Phỏng Vấn Loseling Khensur Lobsang Gyamtso Rinpoche Về Việc Thực Hành Shugden

13/12/201012:00 SA(Xem: 27093)
Phỏng Vấn Loseling Khensur Lobsang Gyamtso Rinpoche Về Việc Thực Hành Shugden

PHỎNG VẤN LOSELING KHENSUR LOBSANG GYAMTSO RINPOCHE 
VỀ VIỆC THỰC HÀNH SHUGDEN
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

loseling_khensur_lobsang_gyamtso_rinpocheChúng tôi đã có may mắn được cùng với Loseling Khensur Lobsang Gyamtso Rinpoche làm sáng tỏ về những sự phát triển mơ hồ, tăm tối ở đây. Khensur Rinpoche là Tu viện trưởng Danh dự của một trong những Tu viện lớn nhất của Tây Tạng và là một trong những vị Hộ trì dòng truyền thừa thâm niên nhất của Dòng Gelugpa. Rinpoche là một vị Thầy xuất sắc được nhiều người tôn kính và là bạn đồng sự của một vài Đạo sư tái sinh cao cấp nhất của Tây Tạng.

 Kunga:
 Thưa Rinpoche, vừa mới đây, hội “Gelugpa Trung Hoa” là tổ chức tích cực chống đối Đức Đạt Lai Lạt Ma về thực hành của shugden, tinh linh gây nhiều tranh cãi, đã thay đổi danh xưng của họ thành Hội Phật giáo Khadampa. Ngài có thể cho chúng con lời khuyên gì về sự phát triển có thể gợi lên sự quan tâm và tò mò này, và ngài sẽ có thể khuyên dạy chúng con về việc đâu là truyền thống Kadampa “đích thực” hay thực sự?

 Khensur Rinpoche:
 Truyền thống Kadampa do Lama Atisha “sáng lập”, ngài là một trong những vị tiên phong lúc ban đầu đã đưa Thánh Pháp vào Tây Tạng. Mãi sau này, Đức Je Tsongkhapa đã nghiên cứuthực hành rất rộng rãi về những giáo lý của Lama Atisha. Kết quả là truyền thống do Je Tsongkhapa “sáng lập” ở Tây Tạng được gọi là truyền thống Tân Kadampa trong khi các giáo lý của Lama Atisha được gọi là truyền thống Cổ Kadampa.

 Kunga:
 Hội Phật giáo Khadampa được lãnh đạo bởi một người Đài Loan để râu, ông này tự khẳng định là được Thầy của mình là "Serkong Tritul" xác nhận (đây không phải là những Serkong Yangsi Rinpoche đích thực được Phật tử Tây Tạng nói chung trên toàn thế giới thừa nhận) là hóa thân của Chenrezig (Guan Yin, Quán Thế Âm). Để phân biệt với những tăng và ni khác trên thế giới, các đệ tử của ông ta đã mặc những chiếc y với một dải vải màu xanh lá cây đậm có sọc dọc từ ngực trái đi xuống. Có những nguồn tham chiếu đúng đắn nào về lịch sử hay Kinh điển đối với sự phát triển này không?

 Khensur Rinpoche:
 Từ trước đến nay chưa hề có bất kỳ nền tảng lịch sử hay Kinh điểngiá trị nào về việc mặc những chiếc y có sọc xanh lá cây này. Trong thực tế, tôi e rằng dòng truyền thừa của họ không xác thực bởi "Serkong Tritul", vị lãnh đạo của hội này, đã lật tới lật lui khi tự tuyên bố mình là vị này và sau đó là vị nọ, là những Ganden Tripa (1) trong quá khứ. Hơn nữa, ông ta đã thay đổi lời tuyên bố của mình trước khi là hóa thân của một hành giả vĩ đại “Apong”. Dường như có một vài mâu thuẫn trong những tuyên bố của ông ta!
 
