Báo Ứng Hiện Đời (Sách Ebook PDF)

20/03/20234:04 SA(Xem: 15123)
Báo Ứng Hiện Đời (Sách Ebook PDF)

BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI 
Cư sĩ Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức
bao ung hien doi

PDF icon (4)Báo Ứng Hiện Đời Tập 1
Báo Ứng Hiện Đời Tập 2
Báo Ứng Hiện Đời Tập 3
Báo Ứng Hiện Đời Tập 4
Báo Ứng Hiện Đời Tập 5
Báo Ứng Hiện Đời Tập 6
Báo Ứng Hiện Đời Tập 7

Lời người dịch

Cuốn sách này được chia làm ba phần(sau đó ra thêm các tập tiếp), phần một của cư sĩ Quả Khanh, phần hai là câu chuyện của nhiều tác giả trên nhiều nước(đích thân mục kích hoặc nghe kể) đã viết ra và gởi đến Hội Đạo Đức Trung Hoa. Phần ba là chuyện do ký giả trực tiếp phỏng vấn hay nghe kể lại mà viết ra

Tôi đã cất công săn lùng trong rừng hồi ký nguyên tác Hán tự mênh mông để tìm những câu chuyện hay và hữu ích; sau đó chắt lọc; tuyển lựa, rồi dịch ra để chia sẻ cùng bạn đọc. Quý vị có quyền tin hoặc không. Nhưng tập sách này không đơn thuần là chuyện đọc “để mua vui một vài trống canh” mà mang theo cả tấm lòng yêu thương nhân gian của người viết lẫn người dịch.

Trong thời buổi ngày nay, đọc một tờ báo, lên một trang net, chúng ta thấy tội ác dẫy đầy, tàn nhẫn, kinh hãi đến mức báo động. Tất cả đều do con người không tin nhân quả. Vì không tin nên không biết sợ nên chẳng cẩn trọng giữ gìn. Đến nỗi một nhà nghiên cứu giáo dục đã phải than rằng: Đây là thời “cái ác lên ngôi”!

Có câu: “Thánh hiền sợ nhân, chúng sinh sợ quả” tại sao Thánh hiền sợ nhân? Vì các Ngài chứng kiến nhiều, đã từng đau khổ và thấm thía tận xương tủy nên luôn cẩn trọng, giữ gìn từng hành vi ý nghĩ. Còn chúng ta ít chứng kiến, không hiểu, không tin, không nhớ… nên hoàn toàn mất kiểm soát, phóng túng gieo nhân bừa bãi. Chẳng hạn như một nhân viên thủ quỹ giữ “kho vàng” cho công sở hay tư nhân, nếu không tin tội phước báo ứng, thì rất dễ dàng thụt két, tham lam tạo tội. Nhưng nếu họ tin nhân quả, hiểu là “của phi nghĩa chẳng những không xài được mà còn di họa đến bản thân và con cháu”… thì dù không có giám sát viên theo dõi, họ vẫn giữ mình trong sạch thanh liêm.

Chỉ mong rằng sau khi đọc cuốn sách này quý vị sẽ có tầm nhìn rõ hơn về nhân quả và sẽ sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Nếu như tác phẩm này mang đến cho bạn đọc chút lợi ích tâm linh, hay niềm vui trong ý sống, thì đó là phần thưởng lớn nhất của người dịch.

Xin được gởi lời tri ân đến em Hồng Minh Châu, cô Nguyên Tâm, và sự đóng góp âm thầm của biết bao người, đã giúp tôi về tinh thần lẫn vật chất để tôi có thể hoàn thành và gởi tặng dịch phẩm này đến độc giả, cho dù số lượng sách biếu giới hạn và khiêm tốn.

Xin hồi hướng phước điền này đến chư vị ân nhân, bào tỷ Nguyễn Huy Phượng, hương linh cháu Carol Chi Phan,… và tất cả những người có mặt trên thế gian này. Cầu mong quý vị luôn an lạc hạnh phúc, trí tuệlòng từ luôn tỏa sáng để cùng xây dựng nên một cõi nhân gian ưu mỹ.

