Phương Pháp Thực Hành Thiền Quán Quan Âm,

10/12/201012:00 SA(Xem: 26487)
Phương Pháp Thực Hành Thiền Quán Quan Âm,
Regular Practice of Tara Called the Source of All Activities (Green Tara)
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN QUÁN QUAN ÂM,
Suối Nguồn Của Vạn Pháp (Lục-Ngọc-Quang Quan-Âm)
Do Đại sư Khenchen Konchog Gyaltshen biên soạn, và cùng với Michael G. Essex
chuyển từ Tạng-ngữ sang Anh-ngữ tại thiền viện Ratna Shri (1993)
Tâm-Bảo-Đàn chuyển từ Anh-ngữ sang Việt-ngữ lời giới thiệu, phần 2 & 4
để cúng dường bổn sư Garchen Triptul Rinpoche (2004)
Chơn-Pháp Nguyễn Hữu Hiệu chuyển Việt-ngữ phần 3 & 5 (2002)
Drikung Mahayana Center

 1. Lời Giới Thiệu

 Đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát (Sanskrit: Avalokiteshvara; Tạng ngữ: Chenrezig)[1] chính là hiện thân của lòng từ bi vô lượng của đức Phật A-Di-Đà (Sanskrit: Amitabha), và đức mẹ Quan-Âm Bồ-tát (Sanskrit: Tara)[2] chính là hiện thân của trí tuệ vô lượng của đức Quán-Thế-Âm. Đức Quán-Thế-Âm (Avalokiteshvara/Chenrezig) đã vun trồng một trí dũng không gì ngăn ngại được, cốt đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh cho đến tận ngày cõi ta-bà (Sanskrit: samsara) tuyệt dứt. Từ vô thỉ vô chung, ngài đã độ cho hằng hà sa số chúng sinh đạt đến Niết-bàn. Tuy thế, số chúng sinh trôi dạt trong biển trâm luân vẫn không thuyên giảm. Một ngày kia, ngài kiệt sức và nhỏ lệ khóc. Những giọt nước mắt của ngài đã dâng trào từ niềm thống cảm thương xót chúng sinh phải hứng chịu xiết bao đau khổ.

 Hai đức Quan-Âm (Tara) và Bhrikuti đã đản sanh ra từ chính hai giọt lệ của đức Quán-Thế-Âm Avalokiteshvara! Ủức mẹ Quan-Âm (Tara) đã nói vớI đức Quán-Thế-Âm rằng, ‘Tôi xin che chở cho những kẻ sống trong sợ hãiđau khổ nơi cõi ta-bà. Xin đừng lo ngại, tôi nguyện xin che chở họ.’ Nương vào lờI nguyện đó, đức mẹ Quan-Âm đã luôn sát cánh đức Quán-Thế-Âm cứu khổ cứu nạn, đem lại lợI lạc cho tất cả chúng sinh.

 Đức Phật Tỳ-Lô-Giá-Na (Sanskrit: Vairochana) đã từng soạn ra ‘Hai Muơi Mốt Đoản Thi Tán Dương Quan-Âm,’ và đã truyền dạy rất nhiều bộ pháp Mật-điển (Tantric) về Tara Quan-Âm . Đức mẹ Quan-Âm (Tara) đã hoá hiện dưới vô vàn hình tướng, với rất nhiều khuôn mặt và cánh tay khác nhau[3[ . Acharya Ashvagosh đã từng nói, ‘ứng thân của Quan-Âm đã nhập thể bằng nhiều cách, dưới nhiều hình dạng, khi thì là một vị Bà-la-môn (Sanskrit: Brahma), thần Vishnu, thần Shiva, mang hình dạng hung nộ lẫn hình dạng an bình, rồi khi thì là Uma Deva, khi là Mamaki, Tara, Pantari, đức Phật Lotsani, và còn nhiều nhiều nữa. Mọi nhập thể hoá hiện của ngài đều tùy thuộc vào căn cơ của chúng sinh. Ngài là chỗ dựa cho ứng thân của tất cả các vị nữ Pháp-trì tâm linh. Tại xứ Ấn, ngài đã nhập thể làm hoàng hậu Mayadevi, là mẹ của đức Phật Thích-ca-mâu-ni, hoặc nhập thể làm Gelongma Pelmo và công-nương Mandarawa. Tại xứ Tây-Tạng, ngài nhập thể làm thánh- nữ (Tạng ngữ: dakini) Yeshe Tsogyal, Machig Lobdron, Achi Chokyi Drolma, cũng như đã từng nhập thể trở thành rất nhiều ni sư trụ trì của tu viện Drikung Terdon. Chỉ cần lắng nghe tên gọi của ngài với tâm chí thành là ta cũng sẽ thoát khỏi tám (8) hoặc mười sáu (16) hiểm nguy, sợ hãi [4] trong đời. Thiền-quán theo phương pháp Quan-Âm (Tara) và nhất tâm tụng đọc minh chú Quan-Âm (Tara) sẽ giúp tiêu trừ được hết thảy chướng ngại. Ta sẽ được đản sanh nơi Tây Phương Cực Lạc (Tạng ngữ: Dewachen) là cảnh giới trang nghiêm tịnh độ của đức Phật A-Di-Đà.’
 

