Phần 1 Bình Giảng Chính

21/09/201012:00 SA(Xem: 18538)
Phần 1 Bình Giảng Chính

PHẦN 1
BÌNH GIẢNG CHÍNH



TẠI SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO 
CHÚNG TA PHẢI TỊNH HÓA 

Lời dạy này đến do yêu cầu của các bạn, không phải do tôi nói : “Tôi muốn cho bạn những lời dạy, hãy đến đây và lắng nghe.” Trong sự học hỏi của bạn trên con đường thứ bậc đến giác ngộ, bạn phải biết sức mạnh tâm thức bạn như thế nào và nó tạo tác những hành vi tích cựctiêu cực mạnh mẽ ra sao. Nhận biết được điều này, khảo sát đời sống mình và nhìn thấy bản chất của những hành vi thuộc thân, khẩu, ý của bạn. Do đó, với trí huệ hiểu biết bạn thỉnh cầu giáo lý này để tịnh hóa những lực bất thiện trong bạn.

Cách thức mà bạn thỉnh cầu lời dạy này là rất tốt. Đặt căn bản trên sự hiểu biết của bạn về những tính chất của tâm thức tiêu cực, sự thỉnh cầu của bạn chẳng phải vô minh hay xúc cảm. Vì bạn có may mắn, thông minhthông tuệ để thực hành phương pháp yoga đầy sức mạnh này, và nhờ đó hoàn toàn tiêu diệt những sức mạnh tiêu cực của bạn, tôi cảm nhận rằng trao cho các bạn lời dạy này sẽ là một lợi lạc lớn lao.

Trước hết, bạn rất may mắn thấy rằng thực sự có một giải pháp cho những hành vi tiêu cực khởi lên từ tâm thức vô minh. Hãy xem đa số những người không nhận thức việc tạo tác những hành vi của họ như thế nào, cũng như không hiểu sự khác nhau giữa những hành vi tích cựctiêu cực và những kết quả hạnh phúcđau khổ của họ. Bạn biết tất cả những điều đó, chính đó là tại sao bạn may mắn. Ngay cả khi người ta khám phá ra sự tiến hóa này, cũng rất khó cho họ biết được làm sao để tịnh hóa và tự giải thoát họ hoàn toàn khỏi vòng nhân quả mà họ đã bị trói buộc vào. Điều này không dễ ; cần có một thời gian dài. Bạn thật sự may mắn khi đi đến kết luận rằng bạn có thể tịnh hóa chính mình.

Hơn nữa, bạn rất may mắntrí huệ của bạn có thể nắm lấy những phương pháp thâm sâu của yoga tantra. Điều này cũng rất đỗi khó khăn. Khó khăn thế nào ? Đây, khi những người Tây phương lần đầu tiên gặp giáo pháp, thậm chí họ không thể hiểu được mục đích của việc lễ lạy : “Tại sao tôi phải lễ lạy ? Xin lỗi, việc này không dành cho tôi.” Lễ lạy thì đơn giảndễ hiểu. Nhưng phương pháp yoga tantra thì cực kỳ sâu sắc. Rất xứng đáng cho bạn để làm những thực hành tịnh hóa đầy sức mạnh này.

Hãy để tôi nêu vấn đề một cách khác. Chúng ta thường thấy rằng khi thiền định về lam-rim – Con đường đến giải thoát và những chứng ngộchúng ta gặp nhiều cản trở. Chúng ta không hiểu tại sao lại khó thiền định, khó kiểm soát tâm thức đến thế để thu được những chứng ngộ. “Tại sao tôi gặp quá nhiều khó khăn bất cứ khi nào tôi cố gắng làm một điều gì thiện ? Sống với cuộc sống trần tục thì dễ dàng hơn nhiều. Thậm chí một giờ thiền định cũng khó.” Nhiều ý nghĩ và thắc mắc như vậy khởi lên.

Thế không hẳn là thiếu trí huệ. Chính vì qua vô số kiếp sống mà những lực lượng tiêu cực của thân, khẩu, ý đã tích tập cho đến nay tràn đầy trong ta như một đại dương bao la. Nếu biểu hiện ở dạng vật chất, chúng sẽ chiếm trọn không gian. Ngược lại, trí huệ hiểu biết thông minh nhỏ bé của ta lại yếu như ánh sáng chập chờn của một cây đèn cầy nhỏ bé. Một ngọn nến nhỏ bé thì chẳng giúp đỡ gì nhiều trong một đêm đen và đầy gió.

Trí huệ hiểu biết giống như ngọn nến nhỏ bé của chúng ta không thể kiểm soát hay giải phóng chúng ta khỏi lực lượng mạnh mẽ của tâm thức tiêu cực của chúng ta. Thế đấy, chính là năng lực của những quan niệm sai lạc, tâm thức tiêu cực của ta, làm cho chúng ta khó thành đạt con đường giải thoát an bình vĩnh cửutiếp nhận những chứng ngộ. Vì vậy, chúng ta cần một thực hành tịnh hóa đầy sức mạnh như phương pháp yoga Kim Cương thừa của Đức Heruka Vajrasattva để tiêu hủy cả hai lực lượng của tâm ý vô minh và những hành vi tiêu cực của thân và ngữ khởi lên từ đó.

Phương tiện Yoga của Heruka Vajrasattva có sức mạnh tịnh hóa tất cả năng lượng tiêu cực, cái chính yếu ngăn cản bạn chứng đạo. Năng lượng bất tịnh này tạo ra chướng ngại về tinh thần lẫn thân xác, và cũng để lại những dấu vết. Một cách triết học, chúng ta nói rằng không có tâm mà cũng không có tướng. Nếu bạn thích thú điều này bạn có thể kiểm nghiệm vào thời điểm khác, chúng là loại hiện tượng gì. Lý do khiến tôi nêu nó lên đây là khi tôi nói về tiêu cực thì ý nghĩa của tôi khác với sự hiểu biết của bạn trước đó về thuật ngữ. Đa số người phương Tây nghĩ rằng tiêu cực chỉ ám chỉ mức độ thô của những xúc cảm. Thật ra nó còn sâu xa hơn nhiều.

Chẳng hạn lấy một ví dụ về thân thể vật chất. Lần đầu tiên người ta đến với một khóa thiền định, họ có rắc rối lớn trong thế ngồi. Có cái gì đó trong hệ thần kinh kéo năng lực của họ xuống phần đáy của cột sống. Lý do chúng ta được khuyên ngồi xếp bằng theo tư thế cổ điển để thiền định với lưng thẳng giúp dòng năng lực tâm linh trôi chảy đúng đường và nhờ vậy giúp bạn kiểm soát tâm thức dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này trong hệ thần kinh của bạn làm nó cảm thấy dường như tất cả năng lực đi xuống từ luân xa đỉnh đầu đến những luân xa thấp hơn. Điều này làm cho một số người sợ hãi rằng họ như bị mất tâm thức. Những thiền sinh sơ học không những rắc rối vì ngồi, họ còn phải tập trung tâm thức trong một thời gian dài để lắng nghe những ý tưởng hoàn toàn mới, điều này cũng có thể rất xáo trộn. Những vấn đề về tinh thần và thể xác thật sự làm họ tự hỏi tại sao mình lại ngồi ở đây trên trái đất này.

Áp lực trong luân xa dưới thấp gây ra bởi năng lực vật chất tiêu cực nó đến từ tâm thức tiêu cực. Trong Phật giáo Đại thừa chúng ta ít chú trọng vào những phản ứng vật chất như vậy, và chỉ chú tâm vào gốc rễ của mọi vấn đề : tâm vô minh, tiêu cực

Trong lúc thiền quán về con đường tiệm tiến là cách hiện thực để giải thoát, khi bạn cảm thấy không thể thiền định được – có quá nhiều ngắt quãng, bạn không thể làm bất cứ gì, không thể giải quyết những vấn đề – hãy nhớ rằng có một điều gì đó có thể làm để gỡ bỏ những chướng ngại đối với sự tiến bộ của mình, đó là sự tịnh hóa. Trong kinh nghiệm của những Lama Tây Tạng, thời khóa thiền quán về con đường đạo được xen kẽ với thời khóa thực hành tịnh hóa đầy sức mạnh, chẳng hạn phương pháp Yoga của Heruka Vajrasattva. Cách phối hợp này bảo đảm rằng bạn sẽ đạt những chứng ngộ mà bạn đã tìm kiếm kiên trì.

Nhưng không nên có những mong đợi không thực tế : “Hôm nay, tôi hoàn toàn tiêu cực, tối nay tôi thiền định, ngày mai tôi sẽ hoàn toàn thanh tịnh.” Bạn không thể tự tịnh hóa mình tức thời. Những mong đợi như thế không chỉ là sai lầm mà chúng còn trở thành chướng ngại. Đặc biệt khi nhập thất, bạn không nên mong đợi bất cứ điều gì – mà chỉ buông xả. Tất cả điều bạn cần là trong đời sống này bạn sẽ hoạt động tích cực hết lòng. Nếu bạn làm được điều đó, kết quả tốt sẽ đến với bạn, dù có mong đợi chúng hay không. Bạn cũng không nên hỏi vị Lama cho một lời tiên đoán : “Nếu tôi kiểm soát thân, khẩu, ý tránh khỏi tất cả những bất thiện và chỉ làm điều thiện, tôi sẽ được kết quả tốt hay không ?” Nhiều đệ tử đã hỏi điều này. Tại sao ? Vì họ không hiểu nhân quả. Nếu bạn luôn hành động khôn ngoan và tích cực, cần gì phải hỏi ?

Chỉ nên nghĩ “Từ giờ cho đến lúc tôi chết, cho dù giác ngộ có đến hay không, tôi nên hành động tích cực hết lòng. Cố gắng tạo một cuộc sống lợi lạc cho tôi và mọi người bằng hết khả năng.” Bạn có thể mong đợi gì hơn ? Loại mong đợi này phù hợp với lý luận hơn là nghĩ “Nếu tôi thiền định trong một tháng, tôi sẽ trở thành Heruka Vajrasattva,” những loại mong đợi như vậy chỉ quấy nhiễu tâm trí bạn.

Cho dù bạn tạo tác nhiều hành vi bất thiện suốt cả cuộc đời, một tâm thức tích cực vào lúc chết bảo đảm rằng bạn sẽ không tái sanh vào những cõi thấp. Bạn nhận sự bảo đảm bên trong này khi tịnh hóa những tiêu cực. Nó không giống như những bảo đảm tầm thường, bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào nó. Trên thế gian sự vật thay đổi liên tục. Bạn có thể không tin vào những bảo đảm của giấy tờ thế gian. Nhưng sự bảo đảm nội tâm của nghiệp tích cực cam kết rằng vào lúc chết bạn sẽ có thể kiểm soát tâm thức mình và không rơi vào ảnh hưởng của tâm thức tiêu cực như tham muốnsân hận.

Để đạt được những chứng ngộ cao hơn, việc quan trọng nhất là thực hành phương pháp đầy sức mạnh của sự tịnh hóa được tìm thấy trong con đường Kim Cương thừa. Nhiều vị Lama đã thấy rằng sự tịnh hóa vượt thắng những chướng ngại của cả năng lực tiêu cực và in vết để lại của nó.

Trong khi những thực hành Vajrasattva khác nhấn mạnh vào việc tịnh hóa thân xác vật chất, thì phương pháp tịnh hóa Yoga Heruka Vajrasattva nhấn mạnh về tịnh hóa tâm linh. Điều này làm cho nó đặc biệt mạnh mẽ.

Bốn sức mạnh đối trị

Sadhana Heruka Vajrasattva được chia làm ba phần : quy y, phát Bồ đề tâm, và phương pháp Yoga. Tại sao quy yphát Bồ đề tâm là những phần trong sự thực hành tịnh hóa này ? Vì những hành động tiêu cực thường có liên quan đến những đối tượng thiêng liêng mà ta quy y như Tam Bảo và những chúng sanh khác.

Bạn có thể thấy điều này đúng thực ra sao. Hãy kiểm tra lại. Đa số những vấn đề rắc rối của bạn khởi lên từ những người quanh bạn, chẳng phải do gạch, đá hay cây cối. Và những vấn đề thông thường nhất có thể tìm thấy giữa những người thân thiết với nhau – mối liên kết càng chặt chẽ thì những rắc rối tâm trí càng nhiều hơn. Chẳng hạn, nếu bạn tránh xa thuốc lá, bạn sẽ khỏe lắm, nhưng nếu bạn chạm đến nó, nó sẽ thống trị bạn, sẽ rất khó từ bỏ, và gây cho bạn nhiều khó khăn. Tương tự, thân mật với người khác có thể dẫn đến những tình thế dính dấp khó khăn.

Một số ví dụ đơn giản về những tiêu cực thông thường sẽ làm sáng tỏ điều này. Tự thân chúng ta, chủ thể của hành vi, hành động dưới ảnh hưởng của tâm thức tiêu cực của mình, thường chúng ta cần một đối tượng để hành động. Chẳng hạn, khi giết phải có một chúng sanh khác bị ta cướp mất cuộc sống, khi ta trộm phải có người chủ món đồ để ta lấy, khi nói dối phải có người để chúng ta nói dối. Dĩ nhiên, tâm vô minh, không thỏa mãn, ích kỷ, ham muốn của chúng ta luôn có, mà những người khác cũng có. Theo cách này, sự tạo tác những tiêu cực của chúng ta nương dựa vào những người khác. Chúng ta tịnh hóa những nghiệp bất thiện như vậy bằng việc phát Bồ đề tâm.

Chúng ta cũng tạo tác những nghiệp bất thiện trên những đối tượng thiêng liêng. Đôi khi với tâm bất thiện chúng ta phê bình Đức Phật, chê bai Bồ tát, đối xử với sách kinh và hình tượng không đúng, hay phàn nàn về Tăng Ni. Có vô số cách tạo nghiệp bất thiện như vậy và chúng ta tịnh hóa bằng việc thọ quy y Phật, Pháp, Tăng.

Để phát Bồ đề tâm, chúng ta phải cảm thấy lòng bi lớn lao không chịu đựng nổi đối với tất cả chúng sanh, bất chấp chủng tộc, màu da, quốc tịch hay tín ngưỡng. Cũng như chúng ta phải có ý chí mạnh mẽ nhiệt tâm dẫn dắt họ đến toàn giác, nhận lấy trách nhiệm tự làm việc ấy một mình. Chỉ thái độ như vậy, sẽ giải thoát chúng ta khỏi nhiều tiêu cực.

Ví dụ, bạn có mối quan hệ nghiệp lực rất mạnh, nhưng không kiểm soát được với cha mẹ của mình. Mặc dù họ rất thương bạn, bạn gây cho họ đau khổ lớn lao. Bạn không thể cắt mối quan hệ với cha mẹ bằng cách nói rằng bạn hoàn toàn chán chường họ và không muốn thấy lại họ, và bỏ lên núi. Điều đó không đủ tách lìa bạn và cha mẹ về mặt vật chất. Để chấm dứt nghiệp với cha mẹ mình, bạn phải tịnh hóa nó bằng cách có lòng đại bi đối với họ và phát Bồ đề tâm với họ trong tâm thức. Tương tự bạn không thể cắt đứt mối quan hệ nghiệp với người khác một cách tri thức bằng cách chỉ nói rằng bạn đã chấm dứt với họ và không muốn gặp họ nữa. Những mối trói buộc này phải được cắt rời bằng sự tịnh hóa.

Cách tốt nhất để tịnh hóa những tiêu cực là việc dùng bốn sức mạnh đối trị. Cái thứ nhất là sức mạnh của đối tượng, có nghĩa là quy yphát Bồ đề tâm. Trong sự thực hành tôi mô tả ở đây, đối tượng để quy y là Heruka Vajrasattva, là thể hợp nhất của Quy y Tam Bảo : Phật, Pháp và Tăng. Chúng ta cũng có thể nói rằng ngài là một với vị Đạo Sư (Guru), với Vị ĐạoTuyệt Đối nhưng tôi sẽ nói điều ấy nhiều hơn về sau. Trí huệ thiêng liêng của ngài thấu suốt bản tánh cả hai lực lượng tích cựctiêu cực. Ngài trở thành người giải phóng cho bạn, và bạn quy y với ngài.

Sức mạnh thứ hai là sức mạnh của sự buông bỏ. Đôi lúc nó được gọi là sức mạnh của hối tiếc, nhưng điều này có thể có một hàm ý sai lạc. Sức mạnh này xuất phát từ trí huệ và không phải là một loại cảm xúc buồn rầu hay phạm tội, những cảm xúc này khiến chỉ kéo dài thêm những vấn đề của chúng ta vì chúng gây ra sự tích tập những khuynh hướng tiêu cực nhiều hơn cho ta. Hãy nghĩ đến một người chợt nhận ra mình uống nhầm thuốc độc : Người ấy muốn dùng sự đối trị giải độc ngay lập tức. Sức mạnh buông bỏtrí huệ hiểu được hậu quả tiêu cực của những hành động độc hại ngay khoảnh khắc bạn nhận ra mình đã tạo ra một hành động tiêu cực, bạn muốn tịnh hóa chúng tức thời.

Thứ ba là sức mạnh của phương thuốc chữa trị. Chính với năng lực này mà bạn thực sự chống lại lực lượng tiêu cực mà bạn đã tích lũy. Với sự tập trung nhất tâm vào Đức Heruka Vajrasattva – sự biểu lộ của trí huệ phúc lạc, siêu việt, thiêng liêng và là đấng nhất thể với vị Đạo sư của bạn. Bạn thực hành phương pháp Yoga và trì tụng chân ngôn (Mantra) tịnh hóa đầy sức mạnh này. Đây là phương thuốc chữa bệnh.

Tôi không chắc rằng sức mạnh thứ tư có thể dịch một cách súc tích sang tiếng Anh. Đó là một cái gì giống như sức mạnh của quyết tâm không thể hủy diệt, nơi đó bạn có quyết tâm lớn lao không, không, không bao giờ bị ảnh hưởng trở lại bởi những thói quen ô nhiễm của mình. Nó không giống lắm với một lời hứa hay lời nguyện hoặc một giải pháp hay một quyết định. Cùng với sức mạnh của phương thuốc chữa trị, bạn có quyết định lớn lao này, sẽ không bao giờ tạo tác bất cứ hành vi bất thiện nào nữa. Có một cái gì đó trọn vẹn trong đó. Nó là sự vững chắc, mạnh mẽ và đến từ trí huệ. Ở trong bạn có một năng lực tinh tế bảo vệ bạn khỏi những sa đọa về phẩm hạnh. Nó cũng xa hơn sự quyết định được điều động bởi trí óc : Đó là một lực lượng hoàn toàn chống lại những tập khí cũ, một thấu hiểu tự động bảo vệ bạn. Dĩ nhiên, sức mạnh này có những mức độ, nhưng khi phát triển hoàn toàn, nó cung cấp cho bạn sự bảo vệ trọn vẹn.

Chẳng hạn, khi bạn thọ nhận tám giới Đại thừa cho một ngày, tại lúc thọ giới vào sáng sớm bạn phát sanh sự quyết tâm lớn lao để giữ nguyên vẹn những lời thệ nguyện. Từ lúc đó, bạn phải thực hành sự tỉnh giác hoàn toànduy trì nó suốt ngày. Chỉ sự xác định giữ những giới tại buổi lễ không đủ, nó phải được duy trì từng phút một trong suốt thời gian cam kết. Trái lại nếu không duy trì sự tỉnh giác sau khi lễ thọ giới chấm dứt, bạn sẽ rơi thẳng trở lại vào những đường lối sanh tử cũ kỹ của bạn, hầu như vô ý thức, hoàn toàn không nhận biết bạn đang làm gì.

Những lời nguyện sẽ không bị phá vỡ bởi những hành động tâm thức một cách tức thời. Chính cái động cơ cho một hành động phá vỡ một lời nguyện đã dần dần phát triển trong tâm thức. Bạn có cả một chuỗi lịch sử dài của những kiểu năng lực không kiểm soát giống như vậy. Bởi thế nếu quyết tâm của bạn lúc sáng sớm có đi đôi với sự tỉnh giácý thức liên tục một cách đặc biệt thì không có cách nào có thể phá vỡ những lời thệ nguyện của bạn. Trong bạn luôn luôn có cái năng lực được tích tụ rất tinh tế này nó hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi những hành vi nhiễm ô.

Nghiệp

Luật của nghiệp là “cùng nhân sẽ có cùng quả.” Khi chúng ta quy y, bổn phận của chúng ta là giữ cho các hành vi (nghiệp) được chính trực, tránh các hành vi bất thiện. Nhưng chúng ta không làm được như vậy cho dù ở mức độ tri thức chúng ta hiểu được rằng nếu chúng ta tiếp tục tái tạo các hành vi như thế chúng ta sẽ không ngừng trôi lăn trong vòng đau khổxung đột. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta không có một sự hiểu biết nội tâm sâu sắc về bản chất của nghiệp. Người nào đã chắc chắn có được sự hiểu biết thấu đáo này sẽ không bao giờ tạo nên những hành vi tiêu cực với sự buông thả liều lĩnh như cách chúng ta làm. Bất cứ khi nào sự tham luyến hay sự ích kỷ xui khiến được chúng ta hành động thì dù cho chúng ta biết rất rõ rằng những việc đó là bất thiện nhưng chúng ta vẫn cứ tiến hành các hành vi đó.

Tôi biết rất rõ về người Tây phương. Họ thông minh nhưng tâm của họ không nhất quán. Một mặt họ ước muốn có được trí huệ toàn thiện và giữ hạnh nghiệp được chính trực. Nhưng mặt khác, họ bị các thói quen bất thiện kéo họ, khiến cho họ không giữ nghiệp được chính trực. Điều này làm họ đau khổ rất nhiều. Thậm chí khiến họ phải bật khóc. Họ là những con người rất nhạy cảm. Khi những tình huống khó khăn xuất hiện, năng lực bất thiện sẽ thắng lướt năng lực thiện bởi vì họ chưa hề thiết lập trong bản thân mình một sức mạnh của các thói quen thiện hạnh và cũng bởi vì họ thiếu một sự hiểu biết nội tại sâu sắc về bản chất của nghiệp hay luật nhân quả. Từ đó, vài người có thể nói “Chỉ người nào tin vào nghiệp mới phải kinh qua nghiệp. Ai không tin vào nghiệp sẽ không bị chi phối bởi nghiệp.” Người Tây phương đã nói với tôi lời phản biện này. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nghiệp vẫn hiệu lực dù tin hay không. Nếu bạn hành động theo một cung cách nào đó, bạn sẽ chắc chắn kinh qua một hậu quả tương xứng y như khi bạn uống thuốc độc, bạn sẽ ngộ độc cho dù bạn vào lúc uống bạn tin rằng mình đang uống thuốc chữa bệnh. Một khi bạn tạo nghiệp thì bạn phải tới chỗ kinh qua một quả báo.

Bò, heo, bò cạp không hề biết cái gì là nghiệp, cái gì không phải nghiệp – cũng không có một chút lòng tin – nhưng chúng vẫn phải bị nghiệp chi phối. Mỗi hành động của chúng đều bị xúi đẩy bởi tham lam, vô minh, sân hậnchắc chắn từng mỗi hành động sẽ đưa tới hậu quả riêng. Cho nên, đừng nghĩ rằng các hành động nghiệp và các phản hồi của nó chỉ là việc riêng của Phật tử hay của vị Lama. Nghiệp là Luật có tính khoa học, thống trị mọi hiện tượng vật chất và phi vật chất trong vũ trụ. Việc hiểu biết về việc đó rất ư quan trọng.

Khi tôi giải thích về nghiệp, tôi thường không trích dẫn các kinh sách Tây Tạng để luận giải. Tôi chỉ khuyên người nghe hãy xem cái kiểu mà tâm khởi niệm trong từng sát na. Họ có thể dễ dàng thấy được tâm thăng trầm như thế nào nhất là đang khi thiền định. Một khi nhận thức được vấn đề này, họ dễ dàng hiểu được bằng cách nào mà nó đã khởi lên từ những kinh nghiệm trước, và đích thật đó là nghiệp. Họ sẽ thấy nó rất rõ và tôi không cần dùng bất kỳ một thuật ngữ chuyên môn hay mới lạ. Đơn giản là : thân, lời, ý mà không được kiểm soát đều là biểu hiện của nghiệp. Do vậy, tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi Luật chân thật của nghiệp cho dù chúng ta tin vào nghiệp hay không. Đừng nghĩ rằng các tín đồ Cơ đốc hay Do Thái giáo, Hồi giáo không bị nghiệp chi phối và do đó không cần quan tâm đến nó. Điều này không đúng. Chẳng hạn, người Do Thái và Ả rập đã tạo nghiệp lẫn nhau và giờ đây có đủ thứ phức tạp xảy ra ở Trung đông. Các đồ tể đừng cho rằng việc sát hại súc vật không có quả phản hồi, và dù cho các đồ tể đó có tin vào nghiệp hay không thì những sự đau đớn, chết chóc mà họ tạo ra đối với chúng hữu tình chắc chắn xảy ra cho họ.

