Thư Viện Hoa Sen

Phần 5.

28/05/20202:42 CH(Xem: 5984)
Phần 5.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 5 | PART 5

Phần 5. (từ trang 96 đến  trang 115)

41. Butterflies | Bướm
42. Echo In Sky | Tiếng Vang
43. In Front Of Your Eyes | Trước Mắt
44. Cessation | Tịch Diệt
45. The Thus Come One | Như Lai
46. Dharma of Equality | Bình Đẳng
47. The Way Of Patriarchs | Tổ Sư Thiền
48. Illusions | Huyễn
49. Daisies | Cúc Hoa
50. Mind Only | Duy Có Tâm Thôi

41

BUTTERFLIES

With the spring coming back, butterflies and flowers meet here.
Urged by timely passions, butterflies and flowers unite.
All butterflies and flowers, since infinite time, have been illusions.
You should keep your mind unmoved, despite all the butterflies and flowers. 

GIAC HAI (circa 11th century)

NOTE: All passions tie us to this world, just like butterflies hovering around flowers. You see a beautiful woman, have a nice talk with her, and her lovely face might be imprinted in your memory for decades. While you grow old, while you are waiting to die in bed, her image in your memory is still young and lovely though in real life she must be an old woman with white hair and wrinkles. If you have a thought of clinging to that young and lovely image, you have no way to break free from this suffering realm. But you should not try to empty that image from your mind. Don’t try to empty anything from your mind, because that is impossible and unsuitable. This is because this image is empty in nature. Just realize the law of dependent origination, just see the emptiness nature of all things – this is the best way to meditate. Open your eyes, and see it.

---  ---

BƯỚM

Xuân về hoa bướm gặp nhau đây, 
Hoa bướm phải cần họp lúc này. 
Hoa bướm xưa nay đều là huyễn, 
Giữ tâm bền chặt bướm hoa thây. 

GIÁC HẢI (Thế kỷ 11-12) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Tất cả các say đắm buộc chúng ta vào thế giới này, y hệt như bướm lượn quanh hoa. Bạn gặp một thiếu nữ đẹp, nói chuyện vui đùa với nàng, và khuôn mặt dễ thương của nàng có thể đã in vào trí nhớ bạn trong nhiều thập niên về sau. Khi bạn già đi, trong khi bạn chờ chết trên giường bệnh, hình ảnh nàng trong trí nhớ bạn vẫn thơ trẻ và dễ thương cho dù trong đời thực, nàng hẳn phải là một bà cụ tóc bạc và da nhăn. Nếu bạn có một niệm chấp giữ lấy hình ảnh thơ trẻ và dễ thương đó, bạn không có cách nào giải thoát ra khỏi cõi đau khổ này. Nhưng bạn cũng đừng tìm cách xóa đi hình ảnh đó trong tâm bạn. Đừng tìm cách xóa đi bất cứ gì trong tâm bạn, bởi vì điều đó bất khả và không thích nghi. Và bởi vì hình ảnh đó trong bản chất lại là tánh không rỗng rang. Hãy nhận ra định luật duyên khởi, hãy nhìn thấy tánh không của vạn pháp – đó là cách thiền tập hay nhất. Hãy mở hai mắt bạn ra, và nhìn thấy nó.

--- ---

42

ECHO IN SKY

Like wind whistling through the cypress trees, 
the underwater moon shines bright.
It has neither shadow nor shape.
Existence is just like that; 
Emptiness, an echo in the sky.

MINH TRI (? – 1196)

NOTE: The moon is a symbol of the mind. While the moon shines bright and helps us see all things, the mind is not a thing you can point at; the mind has neither shadow nor shape. Existence is reflected in the mirror of the mind; its true nature is the emptiness. How can you realize the true nature of the mind? Can you hear the sound of a pebble hitting a tree? That sound is a finger pointing at the mind. Can you see a banner that is waving in the wind? Is the mind flapping in the wind?. Breathe in and out gently, be alert, and watch the mind.