Cuối cùng, xin quý vị vui lòng tha thứ cho những sai sót của người dịch.

Hạnh Đoan 29/03/2013

Lời tác giả

Nguyên nhân tôi đến với đạo

Tôi sinh năm 1944, do từ nhỏ đã tiếp nhận nến giáo dục vô thần, nên tôi luôn cho tôn giáomê tín. Thế thì làm sao tôi lại bước vào con đường nghiên cứu Phật học? Chuyện bắt nguồn từ lần du ngoạn núi Ngũ Đài Sơn vào mùa Hạ cách đây hơn mười mấy năm về trước.

Núi Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây, là một trong tứ đại Thánh địa nổi danh của Phật giáo Trung Hoa, được xem là đạo tràng của Bồ-tát Văn Thù. Trên núi có những ngôi chùa nguy nga trang nghiêm, ngàn năm cổ kính trứ danh mà tôi từng dạo qua. Trong Đại Hùng Bảo Điện, lúc nào cũng có khói hương nghi ngút, thậm chí ngay cả tiếng Đại Hồng Chung ngân nga cũng khiến cho người nghe cảm thấy lâng lâng, trần lao tiêu dứt. Cảnh vật nơi đây luôn gây cho tôi cảm giác xúc động bồi hồi khó tả, như thể mình quen biết chốn này từ lâu lắm.

Lần thứ hai đến núi Ngũ Đài Sơn du ngoạn, tôi rất hào hứng và bỗng nảy ra ý định tìm hiểu nơi ẩn cư thanh tu của các vị Tăng khổ hạnh, vì ít ai biết đến sinh hoạt của các Ngài. Tôi nhớ mãi buổi sáng ngày hôm đó, khí trời lạnh buốt, sương giăng mịt mù. Tôi nôn nao chỉnh đốn hành trang, cẩn thận đem theo tấm bản đồ, một mình bắt đầu cuộc hành trình thám thính thắng cảnh thanh u. Tôi không ngờ được rằng chính lần mạo hiểm đó lại thay đổi cuộc đời tôi lẫn của bao người khác về sau này. Cho đến bây giờ, tôi luôn xem núi Ngũ Đài Sơn là vùng đất sinh ra tôi lần thứ hai.

Lúc bắt đầu xuất phát, tôi cố ý tránh các con đường bằng phẳng mà chỉ lựa những lối đi ngoằn ngoèo khúc khủyu để đi. Dọc đường, ngước nhìn lên chỉ thấy đỉnh núi cao vời vợi, cây cối thâm u, khói sương lượn lờ, sắc tuyết lấp lánh. Tôi cảm thấy tinh thần sảng khoái, tâm trí rỗng rang. Đường đi càng lúc càng trở nên gập ghềnh. Tôi cứ đi dọc theo con suối, tiện thể thưởng ngoạn bức tranh “cổ mộc hàn nham” của thiên nhiên; đá phả hơi lạnh, cây cổ thụ cao vút, cây cối um tùm; trời xanh mây trắng, con đường đầy dị thảo, kỳ hoa. Tôi bị ngoại cảnh lôi cuốn, say sưa đi mãi, quên hết mọi sự đời và đắm chìm trong cảnh nước biếc non xinh.

Mải mê trèo đèo lội suối, tôi quên mất là trời đã gần trưa, nhưng tới lúc đó tôi vẫn chưa thấy hình bóng của vị Tăng khổ hạnh nào, trong lòng không khỏi có chút thất vọng. Trong lúc tôi đang nhìn quanh với tâm trạng bối rối thì bỗng nghe xa xa có tiếng mõ vọng đến: “ Cốc! Cốc! Cốc!”… Dư âm cổ sơ như lẫn khuất đâu đây, lượn lờ trong núi, âm thanh vang vang bắt nguồn từ sơn cốc, ở phía Tây cánh rừng thâm u truyền tới.

