng với pháp tánh. b) Hồi hướng phương tiện nhập pháp vô tác chỗ làm được thành tựu. c) Hồi hướng phương tiện bỏ lìa chấp trước. d) Hồi hướng an trụ nơi vô lượng thiện xảo. e) Hồi hướng ra khỏi hẳn tất cả cõi hữu lậu. f) Hồi hướng khéo tu hành chẳng trụ nơi tướng. g) Hồi hướng nhiếp khắp tất cả thiện căn. h) Hồi hướng thanh tịnh khắp tất cả bồ tát hạnh rộng lớn. i) Hồi hướng phát tâm vô thượng bồ đề. j) Hồi hướng đồng trụ tất cả thiện căn. k) Hồi hướng đầy đủ tâm tín giải vô thượngThứ chín, Đại Bồ Tát lúc đem thiện căn hồi hướng như vậy, nghĩ rằng: a) Dầu theo sanh tử mà chẳng biến đổi. b) Cầu nhứt thiết trí chưa từng thối chuyển. c) Ở trong tam giớitâm không loạn động. d) Trọn có thể độ thoát tất cả chúng sanh. e) Chẳng nhiễm pháp hữu vi. f) Chẳng mất trí vô ngại. g) Bồ Tát hàng vị nhơn duyên vô tận. h) Các bị các pháp thế gian làm biến động. i) Thanh tịnh đầy đủ các Ba-La-Mật. j) Trọn có thể thành tựu nhứt thiết trí lực. k) Lìa các si ám. l) Thành tâm Bồ Đề. m) Khai thị quang minh. n) Tăng trưởng tịnh pháp. o) Hồi hướng thắng đạo. p) Đầy đủ các hạnh. Thứ mười, Bồ Tát lại tu tập hồi hướng bằng cách: a) Dùng ý thanh tịnh khéo hay phân biệt. b) Họ rõ biết chư pháp đều tùy tâm hiện. c) Họ rõ biết: i) Chư nghiệp như huyễn. ii) Báo như tượng. iii) Hành như hóa. iv) Pháp nhơn duyên sanh đều như vang. v) Tất cả Bồ Tát hạnh như bóng. vi) Xuất sanh pháp nhãn thanh tịnh vô trước vii) Thấy cảnh giới vô tác rộng lớn. viii) Chứng tánh tịch diệt. ix) Rõ pháp bất nhị, được pháp thiệt tướng. x) Đủ Bồ Tát hạnh, nơi các pháp không chấp sắc tướng. xi) Khéo hay thực hành những việc đồng sự mà không rời bỏ các pháp lành thanh tịnh. xii) Lìa tất cả chấp trước mà trụ hạnh vô trướcThứ mười một, Bồ Tát khéo léo tư duy không mê hoặc, chẳng trái các pháp, chẳng hoại nghiệp nhơn. Thứ mười hai, khéo hồi hướng và thấy rõ chơn thiệt. Thứ mười ba, biết pháp tánh, dùng sức phương tiện thành tựu nghiệp báo đến bờ kia. Thứ mười bốn, dùng trí huệ quán sát tất cả các pháp và được trí thần thôngThứ mười lăm, vô tácthực hành các nghiệp thiện căn tùy tâm tự tạiThứ mười sáu, Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy vì: a) Muốn độ thoát tất cả chúng sanh. b) Muốn chẳng dứt Phật chủng. c) Lìa hẳn nghiệp ma. d) Thấy nhứt thiết trí. e) Ước nguyện không ngằn mé, không nhàm bỏ. f) Lìa các cảnh giới, dứt những tạp nhiễmThứ mười bảy, Bồ Tát nguyện: a) Nguyện tất cả chúng sanh được trí thanh tịnh. b) Nguyện tất cả chúng sanh vào phương tiện giải thoát sâu. c) Nguyện tất cả chúng sanh ra khỏi pháp sanh tử. d) Nguyện tất cả chúng sanh được thiện căn của Phật. e) Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn tất cả ma nghiệp. f) Nguyện tất cả chúng sanh dùng ấn bình đẳng ấn khắp các nghiệp. g) Nguyện tất cả chúng sanh phát tâm vào thẳng nhứt thiết chủng tríthành tựu tất cả pháp xuất thế gian.