In the SA 1136 Sutra, the Buddha said that you should live and behave as the moon, which comes and leaves in a subtle and humble manner of a newcomer; also, the Buddha put one of his hands in the air and said that his hand, like the moon in the air, was not tied and not clung to anything. The Buddha praised that Ven. Kassapa approached families in the villages like the moon in the air.

---  ---

TIẾNG VANG

Gió tùng, trăng nước sáng, 
Không bóng cũng không hình. 
Sắc tướng chỉ thế ấy, 
Trong không tìm tiếng vang

MINH TRÍ (? - 1196) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Mặt trăngbiểu tượng của tâm. Trong khi mặt trăng chiếu sáng và giúp chúng ta thấy vạn pháp, nhưng tâm không phải là một vật bạn có thể chỉ vào; tâm không có cả bóng lẫn hình dạng. Hiện thể là tâm đang hiển lộng như gương; tánh thực của nó chính là tánh không. Làm sao bạn có thể chứng ngộ chân tánh? Bạn có thể nghe tiếng sỏi chạm vào gốc cây? Âm thanh đó chính là ngón tay đang chỉ vào tâm. Bạn có thể thấy một lá cờ đang bay trong gió? Có phải tâm đang phất phới đó? Hãy hít thở dịu dàng, hãy tỉnh táo, và hãy nhìn tâm.

Trong Tạp A Hàm SA 1136 (Kinh Nguyệt Dụ), Đức Phật nói rằng chúng ta nên sống và xử thế như mặt trăng, tới và đi trong cách khẽ khàng và khiêm tốn như người mới học; thêm nữa, Đức Phật đưa một tay lên không, và nói bàn tay của ngài, như mặt trăng trên không, không bị trói buộc và không bị dính vào bất cứ gì. Đức Phật ca ngợi ngài Ca Diếp đã vào thăm các gia đình trong làng y hệt như mặt trăng trên không.

---  ---

43

IN FRONT OF YOUR EYES

The Way is formless, 
in front of your eyes, not far away.
Reflect on yourself, and find the Way; 
don’t look elsewhere.
Even if prayers could produce results, 
they would be fictitious.
If [you think] you are given the truth, 
then ask yourself which thing is that truth.
Thus the Buddhas of three periods, 
and the Patriarchs of successive generations,  
transmitted the seal of truth via mind ---
all saying the same.

NGUYEN HOC (? – 1174)

NOTE: Buddha said the mind created these worlds; also, Buddha urged the hearers to practice the four foundations of mindfulness to liberate themselves. The Patriarchs said the Way is formless, and therefore pathless; also, the Patriarchs urged the Zen practitioners to realize the mind essence to liberate themselves. What is the difference? Another way to put that question: What is the difference between being mindful of body, feelings, mind, and dharmas, and being mindful of the mind essence? We can answer like this: after realizing the mind essence, you see all things being manifested via the mind; in other words, you see the mind-seal on all things. Also, in other words, being mindful of body, feelings, mind, and dharmas exactly is being mindful of the revealing mind.

In the SN 22.81 Sutta, a question was raised by some monastics, “How should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur?” (As translated by Bhikkhu Bodhi). The question is translated by Thanissaro Bhikkhu as, "Now I wonder — knowing in what way, seeing in what way, does one without delay put an end to the effluents?" This sutta has a similar discourse in the SA 57 Sutra, which was translated by Tuệ Sĩ and Thích Đức Thắng as "Tạp A Hàm, SA 57, Kinh Tật Lậu Tận."

The Buddha replied that he already taught the four establishments of mindfulness and many other tools of meditation. Then the Buddha gave a new discourse to answer a new question raised by some monks about how to immediately destroy fetters. The SN 22.81 Sutta and the SA 57 Sutra say that if you want to immediately destroy fetters, just discern that all things are impermanent, conditioned and dependently arisen. When you see that all things are impermanent, you experience that all things are unreal and that nothing could be grasped. When you see that all things are conditioned, you experience that all things are unreal and that Nirvana must be unconditioned and unmade. When you see that all things have dependently arisen, you experience that all things are unreal and that you and the world are actually non-self.     

