Bilingual: Preface to the book "Entering the Zen" / Lời đầu sách “Vào Thiền”

13/05/20235:07 SA(Xem: 1545)
Bilingual: Preface to the book "Entering the Zen" / Lời đầu sách “Vào Thiền”
PREFACE TO THE BOOK
"ENTERING THE ZEN" /
LỜI ĐẦU SÁCH “VÀO THIỀN”
Author: Doãn Quốc Sỹ
Translated by Nguyên Giác
(The book "Entering the Zen"  by Doãn Quốc Sỹ had its first printing in Vietnam in 1970,
and a second printing in the U.S. in 2017.)

vao-thien-doan-quoc-syI cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.

I've heard of Tuệ Trung in the Trần dynasty, who practiced Zen but still ate meat and fish at parties. Surprisingly, his sister Queen Khâm Từ asked, "You are a Zen practitioner, yet you still eat meat. How can you become a Buddha?”

He smiled and replied, "The Buddha was the Buddha. And I am who I am. I don't need to be a Buddha. Just like the Buddha doesn't have to become me."

His innocent words refuted the grasping view. Another time I heard Zen master Huệ Năng (i.e. Hui Neng) saying that carrying water and chopping wood is also Zen. I recently read Thầy Nhất Hạnh's "The Way Back of Thoughts," in which he writes that sweeping the house and cleaning the toilet with a relaxed and happy heart is also Zen. I recall that Master Nhất Hạnh began a section by describing a young boy eating rice and an egg while watching the rain. The passage said that the child's carefree and poetic mindset was a Zen state of mind. I've read so many articles about Zen in books and newspapers and afterward recalled things reasonable to me (at times I just vaguely recollect) and what dropped out of my memory should be things futile to my guts. I've thought very subjectively that this attitude of reading Zen is really… Zen.

In the summer of 1967 in Tallahassee, the capital of Florida, an American friend who loved Buddhism gave me a beautiful book about Zen Buddhism that was published by The Peter Pauper Press. The book was printed in 1959 in Mount Vernon, New York. Thus, I was able to read amusing stories about Zen amidst the vibrant hues of Southern chrysanthemums, begonias, and azaleas, in the delicate aromas of magnolia flowers, and occasionally in the shade of moss-covered woodlands with branches that hung down like willow silk. Most of the Zen parables and anecdotes you read in this book are recounted according to that edition. These are the stories that exercise knowledge and help us discover the tragic impotence of mere reason.

What an absurdly immature mentality it is when we try to define Zen. But for those who suddenly ask me, “What is Zen?” I will even innocently answer, “In my experience, Zen is a worldly state of Nirvana."

In fact, the essence of Zen is a superior principle, a superior path, a breakthrough that is pushed to the absolute so that the truth of reality unfolds itself in our spiritual experience.

When we absorb the scent of Zen, the easiest attitude to understand is the hot awakening attitude that automatically unclasps the prejudice, like a spring tends to stretch when you press on it... That is the time when you absolutely refuse to let reason lock you up for life in a conceptual prison!

Like a river, life never stops flowing, not even for a moment. You will only see death or something that is motionless when you are enslaved to a mind that only wants to mutilate. The concepts born from narrow and rigid reason cannot capture the constant stream of interdependent and interactional reality.

The perspective and understanding of a fish that suddenly throws itself above the water to get a glimpse of the ocean, even if it's just an overview, will be very different from those of a fish that swims endlessly in the middle of the ocean.

The truth wrapped in each Zen story is like a match that only lights up once. When the same question is asked twice, don't expect two responses that are identical.

No one lives for us: each of us, just like a living match, lives by ourselves, and alone reflects on Zen. When a match goes out, only a little blue smoke remains. Then that little bit of blue smoke also fades and disappears like a footprint erased by the wind on the sand. Though conceptions cannot carry reality, people can still understand reality by depending on concepts; Thus we should capture some little blue smoke at that poetic moment. And thus, I am writing this book "Entering the Zen."

Now let's actually enter Zen, get acquainted with breaking attachments, and learn to break attachments. While you read the headlines such as Entering Zen, Word of Zen, the Way of Zen, etc., please don't be surprised when they suddenly become illusory and overhang their boundaries.

Who can hold water in a fist?

  

---- o ----

 

 

Lời đầu sách “Vào Thiền”

 Doãn Quốc Sỹ

(Lời đầu sách của tác phẩm "Vào Thiền" --
in lần đầu tại Việt Nam năm 1970, in lần thứ nhì tại Hoa Kỳ năm 2017.)

 

Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền  tự  bao  giờ,  chỉ  biết  rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá.

Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ Trung đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm Từ hoàng hậu ngạc nhiên hỏi: “Anh đã tu Thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần làm Phật, cũng như Phật chẳng cần làm anh!”… Lời nói thật hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể thầy Đạt Ma Huệ Năng nói gánh nước bổ củi cũng là Thiền (Vận thủy, ban sài, công phu đệ nhất). Gần đây tôi đọc cuốn Nẻo Về Của Ý của Thầy Nhất Hạnh cũng có đoạn tác giả nói quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ thới, mà hồn phơi phơi tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này – tôi còn nhớ – Thầy Nhất Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư thơ thới – trạng thái Thiền – của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậy mới thật là… Thiền.

Mùa hạ năm 1967 tại Tallahassee, thủ phủ tiểu bang Florida, tôi được một người bạn Mỹ yêu đạo Phật tặng cho cuốn sách Thiền xinh xinh mang nhan đề Zen Bud- dhism của nhà xuất bản The Peter Pauper Press, Mount Vernon, New York, 1959. Lần đó tôi được đọc những giai thoại dí dỏm về Thiền giữa màu sắc bừng sáng của những loại hoa cúc, hải đường, azalea của miền Nam, phảng phất mùi hương thanh thanh của hoa magnolia, đôi khi dưới bóng rừng ngợp màu rêu, loại rêu ngan ngát tím bao phủ xuống các cành cây và rủ xuống như tơ liễu. Phần lớn những dụ ngôn, giai thoại về Thiền các bạn đọc sau đây đều kể lại theo bản in này. Đó là những chuyện có tác dụng “tập thể dục” cho tri thức, giúp ta tự khám phá thấy cái bất lực thê thảm của lý trí đơn thuần.

Thực là một thái độ ấu trĩ đến khôi hài khi chúng ta hăm hở muốn định nghĩa Thiền, nhưng với những ai chợt hồn nhiên hỏi tôi “Thiền là gì?” thì tôi cũng hồn nhiên trả lời: “Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, Thiền là một trạng thái Niết Bàn tại thế.”

Thực ra yếu tính của Thiền là một siêu lý, một siêu lộ, một sự phá chấp được đẩy đến tuyệt đối để chân tướng thực tại tự bừng nở trong thực nghiệm tâm linh của ta.

Khi ta thấm nhập hương Thiền, thái độ dễ hiểu nhất là thái độ thức tỉnh nóng bỏng tự động phá chấp y như chiếc lò xo có khuynh hướng duỗi ra khi bị ép… Nhất định không chịu để lý trí nhốt mình chung thân trong nhà tù khái niệm!

Dòng đời như dòng sông, không một sát na nào ngưng trôi chảy; nô lệ cho lý trí đơn thuần ham cắt xén, thì chỉ thấy được cái ngưng đọng, cái chết. Những khái niệm con đẻ của lý trí chật hẹp và khô cứng kia làm sao chụp được dòng thực tại không ngừng triền miên trong thế tương sinh tương lập.

Con cá thảnh thơi bơi lội giữa dòng trùng dương khác xa với cái nhìn, với kiến thức của con cá trong một giây phút nào đó vùng quay được lên cao khỏi mặt nước và tìm hiểu đại dương bằng cái nhìn – dù là cái nhìn bao quát – của nó lúc đó.

Chân lý gói ghém trong mỗi truyện Thiền đúng như que diêm chỉ xòe lên soi sáng một lần. Cùng một câu hỏi đừng hy vọng có hai câu trả lời lần lượt y như nhau.

Mỗi chúng ta là một que diêm sống, không ai sống hộ ta, ta phải tự sống lấy, tự chiêm nghiệm lấy Thiền. Que diêm khi tắt đi, chút khói xanh để lại. Rồi chính chút khói xanh đó cũng tan loãng nốt và biến hẳn như vết chân gió xóa trên bãi cát. Tuy nhiên cũng nên chụp lấy chút ít khói xanh còn trong giây phút phiêu lãng đó, bởi dù cho khái niệm không chuyên chở được thực tại nhưng người ta vẫn có thể nương vào khái niệm mà tìm hiểu thực tại! Vì vậy tôi viết tập Vào Thiền này.

Nào chúng ta hãy thực tế vào Thiền, làm quen với phá chấp, học hỏi phá chấp. Với những tiêu đề Vào Thiền, Lời Thiền, Đạo Thiền v.v… Xin ai chớ ngạc nhiên khi thấy chúng chợt hư ảo đi và lẫn lộn ranh giới.

Có ai túm giữ được nước trong vốc tay đâu?!

.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/images/file/2LEsqOsH1QgQAOEC/vao-thien.pdf

 

.

---- o ----

 

 

 

  

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2022(Xem: 6878)
19/07/2022(Xem: 3707)
19/06/2022(Xem: 11005)
13/04/2022(Xem: 54128)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.