 2. Phương Pháp Thiền Quán & Trì Chú Quan-Âm
 (Lục-Ngọc-Quang Quan-Âm)

 Khai kinh:
 OM SWASTI
 Hiện thân của tất cả các pháp-sự của chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, người mẹ hiền tuyệt vời của chư Phật trong ba đời, niềm hy vọng tối cao của chúng sinh trong thời mạt pháp.
 Con xin nuơng tựa nơi đức Quan-Âm tôn quý. Xin cho con đạt được những thành tựu thế gianxuất thế gian.
 [Ở nơi thanh tịnh thuận cho việc tu tập, trước linh ảnh hoặc tôn tượng của đức Quan-Âm, hãy trang nghiêm hành lễ cúng dường. Ngồi trong một tư thế thoải mái với tâm buông xả. Duy trì tâm nơi ‘bốn pháp chuyển tâm’ [5] căn bản, quy y nơi Phật Pháp Tăngphát khởi tâm Bồ-đề. Sau đó, bắt đầu thực tập pháp quán tưởng tam thân của vị Pháp-trì tâm linh Quan-Âm (deity yoga)].
 Cho đến khi con đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác, con và tất cả xin nương tựa nơi chư vị thánh tăng, hiện thân của Tam-Bảo. Con xin phát khởi hai Bồ-Đề-tâm [6], nguyện che chở hộ trì cho tất cả chúng sinh thoát khỏi mọi sợ hãi trong cõi luân hồi (lập lại lời nguyện 3 lần).

 OM SHUNYATA JANA BAZRA SVABHAVA ATMA KOHAM (tụng minh chú 1 lần)

 Quán tưởng:
 Vạn pháp, kể cả tâm bám chấp, hoà tan vào [trạng thái] Không rỗng lặng. Từ [trạng thái] Không rỗng lặng đó hoá hiện ra muôn vàn sự che chở bao dung. Ở giữa, là một toà sen[7] . Trên toà sen là chủng tự TAM ( ) màu xanh lục, chính là chân tánh của tâm thức con.

 [Từ chủng tự TAM], ánh sáng phóng toả rạng ngời, tịnh hoá hết mọi chướng duyên của chúng sinh. Ánh sáng đó phóng tỏa ra cúng dường muôn chư Phật và trở lại về [nơi chủng tự TAM]. Con trở thành đức Quan-Âm (Tara) với một khuôn mặt và hai cánh tay trong tư thế bắt ấn ‘ban truyền’ (giving mudra), [tay trái] cầm một đoá sen, hai chân xếp lại trong tư thế bán-già, toàn thân mang màu xanh lục pha sắc xanh biển, oai nghi và trẻ trung tươi thắm, khoác y bằng lụa, mang nhiều bảo vật trang sức , và phóng toả ánh sáng rạng ngời biến thành Báo-thân Phật (Sanskrit: Sambhogakaya). Từ ba chủng tự [OM màu trắng, AH màu đỏ, HUNG màu xanh biển] ở ba nơi [trán, cổ họng và tâm điểm[8] ], ánh sáng rực rỡ phóng tỏa khắp mườI phương, nhiếp thụ tất cả trí tuệ, từ bipháp sự của muôn chư Phật, rồi [ánh sáng ấy] trở về hoà tan vào chính con. Con trở thành hiện thân của chư Như Lai đã tựu thành trong ba đời.