Bồ Tát Tu Tập Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi HướngTheo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 25, Thập Hồi Hướng, Đại Bồ Tát Đẳng nhứt thiết Phật hồi hướng hay là đệ tam hồi hướng trong thập hồi hướngThứ nhất, Đại Bồ Tát tùy thuận tu học đạo hồi hướng của tam thế chư PhậtThứ nhì, lúc tu học đạo hồi hướng nầy Bồ Tát thấy: a) Bồ Tát thấy tất cả lục trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, hoặc tốt hoặc xấu cũng chẳng sanh lòng ưa hay ghét. b) Tâm được tự tại, không lỗi lầm, rộng lớn, thanh tịnh, hoan hỷ, vui thích. c) Lìa những ưu não. d) Tâm ý nhu nhuyễn. e) Các căn thanh lươngThứ ba, Bồ Tát tu tập Thiện  Căn hồi hướng: a) Đại Bồ Tát được an lạc như vậy, lại phát tâm hồi hướng chư Phật, tự nghĩ rằng: i) Nguyện đem thiện căn của mình vun trồng hôm nay làm cho sự vui của chư Phật càng thêm. ii) Sự vui nơi an trụ bất tư nghì của Phật. iii) Sự vui nơi tam muội vô tỉ của chư Phật. iv) Sự vui đại từ bi vô hạn lượng. v) Sự vui giải thoát của tất cả chư Phật. vi) Sự vui đại thần thông không ngằn mé. vii) Sự vui vô lượng lực rốt ráo rộng lớn. viii) Sự vui tịch tịnh lìa những tri giác. ix) Sự vui thường chánh định trụ nơi vô ngại trụ. x) Sự vui thực hành hạnh vô nhị không đổi khác. b) Đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng Phật xong, lại đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát: i) Làm cho người chưa viên mãn được viên mãn. ii) Làm cho người tâm chưa thanh tịnh được thanh tịnh. iii) Làm cho người chưa tròn đủ Ba-La-Mật được tròn đủ. iv) Làm cho chúng sanh được an trụ nơi tâm kim cang Bồ Đề. v) Nơi nhứt thiết trí được bất thối chuyển. vi) Chẳng bỏ đại tinh tấn. vii) Thủ hộ môn Bồ Đề. viii) Tất cả thiện căn có thể khiến chúng sanh lìa bỏ ngã mạn, phát Bồ Đề tâm, chí nguyện được thành tựu viên mãn. ix) An trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát. x) Được các căn minh lợi của Bồ Tát. xi) Tu tập thiện căn, chứng Phật chủng trí. c) Đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát như thế rồi, lại đem hồi hướng tất cả chúng sanh: i) Nguyện cho tất cả chúng sanh có bao nhiêu thiện căn nhẫn đến rất ít chừng khảy móng tay, đều được thấy Phật, nghe pháp, kính Tăng. ii) Nguyện những thiện căn kia đều lìa chướng ngại. iii) Nguyện niệm Phật viên mãn. iv) Nguyện niệm Pháp phương tiện. v) Nguyện niệm Tăng tôn trọng. vi) Nguyện chẳng lìa thấy Phật. vii) Nguyện tâm được thanh tịnh. viii) Nguyện được các Phật pháp. ix) Nguyện xây vô lượng công đức. x) Nguyện thanh tịnh những thần thông. xi) Nguyện bỏ niệm nghi pháp. xii) Nguyện an trụ đúng Phật giáo. d) Bồ TátThanh Văn, Duyên Giác lại cũng hồi hướng như vậy. Thứ tư, chư Bồ Tát lại nguyện: a) Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Diêm-La-vương, vân vân. b) Nguyện tăng trưởng tâm Bồ Đề. c) Nguyện chuyên ý siêng cầu nhứt thiết chủng trí. d) Nguyện lìa hẳn sự hủy báng chánh pháp của chư Phật. e) Nguyện được sự an lạc của chư Phật. f) Nguyện thân tâm thanh tịnh. g) Nguyện chứng nhứt thiết tríThứ năm, Đại Bồ Tát có bao nhiêu thiện căn đều do đại nguyện phát khởi, chánh phát khởi, tích tập, chánh tích tập, tăng trưởng, chánh tăng trưởng, đều khiến rộng lớn đầy đủ. Thứ sáu, lúc đại Bồ Tát sống tại gia: a) Tuy cùng vợ con ở chung nhưng chưa từng tạm bỏ tâm Bồ Đề. b) Luôn tư duy cảnh nhứt thiết chủng trí. c) Luôn tự độ, độ tha khiến được rốt ráo. d) Luôn dùng phương tiện giáo hóa quyến thuộc của mình, khiến ai cũng vào trí Bồ Tátthành thục giải thoát. e) Dầu tại gia, ở chung cùng quyến thuộc mà không sanh lòng chấp trước. f) Vì bổn nguyện đại bi mà hiện ở nhà, vì từ tâmtùy thuận vợ con, nơi đạo thanh tịnh Bồ Tát vẫn không chướng ngại. g) Dầu Bồ Tát ở nhà tạo lập sự nghiệp, nhưng chưa từng tạm bỏ tâm nhứt thiết trí. h) Trong những mặc y phục, ăn thực phẩm, uống thuốc men, tắm rửa, xoay ngó, đi, đứng, ngồi, nằm, thân, ngữ, ý hoặc ngủ hoặc thức, vân vân, lòng Bồ Tát luôn hướng đến đạo vô thượng giác, chuyên nhiếp niệm tư duy nơi đây không lúc nào tạm bỏ. i) Vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh: Bồ Tát an trụ vô lượng đại nguyện Bồ Đề. Chư Bồ Tát nhiếp thủ vô số thiện căn; siêng thực hành những điều lành nhằm cứu độ khắp tất cả mọi loài. Chư Bồ Tát xa lìa tất cả kiêu mạn phóng dật. Chư Bồ Tát quyết định đến bực nhứt thiết trí. Trọn chẳng để tâm đến những đạo khác. Thường quán sát chư Phật Bồ Đề. Bỏ hẳn tất cả những pháp tạp nhiễm. Tu hành tất cả chỗ sở học của Bồ Tát. Nơi đạo nhứt thiết trí không bị chướng ngại. Chư Bồ Tát luôn trụ nơi trí địa; ưa thích tụng tập. Chư Bồ Tát dùng vô lượng trí huệ chứa nhóm những thiện căn. Tâm chẳng luyến thích tất cả thế gian. Bồ Tát chẳng nhiễm trước nơi công hạnh thực hành của mình.  Chuyên tâm thọ trì giáo pháp của chư Phật. Bồ Tát tại gia nhiếp khắp những thiện căn khiến được tăng trưởnghồi hướng chư Phật vô thượng Bồ ĐềThứ bảy, Bồ Tát lúc thí cho súc sanh ăn một nắm một hột đều nguyện: a) Nguyện sẽ làm cho các loài nầy thoát khỏi thọ báo súc sanh mà được lợi ích an vui rốt ráo giải thoát. b) Ra khỏi hẳn biển khổ. c) Dứt hẳn khổ thọ. d) Trừ hẳn khổ uẩn hành uẩn. e) Dứt hẳn khổ giác, khổ tự, khổ hạnh, khổ nhơn, khổ bổn và các khổ xứ. Thứ tám, Bồ Tát chuyên tâm tưởng nhớ tất cả chúng sanh, dùng thiện căn nầy mà hồi hướng nhứt thiết chủng tríThứ chín, Bồ Tát sơ phát tâm: a) Nhiếp khắp chúng sanh. b) Tu những thiện căn đem hồi hướng tất cả chúng sanh. i) Khiến họ được thoát ly sanh tử. ii) Khiến họ được sự khoái lạc vô ngại của các Như Lai. iii) Khiến họ ra khỏi biển phiền não. iv) Khiến họ tu đạo Phật. v) Khiến chúng sanh từ tâm cùng khắp. vi) Khiến chúng sanh bi lực cùng khắp. vii) Khiến tất cả được vui thanh tịnh. viii) Khiến chúng sanh gìn giữ thiện căn. ix) Khiến chúng sanh gần gủi Phật pháp. x) Khiến chúng sanh ra khỏi cảnh ma để vào cảnh Phật. xi) Khiến chúng sanh dứt giống thế gian mà gieo giống Phật. xii) Khiến chúng sanh trụ trong pháp tam thế bình đẳngThứ mười, Bao nhiêu thiện căn đã, sẽ và đang tập họp đều đem hồi hướng: a) Bồ Tát lại nghĩ rằng: “Như chư Phật và Bồ Tát quá khứ thực hành những sự cung kính cúng dường chư Phật. b) Độ chúng sanh khiến được giải thoát. c) Siêng năng tu tập tất cả thiện căn đều đem hồi hướng: i) Không chấp trước. ii) Không tựa nơi sắc. iii) Không nhiễm nơi thọ. iv) Không tưởng điên đảo. v) Chẳng khởi theo hành uẩn. vi) Chẳng theo thức. vii) Bỏ rời sáu trần. viii) Chẳng trụ thế pháp. ix) Thích đạo xuất thế. x) Biết tất cả pháp đều như hư không, không từ đâu đến, bất sanh bất diệt, không chơn thật, không nhiễm trướcThứ mười một, chư Bồ Tát đều xa lìa những kiến chấp phân biệt, chẳng động, chẳng chuyển, chẳng mất chẳng hoại. Thứ mười hai, chư Bồ Tát trụ nơi thực tế, không tướng, lìa tướng, mà chỉ là nhứt tướng. Thứ mười ba, Bồ Tát thâm nhập tất cả pháp tánh như vậy, thường thích tu tập thiện căn phổ môn, đều thấy tất cả chúng hội chư Phật. Thứ mười bốn, như tất cả sự hồi hướng thiện căn của chư Phật thời quá khứ, Bồ Tát cũng: a) Tu tập Hồi Hướng như vậy. b) Hiểu pháp như vậy. c) Y pháp như vậy mà phát tâm tu tập chẳng trái tướng. d) Biết chỗ tu như huyễn, như ảnh, như trăng đáy nước, như ảnh trong gương, nhơn duyên hòa hiệp mà hiển hiện nhẫn đến bực Như Lai rốt ráoThứ mười lăm, Bồ Tát lại nghĩ rằng: “Như chư Phật  thời quá khứ lúc tu hạnh Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, chư Phật hiện tại và vị lai đều cũng như vậy. Nay tôi cũng nên phát tâm như chỗ phát tâm của chư Phật, đem những thiện căn mà dùng hồi hướng: a) Hồi hướng đệ nhứt. b) Hồi hướng thắng. c) Hồi hướng tối thắng. d) Hồi hướng thượng. e) Hồi hướng vô thượng. f) Hồi hướng vô đẳng. g) Hồi hướng vô đẳng đẳng. h) Hồi hướng vô tỉ. i) Hồi hướng tôn. j) Hồi hướng diệu. k) Hồi hướng bình đẳng. l) Hồi hướng chánh trực. m) Hồi hướng đại công đức. n) Hồi hướng quảng đại. o) Hồi hướng thiện. p) Hồi hướng thanh tịnh. q) Hồi hướng ly ác. r) Hồi hướng bất tùy ác. Thứ mười sáu, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy: a) Thành tựu thân, ngữ, ý thanh tịnh. b) Trụ nơi an trụ của Bồ Tát, không có lỗi lầm. c) Tu tập nghiệp lành. d) Lìa các sự ác nơi thân và ngữ. e) Tâm ý không tội lỗi. f) Tu nhứt thiết trí. g) Trụ nơi tâm quảng đại. h) Biết tất cả pháp không sở tác. i) Trụ pháp xuất thế. j) Chẳng nhiễm thế pháp. k) Phân biệtvô lượng các nghiệp. l) Thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo. m) Nhổ hẳn tất cả cội gốc chấp trước.

Tu Tập Theo Tinh Thần Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Bồ TátTheo Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 25, Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Đại Bồ Tát hay Đệ Tứ Hồi Hướng trong thập hồi hướngThứ nhất, Đại Bồ Tát lúc tu tập tất cả thiện căn tự nghĩ rằng: “Nguyện năng lực của thiện căn công đức nầy đến tất cả chỗ” a) Ví như thực tế không chỗ nào là chẳng đến. b) Đến tất cả vật. c) Đến tất cả thế gian. d) Đến tất cả chúng sanh. e) Đến tất cả quốc độ. f) Đến tất cả pháp. g) Đến tất cả không gian. h) Đến tất cả thời gian. i) Đến tất cả hữu vivô vi. j) Đến tất cả ngôn ngữâm thanhThứ nhì, Đại Bồ Tát tu tập thiện căn tư nghĩ rằng: a) Nguyện thiện căn nầy đến khắp chỗ của tất cả Như Lai. b) Cúng đường tất cả tam thế chư Phật. c) Phật quá khứ hạnh nguyện đều viên mãn. d) Phật vị lai đầy đủ sự trang nghiêm. e) Phật hiện tại cùng quốc độ đạo tràng chúng hội cùng khắp tất cả hư không pháp giớiThứ ba, chư Bồ Tát cũng nguyện dùng những đồ cúng dường của chư Thiên để dâng lên chư Phật khắp vô lượng vô biên thế giới: a) Do tín giải oai lực lớn. b) Do trí huệ rộng lớn không chướng ngại. c) Do tất cả thiện căn đều hồi hướngThứ tư, lúc tu tập Chí nhứt thiết xứ Hồi hướng, Đại Bồ Tát lại nghĩ đến: a) Chư Phật Thế Tôn cùng khắp tất cả hư không pháp giới. b) Những hạnh nghiệp tạo ra: i) Trong vô lượng mười phương thế giới. ii) Trong bất khả thuyết Phật độ. iii) Trong bất khả thuyết Phật cảnh giới. iv) Trong các loại thế giới. v) Trong vô lượng thế giới. vi) Trong vô biên thế giới. vii) Trong thế giới xoay chuyển. viii) Trong thế giới nghiêng. ix) Trong thế giới úp và thế giới ngửa. c) Trong tất cả thế giới như vậy, chư Phật hiện tại trụ thế thị hiện những thần thông biến hóa. d) Trong những thế giới đó lại có những Bồ Tát dùng sức thắng giải vì những chúng sanh đáng được giáo hóa mà: i) Khắp khai thị vô lượng thần lực tự tại của Như Lai. ii) Pháp thân đến khắp không sai biệt. iii) Bình đẳng vào khắp tất cả pháp giới. iv) Thân Như Lai Tạng bất sanh bất diệt. v) Dùng phương tiện thiện xảo hiện khắp thế gian chứng pháp thiệt tánh, vì vượt hơn tất cả, vì được sức bất thối vô ngại, vì sanh nơi trong tri kiến vô ngại đức tánh rộng lớn của Như Lai.
 