 Tóm lại, tôi xin thuật lại hóa thân đã được thể chế hóa ra sao ở Tây Tạng. Đạo sư hóa thân đầu tiên của Tây Tạng được xác nhận là Đức Gyalwa Karmapa thứ nhất. Sau đó, việc xác nhận hóa thân của các Đạo sư trong quá khứ (được gọi là “tulku”) lan truyền sang những truyền thống khác. Trong dòng Gelugpa, việc xác nhận các Tulku chủ yếu là do Đức Đạt Lai Lạt Ma hay các Ganden Tripa (1) đảm nhận. Trong dòng Sakya, phần lớn việc xác nhận này là do Đức Sakya Trizin, trong khi đối với dòng Nyingma, những Đạo sư vĩ đại như Mindroling Trichen (đã mất, chú thích của người dịch), Dudjom Rinpoche quá cố hay Palyul Penor Rinpoche (đã mất - chú thích của người dịch) sẽ là người có thẩm quyền. Trong dòng Drikung Kagyu, Drukpa Kagyu và những dòng truyền thừa khác, các Đạo sư vĩ đại của mỗi dòng sẽ hoàn thành nhiệm vụ này và các ngài có những hệ thống giá trị, nghiêm ngặt và chắc chắn trong việc xác nhận các hóa thân của những Đạo sưđại từ dòng truyền thừa của các ngài.
 
 Ở đây, "Serkong Tritul" không được xác nhận bởi bất kỳ vị Hộ trì dòng truyền thừa thâm niên của trường phái nào. Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ xác nhận ông ta là một Tulku và những vị lãnh đạo các dòng truyền thừa khác thì cũng thế. Hội này tuyên bố đại diện cho dòng Kadampa, nhưng tất cả những Đạo sư Kadampa cổ xưa đã qua đời, vì thế những Đạo sư Kadampa cổ xưa linh thánh này đã không thể xác nhận họ là những Kadampa hay những tulku của dòng Kadampa.
 
 Những người thừa kế chính thức của dòng Kadampa là những Gelugpa (những hành giả phái Gelug). Không có ai trong những vị hộ trì dòng truyền thừa Gelug còn sống ngày nay – Đức Đạt Lai Lạt Ma hay Ganden Tripa (1) – xác nhận ông ta là một tulku. Vì thế, chỉ đơn thuần tự khẳng định mình là một tulku thì hoàn toàn không làm cho và không thể khiến cho ông ta trở thành một tulku đích thực.
 
 Họ đã được yêu cầu đưa ra bằng chứng về việc được xác nhận là những Kadampa. "Serkong Tritul" cũng bị chất vấn nhiều lần, được yêu cầu đưa ra bằng chứng ai là người xác nhận ông ta là tulku thực sự của Serkong Tritul và cho tới bây giờ, họ không thể đưa ra bất kỳ câu trả lời hay bằng chứng nào.
 
 Kunga:
 Bản thân "Serkong Tritul", mặc dù không được thừa nhận bởi những vị có thẩm quyền xác nhận hay tôn phong người nào đó là Tulku (tái sinh), đã tự xác nhận một người Đài Loanhiện thân của Chenrezig (Đức Quán Thế Âm) và là một tulku cao cấp. Họ đã hung hăng tự quảng bá chính mình là người mà họ tự khẳng định mình là, và nhiều Phật tử nói chung không biết rằng các Tulku cần phải được thẩm tra một cách rõ ràng, chắc chắn, qua những hệ thống đã được xác minh theo truyền thống.
 
 Khensur Rinpoche:
 Công chúng cần kiểm tra thật thận trọng và thấu đáo. Họ PHẢi kiểm tra. Sau đó, tự họ có thể rút ra một kết luận hợp lý, chính xác. Nếu không, việc thực hành những gì được giảng dạy bởi một hay nhiều vị Thầy không đầy đủ tư cách sẽ mang lại những hậu quả thảm khốc.
 
 Hiện nay, ở Tây phương lẫn Đài Loan, Singapore và những quốc gia Châu Á khác, tôi đã nghe nói về những người tự quảng bá mình là hóa thân của những Đạo sư vĩ đại của dòng truyền thừa đích thực như Đức Je Tsongkhapa hay thậm chí những Bồ Tát vĩ đại, chứng ngộ như Đức Di Lặc! Dĩ nhiên, về phần chúng ta thì chúng ta không cần tin tưởng vào những khẳng định như thế.
 
 Nếu những khẳng định này là đúng, họ cần được sự hậu thuẫn từ những thừa nhận chính thức của các vị lãnh đạo riêng thuộc những dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng khác nhau. Nếu không, chúng ta không cần phải tin tưởng ở họ.
 
 Kunga:
 Hội Phật giáo Khadampa đang tổ chức một cuộc triển lãm khổng lồ những vật được cho là xá lợi nước bọt, xương, não hay máu của Đức Phật mặc dù họ không cung cấp được nguồn gốc được thẩm định của những viên xá lợi này. Dường như họ đang cố gắng bưng bít việc thình lình rải hàng ngàn “xá lợi” bằng cách tránh né việc cần có những tham chiếu lịch sử hay Kinh điển.

