Phần 3 Những Bài Thuyết Pháp

21/09/201012:00 SA(Xem: 17702)
Phần 3 Những Bài Thuyết Pháp

PHẦN 3 
NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP


10 
KHÔNG CÓ ĐIỀU BẤT THIỆN NÀO 
KHÔNG THỂ TỊNH HÓA HOÀN TOÀN

Ngay giây phút mặt trời mọc lên, bóng đêm tự động biến mất, tương tự như vậy, khi ánh sáng trí huệ xuất hiện trong tâm bạn thì tự nhiên bóng tối vô minh sẽ biến mất.

Bất cứ khi nào bạn thất vọng, lo lắng, sợ sệt thì cái nhìn của bạn với thế giới sẽ trở nên méo mó hơn bao giờ và các ý niệm sai lệch của bạn tăng trưởng nhanh lên. Khi cái tâm hoang mang, bất mãn của bạn nổi lên, bạn trở nên mơ hồ như đám sương mù. Lúc đó tâm bạn thật đen tối cho dù bạn đang ở ngoài nắng hay trong ánh sáng đèn pha.

Cho nên việc thực hành một pháp yoga Kim Cương thừa có sức mãnh liệt như pháp yoga Heruka Vajrasattva là rất ư lợi lạc vì nó tạo thuận lợi làm nảy nở trí huệ trong tâm bạn.

Đa số các hành giả tâm linh đã phát những lời thệ nguyện, và các lời cam kết đó coi như một phần của việc thực hành tín ngưỡng của họ. Những người thiếu trí huệ, cảm thấy rằng khi họ không còn giữ được sự cam kết thọ giới, họ tưởng như mình đã làm một việc bất thiện không thể thay đổi được nữa và cảm thấy như bị phạm tội vĩnh viễn : “Ồ ! Tôi đã hứa không làm việc đó và bây giờ tôi đã phạm, đã thất hứa. Tôi sẽ không bao giờ được cứu vãn.” Đó là một vọng tưởng lớn lao. Tất cả các hiện tượng tương đối trong thế giới giác quan này đều vô thường, thay đổi luôn. Và bởi bản chất vô thường đó, các hiện tượng sẽ tự chúng kết thúc.
Một vọng tưởng khác nữa là bạn có ý nghĩ thất vọng rằng bạn sẽ không còn hy vọng nữa. “Tôi đã cố gắng như thế, nhưng tôi luôn luôn phạm lỗi lầm.” Điều này không đúng. Không có ai hoàn toàn sai trái. Tất cả chúng ta đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Trong giáo lý Kim Cương thừa, Đức Phật dạy rằng những thất bại căn bản trong Kim Cương thừa là từ những thệ nguyện cao nhất, nhưng các giới nguyện đó vẫn lập lại được khi bị phá bỏ. Những sự phạm tội như thế rất là bất thiện, tệ hại nhưng vì nó là các hiện tượng tâm lý nên nó có thể được tịnh hóa.

Trong giới luật tăng ni (Vinaya), một phần của kinh giáo, Đức Phật dạy rằng những hành vi rõ ràngxấu xa như giết người chẳng hạn, không thể nào được tịnh hóa trong một kiếp được. Do đó, nếu bạn đã không giữ được một trong năm giới, bạn có thể cảm thấy rằng bạn trở nên thường xuyên bị bất tịnh và rất lo lắng. Nhưng bạn phải nhớ rằng Đức Bổn sư đã dạy nhiều giáo lý khác nhau tùy theo những nhu cầu tâm lý khác biệt của rất nhiều đệ tử. Kinh giáo đã được giảng dạy cho các đệ tử đã có được mức độ hiểu biết nhất định.

Trong Kim Cương thừa Đức Phật dạy rằng không có những hành vi bất thiện nào không thể được tịnh hóa trọn vẹn bởi các pháp yoga Kim Cương thừa rất mãnh liệt. Do đó bạn đừng bao giờ cảm thấy rằng vì bạn đã bỏ phá giới luật, hay chẳng hạn, đã dính líu vào một trong năm tội lỗi được coi là không thể chuộc lại được, nên bạn sẽ trở thành kẻ phạm tộihy vọng được chuộc lại lỗi lầm.(16)

Ngược lại, bạn không thể suy diễn thuần lý luận rằng vì các hành vi bất thiện đều có thể được tịnh hóa nên bạn tha hồ muốn làm cái gì bạn thích. Một cái ly bị vỡ có thể hàn gắn lại được nhưng sẽ không bao giờ giống y như cái mới. Do đó, mặc dầu các giới nguyện, cam kết của bạn có thể chuộc lại khi bị phạm, nhưng bạn cố giữ trong sạch thì vẫn tốt hơn.

Cách tốt nhất để tu tập sự tịnh hóa theo Heruka Vajra-sattva là tham dự ba tháng ẩn tu, trong thời gian đó bạn sẽ trì chú một trăm ngàn lần. Tôi thường yêu cầu các người tu tập tham dự một kỳ ẩn tu ba tháng khi họ muốn được nhận sự quán đảnh theo Heruka Vajrasattva. Và họ nhập thất ẩn tu ở phương Đông dễ hơn ở phương Tây, nơi khó tìm được thời giờ.

Việc ẩn tu phải được xúc tiến trong những điều kiện đúng đắn, như đã giải thích trong chương ẩn tu của sách này. Rất ít người tu hành đã có khả năng tuân theo những sự hướng dẫn này sát theo từng chữ. Việc theo sát chặt chẽ các kỷ luật ẩn tu lý tưởng thì thật là rất khó được. Tuy nhiên rất nhiều hành giả Tây phương rất tận tâmchân thành, đã cố làm được như vậy và mặc dù sự tập trung tâm linh của họ chưa thể mãnh liệt thế, nhưng đợt ẩn tu ba tháng của họ nhất định đã làm thay đổi tâm thức họ được tốt hơn.

Do đó, việc thực hành việc ẩn tu này rất có lợi lạc, nhưng bạn phải đảm bảo rằng bạn đã tạo được những điều kiện dẫn tới thành công. Nếu tôi đang ngồi đây, rồi có người lấy kim đâm vào da tôi và nói : “Thầy ơi ! hãy thiền định đi !” Thì như vậy không thể nào thiền được. Cũng y như vậy, thật là rất khó để ẩn tu giữa một thành phố đang có những rung động của các năng lực gây hấnham muốn. Đó là lý do tại sao các lama Tây Tạng luôn cố tìm chỗ cô độc hoang vắng yên tĩnh để tu ẩn. Những rung động tốt tự nhiên sẽ giúp bạn tu tập.

Nếu bạn có thể thực hành phương pháp yoga Vajrasattva tương ưng với bài giảng này thì không nghi ngờ gì bạn sẽ nhận được sự tịnh hóa mạnh nhất. Tại sao bạn thiếu trí huệ-hiểu biết và các chứng ngộ ? Bởi vì tâm bạn bị che lấp dày đặc bởi các rung động hư dối bất thiện. Chướng ngại nặng nề của những ý niệm của cái ngã của bạn và một sự bất lực mang nhiều xúc cảm khi đương đầu với các khó khăn đã che lấp tâm thức bạn. Trí huệ không thể nảy sanh trong bầu không khí mù mịt đó.

Truyền thống Đại thừa đặt trọng tâm vào sự phối hợp giữa sự tịnh hóa và thiền định phát sanh trí huệ, hơn là đặt nặng một bên này mà nhẹ bên kia. Khi bạn tịnh hóa được các chướng ngại che ám, trí huệ vỗn sẵn có đó sẽ có cơ hội khai triển. Như vậy, đã không phải đối kháng nhau, mà việc thiền định về con đường có thứ bậc (lam-rim) và sự tịnh hóa theo Vajrasattva còn có tính tương đồng hỗ trợ nhau, và nếu bạn thực hành hai việc này chung với nhau bạn sẽ nhanh chóng đạt những chứng ngộ.

Tôi cũng biết dĩ nhiên không phải ai ai cũng có khả năng tìm ra được hoàn cảnh thích hợp để thực hành ẩn tu ba tháng vào lúc này. Mỗi một chúng ta đều có những trách nhiệm, những ràng buộc quan trọng hơn tùy theo nghiệp lực riêng của mình. Nếu bạn không thể thu xếp để tham dự ẩn tu được thì cũng đừng nên nhận sự quán đảnh rồi sau đó cảm thấy như thể – bằng cách nào đó – bạn là một tù nhân của Pháp. Giáo Pháp của Đức Thế Tôn là để cho sự giải thoát, sự tự do chứ không phải sự nô lệ ! Và những ai trong số các bạn hiện giờ không thể dành thời giờ cho việc tu tập miên mật thì cũng đừng cảm thấy thua sút so với những người có thể tham dự. Bạn phải chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của bạn. Sẽ đến một lúc nào đó, bạn có khả năng thu xếp được thời giờ cho điều kiện ẩn tu lý tưởng. Và vào lúc đó bạn sẽ nhận sự quán đảnh nhập môn Vajrasattva kết hợp với việc tham dự ba tháng ẩn tu. Đừng cảm thấy là bạn kém may mắn hay tồi tệ. Điều này không đúng, không có thật. Bạn vẫn rất may mắn. Hàng ngày, bạn có thể tu tập theo “con đường có thứ bậc đưa tới giải thoát” (lam-rim) và thực hiện các đợt ẩn tu ngắn hơn, khi thời gian cho phép.

Để phát triển lòng từ bi của bạn, bạn có thể tham dự đợt ẩn tu theo Avalokiteshvara (Quán Thế Âm). Để có trí huệ, bạn có thể ẩn tu theo Manjushri (Văn Thù Sư Lợi). Để vượt qua sự yếu kémcảm giác thiếu sót, bạn có thể ẩn tu theo Vajrapani. Có nhiều cách ẩn tu khác nhau để phù hợp với sự cần thiết của bạn. Ẩn tu cũng giống như phép chữa bệnh. Ở Tây phương khi bạn ốm bạn cần một cách chữa bệnh để giúp chữa lành bệnh của bạn. Việc ẩn tu cũng vậy : bạn tự đặt bản thân mình vào trong một tình huống, hoàn cảnh nhất định nào đó tùy theo điều trở ngại đặc biệt của bạn là điều gì. Đó là lý do tại sao tôi nói sự ẩn tu cũng giống như dược phẩm, thuốc giải độc cho cả hai : bệnh và triệu chứng.

Tại sao việc tịnh hóa rất mạnh ? Bởi vì trí huệphương tiện đều rất mạnh. Không có một lực siêu nhiên nào trên trời rửa sạch được tội lỗi của bạn. Lực này phải đến từ sự tiếp cận tâm linh của bạn, đó là chiều khóa tâm lý của pháp yoga.

Như tôi đã nói, phương pháp yoga Kim cương Heruka Vajrasattva có thể tịnh hóa những bất thiện tồi tệ nhất bạn có thể tưởng tượng được, bao gồm việc phá hư các giới Kim Cương thừa, Bồ tátbiệt giải thoát. Nó cũng tịnh hóa các triệu chứng của sự bất toại nguyện như tâm thần quá lo lắng, những mặc cảm tự ti, những sự tự kiêu tự đại. Do đó, khi nào bạn thấy bạn đã bỏ lời nguyện, bạn đừng quá xúc động bối rối lo ngại rồi cảm thấy suy sụp tuyệt vọng. Như vậy không khôn ngoan. Thay vì vậy, bạn hãy nhận biết cái gì đã xảy ra, bạn nên hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau (duyên sanh) giữa tâm bất thiện và không kiềm chế của bạn với các điều kiện (duyên) đã khiến bạn bỏ lời nguyện và rồi bạn hãy khéo léo áp dụng các phương pháp tịnh hóa.

Bạn có thể học rất nhiều từ các kinh nghiệm như vậy. Hãy phân tích tâm của bạn ! Về phương diện lý trí, bạn đâu có muốn phạm vào những tội lỗi mà bạn đã hứa không phạm, nhưng tâm không kiềm chế của bạn đã tương tác với các điều kiện và đã ép buộc bạn phạm vào. Do đó, bạn sẽ hiểu được nghiệp lực của bạn và biết xem nó mạnh như thế nào. Từ sự nghiên cứu giáo lý của “con đường có thứ bậc” (lam-rim), bạn biết rằng việc tái sanh làm người rất quý báu này sẽ cho bạn một tiềm năng để làm bất cứ điều gì. Vậy thì làm sao bạn lại cảm thấy tuyệt vọng suy sụp ?

Đừng hạ thấp giá trị các giáo huấn của “con đường có thứ bậc,” nghĩ rằng các giáo huấn đó quá đơn giản đối với bạn, một hành giả vĩ đại của Kim Cương thừa. Các giáo huấn đó không đơn giản tí nào cả mà trái lại, thực sự sâu sắc nhất. Đây không phải là sự phóng đại của một tín đồ chân chính mà là một sự kiện rất khoa học mà bạn có thể tự mình chứng minh bằng cách thấu hiểu và thực hành “con đường thứ bậc” (lam-rim). Bằng cách này bạn có thể rút ra được cái cốt lõi từ đời người quý báu của bạn và thay vì lui sụt, bạn có thể có được sự tinh tấn. Việc này hoàn toàn trong tầm tay bạn.

Một khi bạn hiểu “con đường thứ bậc” một cách thấu đáo, rõ ràng, bạn có thể thấy được những lợi lạc của việc ẩn tu tịnh hóa. Đến lúc đó bạn coi như đã sẵn sàng, thỏa mãn các tiêu chuẩn cho một đợt ẩn tu tịnh hóa. Nếu bạn không biết bạn là ai, là gì, thậm chí bạn không thể tu tập “con đường có thứ bậc” một cách thỏa đáng thì hãy bỏ mặc các phương pháp thâm mật của yoga Kim Cương thừa.

Một khi bạn hiểu được bản chất của cuộc đời bạn và những khả năng mà sự tu tập Pháp đưa đến cho bạn, với trí huệ bạn có thể chọn lựa phương hướng của bạn thay vì bạn mù quáng đi theo những vọng niệm mê muội của bạn như trong vô số kiếp trước đây. Bạn có thể chọn tương lai cho bạn bởi vì bạn biết cách tạo nhân cho tương lai đó. Quá khứ đã chấm dứt, mọi chuyện cũng đã làm rồi. Tại sao lại phải cứ xúc động hoảng hốt với những sự phá giới đã làm, và những hành vi phi đạo đức khác ? Bạn không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn chồng chất điều bất thiện này lên trên điều bất thiện khác mà thôi. Nếu, thay vì dùng thuốc giải độc khi bạn nhận thức một điều phi đạo đức, bạn lại xúc động hoảng hốt, như vậy bạn nhân đôi nghiệp ác xấu của bạn. Bạn phải nên tịnh hóa các điều bất thiện đó, chứ đừng trở nên bệnh hoạn hơn nữa.

Mới đây tôi đọc được một tin chủ nhà băng đã tự tử vì ông ta bị bắt tội đã biển thủ tiền quỹ. Đó có phải là lối thoát không ? Ông ta ăn cắp tiền, cảm thấy có tội, xúc động đến mức rối trí hoảng hốt, rồi tự sát. Đó là một ví dụ cho điều tôi đang nói ở đây : ông ta đã tạo nghiệp xấu là ăn cắp, nhưng họ sắp sửa làm gì với ông ta ? Có lẽ họ bỏ tù ông ta. Cũng có lẽ họ tịch thu tài sản ông ta. Nhưng họ không định giết ông ta, phải không ? Tuy nhiên, ông ta không thể chịu đựng nổi việc ông ta mất uy tín nên ông ta tự sát. Chúng ta cũng thế. Chúng ta tạo nên điều bất thiện rồi thì gần như tự giết mình bằng tội lỗiphiền muộn. Như vậy có đáng để làm không ? Chỉ là hoàn toàn tự hủy hoại mình.

Giờ đây những kinh nghiệm mới đang chờ ở tương lai, và bạn có thể thay đổi hướng đi để gặp hay để tránh những kinh nghiệm đó theo như ý bạn. Tôi không muốn nói bạn có được một sức mạnh tâm linh để thấy theo kiểu thần giao cách cảm các chi tiết của tương lai bạn, nhưng tôi ngụ ý rằng bằng việc phân tích các kinh nghiệm quá khứ và dựa theo sự hiểu biết luật nhân quả (nghiệp) bạn có thể rút ra kết luận về những gì bạn nên làm và không nên làm. Bằng cách này thì việc kiểm điểm phân tích sẽ rất có lợi, còn việc lo âu bối rối thì vô ích, kỳ cục.

Nếu cảm thấy buồn rầu và muốn tịnh hóa các việc ghê tởm đã làm thì cũng chưa đủ. Bạn cũng nên nghĩ rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc như vậy nữa bạn nhất định sẽ kinh qua những khổ đau to tát hơn trong tương lai. Do đó ngoài việc tịnh hóa nghiệp bất thiện trong quá khứ, bạn còn phải tránh tạo ra các hành vi được phát sanh từ sự ngu si, tham lam, sân hận. Nếu bạn tịnh hóa các hành vi không đạo đức đã tạo ra trong quá khứ và kìm hãm, không tạo thêm nữa trong tương lai thì bạn có thể tránh được quả khổ đau. Yếu tố chính để xác định loại nghiệp đã tạo ra bởi hành động của bạn chính là động cơ của bạn. Nó tùy thuộc vào việc bạn có động cơ thiện hay bất thiện. Mặc dầu tôi đã đề cập ở trước về sự tồi tệ của việc phá giới, bạn chớ nên cảm thấy rằng bằng cách giữ giới bạn đã tự bỏ tù mình. Điều này hoàn toàn ngược lại. Giới luật làm cho bạn tự do. Vài người có cảm giác mất mát sau khi họ thọ giới. Họ cảm thấy như một gánh nặng đè trên vai họ. Nếu bạn hiểu giới luật một cách đúng đắn thì bạn sẽ cảm thấy vui sướng khi bạn thọ giới vì bạn biết rằng bạn sẽ rất khoan khoái, khỏe mạnh trên con đường đi tới bến bờ phúc lạc.

Nếu tâm bạn bị trói buộc giới hạn, bạn rất có thể sẽ cảm thấy tội lỗi tuyệt vọng khi bạn phạm giới. Chẳng hạn trong một ngày bạn hứa thọ tám giới Đại thừa. Trong lễ buổi sáng bạn phát Bồ đề tâm và tha thiết kiên định giữ lời thề giới luậtlợi ích chúng sanh hữu tình. Nhưng chiều tối hôm đó, có người đến cho bạn miếng chô-cô-la. Bạn ăn miếng chô-cô-la theo thói quen, hoàn toàn vô ý thức. Rồi bạn trực nhớ, hoảng sợ nói : “Ôi trời ơi ! Sáng nay tôi đã hứa sau bữa cơm trưa sẽ không ăn gì nữa mà bây giờ tôi bỏ lời hứa. Nhưng nó đã đi qua mất rồi.” Nhiều người phản ứng như vậy. Nhưng cái gì mất rồi ? Không có một cái gì “hoàn toàn mất rồi” như vậy. Bạn đã giữ giới trọn vẹn từ lúc bạn phát lời hứa cho đến khi bạn đã bỏ lời hứa nhưng không chủ định làm vậy. Bạn đã không cố ý bỏ lời hứa. Và, không có một năng lực thiện nào bị mất.

Thay vì tự dằn vặt mình một khi bạn phá giới, thì bạn nên thoải mái tự nói : “Không thể tin được ! Tôi thực sự không có ý định ăn, nhưng thói quen cũ của tôi đã lẻn vào và đánh lừa tôi khi tôi không canh chừng đó.” Hãy cảm thấy vui về thời gian bạn đã giữ giới trọn vẹn trong sạch, và cũng cảm thấy vui khi biết được cách thức tâm bất thiện của bạn nảy sanh và hoạt động. Bằng cách này kinh nghiệm của bạn trở nên trí huệ. Việc giữ giới tăng cường sự tỉnh giác của bạn : nó giúp bạn hiểu được nghiệp ở mức độ sâu nhất bằng cách đem lại cho bạn sự ghi nhận đường lối tinh vi nó tự thể hiện. Nếu bạn không giữ giới bạn sẽ không tỉnh biết những hành vi bất thiện của bạn, cũng như bạn không bao giờ biết rằng chúng nằm sâu trong tiềm thức của bạn.

Không có sự hiểu biết này bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc thực sự. Bạn có thể đã hứa giữ giới rồi sau đó lại hối tiếc. “Ồ ! Tôi đã làm một điều sai. Khi về nhà ở Tây phương, tôi mới nhận ra điều sai lầm đó. Chắc chắn ông lama ở Kopan đã thôi miên tôi.” Tôi đã nói đùa. Nhưng chắc vài người có những ý nghĩ tương đồng như vậy. Thực sự, việc hứa giữ giới đáng cần phải làm cho dù bạn có thể thỉnh thoảng bị phạm. Nếu bạn khôn ngoan kiểm điểm, bạn sẽ nhận ra rằng bạn thực sự may mắn đã phát thệ giữ giới. Bạn không chủ đích phạm giới và bạn sẽ thấy cách thức mà thói quen cũ đẩy bạn đến chỗ phạm giới một cách bất ngờ, không cố ý. Đó là một phát hiện rất có ích. Đó là cách thức bạn triển khai trí huệ của bạn.

11 
MỘT QUÁN ĐẢNH NHẬP MÔN 
HERUKA VAJRASATTVA

Yêu cầu cơ bản để được thực hành Kim Cương thừa, như phương pháp yoga tịnh hóa của Heruka Vajrasattva, là sự hiểu biết thấu đáo ba khía cạnh tối quan trọng của con đường đưa tới giác ngộ : đó là sự buông bỏ, phát Bồ đề tâm và một cái nhìn đúng – tức tánh Không. Tôi chắc chắn các bạn có được sự hiểu biết thỏa đáng về ba vấn đề này, nhưng từng ngày, từng năm các bạn nên liên tục nỗ lực thâm nhập các vấn đề đó.

Cũng có nhiều phương diện để tịnh hóa như lạy, tụng kinh, hay thực hành phương pháp yoga của các vị hóa thần bổn tôn khác. Nhưng có lẽ phương pháp Heruka Vajrasattva là phương pháp mãnh liệt nhất. Đây đích thị là cách chúng ta cần. Và trong khi truyền thống Geluk của Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh sự quan trọng lớn lao của việc tịnh hóa, thì chúng ta cần nhiều hơn thế nữa. Chúng ta phải phối hợp các hoạt động khác – như nghiên cứu các giáo phái của con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ và giúp đỡ các người khác – vào việc thực hành thiền định tịnh hóa của phương pháp yoga. Vài người dường như nghĩ rằng chỉ việc thực hành thiền định này là đủ, nhưng họ lầm. Chúng ta phải áp dụng cách trung đạo để các việc tu hành cân bằng, hỗ trợ. Các người học đạo cũ đã qua ba tháng ẩn tu theo Vajrasattva thực sự đã biết phương pháp tịnh hóa thâm mật như thế nào. Các người học mới sẽ tìm thấy sự việc đó. Dĩ nhiên không phải dễ dàng nhưng thực sự xứng đáng để cố gắng đương đầu vượt qua các khó khăn.