 Minh chú cúng dường (tụng 1 lần từ đầu đến cuối):
 OM ARYATARE SA-PARI WARA ARGAM PRATITSA SVAHA (nước rửa mặt)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA PADYAM PRATITSA SVAHA (nước rửa chân)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA PUSHAM PRATITSA SVAHA (hoa thơm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA DHUPAM PRATITSA SVAHA (trầm hương)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA ALOKAM PRATITSA SVAHA (đèn bơ)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA GHANDHE PRATITSA SVAHA (nước thơm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA NAIWITE PRATITSA SVAHA (thực phẩm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA SHAPTA PRATITSA SVAHA (nhã nhạc)

 Tán dương:
 Chư vị trong các cõi Trời và A-tu-la
 Cúi đầu đảnh lễ dưới chân Quan-Âm,
 Ngài đã thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác thoát khỏi mọi chướng ngại,
 Con xin đảnh lễtán dương Mẹ hiền Quan-Âm.

 Quán tưởng trước khi trì tụng minh chú:
 Ở giữa tâm điểm [9] của con là một tòa sen. Trên toà sen là chủng tự TAM có câu minh chú (Om Tare Tuttare Ture Svaha) xoay quanh [theo chiều kim đồng hồ], phóng toả ánh sáng rạng ngời đến muôn chư Phật, nhiếp thụ tất cả ân điển của Phật rồi ánh sáng ấy thu trở về hoà tan trong con, khai mở tánh hợp nhất của Sắc - Không (appearance and emptiness), bởi đó là chân tánh của vô lượng phẩm hạnh của muôn chư Phật. Một lần nữa, từ câu minh chú (Om Tare Tuttare Ture Svaha), vô vàn tia sáng chiếu toả rạng ngời, chuyển hoá hết tất cả mọi hiện tượng trong trời đất thành cảnh giới Tịnh-Độ, tất cả mọi chúng sinh đều biến thành Quan-Âm, người người đều trì tụng minh chú Quan-Âm.

 OM TARE TUTTARE TURE SVAHA (trì tụng minh chú càng nhiều lần càng tốt)

 Minh chú cúng dường (lần 2):
 OM ARYATARE SA-PARI WARA ARGAM PRATITSA SVAHA (nước rửa mặt)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA PADYAM PRATITSA SVAHA (nước rửa chân)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA PUSHAM PRATITSA SVAHA (hoa thơm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA DHUPAM PRATITSA SVAHA (nhang thơm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA ALOKAM PRATITSA SVAHA (đèn bơ)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA GHANDHE PRATITSA SVAHA (nước thơm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA NAIWITE PRATITSA SVAHA (thực phẩm)
 OM ARYATARE SA-PARI WARA SHAPTA PRATITSA SVAHA (nhã nhạc)

 Tán dương (lần 2):
 Chư vị trong các cõi Trời và A-tu-la
 Cúi đầu đảnh lễ dưới chân Quan-Âm,
 Ngài đã thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác thoát khỏi mọi chướng ngại,
 Con xin đảnh lễtán dương Mẹ hiền Quan-Âm.

 Kết thúc:
 Vạn pháp, tất cả mọi hiện tượng bên ngoài và bên trong con, biến thành ánh sáng và tan hoà vào trong con. Con cũng tan vào Pháp-Giới chân như (Sanskrit: Dharmadhatu), rỗng không và thuần khiết, vào ánh tịnh quang (Sanskrit: Dharmata) của Pháp-giớI -- niềm hỷ lạc viên mãn. Tất cả an trụ trong Đại-Thủ-Ấn (Sanskrit: Mahamudra)-- không là gì khác ngoài bản tâm chân tịnh .

 Hãy an trú trong trạng thái chân tịnh của tâm .[10]

 Hồi hướng:
 Nương vào công đức này, cũng như công đức đã tạo trong cõi luân hồiNiết Bàn, và nương nơi bản tâm tự khởI, xin cho tất cả chúng sinh đã từng như những bà mẹ của con[11] , vô vàn như không gian vô biên, thành tựu tuớng hảo của Quan-Âm tôn quý, loại dứt được tâm phân biệt, thoát khỏi ngũ độc [12], an trụ trong đại trí huệ viên mãn.
 

 3. Hồi hướng nguyện
(trích Kinh Nhật Tụng Tông Phái Drikung Kagyu do Chơn-Pháp Nguyễn Hữu Hiệu chuyển từ Anh ngữ sang Việt ngữ)


 Hồi hướng nguyện:
 Dorje Chang, Tilopa, Naropa,
 Marpa, Milarepa, Pháp-vương Gampopa,
 Phagmodrupa và Pháp-vương Drikungpa,
 Xin ban cho chúng con ơn phúc tột đỉnh tốt lành cuả chư Lạt-ma dòng Kagyu.