---  ---

TRƯỚC MẮT  

Đạo không hình tướng
Trước mắt chẳng xa, 
Xoay lại tìm kiếm
Chớ cầu nơi khác
Dù cho cầu được, 
Được tức chẳng chân. 
Ví có được chân, 
Chân ấy vật gì? 
Vì thế,
Chư Phật ba đời
Lịch đại Tổ sư
Ấn thọ tâm truyền
Cũng nói như thế. 

NGUYỆN HỌC (? - 1174) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Phật nói, tâm đã hình thành ra thế giới; Phật thúc giục thính chúng tu tập tứ niệm xứ để tự giải thóat. Các Tổ nói, Đạo là vô tướng, và do vậy không lối để đi; rồi chư Tổ thúc giục thiền gia hãy chứng ngộ tự tánh của tâm để tự giải thóat. Cái gì là dị biệt giữa lời dạy của Phật và chư Tổ? Hỏi một cách khác: Cái gì là dị biệt giữa pháp niệm thân thọ tâm pháp và pháp niệm tự tánh của tâm? Chúng ta có thể trả lời thế này: sau khi Thấy Tánh, bạn thấy vạn pháp là tâm hiển lộng; nói cách khác, bạn thấy tâm ấn trên vạn pháp. Và nói cách khác, một cách chính xác, niệm thân thọ tâm phápchánh niệm về tâm đang hiển lộng.

Trong Kinh Tương Ưng SN 22.81, một số tỳ khưu hỏi Đức Phật, "Làm sao có thể biết, có thể thấy để tức khắc đoạn tận lậu hoặc và giải thoát. Tương tự là Tạng A Hàm có một kinh do hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch là "Tạp A Hàm, SA 57, Kinh Tật Lậu Tận."

Đức Phật trả lời rằng ngài đã từng dạy Tứ Niệm Xứ và nhiều phương tiện thiền tập khác. Rồi Đức Phật giảng một kinh mới để trả lời câu hỏi mới về cách tức khắc đoạn tận lậu hoặc. Hai Kinh SN 22.81 Sutta và SA 57 Sutra nói rằng nếu bạn muốn tức khắc đoạn tận lậu hoặc, hãy nhìn thấy tất cả pháp là vô thường, hữu viduyên khởi. Khi thấy tất cả là vô thường, bạn kinh nghiệm rằng vạn phápnhư huyễn và rằng không gì có thể nắm giữ. Khi thấy tất cả là hữu vi, bạn kinh nghiệm rằng vạn phápnhư huyễn và rằng Niết Bàn phải là vô vivô tác. Khi thấy tất cả là duyên khởi, bạn kinh nghiệm rằng vạn phápnhư huyễn và rằng bạn và thế gới là vô ngã.

--- ---

44

CESSATION

After arising from the cessation state, you can discuss the cessation.
After attaining the unborn state, you can speak about the unborn.
Being a human being, you should have a firm resolve as high as the sky;
Don’t step on the old footprints of the Buddha.

QUANG NGHIEM (1121 – 1190)

NOTE: Don’t step on the old footprints of Buddha? Why? Do we need to burn the scriptures, chop up the statues, and run away from the temples? No, Zen Master Quang Nghiem did not mean that. He just asked his students that they must practice hard, step into the land of cessation, and fade into the unborn state before expounding the Way. That means you have to walk and have your own footprints. Buddha pointed out the Way, and we have to do the walking. Buddha used the simile of a cowherd counting the cows of others for those who recited the Sacred Texts and did not meditate to attain freedom from samsara. Also, Buddha said, “Be a light unto yourself.”

A question should be raised: how could Zen have a trail of footprints for you to follow? Zen is the way of the gateless gate. Zen is a traceless flight of a bird in the sky. Zen meditation is practiced in a quiet and subtle way by those who can read the wordless sutras and see the unborn mind where you can not cling to any word or any thought. How could you hear the soundless sound? Zen masters say that the soundless sound does not differ from any perceptible sound; Just like the water does not differ from any bubble or any wave. And Nirvana does not differ from suffering. A koan says that when the wind blows away all the dried leaves, the dried tree branches can be seen in the autumn. All the dried leaves are all your thoughts, ideas, opinions and images that you have put on the tree branches; thus, the unborn mind could be seen after all your thoughts, ideas, opinions, and images that you have put on your whole body and mind are let go.