Giờ đây cùng với việc trao quán đảnh cho các bạn tham dự ẩn tu, tôi sắp thêm vào một điều kiện nữa. Căn cứ vào kinh nghiệm mà tôi đã để ý quan sát các người học đạo qua nhiều năm, tôi đi đến kết luận rằng, ẩn tu theo nhóm rất tốt cho bạn hơn là ẩn tu một mình. Trong mức độ nhất định thì kết luận này đã thấy rõ ràng. Tất cả chúng ta có một mức độ trí huệ hiểu biết nhất định – đừng nghĩ rằng hiểu biếtlãnh vực riêng của các lama Tây Tạng. Trong từng mỗi người chúng ta một số khía cạnh hiểu biết phát triển tốt hơn một số khía cạnh khác nên khi chúng ta hợp thành nhóm, trí huệ chúng ta được tập hợp lại sẽ tạo nên một sự tích lũy sâu sắc mà chúng ta có thể chia xẻ cho nhau.

Chẳng hạn vào một ngày nào đó, bạn có thể cảm thấy rất lành mạnh còn tôi thì bị ngập chìm trong mớ ảo tưởng mê lầm. Tôi đến nói với bạn : “Tôi đang bị mê muội, tôi phải làm gì đây ?” Bạn sẽ cho tôi câu trả lời. Đây là ý nghĩa Tăng đoàn. Ví dụ bạn đang gặp khó khăn, bạn trình bày điều mà bạn cảm thấy cho người cùng tu, họ sẽ giúp bạn trí huệ, sức mạnhgiải pháp đối với trở ngại bạn đang có. Đó là lý do tôi thêm vào điều kiện là nên tu theo nhóm. Tôi hy vọng bạn sẽ hiểu. Ở đây không phải là chuyện quyền hành : “Đây là việc quán đảnh của tôi, các anh phải làm theo cách của tôi !” Nhất định là không. Tôi chỉ muốn kinh nghiệm này đem lại lợi lạc cho bạn càng nhiều càng tốt.

Khi chúng ta tu tập Pháp, chúng ta nên hành động thiện xảo với sự hiểu biết. Việc ẩn tu theo Vajrasattva đã được giảng dạy cho sự lợi lạc tối đa của con người, cho nên bạn nên tu tập cho thỏa đáng. Nhưng như đã nói, tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn chỉ nên ẩn tu theo mức khả năng tốt nhất của bạn. Trong các bài hướng dẫn giảng dạy của tôi, tôi có hơi cứng rắn một ít, và sự thật thì nghiêm túc sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bạn không thể thực hành chính xác y như tôi đề nghị thì bạn cũng đừng chán nản từ bỏ tất cả. Bạn không thể luôn luôn làm những gì bạn muốn bởi vì nó tùy thuộc vào mức độ riêng của mỗi người. Bạn hãy chấp nhận theo khả năng của mình và hãy bắt đầu ở mức độ đó. Hãy tự khích lệ mình : “Hôm nay có hơi khó, vì tôi không thể quán tưởng chính xác y như vị lama đề nghị. Nhưng rõ ràng tôi đang làm đúng : tôi đã không bỏ thời thiền nào, và tôi đã thiền định theo hết mức của tôi. Quả thực sự tập trung của tôi có hơi xao lãng.”

Tôi biết các người Tây phương học đạo của tôi muốn thực hành một trăm phần trăm như tôi nói và đó là phẩm chất tốt đẹp. Làm việc hoàn chỉnh thì tốt. Nhưng bạn phải thực tế. Khi bạn gặp phải khó khăn, hãy chấp nhận nó. Được sáu mươi phần trăm thì tốt hơn là không có gì, còn tốt hơn là chạy quanh thế giới giống như một con thú hoang với tâm mê loạn. Hãy nghĩ rằng : “Tôi có thể không được toàn vẹn, nhưng tôi vẫn còn khôn ngoan hơn khi cố gắng trì chú với hết sức mình và đem năng lực mình đến cho các huynh đệ học Pháp.”

Và nếu bạn không thể thiền định được như đã giảng giải thì bạn hãy phát sanh lòng trắc ẩn, thương xót. Hãy nhớ lại tâm trắc ẩn mà bạn cảm xót cho chính bản thân bạn khi bạn gặp thời điểm khó khăn và chuyển lòng trắc ẩn đó đến các chúng sanh hữu tình là mẹ của bạn. Rất là tốt nếu đang khi trì chú Vajrasattva mà bạn khóc vì thương xót những người khác. Rõ ràng như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn ngồi đó nghĩ ngợi như : “Tôi rất tệ, tôi xấu xa…” Thiền định với Bồ đề tâm trong khi trì chú Vajrasattva thì tốt. Bao lâu bạn có một phần của tâm bạn vẫn đang thấy được sự tỉnh táo quán sát thì như vậy việc trì chú là đúng. Thay vì thực hiện những sự quán tưởng phức tạp hơn, bạn có thể phát sanh lòng bi mẫn đối với chúng sanh. Tôi muốn những người mới học đạo nên nhận thấy rõ ràng minh bạch loại kỹ thuật thiện xảo này – hướng dẫn bất kỳ năng lực nào nổi lên vào kinh mạch đúng – là đáng nên làm.

Những người nào đã ẩn tu, giờ có thể nhận lễ quán đảnh mà không phải ẩn tu lại. Đối với người mới, chẳng có sự du di nào ; bạn phải tham dự ẩn tu. Nhưng khi bạn tham dự ẩn tu, bất chấp những gì tôi đã nói, tôi thật sự không muốn bạn cho nó là thoải mái, pha trộn một ít sanh tửniết bàn của bạn. Điều này không thể đưa đến hiệu quả được. Đợt ẩn tu của bạn phải là một hành trình niết bàn, giải thoát, trong sạch tinh khiết y như bạn có thể đạt tới được. Xu hướng của chúng ta ưa pha trộn các thứ – nhưng lúc này không phải để làm việc đó, được không ?

Một điều làm cho đợt ẩn tu của bạn dễ dàng hơn là hãy hết sức tận tụy để tu tập thật tốt. Nếu bạn có phần nào chểnh mảng trong việc thực hành như : “Có lẽ tôi nên, có lẽ tôi chẳng nên” – hay nếu tâm của bạn bị xao động hoặc bạn đặt quá nhiều mong đợi thì rồi bạn sẽ thực sự mê muội. Bạn sẽ luôn cảm thấy như bạn thiếu cái gì : “Tại sao tôi đang ngồi đây ? Nếu phải chi tôi đang ở Melbourne thì tôi sẽ có một thời gian thích thú. Tại sao tôi phải ngồi lại đây ?” Các loại câu hỏi như vậy sẽ nổi lên. Tôi muốn bạn hết sức nhất tâm vào việc ẩn tu – dứt khoát rõ ràng và tận tụy. Rồi bạn sẽ thoải mái : chỉ mỗi việc được ngồi trên cái nệm lót để thiền định bạn cũng nhận được một kinh nghiệm hỷ lạc. Và nếu những ý niệm mê tín lung lạc, gây rối bạn thì bạn hãy nhớ lại các kỹ thuật để giải quyết chúng như sự thiền định hít thở có dạng cái bình như được giảng giải trong phần giảng giải. Hãy thực hiện cách thiền hít thở đó và khi tâm bạn được điềm tĩnh trở lại, hãy trở lại những gì bạn đang làm.

Tôi cũng đưa ra thêm một nhận xét về việc trì chú đối với những gì tôi đã nói trong phần giảng giải chính, mặc dầu tôi chẳng nên khẳng định một cách công khai trong trường hợp bạn bắt đầu phân biệt lý lẽ. Tuy nhiên, nếu sau vài tháng ẩn tu bạn thấy được rằng bạn có sự tập trung nhất tâm rất tốt và theo kinh nghiệm, bạn biết rất chính xác bạn đã trì bao nhiêu chú trong một thời thiền thì bạn có thể trì chú thầm, không dùng xâu chuỗi nữa. Nhưng trước khi làm điều này. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã đạt được mức độ tinh tấn đó và đừng để cho tâm phân biệt lý lẽ đó nó lừa bạn.

Các người học đạo đã ẩn tu rồi và đã trì đủ số mật chú thệ nguyện nhưng giờ muốn ẩn tu trở lại thì có thể ẩn tu một mình, không tham dự vào nhóm. Họ cũng có thể đọc thầm chú trong miệng hay thậm chí có thể tập trung thiền định mà không (trì) tụng. Sau khi đã tu hành qua suốt sadhana và bạn trở thành Vajrasattva, bạn tập trung vào chủng tự HUM màu xanh ở tim bạn và tập trung vào một mình chủng tự đó thôi. Bạn có thể hoàn chỉnh đến mức đó bằng cách ban đầu đọc chú ra lời, sau đó đi vào sâu hơn, sâu hơn nữa đến mức đọc chú bằng tâm và cuối cùng không đọc bằng tâm nữa nhưng chỉ tập trung nhất tâm vào chủng tự HUM. Điều này sẽ rất có lợi lạc.

Giờ đây trước khi tôi ban lễ quán đảnh, tôi sắp cử hành một nghi lễ để tịnh hóa các chướng ngại. Các chướng ngại này là những biểu hiện không hình tướng, rất vi tế của năng lực cái “tôi”, chúng ngăn không cho chúng ta thọ lãnh sự quán đảnh trọn vẹn, chúng phải được xua tan trước khi chúng ta tiến hành quán đảnh. Chúng ta chuyển hóa năng lực cái “tôi” này thành ra một dạng hình tướng phẫn nộquán tưởng ngài lama Heruka Vajrasattva xua đuổi nó đi mất, ra khỏi hệ thống quỹ đạo mặt trời nơi mà nó không bao giờ có thể trở lại được. Do đó, trong khi tôi cử hành nghi lễ, các bạn quán tưởng như vậy đấy.

Quán đảnh Heruka Vajrasattva

[Lama Yeshe đã ban lễ quán đảnh từng giai đoạn một theo cách đặc biệt độc đáo sau đây : đầu tiên ngài giải thích việc quán tưởng mà các đệ tử phải thực hiện, rồi ngài đọc kinh bằng tiếng Anh trong khi các người học đạo quán tưởng như đã giải thích, cuối cùng ngài đọc kinh bằng tiếng Tây Tạng. Những điều ghi lại dưới đây là phần giảng giải được in phổ biến cho người đọc một khái niệm về quá trình quán đảnh. Về phương diện kỹ thuật đây không phải là một lễ quán đảnh đầy đủ (wang), thay vì vậy, đây chỉ là kiểu thường được gọi là “sự cho phép tu tập” (je-nang).]

Tinh túy của Heruka Vajrasattva là năng lực tinh khiết được tập hợp lại từ tất cả các bậc giác ngộ. Năng lực này biểu lộsắc thân trắng, phúc lạc, tỏa sáng của vị bổn tôn. Cho nên khi bạn thọ lễ quán đảnh, thay vì nhìn vị lama như một con người bình thường, bị mê lầm, thì bạn hãy chuyển hóa vị lama thành ra hình siêu việt của vị bổn tôn.

Sau đó, theo truyền thống, bạn phải khẩn cầu ngài ba lần, xin được ban cho sự truyền pháp quán đảnh. Có việc này bởi vì chúng ta không cho phép người ta táo bạo nói rằng : “Này này ! Tôi có được một phương pháp thần tốc, mãnh liệt, toàn vẹn để đạt được giác ngộ. Hãy đến đây ! Và tôi sẽ trao nó cho bạn.” Trước khi thọ lãnh quán đảnh, người học đạo phải có được phẩm chất đủ, thích hợp và phải khẩn cầu thọ lãnh quán đảnh một cách hết sức chân thành. Vậy nên bạn hãy lập lại ba lần theo tôi : “Ngài lama Vajrasattva, xin hãy ban cho con sự quán đảnh Vajrasattva thiêng liêng !”

Rồi thì bạn phải phát sanh trạng thái giác ngộ của Bồ đề tâm. Điều này để bảo đảm rằng việc bạn thọ lãnh quán đảnh không trở thành động cơ quyền lực ích kỷ, nhưng thay vì vậy, việc bạn thọ lãnh quán đảnh là một hành động thiết tha hồi hướng cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh hữu tình. Tuy nhiên hôm nay các bạn không thọ nhận thọ giới Bồ tát đầy đủ với sáu mươi bốn lời thệ nguyện, bạn đơn giản chỉ phát sanh động cơ mãnh liệt để sử dụng phương pháp yoga cho mục đích duy nhất là làm lợi lạc cho người khác chứ không phải cho lạc thú tạm thời, và cá nhân nào. Với tư tưởng hồi hướng thiêng liêng mong đạt tới mức cao nhất là sự chứng đắc giác ngộ phúc lạc vĩnh cửu, bạn hãy lập lại ba lần theo tôi : “Lý do duy nhất mà con muốn thọ lãnh quán đảnh là làm sao để con có thể thực hành pháp môn yoga để đạt tới trạng thái giác ngộ an lạc vĩnh hằng cho lợi ích của các chúng sanh hữu tình khác.”

Bây giờ các bạn hãy nhớ rằng bạn thọ lãnh sự quán đảnh đích thực chỉ khi nào tâm bạn giao tiếp, gặp gỡ cùng với tâm của lama Heruka Vajrasattva trong cùng không gian hay ở cùng mức độ tâm thức. Để phát sanh kinh nghiệm đó, điều rất quan trọng là sự tập trung của bạn luôn luôn mãnh liệt suốt trong toàn bộ lễ quán đảnh.

Từ chủng tự HUM ở tim của lama Heruka Vajrasattva, ánh sáng tỏa sáng màu trắng rất mạnh vào trong tim bạn, năng lực điện từ của ánh sáng đó đốt cháy ý niệm cái “tôi” của bạn, đốt cháy hình ảnh bạn, toàn bộ hệ thần kinh vật lý của bạn, chuyển hóa nó thành ra ánh sáng trắng rực rỡ. Ánh sáng này tan ra, và cô đọng lại, trở nên càng lúc càng nhỏ cho đến khi nó hoàn toàn biến mất vào trong hư không rỗng rang. Hãy tập trung vào cái rỗng rang đó.

Bất thình lình trong hư không rỗng rang đó, một hoa sen quý báu xuất hiện. Trên hoa sen xuất hiện một mặt trăng. Ở trong tâm mặt trăng xuất hiện một chày kim cương trắng tỏa sáng rực rỡ – đó chính là bản thể của tâm thức của bạn. Ánh sáng trắng rực rỡ phát ra từ mặt trăng và chày kim cương bao trùm khắp cả hư không. Ánh sáng rực rỡ bao trùm khắp cả đó trở lại chìm vào chày kim cương, bản thể của tâm thức của bạn. Sự hấp thụ ánh sáng vào lại chày kim cương thực hiện như là nguyên nhân phối hợp khiến tâm thức của bạn chuyển hóa thành ra sắc thân cầu vồng siêu việt của Heruka Vajrasattva – không thịt, không máu, không xương.

Tay phải của bạn cầm chày kim cương và tay trái bạn cầm quả chuông tượng trưng cho sự giác ngộ trọn vẹn của bạn về phương tiệntrí huệ. Bạn được Nyem-ma Kar-mo, người nữ thiêng liêng, ôm bạn mà sắc thân thiêng liêng siêu việt của người cũng làm bằng ánh sáng trắng rực rỡ và các chứng ngộ của người cũng tương đương với bạn, kích phát kinh nghiệm phúc lạc, siêu việt của tâm thức tỉnh trọn vẹn trong bạn.

Bạn, (là) Heruka Vajrasattva, được trang hoàng bằng chữ OM trắng, rực rỡ ở luân xa đỉnh đầu bạn, chữ AH đỏ rực rỡ ở luân xa cổ họng, và chữ HUM xanh ở luân xa tim.

Từ chủng tự OM và mật chú Heruka Vajrasattva bao quanh chữ OM ở luân xa đỉnh đầu của lama Heruka Vajrasattva, nguồn ánh sáng trắng rực rỡ mãnh liệt phát xuất ra, lan tỏa khắp hư không vũ trụ và khẩn cầu tất cả năng lực tinh khiết của tất cả các đấng tối cao, năng lực tinh khiết này chuyển hóa thành ánh sáng rực màu trắng, phúc lạc và chìm vào trong luân xa đỉnh đầu của bạn (là) Heruka Vajrasattva. Giống như một thác nước tuôn xuống mãnh liệt, năng lực này đi vào trong sắc thân Heruka Vajrasattva của bạn, tràn đầy hệ thần kinh của bạn với ánh sáng trắng sáng rực phúc lạc, đặc biệt là ở luân xa đỉnh đầu của bạn. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa được các việc bất tịnh của thân đã kết tụ lại trong vô số kiếp.

Từ chủng tự AH đỏ và mật chú Heruka Vajrasattva bao quanh chữ AH ở luân xa cổ của lama Heruka Vajrasattva, một ánh sáng đỏ rực mãnh liệt xuất phát lan tỏa khắp hư không khẩn cầu lời nói thiêng liêng của tất cả của đấng tối cao, lời nói đó chuyển hóa thành ra ánh sáng đỏ rực phúc lạc và chìm vào trong luân xa cổ họng của bạn, Heruka Vajrasattva. Hệ thần kinh Heruka Vajrasattva của bạn được tràn đầy với ánh sáng đỏ rực phúc lạc, đặc biệt ở luân xa cổ họng. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa các điều bất tịnh của lời nói được tích tụ trong vô số kiếp.

Từ chủng tự HUM màu xanh và mật chú Heruka Vajra-sattva bao quanh chữ HUM ở luân xa tim của lama Heruka Vajrasattva, một ánh sáng xanh rực rỡ mãnh liệt xuất phát ra lan tỏa khắp không gian vũ trụ khẩn cầu trí huệ siêu việt thiêng liêng của tất cả các đấng tối cao, trí huệ này chuyển hóa thành ra ánh sáng xanh rực rỡ phúc lạc và chìm vào trong luân xa tim của bạn, Heruka Vajrasattva. Hệ thần kinh Heruka Vajrasattva của bạn hoàn toàn được tràn đầy với ánh sáng xanh rực phúc lạc, đặc biệt là luân xa tim của bạn. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa các điều bất tịnh của tâm ý được tích tụ trong vô số kiếp.

Bây giờ, cùng lúc, ánh sáng trắng rực rỡ hỷ lạc đến từ luân xa đỉnh đầu của lama Heruka Vajrasattva, ánh sáng trắng đó đi vào luân xa đầu của bạn, Heruka Vajrasattva ; một ánh sáng đỏ rực phúc lạc đến từ luân xa cổ họng của lama Heruka Vajrasattva, nó đi vào trong luân xa cổ họng của bạn ; ánh sáng xanh rực phúc lạc đến từ luân xa tim của lama Heruka Vajrasattva, nó đi trong luân xa tim của bạn. Thông qua điều này, bạn và lama Heruka Vajrasattva hợp nhất khôngphá hủy được.

Một bản sao mật chú xuất phát từ mật chú ở tim của lama Heruka Vajrasattva, đi qua miệng của ngài và đi vào trong miệng của bạn (là) Heruka Vajrasattva, và chìm vào trong tim bạn. Việc này xảy ra ba lần. Lần đầu, nó đi vòng quanh chủng tự HUM ở tim bạn, lần thứ hai nó tan vào trong mật chú gốc ở đó, làm tăng sức mạnh và oai lực, lần thứ ba nó tan vào trong chính nó làm cho nó được bất diệt từ giờ đến mãi mãi.

Hãy quán tưởng mật chú như xâu chuỗi năng lực điện. Mật chú như là lửa. Lửa có đặc tính là tự động đốt cháy bất kể cái gì mà nó tiếp xúc. Tương tự, năng lực trí huệ điện của mật chú tự động đốt cháy tất cả những điều bất tịnh của năng lực bất thiện. Hãy lập lại mật chú theo tôi ba lần. Sau lần thứ ba, hãy nghĩ rằng những ban phước của lama Heruka Vajrasattva đã làm cho nó bất diệt.

Giờ đây, từ lama Heruka Vajrasattva, một Heruka Vajra-sattva y hệt xuất hiện đi đến đỉnh đầu bạn, đi xuống qua kinh mạch trung ương và vào tim bạn. Thân, khẩu, tâm của bạn được hoàn toàn hợp nhất với thân, khẩu, tâm thiêng liêng của Heruka Vajrasattva.

Ngang đây, các lama Tây Tạng có một phương tiện để giúp cho những ai không tập trung được mãnh liệt. Chúng tôi chạm vào đầu bạn bằng một cái bánh cúng dường có sơn vẽ hình vị bổn tôn ở trên đầu một cái bánh đó. Khi bạn đi hàng một ngang qua, tôi dùng bánh đó chạm vào đầu bạn, lúc đó bạn hãy tập trung mạnh, nghĩ rằng Heruka Vajrasattva đi vào kinh mạch trung ương đến tim bạn và rằng thân, khẩu, tâm của bạn, (là) Heruka Vajrasattva được hợp nhất trọn vẹn, bất nhị, với thân, khẩu, tâm thiêng liêng của Vajrasattva.(17)

Giờ đây, lễ quán đảnh đã xong. Trong khi bạn lập lại những cầu nguyện hồi hướng theo tôi, bạn hãy tha thiết cầu mong cho nhóm ẩn tu được thành tựu viên mãn.

Từ kinh nghiệm có được trong lễ quán đảnh này bạn có thể thấy rằng đối với người có sự tập trung tốt thì quá trình quán đảnh có thể là một kinh nghiệm giác ngộ. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa Vajrasattva và Tiểu thừa và thừa Ba la mật đa. Ở Tiểu thừaBa la mật đa điếu cốt yếu là tránh các sự hưởng thụ mà chúng ta mắc dính vào ; nhưng ở Kim Cương Thừa chúng taphương tiệntrí huệ mãnh liệt để chuyển hóa năng lực thông thường này vào trong con đường phúc lạc đưa tới giác ngộ.