 Do hạnh đó, xin cho con thành tựu toàn tri
 Nhờ chiến thắng được mọi kẻ thù -- sự điên đảo hoài nghi.
 Xin cho tất cả những ai đang trầm luân trên sóng sinh, lão, bệnh, tử
 Vượt qua được biển cả luân hồi khổ ải.

 Bồ-đề tâm vương -- tâm tối thượng, tâm vô cùng trân quý,
 Nơi tâm ấy chưa sinh, xin cho tâm ấy nẩy sinh,
 Nơi tâm đã sinh, cho cho tâm ấy đừng bao giờ thoái chuyển,
 Mà vĩnh viễn mỗi ngày một vươn lên, vươn lên cao hơn.

 Con nguyện cầu cho chư Lạt-ma được khang ninh,
 Con nguyện cầu cho chư Lạt-ma được thọ trường,
 Con nguyện cầu cho Pháp-sự của Thầy trải rộng, lan xa,
 Con nguyện cầu cho con chẳng phải xa cách Người.

 Như đức Văn-Thù, đấng chiến thắng, đã tựu thành tối thượng,
 Và như đức Phổ-Hiền [cũng đã tựu thành như thế],
 Con xin theo chân của các ngài,
 Và xin hồi hướng hết thẩy công đức cho muôn chúng sinh.

 Nhờ ân điển của đức Phật, đấng đã tựu thành tam thân,
 Nhờ ân điển của chân đế diệu Pháp bất biến như thị,
 Nhờ ân điển của Tăng-bảo bất khả phân ly,
 Xin cho công đức mà con được dự phần đơm hoa kết trái.

 Kinh thường tụng tên ‘Dakorma’:
 Nhờ bởi công đức mà chính con và tất cả chúng sinh
 Đã tích lũy trong ba đời trong cõi luân hồi và cả ở Niết Bàn,
 Và cũng nhờ bởi thiện căn vốn bẩm sinh,
 Xin cho con và tất cả chúng sinh đốn ngộ Bồ-Đề tối thượng, viên mãn, toàn bích và trân quý.

 Nguyện cầu cho giáo huấn của đức Drikungpa, Ratnashri,
 Đấng toàn giác, bậc thầy của pháp duyên sinh,
 Tiếp tục tăng trưởng qua công lao nghiên cứu, thực hành, chiêm niệm và thiền định
 Cho đến khi cõi luân hồi cáo chung.
 

 4. Khẩn nguyện Mẹ hiền Quan-Âm, bảy chư vị Hộ-thần

 Một lần nọ, khi đã thành tựu quả vị Phật, Pháp-Vương Jigten Sumgon thấy bảy vị Quan-Âm thị hiện trong khi ngài đang lưu lại ở một hang động tên Echung. Khi ấy, ngài liền soạn bài khẩn nguyện dướI đây. Bài nguyện này chan chứa vô vàn vô lượng ân điển.

 Trong Pháp-Giới vô sanh,
 Có đức mẹ Quan-Âm tôn quý ngự trị
 Ngài ban hạnh phúc an lạc cho tất cả chúng sinh
 Con xin ngài che chở hộ trì con thoát khỏi mọi sợ hãi.

 Vì không hiểu rõ chính sắc thân này là Pháp-thân,
 Tâm ta bị bao phủ bởi bao phiền não
 Chúng sinh muôn loài -- những bà mẹ của ta[13], đang lang thang khắp nẻo luân hồi
 Xin đức mẹ Quan-Âm Tôn-Quý hãy che chở họ.

 Khi ý nghĩa của Đạo Pháp chưa nở hoa trọn vẹn trong tim ta,
 Ta bị lôi cuốn theo ý nghĩa, lời lẽ tầm thường của thế gian
 Có kẻ bị lừa dối tin theo giáo điều
 Xin đức Quan-Âm Toàn-Bích hãy che chở họ.

 Chứng ngộ được bản tâm thật là điều rất khó
 Có kẻ tuy chứng ngộ được nhưng lại không biết thực hành
 Để cho tâm họ lao xao chạy theo những vọng động thế gian
 Xin đức Quan-Âm Hồi-Nhớ hãy che chở họ.

