- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
Bài 9 : KHAI THỊ CHO NHAN TRUNG TIÊN
TRÌ CHÚ CHUẨN ĐỀ.
Cư sĩ tại gia, thọ năm món dục lạc nồng hậu, cội rễ phiền não sâu dày. Nơi việc hằng ngày thường mê muội trước mắt, như nước sôi sùng sục. Vừa an được một niệm trong sạch, bèn phát tâm tu hành, nhưng khó bề hạ thủ công phu. Người thông minh xem kinh giáo ; bất quá chỉ học theo đường tri kiến, rồi đàm luận lăng xăng, chẳng có thật dụng. Họ lại xem việc niệm Phật rất ư tầm thường, nên chẳng quyết tâm tu ; hoặc tuy muốn nhưng lại không đắc lực, và chỉ khởi vọng niệm thô phù. Tập khí trong tạng thức ẩn tàng lưu chuyển, hoàn toàn không thể thấy được, nên dẫu có niệm Phật nhưng không thể được chánh niệm. Niệm Phật nếu đắc lực, sao còn cầu những việc huyền diệu khác nữa ! Nghe có pháp nhất đẳng thâm cao lạ lùng nên ngưỡng mộ. Nghe tham thiền đốn ngộ, tự phụ cho là bậc thượng căn, mà không màng tu hành, vì sợ lạc vào thứ lớp. Trên cơ duyên của các bậc cổ đức, ghi nhớ làm nơi hợp đầu ngữ ; mở miệng đàm luận lăng xăng ; chỉ vui thích vẻ vời, rồi cho đó là cơ phong thiền môn. Những kẻ này thật rất đáng thương !
Nếu chân thật phát tâm vì sợ sanh tử, mà chưa có thể nhập vào môn trì chú, thì trước tiên phải dùng tâm khẳng khái thiết thực, thì mới dễ dàng đắc được. Nhan tiên sanh có phước trì chú, lại vấn hỏi cách tu hành thiết yếu, nên tôi mới khai thị những lời này. Người xem chớ cho là đạo lý, vì đạo lý này làm lầm ngộ biết bao người !