SÁU YOGA CỦA NAROPA
Dịch : Garma C. C. Chang và Glenn H. Mullin
Nguyên tác: Six Yogas of Naropa & Teachings on Mahamudra Garma C. C. Chang. Snow Lion 1986. Readings on the Six Yogas of Naropa Glenn H. Mullin. Snow Lion 1997
Nguyễn An Cư và Trùng Hưng Việt dịch, NXB: THIỆN TRI THỨC, 2003 Nội dung Vào Đề Phần I. Giáo lý Đại Ấn Bài Ca Đại Ấn
Lời Nguyện Đại Ấn
Những Cơ Bản của Thực Hành Đại Ấn Phần II. Tóm lược một dẫn nhập vào Sáu Yoga của Naropa Tóm lược một dẫn nhập vào Con Đường Thậm Thâm
Sáu Yoga của Naropa Phần III. Những Bản Văn về Sáu Yoga của Naropa Giáo Huấn Khẩu Truyền về Sáu Yoga của Naropa
Những Câu Kệ Kim Cương của Truyền Thống Thì Thầm nơi Tai
Bản Chép Tay Con Đường Thậm Thâm
Sáu Yoga của Naropa : Một Nguồn Tài Liệu của Mọi Chứng Ngộ Vào Đề Nếu
huyền học được định nghĩa, trong một nghĩa rộng, như là “Giáo thuyết nói rằng
hiểu biết trực tiếp về “Thượng Đế” hay
thực tại tâm linh có
thể đạt được qua
trực giác tức thời”, thì
Mật giáo Tây Tạng cũng được xem là một
hình thức huyền học.
Vấn đề ở đây là,
dĩ nhiên, những từ “hiểu biết”, “Thượng Đế”, “thực
tại tâm linh”, và “trực giác” được hiểu theo nghĩa nào. Một phân tích
cẩn trọng về sự
sử dụng những từ này liền mở ra những
quan niệm phức tạp và khác biệt và thường thì không có một cái hiểu thống
nhất tức thời. Dù sự
tương tự bề ngoài của nhiều
hình thức huyền học, giữa chúng có sự khác biệt lớn lao. Nhưng để chỉ ra những khác biệt trong
chi tiết, một
hiểu biết triệt để mọi
hệ thống này là
cần thiết, cùng với
kinh nghiệm cá nhân về mỗi
hệ thống như nhiều nhà
huyền học đã
chứng nghiệm. Những đòi hỏi này
quả thật rất khó khăn,
nếu không nói là không thể, đối với
cá nhân ngày nay. Thế nên
mục tiêu của
tác giả không phải là làm một
nghiên cứu bình phẩm về Mật thừa
Tây Tạng đối lại những
hình thức huyền học khác, mà là
giới thiệu với
độc giả bình thường vài bản
văn quan trọng
cho đến ngày nay chưa có trong Anh ngữ.
Một vài lời về
học thuyết căn bản của Mật thừa
Tây Tạng và nguyên lý nền tảng bên dưới sự
thực hành của nó có lẽ là hữu ích. Có thể
tóm tắt như sau : “Phật tánh
thiêng liêng thì toàn khắp, nhưng cách nhanh nhất để thấu hiểu sự thực này là
khám phá nó trong hợp thể
thân tâm của mình”. Nhờ những
thực tập tâm linh và sự
áp dụng những kỹ thuật Mật thừa – như Sáu Yoga – người ta có có thể sớm thấu hiểu rằng thân, tâm người ta và “thế giới khách quan bên ngoài” đều là những
biểu lộ của
Phật tánh thiêng liêng.
Sanh tử là
Niết bàn,
con người là “chư thiên”, những
phiền não “bất tịnh” chính là những
diễn đạt của Năm Vị Phật Bổn Nguyên,(1)
Giác ngộ hay
giải thoát không phải
đạt được bằng cách nhổ sạch gốc những
phiền não của
con người mà là
đồng hóa chúng với
Trí Huệ siêu việt.
Học thuyết căn bản của Mật thừa
Tây Tạng như vậy có thể được gọi là một
học thuyết nhìn thấy hợp thể
thân tâm của
con người là
tương ứng với,
nếu không phải là đồng nhất với,
thân tâm của Phật.
Tinh thần và cách
thức thực hành của mọi Yoga Mật thừa cũng đều hướng đến việc
hiển lộ nguyên lý
căn bản này.