 Trí tuệ vô phân biệt chính là bản tâm tự khởi
 Nhiều kẻ vì thói quen bám chấp đối đãi
 Bị trói buộc, không thể nào khác
 Xin đức Quan-Âm Bình-Đẳng-Trí hãy che chở họ.

 Cho dù có kẻ an trú trong tịch tịch Không (Sanskrit: Shunyata)
 Nhưng họ không thấu triệt được pháp duyên sinh của định luật nhân quả
 Họ bị mê mờ không hiểu được đâu là điểm tựa cho tri giác
 Xin đức Quan-Âm Toàn-Giác hãy che chở họ.

 Tự tánh của không gianvô biên
 Tựu chung tất cả chẳng có gì khác hơn điều này
 Cho dù như thế, biết bao hành giả và Phật-tử không thấu hiểu như vậy
 Xin đức Phật-mẫu Toàn-Bích hãy che chở họ.
 

 5. Kinh hồi hướng của đức Jigten Sumgon
 (Rick Finney cùng đại-sư Khenpo Konchog Gyaltshen
 chuyển từ Tạng-ngữ sang Anh-ngữ)
(trích Kinh Nhật Tụng Tông Phái Drikung Kagyu do Chơn-Pháp Nguyễn Hữu Hiệu chuyển từ Anh ngữ sang Việt ngữ)

 Kính bạch bổn sư và chư Lạt-ma quang vinh, thiêng liêng, khả kính và tôn quý thuộc bổn tông,
 Kính bạch thánh hội chư Hộ-thần, thánh hộI chư Phật, chư Bồ-tát, du-già sư, nữ du-già sư, nữ không-hành ở thập phương thế giới,
 Xin hãy lắng nghe lời nguyện của con!

 Nhờ uy lực của thiện căn rộng lớn,
 Xin cho con làm lợi lạc chúng sinh bằng thân, khẩu, ý.
 Xin cho những phiền não do tham, sân, si, kiêu mạn và ganh tị đừng khởI lên trong tâm con.
 Xin cho những ý tưởng về danh vọng, địa vị, của cải, nhục vinh, và những ưu tư về đờI sống này đừng khởi lên dù chỉ trong giây lát.
 Xin cho suối tâm con chan chứa yêu thương, từ bi và tâm Bồ-đề,
 Và, nhờ đó, xin cho con trở thành một đạo sư
 Với đức độ ngang bằng không gian vô biên.
 Xin cho con đạt được Đại-Thủ-Ấn tối thượng ngay trong đời này.
 Xin cho những khổ đau dằn vặt đừng khởi lên ngay cả trong giây phút con lâm chung.
 Xin cho con không phải kinh qua một cái chết phi thời.
 Xin cho con được chết một cái chết hân hoan, hỷ lạc trong linh quang bừng sáng của Chân-tâm
 Và trong Pháp-tính rạng ngời cùng khắp.
 Xin cho con,dù có thế nào, cũng thành tựu Đại-Thủ-Ấn tối thượng vào giây phút lâm chung hay trong thân Trung-Ấm.

 ______________________________________
 Theo lời khẩn cầu liên tiếp của nhiều hành giả, quyển cẩm nang hướng dẫn pháp môn thiền quán và trì tụng Quan-Âm này đã được đại sư Khenpo Konchog Gyaltshen Rinpoche biên soạn vào năm 2120 theo Đại-Vương Tạng-lịch, Rabjung 17, là năm Hải Điểu, vào ngày 28 tháng Giêng (tức ngày 20 tháng ba Dương-lịch). Một số bài hồi hướng nguyện cũng đuợc thêm vào cho phần thực hành thêm phong phú. Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả mọi chúng sinh, sơ căn thì thoát khỏi mọi tai hoạ nhiễu nhương và sau hết thảy, xin cho tất cả thành tựu đạo quả vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Sarva Mangalam.

 Tâm-Bảo-Đàn chuyển từ Anh-ngữ sang Việt-ngữ để cúng dường bổn-sư Garchen Triptul Rinpoche tôn quý, Hoá Thân đời thứ tám, hiện thân của lòng từ bi vô lượng của Quan-Âm. Nguyện cho tất cả chúng sinh đều đón nhận được tình thuơng bao la tựa không gian vô biên đó. Hoàn tất ngày 21 tháng 2, 2004 Duơng- lịch, nhân dịp Nguyên-Đán năm Mộc-Thân Tạng-lịch, tại Maryland, Hoa Kỳ. Bản tiếng Việt do trung tâm Drikung Mahayana Center ấn tống.