Chẳng hạn, khi bạn tới Thủ đô Kathmandu bạn tìm thấy thoải mái như đang ở nhà. Nhưng rồi khi bạn lên tu viện Kopan này bạn thấy khó chịu. Bạn nói tu viện quá dơ bẩn, không có phòng vệ sinh sạch. Cảm giác khó chịu bực bội của bạn là quả của thời gian lâu bạn bị gắn bó vào nhu cầu tiện nghi trước khi đến tu viện. Và đó cũng là nghiệp. Nếu bạn không có thời gian quen sống với những điều kiện sinh hoạt tiện nghi mà bạn đã kinh qua trước đây thì bạn sẽ không chú ý quá đáng với những gì chung quanh đây. Do đó, bằng cách phân tích những việc bạn trải qua mỗi ngày, bạn cũng có thể hiểu rõ ràng về hành động của nghiệp và phản ứng đáp trả.

Tôi cho rằng đây là cách thức mạnh mẽ và tốt đẹp để giúp bạn tăng cường sự tỉnh giác đến những hành động của mình, hơn là bạn trở nên bị ám ảnh băn khoăn, như nhiều người Tây phương bị ám ảnh với sự tu tập về tập trung nhất tâm (samadhi) và về thiền quán (vipassana). Nếu điều này xảy ra, bạn có nguy cơ nhận định rằng việc ngồi yên thiền địnhhình thức tu tập Phật pháp duy nhất, và những hành động khác như là ăn uống, đàm luận ngủ nghỉ là hoàn toàn tiêu cực và thuộc về luân hồi sinh tử. Khi bạn tin rằng những điều này là tiêu cực thì nó trở nên tiêu cực.

Điều tôi đang nói là : có nhiều cách thiền định. Vipassana không phải là cách thiền định duy nhất. Thiền quánthể đạt được bằng cách thiền định về bất kỳ hiện tượng nào trong vũ trụ. Và bạn không bắt buộc phải ngồi kiết già để thiền định ; việc canh giữ nghiệp hàng ngày cũng là một cách thiền định và có thể là một phương pháp mạnh mẽ để phát triển quán chiếu. Trong cách này, toàn bộ đời sống của bạn có thể được sử dụng để đưa bạn được gần hơn nữa đến Trí Huệ Vô Ngã.

Khi bạn hiểu thấu đáo bản chất của nghiệp, bạn sẽ không ngừng thấy biết được mọi việc mà bạn làm. Do vậy, bạn không rời bỏ được thiền định dù bạn đi bất cứ nơi nào. Bạn nên biết rằng nếu bạn không duy trì sự tỉnh giác về mọi hành vi của thân, khẩu, ý bạn sẽ liên tục tạo ra điều tiêu cực bất thiện và bạn sẽ phải kinh qua hậu quả khổ đau của sự mê lầm vô minh bất mãn. Điều ấy làm cho bạn tỉnh thức trong mọi lúc : khi bạn tiếp xúc với người khác, hay khi ngồi ăn trong tiệm ăn, khi mua sắm trong cửa hiệu hay khi đang làm việc trong cơ quan.

Tâm phân biệt của chúng ta thường xuyên coi các hành động thông thường của đời sống hàng ngày là thuộc về luân hồi sanh tử, bất mãn, khổ đau và không thể nào dùng nó làm đối tượng để thiền quán. Đây là một sự hiểu sai lệch tồi tệ. Phật giáo Đại thừa dạy rằng những cảm giác từ thân thể như xúc giác có thể được dùng để phát triển quán chiếu thì các dạng cảm giác khác như vị giác cũng được dùng như vậy.

Một số người nói rằng những quán tưởng không thể được dùng cho sự thiền quán bởi vì chúng chỉ là phóng tưởng của tâm, vì một hơi thở hay những cảm giác trong cơ thể thì thật hơn. Những cảm giác của cơ thể không thường hằng. Nó thay đổi từng phút giây vì tâm đối đãi tương đối này thay đổi không ngừng. Những cảm xúc của thân và tâm, nhất là những cảm xúc do tâm bất thiện gây ra, chính là phóng tưởng của vô minh. Tâm nhị nguyên của bạn tự động phóng chiếu ra một cái thấy nhị nguyên về bất cứ cái gì mà bạn kinh qua. Người thường khi khởi sự thực hành pháp mà họ cho là thiền định vipassana, họ tin rằng thế giới của những cảm giác thuộc thân thể là có thật. Nhưng dù họ dùng một đối tượng thiền định nội tâm hay ngoại cảnh, thì nó cũng chỉ có mặt trong sự tưởng tượng và trong cái thấy của tâm thức tương đối của họ. Về cơ bản, không có sự khác biệt giữa hiện tượng nội tâmngoại cảnh, hoặc cả hai đều là thật hoặc cả hai đều là ảo giác. Bất cứ cái gì bạn kinh qua – vật chất hay tinh thần – đều là một nhận định huyễn hoặc sai lệch cho đến khi nào bạn nhận biết được cái bất nhị, tánh Không (sunyata).

Trên thực tế, hương vị thức ăn trên lưỡi cũng là cảm giác của cơ thể. Nếu cho điều đó không đúng thì thật là một quan niệm sai lầm. Truyền thống Đại thừa đều có những cách thực hành thiền định cho mỗi một hành vi. Yoga Mật thừa dạy chúng ta rằng khi ăn, trước tiên chúng ta phải nên cúng dườngban phước thực phẩm. Trong khi ăn chúng ta phải thư thảnhận biết việc chúng ta đang làm, và không ngừng nhớ nghĩ đến bản chất phụ thuộc duyên sanh của tự tâm mình và thực phẩm, và không bám níu vào cảm giác sung sướng khoái khẩu như chúng ta thường có. Do vậy, bất kỳ trần cảnh nào cũng được dùng cho sự phát huy quán chiếu.

Trì tụng mật chú có thể cũng là một sự trợ lực lớn lao trong việc thực hành quán chiếu. Nó khiến cho tâm tập trung vào một điểm duy nhất, bằng cách đó, chống lại được sự phân tán và xao lãng. Tuy nhiên, việc tụng chú không phải là việc đọc ngoài miệng. Mật chúâm thanh đã có sẵn trong hệ thần kinh của bạn kể từ trước khi bạn được sinh ra đời, và bạn sẽ nghe được mật chú nếu bạn lắng nghe một cách khôn ngoan, trí huệ. Mật chú không phải là cái mà bạn nhận được từ vị thầy một cách bất ngờ. Không sự rung động âm thanh tự nhiên ở trong hệ thần kinh của bạn thì bạn sẽ bị điếc – mỗi loại năng lượngâm thanh tự nhiên riêng của nó. Điều này không phải là học thuyết tôn giáo, nhưng là điều bạn có thể khám phá theo khoa học. Bạn không thể vứt bỏ âm thanh tự nhiên của hệ thần kinh của bạn, nếu vậy chẳng khác gì bạn vứt bỏ cái đầu của bạn !

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm vô số của các vị lama thì trần cảnh bất định, tạm bợ của năm căn là thứ chướng ngại nhiều hơn là thứ trợ lực trong việc triển khai sự tập trung vào một điểm duy nhất. Bao lâu mà bạn vẫn tiếp tục nhận thức các sự việc với tâm đối đãi và vẫn mắc dính vào những trần cảnh của năm căn, thì bạn vẫn không thể có khả năng nhận biết được phép thiền chỉ (tập trung vào điểm duy nhất). Bạn sẽ không thể nào là thiền giả của pháp samadhi hay vipassana. Hãy kiểm tra xem điều này có đúng hay không.

Cho nên bạn có thể hiểu thật buồn cười khi cho rằng việc ngồi và cố đạt được định (samadhi : tam ma đề) là cách duy nhất để tu tập Pháp, và rằng bất cứ cái gì cần làm cho cuộc sống trong thế giới này đều toàn là tiêu cực. Bạn nên liên tục quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc sống – thức dậy, làm việc, ăn, ngủ – với trí huệ thấu biết. Hoặc lúc bạn gần kề với vị Thầy, cùng tăng chúng, hay với cha mẹ, hay khi hoàn toàn một mình, bạn đều phải quan tâm cẩn trọng đến mức tối đa các hạnh nghiệp của bạn. Hoàn toàn sai lầm khi tin rằng bạn có thể tinh ranh hơn nghiệp bằng cách giam mình riêng biệt trong phòng, và nghĩ rằng khi bạn ở một mình bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích. Không có chỗ nào để tránh thoát được cho dù là bạn có ở cùng ai hay ngồi một mình thì những phản ứng đáp trả của nghiệp vẫn tự động đưa tới.

Nếu tôi phải dạy bạn – thực tế tôi không nói vậy – rằng cách duy nhất để thiền định là ngồi và không nghĩ gì cả, thì bạn cũng sẽ không tìm ra được thời giờ để tu tập. Nghiệp đảm bảo rằng đa số người Tây phương đều phải dành thì giờ cho công việc hoặc để làm điều gì khác cho xã hội. Bởi vì bạn không thể tìm được thời giờ để ngồi thiền, bạn sẽ nghĩ rằng việc tu tập Pháp của bạn là việc không bình thường. Nhưng thiền định không phải là nhìn chăm chú vào lổ rốn với tâm trống rỗng. Một khi bạn có được sự thấu biết những cơ bản của Pháp bạn sẽ thấy có rất nhiều điều cho bạn để hành động và bạn sẽ có thể tiến bộ lớn lao làm sao. Điều này sẽ cho bạn sự lý thú quan tâm không ngừng trong khi duy trì việc tu tập và cho dù bạn không thể tập trung tư tưởng được, bạn hãy biết rằng bạn vẫn đang tu tập Pháp. Bất cứ nơi nào bạn đang ở, với những người đang tu hành như bạn hay với những người thế tục, bạn sẽ học được cách kết hợp cuộc sống của bạn với Pháp lại với nhau thành một. Khả năng này đến từ trí huệ. Nếu khôngtrí huệ, làm sao bạn có thể làm cho những hợp đồng không thể tránh né được như ăn uống, ngủ, đi tiêu tiểu có thể hợp thành một với Pháp ? Khi bạn có trí huệ, bạn không cần phải lúc nào cũng quanh quẩn bên người thầy để nghe giáo huấn. Bạn có thể thấy những giáo huấn từ mọi điều chung quanh bạn. Bạn có thể học từ hình ảnh sao băng, từ thời tiết, cây trồng lúc nó lớn lên hay lúc nó lụi tàn, và tất cả các hiện tượng khác nữa. Đây chính là những gì hiện đang xảy ra khi bạn có trí huệ. Thật vậy, trí huệ của chính bạn thấu hiểu thực tại là vị thầy thực sự của bạn. Đây là điều mà Đạo Phật Tây Tạng dạy cho bạn.

Hãy hợp nhất toàn bộ cuộc sống với những kinh nghiệm về Pháp. Đó là điều có ảnh hưởng lớn lao nhất mà bạn có thể làm. Đó là cách để đạt tới giác ngộ trong đời này bởi vì bạn không hề lãng phí một giây trong đời bạn. Điều này hoàn toàn hợp lô-gích. Nếu bạn tin vào một quan niệm hoàn toàn sai lầm rằng chỉ thời gian một giờ ngồi thiền định là dịp, là lúc bạn tu tập Pháp và hai mươi ba giờ còn lại trong ngày hoàn toànô nhiễm, là luân hồi sinh diệt, thì chắc chắn bạn sẽ cần ba a-tăng-kỳ kiếp để đạt tới giác ngộ. Bất cứ điều gì tâm bạn đã tin đều trở nên sự thật đối với bạn, cho dù điều đó là có thực hay không.

2
QUY Y

Từ trước đến nay, tôi đã nói đến lý do tại sao chúng ta cần tịnh hóa và xúc tiến việc đó như thế nào. Tôi cũng đã nhấn mạnh rằng chúng ta không có khả năng chấm dứt một cách liên tục việc tạo ra những hành vi bất thiện thuộc thân, khẩu, ý bởi vì chúng ta chưa hiểu được nguyên nhân nội tại, đó là luật của nghiệp.

Có một sự khác biệt lớn lao sự nhận thức về nghiệp giữa một bên là sự hiểu biết thuần lý trí và bên kia là dựa trên kinh nghiệm sống mà họ trải qua. Một vài người lắng nghe giáo lý, có thể hiểu rất hoàn chỉnh ngôn từ của những lời giảng về nghiệp quảbề ngoài, có thể tin rằng “Điều ấy chăc chắn có thật bởi vì vị Lama của tôi đã nói như vậy.” Nhưng vì họ không nhận biết bằng chính kinh nghiệm của mình nên họ thất bại khi sự hiểu biết được thử thách, trắc nghiệm. Họ không có được cách giải quyết khi đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng. Họ thỏa mãn với khả năng có thể nói chuyện bàn luận về nghiệp quả, như thể khả năng trao đổi bằng lời với cha mẹ, bạn bè về nghiệp như vậy là đủ cho họ, nhưng họ lại không thể làm được những gì họ đã nói bởi vì họ chưa hề thực hành.

Nhưng một số người khác không thỏa mãn chỉ với sự hiểu biết bằng lý trí, họ mong hiểu biết hơn nữa thông qua việc thực hành những gì họ được dạy. Họ không thể có khả năng trình bày những bài thuyết giảng sâu rộng về nghiệp, nhưng bởi vì họ lúc nào cũng quan tâm, biết ý thức đến tất cả các hành vi của họ, nên họ nếm được đích thị mùi vị của Pháp. Một kinh nghiệm rất thật y như vị ngọt của mật ong trên đầu lưỡi của bạn. Và khi nào có những vấn đề, những trở ngại phát sanh thì những người tu tập như trên sẽ biết cách ứng dụng kinh nghiệm để tìm ra giải pháp cho những trở ngại đó. Bạn phải thấy rõ ràng về điều đó. Rất là nguy hiểm một khi bạn chỉ thỏa mãn với sự hiểu biết Pháp chỉ bằng lý trí và bạn không chịu thực hành. Nếu như vậy thì không giúp gì được cho bạn.

Rất nhiều giáo sư, học giả Đông phương, Tây phương công nhận là họ không tu tập. Họ có thể phát biểu rất nhiều về tất cả mọi lãnh vực triết lý Phật giáo. Nếu bạn hỏi họ một vấn đề, họ có thể trả lời được. Nhưng lời giải thích của họ cũng giống như lời giải thích của hướng dẫn viên du lịch, rất là phiến diện. Khi một hành giả nhiều kinh nghiệm nói chuyện với bạn, lời giải thích của ông ta có một năng lực ban phước. Ông ta có thể nói y như câu chuyện mà các học giả trình bày, nhưng cái cách ông ta diễn đạt làm xúc động tâm can của bạn. Lời nói của những người chưa có kinh qua y như ngọn gió thoảng rì rào bên tai bạn.

Nếu bạn thấu hiểu về nhân quả thông qua kinh nghiệm riêng của bạn thì bạn không còn cách nào dám cẩu thả trong hành vi của bạn. Có những người mặc dù với sự thấu hiểu thuần lý trí, có thể phát biểu trước một diễn đàn rất đông khán giả, nhưng chính họ thực sự không tin tưởng vào những gì họ đang nói bởi vì họ chưa nếm được vị mật ngọt của những gì họ biết. Họ không sống theo phạm trù tâm linh đạo đức mà họ phát biểu thảo luận. Cá nhân tôi thấy điều ấy rất đau lòng. Khi được hỏi một câu hỏi thực tế rằng nghiệp quả tiến triển như thế nào, các học giả chỉ có thể trả lời bằng cách trích dẫn từ một quyển sách, một đoạn kinh mà họ đã đọc. Bởi vì họ không trải qua kinh nghiệm, nên họ không thể giải thích rõ ràng xúc tích về những vấn đề như : làm sao quán sát tuân thủ nghiệp, cái gì cần làm trong thực hành, và bằng cách nào để việc quán sát tuân thủ nghiệp có thể dẫn dắt tâm bạn vào trong hướng tích cực, hướng thiện. Một số câu hỏi có tính cách thực hành sẽ vượt quá khuôn khổ triết học về nghiệp quả của các học giả đó, và do vậy họ không thể liên hệ được với những câu hỏi như vậy. Và tất cả những gì họ có thể nói là rằng : “Ô ! Bạn không thể hỏi câu hỏi như vậy. Đạo Phật không giải quyết việc đó.” Đó không phải là cách trả lời.

Tôi chắc chắn rằng đa số các bạn thấu hiểu rất rõ ràng bằng cách nào mà các hành vi bất thiện của thân, khẩu, ý cứ tái đi tái lại trong đời sống và mang đến những hậu quả khổ đau, vô minh, và càng thêm bất thiện hơn nữa. Trong tâm thức các bạn cũng chưa nổi lên câu hỏi về bản chất sự thật của vấn đề này. Hẳn các bạn có thể giải thích điều này rõ hơn tôi nhiều. Khi bạn nghe tôi nói tiếng Anh không trôi chảy, bạn có thể tự nghĩ rằng : “Ông ấy nói kiểu tiếng Anh gì vậy ? Nếu phải chi ông ta để tôi nói, tôi có thể diễn đạt tốt hơn.” Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng tại sao bạn không thể ngưng ngay các thói quen tiêu cực bất thiện ? Sự hiểu biết chỉ bằng lý thuyết không thôi thì không đủ.

Có rất nhiều Phật tử tuy ít học hành nhưng nhờ vào sự tu tập nghiêm mật trong phạm vi thực hành mà đã có được chứng ngộ tâm linh rất cao. Nhưng có những học giả có thể giảng thuyết tràng giang đại hải nhưng chẳng đạt tới chứng ngộ nào cả. Bởi thế, tôi khuyên các bạn hãy thận trọng. Khi bạn nói về giáo lý, điều quan trọng không phải là cái bạn nói tới – tức là giáo lý – nhưng chính sự quan trọng là bằng cách nào bạn đã có được sự hiểu biết của bạn. Lời nói của bạn phải chứa đựng sự rung động truyền cảm đặc biệt từ kinh nghiệm riêng của mình, nó cũng chuyển tải được năng lực rung động đó đến người nghe.

Tây Tạng, với các vị lama đã chứng ngộ và có thiện xảo, khi họ thuyết giáo về con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ, họ thường không nhấn mạnh nhiều về học thuyết giáo lý, nhưng họ thường hay nhấn mạnh đến các khía cạnh thực hành của giáo lý, thậm chí có khi họ yêu cầu môn sinh hãy thiền định trong khi họ giảng dạy. Do kết quả đó, một số môn sinh đã có chứng ngộ ngay trong khóa học. Vào cuối khóa học hai mươi ngày họ hiểu thấu trọn vẹn con đường (giải thoát) từ đầu đến cuối, lòng tràn ngập năng lực họ muốn rời ngay tu viện đến các hang động trong núi để nhập thất thiền định miên mật. Ngược lại, các học giả có thể dạy cho bạn cùng đề tài như vậy trong hai mươi năm mà chẳng hề rung động được tâm can bạn.

Tôi cũng đã chứng kiến những người Tây phương được kích thích mạnh bởi những bài thuyết giảng lam-rim đến nỗi họ quá muốn đi vội vào trong núi (nhập thất). Tuy nhiên nếu tiếp tục thực hành tu tập thêm nhiều năm nữa sẽ là cách tịnh hóa mạnh mẽ các hành vi bất thiện tốt hơn nhiều cho các bạn, hơn là việc nhập thất để có những cơn bộc phát thiền định mang tính chất cảm tính, ở nơi ẩn cư đơn độc.

Do vậy khi bạn quy y, phát Bồ đề tâm thì không nên có kẻ hở nhiều giữa sự quy y, phát Bồ đề tâm với bản tâm của bạn. Nếu quy yphát Bồ đề tâm không nhập một với tâm bạn thì các việc đó không thể tịnh hóa được các hành vi bất thiệnchúng ta đã thảo luận ở trước. Khi bạn quy y, tâm bạn phải nhập một với quy y, khi bạn phát Bồ đề tâm, tâm bạn phải trở thành Bồ đề tâm. Nhất định không phải cái kiểu cách rằng bạn ngồi xuống “đây” trên bồ đoàn, mà lại đang làm một việc nào đó ở ngoài “kia” đằng trước mặt bạn, theo kiểu nhị nguyên. Tâm của bạn phải trở thành Pháp mà bạn tu tập. Việc này có thể làm được tuy khó, và cốt yếu là bạn tu tập để làm lợi cho tâm bạn. Người Tây phương không chỉ lắng nghe mà còn ưa hành động nên nhiều môn sinh trong khóa học về con đường đạo có thứ bậc đưa tới giác ngộ (lam-rim) diễn ra ở vùng Kopan của chúng tôi đã thu được những kinh nghiệm rất tích cực. Những môn sinh này rất chân thành, nhạy cảm và cởi mở với Thầy Zopa và tôi. Những gì họ nghe được từ lời giảng đã ảnh hưởng tốt đến tâm của họ. Nếu như có một tình huống giảng dạy mà người thầy y như một máy phát thanh (radio) và thính giả giống như các bức tường thì làm sao có lợi lạc gì được ? Thêm nữa người Tây phương vốn dĩ có tính hoài nghi, họ chỉ công nhận những gì họ nghe và hiểu được ; chính nhờ bản tính này làm cho họ hội đủ phẩm chất tốt đẹp để lắng nghe giáo lý Đại thừa. Tôi rất ưng ý khi họ nói : “Thầy nói như vậy. Tôi không chấp nhận cách nói đó.” Ví dụ như, chúng tôi cảm thấy rằng những ai phát sanh lòng ngưỡng mộ vị thầy chỉ vì dựa trên một lòng tin mang tính chất cảm tính thay vì dựa trên trí huệ thấu biết, thì những người đó không hội đủ phẩm chất thỏa đáng để nghe giáo lý.

Quy yphát Bồ đề tâm

Mãi mãi con xin quy y Phật, Pháp, Tăng và Tăng đoàn của ba thừa, các daka và dakini của yoga mật chú, các thánh anh hùng, chư thiên, các vị Bồ tátđặc biệt là vị Thầy của tôi.

“Thừa” là cách chúng ta dịch tiếng Sanskrit “yana.” Nghĩa tổng quát của nó chỉ ra rằng một số hành vi nhất định sẽ chắc chắn nâng tâm thức của bạn lên một tầng lớp cao hơn. Chẳng hạn, nếu bạn làm tăng trưởng Bồ đề tâmtu tập sáu Ba la mật bạn chắc chắn đạt tới giác ngộ. Đại thừa sẽ đưa bạn từ lúc bắt đầu – tức là phát Bồ đề tâm – thông qua sáu Ba la mậtthập địa Bồ tát để tới đích tức là giác ngộ. Nếu bạn bắt đầu một cách vẹn toàn và hành động đúng đắn thì “Thừa” của bạn chắc chắn đưa bạn đến đích mong ước. “Thừa – Yana” cũng bao hàm nghĩa “con đường” : con đường đúng sẽ dẫn dắt bạn tới được nơi đúng. Nếu, vì vô minh, bạn đi theo con đường lầm lạc thì bạn sẽ chẳng được gì cả. Ba thừa Phật giáo là gồm hai Tiểu thừa (Hinayana) và một Đại thừa (Mahayana) và chúng ta phải quy y cả Tăng đoàn của ba thừa. Ngay cả khi chúng ta đang theo Đại thừa, và đặc biệt là đang theo yoga mật thừa, thì chúng ta cũng đừng nên tự mãn cho rằng : “Tôi là người của Đại thừa, tôi không cần quy y Tăng đoàn Tiểu thừa.” Mặc dù các vị A la hán Tiểu thừa vẫn còn một ít chấp trước vào sự giải thoát của bản thân các ngài, nhưng các ngài đã thoát khỏi cái ngã với sự chứng nhập trọn vẹn tánh Không và có thể dẫn dắt chúng ta thoát khỏi luân hồi sanh tử. Bởi thế, chúng ta phải quy y tất cả Tăng đoàn mà không có sự phân biệt. Các lama Tây Tạng không phát khởi ra Tiểu thừa hay Đại thừa. Chính Đức Thế Tôn tìm ra hai trường phái Phật Pháp này, và hai trường phái này đã có mặt rất lâu trước khi giáo pháp được truyền bá đến Tây Tạng. Một số người cho rằng Đức Phật đã giảng Pháp bằng tiếng Pali nên các kinh ghi chép lại bằng ngôn ngữ khác là sai lệch. Một số người khác cũng cho rằng Đức Phật đã giảng tiếng Sanskrit, và các kinh bằng tiếng Pali là sai. Cả hai ý kiến này đều nhầm lẫn. Khi Pháp được truyền tới các quốc gia khác, các hành giả đã chứng ngộ vẫn giữ nguyên cốt lõi của giáo Pháp khi họ dịch các lời giảng sao cho thích nghi với tâm của con người trong nước họ, việc làm này chỉ nhằm mục đích giúp cho sự truyền đạt được rõ ràng mà thôi. Sau rốt, có sự khác biệt lớn lao giữa người Tây Tạng ở vùng núi tuyết và người Ấn Độ ở vùng đòng bằng nóng ẩm, cho nên bạn cần dự kiến về một số thay đổi trong phương pháp diễn đạt giáo Pháp khi được truyền từ nơi này đến nơi khác.

một lần, một vị vua và là đệ tử của đức Phật đã có một giấc mơ. Trong giấc mơ đó có mười tám người tranh nhau một cây vải, ai cũng tranh dành riêng cho mình. Cuối cùng mỗi người lấy được cây vải nguyên vẹn riêng. Thức dậy nhà vua đến kể cho đức Phật nghe và hỏi Phật ý nghĩa của giấc mơ. Đức Phật bảo nhà vua rằng cây vải tượng trưng cho giáo Pháp của Ngài và sau khi Đức Phật nhập diệt, mười tám trường phái với sự thể hiện khác nhau đôi chút từ giáo pháp, sẽ phát triển đi các nơi. Việc mỗi người nhận được trọn vẹn cây vải cho riêng mình có nghĩa rằng mỗi trường phái đó sẽ chứa đựng một con đường trọn vẹn đúng đắn để đưa đến giải thoát. Như vậy Đức Phật đã tiên đoán việc thành lập mười tám trường phái Tiểu thừa.