---  ---

TỊCH DIỆT

Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt
Được vô sanh, sau nói vô sanh
Làm trai có chí xông trời thẳm, 
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua. 

QUẢNG NGHIÊM (1121 - 1190)– Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Đừng giẫm lên dấu chân xưa của Phật? Tại sao? Chúng ta cần phải đốt kinh, chẻ tượng, và chạy ra khỏi chùa? Không, Thiền Sư Quảng Nghiêm không nói thế. Ngài chỉ yêu cầu học trò ngài là phải tu tập nghiêm túc, đặt chân vào cõi đất không tịch, và thâm nhập cõi vô sinh trước khi truyền giảng Thiền Tông. Nghĩa là, bạn phải bứơc đi và có dấu chân riêng của bạn. Đức Phật chỉ ra Đường Đi, và bạn phải đi lấy. Đức Phật đã dùng ẩn dụ về một người chăn bò lo đếm bò người khác chỉ cho người tụng kinh mà không chịu thiền định để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thêm nữa, Đức Phật nói, “Hãy tự thắp đuốc mà đi.”

Một câu hỏi nên nêu lên: làm sao Thiền Tông có thể có đường mòn dấu chân cho bạn đi theo? Thiền là pháp của vào cửa không cửa. Thiền là chuyến bay không dấu vết của một con chim trên bầu trời. Thiền Tông được tu tập trong một cách lặng lẽvi tế bởi những người có thể đọc kinh không chữ và có thể thấy tâm vô sinh, nơi bạn không thể bấu víu vào bất kỳ chữ hay niệm nào. Làm sao bạn có thể nghe được một âm thanh vô thanh? Các Thiền sư nói rằng âm thanh vô thanh không khác gì âm thanh có thể âm vang; y hệt như nước không khác với sóng hay bọt nước. Và Niết bàn không khác gì với khổ não. Một công án nói rằng khi gió thổi bay tất cả lá khô, và cành không sẽ được nhìn thấy trong mùa thu. Tất cả lá khô là tất cả các niệm, ý tưởng, ý kiếnhình ảnh bạn dán nhãn lên các cành khô; do vậy, tâm vô sinh có thể thấy được sau khi tất cả các niệm, ý tưởng, ý kiếnhình ảnh bạn dán nhãn lên toàn thân tâm của bạn được buông bỏ hết.

---  ---

45

THE THUS COME ONE

Being on earth, having human body, 
you have in your mind the Tathagata-Store
which shines in all places.
Searching for the mind, however, you will see only the emptiness.

THƯỜNG CHIẾU (? - 1203)

NOTE: You have something in your mind? Even if you think you have something called the Tathagata-Store in your mind, please drop all you have. Gently drop the mind, and observe the unborn mind. Sit down, gently breathe in and out; even if you think you have something called the unborn mind, just drop all you have.

Layman Pang (740–808), a famous Chinese layperson in the Zen tradition, composed a verse as a presentation of his understanding of the Way: "From ten directions they come here. Everyone studies the unconditioned dharma. This is the place to select the Buddhas. Only those who have the mind of emptiness pass the examination."

Baizhang Huaihai (720-814), one of the most famous Zen masters in China, said: "When you live with the mind of emptiness, the sun of wisdom shines naturally."

---  ---

NHƯ LAI 

Ở đời làm thân người, 
Nơi tâm Như Lai tạng
Chiếu soi cùng khắp nơi, 
Tìm đó lại càng rỗng. 

THƯỜNG CHIẾU (? - 1203) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Bạn có những thứ gì đó trong tâm bạn? Ngay cả bạn nghĩ rằng bạn có gì đó gọi là Như Lai Tạng trong tâm, xin làm ơn buông bỏ hết tất cả những gì bạn có. Hãy dịu dàng buông bỏ tâm đi, và hãy quán sát tâm vô sanh. Hãy ngồi xuống, hãy dịu dàng thở vào và ra; ngay cả nếu bạn nghĩ là bạn có cái gì gọi là tâm vô sanh, hãy buông bỏ mọi thứ bạn có.