Nguyên tắc này không hoàn toàn khác với phương cách mà kỹ thuật khoa học hiện đại sử dụng nguồn tài nguyên quả đất trong nỗ lực cải thiện mức sống nhân loại. Dĩ nhiên, những nhược điểm của biện pháp khoa học giờ đây trở nên rõ ràng, bằng chứng là ngay cả các chính trị gia đang phản đối việc làm suy kiệt các nguồn tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường chúng ta – các nhược điểm này không hề thấy xảy ra thông qua sự tu tập Pháp. Khi chúng ta sử dụng năng lực và thông qua phương tiệntrí huệ, chúng ta chuyển năng lực đó vào con đường phúc lạc đưa tới giác ngộ mà không tạo ra bất kỳ một rung động tiêu cực bất thiện nào cả.

Điều quan trọng nhất là trong suốt thời gian ẩn tu bạn duy trì mãnh liệt kinh nghiệm siêu việttoàn bộ tâm thức của bạn đã được chuyển hóa thành ra thân ánh sáng trắng rực rỡ phúc lạc của Heruka Vajrasattva. Bạn phải thực sự tin tưởng điều này. Lợi ích tâm lý của điều này ở chỗ bạn sẽ bỏ đi hết tất cả những ý niệm như : “Tôi là Thubten Yeshe, do đó tôi đói. Tôi là Thubten Yeshe do đó tôi khát nước. Tôi là Thubten Yeshe do đó tôi cần các trần cảnh đẹp đẽ.” Sự tin tưởng này sẽ giúp nhổ tận gốc toàn bộ các phóng chiếu cái “tôi” của bạn. Thật là kỳ diệu. Đại thừa có những phương tiện mãnh liệt rất kỳ diệu để vượt qua tất cả các rung động xấu xa của cái tôi của bạn. Điều này là một phần cực kỳ quan trọng trong đợt ẩn tu của bạn.

Giờ đây, khi tôi nói bạn nên tin tưởng mãnh liệt rằng bạn là Vajrasattva, thì tôi không ám chỉ rằng bạn phải tin là thân vật chất của bạn đã thay đổi. Tôi biết bạn sắp nêu ra luận cứ phản đối mang tính khoa học giả hiệu của người Tây phương như : “Thân tôi được cấu tạo bởi thịt và xương. Làm sao tôi chuyển hóa nó thành ra ánh sáng ?” Đích thực bạn có thể nói như thế nhưng tôi trả lời rằng ngoài thân vật lý bạn còn có thân tâm linh, thân của tâm thức vi tế của bạn. Bạn chuyển hóa chính cái tâm thức vi tế này thành ra thân có ánh sáng cầu vồng siêu việt, trắng rực rỡ của vị hóa thần thiêng liêng và bạn phát sanh sự kiêu hãnh tự hào thiêng liêng về điều đó.

Sự kiêu hãnh thiêng liêng rất quan trọng. Để tôi nói lý do tại sao vậy. Thông thường bạn nghĩ rằng : “Tôi rất tồi tệ. Tôi như thế này nên tôi tồi tệ.” Bạn có biết được ý tôi muốn nói gì không ? Tôi đang đề cập đến sự việc là “bạn cảm thấy tội lỗi” ngay cả khi bạn không có tội. Mặc dù bạn không có tín ngưỡng bạn vẫn cảm thấy tội lỗi. Đừng nghĩ rằng người có tín ngưỡng mới thấy có tội mà thôi. Tôi có đủ kinh nghiệm để biết rằng người Tây phương luôn thấy có tội về việc này việc nọ cho dù họ không có tín ngưỡng. Có lẽ các bạn nghĩ rằng : “Ồ ! Tôi chỉ thấy có tội bởi vì tôi đang cố gắng trở thành Phật tử. Nếu tôi không tu tập Pháp tôi sẽ không cảm thấy tội lỗi tí nào cả.” Đấy không phải là phương cách tránh được tội lỗi. Ngay cả người không tín ngưỡng vẫn cảm thấytội lỗi.

Phương pháp để từ bỏ cảm giác tội lỗi và tự hạ thấp mình xuống như “Tôi xấu xa, tôi bất thiện,” là hãy phát sanh sự kiêu hãnh thiêng liêng sự tự hào mình là vị thần thiêng, và – bằng cách đó – chuyển hóa tất cả những ý niệm bất thiện thành ra năng lực trí huệ phúc lạc. Với kỹ thuật này, bạn có thể đương đầu giải quyết mọi tình huống phát sanh : sử dụng năng lực này và chuyển nó ra thành ánh sáng trắng rực rỡ tỏa sáng như vị thần thiêng. Đó là lý do tại sao tôi đã nói đến chữ “mãnh liệt” ở đoạn trước – bạn phải thực sự tin rằng bạn là Heruka Vajrasattva thay vì “tôi là Thubten Yeshe sinh ra ở Tây Tạng, đã có người cha này, người mẹ kia, tôi đã trốn thoát… là người tỵ nạn… đói.” Bạn phải vượt qua khỏi cuộc chơi thuốc kích thích của cái ngã (“tôi”). Bất cứ khi nào ý niệm thế tục “tôi là” nổi lên thì thân, khẩu, tâm thế tục liền biểu lộ ngay tức thì. Nhưng ngay khi bạn phát sanh kiêu hãnh thiêng liêng và đang kinh nghiệm sự chuyển hóa siêu việt thì bạn loại bỏ được tất cả các ý niệm thế tục thông thường. Dĩ nhiên, việc này rất cần thiết bạn phải làm trong các thời thiền định, nhưng cũng sẽ cần thiết khi ngoài thời thiền nữa. Bạn hãy duy trì năng lực của kiêu hãnh thiêng liêng này thay vì để năng lực đó giảm xuống khi bạn chấm dứt thời thiền, đi ăn trưa và 
cho phép thói quen cũ nổi lên, nhìn nhau bằng sự sân hận, tham lam.

Bạn có thể thấy được bằng cách nào mà phương tiệntrí huệ như vậy, có thể giúp bạn điều khiển được năng lực mê vọng của bạn. Và bạn có thể thấy được sự việc này nhờ kinh nghiệm riêng của bạn chứ không phải nhờ vào lời nói của tôi. Nếu tôi nói quá nhiều về việc bằng cách nào mà Kim Cương thừa chứa đựng tất cả các phương tiện kỳ diệu này thì bạn sẽ nghĩ ngay rằng : “Ồ ! Ông ta tự cao tự đại quá. Ông ta chỉ khoe khoang phóng đại oai lực mà các lama Tây Tạng tự cho là đã có.” Nó sẽ quá nhiều cho bạn mất. Nhưng nếu bạn tự kiểm tra coi lại chính mình bạn sẽ nếm được những lợi lạc. Và trước khi bạn ẩn tu, bạn hãy nghiên cứu kỹ bài giảng này. Hãy đọc kỹ từng câu, nên ngừng lại để kiểm trathiền định về từng câu. Nếu bạn biết thấu đáo rõ ràng về những gì bạn làm thì bạn sẽ không còn nghi ngờ, dao động và bạn cảm thấy rất thoải mái. Điều đó rất quan trọng và còn rất cần thiết để bạn có thể thành công khi ẩn tu.

Nếu bạn bắt đầu gặp các khó khăn trong khi nhập thất, đừng nghĩ rằng : “Tôi rất tệ ; tôi không phải là người ẩn tu tốt.” Thay vì vậy, chỉ việc tự hỏi mình : “Tại sao việc ẩn tu của tôi không tiến triển tốt ?” Bạn sẽ có câu trả lời : “Đó là bởi vì những ảo tưởng mê lầm kỳ quặc của tôi. Và tôi không phải là người duy nhất như vậy. Tất cả chúng sanh hữu tình, những người mẹ của tôi đều có cùng hoàn cảnh như vậy.” Hãy chăm sóc thương yêu các người khác thay vì bản thân mình, và hãy cảm thấy xót xa với những nỗi khổ đau của tất cả chúng sanh hữu tình. Thay vì khùng điên mà than khóc khi gặp trở ngại trong lúc ẩn tu, có một kỹ thuật hoàn hảochuyển hóa năng lực của mật chú thành ra lòng thương xót bi mẫn. Dĩ nhiên những giọt nước mắt xúc động không phải tất yếu là xấu ; khóc cũng có thể là kinh nghiệm phúc lạc.

Chẳng hạn, lần đầu tiên người ta phát hiện tánh Không họ bàng hoàng như thể không tin được và họ có thể hoàn toàn trống trải ra. Ở bên trong, họ kinh nghiệm một rung động phúc lạc ; về phương diện tâm lý, như thể họ được chở đi vào không trung rồi bất thình lình bị rơi xuống. Họ gần như không biết sẽ ra sao. Về phương diện triết lý, điều này có vẻ là rất nghịch lại với kinh nghiệm trí huệ tánh Không bởi vì kinh nghiệm tánh Không hẳn là hoàn toàn tách biệt với cảm xúc. Nhưng mỗi người lần đầu khám phá thực tế về tánh Không đều có kinh nghiệm cá nhân hoàn toàn khác nhau.

Giống như người đệ tử thân cận của lama Tsong Khapa, lần đầu kinh nghiệm được tánh Không trong khi nghe lama giảng pháp. Ông ta cảm thấy như ông ta bị biến mất và ông ta chộp nắm áo của thầy. Lama Tsong Khapa cười và nói, “Cái gã đệ tử của ta đã vừa mới tìm thấy được mình trên cái áo của hắn.” Rồi vị lama tiếp tục giải thích kinh-nghiệm-như-vậy được coi là như thế nào. Cho nên khóc không phải nhất thiết là xấu.

Khi những khó khăn nổi lên, bạn hãy nhớ đến lý do : “Tất cả chúng sanh hữu tình kể cả tôi đều ở trong tình huống này. Tất cả chúng ta đều là đối tượng của lòng bi.” Nếu bạn chứng ngộ được lòng đại bi trong kỳ ẩn tu thì bạn có thể đòi hỏi gì hơn nữa ? Như thế là tuyệt rồi. Sau đợt ẩn tu, mọi hành vi của bạn đều thấm nhuần lòng từ bi. Có thể được như vậy. Nhưng cũng phải thiện xảo nữa. Hãy biết thư giãn trong kỳ nhập thất và khéo léo thiện xảo trong cách bạn thư giãn. Tôi không ám chỉ rằng bạn chỉ nên nằm thôi.

Sau đợt ẩn tu bạn hãy thực hiện đơn giản lễ cúng lửa Dorje Khadro, tôi có bài giải thích ngắn ở chương kế tiếp. Có nhiều cách phức tạp trong lễ dâng cúng lửa theo truyền thống Tây Tạng, nhưng cách này sẽ tốt cho chúng ta. Bạn có thể thực hiện việc dâng cúng mỗi ngày, bất cứ khi nào về phương diện tâm lý, bạn cảm thấy không được tốt, nặng nề hay bất tịnh. Hãy thắp ngọn lửa và làm lễ dâng cúng Dorje Khadro và thiền định nhiều. Nó giống như cách thiền định tum-mo – nó đốt cháy tất cả những điều bất tịnh của bạn.

Câu hỏi : Ở cuối sadhana chúng tôi thiền định về việc coi bản thân mình như là Heruka Vajrasattva. Bằng cách nào để chúng tôi tập trung được vào điều này ?

Trả lời : Loại thiền định này rất sâu sắc – sâu sắc hơn nhiều so với loại thiền định về đối tượng bên ngoài dễ hơn và người ta hay làm hơn. Với thiền định về Heruka Vajrasattva này đôi khi bạn có bị đau một ít ở tim hay tim đập nhanh khi bạn thiền định. Sở dĩ như vậy vì bạn không được thư giãn hoặc giả bạn không nhận thức được đối tượng thiền định là ở trong bản tánh của tâm thức. Khi bạn thiền định bản thân mình là Heruka Vajrasattva và tập trung ở chữ HUM ở tim bạn lúc đó nếu bạn cứ nghĩ thân bạn là vật chất cụ thể thì tim bạn bắt đầu bị đau bởi vì như vậy sự suy nghĩ đã quá ư cụ thể. Việc nhận thức thân bạn vô hình như là thân tâm linh, rất ư quan trọng. Nếu tôi đang ngồi thiền định ở đây và cố đặt chữ HUM cụ thể, vật chất vào tim tôi thì sẽ không có chỗ cho chữ HUM đó đặt vào. Không gian bị choán chỗ hết rồi. Nhưng nếu tất cả mọi thứ đều ở trong bản chất tâm thức thì việc đặt chữ HUM đó có thể được. Cho nên điều quan trọng là quán tưởng chữ HUM siêu vật chất, phúc lạc, mà bản chấttâm thức.

Thường thì với một người tham ái, mê muội có thể sẽ cảm thấy một loại phúc lạc có tính sanh tử luân hồi khi ngắm nhìn một người đàn bà đẹp. Tương tự như vậy, chữ HUM xanh ở tim của Vajrasattva là một đối tượng phúc lạc hay nó phát sanh phúc lạc. Bất cứ khi nào bạn quán tưởng chữ đó, bạn cảm giác được phúc lạc. Đây là một điều quan trọng. Do kết quả đó, bạn sẽ có được sự tập trung nhất tâm rất tốt. Tại sao vậy ? Bởi vì tự bản thân đối tượng thiền định – trong trường hợp này là chữ HUM xanh – cho bạn một kinh nghiệm phúc lạc. Khi bạn có được một kinh nghiệm phúc lạc bạn cảm thấy thỏa mãn. Khoảng trống trong bao tử tâm lý của bạn được no đầy. Khi bao tử tâm lý được thỏa mãn, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn hay bất mãn.

Các Tăng, Ni thường cảm thấy cô đơn… vâng, tất cả chúng ta đều cảm thấy cô đơn. Đó là sự thật. Chúng ta cần phải biết những sự việc này. Nó cần thiết – đấy là Pháp. Có lẽ bạn cho rằng tôi đang nói về những việc dơ bẩn nhưng chúng ta phải hiểu những việc dơ bẩn trong cuộc sống để mà biết phải tẩy rửa cái gì. Thế thì tại sao chúng ta cảm thấy cô đơn và không mãn nguyện ? Bởi vì chúng ta đang tìm kiếm sự thỏa mãn – nhưng không có những kinh nghiệm phúc lạc, cho nên bao tử tâm lý của chúng ta bị đói. Tôi chắc chắn các bạn hiểu được ý tôi muốn nói cái gì.

12 
BÀI GIẢNG TÓM LƯỢC VỀ 
SADHANA VAJRASATTVA

Đạo Phật Tây Tạng xem việc tu tập Vajrasattva là rất quan trọng. Chúng tôi gọi Giáo Pháp này là Gel-kyen dig-drib jong-wa dor-je sem-pai tri.

Gel-kyen có nghĩa là chướng ngại ; dig có nghĩa là điều bất thiện, chỉ kiểu hành vi phi đạo đức ; drib là sự che tối. Sự khác biệt giữa hai chữ cuối này chỉ tính cách kỹ thuật nhưng tựu trung cũng có nghĩa là chướng ngại. Đối với một hành vi dẫn tới sự bất thiện phải có một động cơ bất thiện như một trong ba thứ tâm độc là ngu si, tham lam, sân hận. Sự che tối không nhất thiết được tạo ra bằng một động cơ bất thiện. Chẳng hạn tâm nặng đục, buồn ngủ, hôn trầm đã ngăn chặn bạn không triển khai được sự tập trung nhất tâm, tâm này là một sự che tối nhưng không cần thiết có một động cơ bất thiện nào ở sau lưng nó. Có rất nhiều mức độ thiện và bất thiện ở cùng với tâm. Do đó, khi chúng tôi nói rằng phương pháp thiền định Vajrasattva rất mãnh liệt trong việc loại bỏ các điều bất thiện thì chúng tôi không ám chỉ những hành vi bất thiện phi đạo đức mà còn ám chỉ đến bất kỳ loại chướng ngại nào.

Chẳng hạn vài người trong chúng ta thực hiện giữ giới. Chúng ta phát lời thệ nguyện trước Tam Bảo quy y là Phật, Pháp,Tăng. Chúng ta hứa sẽ làm và không làm một số việc cụ thể. Khi phát lời thệ nguyện chúng ta tha thiết quyết tâmhoàn toàn tự tin rằng chúng ta có khả năng thọ giới một cách trong sạch. Nhưng rồi thì hoàn cảnh xung quanh mình đổi thay, bức tường nội tâm của chúng ta tan ra từng mảnh vụn và chúng ta phạm giới. Không sao đâu ; chúng ta có thể tịnh hóa những phạm giới như vậy.

Ngược lại, khi những người Tây phương học đạo đã đến gặp tôi với mớ cảm xúc rằng họ rất có tội, họ đang nghĩ rằng họ đã phạm một giới này hay một giới nọ, nhưng khi tôi hỏi họ là họ đã chính xác phạm giới như thế nào thì tôi phát hiện họ chẳng phạm giới nào cả. Họ có một kiểu nhận định cụ thể : “Tôi đừng nên làm việc này bao giờ,” khi bản thân hành vi đó không phải là phạm giới nhưng chính thái độ hay động cơ ở sau lưng hành vi đó mới phạm giới. Do đó, cho dù bạn đã làm bất cứ hành vi nào dù ngoài mặt là đối nghịch lại giới luật nhưng nếu động cơ hành động của bạn không bất thiện thì như vậy bạn không nhất thiết đã phạm giới.

Điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là dù bạn có bất cứ loại biểu hiện bất thiện nào thì tất cả những thứ đó đều có thể được tịnh hóa bởi pháp yoga của Heruka Vajrasattva. Đạo Phật, đặc biệt Kim Cương thừa, xác nhận rằng bạn có thể tịnh hóa bất kỳ điều bất thiện nào.

Khi chúng ta nghĩ về một số điều bất thiện nhất định nào đó rất nặng nề, thì dường như chúng còn mãi, không thay đổi được và vô phương tịnh hóa. Ý nghĩ này về sự bất thiện là tự hữu, độc lập là nguy hiểm nhất. Xét về căn bản, tất cả các hiện tượng thiện hạnhbất thiện đều phụ thuộc lẫn nhau và có bản chất biến đổi. Một số triết gia Hindu chủ trương rằng các đối tượng của năm giác quan được kết hợp bởi những nguyên tử tự hiện hữu, bất biếntồn tại vĩnh viễn. Các nhà khoa học phương Tây trước đây cũng đã từng tin tưởng như vậy, và một số người đến bây giờ có thể vẫn còn nghĩ vậy. Những điều đó là những quan điểm sai lầm.

Điều quan trọng mà bạn cần biết là bản thân chúng ta và tất cả các hiện tượng khác như các đối tượng của giác quan hay các phẩm chất bất thiện hay thiện, tất cả đều lệ thuộc tương tác và đều thay đổi. Đặc biệt trong phạm trù việc tịnh hóa, bạn nên nhận thức rằng các biểu hiện bất thiện như sự ham muốn, giận dữ, hay bất cứ thứ gì khác bạn có thể nghĩ tới, tất cả đều không bao giờ giữ y nguyên. Chẳng hạn bạn lọt vào một môi trường nào đó và bất ngờ tâm bạn thay đổi và bạn bắt đầu dao động. Điều đó chứng minh cho thấy tính chất vô thường của những cảm xúc này. Những cảm xúc đó đến rồi đi. Và bạn không chỉ tạm thời giải quyết được các vấn đề bất thiện đó, mà bạn cũng có thể loại bỏ chúng trọn vẹnvĩnh viễn.

Tôi tin rằng người nào thực hành việc tịnh hóa là can đảm : “Tôi có thể đương đầu và vượt qua được bất kỳ vấn đề gì, bất kỳ khó khăn nào.” Đừng cho rằng họ đang thực hành việc tịnh hóa bởi vì họ đang bất hạnh. Nhiều môn đồ của một số tôn giáo phương Tây công nhận triết lý về sự có tội vĩnh viễn do đó họ cảm thấy tội lỗi. Bạn phải tránh thái độ khi nghĩ rằng bạn không thể nào chiến thắng được điều bất thiện. Đối với quan điểm của Kim Cương thừa người tu tập phép tịnh hóa là người can đảm : “Tôi có thể làm việc đó. Mặc dù tôi đã phạm lỗi lầm nhưng tôi tin chắc sẽ có cách giải quyết cho vấn đề của tôi.” Đó là thái độ đúng đắn : bạn không sợ phải công nhận những điều bất thiện của mình. Bạn nghĩ rằng : “Vâng, đó đã là điều bất thiện ; đó đã là tâm không được kiềm chế của tôi.” Bạn chấp nhận nó, nhưng bạn không cảm thấyhy vọng. “Tôi có thể thay đổi tâm tôi. Dù gì thì nó cũng đã thay đổi liên tục không ngừng kể từ khi tôi sinh ra. Giờ đây tôi có thể làm cho nó thay đổi được tốt hơn.” Sự hiểu biết như vậy rất quan trọng – rất quan trọng.

Giờ đây, ngoài việc can đảm nhận ra khả năng tịnh hóa các chướng ngại, bạn cũng nên hiểu biết rằng bạn có thể tịnh hóa các dấu in (các ấn tượng) mà các hành vi bất thiện đã để lại trong tâm thức của bạn. Ở Tây Tạng người ta gọi là pag-cha. Trong vô số kiếp bạn đã tạo đi tạo lại hết nghiệp xấu ác này đến nghiệp xấu ác khác, và mỗi nghiệp xấu đó đã đều để lại dấu in trong tâm bạn. Dù hành động đã dứt rồi nhưng dấu in của nó vẫn còn ở đó và nó sẽ thúc đẩy bạn lập lại hành động đó nữa. Nhưng với trí huệ đúng đắn, tất cả các dấu in bất thiện có thể hoàn toàn được tịnh hóa.

Các chướng ngại xuất phát từ đâu ? Chúng nó đến từ tâm chấp ngã, nhị nguyên, đen tối, ô nhiễm và không thiện xảo. Phương pháp để hàng phục các thứ tâm đó là thực hành yoga Heruka Vajrasattva nhiều lần lập đi lập lại. Pháp này sẽ tạo lập hay tăng cường năng lực trong sạch siêu việt ở trong bạn, sao cho bạn sẽ trở nên thấy mọi sự vật một cách bất nhị, trong bản tánh rỗng rang chân thật của chúng, tức là tánh Không. Theo Kim Cương thừa, khi bạn thấy những sự vật một cách hiện thực hơn thì chúng không còn có vẻ cụ thể mà là phúc lạc. Và khi một sự vật trở nên phúc lạc, nó trở thành một vị hóa thần thiêng liêng ; nó xuất hiện ở trong hình tướng thiêng liêng.