 

 

Cultivation of Transference of Merit

In Bodhisattvas' Spirit
Thiện Phúc

 

 

According to Buddhist teachings, dedication is done with a wish to convert the virtue into a cause for one’s complete enlightenment. It is also to have the wish that your root virtues may not disappear. In other words, in Buddhist teachings, cultivation of dedication also means cultivation of dana or charitity. Buddhist practitioners cultivate dedication for the ultimate end of supreme enlightenment. However, first of all, in cultivation, to create good causes for other people to advance their cultivation, practitioners should dedicate your root virtues for the sake of all sentient beings by means of the union of method and wisdom. According to Tibetan tradition, one’s root virtues is to be dedicated. The reasons why we dedicate these good roots so that they will not be lost. We, all Buddhists, dedicate for the sake of all sentient beings; however, our final goal is still the supreme enlightenment. What happen if we do not dedicate our virtue? According to Bodhisattva Shatideva: “No matter how many excellent deeds you may have performed for a thousand aeons, such as generosity or making offerings to Tathagatas, they all perish in one fit of anger.” This is what happens if we do not dedicate our virtues. Therefore, we should dedicate our root virtues if we do not want them destroy by anger. When we do dedications, it is like our root virtue is being deposited in a safe place. We mix our root virtues with that of the Victorious Ones and their children. It is like a drop of water, which is our own root virtue, being mixed with the ocean, which is the virtue of the Victorious Ones, so that the drop of water does not disappear until the ocean runs dry. According to Buddhist teachings, dedication and prayers are very powerful. Through the power of dedication and prayer, Sariputra became the wisest of the wise. Our virtue is like a horse and our prayer is like the bridle. Another example is gold. It can be fashioned into either a statue or a common container. It all depends on the goldsmith. It is the same case with the results of our virtue. Depending on our dedications and prayers, the result of our virtue will be either high or low. We, devout Buddhists, should always listen to the guidance of Buddhist old virtues and teachings in Buddhist sutras and practice them in an intelligent way, choosing the methods which best apply to our own situation. As necessary, we can modify the methods suggested in order to accommodate our own needs. Our energy must also be regulated until all the basic desires and passions, greed, anger, narrow-mindedness, arrogance, doubt, and preconceived ideas, are uprooted. At this time we will know that our bodies and minds are liberated from the imprisonment of birth and death, the five skandhas, and the three worlds. In summary, a straight mirror image requires a straight object. If you want to reap the  “Buddhahood,” you must sow the Buddha-seed. A mirror reflects beauty and ugliness as they are, the Buddha’s Teachings prevail forever, knowing that requital spans three generations, obviously good deeds cause good results, evil deeds causes evil results. The wise know that it is the object before the mirror that should be changed, while the dull and ignorant waste time and effort hating and resenting the image in the mirror. Encountering good or adverse circumstances, devoted Buddhists should always be peaceful, not resent the heaven nor hate the earth. In the contrary, sincere Buddhists should strive their best to cultivate until they attain the Buddhahood.

 

 

 

I.    An Overview of Cultivation In Buddhist Point of View:

To lead a religious life. Cultivation in Buddhism is to put the Buddha’s teachings into practice on a continued and regular basis. Cultivation in Buddhism also means to nourish the seeds of Bodhi by practicing and developing precepts, dhyana, and wisdom. Thus, cultivation in Buddhism is not soly practicing Buddha recitation or sitting meditation, it also includes cultivation of six paramitas, ten paramitas, thirty-seven aids to Enlightenment, etc. Sincere Buddhists should always remember that time is extremely precious. An inch of time is an inch of life, so do not let the time pass in vain. Someone is thinking, “I will not cultivate today. I will put it off until tomorrow.” But when tomorrow comes, he will put it off to the next day. He keeps putting it off until his hair turns white, his teeth fall out, his eyes become blurry, and his ears go deaf. At that point in time, he wants to cultivate, but his body no longer obeys him. Sincere Buddhists should always remember that living in this world, we all are like fish in a pond that is evaporating. We do not have much time left. Thus ancient virtues taught: “One day has passed, our lives are that much less. We are like fish in a shrinking pond. What joy is there in this? We should be diligently and vigorously cultivating as if our own heads were at stake. Only be mindful of impermanence, and be careful not to be lax.” From beginningless eons in the past until now, we have not had good opportunity to know Buddhism, so we have not known how to cultivate. Therefore, we undergo birth and death, and after death, birth again. Oh, how pitiful!  Today we have good opportunity to know Buddhism, why do we still want to put off cultivating? Sincere Buddhists! Time does not wait anybody. In the twinkling of an eye, we will be old and our life will be over! There are as many as eighty-four thousand Dharma-doors for cultivating the Path. For the sake of understanding, we should be familiar with each one of these Dharma-doors. You should not limit yourself in just a single method of cultivation. However, for the sake of practicing, we should focus on the dharma-door that is the most appropriate for us. “Tu” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “Tu” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts; however,  the most important factors in real  “Tu” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get insight. For laypeople, “Tu” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds). According to the first patriarch Bodhidharma, “Requite hatred” is one of the four disciplinary processes. What is meant by ‘How to requite hatred?’ Those who discipline themselves in the Path should think thus when they have to struggle with adverse conditions: “During the innumerable past eons I have wandered through multiplicity of existences, never thought of cultivation, and thus creating  infinite occasions for hate, ill-will, and wrong-doing. Even though in this life I have committed no violations, the fruits of evil deeds in the past are to be gathered now. Neither gods nor men can fortell what is coming upon me. I will submit myself willingly and patiently to all the ills that befall me, and I will never bemoan or complain. In the sutra it is said not to worry over ills that may happen to you, because I thoroughly understand the law of cause and effect. This is called the conduct of making the best use of hatred and turned it into the service in one’s advance towards the Path. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “He who applies himself to that which should be avoided, not cultivate what should be cultivated; forgets the good, but goes after pleasure. It’s only an empty admiration when he says he admires people who exert themselves in meditation (Dharmapada 209).” According to the Forty-Two Sections Sutra, one evening a Sramana was reciting the Sutra of Bequeating the Teaching by Kasyapa Buddha. His mind was mournful as he reflected repentantly on his desie to retreat. The Buddha asked him: “When you were a householder in the past, what did you do?” He replied: “I was fond of playing the lute.” The Buddha said: “What happened when the strings were slack?” He replied: “They did not sound good.” The Buddha then asked: “What happened when the strings were taut?” He replied: “The sounds were brief.” The Buddha then asked again: “What happened when they were tuned between slack and taut?” He replied: “The sounds carried.” The Buddha said: “It is the same with a Sramana who cultivates or studies the Way. If his mind is harmonious, he can obtain (achieve) the Way. If he is impetuous about the Way, this impetuousness will tire out his body, and if his body is tired, his mind will give rise to afflictions. If his mind produces afflictions, then he will retreat from his practice. If he retreats from his practice, it will certainly increase his offenses. You need only be pure, peaceful, and happy and you will not lose the Way.” We can cultivate in charity. The pitiable, or poor and needy, as the field or opportunity for charity. We can also cultivate the field of religion and reverence of the Buddhas, the saints, the priesthood. We can also cultivate of happiness by doing offerings to those who are still in training in religion. Or we can cultivate by making Offerings to those who have completed their course. According to Buddhist teachings, dedication is one of the wonderful ways of cultivation for dedication means to turn  or to transfer something (transference of merit, especially of one’s merits to another) from one person or thing to another. In other words, in Buddhist teachings, cultivation of dedication means cultivation of dana or charitity. We, devout Buddhists, should always listen to the guidance of Buddhist old virtues and teachings in Buddhist sutras and practice them in an intelligent way, choosing the methods which best apply to our own situation. As necessary, we can modify the methods suggested in order to accommodate our own needs. Our energy must also be regulated until all the basic desires and passions, greed, anger, narrow-mindedness, arrogance, doubt, and preconceived ideas, are uprooted. At this time we will know that our bodies and minds are liberated from the imprisonment of birth and death, the five skandhas, and the three worlds. In summary, a straight mirror image requires a straight object. If you want to reap the  “Buddhahood,” you must sow the Buddha-seed. A mirror reflects beauty and ugliness as they are, the Buddha’s Teachings prevail forever, knowing that requital spans three generations, obviously good deeds cause good results, evil deeds causes evil results. The wise know that it is the object before the mirror that should be changed, while the dull and ignorant waste time and effort hating and resenting the image in the mirror. Encountering good or adverse circumstances, devoted Buddhists should always be peaceful, not resent the heaven nor hate the earth. In the contrary, sincere Buddhists should strive their best to cultivate until they attain the Buddhahood.