Cư sĩ Bàng Uẩn (740–808), một vị cư sĩ Trung Hoa nổi tiếng trong nhà Thiền, làm một bài kệ để trình hiểu biết của ông về Thiền Tông: "Từ mười phương, cùng về tụ hội. Từng người một học về pháp vô vi. Đây là nơi tuyển các vị Phật. Hễ ai có tâm không thì sẽ đậu qua kỳ thi."

Bách Trượng Hoài Hải  (720-814), một trong các Thiền sư nổi tiếng nhất tại Trung Hoa, nói: "Khi sống được với tâm không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu."

---  ---

46

DHARMA OF EQUALITY

You should know that the Buddha attains the omniscient wisdom, examines all the meanings, has no doubts about the dharma of equality, lives the mind of emptiness and formless, passes beyond all measures and boundaries, stays away from the two sides, dwells in the middle way, surpasses all the words, and neither moves nor stops.

Y SƠN (? - 1213)

NOTE: Decades ago, I asked my root master Tich Chieu about the precepts for Zen practitioners. This old monk replied that only one precept needed to be kept in mind: see the equality of all things. How could you see all things actually are in the state of equality? All the bubbles and waves, big or small, are equal in the wetness of water. All the appearances, pretty or ugly, are equal in the brightness of the mirror. All things are equal in their characteristics of impermanence, non-self, emptiness, and dependently arisen. The Sn 4.5 Sutta (Paramatthaka Sutta) says that you should not compare yourself or anybody with others, and never see someone as superior or equal to others. Why? Because all things are non-self and have the same taste of emptiness.         

---  ---

BÌNH ĐẲNG

Các ngươi nên biết, Như Lai thành đẳng Chánh Giác, đối tất cả nghĩa không còn chỗ nào quán sát, đối với pháp bình đẳng không có nghi hoặc, không tâm không tướng, không đi không dừng, không lường không ngằn, xa lìa hai bên, trụ ở trung đạo, vượt ngoài tất cả văn tự.

Y SƠN (? - 1213) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Nhiều thập niên về trứơc, tôi hỏi bổn sư của tôi là Thầy Tịch Chiếu về giới luật của Thiền gia. Vị sư già này trả lời rằng chỉ có một giới cần giữ trong tâm: hãy thấy tánh bình đẳng của vạn pháp. Làm sao có thể thấy vạn pháp bình đẳng? Tất cả bọt nước và sóng, dù lớn hay nhỏ, đều bình đẳng trong tánh ướt của nước. Tất cả hiện tướng, dù đẹp hay xấu, đều bình đẳng trong tánh sáng của gương. Vạn pháp bình đẳng trong đặc tính vô thường, vô ngã, rỗng không, và duyên khởi. Kinh Sn 4.5 Sutta (Paramatthaka Sutta) nói rằng bạn không nên so sánh bạn hay bất kỳ ai với những người khác, và chớ bao giờ nhìn ai đó như là ưu thắng hơn hay bằng ngang với kẻ khác. Tại sao? Bởi vì vạn phápvô ngã và đều có cùng một vị là tánh không.

---  ---

47

THE WAY OF PATRIARCHS

Clinging to existence and nonexistence only wastes your efforts.
Buddhist learners should ask for the best – the Way of Patriarchs.
It’s really hard if you search for the mind outwardly;
Planting a cinnamon tree cannot make it become a cypress tree.
The tip of a hair contains the whole universe;
A grain of rice, the sun and moon.
When the great usefulness unveils itself, simply hold it firmly in your hands.
Who would distinguish anymore 
between the holy and the unholy, 
between the west and the east?

KHANH HY (1066 – 1142)

NOTE: How can the tip of a hair contain the whole universe? How can a grain of rice contain the sun and the moon? Just close your eyes and then open again. How can the whole sky fit into your eyes? Did you dream last night? How can all the universe fit into your dream, an illusion playing in your mind? Do you recall the story of “not the flag moving, not the wind moving, just the mind moving”? How can all things fit into your mind? And how can your mind carry all these huge boulders? Too heavy. But feel it. Look at it. Buddha said that you are what you think, that your mind makes this world. Look at the boulders, and see you are the boulders you see. In this realization, all things are equal. What is the world? Is that the eye and the seen? Is that the ear and the heard? And so on. Did Buddha say so in SN 35.23 Sutta?