Đôi khi chúng ta cho rằng người khác là xấu, phải không ? Những cái xấu làm ta khó chịu. Vấn đề là vậy. Khi chúng ta nhìn thấy sự vật hiện thực hơn – chẳng hạn bản chất sâu xa hơn của những chúng sanh khác – thì chúng ta đã được chuyển hóa. Hạnh phúcphúc lạc được sạc điện ở trong chúng ta. Do kết quả đó, chúng ta thấy được các phẩm tính của vị thần thiêng ở trong các chúng sanh khác. Những phẩm tính này là gì ? Đó là trí huệ và lòng bi. Và vị Hóa thần thiêng liêng là gì ? Đó là trí huệlòng bi mẫn phát triển toàn vẹn, là các phẩm tính của giác ngộ. Điều này ứng dụng cho bất kỳ vị hóa thần thiêng liêng nào.

Sadhana
Quy yphát Bồ đề tâm

Chúng ta quy y vào Phật, Pháp, và Tăng, tức là Tăng đoàn của Ba thừa. Điều này có nghĩa là bạn không còn có thể nói được rằng : “Tôi là người theo Đại thừa, tôi không quy y các A la hán Tiểu thừa.” Chúng ta quy y vào Tăng đoàn mà không được có sự phân biệt nào cả. Chúng ta cũng quy y vào các daka và dakini. Bạn không thể nói rằng : “Tôi sẽ quy y các daka, nhưng không quy y các dakini.” Chúng ta quy y vào tất cả chư vị Bồ tát. Và đặc biệt bạn quy y với người (lob-pošn) đã trao cho bạn lễ quán đảnh Heruka Vajrasattva.

Đấng chủ đạo mà bạn quy y là ngài Heruka có hai tay và đang đứng, ngài cầm một chày kim cương và một chuông, đang ôm Vajravarahi người phối ngẫu của ngài. Chắc hẳn bạn sẽ rất khó quán tưởng hình tướng với tất cả tay và chân. Ngài Heruka và người phối ngẫu được vây quanh bởi tất cả các hình ảnh các vị đông khắp trong vũ trụ như đã được đề cập trong bài giảng chính. Những vị đó tan vào trong ánh sáng và tan biến vào Heruka, rồi Heruka cũng chìm tan vào trong bạn. Bạn trở thành Heruka. Hãy tập trung vào điều này càng lâu càng tốt.(18)

Khi bạn phát Bồ đề tâm bằng cách nghĩ rằng : “Tôi phải trở thành Heruka…” thì bạn gửi đi ánh sáng rực rỡ đến mười phương thế giới, tịnh hóa tất cả chúng sanh trong sáu cõi và biến họ thành ra Heruka. Rồi tất cả Heruka này chìm tan vào trong bạn. Đó là một kỹ thuật để thực hiện Bồ đề tâm.

Phương pháp yoga thực sự

Khi tu tập pháp yoga Heruka Vajrasattva, bạn có thể quán tưởng bản thân bạn là Heruka hay Vajrapani hay bất kỳ vị thần bổn tôn ưa thích nào của bạn. Nhưng ở đây nổi lên một câu hỏi : “Nếu tôi là Heruka, thì cần gì phải tịnh hóa ?” Dĩ nhiên nếu bạn thực sự là Heruka, chắc chắn bạn không cần sự tịnh hóa nào cả. Ở đây khi bạn chuyển hóa mình thành ra hình tướng thiêng liêng của Heruka cho dù bạn có được sự tập trung rất tốt thì tâm phân biệt nhị nguyên của bạn cũng đang ẩn nấp đâu đó trong sâu thẳm của tâm thức, nó chỉ chờ lúc nhảy ra ngoài và làm cho bạn mê lầm.

Việc này nhắc tôi nhớ lại một câu chuyện về một hành giả tu tập Yamantaka (hình tướng phẫn nộ của Văn Thù Sư Lợi) ở Tây Tạng. Như bạn biết, ngài Yamantaka có tất cả những cánh tay này, mỗi tay cầm một món đồ. Vào một ngày vị tăng này đang quán tưởng bản thân mình trong hình tướng đó, và đương nhiên ông ta đã hoàn toàn tin được như vậy bởi vì khi vị thầy cố đưa cho ông một vật gì thì ông ta trả lời : “Xin lỗi, tôi không thể, vì tay tôi cầm các đồ vật rồi.” Do đó vị thầy nói : “Được rồi, thay vì vậy, con hãy cầm món đồ ta đưa chỉ với bàn tay thông thường bất tịnh của con.”

Cho dù bạn có thể quán tưởng chính bạn là Heruka với một niềm tin tưởng hoàn toàn, không có một ý niệm bình thường nào đi nữa, thì bạn vẫn phải cần sự tịnh hóa. Không phải lý doĐức Phật đã dạy như vậy, nhưng bởi vì tâm nhị nguyên của bạn vẫn còn ở đó. Do đó, ngay cả nếu bạn đã biểu lộ được như là một Heruka bạn vẫn phải thực hành pháp Heruka Vajrasattva. Tuy nhiên khi bạn thực hành bạn chỉ việc duy trì hình tướng thiêng liêng mà không cần chú trọng đến sự tự hào thiêng liêng.

Hãy quán tưởng Heruka Vajrasattva phía trên đỉnh đầu của bạn cách đầu một khoảng sao cho tiện lợi với bạn, nhưng đừng quá cách xa hàng dặm, có lẽ vừa một bàn tay là đủ, thân của ngài không giống thân vật chất cụ thể như thân chúng ta, mà là một sắc thân có màu cầu vồng : rõ ràngtrong suốt, đó là sắc thân tâm linh. Ngài hoàn toàn hợp nhất với người phối ngẫu của ngài. Bà tượng trưng cho trí huệ giác ngộ và ngài tượng trưng cho phương tiện giác ngộ.

Ánh sáng tỏa ra từ tim ngài đến mười phương khẩn cầu tất cả chư Phật và chư Bồ tát. Ánh sáng trắng rực rỡ này là năng lực trí huệ giác ngộ thiêng liêng, tức trí huệ-hiểu biết tinh khiết, hiểu thấu đáo tột cùng bản tánh của tất cả. Đó là tâm tinh khiết. Tâm bất tịnh thì ngược lại, nó chật hẹp, nó thiếu trí huệ thiện xảo và nó phát sanh ra các hành vi bất tịnh.

Ánh sáng trắng rực rỡ của năng lực trí huệ tối thượng đã được khẩn cầu, ánh sáng đó chìm vào trong tim Heruka Vajrasattva, đi xuống theo kinh mạch trung ương đến luân xa bí mật của ngài, rồi đi vào luân xa bí mật của Dorje Nyem-ma và rồi tràn đầy khắp kinh mạch trung ương của bà. Cả hai thân của hai ngài được ngập tràn với ánh sáng trắng rực rỡ phúc lạc. Từ mật chú ở tim của mỗi vị hóa thần này, một năng lực kundalani màu trắng phúc lạc, ào xuống dọc theo kinh mạch trung ương của hai vị, đi qua chỗ luân xa bí mậtđi vào luân xa đỉnh đầu của bạn. Năng lực này rất mạnh, nó như một thác nước. Trong việc quán tưởng yašn-de này, ánh sáng trắng tuôn xuống theo kinh mạch trung ương của bạn, đẩy ra ngoài, qua luân xa bí mật của bạn, tất cả những điều bất tịnhnăng lực bất thiện trong dạng hình tướng con heo, con gà, con rắn… Những con vật này và những con khác như bò cạp, khỉ, bò cái đều tượng trưng cho tất cả các loại bất thiện trong hệ thần kinh bạn. Tất cả được tẩy rửa sạch hoàn toàn. Sự không mãn nguyện, cảm giác cô đơn của bạn cũng được tịnh hóa, kể cả những triệu chứng bất thiện quấy phá mà bạn có thể nghĩ tới.

Bạn cũng có thể thực hành cách quán tưởng mašn-de ở điểm này. Với cách này, bạn quán tưởng các rác rưởi nội tâm của bạn nổi lên trên mặt của năng lực kundalini phúc lạc khi năng lực này làm đầy thân bạn bắt đầu từ dưới lên trên. Rác rưởi này rời khỏi thân bạn thông qua các cửa như lỗ mũi, mắt, miệng, tai và nó nổi thành bọt ra ngoài luân xa đỉnh đầu của bạn.

Rồi thì bạn cũng có thể thực hành thiền định thứ ba tức là phung-de, quán tưởng ánh sáng tỏa sáng rực rỡ. Từ tim của Vajrasattva ánh sáng chiếu rọi qua luân xa bí mật của ngài, xuyên qua đỉnh đầu của bạn và tịnh hóa toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn. Đây là ba pháp quán tưởng bạn thực hiện trong khi bạn đọc mật chú.

Cuối cùng Heruka Vajrasattva chìm tan qua kinh mạch trung ương của bạn vào trong tim bạn. Thân, khẩu, ý của bạn được hợp nhất với thân, khẩu, ý thiêng liêng của ngài. Bạn trở thành Heruka Vajrasattva. Từ nơi tim thiêng liêng của bạn, rất nhiều ánh sáng tỏa chiếu qua khắp sáu cõi luân hồi, tịnh hóa tất cả chúng sanhchuyển hóa họ thành ra sắc thân Heruka Vajrasattva. Rồi tất cả Heruka Vajrasattva này chìm tan vào trong chính bạn.

Điều này rất quan trọng. Chúng ta luôn luôn có quan hệ với những người khác và thường có những nghiệp nặng nề với nhau. Chúng ta giận ghét những người khác, chúng ta dính bám mạnh mẽ với những người khác. Đa số các vấn đề của chúng ta là với những người khác. Chúng ta bị liên kết với nhau mạnh đến nỗi trong suốt cuộc đời chúng ta không ngừng quan hệ hay tình cờ gặp nhau. Khi bạn thực hiện pháp thiền định nói trên, bạn chuyển hóa bản thân bạn và bạn cũng chuyển hóa tất cả đối tượng. Như thế đối với bạn, không có đối tượng nào khao khát thèm muốn mà cũng không có đối tượng nào sân hận, cho nên bạn giữ được sự tinh tấn. Pháp Vajrasattva đặc biệt nhấn mạnh đến sự chuyển hóa các đối tượng sao cho bạn có thể kích phát phúc lạc thay vì kích hoạt ba độcngu si, tham luyếnsân hận.

Cũng từ tim Heruka Vajrasattva của bạn, bạn gửi đi đến mười phương vô số hình thể Heruka Vajrasattva và bất cứ thứ gì bạn cho là hấp dẫn hay đáng ưa chẳng hạn như những người đàn ông đẹp trai, phụ nữ đẹp hay các trần cảnh tuyệt mỹ, tất cả các đối tượng của năm giác quan, bạn cúng dường tất cả những thứ đó cho các bậc tối cao. Bạn hãy quán tưởng rằng việc cúng dường này mang đến đại lạc cho chư Phật chư Bồ tát. Trên thực tế, nghĩa cốt tủy của từ “cúng dường” là cái kích thích, làm phát khởi phúc lạc siêu phàm trong người nhận sự cúng dường đó. Và đó mới là sự cúng dường đúng nghĩa. Nếu bạn dâng một cái gì mà gây ra đau khổ thì đó không phải là sự cúng dường. Bởi vì hàm ý Phật giáo của sự cúng dường là sự việc đó mang đến hạnh phúc, và so với ý nghĩa đó, bạn có thể thấy rằng hầu hết thời gian các món quà của chúng ta không thể hiện theo kiểu đó, và ngay dù chúng taý muốn tốt, món quà của chúng ta thường khiến cho người ta bất hạnh.

Có rất nhiều điều cốt tủy trong sadhana. Bạn phải hiểu mục đích thực sự của việc chuyển hóachúng ta đang thực hành ở đây. Nếu có ai hỏi tại sao bạn thực hành pháp môn yoga này bạn có thể trả lời : “Để tịnh hóa chính mình.” Câu này về cơ bản chấp nhận được, nhưng câu trả lời thực sự phải nên là : “Tôi cần thấu hiểu bản tánh chân thật của tất cả những gì hiện hữu, tôi muốn hiểu thực tại đó.” Đó là mục đích thực sự của pháp yoga Heruka Vajrasattva. Pháp môn này chỉ cho bạn thấy cái gì là sự thật và cái gì là không phải nó giúp bạn nhận ra tánh Không, tánh bất nhị, nó chấm dứt cho bạn khỏi phải tiếp tục ở trong ảnh hưởng của những quan niệm đông cứng lại của cái ngã của bạn.

Bạn càng hiểu thấu nhiều hơn về bản tánh nền tảng của tất cả những gì hiện hữu thì bạn càng trải nghiệm nhiều phúc lạc hơn. Và nếu bạn trải nghiệm phúc lạc càng lớn hơn thì bạn càng gần với sự đạt tới hình tướng đẹp đẽ của vị hóa thần. Đó là điểm chính.

Nhiều người Tây phương cho rằng cách nhận thức về vòng luân hồi sanh tử được giải thích trong Phật giáo quả thật bi đát : “Đạo Phật cho rằng cuộc sống là đau khổ mà không cách nào thoát khỏi !” Như vậy có vẻ như là giáo lýthiền định Phật giáo đã được khám phá giảng dạy nhằm mục đích đặc biệt là làm cho con người khốn khổ ! Đó là một thái độ hoàn toàn sai lầm. Họ không hiểu thực sự họ cần cái gì.

Điều tôi đang nói là, toàn bộ mục đích việc thực hành Heruka Vajrasattva là chứng nghiệm tánh bất nhịsự thật rốt ráo của chính bạn và của tất cả mọi hiện tượng. Sự chứng nghiệm này là một kinh nghiệm phúc lạc cực độ. Một khi bạn kinh nghiệm được niềm phúc lạc này, bạn có thể thấy cái đẹp của vị hóa thần thiêng liêng trong những con người khác và sẽ ngưng gán ép các phóng chiếu bất thiện, tiêu cực lên người khác.

Giáo lý Kim Cương thừa dạy rằng bất kỳ ai thực hành Kim Cương thừa phải xem những con người khác như các vị Hóa thần thiêng liêng. Đó là giáo lý. Những ai đã chứng biết được bản tánh nền tảng, tánh bất nhị, của các chúng sanh khác thì sẽ có được kinh nghiệm siêu việt về sự thấy được các phẩm tính giác ngộ của vị Hóa thần trong những chúng sanh khác. Các hành giả như vậy không có chỗ cho các ý niệm bất thiệntiêu cực.

Những điều đó là những điểm chính. Tôi hy vọng như vậy là đủ. Có ai hỏi gì không ?

Câu hỏi và trả lời

Câu hỏi : Giả sử chúng tôi coi những người khác là Heruka Vajrasattva, nhưng phải làm sao đây khi chúng tôi thấy họ làm những điều bất thiện ?

Trả lời : Ý bạn có nên ngăn cản họ lại, phải không ? Hãy nhớ câu chuyện một vị tăng quán tưởng bản thân mình là ngài Yamantaka. Nó cũng tương tự như vậy. Nếu bạn thấy ai đó làm điều sai trái, bạn có thể nói : “Này ông, việc gì đang xảy ra ?” Tuy nhiên, sự việc là bạn vẫn phải thấy được Heruka Vajrasattva ở đâu đó trong ông ta. Ông ấy đích thật đã quên ông ấy thực sự là ai, ông ấy cũng quên là ông ấy đang hành động dưới ảnh hưởng của tâm con gà, con rắn độc của ông ta. Cho nên bạn có thể nói : “Ông bạn ơi, con gà của bạn đang hiện ra đó !” Hay đại loại những câu như vậy.

Theo kinh nghiệm của tôi thì khó quán tưởng người đàn bà như là các Hóa thần nam như Vajrasattva hay Vajrapani chẳng hạn. Nhưng tôi cố thấy được ở một nơi nào đó trong bầu không khí ở thân người nữ có thân tâm linh trong sáng như pha lê của ngài Vajrasattva hay Vajrapani. Bạn có thể hiểu được việc đó. Mỗi người trong chúng ta đều có phẩm tính Vajrasattva hay Vajrapani nên chúng ta có thể quán tưởng sắc thân thiêng liêng cùng hiện hữu với chúng ta.

Câu hỏi : Đôi khi, lúc tôi thiền định tôi thấy một loại ánh sáng xanh đằng trước mặt tôi. Ánh sáng đó có là thật hay do tưởng tượng ? Và điều đó có ý nghĩa gì ?

Trả lời : Điều này tùy thuộc một phần vào vấn đề là bạn cảm thấy như thế nào khi bạn thấy ánh sáng đó – bạn cảm thấy thư giãn hay cảm thấy kích động ? Nhưng nó không nhất thiết chỉ là một phóng chiếu tâm thức. Đôi khi, lúc tâm thức bạn đã phát triển trong một cách thức nhất định bạn có thể thấy ánh sáng một cách vật chất với nhãn quan của bạn. Tôi cho là rất tốt nếu có ai đó đã có được sự mục kích ánh sáng tự nhiên như vậy. Thông thường khi chúng ta thiền định chúng ta chỉ thấy một màn đen chứ không thấy bất kỳ ánh sáng nào cả. Nếu tôi thấy ánh sáng xanh dương hay xanh lá cây dù trong tưởng tượng thì tôi cũng cảm thấy sung sướng. Về phương diện nào đấy, thì ánh sáng xanh liên quan đến sự vô tận nên việc mục kích ánh sáng xanh gợi lên tâm mở rộng ra chứ không còn chật hẹp.

Câu hỏi : tôi nên quán tưởng ngài Vajrasattva to lớn bao nhiêu ?

Trả lời : Nó thay đổi tùy theo mỗi người. Có người thích quán tưởng ngài lớn, những người khác thích ngài nhỏ. Ngài không nên quá lớn, đa số chúng taxu hướng ưa thích có khổ người tương tự với kích cỡ bản thân họ. Ngài cũng không nên có dáng dấp nặng nề và bằng vật chất và cũng nên quán tưởng Ngài cách đỉnh đầu bạn một khoảng. Bạn cũng không cần phải ép buộc sự quán tưởng. Chỉ đơn giản là ngài hiện lên trong không gian ở trên đầu bạn một cách tự nhiên. Bởi vì trí huệ thiêng liêng của ngài Heruka Vajrasattva có khắp mọi nơi nên năng lực của ngài xuất hiện hết sức rõ ràng không cần sự cố sức, nhanh như sự phản chiếu hình tướng trong gương. Nếu bạn không có một thấu hiểu nào về tánh Không, thì ngài có vẻ như là thực sự nặng nề : “Ồ ! Vajrasattva đối với tôi nặng nề quá sức. Đợt ẩn tu này quá sức nặng nề và ngài cũng quá nặng nề !” Điều đó chỉ cho thấy rằng bạn thực sự không hiểu trí huệ bất nhị.

Dù gì đi nữa, hãy quán tưởng ngài Vajrasattva với kích cỡ nào mà bạn cảm thấy thỏa mãn nhưng phải trong sạch, rõ ràng, như pha lê, hay như ánh sáng cầu vồng, sao cho hễ khi bạn vừa nhìn thấy ngài là bạn được kích thích ngay bởi một kinh nghiệm về kundalini rất hỷ lạctrong sạch. Đôi khi các kinh nghiệm này có thể cảm thấy giống như một cảm giác khoái cảm tột độ nhưng đó không phải là những phản ứng xác thịt. Nếu bạn đang thiền định với sự thấy biết sâu sắc thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn không hiểu biết tánh bất nhị thì mọi thứ trở nên quá vật chất và điều đó có thể nguy hiểm.

Câu hỏi : Xin thầy nói về phẩm tính của Heruka Vajra-sattva ?

Trả lời : Heruka Vajrasattva là trí huệ tinh khiết phát triển đầy đủ của ba đời chư Phật Bồ tát, biểu lộ trong sự phát ra tia sáng trắng rực rỡtinh khiết. Do đó cốt tủy của ngài là trí huệ bất nhị. Bất cứ khi nào bạn thực hành pháp môn yoga này, thì sắc thân thiêng liêng của ngài sẽ biểu thị thực tại cho bạn. Ngài là trạng thái lạc phúc vĩnh viễn của trí huệ tinh khiết.

Câu hỏi : Heruka có ý nghĩa là gì ? Heruka Vajrasattva khác với các Vajrasattva khác như thế nào ?

Trả lời : về nghĩa đen, “Heruka” có nghĩa là sự uống máu nhưng Heruka biểu tượng sự kinh nghiệm niềm phúc lạc vĩnh cửu. Niềm hỷ lạc này có phẩm tính của sự hợp nhất năng lực nam nữ trong chính bản thể mỗi người được đạt tới mức trọn vẹn. Dorje Nyem-ma cầm một cái tách kalapa có chứa một thứ dường như là máu. Điều đó biểu trưng cho việc là ngài ban phát năng lực phúc lạc vĩnh cửu. Khi bạn tu tập pháp Heruka Vajrasattva, bạn uống máu của niềm cảm xúc của kinh nghiệm sự phúc lạc vĩnh cửu. Màu đỏ tượng trưng cảm xúc. Là con người, chúng ta cần diễn đạt niềm cảm xúc với người chung quanh. Có vài người hoàn toàn không có cảm xúc. Họ giống như gỗ. Như vậy không tốt. Ngay cả khi bạn là người đã giác ngộ hoặc đang ở trong đại định, bạn vẫn có thể biểu lộ cảm xúc. Đó chính là vì bạn không bị dính mắc vào những tình huống ngột ngạt theo cảm xúc.

Heruka Vajrasattva có một loại năng lực độc nhất vô nhịnhấn mạnh vào sự phát triển trí huệ. Có bốn loại tantra ; và Heruka Vajrasattva là từ yoga maha-anuttara, hay tối thượng, là loại cao nhất.

Câu hỏi : Khi quán tưởng hai vị Hóa thần ở trong thế hợp nhất, có phải tôi quán tưởng bản thân mình là người đàn ông, hay như là người đàn bà, hay như cả hai được kết hợp ?

Trả lời : Bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy thuận lợi là được. Như tôi đã nói trước, đôi khi đàn bà thấy khó để tự quán tưởng mình như là nam thần và ngược lại đàn ông cũng thế. Nhưng tất cả chúng ta đều có năng lực nam và năng lực nữ bên trong chúng ta. Đôi khi nó không được cân bằng. Vài người đàn ông lại có nhiều nữ tính, người khác quá nam tính. Người đàn bà cũng có tình huống như thế. Chúng ta phải khai triển toàn bộ năng lực nam phái-nữ phái nằm bên trong mỗi người chúng ta.

Cũng vậy, khi bạn ngắm nhìn Vajrasattva trong thế phối hợp với Dorje Nyem-ma, người phối ngẫu, bạn không thể nói rằng vị này cao hơn và vị kia thấp hơn. Cả hai vị đều cùng mức độ và hoàn toàn hợp nhất trong bản tánh. Nếu cảm thấy dễ dàng hơn thì bạn có thể quán tưởng bản thân mình là Yum Dorje Nyem-ma Karmo, với mật chú Heruka Vajrasattva ở tim bạn. Nhưng không thành vấn đề bạn quán tưởng vị thần thiêng như thế nào, cái mấu chốt chính là quán tưởng với sự tỉnh giác mãnh liệt về bản tánh nền tảng của tánh bất nhị. Nếu bạn không có sự tỉnh biết đó thì rất có nguy cơ là sự quán tưởng của bạn sẽ có tính vật chất và sẽ kích thích những ham muốn dục vọng. Mục đích của việc thực hành quán tưởng này là để loại sạch ham muốn.