 

II.   Cultivation of Transference of Merit:

An Overview of Cultivation of Transference of Merit: According to Buddhist teachings, dedication means to turn  or to transfer something (transference of merit, especially of one’s merits to another) from one person or thing to another. In other words, in Buddhist teachings, cultivation of dedication means cultivation of dana or charitity. In general dana refers to an attitude of generosity. It involves developing an attitude of willingness to give away whatever one has in order to benefit sentient beings. In Mahayana Buddhism, this is one of the six paramitas or virtues of perfection. Charitable giving, the presentation of gift or alms to monks and nuns (the virtue of alms-giving to the poor and needy or making gifts to a bhikkhu or community of bhikkhus). Voluntary giving of material, energy, or wisdom to others, regarded as one of the most important Buddhist virtues. Dana is one of the six perfections (paramitas) and one of the most important of the meritorious works that a Bodhisattva cultivates during the path to Buddhahood. In Theravada Buddhism, it is one of the ten “contemplations” (anussati) and the most important meritorious activities (punya). It is seen as a key component in the meditative path, as it serves to overcome selfishness and provide benefits in both the present and future lives. Practicing generosity is the first of the six paramitas. Paramita means to help others reach the other shore, the shore of liberation from sickness, poverty, hunger, ignorance, desires and passions, and birth and death. However, Buddha-dharma is always easy to speak but difficult to do. Giving means to give wealth or Buddha-dharma to others, but when you are in a situation to do so, you do not want to do. On the contrary, you demand that others give to you, the more the better. This is why people say “Buddha-dharma is always easy to speak but difficult to do.” Cultivation of Dedication is the tenth of Ten Practices of Samantabhadra Bodhisattva: To Transfer All Merit and Virtue Universally. To universally transfer all merit and virtue. Whatever merits the Bodhisattva acquires by paying sincere respect to all the Buddhas and also by practicing all kinds of meritorious deeds as above mentioned, they will all be turned over to the benefits of all beings in the entire universe. He will thus turn all his merits towards making beings feel at ease, free from diseases, turn away from evil doings, practice all deeds of goodness, so that every possible evil may be suppressed and the right road to Nirvana be opened for the gods and men. If there be any beings who are suffering the results of their evil karma committed in the past, the Bodhisattva will be ready to sacrifice himself and bear the pains for the miserable creatures in order to release them from karma and finally make them realize supreme enlightenment. A Bodhisattva vows to transfer all merit and virtue universally without feeling tired until the end of the world.

Cultivation of Transference of Merit: The goal or direction of bodhisattva or Buddha which devotes all merits to the salvation of others. This is one of the most outstanding ideas of Mahayana Buddhism. The method of cultivation of transference of merit is a special method of Buddhist methods of cultivation. In fact, transference of merit is one of the most important parts of the Buddha’s Teachings. Sharing of merits is made by the doer of merit (good deeds), resolving that everybody may partake of the merit of his good deeds. However, such sharing becomes really effective when the intended recipient becomes aware of the good deeds and rejoices such transference. Transference of merit is itself a good deed, adds to the merit of other good deeds already done, the result is inconceivable. Transference of merit means to turn (to turn towards) something from one person or thing to another. Therefore, transference of merit, especially of one’s merits to another. According to the Lankavatara Sutra, parinamana means transference, especially of one’s merit to another or towards the realization of supreme wisdom. This is one of the most characteristic ideas of Mahayana Buddhism. Dedication is done with a wish to convert the virtue into a cause for one’s complete enlightenment. It is also to have the wish that your root virtues may not disappear.

What happen if we do not dedicate our virtue? According to Bodhisattva Shatideva: “No matter how many excellent deeds you may have performed for a thousand aeons, such as generosity or making offerings to Tathagatas, they all perish in one fit of anger.” This is what happens if we do not dedicate our virtues. Therefore, we should dedicate our root virtues if we do not want them destroy by anger. When we do dedications, it is like our root virtue is being deposited in a safe place. We mix our root virtues with that of the Victorious Ones and their children. It is like a drop of water, which is our own root virtue, being mixed with the ocean, which is the virtue of the Victorious Ones, so that the drop of water does not disappear until the ocean runs dry. Dedication and prayers are very powerful. Through the power of dedication and prayer, Sariputra became the wisest of the wise. Our virtue is like a horse and our prayer is like the bridle. Another example is gold. It can be fashioned into either a statue or a common container. It all depends on the goldsmith. It is the same case with the results of our virtue. Depending on our dedications and prayers, the result of our virtue will be either high or low.

According to the Mahayana traditions, merit is a quality in us that ensures future benefits to us, either material or spiritual. It is not difficult to perceive that to desire merit, to hoard, accumulate, and store merit imply  a considerable degree of self-seeking, however meritorious it may be. It has always been the tactics of the Buddhists to weaken the possesive instincts of the spiritually less-endowed members of the community by  withdrawing them from such objects as wealth and family, and directing them instead towards one aim and object, i.e. the acquisition of merit. But that, of course, is good enough only on a fairly low spiritual level. At higher stages one will have to turn also against this form of possessiveness, one will have to be willing ot give up one’s store of merit for the sake of the happiness of others. The Mahayana drew this conclusion and expected its followers to endow other beings with their own merit, or, as the Scriptures put it: “To turn over, or dedicate, their merit to the enlightenment of all beings.  Through the merit derived from all my good deeds, I wish to appease the suffering of all creatures, to be the medicine, the physician, and the nurse of the sick as long as there is sickness. Through rains of food and drink I wish to extinguish the fire of hunger and thirst. I wish to be inexhautible treasure to the poor, a servant who furnishes them with all they lack. My life and all my re-births, all my possessions, all the merit that I have acquired or will acquired, all that I abandon without hope of any gain for self in order that the salvation of all beings might be promoted.

According to the Tibetan traditions, what is to be dedicated? One’s root virtues. Why dedicate them? So that they will not be lost. To what end do you dedicate them? To your supreme enlightenment. For whose sake do you dedicate your root virtues? For the sake of all sentient beings. How do you dedicate them? Through method and right perception. This means that we should dedicate our root virtues by means of the union of method and wisdom. We must develop right perception of the three components of the act of dedication. In other words, you should negate the assertion or belief that the thing being dedicated, the end to which it is dedicated and the sentient beings for whose sake this is being done do not lack inherent existence. To think of these three components of dedication as lacking inherent existence prevents you from clinging to the thing being dedicated as if it was established as true. The purposes of Dedications in Vajrayana is to create good causes for other people to advance their Mahayana Path. Devout Buddhists always vow: “I dedicate whatever white virtues thus create as causes to uphold the holy Dharma of scripture and insight and to fulfil without exception the prayers and deeds of all Buddhas and Bodhisattvas of the three times. By the force of this merit, may I never be parted in all my lives from Mahayana’s four spheres, and reach the end of my journey along the path of renunciation, bodhicitta, pure view and the two stages.” Dedication of merit (Tibetan tradition)-Final Lam Rim Dedication Prayer: “From my two collections, vast as space, that I have amassed from working with effort at this practice for a great length of time. May I become the chief leading Buddha for all those whose mind’s wisdom eye is blinded by ignorance. Even if I do not reach this state, may I be held in your loving compassion for all my lives, Manjusri. May I find the best of complete graded paths of the teachings. May I please all Buddhas by practicing using skillful means drawn by the strong force of compassion. May I clear the darkness from the minds of all beings with the points of the paths as I have discerned them.  May I uphold Buddha’s teachings for a very long time with my heart going out with great compassion in whatever direction the most precious teachings have not yet stread, or once spread have declined. May I expose this treasure of happiness and aid. May the minds of those who wish for liberation be granted bounteous peace, and the Buddhas’ deeds be nourished for a long time by even this Graded Course to Enlightenment completed due to the wondrous virtuous conduct of the Buddhas and their Sons. May all human and non-human beings who eliminate adversity and make things conducive for practicing the excellent paths never parted in any of their lives from the purest path praised by the Buddhas. Whenever someone makes effort to act  in accordance with the ten-fold Mahayana virtuous practices, may he always be assisted by the mighty ones. And may oceans of Dharma prosper and spread everywhere.”

 

III.  Cultivation of Dedication Has the Ability to Help Practitioners Eliminate the Self-Attachment:

Attachment to a self also called Self-attachment. Maybe before we know how to cultivate we only limit the welfare to ourselves, i.e. “I want this, I don’t want that,” etc. This narrow attitude for our own happiness causes us to pay no attention to the welfare of anyone else. This extremely restricted view inevitably causes our heart to close. Then, even if we do not say it out, it is as if we feel “I am the most important person in the universe. The problems that others have are nothing related to me at all. It is only my own happiness that counts.” As long as we remain focused only on our own happiness, whether munadane or supermundane, we will never experience the vastness of a truly open heart. The only way to achieve the total vision of complete enlightenment is to free ourselves from the restrictions of this narrow, self-cherishing attitude. Sincere Buddhists should always try to overcome this self-cherishing and dedicate ourselves as fully possible to the welfare of others, the more the better, for this is the only way to achieve a completely opened heart, the only way to experience lasting happiness. How can we achieve a completely opened heart and to experience lasting happiness? We should always practice “Dedication” Demitting means transferring the good we have done to all others, or to turn something from us to another or dedicating, or transfering of merit. The goal or direction of Bodhisattva or Buddha which devotes all merits to the salvation of others. This is one of the most outstanding ideas of Mahayana Buddhism. Furthermore, dedication also means that, having created a certain atmosphere of positive energy within ourselves, we determine to share this happiness with others as much as possible. Only “dedication” can help us eliminate our “self-cherishing” which is the main cause of all our confusion, frustration, sufferings, and afflictions. Let take a look at what Sakyamuni Buddha did with his life. He gave up all his self-attachment, dedicated himself completely to the welfare of others, and as a result He attained the unsurpassed bliss of complete enlightenment. Then look at us, we are obsessed with the “I” and “I” and “I” and what we have gotten is unending misery and disappoinment. Thus, sincere Buddhists should try to cultivate on “Dedication” to eliminate “Self-attachment” and to attain lasting happiness for not only us, but also others.