Theravada là một trong mười tám trường phái đó. Một số tín đồ Tiểu thừa cảm thấy bị lăng nhục khi gọi họ là “Tiểu thừa,” họ cương quyết đòi được gọi là “người theo phái Thera-vada” (điều này không có ý nghĩa bởi vì chỉ là một trường phái, Theravada không chứa đựng được toàn bộ triết học của Tiểu thừa, như vậy hai từ Theravada và Tiểu thừa không được tương đương với nhau). Và rồi thì có một số người khác mà cái “Ta” của họ trương lớn lên khi họ tự cho mình là người “Đại thừa.” Chính những phản ứng rất nhị nguyên này bắt nguồn từ vô minhhoàn toàn đi ngược lại với sự an lạc nội tại của trí huệ của Pháp.

Sự khác biệt chủ yếu giữa “người Tiểu thừa” và “người Đại thừa” chính là ở tâm trạng của họ. Sự quan tâm chính của đệ tử Tiểu thừasự giải thoát của riêng họ ; và sự quan tâm của đệ tử Đại thừasự giải thoát của tất cả chúng sanh hữu tình. Một số người cảm thấy rằng những người mặc áo tăng vàng là Tiểu thừa, và áo tăng màu đỏ là Đại thừa, sự phân biệt phiến diện như vậy thật sự sai lầm. Bất cứ người nào bất kể họ mặc áo màu gì, nhưng nếu luôn luôn nhiệt tình với lòng cương quyết dẫn dắt tất cả chúng sanh hữu tình đến bờ giác ngộ tối thượng bằng chính bản thân mình, và không hề nghĩ đến việc giải thoát cho riêng mình mà thôi, thì người đó là “người Đại thừa.” Còn nếu một người nào dù mặc áo tăng đỏ, nhưng lúc nào cũng chìm đắm vào sự quán chiếu khổ đau, mê lầm của vòng luân hồi sanh tử đang hiện hữu, họ chỉ có một động cơ duy nhất là ước ao giải thoát riêng mình và không nghĩ tới những khó khăn của chúng sanh hữu tình, thì người đó là “người Tiểu thừa.”

Chúng ta quy y các Tăng đoàn Tiểu thừaĐại thừa, các daka và dakini, các anh hùng, các chư thiên, các vị Bồ tát – tất cả các vị đã trong giai đoạn thành tựu của tantra yoga tối thượng. Trong số đó có vị có một dáng vẻ an bình, số khác có vẻ hung nộ. Các vị Bồ tát cũng hiển lộ nét hung dữ. Bạn đừng nghĩ rằng Bồ tát luôn luôn phải có nét dáng an lành. Ngay cả ở vị sơ địa trong thập địa Bồ tát – thường được gọi là “Địa Hoan Hỷ – Joyous One,” các vị Bồ tát cùng lúc biểu lộ trong một trăm thân khác nhau. Với các thân này, các Vị có thể giảng dạy Pháp trực tiếp từ các báo thân của một trăm vị Phật, hay chuyển thành một trăm hóa thân khác nhau cho lợi lạc của chúng sanh hữu tình. Trong quá trình từ sơ địa đến thập địa Bồ tát, oai lực của các ngài ở mỗi địa tăng lên mười lần, cho nên các hạnh của các ngài ngoài sức hiểu biết của chúng ta. Do vậy các vị Bồ tát hiển lộ trong hình ảnh các thiện thần, hung thần, và vân vân… và chúng ta quy y với các Ngài.

Thật vậy, các vị Bồ tát có thể xuất hiện như người Tây phương, người Đông phương, người da màu, người da trắng, như người Thiên Chúa giáo, người đạo Hồi, hay Do Thái giáo – trong bất kỳ hình dáng nào cũng được. Ngày nay rất nhiều người tự coi là có tín ngưỡng nhưng có tâm chật hẹp. Họ không thể chịu sự hướng dẫn tâm linh đối với một vị Thầy có dòng giống, màu da, chủng tộc hay quốc tịch khác với họ. Khi họ tự đặt mình đứng về phía với một vị Thầy riêng biệt của họ, thì họ trở nên cục bộ, họ tin rằng các vị Thầy khác cùng với các đệ tử của các ngài là xấu. Tôi gọi cái này là “Chủ nghĩa bổn sư.” Điều này rất lệch lạc. Đó là kiểu quy y theo lối “nhị nguyên.” Điều này không phải là cách quy y của người Phật tử.

Một số người tự cho là thầy (guru), họ tuyên bố rằng họ là người Thầy số một, người thầy duy nhất và đương nhiên các đệ tử tin vào điều đó. Theo đà này, tôn giáo mà họ đang thuyết giảng lẽ ra là con đường đưa đến giải thoát thì lại đang làm “ngạt thở” các đệ tử của họ, và các đệ tử đó càng lúc càng thiển cận, dẫn tới sự cuồng tín. Tốt hơn là không có tín ngưỡng còn hơn là thành ra như vậy. Ít nhất người không có tín ngưỡng sẽ không có quan điểm cực đoan như thế, đối với họ chỉ đơn giản làm người cũng đủ rồi.

Chúng ta quy y với chư Phật chư Bồ tát mười phương, với bất kỳ ai đã chứng ngộ tánh Không mà không cần biết màu da, quốc tịch dòng giống của họ. Hãy nhớ rằng, một vị sơ địa Bồ tát có thể là một người nam, người nữ Phi châu, một người chăn lạc đà ở Á-rập Xê Út, thậm chí có thể là một người khủng bố, họ đóng vai trò này để phục vụ cho những người khác tốt hơn.

Cuối cùng, và đặc biệt trong lời kinh cầu nguyện, chúng ta cũng quy y với vị Thầy của chúng ta, nhất là với vị thầy gốc, người đã chỉ cho ta con đường an lạc đưa tới sự thực chứng giác ngộ vĩnh cửu. Hãy luôn luôn nhớ rằng vị thầy của bạn với Heruka Vajrasattva là một. Lob-pošn có nghĩa là người đã chỉ cho chúng ta thấy con đường đúng và dẫn dắt chúng ta trên con đường đó, uốn nắn cho đúng những hành vi thân, khẩu, ý của chúng ta, đưa chúng ta tránh xa được những việc làm vô minh, mê muội. Người có thể đưa chúng ta đến giác ngộ ngay trong đời này, và thậm chí có thể trong ba năm. Hãy gợi nhớ đến sự tử tế không ngờ được của người, và chúng ta hãy quy y với người mãi mãi.

Cách quán tưởng chúng ta áp dụng khi quy y như sau đây : người cha ở bên phải của bạn, người mẹ ở bên trái, kẻ hận thù nhất thì ở trước mặt. Người bạn ưu ái nhất, người mà bạn thân cận nhất thì ở phía sau. Tất cả chúng sanh hữu tình ở mọi hướng xung quanh bạn.

Cách quán tưởng này là một ví dụ tốt của quan điểm tâm lý học Đại thừa. Nếu có ai chợt hỏi bạn muốn đặt để người bạn tốt nhất ở đâu, bạn sẽ tự nhiên nói rằng : “Ồ ! ở đằng trước mặt tôi” ; và dĩ nhiên bạn sẽ thích đặt để kẻ thù ở sau lưng, ngoài tầm mắt. Ngược lại, khi quy y chúng ta đặt kẻ thùtrước mặt chúng ta. Hãy nhìn vào kẻ thù đó, và bằng sự chân thành, chánh trực bạn hãy xét nét cuộc đời của họ. Hãy nghĩ đến những vấn đề mà cái tâm lăng xăng của bạn đã gây ra và rồi bạn nhận thức được rằng kẻ thù cũng ở trong một tình huống đúng y như vậy. Hãy phân tích cái cách mà bạn cảm thụ đối với người kẻ thù đó. “Tôi cho rằng ông ta – kẻ thù – là kẻ tồi tệ nhất trên thế gian này nhưng những vấn đề của ông ấy cũng giống như của tôi. Tại sao tôi phải nổi sân mỗi khi thấy gương mặt ông ta ? Cái điều sai lầm cốt lõi của ông ấy là tâm ông ấy đã mê muội ôm chặt cái ngã. Nếu tôi giận cái gì thì đó phải là cái mà tôi đáng giận. Đằng này đối với những tri giác giác quan của tôi thì tâm mê lầm của ông ấy là một cái gì vô hình, không thấy được, vậy tại sao tôi lại phản ứng (nổi sân) với hình tướng vật chất của ông ấy. Cái thân, cái mặt của ông ấy, không gì khác hơn, chỉ là “tay sai” của tâm bất thiện của ông ấy. Chính cái tâm bất thiện này là nguồn gốc của mọi thứ mà khiến tôi không thích ông ấy. Cầu cho ông ta nhận ra được điều này, tịnh hóa sự mê muội của ông ta một cách trọn vẹn và có được những chứng ngộ hoàn hảo.”

Như thế, bạn hãy nên phát tâm thương yêu kẻ thù vô cùng và với cái tâm như vậy, bạn hãy quy y. Đây là cách quy y tốt nhất.

Việc quy y như kiểu này chính là một cách giải quyết được các vấn đề vô minh, tham luyến, sân hận. Nếu không thì rất bất lợi cho bạn vì bạn sẽ quá lo lắng về các vấn đề đó, và việc bạn quy y sẽ đơn thuần là một phương pháp mới để tự mình tăng thêm sự tham luyến dính mắc cũng như sự quan tâm cho việc chứng ngộ của riêng mình. Bạn sẽ có thể nói bạn đang tu tập Pháp, nhưng Pháp mà bạn đang tu tập chẳng phải là gì cả ngoài việc làm tăng thêm sự tham luyến của bạn. Phật pháp lẽ ra phải là cách giải quyết các vấn đề của mình, nhưng bởi vì thái độ nói trên của bạn, trí huệ Pháp lại trở thành một cái gì sở hữu mang tính cách vật chất. Bây giờ nếu có ai nói “Pháp của ông là phân” thì cái ngã của bạn sẽ nổi cơn thịnh nộ.

Trí huệtrí huệ. Tại sao bạn lại chịu khó bực mình khi người đang mê muội bảo bạn rằng Pháp là phân hay gọi vị thầy của bạn là quỷ sứ ? Không thể nào chỉ đơn giản bằng lời nói mà có thể làm cho Pháp hay vị thầy thành ra phân hay quỷ sứ được. Do vậy bạn hãy cẩn trọng. Nếu bạn bực mình nổi giận khi ai đó phê phán việc tu hành của bạn, thì như vậy bạn đã biến trí huệ Pháp của bạn thành ra một cái gì mang tính vật chất. Nhận định này không chỉ áp dụng riêng cho đạo Phật mà kể cả các tôn giáo khác nữa. Nếu các đồ đệ của một tín ngưỡng nào nổi giận vì có người bảo tôn giáo của họ không tốt, và họ muốn đóng cọc hành hình kẻ phê bình đó, như vậy những quan niệm của họ hoàn toàn lầm lạc. Ngay giờ đây bạn hãy coi xét lại cái cách bạn phản ứng khi có người lăng nhục bạn – bởi vì một khi bạn nổi cơn thịnh nộ thì có coi xét phản ứng cũng đã quá trễ rồi.

Việc quán tưởng những chúng sanh chung quanh ta là mẹ khi bạn phát tâm quy y, là một phương tiện mạnh mẽ để vượt qua được sự chú tâm quá đáng đối với những khổ đau riêng của mình. Nhiều người trong chúng ta bị ám ảnh quá nhiều đối với những khổ đau riêng. Chúng ta đã không thể quên chúng được và chúng ta không bao giờ nghĩ tới những gì mà các người khác đang kinh qua. Cuối cùng chúng ta nhận ra rằng những người khác cũng có những khổ đau y như chúng ta có, lúc đó chúng ta mới bắt đầu suy nghĩ rằng : “Rốt lại tôi đâu phải là người xấu số nhất trên đời. Tôi cũng không phải một mình trong khổ đau. Có nhiều người giống như tôi vậy. Nên tôi phải phát sanh lòng đại bi yêu thương họ y như tôi yêu thương tôi.”

Bằng cách nào mà Phật, Pháp và Tăng già của ba thừa cứu được chúng ta khỏi mê lầm của vòng luân hồi sinh diệt ? Điều này tùy thuộc vào thái độ tâm linh của chúng ta. Chúng ta phải hiểu thấu đáo bản chất sự hiện diện của vòng luân hồi sanh tử của chúng ta, đồng thời chúng ta cũng phải biết đến năng lực và khả năng lớn lao mà các chư Phật, Thánh Tăng đã có để dắt dẫn chúng ta ra khỏi vòng sanh tử. “Tôi thật là vô tích sự. Mặc dù tôi có đủ thông minh để làm cho cuộc sống của tôi tiện nghi, hưởng thụ xứng đáng, những tôi không có đủ hiểu biết, trí huệ để vượt qua được sức lôi kéo hấp dẫn của tâm tham ái của tôi đối với những cảm xúc vui sướng mà nó đã cột chặt tôi lại với vòng luân hồi sanh tử. Tôi không có cách nào để tự giải phóng khỏi sự ràng buộc đó. Nhưng các chư Phật, Thánh Tăng thực sự có thể dẫn dắt tôi. Các Ngài có phương tiện, giải pháp, ánh sáng trí huệ để khiến tôi xua tan mê lầm, đó là chìa khóa mở rộng tâm tôi sao cho trí huệ thấu biết từ đó phát sanh. Tôi đã quá mệt mỏi vì luôn bị cuốn hút trong vòng sanh diệt bất tận mà không kiềm chế được. Chư Phật đã chỉ cho thấy phương pháp toàn vẹn đưa tôi và các người khác nữa ra khỏi mê lầm. Và Pháp trí huệ là con đường Đạo đúng đắn, thực tế, một sự chấm dứt khổ đau đúng đắn.”

Tôi biết chắc chắn, có nhiều mức độ của ý nghĩa trong từ “Pháp” mà bạn đã học hỏi khi nghiên cứu kinh điển. Khi bạn quy y Pháp, đối tượng quy y thực sự của bạn là trí huệ thấu hiểu đầy đủ bản tánh tuyệt đối (sự thật rốt ráo) và là một với tánh Không một cách trọn vẹn, hoàn toàn thoát khỏi quan điểm nhị nguyên. Chúng ta hiện nói về Pháp, nhưng Pháp là gì ? Pháp là trí huệTrí huệ Pháp. Tuy nhiên, cần có nhiều thời giantích lũy nhiều chứng ngộ để có được trí huệ vô thượng. Chúng ta phải làm điều này. Để chạy cho tốt, một cái xe hơi phải tùy thuộc vào nhiều bộ phận và không có một bộ phận nào tự riêng một mình nó là một cái xe hoàn chỉnh. Tương tự như vậy, trí huệ toàn bích kết hợp bởi rất nhiều loại khác nhau của sự thấu biết, và mỗi sự thấu biết đó là một bộ phận hợp nhất của con đường Trí Huệ.

Cho nên bạn có thể hiểu rằng có sự khác biệt giữa Pháp quy ychúng ta đang nói tới ở đây – Chính là Trí huệ toàn bích, nó thấu biết đầy đủ sự thật rốt ráotánh Không, và Pháp thường dùng mà chúng ta từng thảo luận – tức là giải pháp mang tính trí huệ để giải quyết các vấn đề tâm linh. Trí huệ toàn bích là đối tượng quy y rốt ráo. Nhiều đệ tử của tôi than phiền rằng họ đã uổng công chờ đợi để được nghe tôi dạy về tánh Không. Nhưng bạn thấy đấy – đây này, tôi đã và đang dạy nó không lúc nào ngừng. Chỉ có điều… tôi đã không gọi nó là tánh Không như : “Các bạn nghe đây, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy tánh Không ! Ngày mai các bạn sẽ đạt tới giác ngộ !” Tôi đã và đang ngụy trang nó dưới dạng những từ đơn giản hơn.

Chư Phật đã chỉ cho bạn thấy được Pháp và bằng cách nào bạn thâm nhập Pháp để đạt tới thực sự chấm dứt khổ đau. Thông qua việc tu tập Pháp bạn trở thành vị Phật. Tăng đoàn giúp bạn tạo ra những điều kiện đúng đắn cho việc tu tập, tạo sự đảm bảo để bạn tịnh hóa các điều bất thiện và thật sự chấm dứt khổ đau. Như tôi đã nói trước đây, các vị Bồ tát biểu lộ dưới vô số cách khác nhau để nhắm tới một mục đích duy nhất là trợ giúp bạn trong tu tập. Khi các vị phô bày hình ảnh hung dữ, chúng ta đừng nên bực mình khó chịu hay nghĩ rằng các vị không còn từ bi với chúng ta nữa. Thay vì vậy chúng ta nên cho rằng : “Vị Bồ tát này đang chỉ cho tôi thấy được rằng khi tôi giận dữ, trông gương mặt tôi kỳ cục xấu xa như thế nào. Nếu trước đây tôi chưa biết giận dữ, thì tôi không bao giờ biết có gương mặt như vậy. Tôi nên biết ơn sự tử tế của ngài.” Bất cứ khi nào có ai đó giận chúng ta, chúng ta nên nghĩ rằng ông ấy hay bà ấy là biểu lộ của một vị Bồ tát dạy chúng ta đừng nên giận dữ. Tương tự như vậy, bất cứ khi nào có ai đó xung quanh ta trông rất an lạc, chúng ta nên nghĩ, với niềm vui, rằng người này cũng là một vị Bồ tát đang chỉ cho chúng ta thấy rằng những người khác sẽ vui sướng biết bao khi chúng ta cư xử tốt với họ.

Chắc chắn bạn đã có nhận xét rằng bất chợt vào một thời điểm nào đấy bạn cảm thấy vui sướng gặp một người này nhưng cảm thấy khó chịu ngay tức thì khi thấy người kia. Đấy chính là cái nghiệp lực của bạn nó đang “làm việc.” Ở trong bạn, có một năng lực mà nó xui khiến cho điều này xảy ra. Gần như bạn không thể làm được gì về việc này. Một cách tự phát, những người đẹp trai hay xinh gái được người khác đối xử tốt ở mọi nơi, nhưng những người xấu xí thì bị cư xử tệ. Đây là nghiệp của họ, rất khó thay đổi cho dù họ rất muốn thay đổi. Người Tây phương sẽ cho chúng ta sự giải thích bằng khoa học như thế nào cho hiện tượng này ? Chính nghiệp đã làm cho cuộc đời của các bạn khó khăn, và cũng bởi nghiệp làm cho cuộc đời thoải mái dễ chịu.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nghiệp cố định bất biến. Nghiệp là một hiện tượng thay đổi. Tất cả đều như nhau thôi cho đến khi năng lực của một nghiệp nào đó đã hết, và mỗi người phải chịu đựng tình huống riêng của mình.

Hãy lấy ví dụ con chó “Gomchen” của tu viện. Tất cả chúng ta đều yêu thương nó. Đức Phật yêu thương nó. Đức Chúa cũng yêu thương nó. Nhưng cho dù tất cả đều yêu thương nhưng không ai có thể giao thiệp, “nói chuyện” được với con chó đó để chỉ cho nó thấy được bản tánh tuyệt đối, tức là tánh Không. Con chó không thể nào có khả năng giao tiếp được với chúng ta, cho đến khi nào thân của nó được biến đổi thành một cái thân khác thích hợp. Đó là nghiệp. Tất cả chúng sanh trong luân hồi sanh tử phải chấp nhận những gì họ đang kinh qua cho đến khi năng lực của tập nghiệp ở phía sau sự kiện đang kinh qua đó được tiêu trừ. Mọi sự trong cuộc sống của bạn tùy thuộc loại năng lực này. Khi một năng lực tác nhân của một hành vi nhất định được tiêu trừ hết thì nó không còn đưa đến hậu quả nữa. Bạn hãy nghiên cứu cuộc đời của bạn và bạn sẽ hiểu được nghiệp. Mỗi một chúng sanh hữu tình đều sống theo cái cách họ suy nghĩ, theo trình độ năng lực nhận thức, thái độ sống, và hoàn cảnh chung quanh. Đó, tất cả, là nghiệp. Tôi dùng rất nhiều lần từ “nghiệp” ở đây. Tôi hy vọng các bạn hiểu tôi muốn nói cái gì.

Kết luận lại, chư Phật chỉ cho bạn thấy con đường chân chánh và sự chấm dứt thật sự, đó tức là Pháp giải thoát bạn khỏi luân hồi sanh tử. Và chư Phật đã cố gắng làm cho bạn nhận ra được rằng các hành vi đúng đắn của bạn phù hợp với đạo là những gì thực sự dẫn dắt cho bạn. Điều này có nghĩa chính bạn chứ không phải chư Phật, có trách nhiệm tối hậu cho việc giải thoát của bạn. Bạn hãy thấu hiểu rõ ràng điều này.

Tăng đoàn ở cả ba thừa, bao gồm các vị hộ pháp như Mahakala và Kalarupa là những người bạn của bạn, các chư vị sẽ giúp bạn bất cứ khi nào có thể được. Do vậy, bạn nên hiểu tăng đoàn có nghĩa như thế nào. Đa số người ta nghĩ rằng Tăng đoàn là từ dành riêng cho những ai mặc áo cà-sa, nhưng không có kinh điển nào nói như vậy. Tuy nhiên, chúng ta “có thể” nói rằng những ai đã hiến dâng đời mình cho Phật pháp bằng cách xuất gia, được gọi là Tăng sĩ “tương đối.” Nghĩa “tột bực, rốt ráo” của Tăng doàn là người trong tâm linh đã chứng ngộ trọn vẹn bản tánh tuyệt đối, tức tánh Không, bất chấp họ thuộc dân tộc nào, màu da gì, mặc áo gì, hay là những gì khác nữa ; họ là Tăng sĩ thực sự, những người bạn tốt nhất của bạn.

Bạn thường cảm thấy cô đơn, nhưng bạn đừng nên như vậy. Những người bạn Tăngvĩnh cửuchân thật của bạn lúc nào cũng ở bên bạn, đó là các daka và dakini, chư Bồ tát có gương mặt hiền lành hay hung dữ và các Tăng đoàn trong ba thừa. Họ có thể dẫn dắt bạn ra khỏi mê lầm, sân hận của thế gian. Khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn hay nhớ tiếc bạn bè. Hãy thiền định, hãy đi vào trong : đó là nơi mà các người bạn đích thực đang hiện diện.

Quán tưởng đối tượng quy y

Phương phápchúng ta quy y trong pháp tu tập Heruka Vajrasattva có khác với phương pháp quy y trong lời dạy về con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ bởi vì theo cách thứ bậc này đối tượng quy y chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Phép quy y đang nói đây, đối tượng Phật quy y là hoặc Heruka hoặc Vajradhara, tùy vị nào mà bạn quán tưởng dễ dàng hơn.

Hãy quán tưởng ngài Heruka màu xanh đang đứng, đang ôm người phối ngẫu là Vajra Varahi màu đỏ. Xung quanh họ có rất nhiều daka và dakini, sáu mươi hai vị thần của mạn đà la Heruka và hằng hà sa số chư Phật, chư Bồ tát, A la hán, những người đã chứng ngộ niềm an lạc vĩnh cửu.