Câu hỏi : Tôi quán tưởng vị thần thiêng ở trên đầu với khoảng cách cao bao nhiêu ? Tôi thấy dễ có được hiệu quả thác nước với năng lực tịnh hóa khi vị thần thiêng ở trên đỉnh đầu chừng bề rộng vài ngón tay.

Trả lời : Nếu được dễ hơn thì bạn có thể quán tưởng vị Hoá thần hơi cao hơn một chút. Rồi một ống ánh sáng cầu vồng tỏa ra từ tim ngài và nối với luân xa đỉnh đầu của bạn và năng lực kundalini phúc lạc chảy tuôn xuống.

Câu hỏi : Chúng tôi sử dụng sự thiền định Vajrasattva như thế nào để giải quyết những cảm giác tội lỗi có thể xảy đến trong ngày ?

Trả lời : Khi bạn cảm thấy tội lỗi nổi lên, hãy chuyển hóa nó thành ra Heruka Vajrasattva. Bạn là Heruka Vajrasattva từ đầu tới ngón chân. Ngoài những hiệu quả tâm lý của các cảm xúc bất thiện còn có những hiệu quả vật chất vi tế kích thích sự không mãn nguyện. Khi bạn cảm thấynăng lực tội lỗi ở trong bạn, hãy chuyển hóa khía cạnh vật chất vi tế của năng lực tội lỗi đó thành ra mật chú Heruka Vajrasattva. Bằng cách này nó trở thành giải pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Chúng ta cần những giải pháp năng động như vậy đối với các thói quen bất thiện gây phiền nhiễu cho chúng ta. Dùng lý trí để biết được các thứ đó là bất thiện thì cũng không đủ sức để chấm dứt chúng. Ở đây chúng ta tu tập phương pháp thực hành, xây dựng một phòng thủ chống lại chúng thay vì chỉ biết mơ mộng. Đó là cách hợp nhất Pháp với cuộc sống hàng ngày.

Việc ẩn tu

Khi bạn ẩn tu, bạn đừng nên tự thúc đẩy mình quá mức. Đôi khi sự ẩn tu có vẻ hoàn toàn nặng trĩu, ba tháng ẩn tu dường như dài bất tận. Lại nữa, người Tây phương thường không biết cách ẩn tu. Tôi đã giải thích rất chi tiết về bất kỳ giai đoạn nào trong đợt ẩn tu, nhưng nếu thái độ là điều mà bạn quan tâm rất nhiều, tôi nghĩ rằng bạn nên coi sự vui thích tham dự ẩn tu cũng giống như sự vui thích trong một hộp đêm. Bạn đang có được trí huệ phúc lạc – bạn hãy thưởng thức nó !

Hãy thoải mái ! Hãy lập một chương trình ! Nếu một thời thiền rất khó thực hiện, bạn không thích ứng được, hay các kỹ thuật rất khó tu tập, sự hít thở theo dạng cái bình rất khó làm, thì bạn hãy tạm ngưng. Hãy ra ngoài phòng. Người ta cảm thấy rằng : “Ôi việc nhập thất ! Nào là tôi phải nên nghiêm túc ; tôi phải trung dung ; tôi phải chiến đấu ; tôi phải hy sinh bản thân tôi cho một giai đoạn gian khổ.” Nhất định không phải như thế. đừng có ép buộc.

Bạn nên giữ bản thân sạch sẽ, hãy tắm rửa đều đặn. Và hãy ăn các thức ăn bổ dưỡng. Đừng cố gắng là một nhà khổ hạnh cực lực. Đạo Phật Tây Tạng dạy bạn sử dụng tất cả năng lực của bạn – sự giàu có, sắc đẹp, bất cứ thứ gì – để đem bạn đến gần sự giác ngộ hơn. Đời sống là để được giác ngộ.

Lý do mà tôi nêu ra tất cả những việc đó là bởi vì người Tây phương hình như nghĩ rằng ẩn tu đồng nghĩa với việc không ăn ngon, không ăn chô-cô-la. Thật là ngốc ! Hãy ăn ngon – bạn đang làm việc cho sự giác ngộ. Đừng có đối xử bản thân mình như một con bò. Hãy tự khích lệ mình ! Tôi phải nói cho bạn biết rằng các đợt ẩn tu đã là những kinh nghiệm vui thú nhất của đời tôi. Tôi thực sự hưởng thụ chúng. Tôi không thuộc loại làm khó. Lần mới đây nhất ở Tushita tại Dharamsala, tôi có một cái võng. Trong giờ giải lao tôi ra ngoài và nằm lên võng. Các người học đạo thường tụ tập lại và nhìn tôi : “Đó là cách ẩn tu sao ?” Họ không thể tin nổi.

Ẩn tu là để hưởng thụ, không phải trong ý nghĩa mê muội, sanh tử của từ ấy. Phải có cái gì đó lành mạnh để đạt được, như sự thỏa mãn, sự viên mãn trọn vẹn nào đó. Đừng làm cho các thời ẩn tu trở nên khó khăn không cần thiết.

Lễ Puja bằng lửa

Khi bạn đã chấm dứt đợt ẩn tu bạn nên thực hiện lễ Puja bằng lửa Dorje Khadro. Việc này rất có ích. Nó có phần nào giống với sự thiền định tum-mo.

Bạn quán tưởng ngay ở tim bạn một chủng tự màu đen nó thu vào trong bạn tất cả bệnh tật, đau ốm và tất cả triệu chứng hay hiện tượng bất thiện của bản thân bạn và của tất cả hữu tình. Ở nơi luân xa ở rốn có một ngọn lửa. Từ bàn chân, năng lượng gió đi lên và quạt ngọn lửa cho đến khi ngọn lửa kêu ào ào như một lò sưởi. Ngọn lửa càng lúc càng mạnh hơn và bùng nổ lên trong kinh mạch trung ương của bạn, đẩy tất cả năng lực bất thiện từ chủng tự màu đen ở tim ra ngoài qua lỗ mũi của bạn và đi vào miệng của vị Hóa thần. Đó là kỹ thuật thiền định cơ bản.

Ngọn lửa hiện tại đang cháy trước mặt bạn làm cho tâm bạn sinh động sao cho việc thiền định trở nên sâu sắc và hiện thực và giúp bạn nhận ra tánh Không. Đây là điểm chính của lễ puja lửa Dorje Khadro. Không bắt buộc phải thực hiện việc đọc chú sau đợt nhập thất Vajrasattva, nhưng nếu bạn đọc được 110.000 hay 115.000 chú Dorje Khadro thì sẽ rất lợi lộc và có sức mạnh.

Hãy thực hiện bốn thời thiền định trong một ngày. Trước bữa sáng nên thực hiện một thời ẩn tu Vajrasattva, nhưng bởi vì bạn đã hoàn tất xong số lần đọc chú rồi, nên thay vào đó, bạn sử dụng thời này để tham thiền. Nhờ vào việc trì tụng tất cả những mật chú trong thời gian nhập thất, bạn đã tạo lập trong bạn một năng lực cơ bản nhất định – đó là “năng lực hạt nhân” của mật chú. Cho nên giờ đây, bạn chỉ đơn giản tham thiền.

Sau bữa sáng, hãy thực hiện một thời thiền Dorje Khadro hai giờ đồng hồ. Rồi dùng bữa trưa, sau đó nghỉ và nghiên cứu Pháp. Vào buổi chiều hãy làm một thời thiền hai giờ nữa về lễ puja lửa. Cuối cùng vào buổi tối, thực hiện một thời thiền tập trung nhất tâm, không đọc ra lời mật chú Vajrasattva.

Thực ra bạn có thể thực hiện lễ puja lửa Dorje Khadro bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy bị buồn phiền, bị phiền nhiễu liên tục, bị rối loạn, hay không cảm thấy thoải mái. Bạn không cần phải ở trong kỳ nhập thất. Vào buổi sáng, xế chiều hay ban đêm – nó rất có ích, rất mãnh liệt. Nó có thể làm ngưng ngay các tình cảm bất thiện nói trên. Đó là kinh nghiệm của lama Tsong Khapa ; nó là một trong những thời thiền định ưa thích của lama Tsong Khapa. Khi bạn thực hành, bạn sẽ nhận được mùi vị thật của kinh nghiệm của ngài. Nó giống như vàng, một Giáo Pháp vàng ròng.

Đôi khi chúng ta cần thực hiện những cách thiền định năng động này. Hãy quán tưởng Dorje Khadro, một hình tướng biểu lộ của Guhyasamaja với miệng mở rộng giống như một lỗ đen thần lực, hút hết mọi thứ vào trong. Tất cả năng lực bất thiện biến mất vào trong miệng đó mãi mãi.

13 
SỰ THỰC HÀNH VAJRASATTVA VÀ 
TANTRA YOGA TỐI THƯỢNG

Trước khi bạn có thể thực hành giai đoạn hoàn tất của tantra yoga maha-anuttara trong số những pháp môn khác như yoga guru, bạn phải thực hành pháp yoga Vajrasattva.

Ngài Panchen Lama (Ban Thiền Lạt Ma) đã nói rằng để hiểu được thực tại của tâm bạn, bạn phải thực hiện việc tịnh hóa mãnh liệt và làm một số công đức lớn lao. Cả hai đều quan trọng.

Hãy lấy ví dụ về kinh nghiệm riêng của chúng ta. Chúng ta rất nhiệt tình tha thiết và tự đáy lòng mình, chúng ta rất muốn hưởng được sự thiền định sâu xa nhưng bất chấp chúng ta nỗ lực bao nhiêu đi nữa, chúng ta vẫn cứ đương đầu với thứ rác rưởi tâm thức, những sự phân tâm xao lãng, và cái tâm buồn ngủ, hôn trầm. Không kiểm soát, hàng triệu những ý niệm, những suy nghĩ bất thiện và những tâm mê tín dị đoan v.v… phóng nhanh qua tâm bạn. Điều đó có nghĩa rằng một cái gì đó đang hỏng mất. Đó là cái gì ? Sự tịnh hóa. Chúng ta cần tịnh hóa rất nhiều.

Bạn không thể đổ lỗi cho những sự thực hành mà bạn đã làm như là : “ Tôi đã thiền định được hai năm nhưng tôi vẫn không hoàn tất được sự tập trung thiền định nhất tâm. Có đáng để thiền định không ?” Bạn không thể nói như vậy. Mỗi ngày tâm mê tín của bạn đưa bạn đi trên chuyến phiêu diêu thật là không ngờ được. Trong một đêm nó có thể đưa bạn đi khắp thế giới. Mỗi chuyến đi nó để lại những dấu in nghiệp rất sâu đậm trong tâm bạn. Và sẽ mất rất nhiều thời gian để nhổ tận gốc các dấu in đó. Cho nên bạn đừng tự cao nghĩ rằng : “Tôi đâu có làm gì bất thiện. Tôi gần như trong sạch. Tôi chưa bao giờ giết chết ai cả. Tôi không nói dối. Cha mẹ đã chăm sóc lo lắng cho tôi, nên tôi không phải cật lực giành giựt hay lừa dối để kiếm cái ăn cái mặc. Tôi không cần sự tịnh hóa.” Đó đích thực là trò phiêu diêu của cái ngã.

Điều bất tịnh đến từ tâm và thân nữa. Hãy coi lại, kiểm tra lại các chuyến phiêu diêu của tâm bạn từ lúc bạn sanh ra đến giờ. Và thật không thể tin được ! Nếu bạn nhìn vào những kinh nghiệm đó trong ánh sáng của mười hai duyên khởi thì bạn sẽ thấy mình chìm trong đại dương mê lầm. Đó là lý do tại sao chúng ta cần rất nhiều sự tịnh hóa.

Chẳng hạn, rất khó trồng rau diếp loại ngon ở đây, vùng Dharamsala. Đất ở đây toàn là đá, và cỏ mọc rất nhiều. Rõ ràng cần cày sâu cuốc bẩm trên nền đất này. Tương tự như vậy, tâm của chúng ta cần rất nhiều sự tịnh hóa để nhổ tận gốc của mê lầm thô thiển đã ngăn cản tâm thức vi tế nhất của chúng ta làm việc. Đôi khi chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta rất có khả năng làm được một việc nào đó nhưng tận sâu trong tâm một tiếng nói từ tiềm thức liên tục nói rằng : “Tôi không có khả năng, tôi không có khả năng ; Tôi không thạo việc đó. Tôi không bao giờ được giải thoát, không bao giờ được giác ngộ, không bao giờ sẽ là Vajrayogini.” Bên trong, cái loại tiếng nói như vậy tiếp tục phát ra suốt cả thời gian. Trong tiềm thức của bạn, hàng triệu con gà vẫn đang kêu cục tác : “Không thể nào được, không thể được” ; hàng triệu con rắn vẫn đang huýt sáo : “Không thể được, không thể được.” Tiềm thức của bạn bị ô nhiễm sâu đậm bởi hàng tỉ các mê lầm hư dối như vậy đó.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi xem sự ô nhiễm này lan tỏa trong tâm như thế nào. Bạn thật sự tin bằng lý trí rằng : “Tôi có thể làm việc đó,” nhưng vì bị che đậy dày đặc quá, nên hàng tỉ tiếng nói “không thể được” của cái tâm con heo-con rắn-con gà (tham sân si) vẫn tiếp tục bảo với bạn là bạn không thể làm được.

Đó là một sự việc có tính tâm lý. Về lý trí bạn có thể chấp nhận một việc – “Tôi muốn trở thành Vajrayogini” – nhưng đồng thời tiếng nói đó vẫn nói : “Không, bạn không muốn.” Luôn có sự chấp nhận và sự từ chối vào cùng một lúc. Bạn không thể hiểu được điều đó. Bạn thật sự bị lẫn lộn : “Tôi muốn hay tôi không muốn ? Tôi muốn hay không muốn một trái táo ?” Bạn không chắc chắn, không biết chắc.

Đó là tâm nhị nguyên. Chúng ta luôn nói về tâm nhị nguyên, nó như vậy đó. Đó là cách mà nó hành động. Tâm nhị nguyên là luôn luôn so sánh hai cái. Bạn muốn đạt tới sự tập trung thật sâu sắc và khám phá sự giải thoát vĩnh cửu, nhưng đồng thời bạn cưỡng lại, bạn từ chối nó. Tâm con người thật buồn cười.

Cho nên thực ra, theo quan niệm thực tế bạn thấy rất cần tịnh hóa bởi vì khi bạn thiền định thì có rất nhiều chướng ngại. Đó là điều hợp lô gích và nó dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn. Chắc chắn là bạn cần tịnh hóa. Bạn không thể nói : “Tôi đang thiền định vậy là đủ.” Không bao giờ đủ. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa thiền định và tịnh hóa. Như ngài Văn Thù đã bảo Lama Je Tsong Khapa : “Thiền định chưa đủ. Con còn phải tịnh hóa các chướng ngại và tạo nhiều công đức to lớn. Điều rất quan trọng là hai điều này phải được thực hiện cùng một lúc với nhau.”

Giờ đây, bạn có thể thấy tại sao Ngài Văn Thù đã khuyên Lama Je Tsong Khapa như sau : “Đừng chỉ có thiền định suốt thời gian. Cần tịnh hóa nữa.” Ở đây cũng cho thấy rằng ngài Je Tsong Khapa đã rất thích thiền định. Nhiều học giả Tây phương cho rằng ngài Tsong Khapa chỉ là một nhà thông thái, một luận giả của Đạo Phật Tây Tạng chứ không phải là một thiền sư. Nhưng bạn thấy đấy, Ngài Văn Thù đã bảo Lama Khapa “Con đang thiền định quá mức. Nhưng cũng không phải đủ. Con cần phải tịnh hóa và tạo công đức nhiều hơn nữa.” Không nghi ngờ gì nữa, Lama Je Tsong Khapa là một hành giả Du-già (yogi). Bạn không thể tưởng tượng được, ngay lúc khi mới lên mười tuổi, ngài đã là một thiền giả vĩ đại. Và Lama đang thiền định pháp Văn Thù trong khi nhập thất, một hình ảnh của ngài Văn Thù xuất hiện đồng thời trên vách ở hang động. Tôi nghĩ bạn có thể thấy hình ảnh ấy còn ở Tây Tạng.

Sự tịnh hóa rất quan trọng. Đó là cách duy nhất để tránh khỏi hàng tỉ con vật trong tiềm thức đó đã tiếp tục không ngừng nói với bạn : “Không thể được, không thể được.”

Cũng có một dấu hiệu, một triệu chứng tâm lý có hơi khác, như là : “Không thể nào tịnh hóa được, không thể nào cải thiện bản thân bạn, không có khả năng nhổ tận gốc sự bất mãn của bạn, không thể giải phóng sự tham luyến dính mắc của bạn.” Âm điệu này có buồn cười không ? Hãy kiểm tra nó. Ở một mức độ, bạn muốn thực hiện những điều này nhưng khi bạn cố gắng thì có một lời nói từ rất dưới sâu, nói rằng : “Hê, thôi đi. Không thể nào được.” Đó là cái mà chúng ta gọi là Mara (Ma vương), và ông ta có mặt ở đó luôn luôn.

Đó là lý do tại sao chúng ta không có năng lực mạnh mẽ để tịnh hóa chính mình, tại sao chúng ta không thực sự tự tin rằng chúng ta có thể vượt qua nghiệp bám chấp của người phương Tây, chúng ta cũng như những dính mắc như nam châm đối với các lạc thú giác quan. Hãy đi sâu vào trong tiềm thức của bạn và bạn sẽ được thấy những gì tôi đang nói. Về lý trí chúng ta biết chúng tathể đạt được giác ngộ, nhưng dưới sâu, có một chướng ngại vẫn liên tục nói vọng ra : “Không.”

Mấu chốt là thế này : cái tiếng nói bảo với bạn là không thể tịnh hóa nghiệp bất thiện của bạn, chính tiếng nói đó là kết quả từ việc thiếu sự tịnh hóa. Đó là điểm chính. Trong đạo Phật, chúng tôi đề cập rất nhiều đến sự tịnh hóa. Chúng tôi đang nói tới sự tịnh hóa tâm chứ không phải thân, tịnh hóa các thái độ, các trạng thái tâm lý bất thiện, các biểu hiện tâm lý bất thiện. Đó là lý do tại sao phải coi điều tối quan trọng là bạn phải tự tin rằng bạn có thể tịnh hóa bất cứ điều bất thiện nào mà bạn có thể nghĩ tới. Chẳng hạn, Hitler đã hủy diệt hàng triệu con người. Ngay cả sự giết hại rất nhiều người như thế cũng có thể được tịnh hóa hoàn toàn và không để lại một tì vết bất thiện dù nhỏ nhất.

Trong Một bức thư gửi cho người bạn, ngài Long Thọ đã kể một câu chuyện có thật về người em của Đức Bổn Sư, ông ta có sự tham muốn mạnh tới mức không thể tin được, nhiều hơn tất cả những thèm muốn của chúng ta gộp lại. Như vậy mà ông ta cũng đã có thể tịnh hóa và đã trở thành vị A la hán. Còn ông Angulimala, ông ta tu theo một đạo sư tà đạo, ông đạo sư bảo ông ta là khi nào giết chết được một ngàn người thì sẽ đạt tới giác ngộ. Tin vào lời dạy, ông Angulimala đã bắt đầu giết người và khi ông ta giết được 999 người thì đức Phật xuất hiện và bảo cho ông ta biết việc làm đó là sai. Vậy mà ông ta cũng đã có thể tịnh hóa nghiệp bất thiệntrở thành vị A la hán. Cuối cùng có một vị vua tên là Ajatashatru, ông ta sống cùng thời với đức Phật, ông ta đã phạm phải một trong năm tội không thể chuộc lại được, đó là việc bỏ tù người cha đến chết trong tù. Ngay cả việc ác cùng cực này cũng có thể được tịnh hóa và ông đã trở thành A la hán.(19)

Do đó, thông qua những gương điển hình này, bạn nên hiểu rằng bất kỳ nghiệp bất thiện nào mà bạn đã tạo trong cuộc đời, đều được làm bởi tâm bất thiện chấp dính, vô lý, hèn yếu, xúc tình của bạn. Cái hỏa tiễn nguyên tử ở bên trong của trí huệ vĩ đại đầy thần lực, siêu việt, đồng thời sanh của bạn chắc chắn có thể tịnh hóa tất cả ác nghiệp. Bạn phải hoàn toàn tự tin vào điều này, chứ không phải “Có lẽ nó có thể, có lẽ nó không có thể.” Thay vì vậy hãy suy nghĩ : “Chắc chắn một trăm phần trăm, bất kỳ nghiệp nào mà thân, khẩu, ý của tôi tạo ra đều có thể tịnh hóa hoàn toàn.” Cái tâm hiểu biếtcan đảm này là rất, rất hữu dụng. Không có nó, bạn sẽ không bao giờ thành công trong thiền định bởi vì hàng tỉ con vật đó trong tiềm thức bạn sẽ bảo với bạn “Không, không, không, không…”

Nếu bạn trì chú Vajrasattva hai mươi mốt lần mỗi đêm, thì nó sẽ ngưng được sự tăng nhanh theo cấp số mũ các hành vi bất thiện đã tạo ra ngay đó. Nếu không tịnh hóa, năng lực bất thiện của một ngày sẽ nhân đôi lên bởi ngày kế tiếp rồi lại nhân đôi nữa bởi ngày sau đó và tiếp tục như thế. Các giáo lý Kim Cương thừa cũng giải thích rằng nếu bạn trì chú một cách đúng đắn được một trăm nghìn lần bạn có thể tịnh hóa các nghiệp bất thiện, kể cả các thệ nguyện căn bản của Kim Cương thừa đã bị phạm, bị phá bỏ. Không có một hành vi bất thiện nào mà không thể tịnh hóa được với pháp môn này. Nó rất mãnh liệt.

