33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ

22/09/201012:00 SA(Xem: 22954)
33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ

NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN

(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)

Bài 33 : KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN CHÂN NGỘ.

Thiền nhân Chân Ngộ sanh trưởng tại Lô Lăng, chán vợ conxuất gia ; thích hạnh viễn ly, chí hướng danh sơn, tham tầm tri thức. Huyễn nhân dùng nghiệp huyễn, chọn đến Lãnh Hải. Vừa đến tham tầm, thiền nhân lại từ biệt qua Phổ Đà lễ thầy Quán Âm, thọ kệ chúc phó của Phật Tỳ Xá Phù, rồi lại đến Ngũ Dương. Huyễn nhân nơi đạo tràng huyễn hoá, làm Phật sự như huyễn, khai thị chư huyễn chúng, thuyết pháp môn như huyễn. Thiền nhân lễ bái cầu pháp. Huyễn nhân lại y tam muội như huyễn, mà thuyết tất cả chư pháp như cảnh giới mộng huyễn, bảo :

- Lành thay Phật tử ! Hãy suy nghĩ chính chắn ! Tất cả chư Phật y huyễn lực mà thị hiện. Tất cả Bồ Tát y huyễn lực mà tu trì. Tất cả nhị thừa y huyễn lực mà trầm không thủ tịch. Tất cả ngoại đạo y huyễn lực mà hôn mê. Tất cả chúng sanh y huyễn lực mà sanh rồi tử. Thiên cung tịnh độ y huyễn lực mà kiến lập. Quỳnh lâm bảo thọ y huyễn lực mà bày biện. Giường thiếc trụ đồng y huyễn lực mà thi thiết. Vạc nóng lò than y huyễn lực mà xông lên. Chim chóc rùa cá y huyễn lực mà bay ẩn. Sâu bọ nhện gián y huyễn lực mà sống còn. Chỗ chứng đắc của ba đời chư Phật, và sự truyền thừa của sáu đời tổ sư, cũng hoàn toàn không vượt ngoài lưỡi huyễn. Tam muội thiền nhân vừa được mà lại bỏ mất. Hãy thử suy nghĩ cho kỹ, vì sao bị đoạ lạc vào vòng sanh tử, vì sao nhập vào thai mẹ, vì sao chìm trong ái tình triền phược, vì sao nguyện xuất trầm luân, vì sao khởi bước du phương, vì sao tầm cầu thiện tri thức, vì sao lê giày đến danh sơn leo lên vùng đất phước ? Xuyên tùng lâm vào hệ xã, rồi nay đến Nam Hải, năm kế tới Ngũ Đài, năm kế nữa đến Nga Mi, cứ đi khắp hoàn vũ, trải qua bao trần kiếp, cùng tận mười phương quốc độ nhiều như số vi trần, thừa sự mười phương chư đại thiện tri thức, mà chẳng thoát khỏi vòng huyễn hoá, vì không phải là nơi cứu cánh chân thật. Lúc mê lầm cho bóng là đầu, không do dẫm được đường về nhà, mà có thể đạp một cú đứt đoạn được lưới huyễn kết tụ, thì vô biên lưới huyễn nhất thời đều đứt đoạn. Bao bờ bể huyễn hải, nhất thời đều khô cạn. Vô lượng huyễn nghiệp, nhất thời đốn tiêu. Vô biên huyễn hạnh, nhất thời bèn đắc được. Vô lượng chúng sanh huyễn hoá, nhất thời bèn độ tận. Đây tức là dùng huyễn để tu huyễn. Vì vậy bảo rằng tâm huyễn hoá của chúng sanh lại phải y huyễn mà diệt. Nếu chưa được như thế, thì phải trải qua ba lần sanh sáu mươi kiếp, tôn Văn Thù làm cha, kính Quán Âm làm mẹ, thờ Phổ Hiền làm thầy, để nương nhờ thân cận những vị này, cầu mong xuất sanh tử. Hãy suy nghĩ cho kỹ ! Đây chẳng phải bảo rằng Ta vi người huyễn hoá, và lời nói cũng không chân thật. Tham khán ! Tham khán !

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.