 

IV.  Brief Explanations on the Cultivation of Dedication In Bodhisattvas' Spirit:

Cultivation of the Ten Dedications In the Spirit of Great Enlightening Beings: First, Cultivation of Ten Dedications In the Spirit of Great Enlightening Beings In the Surangama Sutra: In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha reminded Ananda about the ten transferences as follows: transference apart from appearances; transference of indestructibility; transference of sameness with all Buddhas; transference of reaching all places; transference of the treasury of inexhaustible merit and virtue; transference of the identity of all good roots; transference of contemplating all living beings equally; transference of the appearance of True Suchness; transference of liberation; and transference of limitlessness of the Dhama Realm.

Second, Cultivation of Ten Dedications of Roots of Goodness In the Spirit of Great Enlightening Beings In the  Flower Adornment Sutra: According to the Flower Adornment Sutra, chapter 38, Enlightening beings who abide by these can attain supreme dedication of roots of goodness. They dedicate their roots of goodness to be the same as the enlightened guides in terms of vows; they dedicate their roots of goodness to develop in this way and none other: In terms of mind, in terms of action, in terms of faculties, in terms of impartiality, in terms of mindfulness, in terms of purity, in terms of state, in terms of fulfillment, and in terms of incorruptibility.

Cultivation in the Spirit of Dedication to Saving All Sentient Beings Without Any Mental Image of Sentient Beings: According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra, chapter 25, Dedications, Enlightening Beings save other sentient beings without any mental image of sentient beings, Enlightening Beings think that. First, May these roots of goodness universally benefit all sentient beings: a) Causing them to be purified. b) To reach the ultimate shore. c) To forever leave the innumerable pains and afflictions of the realms of hells, hungry ghosts, animals and asuras (titans). Second, when the great Enlightening Beings plant these roots of goodness, they dedicate their won roots of goodness thus: a) I should be a hostel for all sentient beings, to let them escape from all painful things. b) I should be a protector for all sentient beings, to let them all be liberated from all afflictions. c) I should be a refuge for all sentient beings, to free them from all fears. d) I should be a goal for all sentient beings, to cause them to reach universal knowledge. e) I should make a resting place for all sentient beings, to enable them to find a place of peace and security. f) I should be a light for all sentient beings, to enable them to attain the light of knowledge to annihilate the darkness of ignorance. g) I should be a torch for all sentient beings, to destroy all darkness of nescience. h) I should be a lamp for all sentient beings, to cause them to abide in the realm of ultimate purity. i) I should be a guide for all sentient beings, to lead them into the truth. j) I should be a great leader for all sentient beings, to give them great knowledge. Third, Great Enlightening Beings dedicate all foundations of goodness in this way, to equally benefit all sentient beings and ultimately cause them all to attain universal knowledge: a) Enlightening Beings’ protection of and dedication to those who are not their relatives or friends are equal to those for their relatives and friends. b) Enlightening Beings enter the equal nature of all things, they do not conceive a single thought of not being relatives or friends. c) Even if there be sentient beings, who have malicious or hostile intentions toward the Enlightening Beings, still the Enlightening Beings also regard them with the eye of compassion and are never angered. Fourth, they are good friends to all sentient beings. Explain the right teaching for sentient beings, so that they may learn and practice it. Fifth, Enlightening beings dedicate because: a) They are just as the ocean which cannot be changed or destroyed by all poisons. The various oppressive afflictions of all the ignorant, the unwise, the ungrateful, the wrathful, those poisoned by covetousness, the arrogant and conceited, the mentally blind and deaf, those who do not know what is good, and other such evil sentient beings, cannot disturb the Enlightening Beings. b) Just as the sun, appearing in the world: Not concealed because those who are born blind do not see it. Not hidden by the obstruction of such things as mirages, eclipses, trees, high mountains, deep ravines, dust, mist, smoke, or clouds. Not concealed by the change of seasons. c) Enlightening Beings dedicate with great virtues, with deep and broad minds. d) They dedicate because they want ultimate virtue and knowledge, their minds aspire to the supreme truth; the light of truth illumines everywhere and they perceive the meanings of everything. Their knowledge freely commands all avenues of teaching, and in order to benefit all sentient beings they always practice virtuous ways, never mistakenly conceiving the idea of abandoning sentient beings. Sixth, They do not reject sentient beings and fail to cultivate dedication because of the meanness of character of sentient beings, or because their eroneous will, ill-will and confusion are hard to quell. Seventh, they just array themselves with the armor of great vows of Enlightening Beings, saving sentient beings without ever retreating. Eighth, they do not withdraw from enlightening activity and abandon the path of enlightenment just because sentient beings are ungrateful. Ninth, they do not get sick of sentient beings just because ignoramuses altogether give up all the foundations of goodness which accord with reality. Tenth, they do not retreat because sentient beings repeatedly commit excesses and evils which are hard to bear. Eleventh, Great Enlightening Beings do not cultivate roots of goodness and dedicate them to complete perfect enlightenment just for the sake of one sentient being; it is in order to save and safeguard all sentient beings everywhere that they cultivate roots of goodness and dedicate them to unexcelled complete perfect enlightenment. Twelfth, it is not  purify just one Buddha-land, not because of  belief in just one Buddha, not  just to see one Buddha, not just to comprehend one doctrine that they initiate the determination for great knowledge and dedicate it to unexcelled complete perfect enlightenment. It is to purify all Buddha-lands, out of faith in all Buddhas, to serve all Buddhas, to understand all Buddha-teachings, that they initiate great vows, cultivate the foundations of goodness, and dedicate them to unexcelled complete perfect enlightenment. Thirteenth, Enlightening Beings vow that: “By my roots of goodness, may all creatures, all sentient beings, be purified, may they be filled with virtues which cannot be ruined and are inexhaustible. May they always gain respect. May they have right mindfulness and unfailing recollection. May they attain sure discernment. May they be replete with immeasurable knowledge. May all virtues of physical, verbal and mental action fully adorn them.” Fourteenth, by these roots of goodness: a) They will cause all sentient beings to serve all Buddhas, to their unfailing benefit. b) They will cause all sentient beings’ pure faith to be indestructible. c) They will cause all sentient beings to hear the true teaching, cut off all doubt and confusion, remember the teaching without forgetting it. d) They will cause all sentient beings to cultivate in accord with the teaching. e) They will cause sentient beings to develop respect for the enlightened. f) They will cause sentient beings to act with purity, to rest securely on innumerable great foundations of goodness. g) They cause all sentient beings to be forever free from poverty. h) They cause all sentient beings to be fully equipped with the seven kinds of wealth (faith, vigor, shame, learning, generosity, concentration and wisdom). i) They cause all sentient beings to always learn from the Buddha, to perfect innumerable roots of goodness. j) They cause sentient beings to attain impartial understanding. k) To abide in omniscience. l) To look upon all sentient beings equallywith unobstructed eyes. m) To adorn their bodies with all marks of greatness, without any flaws. n) Beautiful voices. o) Replete with all fine qualities. p) To have control over their senses. q) To accomplish the ten powers. r) To be filled with good will. s) To dwell or depend on nothing. t) To cause all sentient beings to attain the enjoyments of Buddhahood and abide in the abode of Buddhas. Fifteenth, by these roots of goodness, they will cause all sentient beings to serve all Buddhas, to their unfailing benefit: a) They will cause all sentient beings’ pure faith to be indestructible. b) They will cause all sentient beings to hear the true teaching, cut off all doubt and confusion, remember the teaching without forgetting it: i) They will cause all sentient beings to cultivate in accord with the teaching.  ii) They will cause sentient beings to develop respect for the enlightened. iii) They will cause sentient beings to act with purity, to rest securely on innumerable great foundations of goodness. iv) They cause all sentient beings to be forever free from poverty. v) They cause all sentient beings to be fully equipped with the seven kinds of wealth (faith, vigor, shame, learning, generosity, concentration and wisdom). vi) They cause all sentient beings to always learn from the Buddha, to perfect innumerable roots of goodness. vii) They cause sentient beings to attain impartial understanding. viii) To abide in omniscience. ix) To look upon all sentient beings equallywith unobstructed eyes. x) To adorn their bodies with all marks of greatness, without any flaws. xi) Beautiful voices. xii) Replete with all fine qualities. xiii) To have control over their senses. xiv) To accomplish the ten powers. xv) To be filled with good will. xvi) To dwell or depend on nothing. xvii) To cause all sentient beings to attain the enjoyments of Buddhahood and abide in the abode of Buddhas. c) They are determined to save all sentient beings. i) Sentient beings are wrapped up in the web of attachments. ii) Covered by the shroud of ignorance. iii) Clinging to all existents, pursuing them unceasingly. iv) Entering the cage of suffering. v) Acting like maniacs. vi) Totally void of virtue or knowledge. vii) Always doubtful and confused. viii) They do not perceive the place of peace. ix) They do not know the path of  emancipation. x)They revolve in birth and death without rest. xi) Always submerged in the mire of suffering. Sixteenth, they are not seeking liberation for themselves, but they want to use what they practice to cause all sentient beings: a) Become supreme sovereign of knowledge. b) To attain the omnicient mind. c) To cross over the flow of birth and death. d) To be free from all suffering. Seventeenth, they vow to accept all sufferings for the sake of all sentient beings, and enable them to escape from the abyss of immeasurable woes of birth and death. Eighteenth, they always vow to accept all sufferings for the sake of all sentient beings in all worlds, in all states of misery forever, but still always cultivate foundations of goodness for the sake of all beings. Nineteenth, they vow that they would rather take all this sufferings on themselves than allow sentient beings to fall into hell, animal, hungry ghost, and asura realms. Twentieth, they vow to protect all sentient beings and never abandon them. This is a sincere vow because they set their mind on enlightenment in order to liberate all sentient beings, not seeking the unexcelled way for their own sake. Twenty-first, they do not cultivate enlightening practice in search of pleasure or enjoyment. Why? Because: a) Mundane pleasures are all sufferings. b) Mundane pleasures are the realms of maniacs. c) Only craved by ignorant people, but scorned by Buddhas because all misery arises from them. d) The anger, fighting, mutual defamation and othe such evils of the realms of hells, ghosts, animals and asuras are all caused by greedy attachment to objects of desire. e) By addiction to desires, one become estranged from the Buddhas and hindered from birth in heaven, to say nothing of unexcelled complete perfect enlightenment. Twenty-second, Enlightening Beings vow to dedicate roots of goodness  to enable all sentient beings to attain: a) Ultimate bliss. b) Beneficial bliss. c) The bliss of nonreception. d) The bliss of dispassionate tranquility. e) The bliss of imperturbability. f) Immeasurable bliss. g) The bliss of not rejecting birth and death yet not regressing from nirvana. h) Undying bliss. i) The bliss of universal knowledge. Twenty-third, for all sentient beings, they vow: a) To be a charioteer. b) To be a leader. c) To be holding the torch of great knowledge and showing the way to safety and peace, freeing them from danger. d)  To use appropriate means  to inform sentient beings of the truth. e) In the ocean of birth and death, they are skillful captains of the ship, who know how to deliver sentient beings to the other shore. Twenty-fourth, Enlightening Beings dedicate all their roots of goodness and save sentient beings by employing means appropriate to the situation to cause them: a) To emerge from birth and death. b) Serve and provide for all the Buddhas. c) To attain unhindered, omnicient  knowledge. d) To abandon all maniacs and bad associates. e) Approach all Enlightening Beings and good associates. f) To annihilate all error and wrongdoing. g) To perfect pure behavior. h) To fulfill the great practical vows and innumerable virtues of Enlightening Beings. Twenty-fifth, sentient beings cannot save themselves, how can they save others? Only Enlightening Beings have this unique determination of cultivating amass roots of goodness and dedicate them in this way: a) To liberate all sentient beings. b) To illumine all sentient beings. c) To guide all sentient beings. d) To enlighten all sentient beings. e) To watch over and attend to all sentient beings. f) To take care of all sentient beings. g) To perfect all sentient beings. h) To gladden all sentient beings. i) To bring happiness to all sentient beings. j) To cause all sentient beings to become freed from doubt. Twenty-sixth, Enlightening Beings’ dedications should be like the sun: a) Shining universally on all without seeking thanks or reward. b) Not abandoning all sentient beings because one sentient being is evil, just diligently practicing the dedications of roots of goodness to cause all sentient beings to attain peace and ease. c) They are able to take care of all sentient beings even if they are bad, never giving up their vows on this account. d) Even if their roots of goodness be few, but because they want to embrace all sentient beings, so they always make a great dedication with a joyful heart. e) If one has roots of goodness but does not desire to benefit all sentient beings, tat is not called dedication. f) When every single root of goodness is directed toward all sentient beings, that is called dedication. Twenty-seventh, Enlightening Beings cultivate dedication to place sentient beings in the true nature of things where there is no attachment. Twenty-eighth, Enlightening Beings cultivate dedication to see that the intrinsic nature of sentient beings doesn'’ move or change. Twenty-ninth, Enlightening Beings cultivate dedication without depending on or grasping dedication. Thirtieth, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to the appearances of roots of goodness. Thirty-first, Enlightening Beings cultivate dedication without false ideas about essential nature of consequences of actions. Thirty-second, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to the characteristics of the five clusters of material and mental existence. Thirty-third, Enlightening Beings cultivate dedication without destroying the charateristics of the five clusters. Thirty-fourth, Enlightening Beings cultivate dedication without grasping action. Thirty-fifth, Enlightening Beings cultivate dedication without seeking reward. Thirty-sixth, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to causality. Thirty-seventh, Enlightening Beings cultivate dedication without imagining what is producing by causality. Thirty-eighth, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to reputation. Thirty-ninth, Enlightening beings cultivate dedication without attachment to location. Fortieth, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to unreal things. Forty-first, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to images of sentient beings, the world, ot mind. Forty-second, Enlightening Beings cultivate dedication without creating delusions of mind, delusions of concepts, or delusions of views. Forty-third, Enlightening Beings cultivate dedication without attachment to verbal expression. Forty-fourth, Enlightening Beings cultivate dedication observing the true nature of all things. Forty-fifth, Enlightening beings cultivate dedication observing the aspects in which all sentient beings are equal. Forty-sixth, Enlightening Beings cultivate dedication stamping all roots of goodness with  the seal of the realm of truth. Forty-seventh, Enlightening Beings cultivate dedication observing all things dispassionately; they understand that all things have no propagation and that roots of goodness are also thus. Forty-eighth, Enlightening Beings cultivate dedication observing that things are nondual, unborn, and unperishing. Forty-ninth, Enlightening Beings use such roots of goodness to cultivate and practice pure methods of curing spiritual ills. Fiftieth, All of their roots of goodness are in accord with transcendental principles, but they do not conceive of them dualistically. Fifty-first, it is not in their deeds that they cultivate omniscience. Fifty-second, Enlightening Beings cultivate omniscience: a) It is not aprt from deeds that they cultivate omniscience. b) Omniscience is not identical to action, but omniscience is not attained aprt from action either. Because their action is pure as light, the consequences are also pure as light; because the consequences are pure as light, omniscience is also pure as light. c) Detached from all confusions and thoughts of self and possession, Enlightening Beings skillfully cultivate dedication of all roots of goodness. Fifty-third, Enlightening Beings cultivate dedication in this way: a) Liberating sentient beings ceaselessly. b) They do not dwell on appearances. c) Though they know that in all things there is no action and no consequences, yet they can skillfully produce all deeds and consequences without opposition or contention. d) Enlightening Beings cultivate dedication, free from all faults and are praised by all Buddhas.