Lại nữa, như tôi đã giải thích ở trên, có nhiều phương diện khác nhau của Vajrasattva : Kriya, charya, yoga và maha-anuttra yoga. Cái maha-anuttra yoga này cũng gồm có Guhyasamaja và Yamantaka, như đức Song Rinpoche nói, thì hai cái này nhấn mạnh vào sự tịnh hóa vật chất, tức là tịnh hóa thân thể trong khi Heruka Vajrasattva tập trung sự quan tâm vào sự tịnh hóa tâm thức nhiều hơn. Đó là lý do tại sao nó là một phương pháp mãnh liệt như thế. Không chỉ đối với người Tây Tạng. Rất có thể một số thực hành thích hợp cho người Tây Tạng nhưng không thích hợp cho người Tây phương nhưng pháp này không thuộc trong số đó. Tôi đã làm một số thí nghiệm nhân chủng học trên một số đệ tử Tây phương của tôi, và đến giờ này tôi cho rằng sự tu tập Vajrasattva của họ là khá thành công. Sau khi ẩn tu xong đầu óc họ đã thay đổi và tôi không ngờ có sự thay đổi lớn như thế. Có nguyên nhân nào đó đã khiến cho việc thực hành Heruka Vajrasattva đã chuyển hóa họ thành ra những người hoàn toàn khác. Tôi vui mừng khi người Tây phương đã thấy được pháp này có ích và thích hợp với họ biết bao.

Việc tu tập Vajrasattva trên thực tếhoàn toàn đơn giản. Trước tiên, như tôi đã lưu ý trước, bạn phải nhận ra được hành vi bất thiện của bạn. Dường như bạn không có hành vi nào nổi cộm hay một cái điều xấu nào để nhận thấy được, nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều, nhiều điều ở dưới sâu trong tâm thức của bạn. Khi bạn thực hành thiền định Vajrasattva, bạn phải tịnh hóa tất cả những thứ này. Bạn cũng phải có sự tự tin mãnh liệt rằng bạn có khả năng sẽ được tịnh hóa, một lòng tin mãnh liệt rằng sự tịnh hóa sẽ làm được, và bạn phải có một quyết tâm mãnh liệt là không bao giờ lập lại những hành vi bất thiện này nữa. Điều quyết tâm không tái diễn này là một trong bốn lực đối trị mà tôi đã giải thích trong bài giảng chính. Việc sử dụng các lực đó là cách đúng đắn để tịnh hóa.

Tự bản thân việc thiền định thì đơn giản. Tôi sẽ lướt nhanh qua việc này. Cách trên luân xa đỉnh đầu của bạn một khoảng vài ngón tay, có một hoa sen và một mặt trăng làm thành tòa ngồi trên đó là một chày Kim cương trắng với chữ HUM ở trung tâm. Ánh sáng tỏa rực ra mọi hướng tịnh hóa tất cả các hoàn cảnh môi trường và các niệm mê lầm của tất cả chúng hữu tình là mẹ của bạn, rồi thì ánh sáng quay trở lại nhập vào chày Kim cươngchuyển hóa chày Kim cương thành ra sắc thân Heruka Vajrasattva trắng rực rỡ. Lama Je Pabongka mô tả những sắc thái khác nhau của màu trắng đối với những dáng nét khác nhau của thân Vajrasattva. Tự bản thân ngài trong suốt như pha lê, hoa sen trên tim ngài có màu sữa trắng, câu chú viền xung quanh hoa sen có màu bạc. Mọi thứ đều vẫn màu trắng nhưng có hơi phân biệt để giúp bạn quán tưởng.

Ngài có một mặt và hai tay, tay phải cầm chày vajra, tay trái cầm chuông. Ngài ôm Dorje Nyem-ma người phối ngẫu, bà cầm con dao cong bên tay phải, và bên tay trái bưng lấy tách kapala đựng đầy năng lực phúc lạc. Rồi, năng lực kundalini màu trắng phúc lạc tuôn ra từ tim hai vị chảy dọc theo kinh mạch trung ương tới chỗ hai người giao nhau ở luân xa dưới, xuyên qua tòa hoa senmặt trăng, rồi xuyên qua luân xa đỉnh đầu bạn, đi xuống theo kinh mạch trung ương, làm sạch tất cả những hành vi bất thiện trong tiềm thức và trong tâm thứcchúng ta đã nói tới trước đây. Và để làm điều này, chúng ta dùng ba kỹ thuật thiền định khác nhau – mašn-de, yašn-de và phung-de – mà tôi đã mô tả chi tiết rồi.

Hành giả du già vĩ đại, Lama Je Pabongka đã nói trước đây rằng nếu bạn đang thực hành giai đoạn hoàn tất, bạn có thể thực hiện một sự quán tưởng thêm nữa mà nó sẽ giúp bạn được điều đó. Khi năng lực kundalini phúc lạc đổ uà xuống kinh mạch trung ương của bạn, nó kích hoạt bốn loại phúc lạcphúc lạc, đại phúc lạc, phúc lạc phi thường, và đại phúc lạc tối thượng – khi năng lực đó đi qua luân xa đỉnh đầu, luân xa cổ, luân xa tim và luân xa rốn. Bốn mức phúc lạc tương ưng với bốn luân xa đó.

Và, khi bạn nghĩ về điều bất thiện, không phải chỉ những bất thiện vật chất mà còn tịnh hóa những sự yếu kém tâm linh nữa, như là nỗi buồn, nỗi cô đơn, và vân vân. Những lợi lạc khác của năng lực phúc lạc đổ xuống kinh mạch trung ương của bạn là để giúp bạn mở tất cả luân xa của bạn và để phát triển sự thiền định tum-mo và đại lạc. Cho nên giờ đây bạn thấy rằng bạn có thể thực hành thiền định Vajrasattva ở mức độ đơn giản giai đoạn phát sanh hay ở mức độ tiến bộ hơn trong giai đoạn hoàn tất.

Bởi vì việc tu tập Vajrasattva cho phép bạn vượt qua khỏi bất kỳ loại bất thiện nào nên bạn sẽ trở nên can đảm cương quyết và sẽ được giải thoát. Bạn sẽ tự tin rằng bất cứ cái gì cũng có thể được, rằng bạn sẽ chế ngự được bất kỳ khó khăn nào. Khía cạnh này rất là quan trọng. Nó cho bạn nguồn cảm hứng lớn lao. Một tâm yếu hèn sẽ cứ nói : “Không thể được, không thể được. Tôi không thể làm điều đó được. Tôi không quyết định được.” Một vài người thậm chí cũng không thể quyết định là có nên đi vào phòng tắm hay không. Bạn nghĩ thế nào về họ ? Họ cần tu tập Vajrasattva ! Thật đúng như vậy, bạn không ngờ được ! Tôi không hiểu nổi tâm thức của vài người, họ không thể quyết định cái gì cả. Trời ! Khi tôi gặp những người như thế, tôi cảm thấy cuối cùng là tôi cũng đâu có tệ lắm ! 

Sự tịnh hóa rất ích lợi. Nó đem tới cho bạn sự thỏa mãn bao la và tính dễ thích ứng của tâm. Bạn biết bạn có thể làm được một việc gì đấy. Bạn có thể đi vào chỗ nào vào lúc đêm tối, bạn có thể đi ra ngoài nắng, thậm chí bạn có thể đi xuống dưới lòng đất ! Bạn trở nên tự tin vào khả năng của mình có thể làm bất cứ việc gì.

Tôi thực sự hy vọng rằng tất cả những đệ tử của tôi sẽ trì tụng ít nhất là một trăm nghìn lần mật chú Vajrasattva xong trước khi chết. Tôi thực sự tin rằng sau khi ẩn tu Vajra-sattva họ không thể tái sinh vào các cõi địa ngục. Nhất định là không thể ! Họ có thể quyết định : “Sau khi ẩn tu Vajrasattva sẽ không còn cách nào để tôi có thể bị sanh vào cõi khốn khổ bất hạnh nữa. Và tôi chẳng quan tâm đến việc sống chết nữa.” Bạn sẽ có được một sự bảo đảm như thế. Ẩn tu Vajrasattva là một sự bảo hiểm khỏi bị sanh vào các cõi dưới. Chúng ta cần sự bảo hiểm như vậy. Giờ đây tôi đang trở thành một người bán bảo hiểm ! Thật khủng khiếp phải không các bạn ! Dĩ nhiên tôi cần các bạn giúp để làm cho công ty bảo hiểm của tôi thành công !

Cho dù chúng ta là người tín ngưỡng hay vô thần chúng ta cũng cần lòng tin. Tất cả chúng ta đều vô thường. Chúng ta không biết lúc nào chết. Tất cả chúng ta đều có những nhược điểm này. Nhưng nếu bạn có một sự bảo hiểm bất hoại đó thì có ai làm cho bạn âu lo về cái chết được ? Chết là tự nhiên ; lo âu về cái chết là vô ích, lãng phí thời gian. Thay vì lo lắng rằng thân thể mình càng lúc càng không được như xưa, bạn hãy nghĩ đến việc tái sanh với một thân khác, tốt đẹp hơn. Cách nào đấy, tôi đang nói đùa ! Tuy nhiên điều tôi muốn nói là bạn cần một sự tự tin : “Tôi sắp sửa chết, nhưng tôi nhất địnhít nhất tôi cũng không tái sanh vào các cõi thấp.” Cần có một sự bảo đảm như vậy bởi vì với sự tin chắc như vậy sẽ xuất hiện một mức độ tâm linh mà bạn có thể đạt tới và ở mức độ đó bạn không thể tái sanh xuống thấp được.

Đối với những ai không thể trì tụng mật chú Vajrasattva dài như sự thực hành hàng ngày, Đức Song Rinpoche có nói là bạn có thể đọc chú ngắn : OM VAJRASATTVA HUM hai mươi mốt lần trước khi đi ngủ. Mất khoảng hai phút, ai cũng đều làm được.

Giờ đây tôi chắc chắn rằng bạn hiểu một cách thấu đáo rõ ràng là bạn không cần phải giết, phải bắt cóc, phải đánh đập người ta để mới cần sự tịnh hóa Vajrasattva. Có một lý do sâu xa hơn là việc chỉ muốn tịnh hóa những điều mà người bình thường gọi nó là điều bất thiện. Cái gì là bất thiện ? Đa số người ta giải thích bất thiện là làm điều xấu đối với người khác. Người Mỹ luôn nói rằng : “Chúng tôi đã không làm điều tồi tệ, chúng tôi luôn giúp những người khác.” Thật là chuyện tức cười. Họ đang đánh lừa chính họ. Ngay cả khi nếu bạn đã dâng hiến trọn đời bạn để giúp đỡ những người khác thì cái tâm yếu đuối vẫn còn đó. Đó là lý do cần tịnh hóa.

Một điều mà tôi đã quan sát được là : một người đã làm rất nhiều điều xấu cũng có khả năng làm bao nhiêu điều tốt. Đây không phải là một sự kiện hiển nhiên, nó chỉ là điều tôi quan sát thấy được. Có một số người hoàn toàn gần như tê cứng, trơ trơ. Các hành vi tốt lành hoặc bất thiện của họ cũng chẳng có sức mạnh nào, tất cả những hành vi của họ giống như nước lã. Những người kiểu như thế này có khuynh hướng cho rằng : “Tôi đã không làm điều gì xấu. Tôi luôn thận trọng. Nên tôi không cần tịnh hóa.” Đúng là họ có thể đã thận trọng nhưng đó chỉ là từ việc tự xót thương mình và quan tâm đến hạnh phúc no ấm cho riêng mình. Điều đó không có nghĩa là họ không cần sự tịnh hóa.

Lấy Milarepa làm ví dụ. Sau khi cha chết, những người trong làng lấy hết tài sản của mẹ, và bà muốn trả thù mới gửi Ngài đến ông thầy pháp bá đạo để học pháp huyền thuật giết người. Vào một đêm, dân làng tụ họp ở nhà một người, tham dự một bữa tiệc. Với pháp thuật, ngài Milarepa đã khiến cho mái nhà sụp xuống, giết hại họ. Ở đây, bạn có thể thấy được bằng cách nào ngài đã tích tụ được một năng lực bất thiệnsức mạnh ghê gớm. Ngài học pháp thuật trong nhiều năm với một động cơ duy nhấtbất thiện trong tâm là cố giết cho được những người đó, ngài canh chừng và chờ đợi cho đến khi có được cơ hội thích hợp. Nhưng sau đó, ngài đã có khả năng phát sanh năng lực thiện hạnh mãnh liệt hơn nhiều, đã tịnh hóa tất cả điều bất thiện và đạt tới giác ngộ ngay trong một đời. Ngược lại, có những người như là trơ ra, chẳng hề chịu tác động ảnh hưởng cho dù bởi thiện hạnh hay bất thiện, họ hoàn toàn xao lãng với những điều đó.

Tiềm năng con người rất mạnh, khó mà tin được. Bạn có thể làm những thiện hạnh như vậy. Chúa Jesus đã hết sức thần lực không thể tưởng tượng. Có người cho ngài là điên. Còn đức Thích Ca Mâu Ni cũng vậy. Ngài có quyền lựcgiàu có không lường, nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả, trốn khỏi chốn luân hồi sanh tử và trở nên giác ngộ. Người ta nghĩ rằng ngài ngu dại : “Nếu ông ta ở lại và làm vua, ông ta đã có thể giúp ích rất nhiều cho những người khác, nhưng ông ta đã bỏ vào rừng để sống như một con thú. Ông ta quả là kỳ cục.” Con người có những quyền lực và tiềm năng lớn lao và có thể tịnh hóa số lượng lớn lao các hành vi bất thiện.

Nếu bạn muốn thực hành giai đoạn hoàn tất của Kim Cương thừa, trước hết bạn phải trì tụng một trăm nghìn mật chú Vajrasattva. Sự tịnh hóa là hết sức quan trọng vì sự giải phóng khỏi tâm nhị nguyên chính là sự giác ngộ. Chúng ta nói về sự chứng đắc giác ngộ, tức Phật tánh. Đó là sự tự do, sự giải thoát khỏi tâm nhị nguyên. Sự tịnh hóa nhổ hết tận gốc rễ tâm nhị nguyên.

Hơn một ngàn năm trước, khi ngài Atisha làm cuộc hành trình dài trên đường núi từ Ấn Độ đến Tây Tạng, ngài đã dừng đoàn lữ hành lại, để thực hành việc tịnh hóa ngay bên lề đường. Bất cứ khi nào Ngài để ý nhận ra một ý tưởng, một khởi niệm bất thiện dù là hết sức nhỏ ngài liền tịnh hóa nó ngay tức thì và tại chỗ. Điều này cho thấy ngài là một vị hành giả yoga vĩ đại, một vị Bồ tát vĩ đại. Điều này cho thấy ngài thấu hiểu về nghiệp. Chúng ta không hiểu nghiệp. Chúng ta chỉ để cho nghiệp tiếp diển. Nhưng ngài hiểu nghiệp bất thiện nhân nhanh lên như thế nào trong tâm thức nên ngài luôn quyết định tịnh hóa ngay tức thì.

tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn. Nếu bạn nhạy bén, bạn sẽ nhận ra được hậu quả của một nghiệp bất thiện dù là nhỏ nhất. Nếu bạn chìm ngập trong biển nghiệp bất thiện, bạn sẽ không cảm thấy được nó. Tấm màn nặng nề dầy đặc của điều bất thiện luôn luôn ở đó.

một lần, một vị đại lama đã rất trong sạch đến độ ông ta luôn thấy được ánh sáng trước mặt. Vào một ngày một gia đình Tây tạng mời ông ta đến làm lễ puja ở tại nhà. Nhưng số tiền mà họ dùng để mua thực phẩm và trà cúng dường ông ta, đã có được nhờ buôn bán kinh Prajnaparamita, Bát nhã ba la mật, kinh này nói về sự hoàn thiện của trí huệ. Như các bạn biết, tiền bán những vật dụng thiêng liêng như kinh sách, tượng phải không được dùng để mua mhững thứ cho nhu cầu tạm thời.

Đêm đó khi vị lama trở về nhà, ông ta nhận ra rằng sự thấy ánh sáng trước mặt ông đã biến mất. Đó là bởi vì ông ta đã ăn thức ăn không “tinh sạch” trong ngày. Nếu bạn nhạy bén và nghiệp của bạn nhẹ, bạn sẽ nhận ra được dễ dàng và nhanh chóng các hậu quả của các hành vi bất thiện và quả của nó sẽ đến sớm. Nghiệp của chúng ta rất nặng bởi vì bất cái gì chúng ta làm, chúng ta không hề nhận ra nó. Bởi vậy việc quán sát nghiệp rất quan trọng.

Khi chúng ta bàn tới việc quan tâm đến những lời thệ nguyệnchúng ta đã hứa – như năm giới, những giới nguyện với tư cách là tăng, ni, những Bồ tát giới – việc quan tâm đó phải được triển khai cùng với nghiệp. Chúng ta không giữ những giới này để trở thành những tù nhân. Do đó, việc tịnh hóa là rất, rất ích lợi.


14 
NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA VAJRASATTVA
VỐN CÓ SẴN Ở TRONG CHÚNG TA

Tại sao truyền thống Phật giáo Tây tạng có pháp tu Vajrasattva ?

Mọi người đều muốn được hạnh phúc tối đa và thỏa mãn trọn vẹn. Chúng ta, tất cả đều muốn tâm của mình đừng có chao đảo như thường bị, mà làm sao để được tinh sạch, trong sáng, kiểm soát được, và ổn định. Tất cả chúng ta đều muốn có được sự tập trung tốt, có khả năng đặt tâm mình vào bất cứ đối tượng nào mà ta chọn và để tâm ở lại chỗ đó.

Nhưng thật là rủi ro, ngày qua ngày trong cuộc đời, chúng ta bị ngập chìm, mất thăng bằng bởi tám mươi thứ tà kiến mê lầm, hay nói theo từ Phật giáo thông dụng là ba tâm độc ngu si, sân hận, tham lam. Bởi thế chúng ta thấy rất khó được hạnh phúc. Thậm chí chúng ta cũng không biết làm sao để được là con người hạnh phúc sống một cuộc sống hạnh phúc, chứ chưa nói tới việc giải thoát, giác ngộ.

Có một cái gì đó ở trong ta bị bỏ lỡ, bị thiếu thốn. Chúng ta không được hoàn toàn quân bình. Các năng lực bên trong chúng ta không thăng bằng cho nên tâm ta chao đảo lên xuống từ thái cực này đến thái cực khác. Chúng ta bị cực đoan, thái quá. Chúng ta có vẻ bình thường theo thứ quan điểm chung của quần chúng, theo quan điểm New York hay quan điểm Paris, nhưng nếu bạn kiểm tra hơi sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng chúng ta có phần nào điên rồ. Như vậy ta làm gì đây ?

Chúng ta cần sự tịnh hóa. Trước hết, chúng ta cần thấu hiểu hay nhận biết cho được những kinh nghiệm riêng của chúng ta. Cho dù những kinh nghiệm đó là của riêng chúng ta nhưng chúng ta lại không quen với hầu hết những kinh nghiệm đó. Để giúp chúng ta hiểu được những kinh nghiệm riêng đó, chúng ta cần rầt nhiều sự tịnh hóa và trong truyền thống Tây tạng việc tu tập yoga Vajrasattva được coi là một trong những phương pháp tịnh hóa mãnh liệt nhất.

Ai là Heruka Vajrasattva ? Chúng ta coi ngài là sự biểu thị, sự thể hiện của sự hợp nhất năng lực nam và nữ được phát triển đầy đủ, sự tinh khiết hoàn toàn của trạng thái giác ngộ. Vì lòng đại từ đại bi vô hạn, chư Phật và chư Bồ tát đã biểu lộ sự tinh khiết của các Ngài trong sắc thân kiểu mẫu lý tưởng Vajrasattva để cho chúng ta có thể tự đồng nhất với ngài.

Chúng ta phải hiểu rằng những phẩm tính Vajrasattva vốn có sẵn bên trong chúng ta. Nhưng phương tiện, trí huệ và các thấu hiểu của chúng ta bị hạn chế. Các thấu hiểu, phương tiệntrí huệ đó cần phải được phát triển thông qua việc đồng hóa với cái năng lực tinh khiết vô biên của nguyên trạng của ngài. Thay vì tự cho mình là chúng sanh bị hạn chế, vô vọng, chúng ta phải nhận biết được tiềm năng không ngờ được của chúng ta. Chúng ta có thể tự giải phóng mình khỏi sự mê muội của những khởi niệm không kiểm soát được. Chúng ta có thể phát triển tâm thức của chúng ta tới những trạng thái vô hạn của lòng từ bi toàn khắp vũ trụ, trí huệ khắp vũ trụ, sự tự do toàn vũ trụ. Việc tu tập Vajrasattva có thể dẩn dắt chúng ta vượt ra khỏi cái ngã, vượt khỏi sự bám víu, vượt khỏi tâm nhị nguyên. Đó là những điều mà sự thực hành Vajrasattva nhắm tới.

Tại sao chúng ta coi bản thân mình giống với hóa thân thiêng liêng ? Vị Thần Thiêng là sự thể hiện các phẩm tính của trí huệphương tiện tối thượng, thế nên khi chúng ta hợp nhất bản thân mình với kiểu mẫu lý tưởng vô hạn đó thì chúng ta đang đồng hóa với các phẩm tính đó. Điều này khiến những ý niệm hạn hẹp thông thường không còn chỗ để hiện hữu. Đa số chúng ta ắt đã hiểu tất cả điều này nên tôi không cần phải đi sâu vào chi tiết.

Giờ đây tôi hy vọng bạn hiểu lý do vì sao bạn cần phải thực hành pháp Vajrasattva. Bạn phải cảm thấy rằng pháp đó rất gần gũi với bạn, cách nào thì nó cũng có thực, nó là một cái gì đấy mà bạn có thể làm được. Chính điều cảm thấy đó rất quan trọng. Nó giúp tạo cho bạn sự can đảm, sự thoáng rộng, sự tự do mà bạn cần để cắt đứt sự ràng buộc hạn chế đã làm cho cuộc sống bạn khó khăn. Bạn biết rằng bạn có thể giải quyết dàn xếp, vượt lên và tự do đối với những khó khăn đó. Điều đó rất quan trọng.

Thông qua kinh nghiệm từ việc tịnh hóa bạn có thể khám phá ra rằng mặc dầu bạn có thể đã tạo ra nhiều thứ bất thiện, nhưng tự nền tảng bạn là một người trong sạch. Bạn có thể đã đánh đập người khác hay cha mẹ bạn, bạn có thể căm ghét bạn bè thậm chí bạn có thể muốn giết người. Chúng ta có những nghiệp bất thiện. Tất cả chúng ta đang sống trong thế giới giác quan. Các cái ngã của chúng ta đang đánh nhauchúng ta quan hệ với nhau bằng năng lực bất tịnh. Điều quan trọng là phải vượt qua tất cả những vấn đề này bằng cách nhận ra rằng bởi vì chúng ta đã biến mọi sự thành khó khăn đeo dính chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo nên những phức tạp rối ren của riêng mình, giờ đến lượt chính chúng ta phải tự thoát khỏi những thứ đó. Nhưng sẽ không đủ sức thực hiện điều này nếu chỉ với phương pháp thuần lý trí. Chúng ta phải nắm được sự thấu hiểu sâu xa thông qua thực hành. Với cách ấy chúng ta có thể thực sự cảm thấy rằng mặc dầu chúng ta có những khó khăn nhưng chúng ta có thể làm một việc gì để giải phóng mình khỏi những thứ đó.