Tinh thần tôi phấn chấn trở lại, tôi bươn bả nhắm hướng sơn cốc tiến tới. Rẽ vào con đường hun hút sâu nhưng xinh đẹp, trên cao óng ánh sắc mây tía phủ vây, cây cối xanh tươi giống như là tiên cảnh. Lúc này tiếng mõ nghe chậm dần rồi ngừng hẳn. Một dòng nước trong xanh uốn khúc chẳng gợn mảy trần, hiện ra trước mặt, hơi phun ra như châu ngọc. Tôi khom mình vốc nước uống, hương vị mát lạnh thanh lương đến thơm cả miệng. Uống no nê, tôi rửa mặt, còn dùng tay tát nước lên mặt. Bỗng tôi phát hiện có người đứng bên bờ suối nên ngẩng đầu lên.

Một vị lão Tăng râu tóc chưa cạo, áo vá hài cỏ, đang khoanh tay đứng đó. Cơn gió thoảng qua, râu tóc ông lay động, tà áo phất phơ, bốn mắt chạm nhau trong khoảnh khắc nhưng tôi cảm thấy choáng váng, thần trí như mê muội. Nhãn thần của vị Tăng thuần khiếthiền lành làm sao. Tôi có cảm giác ông quá quen thuộc, cứ như là cha mẹ tiền kiếp của mình, ông tỏa sức thu hút mãnh liệt khiến thân tâm tôi hoang mang…

Thí chủ, xin lỗi đã làm phiền! – Vị Tăng chắp tay nói.

– Dạ, không! Là tôi quấy rầy bậc thanh tu như Ngài – Tôi hoang mang đáp lễ

Thí chủ ưa vùng u tịnh này ư?

– Dạ tôi chỉ muốn tránh cảnh ồn náo một chút nên đi một mình tản bộ ngắm cảnh thôi. (thực ra tôi không có ý giống như mình đang nói, vì tôi đang thầm ao ước có được giây phút kỳ ngộ như thế này!).

– Chà, dù sao cũng là quấy nhiễu thí chủ, thí chủ cứ dạo chơi nhé, lão Tăng đi trước đây!

Tôi chưa hết bỡ ngỡ thì lão Hòa thượng đã nhẹ nhàng đi lướt về hướng Tây rồi.Tôi vội đuổi theo, bẻn lẽn thú nhận:

– Bạch hòa thượng, xin Ngài dừng bước, thực ra con đang rất mong mỏi, muốn gặp được một vị cao Tăng như Ngài…

Lành thay! Tôi không phải là “cao Tăng”, tôi chỉ là một tu sĩ dẫn đường quê vụng thôi.

– Vừa rồi có phải là Ngài gõ mõ phải không ạ? – Tôi hỏi

Vị Hòa thượng ung dung đáp

– Tiếng mõ thức tỉnh lòng tục khách
Nước trong xanh tẩy sạch tâm trần

Tôi im lặng suy gẫm lời Hòa thượng vừa nói, và trong phút chốc tôi đã đi theo Ngài đến một vùng xinh tươi quang đãng, chung quanh có đầy cây Lê. Gốc rất to, quả trái sum xuê. Phía Bắc địa thế hơi cao, trước mặt có một thảo am nhỏ. Trong lòng tôi sung sướng nghĩ thầm: “ Mình đã gặp được vị cao Tăng thanh tu, siêu việt xuất thế”

Ta bà thế giới chẳng nên ẩn thân lâu, thời gian có hạn, chớ đợi chết đến mới lo tu. Danh vang lợi dưỡng chỉ là không, ân ái thế gian rồi cũng biệt, oan oan tương báo thì luôn tiếp nối không ngừng…
Hòa thượng làm như vô tình ngâm nga, nhưng khi nghe, trong lòng tôi âm thầm chấn động.