--- ---

TỔ SƯ THIỀN

Uổng công thôi hỏi sắc cùng không, 
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông
Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy, 
Thế gian trồng quế đâu thành tòng. 
Đầu lông trùm cả càn khôn thảy, 
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong. 
Đại dụng hiện tiền tay nắm vững, 
Ai phân phàm thánh với tây đông. 

KHÁNH HỶ (1066 – 1142) – Bản dịch HT Thanh Từ.

GHI NHẬN: Chữ gốc là hạt cải, nhưng nơi đây dịch là hạt gạo cho dễ hiểu vì rất nhiều em thiếu niên chưa thấy hạt cải bao giờ. Làm sao đầu một sợi tóc có thể chứa cả vũ trụ? Làm sao một hạt gạo có thể chứa cả mặt trời và mặt trăng? Hãy nhắm mắt lại, và rồi mở ra lại. Làm sao cả bầu trời chứa vừa vặn trong mắt của bạn? Bạn có mơ đêm qua không? Làm sao cả vũ trụ chứa vừa trong giấc mơ của bạn, một hư ảo hiển lộng trong tâm bạn? Bạn có nhớ câu chuyện “không phải phướn động, không phải gió động, chỉ là tâm động” không? Làm sao vạn pháp chứa vừa trong tâm bạn? Và làm sao tâm bạn mang tất cả các đá tảng không lồ? Quá nặng chứ. Nhưng hãy cảm nhận nó. Hãy nhìn vào nó. Đức Phật nói rằng bạn là những gì bạn suy nghĩ, rằng tâm bạn hình thành thế giới này. Hãy nhìn vào các đá tảng, và hãy thấy bạn là các đá tảng bạn thấy. Trong chứng ngộ này, vạn pháp bình đẳng. Thế giới là gì? Có phải là mắt và cái được thấy? Có phải là tai và cái được nghe? Và vân vân. Có phải Đức Phật nói như thế trong Kinh SN 35.23?

---  ---

48

ILLUSIONS

All things in this world are illusions.
Meditating in this world is also an illusion.
Don’t cling to both kinds of illusions; thus you destroy all illusions.

HIEN QUANG (? – 1221)

NOTE: Everything is like a dream, a mirage, an echo, an illusion. Buddha said so. Then why do we have to meditate? Because we have to wake up from this dream. We should not stay longer in this suffering world. We have to cross the samsara river to reach the nirvana shore. Meditation is like crossing the river; however, if we think meditation is something ultimately real, then we still get stuck in the dream. So, meditating is just like an ox that is made out of mud crossing a river. The more you meditate, the faster the ox vanishes. See that for yourself.

The SN 22.95 Sutta says that form is like a lump of foam; feeling, a water bubble; perception, a mirage; volitions, a plantain trunk; and consciousness, an illusion. When you feel the river of impermanence is constantly flowing through your whole body and mind, you discern all things are just illusions.

A famous phrase from the Diamond Sutra is often quoted as that you can not catch the mind of the past, the future, and the present. One day, a Zen master was invited to teach a chapter from the Diamond Sutra. He took his seat on the platform, kept silent in a few moments, then slapped loudly on the table, and said: "The lesson is done. That is enough for today." What should we think now? Did the Zen master want to teach that all the images we see and all the sounds we hear are instantly gone like illusions?

---  ---

HUYỄN

Pháp huyễn đều là huyễn, 
Tu huyễn đều là huyễn, 
Hai huyễn đều chẳng nhận, 
Tức là trừ các huyễn. 