Cá nhân tôi cảm thấy điều quan trọng là mỗi một chúng ta phải thấy được và phải công nhận rằng chính bản thân chúng ta phải có trách nhiệm đối với tất cả thái độ và hành động bất thiện của mình. Không phải Trời hay Phật mà chính chúng ta là người tạo ra những rắc rối khổ nạn của thế giới. Đạo Phật không tin rằng Thượng Đế tạo ra điều bất hạnh. Điều bất hạnh là sự sáng tạo của tâm thức chấp ngã, bất thiện. Chúng ta phải hiểu điều đó. Nếu chúng ta đập vỡ được tâm chấp ngã, tâm bất thiện thì chúng ta vượt khỏi mọi vấn đề.

Do đó chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác các vấn đề, các trở ngại của chúng ta. Tự bản thân chúng ta tạo ra chúng. Chúng ta đã tạo ra xã hội công nghiệp hóa, chúng ta đã tạo ra cách sống của người California, cách sống New York, cách sống Paris. Chúa Trời không tạo ra những thứ đó mà chúng ta tạo ra. Chúng ta đã làm cho mọi thứ đắt đỏ ! Hai năm trước tôi đi mua sắm ở Paris. Tôi không thể tưởng tượng được sao mà đắt đỏ thế. Tôi đã chẳng mua cái gì. Tôi đã đi mua sắm ở Ulverston, ở Barcelona, ở các nơi đó tôi đã mua được rất nhiều nhưng tôi không mua gì ở Paris. Mọi thứ ấy là do chúng ta làm nên.

Điều rất quan trọng là nhận ra bằng cách nào chúng ta đã tạo ra những vấn đề của riêng mình. Việc hiểu biết này đích thực quan trọng. Chúng ta đã tạo ra những vấn đề bởi vì chúng ta đã không điều chỉnh thân, khẩu, ý của chúng ta cho được đúng đắn. Kết quả là tạo ra những vấn đề cho mình và cho người khác. Chúng ta đã tự làm mê lầm mình và những người khác qua hàng thế kỷ, hàng vô số kiếp. Cách thức này đã từng có, bây giờ đang có, và sẽ tiếp tục theo như vậy, trừ phi chúng ta buông bỏ cái vòng lẩn quẩn đau khổ này. Khi bạn bất hạnh, bạn làm cho người khác bất hạnh. Khi bạn hạnh phúc, bạn làm cho người khác hạnh phúc.

Bạn phải cảm thấy phi lý khi bạn nhận ra sự tiếp nối đến vô tận của tất cả sự mê lầm này và phải cương quyết xóa sạch nó : “Nếu tôi thật sự thương yêu những người khác, nếu tôi thật sự cảm thông được sự khổ đau của người khác thì tôi phải tu sửa cải thiện bản thân mình. Tôi phải làm tốt hơn thái độ, lời nói, suy nghĩ của tôi. Nếu không làm như vậy thì không có cách nào tôi có thể giúp người khác. Tôi chỉ đang mơ nếu ngay khi nói là tôi muốn giúp người khác nhưng tôi chỉ biết tiếp tục mãi mãi các hành động tai hại do bởi cái tâm, lời, thân không điều khiển được của tôi.”

Đó là thái độ bạn cần có nếu bạn muốn giúp người khác theo cách tốt nhất bạn có thể làm. Có phải là bạn luôn luôn có những người khác ở chung quanh ? Cho dù bạn bỏ đi vào vùng núi Himalaya bạn sẽ cùng với người khác. Nếu bạn đi đến chỗ không người và thử làm bạn với cọp thì bạn sẽ bị cọp ăn và bạn sẽ bị biến mất trên đời ! Cho nên bạn phải ở cùng với người khác. Chúng ta luôn đề cập đến tình thương. Chúng ta cần tình thương, chúng sanh cũng cần tình thương. Nhưng thái độ của chúng ta thật trẻ con, khờ dại và những thái độ như thế cũng làm cho người khác khờ dại. Chúng ta cần được tưởng thành. Hãy nhìn cái gì đang xảy ra ở đây ngay khi tôi nói. Với tâm hạn hẹp của mình tôi bảo các bạn “Xạo, xạo, xạo.” Bạn mang cái suy nghĩ hạn hẹp này đi với bạn và chuyển nó qua cho người khác và toàn bộ chu kỳ vòng tròn tiếp tục quay tít lên. Đó là bản chất của vòng sanh tử luân hồi.

Tuy nhiên, tôi luôn luôn rất sung sướng khi có người muốn thực hành phép tịnh hóa. Tôi thực sự tin rằng nếu những người có tín ngưỡng thật muốn thực hành Pháp hay thiền định, điều quan trọng họ có thể làm là cải thiện thái độ, hành động và lời nói của họ. Điều này làm được thông qua sự thành khẩn thực hành pháp tịnh hóa.

Đa số người ta, nhất là người Tây phương, cho rằng họ đã trong sạch rồi, và họ không cần tịnh hóa : “Tôi trong sạch, tôi không có vấn đề gì cả.” Đây là kinh nghiệm của tôi. Nhiều người Tây phương đến khóa thiền định Kopan của chúng tôi, ở đây chúng tôi giảng thuyết về lam-rim cơ bản, Tứ Diệu Đế, Khổ đế v.v… Họ thẳng thừng bảo tôi : “Thầy đang nói về cái gì vậy ? Thầy luôn nói đi nói lại về các vấn đề. Tôi chẳng có vấn đề nào cả. Tôi đang hạnh phúc. Tôi có nhiều tiền. Tại sao thầy cứ tiếp tục bảo là tôi đang bất hạnh ?” Đây là tâm tính của người Tây phương. Người ta cho rằng nếu họ có nhiều tiền thì họ được hạnh phúc. Theo quan điểm Phật giáo thì họ đã lầm. Chúng tôi nghĩ rằng đồng tiền của bạn chỉ làm cho bạn bất hạnh hơn nữa.

Ý tôi không muốn nói là chỉ có người Tây phương nghĩ như vậy mà thôi. Rất nhiều người Á châu cũng nghĩ rằng họ thoát khỏi vấn đề. Nhưng thực ra họ có những vấn đề mà họ không nhận ra được. Họ nhận diện được các vấn đề của người khác nhưng không nhận diện được vấn đề của chính họ. Chúng ta là như vậy đó. Chúng ta thấy các vấn đề của người khác ở quanh chúng ta nhưng ta không thấy cái của chính mình. Chúng ta nghĩ chúng ta trong sạch. Đó là những hạn chế của tâm sanh tử.

Đó là lý do tại sao tôi rất sung sướng khi có người nhận ra rằng họ cần tịnh hóa, rằng có một điều nào đó họ phải và có thể làm để cải thiện cuộc đời họ. Tôi cho đó là một loại chứng ngộ. Bạn nhận biết rằng bởi vì tâm bạn đã tạo ra những kinh nghiệm bất thiện trong đời, nên tâm bạn cũng có thể hóa giải được chúng. Đây là điểm mấu chốt. Đừng suy nghĩ rằng : “Tôi đã tạo ra nghiệp, tôi đáng để chịu khổ đau ở địa ngục.” Ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

Dĩ nhiên, đa số chúng ta có mang nghiệp bất thiện. Tâm ta không được kiểm soát. Nhưng chúng ta đã không giết người ; chúng ta đã không sát hại cha mẹ hay vị A la hán hay một vị Phật cho nên tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta may mắn. Hãy nhớ lại ngài Milarepa. Ngài đã giết người với huyền thuật độc ác. Mặc dù vậy, tôi không coi ngài là một tội phạm, một người xấu. Ngược lại, tôi cho rằng Ngài là một người vĩ đại ; Ngài đã lập nên một gương điển hình tốt cho chúng ta. Ngài đã làm những điều quá bất thiện không ngờ được, nhưng rồi Ngài nhận ra huyền thuật là xấu, ác, Ngài từ bỏ, và tu tập Phật Pháp trong sạch và trở nên giải thoát hoàn toàn. Chúng ta chưa hề sát hại ai cả. Nhưng chúng ta vẫn có những nghiệp bất thiện, tâm chúng ta vẫn không kiểm soát được. Tuy nhiên, chúng ta có thể vượt qua những vấn đề này bằng cách thực hành các phương pháp thâm mật của yoga Kim Cương thừa.

Tôi cảm thấy rất có cảm hứng bởi thái độ của Milarepa, nó khiến cho chúng ta muốn làm một điều gì đó, muốn hành động. Chính sự hứng khởi đó thúc đẩy giải thoát. Ngược lại, nếu chúng ta cảm thấy : “Tôi hoàn toàn bất lực. Tôi là người thất vọng nhất trên thế giới. Tôi không thể phát khởi động cơ thúc đẩy hay hành động của tôi. Tôi không bao giờ có khả năng thay đổi được,” như vậy là sai lầm. Chúng ta có thể thay đổi theo cách chúng ta muốn. Đó là cái đẹp tâm thức con người.

Giờ đây, trước khi tôi ban lễ quán đảnh của phép yoga maha-amuttara này, tôi muốn nhắc các bạn nhớ rằng ai mà nhận lễ quán đảnh này thì sẵn sàng tham dự việc ẩn tu pháp Heruka Vajrasattva trong ba tháng. Nếu bạn đã thực hiện ẩn tu ba tháng rồi bạn không cần làm lại nữa, nhưng nếu bạn đã ẩn tu chỉ về một phương diện của Vajrasattva theo một trong những loại tantra thấp hơn thì bạn vẫn phải tham dự ẩn tu ba tháng theo pháp Heruka Vajrasattva này.

Tuy nhiên nếu bạn sắp sửa về Tây phương và đi làm việc trở lại, bạn có thể trì chú một trăm ngàn lần coi như là sự cam kết hàng ngày, thay vì ẩn tu, bao lâu mà bạn vẫn dùng cùng một chỗ ngồi cho đến khi bạn thực hiện xong, như tôi đã giải thích ở chỗ khác.(20) Tôi rất thông cảm với nhu cầu này.

Bạn biết đấy, bản thân mật chú có một oai lực kỳ diệu. Bạn khởi đầu ở mức độ của bạn nhưng mỗi thời trì mật chú, mỗi thời thiền định ẩn tu thì bạn bắt đầu tiến bộ. Mật chú nâng bạn lên dần dần, dần dần. Cho dù bạn không thể có được một sự tập trung sâu sắc, nhưng chỉ việc cố gắng quán tưởng và việc trì chú cũng đã có cái mà tôi dám nói là hiệu quả kỳ diệu ở trong bạn. Dù nếu khôngsự cố gắng của bạn thì mật chú cũng chạm đến được trong sâu tiềm thức của bạn và tịnh hóa bạn. Hoàn toàn không có cái gì phàm tục, ô nhiễm hay xấu đối với mật chú. Mật chú có một oai lực bẩm sinh để phát huy sự tự động đốt cháy sạch năng lực rác rưới bất tịnh của bạn. Đó là phẩm chất tốt đẹp lớn lao của mật chú. Bạn không nhất thiết phải là đại thiền giả mới hưởng lợi từ nó. Mật chú có thể tự động nâng bạn lên khỏi lối suy nghĩ thông thường và nói cho bạn nghe trong một nơi vượt khỏi những khởi niệm trần tục nặng nề. Điều đó sẽ cho bạn một khoảng không để thấy mọi sự rõ ràng hơn, và như vậy là đủ tốt rồi.

Mật chú cũng là một loại ngôn ngữ bí mật. Thông thường, chúng ta giao tiếp với nhau trên một mức độ quá ư là thấp. Khi chúng ta tranh luận với nhau, chúng ta đang ở trên một mặt bằng năng lực thấp. Những cuộc cãi lộn của chúng ta rất đỗi phàm tục. Mật chú đưa bạn xa khỏi những thứ thường khiến bạn phát khùng, khỏi những việc mà bạn hay đâm đầu vào. Bằng cách nào đó, nó thôi miên thu hút bạn vào sự tiếp thông với các mức độ cao hơn của tâm bằng cách khóa đóng lại sự giao tiếp ở mức độ thấp, danh tướng thông thường. Đó là một cách lợi ích khác nữa của mật chú. Dĩ nhiên bằng lời nói không thôi thì sẽ không bao giờ giải thích được bản chất chân thật của mật chú.

Một điểm khác nữa : chúng tôi không coi Vajrasattva và mật chú hai việc tách biệt. Mật chú Vajrasattva là Vajra-sattva ; Vajrasattva là mật chú Vajrasattva. Đạo Phật được lập để cho chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý tầm thường của chúng ta thành thân, khẩu, ý của một bậc giác ngộ. Bằng việc xuất hiện như là một Hóa thần, chúng ta chuyển hóa thân chúng ta ; bằng cách trì tụng chú, chúng ta chuyển hóa khẩu ; và bằng cách phát sanh Bồ đề tâmtrí huệ tánh Không, chúng ta chuyển hóa tâm ý.

Vajrasattva không phải chỉ dành riêng cho việc tịnh hóa. Sự quán tưởng mà bạn thực hiện là một tiến trình để giúp bạn phát sanh trí huệ và lòng bi và để kinh nghiệm một cái gì tương tự với cái mà bạn sẽ kinh nghiệm trong việc thực hành giai đoạn hoàn tất. Bạn quán tưởng Vajrasattva ở trên đỉnh đầu bạn trong tư thế hợp nhất với người phối ngẫu của ngài. Từ luân xa tim của họ, năng lực kundalini trắng phúc lạc chảy xuống suốt kinh mạch trung ương của họ và đi ra ngoài qua chỗ mà họ giao tiếp nhau ở luân xa bí mật của họ. Năng lực đó tiếp tục đi xuống, qua tòa ngồi bằng mặt trănghoa sen, rồi đi qua luân xa đỉnh đầu của bạn, đổ xuống kinh mạch trung ương của bạn và bạn thực hành các kỹ thuật thiền định tịnh hóa khác nhau. Rồi thì bạn hợp nhất và đồng hóa với Vajra-sattva. Bạn kinh nghiệm được năng lực giác ngộ. Đây không phải chỉ là một việc tịnh hóa mà thôi.

Có người cho rằng việc quán tưởng có hơi buồn cười ; vì khi bạn quán tưởng bạn đích thị đang hư cấu tạo ra một cái gì đó. Nhưng tôi nghĩ đó là một pháp có oai lực nhất, mãnh liệt nhất để phá tan các ý niệm thường tục, thành kiến của bạn. Quả thật tôi không thể nói thẳng với bạn : “Bạn sai rồi, bạn sai rồi. Cách suy nghĩ của bạn là sai. Bạn rất là mê lầm.” Những câu đó chỉ là lời nói thôi. Bạn phải tự kinh nghiệm lấy cho mình, “Tôi thật bị mê lầm làm sao, tôi đã phóng chiếu mọi sự như thế nào !” Bạn phải tự thấy ra cho mình các phóng chiếu khác nhau làm cho bạn cảm thấy như thế nào, và ảnh hưởng đến “cái-thấy-sự-thật” của bạn như thế nào. Vajrasattva giới thiệu cho bạn cách thức suy nghĩ, cách thức thấu hiểu thực tại của chính bạn và thế giới của bạn. Đó là cái mà sự quán tưởng chỉ cho bạn thấy. Sự quán tưởng Vajrasattva là một giáo lý về tánh Không.

Tôi có thể lắng nghe các bài thuyết giảng về tánh Không trên hai mươi bốn giờ trong một ngày và bảy ngày trong một tuần như thế trong một năm, “tánh Không, tánh Không, tánh Không, cái ngã là một tà kiến sai lầm…,” tôi lắng nghe, đang lắng nghe, có người đứng ở đó đang giảng cho tôi nghe. Nhưng cuối cùng tôi vẫn bị chất đầy những ý niệm, tư tưởng. Thế mà chỉ trong một thời gian ngắn nhất, sự quán tưởng Vajrasattva có thể hoàn toàn “đóng cửa tiệm” sự lải nhải, ba hoa thuộc tâm thức của bạn và cho bạn khoảng không để hiển lộ cái bạn thấy. Tôi quả thực tin rằng đây là cách mạnh mẽ hơn nhiều để đưa bạn vào tánh Không bằng kinh nghiệm riêng của bạn, với ngôn ngữ riêng của bạn, với tâm thức của bạn và với suy nghĩ riêng của bạn. Tôi có thể sai nhưng đó là cái mà tôi tin tưởng. Đích thực đấy là cái mạnh mẽ nhất.

Về cơ bản, tôi là người hoài nghi, tôi không tin các sự việc một cách dễ dàng. Tôi đã không mong đợi rằng sự thiền định Vajrasattva sẽ có tác dụng nhiều cho tâm linh người Tây phương. Tôi chỉ có mỗi một việc là để ý quan sát những gì đưa đến. Nhưng cho tới lúc này, tôi cho rằng việc ẩn tu Vajrasattva đã là một thành công chưa từng có cho các người học trò Tây phương của tôi. Chắc chắn tâm linh của họ đã thay đổi khá hơn nhiều. Nếu không có việc ẩn tu, tâm linh của họ đã không thể thay đổi. Sẽ cần một sự ẩn tu mãnh liệt để thay đổi tâm linh người Tây phương. Rồi, sự việc thực sự xảy ra. Bằng chứng hiển nhiên của các kinh nghiệm này đã thuyết phục tôi rằng sự thực hành Vajrasattva thực sự hiệu quả cho người Tây phương.

15 
HÀNH ĐỘNG LÀ TẤT CẢ

Chúng ta phải hành chứ không triết lý suông. Các quan niệm triết lý có thể điều chỉnh lại các ý tưởng sai lầm, các cách suy nghĩ lệch lạc, và các sự tin tưởng lầm lạc, nhưng sự sửa sai bằng lý trí thì không đủ. Cùng với sự điều chỉnh đó chúng ta cần một sức mạnh để hướng dẫn tâm chúng ta vào cùng một dòng với triết lý thiêng liêng, đúng đắn của trung đạo.

Chẳng hạn, đức Bổn Sư đã dạy rằng chúng ta phải tránh những điểm cực đoanđi theo trung đạo, vì sự đi theo các thái cực và xa lánh mọi sự sẽ làm cho chúng ta bệnh hoạn. Ngài đã dạy rằng chúng ta phải điều chỉnh cuộc sống chúng ta trên cả hai mặt tương đốituyệt đối. Nhưng những lời khẳng định này vẫn chỉ là quan điểm, ý tưởng phải không ? Cuộc sống chúng ta phải linh hoạt năng động hơn thế. Khi các bạn có đôi bàn tay dơ, các bạn chạm tay vào đất, gieo hạt, tưới nước thì các cây màu xanh sẽ xuất hiện một cách hữu cơ. Sự thực hành Vajrasattva là một công việc giống như vậy.

Việc thiền định Vajrasattva không phức tạp, nó rất đơn giảndễ hiểu. Nó không phải một điều gì cần rất nhiều sự suy nghĩ bằng lý trí. Bạn chỉ việc “làm,” chỉ có mỗi một việc là hành động. Đó là cái chúng ta cần. Nếu không “hành” thì sự chuyển hóa không bao giờ xảy ra. Bất kể chúng ta nghiên cứu học hành bao nhiêu, bất kể bạn thâu gom được bao nhiêu thông tin, nhưng chỉ có bằng cách “hành” mới thực sự giúp bạn hội nhập cuộc sống của bạn. Truyền thống Phật giáo Tây tạng chứa đựng rất nhiều cách thực hành cơ bản (ngošn-dro). Vajrasattva là một trong số đó. Mặc dầu nó rất đơn giản và có tính cách thực hành, nhưng nó là một trong những phương pháp tịnh hóa mãnh liệt nhất mà chúng ta có.

Ban đầu tôi rất nghi ngờ không biết một phương pháptác dụng với người Đông phương thì có tác dụng với người Tây phương hay không, nhưng giờ đây tôi đã thấy hàng trăm người Tây phương ẩn tu theo pháp Vajrasattva đã thành công lớn lao, có sự cải thiện vĩ đại trong tâm họ. Kinh nghiệm này đã làm tôi ngạc nhiênhài lòng, và giờ đây rõ ràng là nó có tính phổ cập rộng rãi.

Đạo Phật luôn nhấn mạnh đến sự thiền định, chánh niệm, tỉnh giác, phương tiện, trí huệ. Mỗi một chữ trong giáo lý đều chỉ dẫn bạn đi vào hướng thấy biết sâu sắc về sự thật. Phương pháp yoga Vajrasattva là một phương tiện rất đơn giản để chỉ cho bạn thấy được bạn là ai. Nó bày ra cho bạn thấy mặt yếu mặt mạnh của bạn và đặc biệt là nó rất có ích, giúp bạn xé toạc tấm màn nặng trĩu của những quan niệm sai lầm đã ngăn không cho bạn thấy thực tại của chính mình. Mặc dù bạn thấy việc thiền định khó khăn hay bạn không tập trung được tốt, nhưng sự tu tập này có thể cho bạn sự thỏa mãn nội tâmmùi vị thật sự của Phật pháp. Do đó, nó rất hữu dụng.

Lúc bình thường động cơ thúc đẩy chúng ta ở mức độ rất thấp, và chúng ta hành động hoàn toàntrần tục. Đôi khi tôi cảm thấy như thể chúng ta đang quản lý một thế giới địa ngục trong các quan hệ con người của chúng ta. Ồ ! Điều nhận xét này có hơi phóng đại, nhưng điều tôi ám chỉchúng ta không sử dụng đủ sự thông minh của con người. Sự thiền định Vajrasattva mang bạn lên, từ mức tâm linh dưới thấp lên tới một tầng lớp tâm thức cao hơn, nhân bản hơn. Bạn đích thực phải làm điều đó. Thế thôi.

Ngoài ra, pháp tu này được kết cấu sao cho trong khi bạn đang thực hành và đang thiền định theo sadhana ở mức độ tỉnh táoý thức thì năng lực thiện hạnh từ trong tiềm thức của bạn sẽ được kích thích hoạt động và được sử dụng để tăng thêm sức mạnh cho việc thực hành của bạn. Đây là một trong những nét đặc trưng tâm lý của Kim Cương thừa và một trong những lý do tại sao việc tu tập này rất mãnh liệt. Kim Cương thừa đưa bạn đến giải thoát bằng cách tác động vào cả hai mức : ý thứctiềm thức, nó dẫn dắt tâm bạn vào con đường có thứ bậc tới giác ngộ.

