- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
Bài 25 : KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN THẠCH NGỌC.
Học nhân đời mạt pháp, đa số hướng về những sự tu tập thô phù, mà không đi thẳng đến chỗ chân thật. Vì vậy, ngay nơi những lời dạy của đức Phật, chỉ chấp trên danh tự ngôn ngữ, mà không đạt được tông chỉ cứu cánh, khiến tăng thêm tri kiến, sanh đại ngã mạn. Đây là dùng Phật Pháp mà kết thêm cội gốc sanh tử, cũng không biết sanh tử là vật chi, cứ bảo rằng chẳng có can hệ gì. Mê mờ đi trong đêm tối, nên không thể thấy được chánh lộ tu hành. Ngôn từ của Phật dạy, đều là pháp xuất ly sanh tử, sao người đời nay ngược lại bị đoạ ? Việc này chẳng phải lỗi của Phật, mà lỗi tại học nhân không có chánh tri chánh kiến, cùng chưa từng thân cận và được thiện tri thức chỉ điểm thuyết phá trừ căn mê lầm. Học nhân Thạch Ngọc với lòng chân thật và nghiệp trong sạch, xưa đã từng tham kiến lão nhân tại ngoài miền Lãnh Nam, Lão nhân đi về miền đông, sang Ngô Việt, khắc tân sớ sao Lăng Nghiêm Pháp Hoa. Thạch Ngọc xem lại, tham cứu tinh tường rồi châm chước, nên đắc được yếu chỉ bên ngoài lời nói của lão nhân. Nay lão nhân trở về Khuông Sơn dưỡng già. Ngày nay, Thạch Ngọc có khả năng làm bạn trong không gian u tịch, để tham cứu việc hướng thượng, mà không bị tập khí văn tự làm sở tri chướng. Thật hay lắm thay !