Thiền - Dòng Nước Mát Dập Tắt Ngọn Lửa Khổ Đau

15/03/20234:56 SA(Xem: 3184)
Thiền - Dòng Nước Mát Dập Tắt Ngọn Lửa Khổ Đau
THIỀN - DÒNG NƯỚC MÁT
DẬP TẮT NGỌN LỬA KHỔ ĐAU

Sundara Mani dịch

Sayadaw NanujjotabhivamsaLà một vị sư khiêm cung và trầm mặc đến từ Myanmar, Sayadaw Ashin Nanujjotabhivamsa thường trò chuyện về các nguyên tắc thực hành trong giáo pháp hơn là thảo luận về những người khác, thậm chí là hạn chế nói về thầy của mình, Sayadaw U Pandita.

Tuy nhiên, khó tránh khỏi việc người đời sau nhắc đến danh tiếng của vị thầy lỗi lạc nhất trong thiền Minh sát. Sư là học trò và là người kế thừa của Mahasi Sayadaw U Sobhana (1904–1982), người đã sáng lập ra truyền thống thiền Minh sát Mahasi (còn gọi là “Phương pháp Mahasi” hoặc “Phương pháp mới của Myanmar”).

Mahasi Sayadaw còn là vị thầy của nhiều nhà tiên phong của Phật giáo phương Tây, chẳng hạn như Alan Clements, Jack Kornfield và Joseph Goldstein. Cùng với những bậc thầy khác trong thế hệ của ngài, Mahasi Sayadaw đã có những đóng góp rất lớn đối với việc hồi sinh của thiền chánh niệm, cũng như tạo nên những nét nổi bật của Phật giáo phương Tây.

Sinh năm 1955 và bước chân vào con đường tập sự xuất gia khi mới 10 tuổi, Sayadaw Nanujjotabhivamsa thọ giới Cụ túc năm 20 tuổi; sau 3 năm sống ở tu viện, sư quan tâm đến những phương pháp thực hành của phương pháp Mahasi và nhanh chóng trở thành một hành giả xuất sắc dưới sự giám sát của ngài U Pandita.

Có lần sư đã nói một cách thích thú về phong cách giảng dạy của U Pandita rằng: “Sayadaw-ji [kính ngữ dùng để gọi các vị thầy lớn một cách tôn trọng] rất nghiêm khắc về giới luật. Ngài luôn kiểm tra các thiền sinh ở hai cấp độ: thiền sinh và những người hướng dẫn của thiền sinh đó. Khi thiền sinh gặp khó khăn trong tu tập, ngài sẽ đến gặp các vị hướng dẫn để thảo luận; hoặc ngài sẽ khuyến khích họ nếu các thiền sinh đang thực tập tốt. Ngài kiểm tra họ về mặt lý thuyết cũng như thực hành và luôn chú ý xem họ cần cải thiện hoặc điều chỉnh những gì”.

Sayadaw Nanujjotabhivamsa cũng làm theo phương pháp sư phạm của U Pandita khi dạy học trò. Khi nhìn lại những ảnh hưởng của vị thầy đến cách nhìn nhận và giảng dạy của mình, sư cho biết: “Mục đích duy nhất của Sayadaw-ji là giúp mọi người chứng nghiệm hương vị của giáo pháp. Ngài ấy chỉ tập trung hoàn toàn cho mục tiêu này”.

Sư tin rằng các đặc tính của phương pháp Mahasi đủ hiệu quảrõ ràng để thu hút các học viên từ khắp nơi trên thế giới đến với truyền thống này. “Thở vào và thở rađặc điểm cốt lõi của thiền Minh sát. Nhưng phương pháp Mahasi chọn chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Đối với các hành giả, chuyển động vật lý này dễ dàng nhận biết hơn là chuyển động của hơi thở khi vào và ra khỏi mũi. Sự phồng xẹp của bụng rõ ràng hơn. Mọi người đều có thể cảm thấy bụng mình đang phồng lên và xẹp xuống, nhưng không phải ai cũng có thể nhớ rằng hơi thở của mình đang vào và ra”. Sayadaw Nanujjotabhivamsa chia sẻ.

Mặc dù phương pháp Mahasi tương đối nổi tiếng với các học viên phương Tây vì có nhiều người nổi tiếng đã thực hành nó, nhưng mục tiêu của thiền Minh sát này rất đơn giản và có kỹ thuật: hiểu đúng bản chất của các hiện tượng tâm lý-vật lý đang xảy ra trong cơ thể. Ngài Mahasi Sayadaw đã đưa ra kỹ thuật quan sát vùng bụng trong một bài pháp mang tính tổng quan:

“Đây là một đặc tính thuộc vật chất được gọi là vayodhatu (yếu tố của chuyển động). Bạn nên bắt đầu ghi nhận chuyển động này bằng sự chú tâm quan sát vùng bụng. Bạn sẽ thấy bụng phồng lên khi hít vàoxẹp xuống khi thở ra. Khi bụng căng lên thì tâm bạn ghi nhận rằng ‘phồng’, và khi hóp lại thì ghi nhận rằng ‘xẹp’.