 Cultivation of Indestructible Dedication  in Bodhisattvas' Spirit: Indestructible dedication is the second dedication in the ten dedications in The Flower Adornment Sutra. According to the Fa-Hsiang School, this is the stage where the Bodhisattva sees emptiness easily without analyzing existence. First, Great enlightening beings attain indestructible faith in the Enlightened Ones of past, future and present because they serve all Buddhas. They attain indestructible faith in enlightening beings, even those who have just resolved on the search for omniscience for the first time, because they vow to tirelessly cultivate all foundations of goodness of enlightening beings. They attain indestructible  faith in all the Buddha qualities, because they conceive profound aspiration. They attain indestructible faith in all Buddha teachings, because they abide by them and maintain them. They attain indestructible  faith in all sentient beings, because they look upon all sentient beings impartially with the eye of compassion and dedicate roots of goodness to their universal benefit. They attain indestructible faith in all pure ways, because everywhere they amass boundless roots of goodness. They attain indestructible faith  of dedication of enlightening beings, because they fulfill their noble aspiration. They attain indestructible faith in all teachers of the ways of enlightening beings, because they think of the enlightening beings as Buddhas. They attain indestructible faith in the spiritual powers of all Buddhas, because they deeply believe in the inconceivability of the Buddhas. They attain indestructible faith in the practice of skill in expedient means exercised by all enlightening beings, because they include countless various realms of activity. Second, Great enlightening beings abide in indestructible faith in various realms such as those of Buddhas, enlightening beings, disciples of Buddhas, individual illuminates, of Buddhist doctrines, and of sentient beings because they plant roots of goodness; causing the determination for enlightenment to grow more and more; causing their kindness and compassion to become broad and great; they observe impartially; they accord with and practice the deeds of the Buddhas; embracing all pure foundations of goodness; entering the truth; they assembled virtuous practices; they carry out great works of charity; they cultivate meritorious qualities; they look upon the past, present and future as equal. Third, Great enlightening beings dedicate such virtues to cultivating Omniscience; aspiring to always see the Buddhas; aspiring to associate with companions; aspiring to live among enlightening beings; aspiring to constantly keep their minds  on omniscience; vowing to accept and hold the Buddhist teachings; vowing to conscientiously protect, educate and develop all sentient beings; their minds always dedicated to the path of emancipation from the world; vowing to provide for and serve all teachers of truth; understanding the principles of the teachings and retain them in memory; vowing to cultivate and practice great vows and cause them to be fulfilled. Fourth, Enlightening beings cultivate dedications in this way a)To amass roots of goodness: Once they have amassed various roots of goodness, they cultivate the practices of enlightening beingsby means of the results of these roots of goodness. In every sucessive moment they see innumerable Buddhas, and serve and provide for them in accordance with their needs. b) To accomplish roots of goodness. c) To develop roots of goodness. d) Contemplate roots of goodness. e) To concentrate roots of goodness. f) To analyze roots of goodness. g) To delight in roots of goodness. h)       To cultivate roots of goodness. i) To abide in roots of goodness. Fifth, Enlightening beings reverently present the following offerings with pure-minded respect to all Buddhas for countless, incalculable eons, never retreating, never ceasing: a) They provide innumerable jewels, flowers, garlands, garments, parasols, banners, pennants, adornments. b) They provide innumerable perfumes, powdered incenses, mixed scents, burning incenses. c) They provide innumerable services, profound faith, aspiration, pure mind, respect, praise, honor. d) They provide innumerable jewel seats, flower seats, incense seats, seats of garlands, sandlewood seats, cloth seats, diamond seats, crystal seats, precious streamer seats, Jewel-colored seats. e) They provide innumerable flowered parks, bejeweled parks, perfumed parks, parks hung with garlands, parks spread with robes, jewel-studded parks. f) They provide innumerable parks with trees of all precious substances, parks with balustrades of all precious substances, parks covered with nets of chimes of all jewels. g) They provide innumerable palaces of all precious substance, palaces with all kinds of flowers, palaces with all kinds of garlands, palaces with all kinds of incenses, palaces with all kinds of sandalwood, palaces with stores of all kinds of aromatic resinspalaces of all kinds of diamonds, palaces with all kinds of crystal, all extraordinary fine, surpassing those of the heavens. h) They provide innumerable trees of mixed jewels, trees of various fragrances, trees of precious raiments, trees of music, trees of fascinating jewels, trees of gem-studded streamers, trees of precious rings. i) They provide innumerable trees adorned with banners, pennants, and canopies with the fragrances of all flowers. j) The palaces are also adorned with: i) Innumerable lattices. ii) Innumerable windows, doors. iii) Innumerable balconies. iv) Innumerable crescents. v) Innumerable drapes. vi) Covered with countless nets of gold. vii) Countless perfumes wafting throughout them scenting everywhere. viii) Countless robes spread on the ground. Sixth, after each Buddha dies, enlightening beings also respectfully make similar offerings to all their relics, in order to: a) To induce all sentient beings to develop pure faith. b) To embody all foundations of goodness. c) To be red from all suffering. d To have broad understanding. e) To be arayed with great adornments. f) To consummate all their undertakings. g) To know how rare it is to meet a Buddha. h) To fulfill the immeasurable power of the enlightened. i) To adorn and make offerings to the tombs and shrines of Buddhas. j) To Maintain the teachings of all Buddhas. k) Their offerings to living Buddhas and to their relics after death could never be fully told of even in an incalculable period of time. Seventh, Enlightening beings cultivate and accumulate immeasurable virtue is all to develop and mature sentient beings: a) Without retreating. b) Without ceasing. c) Without wearying. d) Without clinging. e) Free from all mental images. f) Without stopping anywhere. g) Forever beyond all dependence. h) Detached from self and anything pertaining to a self. i) They seal all aspects of their activities with the stamp of truth. j) Realize the birthlessness of things. k) Abide in the abode of Budhahood. l) Observe the nature of birthlessness. Eighth, in the care of the Budhas, they set their minds on dedication: a) Dedication in accord with the nature of all things. b) Dedication entering into the uncreated truth, yet perfecting created expedient methods. c) Dedication of techniques discarding attachments to concepts of phenomena. d) Dedication abiding in countless enlightening skills. e) Dedication forever departing  from all realms of existence. f) Dedication of expedient application of practices without sticking to forms. g) Dedication embracing all foundations of goodness. h) Great dedicationpurifying the act s of all enlightening beings. i) Dedication rousing the will for enlightenment. j) Dedication living with all bases of goodness. k) Dedication fulfilling supreme faith. Ninth, when enlightening beings dedicate such roots of goodness, thought: a) Though they go along with birth and death, they are not changed. b) They seek omniscience without ever retreating. c) While being in the various realms of existence, their minds are undisturbed. d) They are able to liberate all sentient beings. e) They are not stained by compounded things. f) They do not lose unimpeded knowledge. g) Their fulfillment of causes and conditions of enlightening beings’ practices and stages is inexhaustible. h) Worldly things cannot change or move them. i) They fulfill the pure ways of transcendence. j) They are able to accomplish all knowledge and power. k) They get rid of the darkness of ignorance and folly. l) They develop the will for enlightenment. m) They reveal the light of enlightenment. n) They increase pure ways. o) The dedicate to the supreme Way. p) They fulfill all practices. Tenth, Enlightening beings also cultivate dedication by means of: a) With clear, pure intellect they are able to skillfully analyze things. b) They comprehend all things as appearing according to the mind. c) They know clearly: i) They know deeds are like illusions. ii) Results of deeds are like paintings. iii) All activities are like magic tricks. iv) Things born of causes and conditions are all like echoes. v) The practices of enlightening beings are like reflections. vi) They produce the clear, pure eye of reality. vii) They see the vast realm of the uncreated. viii) They realize their null essence. ix) They understand the nonduality of things and discover the true aspect of things. x) They  ulfill the practices of enlightening beings without  attachment to any forms. xi) They are able to carry out all commonplace acts without ever abadoning pure principles and practices. xii) Free from all attachments, they remain unattached in action. Eleventh, Enlightening beings think flexibly, without confusion or delusion, without contradicting facts, without destroying active causes. Twelfth, Dedicating as is appropriate with clear perception of real truth. Thirteenth, they know the inherent nature of things, yet by the power of skill in means they accomplish results of action and reach the other shore. Fourteenth, with knowledge and wisdom they examine all things and attain knowledge of spiritual faculties. Fifteenth, the virtues of their deeds are carried out without striving, in accordance with their free will. Sixteenth, Enlightening beings dedicate roots of goodness  in this way because: a) They want to liberate all sentient beings. b) They want to keep the lineage of Buddhas  unbroken. c) Be forever rid of demonic activity. d) See omniscience. e) Their aspiration is never discarded. f) They detach from mundane objects and cut off all mixup and defilement. Seventeenth, Enlightening beings wish: a) They wish all sentient beings to attain pure knowledge. b) They wish all sentient beings enter deeply into techniques of liberation. c) They wish all sentient beings depart from the state of birth and death. d) They wish all sentient beings to attain the bases of virtues of Buddhahood. e) They wish all sentient beings forever end all delusive activities. f) They wish all sentient beings stamp all actions with the seal of equanimity. g) They wish all sentient beings to determine to enter knowledge of all ways of libertion, and accomplish all transmundane qualities.