Hầu hết chúng ta bị hạn chế khi phải nhận biết cho được cả hai khía cạnh nam tính và nữ tính của con người chúng ta. Sự thiền định Vajrasattva hiển bày năng lực hợp nhất phúc lạc nổi bật này bên trong chúng ta. Chúng ta cần cái này. Chúng ta cảm thấy cô đơn bởi vì chúng ta không thấy biết được tổng thể quang cảnh con người nội tâm. Ngày nào chúng ta còn đi theo “tâm nhảy nhót như con khỉ” của chúng ta thì ngày đó chúng ta vẫn không thấy biết được tổng thể đó, và vẫn tiếp tục cô đơn. Vajrasattva chỉ cho bạn thấy cái như là một con người toàn vẹn, cái lưu xuất của tổng thể. Điều này rất ích lợi.

Mật chú Vajrasattva có oai lực mạnh đặc biệt. Tôi gọi đó là “máy truyền hình kỳ diệu.” Bạn thấy những điều lạ ngoạn mục trên máy truyền hình thường ngày của bạn phải không ? Tất cả mọi sự việc sanh tử luân hồi có thể xuất hiện trên màn hình của bạn. Tương tự như vậy, một chú giống như cái máy truyền hình thiêng liêng. Bằng cách chỉ đơn giản là trì tụng mật chú, bạn mang ba phương diện chủ chốt của con đường đạo – buông bỏ, phát Bồ đề tâm và sự thấy biết đúng – vào trong dòng tâm thức của bạn. Sự tự hào thiêng liêng và sự sáng tỏ thiêng liêng cùng đến với bạn. Mật chú rất mãnh liệt bởi vì nó cho phép bạn tiếp cận tới những tầng lớp tâm thức vượt lên trên những tầng lớp thấp trần tục thường ngày mà bạn thường hoạt động.

Những người có xu hướng sử dụng lý trí sẽ thấy khó chuyển hóa được bản thân mình bởi vì họ nghĩ rằng phương cách hoàn thiện phải thông qua tri thức của họ. “Đây là tri thức ; đây là người giải phóng, tri thức là tất cả.” Lý trí không phải là tất cả – hành động mới là tất cả. Chẳng hạn, một người bình thường không có sự học hỏi tri thức lớn lao, khi đi lên một chiếc máy bay phản lực họ vẫn đến được chỗ ngồi họ cần đến. Tương tự như vậy, nếu có một người không nghiên cứu Pháp sâu rộng, khi họ leo lên chiếc may bay phản lực của pháp yoga Vajrasattva thì họ cũng có thể thực hiện được việc chuyển hóa mà không cần lo lắng đến việc phải thu thập sự hiểu biết tri thức.

Trở ngại của chúng ta ở chỗ tri thức, quá tri thức. Chúng ta nói : “Cái này không tốt, tôi không cần cái này, tôi cần cái kia.” Đó là cách chúng ta chọn lựa và đó chính là trở ngại của chúng ta. Tri thức chúng ta gây ra hầu hết sự không thỏa mãn của chúng ta. Chúng ta đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành tri thức trong cuộc đời chúng ta, tuy nhiên chúng ta vẫn không thỏa mãn. Bạn có thể thấy điều này rõ ràngTây phương.

Cái cốt lõi hạt nhân của Kim Cương thừa là rằng con người là vị Hóa Thần thiêng liêng. Con người đích thị là đấng tối cao, con người là hóa thần. Tôi phải nhấn mạnh điều này. Chúng ta có các phẩm tính của vị Phật hóa thần ở trong chúng ta. Bạn luôn cho rằng vị Phật, Thánh là một đấng hết sức vi tế thánh thiện và không thể thâm nhập được, nhưng thông qua Kim Cương thừa bạn có thể chạm đến Phật, Thánh, bạn có thể nhận ra được bạn như là vị Phật Hóa thần. Đó là lý do tại sao Kim Cương thừa rất thần lực.

Đạo Phật dạy rằng chướng ngại cơ bản của con người chính là ở tư tưởng kỳ cục cho rằng chúng ta rất vô hy vọng, không có khả năng. Cái lối tự khẳng định như vậy đã gây nguy hại đến phẩm tính con người. Bởi thế chúng ta cần khám phá cái thiêng liêng ở trong chúng ta, các phẩm tính thiêng liêng đã vốn sẵn ở đó rồi. Đạo Phật thật sự rất thực dụng, rất khoa học, rất thực tế ngay ở thế giới này, và rất rốt ráo rõ ràng, trong sáng : con người chắc chắn có một bản tánh trong sạch và các phẩm tính thiêng liêng ở bên trong, cho nên con người phải nhận ra các phẩm tính đó và hợp nhất với chúng. Và, theo đức Phật, cách nhận ra phẩm tính thiêng liêng của chúng ta không phải là đơn giản biết rằng chúng ở đó, mà phải hành động, hành động. Phương pháp hành động là tu tập Kim Cương thừa. Kim Cương thừa không phải thuộc về lời, chữ ; cốt lõi Kim Cương thừa là hành động.

Dĩ nhiên tôi không phải là một đại thiền giả, cũng không phải là tôi đã có nhiều kinh nghiệm. Tôi có phần nào thiển cận, chật hẹp và không chạm tới được thực tại. Tuy nhiên tôi đã thực hiện các đợt ẩn tu mật chú, và kỳ diệu thay, tôi đã kinh nghiệm được một số sự việc trong chừng mực nhất định mà trước đây khi chưa ẩn tu tôi không hề có được. Tôi đã khám phá các phạm vi mới của cuộc sống, một sự thật mới. Mật chúsức mạnh đưa bạn đến một chiều kích mới, một khoảng không gian mới. Đó là điều mà tantra và mantra có thể làm.

Đôi khi các kinh nghiệm mới mẻ này gây ngạc nhiên bất ngờ cho bạn bởi vì chúng khác với cái sự thật thông thường hàng ngày của bạn. Ngược lại, bạn có thể kinh nghiệm được những sự thấy biết rõ ràng trong sáng mà rất ư thật đối với bạn. Dù gì tôi cũng không có ý giải thích tất cả về điều này cho bạn. Tôi chỉ muốn nói rằng sẽ hết sứcgiá trị, rất đáng giá để bạn hành động. Hành động thì đơn giản và trực tiếp. Tôi phải nói như vậy cho bạn biết bởi vì rất nhiều người muốn trở thành hành giả thường bị lẫn lộn bởi nhiều giáo lý và nhiều cách thực hành trong đạo Phật. Họ không biết cái nào để họ làm, cách thực hành nào là thích hợp cho họ. Cuối cùng họ không làm điều gì một cách thỏa đáng được. Nếu bạn có thể tập trung vào các cách thực hành thiền định nhất định và bạn rất chú tâm vào đó khi thực hành, thì tôi bảo đảm bạn sẽ thay đổi tốt hơn.

Do đó, khi tôi ban lễ quán đảnh Vajrasattva, tôi không yêu cầu các bạn cam kết thực hành tu tập hay trì tụng mật chú mỗi ngày suốt đời, nhưng tôi yêu cầu các bạn tham dự ba tháng ẩn tu theo nhóm. Mục đích duy nhất của việc tham dự ẩn tu là để bảo đảm rằng bạn sẽ có được kinh nghiệm, rằng bạn không chỉ thấu hiểu một cách tâm linh mà còn làm cái gì để tự nâng mình lên. Người nào đã ẩn tu thì đã có kinh nghiệm rồi và không cần phải ẩn tu lại.

Tôi hiểu rằng cuộc sống ở Tây phương luôn không cho phép bạn đi khỏi thành phố để ẩn tu trong ba tháng cho nên thỉnh thoảng tôi cũng làm một ngoại lệ. Nếu bạn không có thời gian để thực hiện cuộc ẩn tu nghiêm túc thì bạn có thể tu ở nhà mỗi ngày một giờ đồng hồ cho đến khi bạn trì tụng đủ số lượng mật chú được yêu cầu. Bạn nên cố thực hiện cho xong trong vòng hai hay ba năm.

Điều kiện chính ở đây là bạn phải ngồi trên cùng một tấm lót ngồi. Tâm của chúng ta thường hay thay đổi, chúng ta không thể tập trung cao độ, thường hoàn toàn phân tán, không ngừng tìm kiếm cái gì mới, khác lạ. Đây là một thái độ không lành mạnh. Bạn mất đi sự quán thấy theo chiều sâu, sự tỉnh giác sâu sắc. Đấy không phải vì điều kiện sống luôn thay đổi làm cho bạn mất sáng suốt nhưng vì cuộc sống như vậy làm hỏng việc thiền định. Một hoàn cảnh ổn định sẽ kích thích sự đơn giản hóa, sự trong sáng, khả năng quán thấy, sự tỉnh giác sâu sắc. Nếu chúng ta không bị lệ thuộc vào điều kiện chung quanh thì đó là điều tốt, nhưng bởi vì tâm ta đang còn ở mức thấp, và trong mức này thì môi trường ảnh hưởng đến chúng ta. Mọi thứ đều ảnh hưởng chúng ta : các ngôi sao, các cây có chất độc, rắn, con người, màu sắc. Chúng ta bị ảnh hưởng về phương diện ý thứctiềm thức. Để vượt qua xu hướng bị ảnh hưởng này, chúng ta nên thiền định trên cùng một chỗ ngồi.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng tôi phải tạo ra một sự dung hòa ở đây để thích ứng được với một kiểu sống như ở Mỹ, nơi mà dân chúng di chuyển rất nhiều. Hãy làm một cái thùng thiền định nhỏ vừa hợp được với xe hơi của bạn. Rồi khi bạn di dời nhà có thể mang cái chỗ ngồi này đi theo. Sự thực hành liên tục ngày nào cũng có là rất quan trọng, nên đừng để gián đoạn – bất cứ bạn đi đâu cũng mang cái thùng thiền định này đi theo.

Sự liên-tục-không-ngừng thật sự rất quan trọng. Tất cả chúng ta đã có những giây phút tỉnh giác sâu sắc, bén nhạy, ở lúc đó hầu hết chúng ta có thể nghe được hoa thở ; những giây phút kinh qua được phúc lạc thỏa mãn trọn vẹn khi đó chúng ta đã không hề muốn nhìn thấy bất cứ cái gì khác nữa. Nhưng điều chúng ta thiếu là trạng thái thỏa mãn bởi vì sự tỉnh giác sâu sắc của chúng ta đã bị gián đoạn. Chúng ta lúc nào cũng đến, đi, đến, đi, lên xuống v.v… đó là vấn đề. Thật vậy, tantra trong tiếng Tây tạng là gyušd có nghĩa là sự liên tục và sự liên tục này rất quan trọng nếu chúng ta muốn ở trong hạnh phúc. Nếu bạn đạt được một trạng thái hạnh phúc thỏa mãn nhất định nào đó rồi thì bạn muốn duy trì nó, phải không ? Bạn không muốn chất đầy những bất hạnh ở trong tâm thức. Điều này rất đơn giản, rất hợp lý. Chúng ta có thể nhất định có khả năng để được luôn luôn hợp lý. Vấn đề là khi chúng ta tách lìa trạng thái đó, chúng ta không còn hợp lýtrạng thái đó chỉ có khi chúng ta luôn luôn hiện hành trong hợp lý. Cho nên điều quan trọng là chúng ta duy trì sự liên tục ở trong trạng thái hạnh phúc đó mà không cho phép điều bất hạnh xen vào làm gián đoạn. Do đó sự thực hành liên tục là rất quan trọng.

Ẩn tu thì rất đặc biệt. Nghĩa đen của tiếng Tây tạng tsam (ẩn tu) là sự cô lập. Nhưng cô lập khỏi cái gì – thực tại phải không ? Chúng ta đã bị cô lập khỏi thực tại đó rồi ! Tâm thức chúng ta cần cô lập khỏi những hoàn cảnh mê lầm bên ngoài, những hoàn cảnh mà chúng có xu hướng khiến cho chúng ta mê muội. Nếu bạn có thể tránh khỏi tất cả những thứ đó trong suốt thời gian nhập thất thì sự chuyển hóa tự đến và bạn thậm chí chẳng cần lo lắng gì về nó cả. Và như tôi đã nói ở trên, nếu bạn không thể tự cô lập mình trong một đợt nhập thất nghiêm túc thì điều quan trọng là bạn phải thực hành liên tục mỗi ngày. Nếu có một ngày bạn quá bận không thể dành thì giờ cho một thời thực hành như thường lệ thì bạn thực hành trong nửa giờ. Nếu cũng quá bận thì thực hiện trong hai mươi phút hay mười phút hay năm phút. Phải có sự liên tục. Dòng tâm thức của bạn như một xa lộ cho nên hãy giữ cho năng lực chảy theo xa lộ đó.

Phật thể hiện trong sắc tướng Vajrasattva trắng, rực rỡ. Tại sao Phật thể hiện trong nhiều cách khác nhau ? Bởi vì các chúng hữu tình có những nhu cầu khác biệt và chính Phật đã nói Ngài sẽ thể hiện ở nhiều sắc thân khác nhau để đáp ứng các mong cầu khác biệt đó. Nên chúng ta tin rằng Ngài có thể xuất hiện như là Krishna, hay Jesus, hay một người đàn bà, hay ở dạng cây trà, hay một tội phạm – ở bất kỳ hình tướng nào có thể làm lợi lạc cho mỗi chúng hữu tình để đáp ứng các lời thỉnh cầu của chúng ta.

Để xua tan bóng tối vô minh, Đức Phật biểu lộ tổng thể năng lực thanh tịnh của Ngài trong sắc thân trắng rực rỡ. Bạn tự mình có thể thấy được rằng khi bạn mê lầmbất thiện thì tâm bạn rất đen tối. Sự xuất hiện sắc thân Vajrasattva màu trắng rực rỡ sẽ tịnh hóa tâm đen tối đó.

Khi bạn thực hành thiền định Vajrasattva bạn không nên cảm thấy thối chí “Ồ ! Tôi không thể thực hành trọn vẹn được.” Trọn vẹn là gì ? Bạn phải thiết lập sự trọn vẹn ở mức độ của bạn. Bạn dựng lên một ngôi nhà trong mơ trên một miếng đất trống không ; ở đây bạn dựng lên năng lực trọn vẹn toàn thiện từ sự rỗng rang của tánh Không. Cho nên bạn chỉ có việc là hãy nỗ lực hết mình theo mức khả năng riêng của bạn và đừng mong đợi quá nhiều. Đức Phật không mong đợi tất cả chúng sanh đều có một mức độ như nhau. Tất cả chúng sanh đều thực hành thiền định Vajrasattva, tụng cùng lời kinh, chú, sử dụng cùng một phương tiện nhưng mọi người chúng ta có sự hiểu biết riêng, thế giới tâm thức riêng. Đạo Phật thấu hiểu điều đó. Cho nên, đừng lo âu cố sức để mong được y như người bên cạnh. Hãy thoải mái, hãy giữ mình trong sạch sáng suốt và làm cái bạn có thể làm. Như vậy là tốt lắm rồi.

Khi bạn nhận sự truyền pháp Vajrasattva bạn phải nên có một động lực thúc đẩy mãnh liệt và không chút nghi ngờ. Động cơ thúc đẩy là cái cốt lõi hạt nhân của sự giải thoát. Thái độ đúng đắn đó sẽ giải phóng bạn. Khi bạn tham dự lễ quán đảnh bạn đừng nên tìm kiếm những sự thích thú ngắn ngủi như kiểu đi đến bờ biển hay ăn kem. Nhưng thay vì vậy, bạn nên có một ý định mãnh liệt là làm cho cuộc đời mình có lợi ích cho người khác càng nhiều càng tốt. Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong việc thọ lãnh quán đảnh. Và tôi cho rằng các bạn đã có động cơ đó rồi. Đừng có nghĩ rằng : “Ồ ! Tôi đâu có như vậy.” Chắc chắn là bạn có thể tịnh hóa tất cả những điều bất thiện của thân, khẩu, ý thường ngày của bạn và nhờ đó mà khám phá ra thân khẩu ý kim cương.

[Ngài Lama Yeshe ban lễ quán đảnh.]

Giờ đây lễ quán đảnh gần như xong. Theo truyền thống Tây Tạng, vào lúc này, vị Lama sẽ chạm chiếc bánh (torma) vào đỉnh đầu các đệ tử, chiếc bánh này tượng trưng cho vị Thần thiêng liêng như tôi đã giải thích trước đây. Tôi cho rằng truyền thống này là một cải tiến của Tây Tạng chứ không phải có từ thời xa xưa. Các vị Lama rất tử tế, từ tâm và không bận bịu lắm nên họ mới cố gắng đặt tất cả năng lực của họ vào con đường Pháp. Họ làm bánh (torma), chuyển hóa các bánh đó thành ra vị hóa thần thông qua sự thiền định, và rồi chạm vào chiếc bánh đã chuyển hóa lên đỉnh đầu các đệ tử để bảo đảm được rằng các đệ tử sẽ kinh nghiệm được việc Ngài Vajra-sattva đi xuống trong tim họ. Tôi không có ý định thực hiện điều đó hôm nay. Tôi không phản đối việc làm này, nhưng chúng ta đang ở Tây phương và tôi nghĩ rằng Vajrasattva đã ở sẵn trong tim các bạn cho nên không cần thiết để thực hiện nghi lễ đó.

Bạn có thể thấy việc thực hành theo pháp Vajrasattva rất đơn giản nhưng nếu bạn thấy rất khó khăn cho bạn khi quán tưởng vị Thần thiêng ở trên đỉnh đầu bạn, thì bạn quán tưởng ngài Vajrasattva ở luân xa giữa hai lông mày bạn. Nhưng nếu như vậy mà vẫn thấy rất khó, thì thay vì quán tưởng ngài trong sắc tướng như thường lệ bạn có thể quán tưởng nơi luân xa giữa hai lông mày bạn, một chữ OM trắng ở trên một mặt trăngmật chú viền quanh mặt trăng, ngược chiều kim đồng hồ. Khi bạn tập trung vào chữ OM và mật chú, năng lực phúc lạc tỏa ra từ chúng và tràn đầy toàn bộ hệ thống thần kinh của bạn, đẩy tống ra ngoài tất cả rác rưới của các điều bất tịnh, đặc biệt những điều thuộc thân của bạn.

Bạn phải có khả năng cảm thấy được các điều bất tịnh của bạn. Nếu bạn không cảm thấy thì cũng có thể có nghĩa rằng bạn đã đạt tới được một mức độ thanh tịnh nhất định. “Sự thanh tịnh” và “bất tịnh” không phải chỉ đơn thuần tùy thuộc vào tín ngưỡng cũng không nhất thiết là những khái niệm tôn giáo. Trong tâm bạn có một loại chất thể tâm lýtùy thuộc vào cung cách suy nghĩ từ trước đến giờ của bạn. Đó là cái xác định “sự thanh tịnh” hay “bất tịnh” và bạn nên có khả năng theo dõi dò la nó.

Tương tự như vậy, ở nơi luân xa cổ họng có một chữ AH màu đỏ trên mặt trăng, bao quanh bởi mật chú và ở tim một chữ HUM màu xanh trên mặt trăng bao quanh bởi mật chú. Khi bạn trì chú, năng lực phúc lạc xuất phát ra như đã nói ở trước và tịnh hóa các điều bất tịnh thuộc khẩu, tâm của bạn (cổ họng tương ứng với khẩu, tim ứng với tâm). Cho nên thay vì chỉ ngồi rồi cảm thấy cô đơn, bất hạnh hay thấy mình không có khả năng thiền địnhquán tưởng trọn vẹn, thì, bằng hành động bạn có thể thực hành cách thức đơn giản này. Nó rất có tác dụng, nó thực sự khai mở bạn.

Bài giảng chính nói cho bạn biết đa số những việc bạn cần biết để thực hiện đợt ẩn tu Vajrasattva. Nếu bạn nghiên cứu bài giảng đó, bạn sẽ thấy việc ẩn tu tâm thức thật sự có giá trịhiệu quả như thế nào. Ẩn tu không phải là trò đùa. Tất cả chúng ta cần thiết lập một không gianthời gian để nâng tâm của chúng ta lên. Nếu chúng ta không làm thế cho bản thân mình thì làm sao chúng ta triển khai sức mạnh tiềm tàng của con người chúng ta. Các người học đạo nào đã hoàn tất việc ẩn tu có thể giúp giải thích bài giảng chính cho bạn nghe.

Sau đợt ẩn tu, điều tốt cho bạn là thực hiện lễ puja lửa Dorje Khadro mặc dù đó không phải là điều nguyện hứa thực hiện. Một số người đã cảm thấy khó chịu bất an vì họ đã không thực hiện đợt ẩn tu được trọn vẹn như họ lẽ ra có thể được, vì họ đã không trì tụng mật chú đúng cách, hay vì một việc gì đại loại như thế. Lễ puja lửa đốt cháy tất cả nghi ngờ đó, làm cho bạn được trong sạch sáng suốthài lòng với những gì bạn đã làm.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa về sự lợi lạc của những thời thiền ngắn. Hãy thực hành một cách mãnh liệt và tốt đẹp ; và rồi bạn sẽ thích thưởng thức các đợt thiền ngắn đó. Và khi bạn rời khỏi chỗ ngồi thiền bạn luôn có ý muốn quay trở lại chỗ ngồi đó. Như thể cái chỗ ngồi giữ lại được năng lực của những rung động tâm linh tích cực của bạn. Và điều này giúp cho bạn thấy đợt ẩn tu thành ra thoải mái.

Tôi cho rằng thật là tuyệt vời vì bạn là người muốn tu tập pháp tịnh hóa. Ngày nay có rất nhiều năng lực bất tịnh trên khắp hành tinh này, có rất nhiều và đủ loại ô nhiễm. Có ít người biết tới tịnh hóa nói chi đến việc có ý định tu tập tịnh hóa. Bạn rất can đảm. Tôi rất mừng là bạn thật sự cần tịnh hóa năng lực bất hạnh của bạn và muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Tịnh hóa bản thân mình một cách đúng đắn sẽ làm lợi lạc cho nhân loại. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm. Tôi cảm thấy rất hoan hỷ vì bạn rất nghiêm túc trong ý muốn tịnh hóa bản thân mình, vì bạn không đạo đức giảchúng ta không lãng phí thời giờ. Tôi còn muốn đi xa hơn nữa khi nói rằng cho dù bạn không sắp sửa hành động, thì chỉ mỗi ý muốn tịnh hóa chính bản thân các bạn như vậy cũng đủ cho tôi rồi. Bạn làm tôi xúc động. Cám ơn rất nhiều.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 65172)
13/03/2013(Xem: 10148)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.