 Trước mặt những khán giả truyền hình, vị “tulku” người Đài Loan, người được cho là hóa thân của Đức Chenrezig, cũng đã cầm một sợi tóc được cho là của Đức Phật giữa các ngón tay, và sợi tóc hình như co lại như một con sâu từ bên này sang bên kia trong bàn tay của ông ta. Khi ông ta để sợi tóc rơi vào một chén đựng chất lỏng, sợi tóc dường như “bơi” bằng nỗ lực của chính nó, trước sự vô cùng sửng sốtkinh ngạc của quần chúng thơ ngây!
 
 Khensur Rinpoche:
 Trong Kinh điển Phật giáo là những tham chiếu xác thực đối với các Phật tử, chúng tôi không thấy ghi chép rằng Đức Phật đã để lại xá lợi máu, não hay nước bọt.
 Bản thân tôi (là một tu sĩ thọ Cụ túc giới hay Tỳ kheo và là một Đạo sư Phật giáo 75 tuổi) chưa bao giờ nghe, đọc hay được biết rằng Đức Phật để lại xá lợi máu, não hay nước bọt.
 
 Vì thế, điều cần thiếtchúng ta phải biết được nguồn gốc của những vật được cho là “xá lợi” này, trước khi ta có thể chấp nhận những khẳng định hay trước khi ta có thể kết luận rằng những vật được cho là “xá lợi” này xuất phát từ Đức Phật.
 
 Khi Đức Phật thị hiện Niết bàn tại Kushinagara, Kinh điển có ghi chép rằng xá lợi xương của Đức Phật được chư thiên thâu thập với lòng sùng mộ để trân trọng lưu giữ và dâng cúng những buổi lễ tôn kính trong các cõi trời của họ. Đức Ananda (A Nan) và Đức Kashyapa (Ca Diếp) đã yêu cầu chư thiên để lại một ít xá lợi trong cõi người của chúng ta như một nguồn mạch công đức và những gia hộ cho thế giới chúng ta. Kết quả là một số xá lợi xương của Đức Phật còn tồn tại với chúng ta và sau đó Kinh điển cũng ghi rằng Nagarjuna (Long Thọ) đã cất giữ một số xá lợi quý giá trong chiếc tráp đựng châu báu tại Bodhigaya (Bồ Đề Đạo Tràng).
 
 Tuy nhiên, những khẳng định của hội này về sự phát hiện thình lình nhưng không được giải thích hàng ngàn xá lợi máu, não hay nước bọt, đã không thể được xác nhận từ bất kỳ Kinh điển thiêng liêng, lịch sử, truyền thống hay trong cộng đồng Tây Tạng.
 
 Kunga:
 Hội này, trước khi tự đổi tên là “Hội Phật giáo Kadhampa”, được gọi là hội “Gelugpa Trung Hoa” và họ là những hành giả hết sức trung thành của tinh linh được gọi là shugden - là đầu đề của nhiều bàn cãi. Hầu như họ chống đối mạnh mẽ, cuồng nhiệt lệnh cấm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc thực hành shugden.
 
 Khensur Rinpoche:
 Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ganden Tri Rinpoche thứ 100 đã khuyên đừng thực hành shugden. Nhóm nhỏ những người này đã từ chối lời khuyên của hai Đạo sư vĩ đại này. Họ đã bác bỏ lời khuyên của các ngài.
 
 Một trong những lý do khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma cấm thực hành shugden là vì trong lịch sử, shugden là hãm hại nhiều hành giả Nyingma. Chính mắt tôi không nhìn thấy những điều này nhưng đây là điều được ghi lại trong nhiều tường thuật lịch sử.
 
 Những Đạo sư thiêng liêng trong quá khứ đã sử dụng shugden trên nền tảng shugden là một người giúp việc. Ngày nay, các hành giả shugden tin cậy vào shugden như guru (Đạo sư), yidam (Bổn Tôn) và vị bảo hộ của họ, và một lòng một dạ nương tựa (quy y) vào đó.
 
 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng Zong Rinpoche và Pabongkha Rinpoche Dechen Nyingpo quá cố đều là những Đạo sư vĩ đại, đặc biệt là về giáo lý Lam Rim. Tuy nhiên, việc các ngài chấp nhận thực hành shugden là một sai lầm và là một trở ngại cho Giáo Pháp.
 