HIỆN QUANG (? - 1221) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Vạn pháp đều như mơ, như quáng nắng, như vang, như huyễn. Đức Phật nói như thế. Vậy, tại sao chúng ta phải thiền định? Bởi vì chúng ta phảI tỉnh thức ra khỏi giấc mơ này. Chúng ta không nên ở lâu hơn trong thế giới đau khổ. Chúng ta phải vượt dòng sông sinh tử để tới bờ Niết Bàn. Thiền định cũng hệt như vượt sông; tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ rằng Thiền là cái gì thực sự là thực, thì chúng ta sẽ vẫn kẹt trong giấc mơ này. Do vậy, hãy tu thiền như một con trâu vượt sông, mà trâu này làm bằng bùn. Bạn càng thiền định, thì con trâu càng tan biến nhanh hơn. Hãy tự chứng ngộ như thế.

 Kinh SN 22.95 Sutta ghi rằng sắc chỉ như một dúm bọt sóng; thọ như bọt nước; tưởng như quáng nắng, hành như thân cây chuối; và thức như huyễn ảo. Khi bạn cảm thọ dòng sông vô thường liên tục chảy xuyên toàn thân tâm bạn, bạn nhận ra tất cả chỉ là huyễn ảo.

Một câu nổi tiếng trong Kinh Kim Cương thường được dẫn ra rằng bạn không thể nắm bắt tâm của quá khứ, hiện tạivị lai. Một hôm, một Thiền sư được mời dạy một chương trong Kinh Kim Cương. Thầy vào chỗ ngồi ghế giảng sư, im lặng vài khoảnh khắc, rồi vỗ bàn lớn một tiếng, nói: "Bài học xong rồi. Vậy là đủ cho hôm nay." Chúng ta nên nghĩ gì bây giờ? Có phải Thiền sư này muốn dạy rằng tất cả hình ảnh chúng ta thấy và tất cả âm thanh chúng ta nghe đã tức khắc biến đi như huyễn ảo?

---  ---

49

DAISIES

Clinging to nothing, forgetting body and life, 
I sat quietly so long that the cold chill spread over the bed.
As years passed by in mountain, without a calendar, 
I saw daisies blooming and knew autumn coming.

HUYEN QUANG (1254 – 1334)

NOTE: Buddha urged us to cling to nothing. That means we should not cling to anything, even to the scriptures or the Zen masters; Clinging to anything means clinging to a form of self-grasping. How can we cling to nothing? We live in this world, have in blood the three poisons, and always cling to something. We are taught from childhood to take pride in our glorious nation, in our blessed religion, in our famous Zen masters, in being successful, and so on. 

We are proud of something in the past, of the trophy we won yesterday, of the beautiful poems we wrote last year, and of the sweet memories we had with those we loved. We are also resentful of something in the past, of the childhood poverty we lived in, of the criticism unfairly against us, and of the bitter memories we had when our loved ones leaving. We also desire for something in the future, for the fame or the glory. We live here now, but our thoughts wander in a dream after a dream towards an exciting future. And we are scared of some future unknown, uncertain. 

Also, living in this world, we have to practically think of the future, have to write a book of prayers for someone we love, have to chant the sutras with our children daily to nurture their spiritual future, and so on. We have to plan, have to think of the future, or have to save money to buy a car next month. We must plan something for the future, but we should not cling to anything in the future. Just be mindfully serene and awake. And see all things vanish in the river of impermanence.

---  ---

CÚC HOA

Bẵng quên thân thế chẳng hề vương 
Lặng lẽ ngồi lâu lạnh thấu giường 
Năm hết trong non không sẵn lịch 
Nhìn xem cúc nở biết trùng dương

HUYỀN QUANG (1254 - 1334) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Đức Phật dạy chúng ta giữ tâm vô sở trụ. Nghĩa là chúng ta đừng dính mắc vào bất cứ gì, cho dù là kinh điển hay các vị Thiền Sư; Còn như, dính mắc vào bất cứ gì, có nghĩa là dính mắc vào một hình thức ngã chấp. Làm sao chúng tathể không dính mắc vào bất cứ gì? Chúng ta sống trong thế gian này, mang tam độc sẵn trong máu, và luôn luôn dính mắc vào những gì đó. Chúng ta được dạy từ thơ ấu là hãy tự hào về đất nứơc vinh quang của mình, về tôn giáo ân sủng của mình, về các Thiền Sư nổi tiếng của chúng ta, về thành công, và vân vân…