Bodhisattvas Cultivate Dedication equal to all Buddhas’ dedication: According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 25, Great enlightening beings’ dedication equal to all Buddhas or the third dedication in the ten dedications. First, Enlightening beings follow and cultivate the path of dedication of the Buddhas of past, future and present. Second, when they practice and learn the path of dedication in this way: a) When they perceive any objects of sense, whether pleasant or unpleasant, they do not conceive  like or dislike. b) Their minds are free, without faults, broad, pure, joyful, blissful. c) Free from all sorrows and troubles. d) Their minds are flexible. e) Their senss are pure and cool. Third, Enlightening beings cultivate dedication of roots of goodness: a) When great enlightening beings gain such peace and bliss, they become even more determined, dedicating their determination to the Buddhas with these thoughts: i) With the roots of goodness, they are planting, they vow to cause the bliss of the Buddhas to increase more and more. ii) The bliss of the unconceivable abode of Buddhas. iii) The bliss of the peerless concentration of Buddhas. iv) The bliss of unlimited compassion. v) The bliss of liberation of all Buddhas. vi) The bliss of unlimited spiritual power. vii) The bliss of vast, ultimate, immeasurable power. viii) The bliss of tranquility detached from all cognition. ix) The bliss of abiding in the state of nonobstruction, always rightly concentrated. x) The bliss of carrying out the practice of nondualism without change. b) Once great enlightening beings have ddicated their roots of goodness to the Buddhas, they also dedicate these virtues to the enlightening beings: i) To cause those who have not fulfilled their vows to fulfill them. ii) To cause those whose minds are not yet pure to attain purity. iii) To cause those who have not fulfilled the ways of transcendence to fulfill them. iv) To cause sentient beings to settle in the indestructible will for enlightenment. v) They do not regress on the way to omniscience. vi) They do not give up great effort. vii) They preserve all the foundations of goodness of the gates of enlightenment. viii) They are able to cause sentient beings to give up conceit, set their minds on enlightenment, and fulfill their aspiration. ix) Abide in the abode of all Enlightening Beings. x) Attain the clear, sharp senses of Enlightening Beings. xi) Cultivate roots of goodness, and realize omniscience. c) Having thus dedicated their roots of goodness to Enlightening Beings, they then dedicate them to all sentient beings: i) Wishing that the roots of goodness of all sentient beings, even the slightest, even seeing a Buddha, hearing teaching, or respecting holy mendicants, but for the time of a fingersnap. ii) Wishing all be free from obstruction. iii) Wishing they reflect on the completeness of Buddhas. iv) Wishing they reflect on the techniques of the teaching. v) Wishing they reflect on the nobility and importance of the community. vi) Wishing that they not be separated from vision of the Buddha. vii) Wishing their minds become pure. viii) Wishing that they attain the qualities of Buddhahood. ix) Wishing that they build up immeasurable virtue. x) Wishing that they purify spiritual powers. xi) Wishing that they give up doubts about the truth. xii) Wishing that they live according to the teaching. d) As they make such dedication to sentient beings, they also make such dedication for the Buddhist disciples and the individual illuminates. Fourth, Enlightening beings also vow: a) They also pray that all sentient beings forever leave all miserable places like hells, hungry ghosts, and animality, an so on. b) Wishing that they further develop the supreme will for enlightenment. c) Wishing that they concentrate their minds on the earnest search for knowledge of all means of liberation. d) Wishing that they never repudiate the true teaching of the Buddhas. e) Wishing to attain the peace of the Buddhas. f) Wishing to be pure in body and mind. g) Wishing to realize omniscience. Fifth, the foundations of goodness of great Enlightening Beings are all corectly initiated, built up, and developed by great vows, causing them to expand and to be completely fulfilled. Sixth, when great Enlightening Beings live at home: a) Though live at home with spouses and children, Enlightening Beings never for a moment give up the determination for enlightenment. b) With correct mindfulness, they always meditate on the realm of all knowledge. c) They always liberate themselves and others, enable them to reach the ultimate. d) They always use appropriate means to transform the members of their own households, causing them to enter the knowledge of Enlightening Beings and causing them to develop to maturity and attain liberation. e) Though they live at home with relatives, their minds have no attachments. f) By their basic great great compassion they remain in home life, and because of their kindness they harmonize  with their spouses and children, with no hindrance to the pure Way of Enlightening Beings. g) Though great enlightening beings be in home life  and work at various occupations, they never for a moment give up the will for omniscience. h) Whether they are dressing, eating, taking medicine, washing, looking around, walking, standing still, sitting, reclining, speaking, thinking, asleep or awake, whatever they are doing their minds always dedicate it to the path of omniscience. They concentrate and contemplate unremittingly, because they want to aid all sentient beings and settle them in enlightenment. i) For the sake of all sentient beings with imeasurable great vows. They embody countless great roots of goodnessl diligently cultivating virtues to save everyone. They forever divorce arrogance and indulgence. They proceed surely toward the state of omniscience. Never conceiving any intention of turning to another path. Never conceiving any intention of turning to another path. Always contemplating the enlightenment of all Buddhas. They forever abandon all impure ways. Cultivating practice of what all Enlightening Beings learn. They encounter no obstruction on the path  of omniscience. They always stand on the ground of knowledge. They are devoted to recitation and learning. They collect roots of goodness by means of immeasurable knowledge. Their minds have no affection for any mundane realm. They are not obsessed with what they practice. They wholeheartely accept and hold the principles of the Buddhas’ teachings. Though they are living at home, they cultivate and internalize roots of goodness in every way, cause them to grow, and dedicate them to the unsurpassed enlightenment, which is the essence of the Buddhas. Seventh, at such a time, Enlightening Beings, even when they are feeding domestic animals, all make this vow: a) They vow to cause these creatures to leave the realm of animality, to be helped and comforted and ultimately be liberated. b) Having forever crossed over the ocean of suffering. c) Eternally annihilating painful sensations. d) Forever removing suffering physical and mental elements. e) Eternally cutting off painful feeling, accumulation of pain, painful actions, the cause of pain, the root of suffering, and painful situations. Eighth, With their roots of goodness in the forefront, Enlightening Beings dedicate them to knowledge of ways of liberation for all beings. Ninth, Enlightening Beings first engender the determination for enlightenment: a) They include all sentient beings. b) Cultivating the foundations of goodness and dedicating them to all sentient beings: i) To cause all sentient beings to leave the plain of birth and  death. ii) To cause them to attain the unhindered  bliss of the enlightened. iii) To cause them to emerge from the ocean of afflictions. iv) To cause them to practice the path of the Buddha teachings. v) To fill everywhere with kindness. vi) To cause sentient beings to have vast powers of compassion. vii) To cause them all to attain pure bliss. viii) To cause snetient beings to preserve foundations of goodness. ix) To cause sentient beings to draw near to the qualities of Buddhahood. x) To cause sentient beings to leave the realms of demons  and enter the realm of Buddhas. xi) To cause sentient beings to cut off the seeds of mundanity and plant the seeds of enlightenment. xii) To cause sentient beings to abide in the truth which is equal in all times. Tenth, Enlightening Beings dedicate all roots of goodness they have collected, will collect and are collecting: a) Enlightening beings form this thought: “As the Buddhas and Enlightening Beings of the past have practiced  and respectfully serving all enlightening ones. b) Liberating sentient beings so that they be forever emanicipated. c) Diligently cultivating and practicing all roots of goodness and dedicating them all: i)  Without attachment. ii) Without depending on form. iii) Without attachment to sensation. iv) Without erroneous conceptions. v) Without creating fixed patterns. vi) Without grasping consciousness. vii) Detached from the six senses. viii) Not dwelling on things of the world. ix) Delighting in the way of transcendence. x) Knowing that all things are empty as space, come from nowhere, are unborn and not perishing, and have no true reality, they have no attachments. Eleventh, Enlightening Beings avoided all discrinminatory views; they were imperturbable and unaffected by anything; they never lost awareness or calm. Twelfth, they abide in reality without form, detached from all appearances, all being one. Thirteenth, Enlightening Beings entered deeply into the nature of all things; they always happily practiced all-sided virtues, and saw the congregation of all Buddhas. Fourteenth, just as all those Enlightening Beings of the past dedicated roots of goodness, Enlightening Beings also: a) Practice dedication in this way. b) Undestand these principles in this way. c) Based on these principles determine to learn and act, not violating the specifics of the teachings. d) They know that what is practiced is like illusions, like shadows, like the moon’s image in the water, like reflections in a mirror, manifested by the combination of causes and conditions, proceeding thus up to the ultimate stage of enlightenment. Fifteenth, Great Enlightening Beings also form this thought: “Just as the Buddhas of the past, when cultivating enlightening practice, dedicated roots of goodness in this way, and so do and will the Buddhas of the present and future. So too should I arouse my will and dedicate roots of goodness like those Buddhas: a) With foremost dedication. b) Excellent dedication. c) Supreme  dedication. d) Superior dedication. e) Unexcelled dedication. f) Peerless dedication. g) Unequalled dedication. h) Incomparable dedication. i) Honorable dedication. j) Sublime dedication. k) Impartial dedication. l) Straightforward dedication. m) Virtuous dedication. n) Far-reaching dedication. o) Good dedication. p) Pure dedication. q) Dedication free from evil. r) Dedication not going wrong. Sixteenth, once Enlightening beings have dedicated roots of goodness in this way: a) They accomplish pure action of body, speech and mind. b) They abide in the abode of enlightening beings without any faults. c) They practice good works. d) They get rid of evils of action and speech. e) Their minds are without flaw or defilement. f) They cultivate omniscience. g) They abide in an immeasurably broad mind. h) They know all phenomena create nothing. i) They abide in transmundane states. j) They are not influenced by things of the world. k) They analyze and comprehend innumerable actions. l) They fully develop skill in means of dedication. m) They extirpate the roots of grasping and attachment forever.