Nếu bạn thích quán tưởng Vajradhara hơn, thì ngài Vajradhara ngồi trong tư thế hoa sen (kiết già), đang ôm người phối ngẫu là Vajradhatu Ishvari (tiếng Tây Tạng : Ying-chug-ma). Cũng như trên, ngài có màu xanh còn người phối ngẫu màu đỏ, và họ được bao quanh bởi các hóa thân như trên của Trí huệ Thiêng liêng, chỉ trừ sáu mươi hai vị thần của mạn đà la Heruka. Tuy nhiên, dù bạn quán tưởng Heruka hay Vajradhara, hãy ghi nhớ rằng, thực tế vị Thầy của bạn đang xuất hiện trong hình ảnh đó, và vị Thần mà bạn quán tưởng là đối tượng quy y chính, là hoàn toàn nhập một với vị Thầy của bạn. Do đó, Heruka (hay Vajradhara) là Phật, các daka và dakini và các Tăng trong ba thừaTăng đoàn, và Trí huệ của họ là Pháp.

Một lợi ích của phép quán tưởng Heruka trong tư thế đứng là phép này sẽ gia hộ cho hệ thần kinh của bạn, làm hoạt động năng lực kundalini trong đó. Điều này giúp cho sự thực hành “maha-anuttara yoga tantra.”

Những quán tưởng không phải là đối tượng của nhãn thức. Bạn không thể thấy chúng, bằng cách nhìn chăm chăm đằng trước. Thân thiêng liêng của Heruka là một sự biểu lộ của Trí huệ siêu việt thiêng liêng của Ngài, Trí huệ này chuyển hóa thành thân thiêng liêngxuất hiện ngay tức thời ở không gian trước mắt bạn. Bởi vì phép quán tưởng này là một phép quán tưởng của và là một với tâm toàn trí phúc lạc, đó là bản tánh của thức. Chúng ta không thể thấy Trí huệ siêu phàm thiêng liêng này nhờ vào mắt hay các giác quan của thân thể. Do vậy, để tiếp thông được với chúng ta nên năng lực của Trí huệ vô thượng đã ứng hiện trong một hình thể thiêng liêng thanh tịnh trong bản chất ánh sáng. Hình thể đó cũng không xuất hiện một cách từ từ, nhưng như một sự bất ngờ của một phim ngay lập tức chiếu trên màn hình, hay như một người bất chợt xuất hiện ở trước cửa. Thông qua những phép quán tưởng như thế này chúng ta có thể dễ dàng bắt liên lạc, thông tin được với Pháp thân.

Sau khi bạn đã quy y, chư Phật và chư Tăng trong ba thừa – các vị Thánh tăng, chư Bồ tát với gương mặt hiền hay dữ, các hộ pháp như Mahakala và Kalarupa và vân vân... tất cả tan biến thành ánh sáng và nhập một vào trong vị thần chính (principal deity) của bạn là ngài Heruka. Vajra Varahi cũng trở thành ánh sáng và nhập vào Heruka. Cuối cùng, Heruka tự biến thành ánh sáng rồi biến vào trong tim của Ngài. Quả cầu ánh sáng này đi đến đỉnh đầu của bạn, nhập vào bạn xuyên qua đường kinh mạch trung ương, đi qua luân xa cổ họng để tan vào trong luân xa tim của bạn. Bạn hoàn toàn nhập làm một với ánh sáng này, ánh sáng đó về bản chất chính là Heruka và vị thầy của bạn. Hãy giữ trạng thái tập trung trên ánh sáng đó càng lâu càng tốt, không cho phép những ý nghĩ “nhị nguyên” như “cái này” và “cái kia” nó quấy nhiễu bạn.

Với sự thực hành, bạn có thể có khả năng an trụ trong sự “nhập một không phân biệt” (non-dual oneness) trong nửa giờ đồng hồ. Khi một số vọng tưởng nổi lên, bạn hãy thôi thiền địnhphát Bồ đề tâm : “Tôi phải trở thành Heruka để dẫn dắt chúng sanh hữu tình đến trạng thái vô thượng của bản tánh Heruka.”

Ba phương pháp quy y

Có ba phương pháp quy y : bên ngoài, bên trong, và bí mật. Đa số người ta cho rằng thừa kinh điển tức là “Parami-tayana,” thì phương pháp quy yphương pháp duy nhất. Đó là cái chúng tôi gọi là quy y bên ngoài và thường là phương pháp được đưa ra khi giáo pháp được giảng dạy. Trong cách quy y bên ngoài, đức Phậtchúng ta quy y là một người khác với chúng ta : đó là một người đã đạt được Phật tánh, một đấng giác ngộ như Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo hệ thống này thì Pháp mà chúng ta quy ygiáo pháp đấng Giác ngộ đã dạy. Tăng đoàn bên ngoài bao gồm các môn đệ đã thọ giới hay đã chứng ngộ giáo pháp, như tôi đã giải thích trước đây. Với sự nhận thức rằng chư Phật, Pháp, Tăng đã hiện diện rồi, có oai lực dẫn dắt chúng ta, và với những nỗi lo sợ về những khổ đau của kiếp luân hồi sanh tử, nên chúng ta quy y vào Tam Bảo.

Hai phương pháp quy y khác thuộc về yoga Kim Cương thừa. Quy y bên trong là quy y với vị Phật mà tự bản thân bạn sẽ trở thành vị Phật đó. Trí huệ của vị Phật tương lai của chính bạn là đối tượng của quy y Pháp bên trong. Và khi bạn đạt được trạng thái này, tự bạn trở thành Tăng đoàn, đó là đối tượng để quy y Tăng bên trong. Ở giai đoạn này bạn không chỉ trở thành Tăng đoàn mà bạn còn đạt được sự hợp nhất với tất cả Tam Bảo quy y và không cần phải quy y nữa với một cái gì khác lìa ngoài chính bạn.

Khi bạn quy y bên trong, tâm bạn trở thành Trí Huệ toàn trí siêu việt, tâm Trí Huệ này biến hóa thành thể thiêng liêng của ngài Heruka (hay Vajradhara) đang ở cùng với các daka và dakini, các Bồ tát có gương mặt an lạc hay hung dữ, và vân vân, và bạn quy y với thể đó. Để làm được điều này, tối thiểu bạn cần phải có được một sự hiểu biết sâu sắc bằng trí huệ những ý niệm và phóng chiếu hư vọng về cái “tôi” (ngã) của bạn để sao cho bạn có thể bằng cách nào đó mà tịnh hóa những thứ đó vào thời điểm quy y. Bạn sẽ thấy điều này rất đỗi khó khăn.

Quy y bí mậtphương pháp thứ ba. Phương pháp này là khó nhất. Bạn phải nhận thấy được rằng năng lực của các vị daka – dakini phúc lạc lan tỏa khắp hệ thần kinh của bạn thay vì như thường lệ là cái năng lực tầm thường nó làm bạn mê mẫn dính mắc vào lạc thú giác quan, và bạn quy y với năng lực đó. Ở đây, bạn đang sử dụng nguồn năng lực của hệ thần kinh của bạn để phát sinh ra đại lạc bẩm sinh đồng thời, bạn hợp nhất nó với trí huệ bất nhị, dùng nó như con đường phúc lạc đưa tới giải thoát. Kinh nghiệm này thực sự là cái giải thoát cho bạn khỏi những bất toại nguyệný tưởng nhị nguyên. Đa số người ta không nhận biết được năng lực phúc lạc này, vốn có sẵn trong họ. Nhưng với những cách thực hành như phương pháp yoga này hay cách thiền định “tum-mo” chẳng hạn khi họ tạo ra được tình huống đúng họ sẽ có thể thể nghiệm được sự xuất hiện ồ ạt cái năng lực phúc lạc đó mà trước đó họ không bao giờ nghĩ là có thể được như vậy.(2) Mới đây, tôi có nghe rằng một số người đã thực nghiệm được năng lực phúc lạc “không thể tin được” đó, trong hệ thần kinh trong thời gian ẩn cư cấp tốc với những viên chu len của tôi.(3)

Ba phương pháp quy y này hoàn toàn không đối lập với nhau, và cả ba được đưa ra giảng dạy để các hành giả có thể tùy ý chọn lựa cách nào thích hợp nhất với mức độ phát triển tâm linh của mình. Cách quy y bên ngoài dành cho người có mức tâm linh ít phát triển nhất, còn cách quy y bí mật dành cho một số ít người phước đức và mức tâm linh cao.

Nếu bạn hiểu được ý nghĩa thực sự của việc quy y, bạn sẽ biết được việc quy y có một hiệu quả tích cực như thế nào trong tâm bạn, và bạn sẽ hưởng được lợi ích lớn lao. Bạn sẽ thực sự thích thú việc quy y, và mỗi khi quy y, một năng lực rất tinh khiết ở trong sâu thẳm của tâm bạn đang phát sanh. Nếu bạn không biết cách quy y cho thích hợp thì bất kể cách thiền định nào mà bạn tu tập cũng sẽ giống như tuyết trên đường, khi từ trời rơi xuống trông rất có ấn tượng, nhưng nó sẽ nhanh chóng tan ra ngay mất. Cũng giống như thế, thiền định của bạn sẽ không có hiệu quả sau đó. Với một sự thấu biết sâu sắc về việc quy y bạn sẽ bắt đầu thưởng thức vị mật ngọt của trí huệ Phật.

3
QUY Y BÊN TRONG VÀ 
THIỀN ĐỊNH VỀ TÁNH KHÔNG 

Sự thấu hiểu về tánh Không 

Tại sao Kim Cương thừa nhấn mạnh rằng việc thực hành về quy y bên trong thì rất khó khăn ? Bởi vì việc này chủ yếu được thực hiện bằng tâm. Khởi đầu, việc quy y phải được làm từ tâm mình. Đó không phải là một cái gì đó có vẻ hình thức, hời hợt và bạn chỉ việc lập đi lập lại một vài lời kinh trong khi tâm của bạn chẳng hề lay động. Một số người quy y như thể là một tập tục xã hội. Họ ngâm nga : “Namô guru, namô Phật, namô Pháp, namô Tăng” mà không có sự hiểu biết nào về sự thực hành hay ý nghĩa của lời kinh và cũng không có sự thay đổi nào ở trong tâm. Những người khác thì ngâm nga từng đó lời trong câu “Namô guru...” chỉ vì họ đang đứng bên cạnh những người đang đọc câu quy y. Đó không phải là việc quy y. Như vậy hóa ra việc tu tập để được giải thoát chẳng có gì khác hơn là đi ăn điểm tâm mỗi buổi sáng hay đi lễ vào mỗi chủ nhật như là một thói quen hay sự bắt buộc của phong tục đã in sâu rồi.

Như tôi đã nhắc nhở trước đây, khi chúng ta quy y bên trong, tâm của chúng ta phải trở thành Trí huệ Đại Lạc Vô Thượngchuyển hóa thành sắc thân thiêng liêng của Heruka. Rồi thì chúng ta mới quy y. Đừng có tìm kiếm đối tượng quy y bên ngoài. Tôi biết các bạn sẽ nghĩ rằng phải là một cái gì đó ở đằng trước mặt. Đó chính là suy nghĩ nhị nguyên. “Tôi” đang đọc lời quy y. “Anh” đang ngồi ở “đây,” hay đang một việc gì đó ở “kia.” Tâm nhị nguyên của bạn lập tức phân biệt, chia cách “năng,” “sở” (chủ thể, khách thể). Ngay lúc bạn nghĩ rằng bạn đang làm một cái gì đó, tức là bạn, một cách tự động, nghĩ đến các hành vi bên ngoài. Điều này xảy ra bởi vì bạn có rất nhiều tập nghiệp nhị nguyên in trong tâm bạn.

Trở lại vấn đề, khi bạn quy y bên trong, tự tâm bạn trở thành Đại Trí huệ phúc lạc siêu việt. Và trong khi bạn phát sanh lòng tin vô biênlời nguyện dâng hiến đến Trí huệ đó, thì đồng thờichuyển hóahiện ra trước bạn như là Heruka. Hoàn toàn cảm thấy là một với Heruka, bạn phát tâm quy y. Phương pháp tâm lý này lợi lạc vô cùng, có thể khó hiểu, nhưng bạn phải nên tập thử.

Để có khả năng hiểu được phương pháp quy y này, chúng ta phải hiểu tánh Không. Nếu chúng ta không hiểu được tánh Không thì sự chuyển hóa tâm ta thành Đại Trí huệ phúc lạc, siêu việt, vĩnh cửu, sẽ trở nên một ý niệm lý trí khô khan thay vì một kinh nghiệm bên trong đầy năng lực. Nếu chúng ta có được sự thấu hiểu đúng đắn về bản tánh tuyệt đối – nếu kinh nghiệm tánh Không đã “chạm” đến tâm ta – thì khá dễ dàng để tâm ta trở thành Đại Trí huệ siêu việt, và biến hóa thành ra Heruka và để chúng ta cảm thấy là một với Trí huệ này. Theo cách này, tâm ta hòa lẫn với năng lực Heruka phúc lạc siêu việt thay vì sự sân hận, ham muốn dính mắc.

Nếu tâm bạn thực sự hòa lẫn được với năng lực đại lạc siêu việt của Trí huệ thiêng liêng, bạn sẽ không cần phải đọc lời kinh như người đọc kinh quy y : “Namô guru…” Lời nói không phải là sự quy y. Tất cả đều giống nhau, người sơ cơ rất cần lời kinh như phương pháp bắt liên lạc, lời kinh tất có ý nghĩa của nó. Nhưng nếu bạn có được sự chứng ngộ về một cảm biết phúc lạc thường hằng của cái Một (nhất thể) thì bạn không cần phải đọc lời kinh quy y. Và bạn thường trực quy y cho dù bạn đang đi đâu, đang làm cái gì. Nhờ vào lòng tin chân thật thường hằng của bạn, hiện thể sâu xa nhất của bạn chính là bản tánh của sự quy y. Bạn biết rằng Trí huệ siêu việt phúc lạc vĩnh cửutrong sạch nhất, thâm mật nhất. Bất cứ khi nào bạn ăn, bạn uống, tâm bạn là một với năng lực phúc lạc của Heruka, như vậy bạn luôn đang quy y. Quy y không có nghĩa là ngồi thiền định kiết già. Do đó, bạn liên tục tiến bộ trên đường tu hành bất kể bạn đang làm gì, và theo cách này, bạn có thể nhanh chóng đạt đến giác ngộ.

Sự chứng ngộ tánh Khôngđặc tính là sự hoan hỷ thường hằng. Trong khi những niềm vui sướng của vòng luân hồi sanh tử thì ngược lại, có đặc tính tạm bợ và đau khổ, bây giờ đang có, chốc nữa sẽ mất. Vì chúng bất ngờ biến mất nên chúng gây đau khổ cho chúng ta. Nếu chúng ta không bị dính mắc những vui sướng của vòng luân hồi chúng ta sẽ không bị đau khổ khi chúng không còn. Nếu chúng ta không có sự hiểu thấu trọn vẹn về tánh Không thông qua sự chứng ngộ, thì ít nhất chúng ta cũng nên có sự hiểu biết khái niệm về nó để giúp vượt qua được quan điểm sai lầm về cách sống của chúng ta, chính cách sống đã lưu dấu ấn sâu đậm trên ý thức của ta. Ý tưởng bình thường, tương đốichúng ta có về chính mình thì rất vật chất vật chất. Tôi nghĩ “Tôi là Thubten Yeshe” là trong tâm tôi có hình ảnh rõ nét về một cái đầu, những cánh tay, chân và cùng với các giác quan luôn muốn được thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ mó. Và trong khi bạn tự thấy mình như vậy, bạn không thể nào hòa lẫn được ý thức của bạn với Trí huệ siêu việt phúc lạc vĩnh viễn. Sự thấu hiểu tánh Không tự động làm cho hình ảnh tương đối, bình thường đó biến mất.

Nếu bạn thông minh nhạy bén thì việc hiểu biết tánh Không không khó lắm. Bạn không cần phải học vô số những triết học phức tạp hay nghiên cứu rất nhiều kinh điển dưới sự dẫn dắt của nhiều lama. Dĩ nhiên bạn có thể học từ các thầy và kinh sách nhưng nếu bạn thiện xảo, bạn có thể học thông qua một phương pháp rất đơn giản : đừng tin vào những gì mà giác quan đưa đến cho bạn. Cũng không cần thiết phải nghiên cứu xa rộng về cái gì đã ngăn chận bạn không thấy được tánh Không. Chỉ việc đơn giản nhận ra rằng cái cách mà bạn quan sátnhận biết được thế giới thông qua các giác quan trong từng ngày của cuộc sống là hoàn toàn sai lầm, và rằng đó là cái phóng chiếu sai lệch của cái “ngã” của bạn. Ngay khi bạn nhận ra được điều này lập tức cái “nhìn-bị-lừa-dối-của-bạn” biến mất. Một lý dophương pháp yoga rất hiệu quả là vì nó cho phép bạn thấy được rất nhanh chóng bằng cách nào các phóng chiếu của cái ngã là sai và như vậy bạn hoàn toàn vượt xuyên qua chúng.

Chúng ta thường cảm thấy không an. Trên đường đi đến một người nào chúng ta nghĩ “có lẽ bà ấy, ông ấy sẽ không thích mình” hay “có lẽ bà ấy không thích cách mình nói chuyện” và đại loại những chuyện như vậy. Tất cả những suy nghĩ không an như vậy bắt nguồn từ những quan niệmdiễn dịch sai lệch. Ngay khi chúng ta nhận ra rằng mọi thứ đã được “sơn phết” bởi tâm vô minh của chúng ta, rằng những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc huyễn hóa của chúng takhông thật ngay cả một cách tương đối, hãy tuyệt đối tách lìa một mình chúng ta sẽ chấm dứt được ngay cảm giác không an đó. Thậm chí có ai đó thóa mạ lăng nhục ta, gọi ta là kẻ ăn cắp hay gì gì đi nữa chúng ta cũng sẽ kiềm chế được và không bị tổn thương. Đây chính là những lợi ích thực dụng của loại hiểu biết (về tánh Không) này.

Chúng ta sống trong thế giới cảm giác, tin rằng những vọng tưởng, những phóng chiếu của tâm vô minh của chúng ta là có thật, là đúng. Và chúng ta cho rằng hễ thấy là tin được. “Tôi đã thấy như vậy, nên nó phải có thật.” Một số người tin tưởng một cách tha thiết rằng triết thuyết của họ là một hệ thống lý tưởng cho cộng đồng xã hội của họ. Xã hội hay tư bản cả hai đều sai lầm, cả hai đều là ảo tưởng. Nếu chúng ta tiếp tục như vậy chúng ta sẽ không bao giờ khám phá ra tánh Không vì nó luôn luôn ở nơi khác. Nhưng khi chúng ta nhận ra rằng quan niệm cái nhìn của chúng ta về thế giới này là một ảo tưởng, rằng cái nhìn thực tại đang bị che mờ bởi một màn vô minh nặng nề thì cái nhìn sai biến mất ngay và chúng ta được ở lại với phía đối diện của nó tức là cái nhìn đúng về tánh Không. Ngay giây phút chúng ta quét sạch tâm nhị nguyên, chúng ta đang thể nghiệm được tánh Không.

Do dó bạn có thể nghiên cứu tánh Không mỗi ngày bởi vì mỗi ngày sự chấp trước, tham luyến rất nặng nề của năm giác quan của bạn đối với thế giới cảm giác này đã khiến bạn tin rằng cái gì bạn thấy biết thì thực có y nhưhiện diện. Nếu bạn tiếp tục thẩm tra các nhận thức, lòng tin của bạn, như vậy không có thời gian nào mà bạn không nghiên cứu tánh Không. Đôi khi sách vở và các triết thuyết có thể là một trở ngại hơn là một trợ lực trong việc bạn hiểu biết tánh Không, bởi vì nếu bạn không biết cách nào để kết hợp lời, chữ với kinh nghiệm thì chính những chữ, những lý thuyết đó sẽ gây nên một “chiến trường” trong tâm bạn. Nhưng nếu bạn biết cách kết hợp, thì sau đó chỉ một chữ, một lời thôi cũng trở thành một sự giảng dạy lớn lao cho bạn.

Những ai cho rằng để hiểu biết tánh Không, ta cần phải nghiên cứu rất nhiều kinh điển và ghi nhớ hàng vạn chữ nghĩa của kinh sách, thì những người đó rất có khả năng bị thối chí. Họ cảm thấy rằng không có hy vọng trong việc cố gắng thấu hiểu tánh Không trong một đời người của họ. Nhưng bạn có thể dễ dàng thấu hiểu tánh Không bằng cách nhận ra rằng cái nhìn, cái quan niệm của tâm vô minh của bạn về bất kỳ đối tượng gì đều hoàn toàn huyễn hóa, không có thật ngay cả một cách tương đối, dù cho trong vô số kiếp sống, cái tâm chấp ngã và tâm “ôm chặt cái ngã” của bạn đã từng khiến xui bạn tin rằng “cái này là đích thực cái này,” “cái kia là đích thực cái kia,” và do vậy đã làm cho bạn đau khổ vô cùng. Chừng nào tâm bạn vẫn còn vô minh, mê lầm thì bạn vẫn còn thấy biết đối tượng một cách nhị nguyên. Và bất kỳ đối tượng nào được thấy biết theo cách này thật ra không hiện diện.

Tuy nhiên, bạn không thể nói rằng không có gì hiện diện cả. “Lỗ mũi của tôi, cái lưỡi của tôi, cái miệng của tôi – không có cái gì của tôi hiện diện cả.” Làm sao bạn có thể nói rằng không có ánh sáng, không có cái bàn ? Lối phủ định bằng lý trí này hoàn toàn sai lầm. Tốt hơn, nên thẩm tra xem cái thấy của bạn về cái bàn có thực hay không ? Bạn sẽ thấy được rằng chắc chắn cái nhìn đó không đúng. Hãy kiểm tra những cái thấy của bạn về bất cứ cái gì – bạn sẽ thấy được rằng không có bất cứ cái gì hiện hữu y nhưxuất hiện. Bạn luôn nói về những việc như là : “Nepal giống như thế này,” “Nước Mỹ giống như thế kia,” “Châu Âu giống như này.” Các bạn đang nói về những điều không nghĩa lý gì cả. Nước Nepal, Mỹ, Châu Âu mà các bạn đang bàn tới, nói tới thì không hiện hữu. Bạn nghĩ rằng : “Ồ ! Khóa thiền học này quá nặng nề,” hay “Việc ẩn cư này khổ sở thế !” Các bạn đang sống trong thế giới giấc mộng gồm bởi những phóng chiếu giấc mộng. Tâm mộng mị của bạn đang làm cho bạn đau khổ.

Cũng như vậy, điều nhận xét này không có nghĩa rằng bạn có thể phủ nhận sự hiện hữu của thế giới giác quan. Điều phủ nhận này hoàn toàn không hợp lô-gích. Bạn đừng nên tự mình quan tâm về việc nước Nepal có hiện hữu hay là không ; công việc của bạn là khám phá xem coi “nước Nepal” mà tâm của bạn diễn dịchhiện hữu không. Vấn đề ở chỗ những nhận thức sai lệch của bạn tạo nên một cái nhìn về một nước Nepal mà nó không có bất cứ cái gì y như bản chất chân thật của nước Nepal, thậm chí ở mức độ tương đối, và rồi bạn bám chặt vào cái “nhìn” đó. Tâm vô minh của tôi tạo nên một cái nhìn : “Thubten Yeshe giống như thế này, thế này.” – Cái “thế này này” không có liên quan gì tới bản chất chân thật của tôi – và tôi ôm chặt dính mắc với “cái tôi phóng chiếu” không thực, tự thương lấy mình này. Chúng sanh hữu tình đã phát triển tâm tham ái qua biết bao nhiêu kiếp vì tin rằng nếu không có gì để ôm giữ thì họ sẽ tiêu tan mất, thì họ thực sự tiêu mất. Chẳng hạn, trong khi cái chết đang đến, người ta quá hoảng sợ kinh hãi vì họ cảm thấy họ đang mất tất cả.

Để chứng ngộ được cái nhìn đúng, tức tánh Không, trước hết bạn phải tìm kiếm, khám phá ra nó ngay trong tâm bạn. Nếu bạn khởi sự tìm kiếm bản tánh rốt ráo ở các hình tướng bên ngoài, như cây cối, bàn ghế, và những người khác, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Theo kinh nghiệm của các vị Đại Tôn giả Ấn Độ và đại lama Tây Tạng, tánh Không không bao giờ được tìm thấy theo kiểu như vậy.

Theo bản năng, chúng sanh trong luân hồi rất hướng ngoại. Chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta có thể thấu hiểu sự thật bằng cách trông theo những người khác đang làm. Chúng ta cố gắng đánh giá sự tinh tấn của riêng mình bằng cách kiểm tra những người lân cận. Họ có những gì ? Làm sao họ có được những thứ đó ? Phương pháp này tự nó vô phương tìm thấy được sự thật. Nếu bạn có thái độ như vậy, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được tánh Không cho dù bạn nỗ lực suốt cả đời bạn.