– Người trên đời chỉ biết tạo oan nghiệt, không biết sám hối, chỉ biết hưởng phúc mà chẳng chịu tích phúc. Đâu hề biết, niệm Phật một tiếng, phúc tăng vô lượng, lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa!

Nghe đến đó thì tôi không còn tự chủ được nữa bèn tiến tới hai bước rồi quỳ xuống trước mặt lão Tăng, khẩn thiết thưa:

Sư phụ, mong Ngài thu nhận con làm đệ tử, con muốn theo Ngài học Phật pháp.

Phật pháp như biển, duy chỉ có lòng tin mới có thể nhập, con có “tin” chăng?

Hòa thượng cố tình nhấn mạnh chữ “tin”

Câu hỏi này khiến tôi vô phưởng hồi đáp. Chao ôi! Tôi xưa nay luôn cho Phật giáomê tín, còn có thái độ khinh thường, không đếm xỉa gì tới mấy cái chuyện hướng Phật, Bồ-tát lễ bái… Hôm nay chẳng hiểu vì sao tôi lại chí thành quỳ dưới chân một vị Tăng chưa từng quen biết, nài xin làm đệ tử như thế này?

Trong thoáng chốc, tôi khó có thể hồi đáp. Thế nhưng “không, trần lao, sám hối”… những câu từ này cứ vang vang và không ngừng in sâu vào óc não làm tâm tư tôi chấn động, trong lòng tôi bỗng trổi lên một thứ tình cảm vĩ đại như đã có từ lâu lắm rồi.

Trong lúc tôi bối rối, tinh thần như vô chủ, thì chợt thấy lão Tăng đang nhìn tôi từ bi và chăm chú, trong khoảnh khắc tâm tôi có trăm ngàn cảm xúc đan xen, từng giọt nước mắt cứ thi nhau tuôn lã chả, rơi xuống làm ướt cả đôi vớ khiết bạch của lão Tăng. Cho dù tôi cảm thấy rất thất lễ và kỳ cục, nhưng tôi không sao ngăn được suối lệ đang tuôn trào, tôi giống hệt như đứa con phạm phải lỗi lầm, không thể nói gì mà chỉ biết khóc và khóc.

– Tín là mẹ của các công đức, là nguồn gốc của đạo. Nhưng tín lại chia ra làm “chánh tín” và “mê tín”. Gọi là “ chánh tín”, nghĩa là chánh chứ không phải tà, giác mà không mê. Người quy y Phật giáo trước tiên cần dựng lập tri kiến chính xác. “ Người lễ Phật vì kính đức của Phật, người niệm Phậtcảm ân Phật, người xem kinh để rõ nghĩa lý, người tọa thiền để chứng cảnh giới Phật. Người chứng ngộđắc đạo của Phật…”

Tôi như kẻ đói được ăn, khát được uống, lắng nghe từng chữ, từng lời khai thị châu ngọc của Ngài, cảm thấy như mỗi một cọng cỏ, mỗi một cội cây trước mắt đều tỏa ánh kim quang chói lọi, tôi cứ cung kính lắng nghe mà không hay không biết mặt trời đã ngã về Tây.

Lúc tiễn tôi ra về, Hòa thượng lấy một trái Lê cất từ trong hốc đá trong lòng suối trao cho tôi. Lúc đó cơm sáng và trưa tôi chưa dùng. Tôi cảm ân Ngài và cầm trái Lê đưa lên miệng cắn, hương vị thơm lạnh, mát cả răng, cảm giác như được thanh phổi nhuận lòng, tôi ngạc nhiên vì thấy như mình vừa được ăn quả tiên. Hòa thượng nhìn tôi ăn say sưa ngon lành, khuôn mặt từ bi khẽ mỉm cười, nụ cười hoan hỷ thâm trầm đánh động vào nội tâm tôi, khiến tôi có cảm giác chúng tôi dường như đã quan biết và thân thiết từ rất lâu rồi vậy.