 Trước đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập nhiều lần về Trijang Rinpoche quá cố rằng Trijang Rinpoche có thể điều phục được shugden và không bị shugden chế ngự. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Trijang Rinpoche quá cố có thể thực hiện bốn hoạt động thiêng liêng của một vị Phật: làm an dịu, làm phong phú, hấp dẫnphẫn nộ (tức tai, tăng ích, kính áihàng phục) và vì thế Trijang Rinpoche hoàn toàn khác biệt chúng sinh bình thường. Hiện nay, chúng ta không có phẩm chất đó, các hành giả ngày nay không đạt tới mức độ thành tựu của Trijang Rinpoche quá cố.

 Ngài Trijang (tái sinh) hiện tại đã giải y (không còn là tu sĩ) và đã lập gia đình. Ngài nói rằng bởi điều này, ngài không thể thực hành shugden được nữa vì để thực hành shugden (trong sự hiểu biết và dấn thân toàn tâm toàn ý), hành giả phải là một tu sĩ hết sức thanh tịnh. Vì thế Trijang Rinpoche hiện tại đã tuyên bố công khai là ngài không thể thực hành shugden được nữa và vì thế không thực hành shugden!
 
 Vào lúc cuối đời, Zong Rinpoche quá cố đã sám hối lỗi lầm của ngài với Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc đã thực hành shugden và đã hứa với Đức Đạt Lai Lạt Ma là sẽ ngưng thực hành.
 
 Bản thân tôi không có bất kỳ quan hệ nào với shugden. Một trong những vị Thầy chính của tôi là ngài Khensur Pema Gyaltshen quá cố đã khuyên bảo rất rõ ràng về những hậu quả bất lợi của việc thực hành shugden. Tôi xuất thân từ Tu viện Drepung (chú thích: Rinpoche là Tu viện trưởng Danh dự của Drepung Loseling, học viện lớn nhất trong ba học viện thuộc Tu viện Drepung) và vị bảo hộ chính của tu viện chúng tôi là Nechung Choegyal. Vì thế, nói chung, Tu viện Drepung không có mối liên hệ với shugden. Trong Drepung Loseling, tất cả các tu sĩ của chúng tôi đã phát nguyện hạn chế thực hành shugden. Cộng đồng Tây Tạng nói chung đã rất quan tâm tới lập trường của Tu viện Drepung về vấn đề shugden.
 
 Thực ra, hiện nay trong ba Tu viện lớn của dòng Gelug là Drepung, Sera và Ganden, hình phạt tu viện đã được áp dụng và những hành giả shugden đã bị trục xuất khỏi cả ba Tu viện này. Tuyệt đại đa số các đệ tử trong ba đại tu viện này không có bất kỳ mối quan hệ nào với những hành giả shugden. Các đệ tử tu sĩ này không tranh luận với những người đó, không học tập với họ và không sống với họ.
 
 Trong thực tế, những hành giả shugden bị trục xuất hay tuyệt thông (ex-communicated) này đã củng cố lại các tu viện bên ngoài các tổ chức Gelugpa nói chung. Vì lý do đó, chúng ta có thể nói rằng hiện thời dòng truyền thừa Gelugpa hoàn toàn thực sự và chính thức không có thực hành shugden nào. Hiện tại chúng tôi không có vấn đề gì như các hành giả shugden đã ra khỏi hệ thống Gelugpa.
 
 Kunga:
 Xin cảm ơn Rinpoche rất nhiều. Những lời chỉ dạy của Rinpoche rất cần thiết đối với những người không có nhận thức rõ ràng.

 Khensur Rinpoche:
 Cảm ơn bạn rất nhiều! Cảm ơn!

 http://www.casotac.com/CASonline%20Articles/23122009_2.html
 

 Chú thích:
 (1) Ganden Tripa: Chức vụ Ganden Tripa là địa vị tối cao của dòng truyền thừa Gelug. Người giữ chức vụ này là vị lãnh đạo tâm linh siêu việt của phái Gelug – là phái do đại học giả, hành giả Je Tsongkhapa (1357–1419) sáng lậpTây Tạng. Người giữ chức vụ Ganden Tripa cũng chính là Tu viện trưởng Tu viện Ganden. Vị Ganden Tripa thứ 101 hiện tại là ngài Khensur Lungri Namgyal, chứ không phải là Đức Đạt Lai Lạt Ma như nhiều người lầm tưởng.

 Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13601)
25/11/2011(Xem: 73422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.