Để khám phá bản chất nội tại của chúng ta, để có được sự chứng ngộ tánh Không, chúng ta phải bắt đầu bằng sự tìm kiếm bản chất tuyệt đối của tâm riêng của mình. Khi chúng ta đã khám phá được sự thật ở trong đó thì sự khám phá sự thật của các hiện tượng bên ngoài sẽ dễ dàng hơn. Phương tiện chủ chốt để chứng ngộ tánh Không không phải thông qua các sự rèn luyện trí óc như nghiên cứu lời giảng của các vị thầy khác hay tham dự vào các buổi tranh luận giáo lý. Nếu chỉ riêng các phương pháp như vậy mà thôi, chúng ta không thể khám phá tánh Không. Chúng ta phải thẩm tra cái tâm riêng của mình để xác định những quan điểm nhận thức sai lệch của mình và thực hành các phương pháp tịnh hóa.

Tại sao chúng ta chưa khám phá được bản tánh rốt ráotánh Không, nó nằm trong tâm ta, cho dù chúng ta có thể đã nghiên cứu rất nhiều năm ? Bởi vì sự rung động của những nhiễm ô bất tịnh của tâm đã ngăn cản không cho chúng ta khám phá tánh Không. Do đó để cho Trí huệ tánh Không xuất hiện phát triển trong ta, thì điều quan trọng là trong khi chúng ta nghiên cứu những giáo lý về tánh Không và thẩm tra tâm mình, chúng ta phải làm sạch những nhiễm ô bất thiện cản trở, thông qua các phương pháp tịnh hóa, như lạy Phật sám hốiphương pháp yoga Vajrasattva. Nói cách khác, để có được tiến bộ trong việc thấu hiểu tánh Không để mà chứng ngộ tánh Không trọn vẹn, chúng ta phải làm hai việc : phát triển sự hiểu biết bằng lý trí về tánh Không và tịnh hóa những chướng ngại tâm thức bao gồm những nhận thức, quan điểm sai lệch mà chúng ta đã khám phá thông qua việc thẩm tra phân tích tâm của mình. Sức mạnh của biện pháp kết hợp này sẽ giúp cho chúng ta chứng ngộ tánh Không được dễ dàng hơn nhiều.

một lần vị Thầy Tây Tạng vĩ đại, Lama Tsong Khapa đang nghiên cứu và phân tích tánh Không dựa theo giáo lý của phái Madhyamaka (Trung Đạo) thì ngài Văn Thù Bồ tát xuất hiện trước mặt và nói với vị Lama rằng : “Đến điểm này, không ai trên thế gian này có thể dạy ông về tánh Không.” Do đó, Lama Tsong Khapa đã đi đến một nơi xa vắng, thực hành sự tịnh hóa mãnh liệt, và thiền định, và với phương pháp này cuối cùng ngài nhận được sự thấu biết tánh Không một cách không ý niệm, trực tiếp, ứng hợp với tri kiến của thuyết Trung Đạo của ngài Long Thọ. Do đó phương pháp yoga Heruka Vajrasattva không chỉ đơn thuần cho việc tịnh hóa các tâm bất thiện mà cũng còn là phương pháp khả thi để nhanh chóng khám phá bản tánh rốt ráo, tức tánh Không trong tâm bạn thông qua sự hủy diệt mãnh liệt các tà kiến.

Từ sự giải thích về cách quy y bên trong chúng ta đã có cuộc thảo luận nhiều về tánh Không. Để cho quy y bên trong đạt mong muốn, chúng ta phải thấu hiểu tánh Không và tịnh hóa những cái nhìn sai lệch của chính mình do cái ngã của chúng ta phóng chiếu. Ngay lúc chúng ta khởi ý niệm : “Tôi như thế này, thế này, sinh ra ở đó, đã trưởng thành như thế này…” thì lúc đó phiền não đã khởi sự. Các phóng chiếu của cái ngã của ta là nguồn bản chất của phiền não. Chẳng hạn, khi một ai đó được sinh ra trong một gia đình Do Thái, ông ta đồng hóa với dòng giống Do Thái và các vấn đề lịch sử hàng ngàn năm liền đến cho ông ta. Cho nên sẽ tự động có các vấn đề như vậy chừng nào vẫn còn có cái ngã.

Tâm lý học của Đức Phật có phẩm chất tuyệt vời ở chỗ nó hủy diệt, trừ tận gốc tất cả phiền não, các vấn đề và các nguyên nhân của chúng một cách hoàn toànvĩnh viễn. Về điều này, nó hoàn toàn đối lập với tâm lý học của Tây phương chỉ giảm bớt các triệu chứng, trong khi cái gốc của phiền não vẫn còn để nguyên vẹn, do đó nếu trừ bỏ một loạt các triệu chứng chỉ đưa tới sự nảy sanh các triệu chứng khác. Chúng ta nên thấu hiểu và đánh giá đúng mức cơ chế tâm lý học mà căn cứ vào đó, phương pháp yoga của đức Phậttác dụng trong việc chữa trị các phiền não của con người.

Khi bạn thực hiện được phương pháp yoga tiến hóa này và tự mình phát sanh trong hình sắc thiêng liêng của hóa thần bổn tôn, bạn nên hiểu rằng nó tác động thông qua năng lực của trí huệ tánh Không của bạn. Tuyệt đối không có thứ gì khác như cây nến chẳng hạn, có thể giống như việc bạn trở thành hình sắc thiêng liêng như vậy. Bạn phải biết rõ ràng điều này. Nếu không rõ được thì rất nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng ở phương Tây, sự hiểu biết về tiến trình này cần phải có một thời gian lâu. Bạn phải hiểu thấu đáo sự khác biệt.

Khi bạn thấu hiểu tánh Không, bạn có năng lực mang tâm bạn làm thành “một” với Trí huệ siêu việt thiêng liêng, nó hoàn toàn vượt khỏi các phóng chiếu của cái ngã. Trí huệ này chuyển hóa thành bổn tôn. Bạn có thể thấy được có một sự khác biệt lớn lao như thế nào giữa việc bạn trở thành Heruka Vajrasattva và việc bạn trở thành cây nến. Nếu bạn không có được một sự thấu hiểu sâu xa về phương pháp yoga tiến hóa tác động như thế nào thì khi có ai đó muốn tranh luận về cách tu tập của bạn, đã hỏi : “Có gì khác biệt giữa việc trở thành Heruka Vajrasattva với việc trở thành cây nến ? Tốt hơn bạn nên khôn ngoan trở thành hoa hồng. Ít nhất nó cũng có mùi thơm !” lúc đó bạn sẽ không biết phải trả lời ra sao. Bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ việc tu tập mà bạn đang theo đuổi, với suy nghĩ : “Thật là một lời phản biện đầy sức thuyết phục. Tôi đã không trả lời được. Có lẽ việc thực hành của tôi rốt cuộc chẳng có lợi ích hơn việc cố trở thành cây nến.” Nếu sự hiểu biết của bạn từ việc tu tập chỉ ở mức độ như vậy thì thà đừng làm gì còn hơn. Bạn phải hiểu cho được sự khác biệt.

Đa số các bạn thực hành thiền định, quán tưởng đức Thích Ca Mâu Ni hay một bổn tôn như Quán Thế Âm Bồ Tát. Ở mức tối thiểu, nếu bạn có sự thấu hiểu tánh Không bằng tri thức, bạn sẽ thấy sự quán tưởng này dễ dàng. Nếu bạn không có được như thế là do các niệm bất thiện phóng chiếu theo một tính cách vật chất đến nỗi bạn rất khó quán tưởng Trí huệ thiêng liêng biến hóa tánh Không thành ra sắc thân thiêng liêng của bổn tôn. Ngược lại, nếu bạn nhận thức được rằng Trí huệ thiêng liêng của chư Phật ở khắp mọi nơi, bao trùm tất cả thì sự tin tưởng thấu biết đó sẽ giúp bạn dễ dàng quán tưởng được sắc thân đức Phật đột nhiên xuất hiện trong không gian trước mặt bạn. Như tôi đã giải thích ở trước, sắc thân được quán tưởng trọn vẹn hiện ra ngay lập tức ; bạn không cần phải bắt đầu với sắc thân đức Phật khi còn nhỏ rồi dần dần trưởng thành đến hoàn chỉnh.

Như vậy, phương pháp quy y trong cách thực hành yoga Kim Cương thừa rõ ràng là không dễ. Nó khó hơn nhiều so với phương pháp quy y bên ngoài như các giáo lý kinh điển trong “con đường có thứ bậc đưa đến giác ngộ – lam-rim” đã giải thích. Tuy nhiên một khi tâm bạn đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định, chắc chắn bạn có thể tu tập phép quy y bên trong. Bạn cũng nên hiểu rằng những khác biệt này trong các cách quy y là không đối kháng nhau. Phương pháp yoga Kim Cương thừa không ám chỉ rằng phương pháp hiển giáo (kinh điển) là không tốt, là sai lầm. Có những phương pháp tu tập khác nhau bởi vì tâm chúng sanh ở nhiều mức độ phát triển khác nhau. Và ngang thời điểm này tôi nghĩ rằng không cần thiết có sự giải thích nào thêm về phương pháp quy y bí mật.

Phát Bồ đề tâm

Sau khi thiền định về quy y, chúng ta phát Bồ đề tâm ứng vói các phương pháp yoga Kim Cương thừa. Điều này có nghĩa là cảm thấy sự tha thiết nhiệt tình tột độ để đạt được sắc thân Heruka nhanh chóng – càng nhanh càng tốt – sao cho chúng ta có thể đẫn dắt chúng sanh hữu tình là mẹ chúng ta đến bản tánh Heruka trong thời gian ngắn nhất. Nếu chúng ta cảm thấy như vậy rồi thì chúng ta không bao giờ có thể lười biếng.

Chẳng hạn, nếu người mẹ thân yêu của bạn bị kẹt trong đám lửa hực sáng thì bạn làm sao ? Bạn không thể nghĩ ngợi và nói : “Cứ để bà ấy bị cháy. Giờ đây tôi không có thì giờ đưa bà ấy ra khỏi lửa. Tôi sẽ làm việc ấy sau.” Dĩ nhiên bạn sẽ ngưng ngay mọi việc đang làm vào lúc đó, cho dù công việc quan trọng thế nào, và lập tức đến cứu mẹ ra. Tương tự như vậy, khi bạn nhận ra rằng các chúng sanh hữu tình là mẹ của mình đang bị kẹt và bị đốt trong đống lửa của những ý niệmhành vi bất thiện, mê lầm thì bạn không có cách nào lười biếng được. Bạn phải chuyển hóa mọi hành động trong cuộc sống đời bạn như ăn, ngủ, làm lụng, thành ra Trí huệ Pháp. Trong từng giây phút bạn không thể tự mình cho phép đi lệch vào cung cách, thái độ của chúng sanh luân hồi sanh tử.

Thế đấy, nhưng chúng ta cứ lười biếng. Tâm bất tịnh của chúng ta đã để cho chúng ta sống một cuộc sống như thể một tiệc trà. “Hãy để bà mẹ bị cháy bỏng – khi nào thưởng thức xong bữa tiệc tôi sẽ đưa bà ta ra khỏi đám lửa.” Dĩ nhiên chúng ta không nói ra thành lời những điều này nhưng cảm giác nội tâm phản ảnh thái độ này. Cho nên, chúng ta hãy thận trọng : chúng ta thường hay cư xử như thế đấy. Hãy tưởng tượng một việc : tôi đang ngồi trong một tiệm ăn sang trọng, ăn uống thoải mái chợt một người học trò của tôi chạy vội vào bảo với tôi rằng mẹ tôi đang ở trong ngọn lửa. Tôi vẫn ngồi đó trả lời : “Chậm lại đã, tôi phải ăn xong món tráng miệng !” Ý tôi muốn nói là các bạn muốn dộng tôi một cú vì tính ích kỷ của tôi, phải không các bạn ? Dĩ nhiên tôi phóng đại câu chuyện một ít nhưng câu chuyện chỉ cho ta thấy loại thái độchúng ta đang có.

Nhưng, chúng ta đừng nên quá nhạy cảm. Nếu tôi “bơm” cho các bạn quá nhiều, các bạn sẽ quá nhiệt tình và sẽ không muốn làm cái gì khác, chỉ biết có việc là chạy vội vào núi ẩn cư thiền định. Điều đó lại trở thành một trở ngại khác nữa. Nên tôi không có ý làm cho các bạn quá hưng phấn thích thú. Tốt hơn nên có một Trí huệ thấu biết và tỉnh lặng. Như tôi đã nói, ở Tây Tạng, thường sau khóa học lam-rim, các học trò với tâm tràn ngập lòng nhiệt tình hưng phấn đến nỗi họ chỉ muốn mỗi một việc là rời ngay tu viện và chạy vội vào núi ẩn cư thiền định như Milarepa. Trên thực tế, rất nhiều tăng sinh đã đi vào núi, và dĩ nhiên, sau đó ít ngày đa số đã quay trở lại tu viện.

Tuy nhiên, điều này nói lên oai lực của Pháp mãnh liệt như thế nào. Đôi khi người ta cảm thấy các vị Lama có oai lực, họ đã làm thay đổi đời bạn. Thật ra chính là Pháp Trí huệ đã thay đổi tâm con người. Trí huệ Pháp đi vào tâm thức của bạn và như vậy thái độ tâm linh của bạn thay đổi. Đó là năng lực của Pháp, chứ không phải sự thần kỳ của các Lama. Ngay cả chúng tôi đây không biết điều thần kỳ nào cả !

Khi bạn thực hành việc tu hành (sadhana) Heruka Vajrasattva, các câu kinh quy yphát Bồ đề tâm được đọc ba lần. Tại sao lập lại nhiều lần ? Để bảo đảm rằng bạn có đủ thời gian tập trung tâm bạn và thâm nhập được ý nghĩa của lời kinh. Nếu không, sẽ có thể xảy ra việc : bạn đang lướt nhanh lời kinh còn tâm bạn đứng yên một chỗ, không chuyển động bởi lời kinh.

Tuy nhiên như tôi đã lưu ý rồi, và như tôi lúc nào cũng giải thích cho các bạn Tây phương rằng quy y không phải đơn thuầntụng kinh. Các bạn có thể đọc ra tiếng kinh quy y bằng tiếng Anh, tiếng Tây Tạng, Sanskrit hay các bạn có thể quy y trong im lặng, việc chính là cái gì đang xảy ra trong tâm bạn. Nếu bạn có sự thiết tha trọn vẹn và không ngừng thấu hiểu rằng mục đích tối hậu của bạn là Trí huệ siêu việt thiêng liêng vĩnh cửu, bạn hoan hỷ không ngừng nỗ lực khám phá Trí huệ đó trong tâm bạn, thì không có lúc nào mà bạn không đang quy y. Còn nếu bạn không nhận thức được như vậy, thậm chí bạn đọc một triệu lần : “Namô guru, namô Phật…” bạn cũng chẳng có tiến bộ nào, và chỉ uổng phí thời giansức lực mà thôi.

Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, chúng tôi chuẩn bị cho việc tịnh hóa, thực hiện quy y một trăm ngàn lần, dâng một trăm ngàn mạn đà la, lạy một trăm nghìn lần, và vân vân… Sở dĩ làm như vậy là để bảo đảm chúng ta làm những điều đó không chỉ với thân chúng ta, với lời mà cũng còn với trái tim nữa. Bạn có thể liến thoắng tụng : “Namô Phật, namô Pháp, namô Tăng…” và cho rằng bạn đã hoàn tất việc quy y, nhưng rất có thể trong khi miệng của bạn đang quy y, thì tâm của bạn đang uống coca cola. Như vậy bạn rút ra được điều lợi ích nào từ những lời kinh mà bạn đã ngâm nga ? Có lẽ những lời kinh có năng lực riêng của nó, và cứ cho là như vậy, thì cũng đáng nghi ngờ không biết lời kinh đó đã có ảnh hưởng đến bạn nhiều không nếu tâm bạn ngập tràn những tham luyến phiền não và bạn đã không tỉnh thức trong khi đọc chúng.

Do vậy bạn có thể thấy rằng, tất yếu, việc quy y không thể dễ dàng được. Và khi một nhóm người quy y với nhau, mỗi người đều làm khác nhau. Cách mà một người quy y tùy thuộc vào sự chứng ngộ và thấu hiểu của họ, và những việc này cũng khác nhau tùy theo người. Mặc dầu chúng ta tụng cùng lời kinh, đọc cùng mật chú nhưng mỗi người trong chúng ta cảm thấy một sự rung động khác, nó tương ứng với mức độ và kinh nghiệm tâm linh riêng từng người. Khi chúng ta bắt đầu thực hiện việc phát Bồ đề tâm, bạn sẽ thấy được nhiều cách để giúp đỡ chúng sanh. Hạnh Bồ táthoàn tất “lục độ” (sáu Ba la mật) nhưng việc chứng ngộ lục độ phải mất nhiều thời gian. Không phải công việc một hai ngày. Khi bạn tu hành lục độ, bạn cảm thấy bạn đang làm ích lợi cho cuộc đời bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn không đang làm gì ích lợi, và rằng bạn không thể giúp được ai, có thể bạn gần như mê muội. Có thể việc bạn chỉ quan tâm đến những vấn đề của bạn sẽ chỉ làm cho bạn “chật hẹp” dần. Bạn sẽ bị ám ảnh với ý nghĩ : “Tôi có quá nhiều trở ngại, trở ngại này, trở ngại kia, ôi ! Các trở ngại của tôi…” và khư khư không biết tới những vấn đềchúng sanh phải đương đầu khắp cả không gian. Và kết quả là, bạn sẽ không cảm thấy từ bi với họ.

Việc tự mình ám ảnh như vậy có thể đưa người ta đến chỗ tự tử. Đừng có ngưỡng mộ họ vì lý do bạn cho là cuối cùng họ đã hiểu được những vấn đề của riêng họ. Người mà tự tử thì không thấu hiểu được những vấn đề của họ tí nào cả. Sự việc là tại sao họ lại tự sát. Cái nhìn của họ chật hẹp. Tự tử không bao giờ bắt nguồn từ những chứng ngộ. Ở xứ Ấn Độ xưa, có một vị vua ông ta giết người cha. Khi ông nhận thức được điều ông làm, ông ta qua đỗi hối hận, hoàn toàn tuyệt vọng không có khả năng suy nghĩ nữa. Cuối cùng ông đến hỏi ý kiến đức Phật, Phật bảo : “Việc sát hại cha ông thì đáng nên làm.” Bằng cách nào đó, lời nói này đã xốc mạnh làm ông ta tỉnh lại và đầu óc ông ta bắt đầu hoạt động bình thường trở lại. Ông ta suy nghĩ sâu sắc về điều mà đức Phật đang thực sự nói là rằng ông ta nên giết chết sự tham ái dính mắc và tâm dối trá, chính nó đã đưa ông tái sanh vào vòng sanh tử luân hồi. Thông qua sự chứng ngộ này ông ta trở thành vị A la hán. Điểm nổi bật ở đây là ông vua trở nên quá ưu phiền, ám ảnh bởi các vấn đề, các phiền não của mình đến nỗi những cảm xúc mê muội này chiếm đầy trong tâm và không có chỗ cho Trí huệ hiểu biết. Nếu tâm chúng ta quá chật chội đến nỗi chúng ta không thể làm lợi lạc nổi cho chính mình thì làm sao chúng ta có thể mong có khả năng giúp ích cho ai ?

Thiền định “cái bình” : Bài tập thở chín vòng

Sau khi bạn đã quy y và những đối tượng quy y đã tan vào ánh sáng và hòa tan vào trong người bạn, bạn hãy thực hiện thiền định nhất tâm như vậy bao lâu bạn có thể là “một” với Heruka hay Vajradhara – tùy theo vị bổn tôn nào bạn quán tưởng như là đối tượng quy y – Khi các tư tưởng phân biệt nhị nguyên bắt đầu nổi lên, hãy phát Bồ đề tâm như tôi đã giảng ở trước. Theo quan điểm của sadhana, bạn không còn tự quán tưởng mình trong sắc thân thông thường, thay vào đó bạn xuất hiện trong sắc thân thiêng liêng của Heruka hay Vajradhara. Do đó, bạn không còn cảm thấy : “Tôi là như thế này, thế này…” cũng không còn tưởng tượng thân của bạn làm bằng thịt, máu, xương – nhưng bạn cũng không ôm ấp một niềm tự hào tuyệt diệu được là bổn tôn. Điều này có nghĩa rằng bạn quán tưởng mình như là bổn tôn chứ không phát sanh lòng tin rằng mình “là” bổn tôn. Sau này bạn sẽ làm y như vậy nữa khi bạn tụng chú tịnh hóa khi thực hành pháp năng lực chữa lành.(4)

Giờ đây trong khi đang giữ hình tướng thiêng liêng của bản thân mình như là hóa thần, bạn thực hành thiền định cái bình. Trong việc thực hành này, hãy chỉ hít thở qua lỗ mũi và miệng ngậm lại. Hít vàothở ra chầm chậm, tự nhiên, và trọn vẹn, nhưng có hơi mạnh một ít ở quãng giữa hơi, hơn là ở đầu hơi và cuối hơi. Chúng tôi nói rằng, cung cách mỗi hơi giống như hình ảnh hạt lúa mạch, nhọn ở hai đầu và rộng ra ở khoảng giữa. Chúng tôi không dùng phương pháp ép thở sâu trong những cách của yoga Hindu.

Có nhiều kinh mạch năng lực tâm linh trong cơ thể bạn. Ở đây chúng ta quán tưởng ba kinh chủ đạo. Kinh mạch trung ương là một ống trong suốt với bản chất là ánh sáng, rộng bằng đường kính ngón tay út của bạn, chạy từ luân xa trên đỉnh đầu, đi suốt qua trung tâm thân bạn, ngay ở phía trước cột sống tới luân xa ở đáy cột sống. Các kinh mạch bên phải và bên trái cũng là cột ống trong suốtbản chất là ánh sáng nhưng hẹp hơn kinh mạch trung ương. Chúng đi từ hai lỗ mũi, ngược lên luân xa đỉnh đầu, ở đó chúng uốn cong lên giống như tay cầm cây dù để rồi chạy xuống dọc theo kinh mạch trung ương, song song với nó tới một điểm ở dưới lỗ rốn khoảng bằng chiều rộng bốn ngón tay, ở đây chúng nó uốn cong vào trong và nối với kinh mạch trung ương.

Khi quán tưởng những kinh mạch này rồi, trước hết bạn hít vào thông qua lỗ mũi trái, đầu tiên chậm, rồi hơi mạnh hơn, rồi sau chậm lại. Quán tưởng rằng không khí đi vào kinh mạch bên trái, chứa đầy hoàn toàn kinh mạch đó, rồi chuyển xuống và băng qua kinh mạch phải, rồi đi ngược lên và đi ra ở lỗ mũi phải. Không khí này đẩy ra ngoài tất cả năng lựcấn tượng về những tham ái dính mắc của bạn và những thứ đó được tống khứ ra khỏi từ trường quả đất, đi khỏi hệ mặt trời và biến mất vĩnh viễn. Làm như vậy ba lần.

Hãy tập trung hoàn toàn vào sự di chuyển của không khí xuyên qua các kinh mạch, hãy để tâm của bạn làm thành “một” với sự di chuyển của năng lực không khí. Đừng nghĩ về những gì mà người bên cạnh đang làm hay việc gì khác. Đừng có coi các kinh mạch của bạn như những gì vật chất, làm bởi thịt và máu. Hãy nhớ : bạn đang quán tưởng mình như là sắc thân trong sạch của hóa thần và các kinh mạch là có bản chất tâm thức. Nhưng vì bạn đang không chấp giữ niềm tự hào là một hóa thần thiêng liêng nên bạn vẫn có thể tịnh hóa những mê lầm như tôi đã mô tả.

Lập lại ba lần với việc hít vào qua lỗ mũi phải rồi tống khứ không khí thông qua kinh mạch phải đi xuốngđi lên thông qua kinh mạch trái, nó đẩy ra tất cả năng lựcấn tượng về sự ganh ghét, ác cảm của bạn – tất cả những gì làm cho bạn cảm thấy đen tối, khó chịu. Những thứ này cũng đi khỏi hệ mặt trời và và biến mất vào trong khoảng không vô tận. Bây giờ hãy hít vào thông qua cả hai lỗ mũi với nhau mang không khí đi qua hai kinh mạch xuống tới điểm nối vào với kinh mạch trung ương. Để giúp cho bạn tập trung vào đó, bạn có thể nuốt một ít nước bọt khi không khí đi xuống. Khi không khí chạm tới kinh mạch trung ương, hãy nhíu lại các cơ vùng chậu bên trong và đẩy năng lực từ luân xa dưới thông qua kinh trung ương lên tới luân xa ngang rốn, ở đó năng lực gặp được năng lực không khí từ trên xuống và trộn lẫn nhau. Giữ hơi thở lại và tập trung chú ý vào năng lực lạc mà bạn có thể cảm thấy được ở điểm đó. Điều này rất quan trọng. Ngay khi bạn không còn cảm thấy thoải mái, hãy thở ra tự nhiên thông qua hai lỗ mũi, nhưng hãy quán tưởng rằng thay vì đi ra ngoài, không khí mà bạn đã giữ lại đó bây giờ nó đi lên và tan biến vào kênh mạch trung ương. Làm như vậy ba lần.