 Chú Thích

  [1] Avalokiteshvara (Sanskrit) hay Chenrezig (Tạng-ngữ) chính là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát, hay Quán Tự Tại Bồ-tát, hay Quan Âm Đại Sĩ, thông thường được mô tả hoặc thị hiện dưới dạng ‘nam’ như trong chú Đại Bi hay trong Bát Nhã Tâm Kinh, v.v...
 [2] Tara (Sanskrit) hay Dokma (Tạng-ngữ) hường được mô tả hoặc thị hiện dưới dạng ‘nữ’’, chính là Mẹ hiền Quan Âm, hay Nam Hải Quan Âm, hay Quan Âm Thị Kính. Người Việt xưa nay khi nghĩ tưởng đến Quan Âm thường hình dung ra một vị Bồ-tát hay vị Phật trong dạng ‘nữ’’, mặc y trắng, một tay cầm nhánh liễu, một tay cầm bình nước am lồ. Đôi khi, đối với người Việt còn có sự lẫn lộn giữa Quan Thế Âm (dạng ‘nam’) với Quan Âm (dạng ‘nữ’) nhưng tựu chung, cả hai đều là hiện thân của lòng từ bi của đức Phật A-Di Đà và xuất phát từ tên gốc tiếng Phạn Avalokiteshvara.
 [3] Theo kinh điển, đức Quan-Âm (Tara) đã nhập thể hoá hiện dưới 21 hình dạng khác nhau, tượng trưng cho 21 đức tính khác nhau, cốt để độ cho tất cả chúng sinh tùy vào căn cơ của họ. Theo Mật-tông, co’ ba pháp môn thiền quán chính yếu liên hệ tới đức Quan Âm là Lục-Ngọc-Quang Quan Âm (Green Tara), Bạch-Ngọc-Quang Quan Âm (White Tara) vá Hồng-Ngọc-Quang Âm (Red Tara): màu sắc náy chính lá ánh sáng hào quang tỏa ra từ báo thân
 của đức Quan Âm, tượng trưng cho những đức tính khác nhau.
 [4] Tám hiểm nguy, sợ hãi đó là: sư tử (kiêu mạn), voi dại (ảo tưởng), lửa cháy (sân hận), rắn rít (ganh tị), kẻ trộm (tà kiến), cùm sắt (tham lam), lụt lộI (tham đắm), quỷ sứ (hoài nghi). Hiểm nguy ở đây không chỉ là sự nguy hiểm tầm thuờng như khi ta gặp rắn độc thì sợ rắn độc cắn chết, nhưng còn mang ý nghĩa hiểm nguy vì đây là gốc rễ của phiền não, trói buộc ta vào vòng luân hồi vô tận.
 [5] Bốn pháp chuyển tâm căn bảnkinh nghiệm quán chiếu về (1) thân nguời hiếm quý, (2) vô thường, (3) nghiệp quả và (4) khổ não
 [6] Hai Bồ-Đề-tâm ở đây ý nói (1) tâm Bồ-Đề lúc còn sơ, trong vòng đối đãi nhị nguyên (relative Bodhicitta), và (2) tâm Bồ-Đề viên mãn tối thắngkhi đã đạt được giác ngộ (absolute Bodhicitta).
 [7] Bản Anh-ngữ dịch là một đoá sen (lotus) và một tòa trăng (moon disk), nhưng tựu chung đây chính là một toà sen.
 [8] Tâm điểm ở đây nằm ngay chính giữa đuờng kinh luân xa vi tế, ngang tầm với trái tim.
 [9] Xem chú thích trên.
 [10] Hành giả ngồi thiền, giữ tâm trong sáng, thời gian thiền định dài ngắn tùy hành giả quyết định.
 [11]Ý nói tất cả chúng sinh từ vô thỉ vô chung đã từng là những bà mẹ của ta trong nhiều đời kiếp, giúp ta phát khởi tâm Bồ-Đề trọn vẹn.
 [12] Ngũ độc chính là tâm tham, sân, si, kiêu mạn và ganh tị.
 [13] Ý nói tất cả chúng sinh từ vô thỉ vô chung đã từng là những bà mẹ của ta trong nhiều đời kiếp, giúp ta phát khởi tâm Bồ-Đề trọn vẹn.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 13601)
25/11/2011(Xem: 73422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.