Cultivation in the Spirit of Dedication Reaching All Places of Great Enlightening Beings: According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 25, Dedication reaching all places of great enlightening beings is the fourth dedication of the Ten Dedications. First, When enlightening beings cultivate all roots of goodness, they think: “May the power of virtue of these roots of goodness reach all places.”a) Just as reality extends everywhere without exception. b) Reaching all things. c) Reaching all worlds. d) Reaching all beings. e)  Reaching all lands. f) Reaching all phenomena. g) Reaching all space. h) Reaching all time. i) Reaching all that is compounded and uncompounded. j) Reaching all speech and sound. Second, when enlightening beings cultivate all roots of goodness, they think: a) May these roots of goodness reach the abodes of all enlightened ones. b) Be as offerings to all those Buddhas. c) The past Buddhas whose vows are fulfilled. d) The future Buddhas who are fully adorned. e) The present Buddhas, their lands, sites of enlightenment, and congregations, filling all realms throughout the entirety of space. Third, Enlightening beings also aspire to present to all Buddhas offerings like those of the celestials: a) By virtue of the power of faith. b) By virtue of great knowledge without obstruction. c) By virtue of dedication of all roots of goodness. Fourth, when cultivating dedication reaching all places, great enlightening beings think to: a) The Buddhas  pervade all realms in space. b) Various actions produced in: i) In the worlds of all the unspeakably many world systems in the ten directions. ii) In unspeakably many Buddha-lands. iii) In unspeakably many Buddha-spheres. iv) In all kinds of worlds. v) In infinite worlds. vi) In worlds without boundaries. vii) In rotating worlds. viii) In sideways worlds. ix) In worlds facing downward and upward. c) In all worlds such as these, all Buddhas manifest a span of life and display various spiritual powers and demonstrations. d) In these worlds there are enlightening beings who, by the power of resolution   for the sake of sentient beings who can be taught: i) They appear as Buddhas in all worlds and reveal everywhere the boundless freedom and spiritual power of the enlightened. ii) The body of reality extending everywhere without distinction. iii) Equally entering all realms of phenomena and principles. iv) The body of inherent Buddhahood neither born nor perishing. v) By skillful expedients appearing throughout the world, because of realizing the true nature of things, transcending all, beause of attainment of nonregressing power, because of birth among the people  of vast power of unobstructed vision of the enlightened.

 

 

 

 

 

 

Taøi Lieäu Tham Khaûo

References

 

1.     The Flower Ornament Scripture, Shambhala: 1987.

2.     An Index to the Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1934.

3.     Phaät Phaùp Caên Baûn (Vieät-Anh)—Basic Buddhist Doctrines, 08 volumes, Thieän Phuùc, USA, 2009.

4.     Töø Ñieån Phaät Hoïc Anh-Vieät—English-Vietnamese Buddhist Dictionary, 10 volumes, Thieän Phuùc, USA, 2007.

5.     Töø Ñieån Phaät Hoïc Vieät-Anh—Vietnamese-English Buddhist Dictionary, 6 volumes, Thieän Phuùc, USA, 2005.

6.     Töø Ñieån Thieàn & Thuaät Ngöõ Phaät Giaùo Vieät-Anh Anh-Vieät—Vietnamese-English English-Vietnamese Dictionary of Zen & Buddhist Terms, 12 volumes, Thieän Phuùc, USA, 2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 16697)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.