Bài tập này rất có ích để phát sanh năng lực lạc ở trong hệ thần kinh của bạn. Sự thể nghiệm về năng lực lạc là một phần không thể thiếu được của phương pháp yoga Kim Cương thừa, do đó, bài tập này cũng có ích cho việc tu tập Kim Cương thừa của bạn. Chính cái năng lực lạc đó trên thực tế nó ở trong tâm bạn – và nó chính là tâm của bạn, chứ không của ai khác – nó biến hóa thành tòa sen và chữ HUM khi bạn tiến hành tu tập phần còn lại của sadhana.

Do đó, hãy bảo đảm chắc chắn rằng khi dứt thời thiền định cái bình, bạn cảm thấy tĩnh lặng, và phúc lạc và tâm bạn không còn cách gì để bị mắc dính vào những ý niệm thuộc về hành vi của vòng sanh tử hay những nơi chốn quen thuộc cũ. Bạn nên cảm thấy rằng bạn có được sự kiểm soát tâm bạn đến nỗi bạn có thể đưa nó vào bất kỳ đối tượng thiền định nào mà bạn chọn. Nếu tâm bạn bị quấy rối dao động bạn không thể thiền định được. Một lợi ích khác của bài tập này là nó phá tan những mê tín được phóng đại gây phiền não nó hay ngăn cản bạn không hoàn thành được việc tu tập pháp yoga.

Do đó, việc kinh nghiệm cái lạc ở luân xa rốn là rất quan trọng trong khi bạn giữ hơi thở và tập trung chú ý ở đó. Và đồng thời bạn nhận thức được rất rõ ràng, tỉnh táo về sự cảm xúc lạc đó. Cái lạc này thật đối nghịch với khoái lạc thông thường của vòng luân hồi sanh tử mà bạn thường kinh qua một cách không tỉnh táo, không có sự tỉnh thức. Tại sao hai kinh nghiệm này hoàn toàn khác nhau ? Bởi vì một kinh nghiệm bắt nguồn từ trí huệ, còn kinh nghiệm kia từ vô minh, một cái sẽ đưa đến con đường giải thoát, còn cái kia mang tới thêm nhiều tham ái dính mắc, xung đột trong tâm thức bạn. Thông qua thực hành tự bạn sẽ có thể khám phá ra tất cả những điều đó. Không cần tôi nói ra điều gì cho bạn.

Việc quán tưởng năng lực tan biến ở trong kinh trung ương khi bạn thở ra : đó là một khía cạnh rất chính yếu trong việc thực hành yoga “kundalini.” Do đó, rất cần thiết để bạn thực hành như vậy và không cảm thấy rằng bạn đang bị mất năng lực vào lúc đó. Khi bạn chấm dứt chín vòng của phép thiền định cái bình rồi thì bạn có thể tiến hành phương pháp yoga thực sự.


PHƯƠNG PHÁP YOGA THỰC SỰ

Quán tưởng ban đầu

Trong khoảng không, khoảng một tấc rưỡi trên đảnh đầu xuất hiện chủng tự PAM, chữ này chuyển hóa thành một hoa sen ngàn cánh. Trên đỉnh hoa sen xuất hiện chủng tự AH, chữ này chuyển hóa thành dĩa mặt trăng. Ở trung tâm dĩa mặt trăngchủng tự HUM đứng ở đó. Đột nhiên chữ HUM chuyển hóa thành chày kim cương trắng năm cạnh, có chữ HUM ở giữa. Rất nhiều tia sáng tỏa ra từ chữ HUM và kim cương, tỏa ra khắp mười phươnghoàn thành hai mục đích. Toàn thể vũ trụ tan vào trong ánh sáng. Ánh sáng này quay trở lại và được chữ HUM trong chày kim cương thu vào. Chữ HUM và chày kim cương tan thành ánh sáng và chuyển hóa thành Heruka Vajrasattva.

Ngài Vajrasattva có màu trắng. Ngài có một mặt và hai tay. Ngài cầm chày kim cương trong tay phải và cái chuông trong tay trái. Ngài ngồi thế hoa sen kiết già với hai tay trong ấn “ôm” (embracing mudra). Người phối ngẫu của ngài là Dorje Nyem-ma, ôm ngài, hai chân của bà gác vòng quanh thân Ngài. Bà có màu trắng, có một mặt và hai tay. Bà cầm cây kiếm hình cong tròn ở tay phải và cái tách bằng sọ ở tay trái. 

Cả hai người mặc áo choàng bằng lụa trời và trang sức bằng các loại kim hoàn quý báu. Cả hai đều có các chủng tự OM ở luân xa đỉnh đầu, chữ AH ở luân xa cổ họng và chữ HUM ở tim, biểu tượng năng lực trí huệ siêu việt thiêng liêng của tất cả các đấng Như Lai.

Trong cõi giới tánh Không, ở trên đỉnh đầu chừng vài “inches” (1 inch = 2,5 cm) hãy quán tưởng xuất hiện chữ PAM màu trắng, chữ này chuyển hóa thành một hoa sen nghìn cánh. Trên hoa sen xuất hiện chữ AH trắng, nó chuyển hóa thành ra dĩa mặt trăng trắng. Mặt trăng này không phải là mặt trăng cụ thể mà các nhà khoa học nghiên cứu, nó chỉ là mặt trăngbản chất là ánh sáng chói lọi rực rỡ.

Trên mặt trăngtrung tâm, xuất hiện chữ HUM trắng, nó chuyển hóa thành chày kim cương năm cạnh màu trắng có chữ HUM ở giữa. Chày kim cươngbản chấtTrí huệ siêu việt lạc phúc.

Từ chày kim cươngđặc biệt là từ chữ HUM ở giữa chày kim cương, những tia sáng rực rỡ tỏa ra mười phương, tràn đầy toàn thể vũ trụ. Ánh sáng này hoàn thành hai mục đích. Nó trở thành một vật dâng hiến đến các guru, chư Phật, làm cho các Ngài tràn đầy niềm vui và năng lực đại lạc. Ánh sáng đi đến tận tất cả chúng sanh hữu tình là mẹ, tịnh hóa thân khẩu ý của họ, sạch hết các điều ô uế, các ấn tượng bất thiện. Tất cả chúng sanh và những gì chung quanh – hữu tình và vô tình – đều hoàn toàn tan vào trong ánh sáng, rồi đến lượt ánh sáng tan vào trong chữ HUM ở trung tâm chày kim cương.

Chày kim cương cũng tan vào ánh sáng và từ trong ánh sáng đó, Heruka Vajrasattva bất thần xuất hiện. Ngài màu trắng và có một mặt và hai tay. Ngài cầm một chày kim cương trong tay phải và một cái chuông trong tay trái. Ngài đang ngồi trong thế kiết già hoa sen với hai tay chéo nhau trong ấn ôm choàng. Ngài đang ôm người phối ngẫu Dorje Nyem-ma, bà cũng có màu trắng và ngồi ở tư thế hai chân choàng qua hông của Ngài. Bà có một mặt và hai tay. Bà cầm một cây kiếm cong trong tay phải và một tách bằng sọ chứa đầy cam lồ (kapala) trong tay trái. Cây kiếm tượng trưng trí huệ ; mục đích của nó là chặt đứt các vọng niệm, các phóng chiếu của cái “ngã” và tham ái lôi cuốn vào các lạc thú giác quan. Tách cam lồ chỉ cho thấy rằng bà đã đạt được sự chứng ngộ phúc lạc vĩnh cửu và không phải là một người đàn bà phàm tục thất thường. Mặc dù bà chỉ là hình tượng tượng trưng, bà thực sự mang đến một ấn tượng sâu sắc.

Nếu bạn tra cứu vào lịch sử để rà soát lại, bạn sẽ thấy rằng người đàn bà thường không được kính trọng, họ chẳng là gì cả ngoài việc thuần túy là người phục vụ cho đàn ông. Nhưng đàn bà đâu phải vậy. Điều vĩ đại nhất của phương pháp tâm lý của của Đức Phật – tức yoga Kim Cương thừa đã chỉ cho thấy rõ ràng rằng đàn ông và đàn bà có khả năng ngang nhau trong việc khám phá trí huệ siêu việt an lạc vĩnh cửu nằm bên trong tâm của tất cả. Thêm vào đó, người đàn bà còn có tiềm năng đặc biệt phát sanh năng lực trí huệ và do đó có thể mang đến cho các hành giả khác một năng lực đại lạc. Đồng thời, họ nhận lại năng lực phúc lạc. Do vậy, nếu bạn có được kinh nghiệm bên trong và những gì mà người phối ngẫu thể hiện, mỗi khi bạn thấy một bức tranh Đại thừa, thì trong tâm bạn có được một ấn tượng tích cực sâu sắc và bạn nhận được trí huệ siêu việt. Thực ra, những bức tranh này đang nói với bạn bằng những mật ngữ.

Tâm giới hạn và vô minh của chúng ta luôn nghĩ rằng : “Tôi không thể làm gì. Tôi không thể làm điều này, điều nọ…” như vậy là hoàn toàn sai. Bạn có thể làm những gì bạn muốn. Việc tái sanh làm người rất quý báu của bạn đã cung cấp cho bạn rất nhiều : bạn có thể nói chuyện trao đổi hay suy nghĩ sáng suốt và khai triển chính bạn một cách vô cùng tận. Nếu bạn cho rằng bạn lười biếng, bạn sẽ trở nên lười biếng. Bạn sẽ uổng phí cả cuộc đời không làm gì cả. Bạn đã tự hạ thấp mình. Nhưng không đúng như vậy, bạn có rất nhiều khả năng lắm !

Yoga Kim Cương thừa chỉ cho bạn thấy những phẩm chất của tuyệt vời hiện hữu ở trong bạn và khiến cho bạn đừng cho rằng bạn không thể làm gì. Bạn rất may mắn đã gặp và hiểu được những giáo lý này và đưa chúng vào thực hành. Bạn hãy khôn ngoan lợi dụng càng nhiều càng tốt cơ hội này.

Khi người thế tục trông thấy bức tranh bà Dorje Nyem-ma đang cầm cái tách đựng cam lồnăng lực phúc lạc, tượng trưng việc bà đạt tới được sự chứng ngộ nguồn vui vô tận, thì họ sẽ nghĩ rằng bà giống như một loại quỷ uống máu. Họ sẽ sợ hãi, ghê tởm khi nghĩ rằng cái tách sọ chứa máu người, và rằng Phật tử Đại thừa tin vào sự hiến tế hy sinh con người. Thậm chí họ có thể hoảng sợ chúng ta cắt cổ họ. Nếu họ thấy các bức tranh vẽ Yamantaka đeo những xương người, họ sẽ phát ốm, họ mê tín tưởng tượng rằng ngài ấy giết người. Tuy nhiên, những biểu tượng này hoàn toàn trái ngược lại, và có ý nghĩa sâu sắc và phản ánh các chứng ngộ tột bực tối thượng.

Trong sadhana Heruka Vajrasattva hay phép tu guru yoga sáu phần, có một phần mà bạn phải quán tưởng bản thân mình như là Vajrasattva đang ôm người phối ngẫu. Giờ đây, các tăng ni đã thệ nguyện không có sự tiếp xúc giới tính và họ có thể cho rằng không nên tu tập loại sadhana này. Tuy nhiên, người phối ngẫu không phải là người nữ bằng xương thịt, nhưng là một người nữ thuộc đại định (Samadhi female), do đó các tăng ni được phép thực hiện các phép thiền định này. Các bà có thể quán tưởng bản thân mình hoặc là Vajrasattva đang ôm người phối ngẫu hay là Dorje Nyem-ma, người phối ngẫu, người đã hoàn toàn nhập làm một với Heruka Vajrasattva và trí huệ siêu việt phúc lạc của ngài. Nhờ vậy, chúng ta chuyển hóa năng lực bất thiện của chúng ta thành ra trí huệ siêu việt phúc lạc của Vajrasattva.

Mục đích của thực hành người phối ngẫu là phát triển trí huệ tánh Không siêu việt phúc lạc. Đây là sự đối lập đích thực với mục đích của sự ôm ấp nam nữ thế tục. Để có thể có khả năng ôm ấp được với với tính giác siêu việt phúc lạc thì việc phát triển đều đặn tâm giác siêu việt phúc lạccần thiết. Bởi thế các hành giả yoga nam và nữ trước hết phải cắt đứt bất kỳ mọi tiếp xúc thể xác nào, và thực hành phép yoga với người nữ đại định (samadhi female) cho đến khi họ đạt được những chứng ngộ cao hơn. Chỉ khi nào họ đạt tới được giai đoạn phát triển cao hơn họ mới có thể ôm ấp theo lối thể xác nhưng không đụng đến những thú vui dục lạc mê muội của vòng luân hồi sanh tử. Đối với chúng ta để đạt tới mức độ đó là quãng đường dài và thậm chí chúng ta cũng không cần thiết phải thực hiện cách tu tập này.

Ở đây, điểm chính là người phối ngẫu tượng trưng việc giúp các hành giả yoga phát triển trí huệ phúc lạc vĩnh cửu. Nếu các bà có thể làm được như vậy thì tốt. Nhưng nếu hậu quả của họ đối với đàn ông là làm cho họ bị kích động, thất vọng, nhụt chí, khốn khổ thì mọi sự trở thành sanh tử luân hồi. Đương nhiên, trường hợp như vậy cũng xảy ra cho đàn ông.

Cả hai, ngài Heruka Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài đều mặc lụa trời và trang sức với những thứ kim hoàn tuyệt đẹp. Dĩ nhiên “đẹp” ở đây có tính tương đối. Cái gì mà dân tộc này cho là đẹp thì có thể dân tộc khác cho là xấu. Theo thuyết nhà Phật, đẹp xấu, tốt tồi đều tùy thuộc vào tâm của chúng sanh. Cái gì có thể trang điểm được hay không trang điểm được tất cả đều ở nơi tâm.

Bạn có thể hiểu điều này một cách đơn giản bằng cách nhìn vào sự phát triển văn minh Tây phương và ở từng thời điểm khác nhau con người đã coi những món đồ nhứt định nào đó là đẹp còn những thứ khác là xấu. Ắt hẳn, các bạn hiểu điều này hơn tôi. Tôi chỉ hiểu điều này thông qua việc nghiên cứu thuyết nhà Phật, còn các bạn biết những điều này thông qua sự quan sát những điều có thực một cách trực tiếp. Tất cả những gì bạn phải làm là xem cái cách mà người bán hàng luôn thay đổi hàng trưng bày của họ. Những gì coi là đẹp hôm qua thì thì trở thành xấu hôm nay, và tiếp tục như vậy cho ngày mai. Các bạn rất may mắn ! Các bạn có thể thấy thuyết nhà Phật ngay ở đó, đơn giản là nhìn vào những gì đang luôn xảy ra xung quanh bạn. Các bạn có thể hưởng thụ đời sống trong xứ sở của các bạn và đồng thời đến chỗ thấu hiểu thực tại.

Bởi vì con người từ những quốc gia khác nhau có những quan niệm riêng về những trang sức nào là đẹp nên bạn có thể không thích cách tôi mô tả những thứ trang sức cho Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài. Có lẽ các bạn thích quán tưởng những thứ trang sức cho ngài theo kiểu hấp dẫn đối với “gu” của bạn. Nhưng những thứ trang sức nó tượng trưng cho những chứng ngộ đặc biệt ở bên trong và do đó phải được quán tưởng như kinh điển mô tả. Đương nhiên, bạn chẳng nên bỏ nó đi chỉ vì bạn cho là quá phức tạp cho việc quán tưởng.

Heruka Vajrasattva có sáu loại trang sức, người phối ngẫu của ngài có năm loại. Loại thứ sáu là một chất màu trắng dùng để bôi vào cơ thể theo một phương pháp nhất định để diễn tả rằng ngài có sự chứng ngộ về năng lực “kundalini” ; nó không phải được bôi vào khắp cơ thể như theo cách bạn có thể thấy các sadhus Ấn Độ tự bôi tro vào khắp người. Một số đàn ông trông giống đàn ông nhưng là bất lực. Năng lực đàn ông của họ không hoạt động. Trang sức thứ sáu chỉ cho thấy rằng năng lực kundalini của Vajrasattva vẫn đang hoạt động đúng chức năng, rằng ngài đã có được sự chứng ngộ về năng lực kundalini và có thể có kinh nghiệm về sự phúc lạc đồng sinhsiêu việt (Tôi nói “năng lực kundalini” thay vì chỉ “kundalini” để sao cho các bạn sẽ không nghĩ rằng tôi đang nói về năng lực nam tính phàm tục).

Cả hai, ngài Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài có chữ OM ở luân xa đỉnh đầu, AH ở luân xa cổ họng, và HUM ở luân xa tim. Chữ HUM đang đứng ở trung tâm dĩa mặt trăng tròn. Mặt trăng đầy tròn và biểu hiện cho đại lạc siêu việt. Khi bạn cảm thấy nóng và bạn đi ra ngoài nhà để được dịu mát và hoan hỷ. Đây là một trong những lý domặt trăng tròn đầy được chọn để biểu hiện đại lạc. Xung quanh vành tròn mặt trăng có những chữ của mật chú Heruka Vajrasattva, được đọc theo chiều ngược kim đồng hồ. Thông thường, trong các sadhana Kim Cương thừa, mật chú được đọc thuận chiều kim đồng hồ – từ trái sang phải ; nhưng ở đây, mật chú Heruka ngược chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, để chỉ cho thấy rằng Heruka Vajrasattva nhấn mạnh năng lực nữ giới nhiều hơn nam giới. Người ta nói rằng đàn bà sử dụng năng lực bên phải nhiều hơn bên trái.

Khi Phật tử đi nhiễu quanh một cái tháp, họ thường đi bộ theo chiều kim đồng hồ sao để tháp ở phía phải của họ. Là một người tu tập tantra âm tính (female tantra), ý thức được những gì bạn đang làm, bạn có thể đi quanh theo hướng ngược lại. Những người không hiểu biết nhiều có thể chỉ nghĩ rằng bạn đang đi hướng sai, cố làm khác đi ; những ai hiểu được chuyện sẽ rất có ấn tượng bởi sự hiểu biết mật chú rất rõ ràng của bạn. Tuy nhiên, phô trương sự hiểu biết chẳng tốt gì cả, bạn nên cố gắng khiêm tốn và hành động đúng theo quy định.

Từ chữ HUM ở nơi tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva, ánh sáng chói lọi tỏa ra mọi hướng, chiêu cảm năng lực tinh khiết vô thượng của trí huệ tất cả chư Phật, năng lực đó quay trở lại trong hình thức ánh sáng để hòa tan vào lại trong chữ HUM.

Cúng dường Heruka Vajrasattva

OM KHANDA ROHI HUM HUM PHAT
OM SVABHAVA SHUDDAH SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDHO HAM

Tất cả đều rỗng rang, chân không. Một chủng tự AH xuất hiện từ chân không. Nó chuyển thành ra một tách kapala màu trắng khổng lồ, chứa dựng năm loại thịt và năm thứ cam lồ. Chúng tan ra, biến thành đại dương của năng lực amrita (cam lồ) của trí huệ siêu việt thiêng liêng.

OM AH HUM HA HO HRI

Kế tiếp, bạn trì chú để tịnh hóa và dâng hiến các vật cúng dường và khiến cho năng lực của các vật cúng dường đó không cạn kiệt (OM KHANDA…). Điều này cũng tương tự như thực hiện sự cúng dường bên trong. Bạn đang trong sắc thân Heruka Vajrasattva và bạn dâng hiến các vật cúng dường.

Rồi thì bạn trì chú tánh Không (sunyata mantra) (OM SVABHAVA…). Tất cả trở nên trống không. Với chú tánh Khôngchánh kiến về tánh Không, bạn chuyển hóa các vật cúng dường và tất cả hiện tượng (pháp) khác trong vũ trụ thành ra trí huệ siêu việt phúc lạc. Từ thể bất nhị xuất hiện chữ AH màu trắng, nó biến thành tách kapala màu trắng, khổng lồ. Bên trong tách kapala này có năm loại thịt và năm loại cam lồ. Những thứ đó đều tan hòa lẫn nhau và trở thành một đại dương mênh mông chứa toàn cam lồtinh túy của nó là trí huệ thiêng liêng phúc lạc.

Rồi thì bạn trì chú OM AH HUM HA HO HRI ba lần. Ở đây chúng ta tịnh hóa năng lực bất tịnh của các chất trong vật cúng dường, loại bỏ các lỗi lầm của vị, mùi, màu sắc, sức mạnh, hay tiềm lực ; chúng ta chuyển hóa nó thành ra cam lồ, và chúng ta tăng cường nó lên, làm cho nó không cạn kiệt.

Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong các bạn đã có thể có một loại kinh nghiệm về tánh Không trong thiền định, nhưng điều rắc rối ở chỗ bất cứ khi nào bạn nhận thức một đối tượng của giác quan thì tâm phân biệt lập tức chộp lấy nó, và bạn rơi trở lại vào những khuôn khổ tâm thức thói quen cũ thuộc sanh tử của các bạn. Điều này hoàn toàn khác với khi bạn có được trí huệ phúc lạc thiêng liêng. Bất kể bạn đang nhận thức cái gì, tâm của bạn cũng bất động, không chộp lấy cái đó, không bám dính lấy nó ; bạn có tự do hoàn toànan lạc. Bạn thấy bản tánh tuyệt đối của mọi hiện tượng và bạn kinh nghiệm mọi thứ với phúc lạc.

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA

Như thế bạn thực hiện tám vật cúng dường đến Heruka Vajrasattva. Người ta cần trí huệ siêu việt để thực hiện sự cúng dường được hoàn hảo ; ít nhất chúng ta cần có hiểu biếtthông minh sâu xa.

Các du khách khi thấy các bàn thờ trong các chùa hay tu viện Tây Tạng họ sẽ nhận định mọi thứ đó bằng cái thấy bề ngoài và kiểu cách tư duy của người thế gian. Họ nhất định tin rằng chúng ta dâng cúng thức ăn, giấy, nước, y phục cho những hình, tượng vô hồn và những đối tượng vật chất khác. Thậm chí họ còn bực bội khi trông thấy một số tượng, như tượng các hung thần cắn chặt các chúng sanh giữa hai hàm răng và họ không hiểu làm sao các kẻ vô thần, lại có thể cúng dường các tượng, các hình gớm ghiếc như vậy. Hãy cẩn thận : nếu trí huệ của bạn có hơi yếu một ít bạn cũng có thể có suy nghĩ như vậy.

Việc dâng cúng với những vật cụ thể, thực ra là một sự tu tậplợi lạc rất nhiều. Nó giúp cho bạn không còn lười biếng, không đạo đức giả, và ngưng thói quen hợp lý hóa. Bạn nghĩ : “Ồ ! tôi chỉ cúng dường bằng tinh thần mà thôi” và bạn không bao giờ thọc tay vào túi lấy ra thậm chí vài xu để cúng dường. Tôi chắc các bạn hiểu tôi muốn nói gì. Nhưng nếu bạn chỉ cúng dường một cây đèn cầy với sự thấu hiểu đúng đắnsự quán tưởng thích hợp thì cũng như bạn đã cúng dường toàn vũ trụ này với mọi thứ có trong đó. Đa số chúng ta có tâm nhỏ bé nên không thể quán tưởng được. Về phương diện tâm linh, chúng ta thấy rất khó để cúng dường toàn thể vũ trụ. Cho nên tám vật cúng dường giúp bạn quán tưởng dễ dàng bằng cách dâng cúng tám vật đó như một cơ sở để bạn có thể chuyển hóa nó thành ra mọi thứ tốt đẹp trong vũ trụ.

Bạn không nên coi vật cúng dường như là một cái gì dùng để hưởng thụ có tính tầm thường, phàm tục, thay vì vậy bạn chuyển hóa nó thành ra trí huệ siêu việt, phúc lạc và rồi trí huệ này thể hiện lại ở dạng nước, ánh sáng, âm thanh, vị, mùi, xúc giác giống như nước cam lồ. Thông qua sự thực hành này bạn có thể hình dung rằng mọi thứ trên địa cầu này bất kể hình thức bên ngoài của nó, đều là dạng chuyển hóa của trí huệ siêu việt phúc lạc. Khoa học Tây phương đã chứng minh rằng tất cả năng lực đều ở trong tình trạng thay đổi liên tục, một dạng năng lực này biến đổi liên tục thành ra dạng khác. Chẳng hạn, năng lực mặt trời tương tác với năng lực một cây, từ đó sinh ra một cái hoa đẹp. Mọi thứ trong vũ trụ đều có khả năng thay đổi.