– Trái Lê này vốn có vị đắng, khó thể nuốt trôi, nhưng nó được tẩm nước suối ngót ba tháng ròng, nên mới biến thành ngọt lịm. Suối này đông nhuận hạ mát, Lê có thể tồn trữ trong dòng nước cả năm.

– Nói như thế thì Ngài quanh năm có thể ở đây tu hành? – Tôi tò mò hỏi. Hòa thượng mỉm cười không phủ nhận.

“Cổ nguyệt như sương, thanh phong như thủy”… Con suối nhỏ chảy róc rách. Tôi cùng Hòa thượng vừa đi vừa trò chuyện trên đường về. Tôi chưa thấy lạnh và thấm mệt thì đã ra đến con đường thô xấu ở bên ngoài. Tôi chắp tay bái chào Hòa thượng. Lòng trào dâng niềm quyến luyến không muốn rời xa Ngài… nhưng tôi biết có nói nhiều cũng vô ích.

Như hiểu lòng tôi, Hòa thượng khẽ nói.

– “Hữu duyên thì sẽ gặp”.

Hình dáng Ngài giống như “cổ nguyệt” biến vào trong rừng cây. Điều tôi cảm thấy an ủi là ban nãy hòa thượng có nói chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ kết thúc bế quan và bắt đầu cuộc “nhập thế độ nhân, tùy duyên thuyết pháp”. Nghĩ đến điều này lòng tôi dạt dào niềm vui. Tôi bước nhanh hơn trên con đường về và có cảm giác nếu như mình tăng tốc đôi chân sẽ sớm được thấy Ngài nhanh hơn một chút vậy.

Về đến sảnh đường, tôi ngồi lặng lẽ trong phòng khách, hồi tưởng đến cuộc diện kiến giống như giấc mộng vừa qua, thầm cảm thấy vô cùng thú vị. Bỗng tôi sực nhớ là mình đã không hỏi tên vị Hòa thượng, lòng buồn bã hối tiếc không nguôi. Tôi luôn hy vọng sẽ sớm được hưởng hồng ân pháp vũ của Ngài.

Không bao lâu tôi liên lạc được với Hòa thượng. Kể từ đó thầy trò chúng tôi tương quan sâu sắc, tôi được thường xuyên thân cận Ngài luôn

Quang âm thấm thoát, mười mấy năm trôi qua nhấp nháy. Đến nay, tuổi đã gần 60, thời kỳ này tôi thấy Hòa thượng dốc hết tâm huyết vì Pháp quên mình, giáo hóa vô số chúng sinh. Còn bản thân tôi vẫn sống luống uổng qua ngày, vì chưa buông xả hết nên khó được thọ dụng chơn chánh, thật là xấu hổ thay!

Dù vậy, hiện tại tôi không muốn làm mai một những câu chuyện linh hoạt, tràn trề ý nghĩa, không muốn những bài học nhân quả có thực và cực kỳ quý giá này bị chôn sâu vào đáy huyệt. Vì vậy, sau khi do dựcân nhắc rất lâu, tôi đã cầm bút lên, ghi lại những câu chuyện có thực này, để chia sẽ cùng bạn đọc.

Nếu như tôi không nêu rõ danh tánh và địa điểm liên quan đến các nhân vật có thật được nêu lên trong sách, là do xét thấy không tiện. Mong chư vị thông cảm.

Thêm nữa, có thể vài từ ngữ dùng trong sách không còn phù hợp với thời nay do những địa danh, những tên quá cũ xưa còn sót lại. Chỉ mong Chư vị Đại đức, các Pháp lữ trong đạo vui lòng chỉnh giúp giùm cho.

Kính chúc mọi người giới định huệ tăng trưởng, phúc huệ song tu, Phật đạo sớm thành.

Đệ tử Cư sĩ Quả Khanh hổ thẹn kính ghi

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2766)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.