Nếu bạn không thể cảm nhận chuyển động của bụng một cách rõ ràng, hãy ghi nhận như vậy và tiếp tục dùng lòng bàn tay chạm vào bụng nhưng không làm thay đổi cách thở của bạn, không khiến cho nó chậm lại, cũng không làm cho nó nhanh lên và cũng đừng thở quá mạnh. Bởi vì bạn sẽ mệt mỏi nếu thay đổi cách thở của mình. Hít thở đều đặn như bình thườngghi nhận sự phồng xẹp của bụng. Ghi nhận bằng sự chú tâm, không phải bằng lời nói”.

Mahasi Sayadaw

Mặc dù phương pháp Mahasi không phải là một phương thức cổ xưa, nhưng nó vẫn giữ được lý tưởng truyền thống của Theravada rằng chánh niệm không thể tách rời luân lýđạo đức. Chúng ta tập trung vào sự chuyển động là để trau dồi nhận thức sắc bén về các hiện tượng đang diễn ra của chính chúng tamở rộng nhận thức ra thế giới “bên ngoài”.

Sayadaw Nanujjotabhivamsa tin rằng thiền là phương tiện chính để khép tâm tâm trí vào kỷ luật, từ đó, một người có thể hành động một cách tỉnh thức và đưa ra những lựa chọn phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh có vô số nhiễu loạn và ham muốn giác quanthế giới xung quanh. Làm chủ tâm trí một cách tự nhiên đồng nghĩa với việc làm chủ về hành vi đạo đức: “Một khi lưu tâm đến thân và khẩu thì bạn sẽ không vi phạm giới luật”.

Sayadaw Nanujjotabhivamsa dường như có những suy nghĩ rất sâu sắc về nhân sinh. “Người ta hầu hết đều thích tận hưởng những thú vui nhục dục và những điều phiền nhiễu. Công nghệ hiện đạitiện nghi vật chất đã khiến khả năng tiếp xúc với những thú vui này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, từ đó, làm tăng sự ham muốn của chúng ta đối với chúng. Họ theo đuổithực hiện những điều sai trái để đạt được hạnh phúc; nhưng cuối cùng, họ rơi vào tuyệt vọng vì không thể tìm được hạnh phúc trong những điều này. Họ đang cảm thấy mệt mỏi với tất cả những thú vui không mang lại hạnh phúc thực sự. Chỉ có thiền và trí tuệ mà nó đem lại mới là cách duy nhất để thoát khỏi vòng lẩn quẩn vô ích này”, sư chia sẻ.

“Sayadaw-ji từng nói về tình trạng hiện tại của nhân loại rằng trái tim của họ đang cháy trong phòng kín có gắn máy điều hòa nhiệt độ. Trong thế giới đương đại, chúng ta có rất nhiều tiện nghi công nghệ, nhưng những tiện nghi này không thể giải quyết tình trạng khó khăn căn bản của chính chúng ta. Ngài cũng chia sẻ rằng chúng ta giống như những con kiến, chúng ta yêu mật ong nhưng lại bị mắc kẹt và chết vùi trong đống mật.

Cũng vậy, con người tìm đến những thú vui, dục lạccuối cùng lại chết vùi trong dục lạc”. Nói đến đây, khuôn mặt trầm ngâm, đầy suy tư của Sayadaw Nanujjotabhivamsa sáng lên khi sư đề cập đến những từ như tập trung, tĩnh lặng và sáng suốt: “Những điều này rất quan trọng bởi vì một khi đã đạt được sự tĩnh lặng, bạn sẽ rất bình tĩnh, không còn dính mắc và có thể đưa ra những quyết định chính xác cũng như loại bỏ được trạng thái căng thẳng của tâm”.

“Để dập tắt ngọn lửa mà chúng ta đang phải chịu đựng, cần phải có dòng nước mát của thiền tập. Ngôi chùa giống như một trạm cứu hỏa mà bạn có thể tìm đến để dập tắt ngọn lửa. Nhưng phòng cháy luôn tốt hơn là chữa cháy. Và tôi cũng muốn dập tắt ngọn lửa của bạn”, sư nở một nụ cười nhẹ nhàng khi kết thúc câu chuyện của chúng tôi. Bản thân tôi tự hỏi không biết tôi phải thân cận và học hỏi sư bao lâu mới có thể dập tắt ngọn lửa của chính mình.
(Theo báo Giác ngộ)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2022(Xem: 6870)
19/07/2022(Xem: 3704)
19/06/2022(Xem: 10995)
13/04/2022(Xem: 54095)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.