Bất cứ khi nào bạn quán tưởng trí huệ siêu việt phúc lạc trong bất kỳ sắc thân nào của nó, thì tâm bạn sẽ phóng chiếu nó một cách tự động, và tất cả năng lực bất thiện, u ám, chướng ngại của ý niệm sai lầm của sẽ được thay thế bằng trí huệ. Năng lực hoan hỷ sẽ tự phát trong tâm mà không cần việc bạn phải nghĩ đến miếng chô-cô-la hay bánh. Nếu bạn thí nghiệm xem, bạn sẽ dễ dàng khám phá thứ tâm lý hiếm có này của bạn tác động như thế nào.

Có nhiều người muốn tự sát. Vấn đề bế tắc nằm ở sự quán tưởng của họ. Tất cả những gì họ thấy đều đau khổ, thù nghịch, họ không thể quên được những phiền não, họ không thể ngủ được. Và sự tự sátgiải pháp duy nhất. Họ cắt động mạch ở cổ tay. Việc các bạn hiểu được tâm lý của sự tự sát là rất quan trọng.

Đích thị quan trọng khi bạn hiểu được tâm lýmục đích thực sự của việc cúng dường. Nếu bạn không hiểu được bản chất siêu việt của những vật dụng mà bạn cúng dường, thì những vật đó vẫn còn là những thứ có tính vật chất và sự cúng dường của bạn chỉ là một lễ nghi trống rỗng. Nhưng nếu bạn thấu hiểu được bản chất của các vật cúng dường đó, bạn có thể thấy việc cúng dường của bạn là một sự chữa bệnh rất toàn mỹ, sâu sắc dường nào đối với tâm mê lầm của bạn : sự chữa bệnh đó thật là bình an, dịu dàng, và tràn đầy trí huệ. Nếu bạn tự mình huấn luyện trong cách quán tưởng này bạn sẽ không bao giờ có ý niệm bi quan tuyệt vọng đối với thế giới này.

Đừng xem thường việc thực hành sự chuyển hóa. Một thức uống được chuyển hóa thành ra cam lồ phúc lạc sẽ có vị ngon hơn nhiều so với bất kỳ thức uống nào mà chúng sanh thế tục có được. Ngay cả một tách cà phê hay trà ngon nhất cũng chỉ cho bạn một sảng khoái nhỏ ở giữa miệng và bao tử. Sự sảng khoái đó lướt qua nhanh chóng và chẳng bao lâu sau khi bạn uống nó, bạn phải đi vào buồng vệ sinh. Ngược lại, cam lồ thiêng liêng, tan trong toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn, mang sự phúc lạc đến cho tất cả năm giác quannăng lực mà bạn nhận được từ nó là vượt trên sự so sánh. Thật đấy, tôi không phóng đại đâu.

Một số người cho rằng tăng và ni phải từ bỏ âm nhạc. Chúng tôi không từ bỏ cái gì cả. Chúng tôi hưởng thụ và dâng cúng mọi âm thanh mỹ miều trong vũ trụ. Chúng tôi cũng không bỏ qua việc hát và nhảy múa nữa. Chúng tôi có thể hát, múa, nhất tâm, tỉnh thức, giải thoát, và không làm dao động hay xáo trộn hệ thần kinh của mình. Trong các tu viện tăng hay tu viện ni ở Tây Tạng, các tăng ni chơi nhạc trong các lễ cúng puja và múa điệu múa tôn giáo nữa. Chúng tôi không bỏ lỡ cuộc sống, chúng tôi thu được lợi lạc từ nó !

Dĩ nhiên, nếu bạn cố giải thích điều này cho người Tây phương, họ sẽ nghĩ rằng bạn hoặc bị khùng hoặc quá mơ mộng. Nhưng chẳng phải khùng cũng chẳng phải mơ. Nó là sự thật. Nếu họ không đồng ý, bạn hãy hỏi họ : “Vậy thì sự thật là cái gì ?” Họ không thể trả lời. Họ nghĩ, họ rất sáng suốt, và những gì họ đang làm là sự thật, trong khi những gì chúng ta làm là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đây là một quan niệm sai lầm. Nếu bạn phân tích bằng trí huệ thiện xảo, bạn sẽ thấy rằng họ và chúng ta về cơ bản, đều cùng làm một việc y như nhau – họ đang tạo ảo tưởng, chúng ta đang tạo ảo tưởng. Cho nên cái gì là đúng cho một người thì cũng đúng cho người kia.

Những vật cúng dường mà bạn dâng lên có ba đặc tính : bản chất của nó là trí huệ siêu việt phúc lạc ; trí huệ này biểu lộ ở dạng các sự vật khác nhau của đồ cúng dường, mỗi sự vật đó mang đến mỗi loại lạc thú riêng rẽ, không dứt và vĩnh cửu cho các giác quan.

Bạn có thể quán tưởng rằng tám vật cúng dường đang được tám thiên nữ làm ra. Khi bạn nghéo tay lúc khởi sự bắt ấn cúng dường, vị thiên nữ tương ưng sẽ từ tim bạn xuất hiện và làm vật cúng dường, sau đó vị ấy tan biến trở lại tim bạn khi bạn hoàn tất ấn với việc bắt ấn lần hai. Các thiên nữ là sự biểu lộ của trí huệ siêu việt thiêng liêng. Khi họ tan biến vào bạn sự tinh khiết tuyệt đối và vẻ đẹp của họ mang đến tim bạn một niềm phúc lạc không mô tả được. Mỗi thiên nữ có bốn tay : tay phải và tay trái đầu tiên cầm cái chuông và chày kim cương còn hai tay kia đang nâng vật cúng dường tương ưng.

Tám vật cúng dường và tám thiên nữ

argham – Thiên nữ Cam Lồ (Choš-yošn-ma) màu trắng
padyam – Thiên nữ Rửa Chân (Zhab-sil-ma) màu trắng
pushpe – Thiên nữ Hoa (Me-tog-ma) màu trắng
dhupe – Thiên nữ Hương Trầm (Dug-poš-ma) màu khói
aloke – Thiên nữ Ánh Sáng (Nang-sašl-ma) màu đỏ
gandhe – Thiên nữ Mùi Hương (Dri-chab-ma) màu xanh lá cây
naivedya – Thiên nữ Thức Ăn (Zhašl-saš-ma) nhiều màu
shabda – Thiên nữ Âm Thanh (Dra-chog-ma) màu xanh dương

JAH HUM BAM HO. (Các nhân cách trí huệ) trở thành vô phân biệt (với những nhân cách tượng trưng).

Làm những vật cúng dường rồi, chúng ta trì chú JAH HUM BAM HO. Với JAH, trí huệ thiêng liêng được cầu nguyện ; với HUM, trí huệ thiêng liêng đi vào ; với BAM, nó trở nên nhất thể vô phân biệt ; và với HO, nó trở nên phúc lạc không thể mô tả được.

Như thế, năng lực trí huệ thiêng liêng của chư Phật mà chúng ta cầu nguyện ở trước, được thu hút mạnh bởi ánh sáng phát ra từ chữ HUM ở tim của Heruka Vajrasattva. Nó tan một cách không cần gắng sứctức thời vào trong tim của Ngài, trở thành là “một” một cách phúc lạc với trí huệ siêu việt, giống như một giọt nước nhập làm một với đại dương, không còn phân biệt hay riêng lẻ nữa.

Thực sự Heruka Vajrasattva không cần phải cầu khẩn đến trí huệ thiêng liêng ; ngài đã là “một” với tất cả chư Phật. Thật sai lầm khi nghĩ rằng Heruka Vajrasattva khác với chư Phật. Nhưng vấn đề là ở chỗ tâm phân biệt của các bạn không hiểu rằng sắc thân thiêng liêng mà bạn đang quán tưởng ở trên đỉnh đầu bạn với trí huệ thiêng liêng mà nó biểu lộ đều hoàn toàn là một. Bạn cứ phân biệt chúng theo một cách bản năng mù quáng là chúng chi cách nhau. Do đó, bạn cần phải đánh lừa tâm phân biệt nhị nguyên của bạn bằng kiểu quán tưởng này.

Nhưng cũng không tốt khi nói một cách đơn giản rằng : “Ồ, vâng, chúng là một và y nhau,” khi sự hiểu biết của bạn chỉ đơn thuần bằng lý trí. Như vậy sẽ không giúp tâm thức bạn phát triển. Tuy nhiên, khi bạn “kinh nghiệm” được nghĩa chân thật của “cái một” nhờ vào việc bạn thực hành phương pháp yoga này, thì chứng ngộ của bạn về “cái một” trở nên hoàn toàn trực giác. Heruka Vajrasattva là năng lực kết hợptinh khiết của chư Phật, biểu lộ trong sắc thân thiêng liêng đó để giao tiếp với bạn. Khi bạn đã hoàn toàn tịnh hóa tâm nhị nguyên của bạn, lúc đó bạn cũng là một với trí huệ siêu việt phúc lạc.

Quán đảnh nhập môn

Ánh sáng rực rỡ lần nữa lại phát ra từ chữ HUM ở tim thiêng liêng, thỉnh cầu tất cả các hóa thần quán đảnh của năm bộ Phật.

OM PANCHA KULA SAPARIVARA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA

“Tất cả chư Như Lai, xin hãy ban cho con sự quán đảnh (Heruka Vajrasattva).” Với lời khẩn cầu này, tất cả chư Phật cầm bình quán đảnh chứa đầy năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt thiêng liêng, và cam lồ bắt đầu chảy xuống. Trong khi câu chú OM SARVA TATHAGATA ABHISHEKATA SAMAYA SHIRIYE HUM được đọc, sự quán đảnh được ban phát.

Thân thiêng liêng của trí huệ tuyệt đối hoàn mỹ – tức là Heruka Vajrasattva được đổ đầy trọn vẹn bởi năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt phúc lạc. Một số cam lồ tràn ra và biến thành Abshobhya (Bất Động Quang Như Lai), Ngài trang hoàng đỉnh đầu của Vajrasattva.

Chủng tự HUM đứng ở giữa mặt trăng ở trái tim thiêng liêng, bao quanh là thần chú một trăm âm (theo ngược chiều kim đồng hồ, chung quanh viền mặt trăng).

Lại lần nữa, rất nhiều ánh sáng phát ra từ chữ HUM ở trái tim của Heruka Vajrasattva thiêng liêng, ánh sáng tràn đầy mười phương thế giớithỉnh cầu các vị quán đảnh chính yếu – đó là Ngũ Trí Như Lai – và tất cả chư Phật khác trong lãnh vực Kim Cương thừa cho sự quán đảnh. Được ánh sáng đó thu hút, các chư Phật đến ngay tức thì trong không gian ở trên và quanh đầu ngài Heruka Vajrasattva.

Giờ đây, trước khi khẩn cầu các chư Phật này ban cho sự quán đảnh, bạn hãy cúng dường tám vật dụng như ở trước. Khi bạn nói PRATICCHA HUM SVAHA tức là bạn đang cầu xin chư Phật hãy từ bi thâu nhận mỗi một thứ trong tám vật cúng dường đó, mà bản tánh của chúng là trí huệ thiêng liêng và bạn thể nghiệm sự hoan hỷ của trí huệ siêu việt phúc lạc ở trong tâm thiêng liêng của các ngài.

Khi đã cúng dường các vật dụng xong, bạn cầu xin sự quán đảnh. Trong khi bạn trì tụng câu OM SARVA TATHAGATA…, chư Phật quán đảnh sẽ đáp ứng sự cầu xin của bạn, ban phát sự quán đảnh bằng cách nâng cao cái bình quán đảnh và rót cam lồ tinh khiết của trí huệ siêu việt thiêng liêng vào kinh mạch trung ương của ngài Heruka Vajrasattva và Dorje Nyem-ma thông qua luân xa trên đỉnh đầu của hai vị.

Trông như thể bạn đang ở dưới, nơi này, và đang quán tưởng ngài Heruka Vajrasattva ở trên cao, ở đó, ngài đang nhận sự quán đảnh với danh nghĩa của bạn. Thêm lần nữa, sở dĩ như vậy là bởi vì những ấn tượng nhị nguyên của bạn như : “Tôi là thế này, ông ấy là thế kia.” Để phá tan các vọng tưởng các phóng chiếu của tâm nhị nguyên của bạn, bạn cần có những quán tưởng tịnh hóa như thế này.

Toàn bộ trọng điểm của phương pháp yoga này là tịnh hóa tâm của chính bạn. Mặc dầu bạn quán tưởng Heruka Vajrasattva đang được tịnh hóa, nhưng về phương diện tâm lý, bạn đang tịnh hóa chính bản thân bạn. Sự quán tưởng của bạn về Heruka Vajrasattva chính là cái nhìn bất tịnh của riêng bạn. Bằng việc tịnh hóa ngài bằng một năng lực giác ngộ tinh sạch, sâu sắc nhất, tự bạn sẽ trở nên tinh sạch. Việc này sẽ để lại một ấn tượng sâu sắc trên tâm thức của bạn và tự động giải thoát bạn khỏi năng lực bất thiện.

Sau khi quán đảnh, sắc thân thiêng liêng của Heruka Vajrasattva tràn đầy năng lực cam lồ của trí huệ siêu việt phúc lạc mà các chư Phật quán đảnh đã đổ vào kinh mạch trung ương thông qua luân xa đỉnh đầu. Nếu bạn có được đại trí huệ của yoga Kim Cương thừa bạn có thể có cùng kinh nghiệm như vậy trong người bạn.

Tuy nhiên, bạn phải nên chứng nghiệm rằng thực ra toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn đã được tràn đầy, sẵn trước rồi, với năng lực của cam lồ phúc lạc. Nhưng thay vì vậy, bạn lại luôn nghĩ rằng bạn rất thiếu thốn, rằng trong đời sống bạn luôn thiếu một cái gì đấy : “Tôi không có cái này, tôi không có cái kia.” Rồi bạn nghĩ : “Nếu phải chi tôi có cái này thì tôi sung sướng lắm.” Bạn không ngừng bất mãn và luôn tìm kiếm cái mà bạn cho là mình không có.

Luân xa dưới thấp của bạn (ở gần xương cụt) thì tối tăm, bị nghẹt, đau đớn, chẳng có năng lực phúc lạc. Luân xa gần ngang rốn thì đen tối, suy nhược, và bị đóng kín lại. Luân xa tim bị tan vỡ thì bị chìm trong dòng máu phiền não tuyệt vọng. Luân xa ngang cổ họng thì hoàn toàn bị nhiễm ô và không có điều gì bạn nói ra mà tích cực. Và luân xa đầu bị đông đặc thì cứng, lạnh, không nhạy bén, cố chấp, y như cái lều tuyết của người Eskimô dù có lửa bên trong cũng không làm tan tuyết được. Bạn quá ư bất tịnh và bạn không cho năng lực phúc lạc đến ai được kể cả chính bản thân bạn. Mọi thứ đều đen tối, nghẹt cứng, bị nhiễm ô.

Tuy nhiên, thông qua phương pháp yoga này, bạn có thể nhận ra được đại trí huệ và mang vào tận trái tim bạn cái năng lực phúc lạc vĩnh cửu của trí huệ đó. Bạn có thể dùng các phương tiện thiện xảo của phép yoga tối thượng này từ nay đến khi bạn chết. Ngay cả sau cái chết chúng ta có thể sử dụng các phương tiện thiện xảo đó bởi vì chúng ta không ngừng phát triển. Nếu chúng ta không phát triển, tâm chúng ta sẽ luôn bị chao đảo, nhị nguyên, và chúng ta sẽ không bao giờ được hạnh phúc. Hãy xem tình trạng chúng ta đang ra sao : chúng ta nghiên cứu quá nhiều Pháp, nhưng chúng ta vẫn loay hoay làm việc này việc nọ. Hoạt động sanh tử luân hồi kéo dài bất tận. Ngay cả đang khi ở trong tu viện, trung tâm thiền viện, nơi được coi là yên bình, tĩnh lặng, vậy mà số người trong chúng taưa thích những nơi đó, vẫn cứ bị “bận rộn, bận rộn.” Cuộc sống chắc chắn sẽ kết thúc sớm, thế thôi.

Trong sadhana có từ mà Tây Tạng gọi là ku, tiếng Sanskrit gọi là kaya.Chúng tôi dịch ra tiếng Anh là “divine body – sắc thân thiêng liêng” hay “holy body – sắc thân thánh thiện” nhưng có lẽ nên dịch là : “pure nervous system – hệ thần kinh tinh khiết.” Tôi không biết từ nào là thuật ngữ khoa học chính xác để dịch tiếng Tây Tạng và Sanskrit này, nhưng tôi chắc rằng tất cả chúng ta đã có kinh nghiệm về những gì mà thuật ngữ này mang ý nghĩa. Ku ám chỉ rằng hệ thần kinh tinh khiết của Heruka Vajrasattva được thấm nhuần cùng khắp bởi năng lực kundalini phúc lạc vĩnh cửu.

Hệ thần kinh của chúng ta cũng có năng lực phúc lạc này lan tỏa cùng khắp nhưng chúng ta không nhận ra được nó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đã có được cảm giác về sự hoan hỷ trong tâm ta và trong hệ thần kinh vật lý khi năng lực bất thiện của ta chuyển hóa thành ra niềm phúc lạc và khi chúng ta đã không bám chặt vào bất kỳ đối tượng nào ở bên ngoài và đã có khả năng duy trì sự kiểm soát điều chỉnh. Nhưng bất chấp những kinh nghiệm như thế, chúng ta tiếp tục các nghiệp vì ảnh hưởng của các dấu ấn cũ của các niệm tưởng sai lầm của chúng ta. Dĩ nhiên, tôi biết các ý niệm đó là sai, chúng ta nên cố vượt qua chúng trong nỗ lực càng cấp thiết càng tốt tùy theo mức thấy biết những kinh nghiệm phúc lạc tinh khiết này. Vấn đề đơn giản là phải tranh thủ các cơ hội đến với chúng ta. Chúng ta nên học hỏi từ những kinh nghiệm phúc lạc nhỏ của chúng ta.

Ví dụ có ai đó hỏi bạn chọn ăn trưa hoặc ở một khách sạn đẹp, cỡ năm sao, hoặc ở một quán ăn nhỏ dơ bẩn của người Ấn thì bạn sẽ không do dự chọn khách sạn lớn. Cũng y như vậy, ở đây chúng ta có cơ may trải nghiệm được phúc lạc vĩnh cửu của “bữa ăn năm sao bên trong” nơi hệ thần kinh chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ chọn một quán ăn tồi tệ. Tại sao ? Chính vì thái độ ôm bám theo phiền não và các vọng tưởng của chúng ta. Điều này chỉ cho thấy rõ ràng về việc chúng ta thật sự bị bệnh thần kinh và ngu dốt như thế nào. Hãy tự xét xem rồi bạn sẽ thấy !

Giờ đây, cam lồ không chỉ chứa đầy trong hệ thần kinh tinh khiết của Heruka Vajrasattva mà cam lồ còn tràn ra ngoài, phần cam lồ tràn biến thành Bất Động Như Lai (Akshobhya) trong Ngũ Trí Phật, ngài trang hoàng ở trên đầu của Vajrasattva. Có nhiều cách giải thích khác nhau về điều đặc biệt này, nhưng ở đây cho thấy rằng Heruka Vajrasattva ở trong dòng năng lực của đức Phật Bất Động. Bạn sẽ nhớ rằng trong khi quán đảnh có một phần mà ở đó bạn sẽ khám phá trong Ngũ Trí Như Lai bạn sẽ giao tiếp gần gũi ai nhất và sau đó bạn được xem là cần duy trì sự giao tiếp với dòng năng lực của vị Phật đó. Việc quán tưởng này liên quan đến điều đó.

Sau khi ban phát sự quán đảnh, chư Phật đã tan vào trong tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva, và trí huệ siêu việt phúc lạc của chư Phật thành một, không tách rời, với trí huệ của Heruka. Ở đây, sự quán tưởng các vị Phật quán đảnh không trở về nơi cũ nhưng tan vào trong tim của Heruka, sự quán tưởng đó có sự ý nghĩa tâm lý rất sâu xa và rất có lợi ích để giúp bạn phát triển sự chứng ngộ về nhất thể hợp nhất.

trung tâm mặt trăng ở tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva có chủng tự HUM, bao quanh là mẫu tự của thần chú trăm âm của Heruka Vajrasattva nằm trên bìa mặt trăng theo chiều ngược kim đồng hồ.

Cúng dườngca tụng Heruka Vajrasattva

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA 
OM VAJRASATTVA OM AH HUM

Trí huệ thiêng liêng bất nhị, vòng trang sức kim hoàn bên trong lộng lẫy của tất cả chúng sanh hữu tình mẹ, đại lạc vô thượng bất biến vĩnh cửu ; tâm trí huệ tráng lệ bất diệt giải thoát tất cả chúng sanh khỏi mọi sự bất thiện của thân, khẩu, ý, đặc biệt những lời thệ nguyện sám hối bị hư hoại : tôi xin lễ lạy ngài.

(Tùy ý : dâng cúng mạn đà la bên ngoài, hoặc ngắn hoặc dài)

Mạn đà la bí mật

Chánh kiến về tánh Không là “một” với trí huệ Đại lạc. Trí huệ này chuyển hóa thành Núi Meru (Tu Di), mặt trời, mặt trăng, và tất cả hiện tượng trong vũ trụ. Tôi cúng dường mọi thứ lộng lẫy đến ngài, đại dương đại từ, bậc giải thoát và là bậc giải thoát cho tất cả mọi hữu tình khác nữa.

Mạn đà la bên trong

Cầu xin cho con và tất cả hữu tình được giải thoát khỏi ba độc, bởi vì con đang cúng dường không chút do dự tham luyến tất cả những sự vật của tham sân si của con ; bạn bè, kẻ thù, người không quen, thân thể con và tất cả sở hữu của con. Xin nhận tất cả những thứ này.

Thực hiện tám vật cúng dường như bạn đã làm ở trước. Sau đó bạn thực hiện sự cúng dường bên trong (Tiếng Tây Tạng : nang-choš).

Tâm sanh tử của chúng ta thấy tất cả hiện tượng là tịnh hoặc bất tịnhchúng ta bám víu ôm giữ một cách nhị nguyên phân biệt các sự vật, tạo nên năm uẩn vô thường của chúng ta. Thông qua phương pháp yoga này chúng ta chuyển hóa năm uẩn đó thành ra trí huệ phúc lạc siêu việt vượt khỏi tính nhị nguyên và là bản tánh của Ngũ Trí Như Lai, rồi chúng ta cúng dường trí huệ đó. Đó là lý do tại sao được gọi là trí huệ bên trong.

Kế tiếp, chúng ta ca tụng trí huệ thiêng liêng của bất nhị, sự trang sức châu báu lộng lẫy bên trong của tất cả chúng sanh là mẹ, mà bản tánh của họ là đại lạc vĩnh cửu bất biến. Đây là Heruka Vajrasattva người mà với trí huệ đại lạc sẽ giải thoát tất cả chúng sanh hữu tình khỏi những năng lực bất thiện của những lời nguyện không thực hiện, những hành vi phi đạo đức thuộc về thân, khẩu, ý. Chúng ta sụp lạy trí huệ tối thượng không hủy diệt đó.

Rồi thì chúng ta cúng dường mạn đà la. Trong việc cúng dường mạn đà la bí mật chúng ta nói rằng sự thấu biết bản tánh rốt ráo tức tánh Không, là “một” với trí huệ đại lạc đồng thời bẩm sanh. Trí huệ này được chuyển hóa thành ra núi Meru, mặt trời, mặt trăng, và tất cả hiện tượng trong vũ trụ. Chúng ta cúng dường sự tráng lệ của tất cả hiện hữu đến Heruka Vajrasattva biển cả của đại từ, tự ngài là giải thoátgiải thoát cho tất cả hữu tình nữa.

5
SỰ TỊNH HÓA 

“(Con cầu xin) Thế Tôn Vajrasattva tịnh hóa tất cả các điều bất thiện và các thệ nguyện không thực hiện được của con và của các chúng hữu tình”

Vì lời thỉnh cầu này, ánh sáng rực rỡ tỏa ra từ chuỗi thần chú và từ chữ HUM ở trái tim thiêng liêng. Nó tịnh hóa tất cả các điều bất thiện và những điều che ám của tất cả chúng hữu tình và ánh sáng đó trở thành vật cúng dường cho chư Phật và chư Bồ tát. Tinh túy của những phẩm chất toàn mỹ của thân, khẩu, ý thánh thiện của chư Phật chư Bồ tát trở lại trong dạng ánh sáng, tan vào trong chữ HUM và chuỗi thần chú.

(Từ chữ HUM và chuỗi thần chú) một dòng năng lực cam lồ lạc phúc màu trắng bắt đầu tuôn tràn xuống các luân xa của hai người phối ngẫu thiêng liêng. Tuôn qua luân xa hợp nhất (chakra of union) nó chảy vào trong luân xa đỉnh đầu của tôi. Dòng cam lồ này của trí huệ siêu việt đầy tràn trong toàn thể thân tôi, phá tan các điều bất thiệnu ám của thân khẩu ý của tôi. Những thứ này hoàn toàn được tịnh hóa.