Chúng ta tự hào về những chuyện gì đó trong quá khứ, về các giải thưởng thắng được hôm qua, về các bài thơ hay chúng ta viết năm ngóai, và về kỷ niệm ngọt ngào chúng ta đã có với những người chúng ta yêu thương. Chúng ta cũng bực bội về nhìêu chuyện quá khứ, về tuổi trẻ nghèo khóchúng ta trải qua, về các lời chỉ trích bất công nhắm vào chúng ta, và về các kỷ niệm cay đắng khi những người chúng ta yêu thương rời bỏ ra đi. Chúng ta cũng thèm múôn có những gì đó trong tương lai, muốn nổi tiếng hay vinh quang. Chúng ta sống nơi đây bây giờ, nhưng các niệm trong tâm chúng ta cứ lang thang từ giấc mơ này sang giấc mơ kia, về hướng một tương lai hào hứng. Và chúng ta sợ hãi những tương lai chưa rõ, bất định.

Thêm nữa, sống trong thế gian này, chúng ta phải thực dụng nghĩ về tương lai, phải viết một cuốn sách các bài kinh để cầu nguyện cho ngườI mà chúng ta yêu thương, phải tụng kinh với các con chúng ta hàng ngày để vun trồng tương lai tâm linh của chúng, và vân vân. Chúng ta phải định kế họach, phải nghĩ về tương lai, hay phải để giành tiền để mua một chiếc xe vào tháng tới. Chúng ta phải hoạch định cho tương lai, nhưng nhớ đừng có dính mắc vào bất cứ gì trong tương lai. Hãy bình lặng, tỉnh thức. Và thấy vạn pháp biến mất trong dòng sông vô thường.

---  ---

50

MIND ONLY

Realizing that the mind is void, and the scene is in stillness, 
you will go beyond the holy and unholy.
If your thought clings to scenes, the sensation will arise, 
and ten thousand fetters will come to tie you up. 
The heavenly beings, human beings and all phenomena are ultimately in this mind.
The ‘I’ and the others are just one – originally, the mind only.

THONG VINH (circa 19th century)

NOTE: The scene is in stillness? How can we know and experience that the scene is quiet, silent, soundless, and tranquil? The world always has some noise. Listen to your mind; you will hear that the mind always makes some noise. 

Many decades ago, I asked the Zen Master Tich Chieu, “Why does the Shurangama Sutra says that the existence of all phenomena is the mind’s nature and that the mind’s nature is the existence of all phenomena?” The Zen master replied, “All the waves are water.”

In SN 35.23 Sutta, the Buddha said: "Mendicants, I will teach you the all. Listen… And what is the all? It’s just the eye and sights, the ear and sounds, the nose and smells, the tongue and tastes, the body and touches, and the mind and thoughts. This is called the all." (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

DUY CÓ TÂM THÔI

Tâm không cảnh lặng vượt thánh siêu phàm 
Ý nhiễm tình sanh muôn mối trói buộc  
Trời người các pháp trọn tại trong đây 
Ta người một thể gốc chỉ là tâm. 

THÔNG VINH – 19 th century –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Cảnh vắng lặng? Làm sao chúng ta có thể biết và kinh nghiệm rằng các cảnh vẫn đang vắng lặng, im lặng, vô thanh, và tịch mịch? Thế giới luôn luôn có vài tiếng động. Hãy lắng nghe tâm của bạn; bạn có thể nghe rằng tâm luôn luôn gây ra vài tiếng động.

Nhiều thập niên trước, tôi hỏi Thiền Sư Tịch Chiếu, “Tại sao Kinh Lăng Nghiêm nói rằng toàn tướng tức tánh, và rằng toàn tánh tức tướng? Thiền Sư trả lời, “Toàn sóng tức nước.”

Trong Kinh SN 35.23 Sutta, Đức Phật nói: "Chư tăng, ta sẽ dạy các ngươi về cái Tất Cả. Hãy lắng nghe... Cái gì là tất cả? Đó là mắt và cái được thấy, tai và các được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thâm và cái được chạm xúc, tâm và cái được nghĩ ngợi tư lường. Như thế gọi là Tất Cả."




Tạo bài viết
17/07/2021(Xem: 10232)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.