Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

14/06/20162:34 SA(Xem: 10346)
Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

KINH SEDAKA
NGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN TRÊN CÂY TRE

Dịch từ tiếng Pali: Andrew Olendzki 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org
(Sedaka Sutta: The Bamboo Acrobat - Translated from the Pali by Andrew Olendzki)

 

ngui nghe si[ĐỨC PHẬT KỂ CHUYỆN CHO CHƯ TĂNG:]

Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có một ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn
ông dựng lên một cây sào bằng tre
rồi ông nói với cô phụ tá của ông, tên là Medakathalika:
"Hãy đến đây, Medakathalika con yêu ơi,
con hãy leo lên cây sào bằng tre nầy,
rồi, con đứng lên hai vai của Thầy."
"Vâng, thưa Thầy" cô phụ tá Medakathalika
trả lời ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn;
và cô leo lên cây sào tre
rồi, cô đứng lên trên hai vai của người thầy.

Sau đó, ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn nói với cô phụ tá Medakathalika, như sau:
"Con chú-tâm nhìn cho Thầy, Medakathalika con yêu ơi, rồi Thầy chú-tâm nhìn cho con.
Như thế, chúng ta chú-tâm nhìn cho nhau, và bảo vệ cho nhau,
rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận tiền,
rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn."

Sau khi nghe xong, cô phụ tá Medakathalika nói với ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn:
"Thầy ơi, điều nầy không ổn rồi!

Điều đúng đắn phải làm là như thế nầy:

Thầy sẽ chú-tâm nhìn cho Thầy, và con sẽ chú-tâm nhìn cho con.
Như thế mỗi người chúng ta chú-tâm nhìn cho chúng ta, và bảo vệ cho chúng ta,
rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận tiền,
rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn."

[ĐỨC PHẬT GIẢI THÍCH CÂU CHUYỆN:]

Giống như lời cô phụ tá Medakathalika đã nói với ông thầy:

"Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi,"cũng như thế, nầy các Tỳ Kheo, các ông thực hành việc thiết lập sự chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) nầy.

Rồi, các ông cũng sẽ thực hành việc thiết lập sự chú-tâm đúng-đắn, bằng cách nói rằng:

"Tôi sẽ chú tâm nhìn để bảo vệ người khác."
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho người khác.
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.
Và, trong khi tôi chú tâm nhìn cho tôi, thì làm thế nào tôi bảo vệ cho người khác?
Bằng cách tôi thực hành sự chú-tâm đúng đắn (chánh niệm), bằng sự phát triển, và bằng
sự thực hành phương-cách nầy rất nhiều lần.
Và, trong khi tôi chú tâm nhìn cho người khác, thì làm thế nào tôi bảo vệ cho tôi?
Tôi làm qua sự kiên nhẫn, qua sự không-gây-hại, qua lòng từ bi, và qua lòng tử tế với những người khác.

Như thế,
khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác.
Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.

GHI CHÚ CỦA ANDREW OLENDZKI:

Đây chính là một hình ảnh sống động của Thiền Quán (Thiền Minh Sát)!

Thực hành sự-chú-tâm đúng đắn (chánh niệm) đòi hỏi sự chú-ý tập-trung của một người nghệ sĩ xiếc nhào lộn, để có được sự thăng bằng trên một cây sào bằng tre. Một lỗi lầm, một giây phút không-chú-ý, hoặc là không-cẩn-thận, sẽ làm cho người nghệ-sĩ rơi ngay xuống đất. Đây là một hình ảnh của sự tập trung và của sự nhận biết trong tâm rất mãnh liệt - giống y như là đề tài sống và chết.

Tuy nhiên, câu chuyện thí dụ nầy của Đức Phật còn đi xa hơn nữa, là nếu ông thầy nghệ sĩ xiếc nhào lộn, thành công trong việc thực hành sự-chú-tâm đúng đắn, thì điều nầy sẽ giúp cho cô phụ tá thân yêu của ông, có được sự an toàn, và có được niềm hạnh phúc.

Câu chuyện nầy cho chúng ta thấy rằng, cuối cùng, chúng ta hoàn-toàn phải chịu trách nhiệm cho sự thăng bằng của chính chúng ta, vì, nếu chúng ta chỉ chú-ý đến người khác, mà quên chú-ý đến chính chúng ta, thì đây là một điều ngu xuẩn. Tuy nhiên, những người khác sẽ bị ảnh-hưởng trực-tiếp bởi kết-quả của điều chúng ta làm. Thiền Quán không phải là một việc làm ích-kỷ, bởi vì phẩm-chất của hành-động của chúng ta với những người chung quanh, tùy-thuộc vào sự hiểu-biết và sự kiểm-soát tâm của chính mình.

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn47/sn47.019.olen.html

 

Sedaka Sutta: The Bamboo Acrobat - Translated from the Pali by Andrew Olendzki

[THE BUDDHA ADDRESSED THE MONKS:]

Once upon a time, monks, a bamboo acrobat,

setting himself upon his bamboo pole,

addressed his assistant Medakathalika:

"Come you, my dear Medakathalika,

and climbing up the bamboo pole,

stand upon my shoulders."

"Okay, master" the assistant Medakathalika

replied to the bamboo acrobat;

and climbing up the bamboo pole

she stood on the master's shoulders.

So then the bamboo acrobat said this to his assistant Medakathalika:

"You look after me, my dear Medakathalika, and I'll look after you.

Thus with us looking after one another, guarding one another,

we'll show off our craft, receive some payment,

and safely climb down the bamboo pole."

This being said, the assistant Medakathalika said this to the bamboo acrobat:

"That will not do at all, master!

You look after yourself, master, and I will look after myself.

Thus with each of us looking after ourselves, guarding ourselves,

we'll show off our craft, receive some payment,

and safely climb down from the bamboo pole.

That's the right way to do it!"

[THE BUDDHA SAID:]

Just like the assistant Medakathalika said to her master:

"I will look after myself,"

so should you, monks, practice the establishment of mindfulness.

You should (also) practice the establishment of mindfulness (by saying)

"I will look after others."

Looking after oneself, one looks after others.

Looking after others, one looks after oneself.

And how does one look after others by looking after oneself?

By practicing (mindfulness), by developing (it), by doing (it) a lot.

And how does one look after oneself by looking after others?

By patience, by non-harming, by loving kindness, by caring (for others).

(Thus) looking after oneself, one looks after others;

and looking after others, one looks after oneself.

TRANSLATOR'S NOTE:

What a vivid image of insight meditation!

The practice of mindfulness requires the focused attention of an acrobat balancing on a bamboo pole. One lapse, one moment of distraction or carelessness, and he tumbles to the ground. The picture is one of intensive inner awareness and concentration - almost a matter of life and death.

But the Buddha's parable goes even further, for the safety and well being of the bamboo acrobat's beloved assistant also hangs upon the master's successful practice of mindfulness.

The story is telling us that ultimately we are responsible for our own balance, and would be foolish to direct our attention to others while neglecting our own inner focus. And yet others are directly affected by how well we do this. Insight meditation is not a selfish undertaking, because the quality of our interaction with all those around us depends on the degree of our own self-understanding and self-control.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 78141)
25/12/2015(Xem: 17043)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.