Trước tiên bạn khẩn cầu Heruka Vajrasattva – người phá tan mọi nhiễm ô, người sở hữu tất cả sự chứng ngộ, người siêu việt khỏi thế giới này – để tịnh hóa bạn và tất cả chúng hữu tình khỏi những điều bất thiện của thân, khẩu, ý và tất cả những thệ nguyện, cam kết thuộc Kim Cương thừa đã bị biến chất hay không thực hiện.

Rất nhiều ánh sáng tỏa ra từ chữ HUM và chuỗi mật chú ở tim thiêng liêng của Heruka Vajrasattva và người phối ngẫu của ngài, ánh sáng tràn đầy trong không gian khắp mười phương, tịnh hóa tất cả bất thiện của chúng hữu tình và làm thành các vật cúng dường cho tất cả chư Phật, các con Phật tức các vị Bồ tát hưởng thụ. Tinh chất của trí huệ siêu việt của thân, khẩu, ý của chư thánh, sẽ trở lại trong dạng ánh sáng, tan vào trong chữ HUM và chuỗi mật chú ở tim của Heruka Vajrasattva và tim của người phối ngẫu. Từ đây, một khối lượng rất lớn của năng lực kundalini màu trắng (amrita), phúc lạc đổ vào kinh mạch trung ương của ngài. Tinh túy của năng lực kundalini này là trí huệ siêu việt phúc lạc của ngài. Năng lực của trí huệ này không hề vơi cạn – hoàn toàn ngược lại với năng lực bị giới hạn của chúng ta luôn bị kiệt quệ nhanh chóng và đòi hỏi chúng ta phải ăn uống để bổ sung. Khi bạn đang quán tưởng việc này, bạn cũng nên quán tưởng năng lực kundalini trắng phúc lạc đổ xuống kinh mạch trung ương của Dorje Nyem-ma, người phối ngẫu của Heruka Vajrasattva.

Năng lực kundalini trắng phúc lạc chảy xuống kinh mạch trung ương của họ, đi qua luân xa rốn và luân xa giới tính và rời khỏi cơ thể tinh khiết của họ ở nơi mà họ liên kết với nhau làm một. Năng lực đó tiếp tục xuống xuyên qua mặt trăng và chỗ ngồi bằng bông sen mà vì bản chấttrí huệ siêu việt, nên không hề cản ngại. Năng lực đó vào người bạn xuyên qua luân xa đỉnh đầu, đổ ào xuống, thông qua kinh mạch trung ương, với sức mạnh như thác nước. Điều rất quan trọng là bạn quán tưởng dòng thác cam lồ màu trắng này như là tràn ngập mãnh liệt. Nó tràn vào cơ thể bạn và lan ra khắp cả thân. Năng lực trắng này không phải là vật chất, nhưng bằng cách nào đó, nó được cảm thấy như rất thật. Ánh sáng rực rỡ cũng tràn đầy trong bạn và bạn hoàn toàn bị cái lạc thu phục. Tất cả những điều bất tịnh của thân, khẩu, ý của bạn biến mất không để lại vết tích gì.

Trì Chú (5) 

OM VAJRA HERUKA SAMAYAM ANUPALAYA. HERUKA TENOPATISHTHA. DRIDHO ME BHAVA, SUTOSHYO ME BHAVA, SUPOSHYO ME BHAVA, ANURAKTO ME BHAVA, SARVA SIDDHIM ME PRAYACCHA, SARVA KARMA SUCHA ME CHITTAM SHREYAH KURU, HUM ! HA HA HA HA HOH ! BHAGAVAN VAJRA HERUKA MA ME MUNCHA, HERUKA BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PHAT !

Bây giờ hãy trì tụng thần chú một trăm âm của Heruka Vajrasattva. Có ba kỹ thuật thiền định khác nhau để bạn sử dụng khi bạn trì tụng mật chú đó. Cách thứ nhất gọi là yašn-de. Năng lực kundalini trắng phúc lạc chạy ùa vào kinh mạch trung ương của bạn. Nó lan tỏa khắp hệ thần kinh của bạn, rửa sạch tất cả những điều bất thiện thông qua các khiếu (các lỗ) và lỗ chân lông ở phần dưới của cơ thể. Có nhiều cách quán tưởng về điều bất thiện khi chúng rời cơ thể bạn, bạn có thể chọn cách nào hiệu quả nhất cho tâm thức bạn. Bạn có thể quán tưởng ba tâm độc là ngu si, tham lam, giận ghét đi ra ngoài ở dạng con heo, con gà, con rắn. Hay bạn có thể quán tưởng một cách đơn giản tất cả điều bất thiện ở dạng bạn cho là loại hữu tình tồi tệ nhất như bò cạp, cua, rắn, côn trùng hay đen như hắc ín và dơ như nước hố rác.

Có người cho là lạ lùng nếu từ trong người tuôn ra những côn trùng, loài bò sát, loài có vẩy nhưng trên thực tế có rất nhiều chúng sanh hữu tình đang sống trong người chúng ta. Chúng ta có mối quan hệ cộng sinh với một số hữu tìnhchúng ta không thể tồn tại được nếu không có chúng.

Cơ thể chúng ta cũng là nơi trú ngụ của các loài trùng (giun) trùng ngắn, dài và nhiều thứ nữa. Không phải vì cơ may nhưng chính vì nghiệp mà chúng nó (giun) có mặt ở đó. Chúng ta đang trả món nợ nghiệp cho chúng. Trong quá khứ chúng ta lấy của chúng, bây giờ chúng lấy lại từ ta. Chúng ta đã lấy thực phẩm từ chúng mà không để lại gì cả bởi vậy chúng đã vào bao tử chúng ta và ăn thực phẩm của chúng ta. Ngay cả những người tham lam nhất thế gian, những người vì quá bủn xỉn không chia xẻ cho ai cái gì cả, những người đó cũng bị bắt buộc chia xẻ thức ăn cho các con trùng ở trong ruột. Nghiệp lực rất mạnh, không có cách nào thoát khỏi. Ngay khi bạn cố tránh khỏi những con trùng đó thì chúng cũng cứ trở lại với bạn. Chúng lấy sức khỏe của bạn và đôi khi lấy cả cuộc sống của bạn nữa. Có nhiều cách mà bạn bị chết, đừng nghĩ là cần phải có người dùng dao tấn công thì mới bị chết.

Hãy cảm thấy rằng bạn đã được tịnh hóa hoàn toàn nhất là đối với các điều bất thiện ở dạng thô, dễ biết. Chúng ta thường nói rằng thói quen cũ của ta rất khó sửa, nhưng không phải vậy, ít nhất thì những lý do đó không có cơ sở – chính bởi tâm ta làm cho mọi thứ trở nên khó khăn. Chúng ta luôn cảm thấy niềm hỷ lạc theo tính cách vật chất, như vậy chúng ta bị định hướng vật chất. Chúng ta tin các việc là khó khăn về mặt vật chất vì mọi loại lý do bên ngoài. Khi công việc không suông sẻ chúng ta đổ lỗi cho cha mẹ : “Mẹ tôi đã làm thế, cha tôi đã làm thế. Mẹ tôi thích vậy…” Nhưng không phải cái thân chúng ta mà chính là tâm của chúng ta làm cho cuộc sống khó khăn.

Nếu đích thực vì một mình cái thân bạn gây ra những trục trặc rắc rối thì làm sao bạn có thể ngồi kiết già thật lâu như bạn đã làm được ? Không ai khiến bạn phải ngồi như vậy. Chính tâm bạn cho phép bạn làm như vậy. Khi bạn ngồi kiết già thiền định, bạn cảm thấy thoải mái, tâm bạn càng dễ điều khiển hơn và kinh nghiệm nhỏ này đem đến cho bạn sự thích thú đủ để tiếp tục nữa. Khi bạn làm được như vậy, bạn cảm thấy thoải mái càng lúc càng tăng. Điều này xảy ra không phải vì lý do thuộc vật chất và vì do từ tâm của bạn. Do đó, tiến trình của phương pháp yoga này là để cho năng lực siêu việt phúc lạc rửa sạch cái ngã của bạn và sự tham luyến quá đỗi với thú vui dục lạc, để cho bạn được tịnh hóa hoàn toàn.

Kỹ thuật kế tiếp để sử dụng khi trì chú được gọi là mašn-de. Ở đây năng lực kundalini phúc lạc tràn đầy toàn bộ hệ thần kinh theo chiều bắt đầu từ dưới đi lên đỉnh đầu. Khi năng lực khởi lên, tất cả điều bất thiện trôi nổi trên mặt của năng lực phúc lạccuối cùng thoát ra ngoài thông qua các lỗ ở phần trên của thân. Nó tương tự như cách thức rác rưởi nằm dưới đáy thùng được nổi lên khi bạn đổ nước vào. Khi cam lồ tràn đầy thân bạn, bạn kinh nghiệm đại lạc. Hãy cảm giác rằng bạn đã được tịnh hóa hoàn toàn, nhất là các điều bất thiện vi tế.

Kỹ thuật quán tưởng thứ ba được gọi là phung-de. Ở đây, sự nhấn mạnh nhằm vào ánh sáng chứ không vào năng lực kundalini màu trắng. Ánh sáng rực rỡ phúc lạc vô biên như là một tia sáng rất mạnh phát xuất từ tim của Heruka Vajrasattva, nó bùng lên xuyên qua luân xa giới tính của Heruka và luân xa đỉnh đầu của bạn và đi vào trong kinh mạch trung ương của bạn. Nó có màu trắng nhưng có phẩm chất giống như cầu vồng với các màu đỏ, vàng, xanh lá cây, và xanh dương trong nó nữa. Khoảnh khắc mà ánh sáng rực rỡ này vào trong thân bạn, nó hoàn toàn xua tan bóng tối của tâm bất định đầy nghi ngờ của bạn cũng như si, tham, sân của bạn ; mọi thứ này tan biến vĩnh viễn. Giống như việc mở đèn trong một phòng tối, bóng tối tan biến tức thì và không còn hiện diện nơi nào nữa cả. Bóng tối đâu có chạy ra ngoài cửa sổ phải không ? Đơn giản là nó tan biến mất. Do đó, chẳng còn chỗ trú ngụ cho bóng tối hay điều bất thiện ở bất cứ đâu trong đầu óc bạn, ở cổ, hay các nơi khác trong hệ thần kinh của bạn. Bạn được trong sáng như pha lê. Hãy cảm thấy rằng bạn được tịnh hóa hoàn toàn, nhất là đối với những điều bất thiện vi tế nhất.

Khi bạn đang ẩn cư bạn có thể thực hiện mỗi một kỹ thuật tịnh hóa trong mỗi đoạn thời gian bằng cách chia thời gian trì chú ra làm ba khoảng thời gian ngắn ; hay thực hiện một kỹ thuật cho toàn bộ thời gian, dùng kỹ thuật kế tiếp cho thời gian sắp tới.

Khi bạn không ẩn tu thì việc tu tập cách thiền định này mỗi ngày rất tiện lợi cho bạn ; ở mỗi kỹ thuật tịnh hóa bạn trì chú Heruka Vajrasattva này hai mươi lần. Thời điểm tốt nhất là vào ban đêm ngay trước khi bạn đi ngủ. Trong ngày bạn quá bận rộn đến nỗi bạn rất có thể bị xao lãng khi thiền định. Do đó, coi việc trì chú như là việc làm cuối cùng trong ngày trước khi đi ngủ, bạn sẽ tịnh hóa hoàn toàn tất cả những gì thiếu đạo đức mà bạn đã làm trong ngày, và rồi bạn đi ngủ với cảm giác tự do, giải thoát, thay vì sự buồn bực, bực mình bởi những điều bất thiện của ban ngày. Bởi vì chúng ta không ngừng dính líu đến quá nhiều việc, chúng ta rất cần một phương pháp yoga mạnh mẽ như phương pháp này. Chỉ cần rất ít thời giờ cho việc tịnh hóa.

Sức nặng của dấu ấn nghiệp bất thiện không được tịnh hóa sẽ gia tăng theo cấp số nhân, nhưng nếu chúng ta trì chú Vajrasattva chỉ hai mươi mốt lần vào lúc trước khi đi ngủ mỗi đêm, thì ngay cả nghiệp bất thiện của những lời thệ nguyện Kim Cương thừa đã bị hư hoại trong ngày đó, cũng sẽ không gia tăng. Nếu phương pháp này đủ oai lực, để ngăn không cho gia tăng nghiệp bất thiện do những thệ nguyện căn bản của Kim Cương thừa đã bị hư hoại – chẳng hạn những thệ nguyện cao nhất và những sự vi phạm nghiêm trọng nhất – thì phương pháp này đương nhiên có khả năng ngăn chận sự gia tăng những điều bất thiện của những hành động tự bản chất là không đạo đức như giết người…, cũng như các thệ nguyện bị hư hoại khác nữa. Hơn nữa, nếu chúng ta trì chú này một cách thích hợp và được một trăm nghìn lần, thì bất kể điều bất thiện nào cũng được tịnh hóa hoàn toàn.

Trong khi bạn trì chú, điều rất quan trọng là bạn phải ở trong tập trung nhất tâm không được để cho vọng niệm sanh tử nào xen vào ngăn trở sự thiền định của bạn. Nếu bạn có thể thực hiện sự trì chú với sự tập trung tốt và sự quán chiếu, soi thấu vững chắc thì nó sẽ có hiệu quả vô cùng to tát trong việc nhổ sạch các niệm bất tịnh và sự đen tối của những chướng ngại phiền não. Sự tịnh hóa đó đến từ oai lực của sự thiền định được tập trung của bạn, nhưng mật chú cũng có oai lực riêng của nó. Đôi khi nó cho bạn khả năng thấy biết bằng thần giao cách cảm về những gì xảy ra ở nửa địa cầu bên kia. Khi bạn tịnh hóa được những vướng mắc chướng ngại của các ý niệm cảm tính rất chật hẹp, bạn sẽ khám phá một thế giới mới trọn vẹn.

Mật chú cũng có thể làm cho bạn vui hoặc buồn, nó tùy thuộc những gì mà người kia đang suy nghĩ ! Nhiều sự việc nữa cũng xảy ra – điều đó tùy thuộc hoàn toàn vào từng mỗi người ; khi người ta đi ẩn cư, họ có những kinh nghiệm khác nhau và nhận được những chứng ngộ khác nhau. Thật khó để nói cho biết là ai đã chứng ngộ được gì. Một số trở nên Vajrasattva người Mỹ, một số là Vajrasattva người châu Á, châu Âu, châu Úc…, ai mà biết được !

6
NHỮNG THỰC HÀNH KẾT THÚC 

OM VAJRASATTVA ARGHAM… SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA
OM VAJRASATTVA OM AH HUM

Trí huệ thiêng liêng bất nhị… Con xin lễ lạy ngài.

vô minhmê lầm, con đã không thực hiện hay làm hư hại các lời thệ nguyện của con. Vị Thầy Thiêng liêng, người có oai lực giải thoát cho con, người thầy nội tâm của con, người cầm chày Kim cương, bản chất của ngài là Đại Từ Bi, Bậc của tất cả chúng hữu tình trôi lăn trong sanh tử, con xin quy y ngài.

Vajrasattva nói : “Hỡi người con gia đình thánh thiện (của ta), các điều bất thiện và các điều che ám của con, cũng như các thệ nguyện đã không thực hiện được hay bị bỏ dở, tất cả đều được tịnh hóa sạch sẽ.” Rồi ngài tan vào trong con. Ba cửa (thân, khẩu, ý) của con trở nên là một không hề tách biệt với thân, khẩu, ý thiêng liêng của Vajrasattva.

Theo sau sự trì mật chú, chúng ta lại thực hiện tám vật cúng dường bên ngoài và sự cúng dường bên trong, đọc lời tán thán Heruka Vajrasattva như ở trước, và dâng lời khẩn cầu.

Bạn bày tỏ với Heruka Vajrasattva rằng vì mê muội do vô minh sinh ra, nên bạn không biết những gì bạn đã và đang làm, và bạn đã tạo nghiệp ngược lại với năng lực tinh khiết của samaya – lời hứa thiêng liêng – của bạn. Thực ra, trong khi bạn đang sống ở tu viện hay trung tâm thiền định, bạn không thể đánh giá được những tiến bộ mà bạn đạt được. Chỉ khi nào bạn trở về nhà hay về thành phố thì sự thật của chính bạn mới bày ra được. Trong khi bạn tu tập ở nhóm, bạn cảm thấy rất mãnh liệt và bạn cho rằng sẽ dễ duy trì được nếp tu tập hàng ngày, chẳng hạn thức sớm để thiền định buổi sáng và vân vân.

Nhưng khi bạn trở về nhà, bạn ngủ dậy trễ, rồi trò chuyện, lập kế hoạch trong ngày với bạn bè, ăn sáng… và đột nhiên đã tới chín giờ sáng, thôi, không còn đủ thời giờ để thiền định vì bạn phải vội đi làm. Rồi, ăn trưa, thời gian uống trà, ăn tối, và cuối cùng đã quá trễ không thiền định được cho buổi tối. Và rồi, cứ như vậy tới lúc đời bạn chấm dứt. Điều mà bạn thực sự cần có là trí huệ, nhưng bạn chẳng làm gì để được có nó. Bạn dùng toàn bộ thời gian để làm việc kiếm tiền. Bạn chẳng dành một cơ hội cho trí huệ. Hãy phân tích cuộc sống một ngày của bạn và bạn sẽ thấy cuộc sống luân hồi sanh tử của bạn nó kỳ cục như thế nào.

Cũng không phải bạn thực sự muốn hủy hoại chính mình, bạn cũng không ngu muội đến nỗi bạn muốn bỏ qua năng lực phúc lạc của trí huệ siêu việt. Nhưng bạn đã làm cho thế giới bên ngoài thích thú đến nỗi bạn phải dành trọn thời gian nhìn ngắm nó. Do đó, bạn không bao giờ tự cho mình cơ hội được ngồi xuống và thiền định về thế giới bên trong của bạn. Thế giới bên ngoài ngày đêm trôi qua, nó không ngừng quay. Và mặc dầu bạn không muốn nhưng trí huệ Pháp của bạn sa sút.

Điều đó cũng giống như những gì xảy ra ở tu viện Kopan của chúng ta ở Nepal này. Vào mùa mưa, trời mưa nhiều đến nỗi có quá nhiều nước. Rồi đến khi nắng gắt, lần lượt nước bị khô đi chỉ còn lại bụi đất bị gió thổi bay. Trí huệ Pháp của bạn cũng giống như nước vậy, nó bốc hơi cho đến khi trong tâm bạn còn lại là bụi bặm nhiễm ô. Bạn tự hỏi : “Tôi thực sự đã nghĩ rằng tôi đã có một cái gì đó nhưng giờ đây chẳng có gì ở trong tâm cả. Đã có điều gì xảy ra ?” Bạn cảm thấy trống rỗng bên trong. Có trí huệ ở đó nhưng bạn không cho nó một cơ hội. Không thể nào trí huệ xuất hiện trong vòng một ngày được. Trước hết bạn phải cắt đứt các vọng niệm cũ, rồi “xung động” của trí huệ sẽ từ từ mọc lên đễ dẫn dắt bạn.

Khi các người học đạo đã sống và tu tập Pháp ở phương Đông, trở về nhà ở phương Tây thì chính điều đó sẽ xảy ra. Bất cứ trí huệ nào họ đã đạt được đều sa sút, thậm chí họ không để ý đến sự sa sút đó. Họ không thể hiểu sự sa sút đã xảy ra như thế nào, họ gần như không thể tin có sự sa sút như vậy. Rồi họ lý giải : “Ồ ! cái tôi đã học được từ các lama chỉ là một việc của Đông phương. Nó không có tác dụngTây phương được.” Cái gì không tác dụng ? Nếu bạn không sử dụng nó thì làm sao nó có tác dụng được ? Nếu bạn sử dụng trí huệ của Đức Thế Tôn thì nó sẽ tác dụng, nếu bạn không dùng nó thì nó không tác dụng. Nó sẽ rỉ sét ! Và cũng rất khó khám phá những sự tăng hay giảm rất vi tế trong trí huệ ; bạn phải hết sức nhạy cảmquán sát kỹ lưỡng. Như vậy bạn sẽ để ý thấy tâm của bạn thăng trầm như thế nào.

Nếu bạn không bén nhạy, nếu bạn không quán sát tâm bạn, bạn sẽ không bao giờ để ý thấy được tâm đang làm cái gì. Đây là cách mà con chó ứng xử. Tâm của con chó chao đảo “lên xuống” một ngàn lần mỗi ngày nhưng vào buổi tối con chó không có cách nào để phân tích các sự việc mà nó đã kinh qua trong ngày. Nó không thể nhớ lại được. Con chó cũng không thắc mắc tự hỏi xem tâm của nó đang phát triển hay đang thoái hóa, và bạn cũng như vậy. Bạn không nên giống như vậy. Trong khi bạn quá bận tâm với những phóng chiếu ảo tưởng của “cái tôi” của bạn thì cuộc đời của bạn đang cạn kiệt.

Ở phần hai của việc dâng lời khẩn cầu, bạn quy y vị lama của bạn, người có oai lực giải thoát chúng hữu tình. Người Ấn và người Nepal dùng chữ lama để chỉ cho bất kỳ người Tây Tạng nào. Ở trong sách này, chữ lama có nghĩa thật của nó là người thầy tinh thần, hay là guru. Trong tâm, ngài cầm một chày kim cương “bên trong” có trí huệ siêu việt phúc lạc, bản chất ngài là Đại từ, Đại bi và ngài là người lãnh đạo của tất cả chúng hữu tình.

Rồi thì Heruka Vajrasattva trả lời bạn, ngài nói : “Con của ta, tất cả những điều bất thiện, những thứ che ám, những lời cầu nguyện thiêng liêng đã không thực hiện, đều được tịnh hóa hoàn toàn.” Sau đó, Dorje Nyem-ma tan vào trong ánh sáng và ánh sáng tan vào trong tim của Heruka. Rồi Heruka Vajrasattva cũng tan vào ánh sáng, và ánh sáng đi vào kinh mạch trung ương của bạn và tan vào tim bạn. Ba cửa thân khẩu ý của bạn và ba cửa thân khẩu ý thiêng liêng của ngài Heruka Vajrasattva trở thành làm một không tách biệt. Bạn tồn tại trong cái “một hợp nhất” hưởng thụ phúc lạc của kinh nghiệm tánh Không với tập trung nhất tâm trọn vẹn hoàn toàn siêu việt khỏi tất cả vọng niệm nhị nguyên phân biệt chủ thể khách thể. Đây là sự hưởng thụ cao nhất có thể được.

Trong khi bạn nói lời cầu nguyện, bạn nên thiền định. Sau khi hoàn tất lời cầu kinh, bạn hãy tiếp tục thiền định tập trung nhất tâm vào cảm giác về cái một và không có mọi vọng niệm nhị nguyên như cái này cái nọ, “tôi là…” Rất có thể bạn đã để ý thấy trong những lễ puja các vị tăng Tây Tạng tụng ngâm những lời kinh rồi ngừng, rồi tụng ngâm rồi ngừng, cứ như thế. Một số người có lẽ đã cho là kỳ quặc, nhưng thật ra các vị tăng đó đang thiền định về những điểm quan trọng của sự thực hành, chứ không phải chỉ tụng đọc lướt qua mà không tạm ngừng lại để suy nghĩ. Khi bạn tu tập sadhana Heruka Vajrasattva, bạn cũng nên làm theo cách đó. Và sau khi hồi hướng bạn không nên đứng ngay dậy và chạy vội ra khỏi phòng, mà nên ở lại một lúc trong tập trung nhất tâm về nhất thể của bạn với Heruka Vajrasattva, người đã hoàn toàn là một với vị thầy guru của bạn.

Phải bảo đảm là bạn thấu hiểu trí huệ thiêng liêng của thân, khẩu, ý thánh thiện của Heruka mà không hề phóng tưởng “Tôi là…” Và như tôi đã nhấn mạnh ở trước, bạn cũng đừng có những mong đợi như là “Ồ ! hôm nay có lẽ tôi sẽ thấy Heruka Vajrasattva.” Điều này không chỉ không cần thiết mà cũng còn giúp nảy nở sự mê tín dị đoan của bạn. Do đó, bạn hãy từ bỏ những tư tưởng như vậy. Đặc biệt khi ẩn tu, bạn cũng dừng lo lắng sợ bị đau ốm. Chính sự lo âu đó sẽ làm cho bạn đau ốm. Bạn hãy chỉ việc thư giãn, và có lòng tin lớn lao vào vị Guru Heruka Vajrasattva và vào nhân quả.

Hồi hướng

Bởi công đức này, nguyện tôi nhanh chóng trở thành Heruka Vajrasattva và dẫn dắt mỗi một chúng sanh vào cảnh giới giác ngộ thiêng liêng của ngài.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 65176)
13/03/2013(Xem: 10148)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.