Bây giờ
chúng ta hãy lấy hai cột trụ của
thực hành Mật thừa, Yoga của giai đoạn Phát Sanh và Yoga của giai đoạn
Thành Tựu, để làm rõ
học thuyết căn bản này. Trong
thực hành giai đoạn Phát Sanh, thiền giả được dạy
quán tưởng và như vậy
nhận thức thế giới bên ngoài như là những
Mạn đà la ; thân của nó là Thân của Phật Bổn Tôn ;
hệ thống thần kinh của nó là
hệ thống năng lực Ba Kinh Mạch và các Luân Xa và các hạt bindu ; nguyện vọng và
năng lực của nó là Khí-Trí Huệ và “Ánh Sáng”… Trong giai đoạn
Thành Tựu, trước hết nó được dạy hòa tan tất cả Tư Tưởng-Năng Lực (hay Tâm-Khí)(2) vào Ánh Sáng Bổn Nguyên –
Pháp thân – từ trước tới giờ bị dấu kín trong
Trung Tâm (Luân Xa) Tim, và từ Ánh Sáng Bổn Nguyên này phóng xuất
Sắc Thân (Rupakaya), và như vậy làm hoạt hóa
vô số hành động của
Phật quả.
Một
lý thuyết quan trọng nằm trong
thực hành Yoga
Tây Tạng, được gọi là “sự Đồng Nhất của Khí và Tâm” cũng cần được đề cập ở đây. Mật thừa xem thấy
thế giới gồm những
yếu tố và những tương quan tương phản,
đối kháng :
bản thể và
hiện tượng, tiềm năng và
biểu lộ, nhân và quả,
Niết bàn và
Sanh tử, Khí (prana) và Tâm. Mỗi cặp
nhị nguyên này bên ngoài có vẻ tương phản nhưng thật ra là một
nhất thể không thể
phân chia. Nếu người ta có thể hiểu
trọn vẹn và làm chủ một cái thì nó sẽ tự động hiểu và làm chủ cái kia. Như vậy, người thấu hiểu
tinh túy của tâm như là
Trí huệ Siêu việt sẽ
đồng thời thấu hiểu
tinh túy của khí như là sức sống và hành động của
Phật quả. Không
cần thiết giải thích ở đây mọi mặt của
học thuyết này, nhưng một điều rất quan trọng trong đó cần chú ý, là “tính chất
hỗ tương giữa tâm và khí”. Điều này nghĩa là một loại tâm nào đó thì chắc hẳn có một khí
tương ứng đi kèm, dù
siêu việt hay
thế tục. Chẳng hạn một
tính khí, cảm nhận hay
tư tưởng luôn luôn đi kèm bởi một
tính chất và nhịp điệu khí
tương ứng phản ánh trong
hơi thở. Như vậy, sân giận không chỉ sanh ra một cảm thức
tư tưởng bừng cháy mà còn một
hơi thở “gồ ghề”, thô cứng. Ngược lại khi có tập trung yên tĩnh vào một
vấn đề trí thức,
tư tưởng và
hơi thở biểu lộ một sự yên tĩnh cũng như vậy. Khi tập trung sâu, như khi
nỗ lực giải quyết một
vấn đề tinh tế,
hơi thở bị giữ lại một cách
vô thức. Khi người ta ở trong một tâm thái
giận dữ,
kiêu căng,
ghen tỵ,
hổ thẹn,
thương yêu,
tham dục v.v…, loại khí hay prana đặc thù này có thể được trực tiếp cảm nhận trong mình. Trong
đại định không có
tư tưởng sanh khởi nên không có
hơi thở có thể
tri giác được. Vào lúc mới ngộ
ban đầu, khi thức
bình thường được
chuyển hóa, khí cũng chịu một
biến đổi “cách mạng”. Như vậy mỗi tâm thái,
tư tưởng và cảm nhận – dù
đơn giản,
vi tế hay
phức tạp – đều có một có một khí
tương ứng đi kèm. Trong giai đoạn
thiền định cao cấp, sự
lưu thông của máu chậm lại gần như dừng,
hơi thở cũng dừng, và thiền giả
kinh nghiệm một mức độ
sáng tỏ trong một
trạng thái không có
tư tưởng của tâm. Bấy giờ không chỉ một
biến đổi của thức xảy ra, mà còn một
biến đổi trong
vận hành sinh lý của thân.
Đặt nền trên nguyên lý này, Mật thừa
Tây Tạng cho
chúng ta hai
Con Đường hay hai loại Yoga, cả hai cùng dẫn đến một
mục đích siêu thế gian. Một cái được gọi là
Con Đường của
Giải Thoát, hay “Yoga Tâm” và cái kia,
Con Đường của
Phương Tiện Thiện Xảo hay “Yoga Năng Lực”. Cái trước giống Thiền (Zen) trong nhiều mặt bởi vì nó
nhấn mạnh vào sự
quan sát và trau dồi Tâm Bổn Nguyên, và chỉ đòi hỏi những chuẩn bị
nghi thức và yoga
tối thiểu. Cái sau là một loạt những
thực hành Yoga
phức tạp và nghiêm ngặt, được biết với tên Yoga giai đoạn Phát Sanh và Yoga giai đoạn
Thành Tựu. Ba phần trích về Đại Ấn (Mahamudra) trong phần đầu của cuốn sách này là thuộc nhóm trước, và
độc giả sẽ sớm
khám phá sự
tương tự lạ lùng với Thiền
Phật giáo thời sơ kỳ. Sáu Yoga của Naropa là thuộc nhóm sau – một tổng hợp của hai Yoga giai đoạn Phát Sanh và
Thành Tựu, với
nhấn mạnh đặc biệt vào cái sau.
Theo
quan điểm yoga trong nhóm Sáu Yoga, những Yoga
Nội Nhiệt và Thân Huyễn là những cái
ban đầu căn bản, và bốn cái sau
Giấc Mộng, Ánh Sáng,
Trung Ấm và
Chuyển Di là những phân nhánh của hai cái đầu.
Tuy nhiên, đối với những người thích
nghiên cứu những
trạng thái “vô thức” và “siêu thức”, Yoga
Giấc Mộng và Yoga Ánh Sáng có thể quan trọng hơn, bởi vì chúng cho thông tin
căn bản về
chủ đề.
Để
cung cấp cho
độc giả một nền tảng tổng quát về Sáu Yoga, một tóm lược
dẫn nhập của Lama Drashi Namjhal, một bản văn giản dị mà
rõ ràng, được dịch ở đây. Bởi vì vào
thời gian này dịch giả chưa
đi vào nguyên bản
Tây Tạng, ba bản văn Đại Ấn và Sáu Yoga của Drashi Namjhal được dịch từ những bản dịch Trung Hoa mới
hoàn thành từ nguồn tư liệu
Phật giáo ở Hồng Kông và
Đài Loan.(3)
Dịch
giả từ chối mọi
trách nhiệm đối với những
độc giả thí nghiệm hấp tấp và ẩu tả Sáu Yoga này. Chỉ đọc những bản văn này không thể nào thay
thế cho một vị Thầy sống, từ ngài người tìm cầu
giác ngộ đứng đắn cần trước hết nhận
quán đảnh và hướng dẫn trước khi bắt đầu
thực hành. Đối với người nghiêm túc, cuốn sách này có thể
phục vụ không khác hơn một nguồn
tham khảo, quy chiếu, một dấu chỉ cho
Con Đường.
Dịch giả, sợ rằng những
giáo lý quan trọng này bị mất ở đất mẹ của chúng, đã phá lệ với
truyền thống từ trước
đến nay “giữ bí mật” mà
phát lộ chúng trong chuyển dịch Anh ngữ, với
hy vọng rằng chúng sẽ có ích cho những người tìm
chân lý.
GARMA C. C. CHANG
(1) Năm Vị Phật Bổn Nguyên : Tỳ Lô Giá Na, A Súc, Bảo Sanh, A Di Đà, Bất Không Thành Tựu. Các vị tượng trưng sự thăng hoa của si (vô minh), sân, kiêu mạn, tham và đố kỵ. Khi Năm Vị Phật này xuất hiện trong năm hướng của một Mạn đà la thì Mạn đà la này tượng trưng cho Phật tánh vốn sẵn nơi chính mình.
(2) Tư Tưởng-Năng Lực hay Tâm-Khí (TT. Rlunâ Sems). Khí (prana) là cái năng lực hành động, và tâm là cái biết, cái thức. Tâm và Khí là hai mặt của một thực thể, không lìa nhau và tùy thuộc nhau.
(3) Bản dịch tiếng Hoa Sáu Yoga của Drashi Namjhal của Mang Kung ; Bài Ca Đại Ấn của Fa Tsun ; Lời Nguyện Đại Ấn của Garma C. C. Chang ; và Những Cốt Yếu của Đại Ấn của vị thầy của Chang, tức là Lama Kong Ka.