Thư Viện Hoa Sen

Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát Trong Phật Giáo | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)

15/04/20253:44 SA(Xem: 2254)
Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát Trong Phật Giáo | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)
SƠ LƯỢC VỀ
LÝ TƯỞNG BỒ TÁT TRONG PHẬT GIÁO
(SUMMARIES OF THE BODHISATTVA
IDEAL IN BUDDHISM)
Thiện Phúc
LY TUONG BO TATPDF icon (4)SƠ LƯỢC VỀ LÝ TƯỞNG BỐ TÁT TRONG PHẬT GIÁO-VIỆT
SƠ LƯỢC VỀ LÝ TƯỞNG BỐ TÁT TRONG PHẬT GIÁO-ANH


Copyright © 2025 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục

 

Mục Lục  
Lời Đầu Sách  
Phần Một: Sơ Lược Về Phật Giáo & Bồ Tát  
Chương Một: Sơ Lược Về Phật Giáo 
Chương Hai: Sơ Lược Về Bồ Tát Trong Giáo Thuyết Phật Giáo 
Phần Hai: Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát 
Chương Ba: Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát Trong Giáo Thuyết Phật Giáo 
Chương Bốn: Hành Trạng Của Hành Giả Tu Tập Theo Lý Tưởng Bồ Tát  
Chương Năm: Tinh Thần Vô Úy Trong Lý Tưởng Bồ Tát
Chương Sáu: Lý Tưởng Bồ Tát: Không Tận Hữu Vi Cũng Không Trụ Vô Vi 
Chương Bảy: Những Đặc Tính Cần Có Của Chư Bồ Tát Trên Đường Thực Hiện Lý Tưởng Bồ Tát  
Chương Tám: Lý Tưởng Phá Tà Hiển Chánh Của Chư Bồ Tát  
Chương Chín: Lý Tưởng Hóa Độ Chúng Sanh Của Chư Bồ Tát
Chương Mười: Lý Tưởng Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh Của Chư Bồ Tát 
Chương Mười Một: Trong Lý Tưởng Bồ Tát, Chúng Sanh Bệnh Nên Bồ Tát Bệnh
Chương Mười Hai: Vì Lý Tưởng Bồ Tát, Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện-Xuất Gia-Cứu Độ 
Chương Mười Ba: Bồ Đề Tâm: Một Lý Tưởng Cao Tuyệt Của Chư Bồ Tát
Chương Mười Bốn:Lý Tưởng Trải Rộng Lòng Từ & Bi Mẫn Đến Với Mọi Loài Chúng Sanh 
Chương Mười Lăm: Trong Lý Tưởng Bồ Tát, Những Đóa Hoa Tuệ Giác Luôn Nở Đồng Thời Với Lòng Bi Mẫn 
Chương Mười Sáu: Tâm Tùy Hỷ: Một Trong Những Tâm Lớn Trong Lý Tưởng Bồ Tát 
Chương Mười Bảy: Lý Tưởng Bồ Tát Cũng Chính Là Con Đường Tu Tập Của Một Vị Bồ Tát 
Chương Mười Tám: Lý Tưởng Bồ Tát Cũng Chính Là Sự Tu Tập Đúng Theo Con Đường Trung Đạo 
Chương Mười Chín: Lòng Bi Mẫn Chân Thật Trong Chính Chúng Ta Là Một Trong Những Yếu Tố Chính Của Lý Tưởng Bồ Tát 
Phần Ba—Phụ Lục:  
Phụ Lục A: Bồ Tát Cầu Pháp  
Phụ Lục B: Mười Danh Hiệu Bồ Tát
Phụ Lục C: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong 
Phụ Lục D: Bồ TátPhàm Phu 
Phụ Lục E: Từ Phàm Phu Đến Vô Sanh Pháp Nhẫn Bồ Tát
Phụ Lục F: Bồ Tát Pháp Tạng Thành Phật A Di Đà Trên Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc  
Phụ Lục G: Bồ Tát Địa Tạng 
Phụ Lục H: Di Lặc Bồ Tát
Phụ Lục I: Phật Giáo Tam Tôn 
Phụ Lục J: Bồ Tát Quán Thế Âm
Phụ Lục K: Những Vị Bồ Tát Khác Trong Phật Giáo 
Tài Liệu Tham Khảo   
Lời Đầu Sách
 
Theo Phật giáo, Bồ Tát là một bậc giác giả trong hàng các chúng sanh. Vì lý tưởng Bồ Tát, vị ấy thường lập nguyện đem sự giác ngộtrí tuệ mà mình đã mở bày ra nhằm giác ngộ tất cả các chúng sanh khác. Công việc của một vị Bồ Tát không dễ chút nào cả. Tuy không hy hữu như một vị Phật, nhưng cũng thật khó để có một vị Bồ Tát thị hiện và cũng thật khó cho phàm phu (người thường) gặp được một vị Bồ Tát thật. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Đây đích thị là lý tưởng của các vị Bồ Tát. Nói cách khác, con đường lý tưởng của một vị Bồ Tát tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn; và thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. Người tu tập Bồ Tát Hạnh sẽ luôn tìm cách Phá Tà Hiển Chánh một cách vô úy. Hành giả phải luôn sống tu với bốn mươi tâm Bồ Tát trong Kinh Phạm Võng. Bên cạnh đó, hành giả còn tu tập Bồ Đề Tâm, tu tập những pháp đưa đến sự đoạn tận hết thảy mọi thứ. Hành giả ngày ngày thiền định nơi bốn niệm xứ nhằm đưa tâm đến chỗ an tịnh, và không còn khổ đau phiền não nào hiện hữu nữa. Trên con đường nầy, tu tập quán chiếu về Tánh Không cũng góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện mục tiêu lý tưởng Bồ Tát của hành giả.

Theo Phật giáo sử, sau những cuộc tranh đấu thật mãnh liệt và khủng khiếp với chính mình, Đức Phật đã chinh phục nơi thân tâm Ngài những ác tính tự nhiên, cũng như các ham muốndục vọng của con người đã gây chướng ngại cho sự tìm thấy chân lý của chúng ta. Đức Phật đã chế ngự những ảnh hưởng xấu của thế giới tội lỗi chung quanh Ngài. Như một chiến sĩ chiến đấu anh dũng nơi chiến trường chống lại kẻ thù, Đức Phật đã chiến thắng như một vị anh hùng chinh phụcđạt được mục đích của Ngài. Ngài cũng đã tìm thấy những phẩm trợ đạo dẫn hành giả tu tập theo lý tưởng Bồ Tát tới giác ngộquả vị Phật. Ba mươi bảy phẩm dẫn tới giác ngộ hay ba mươi bảy phẩm trợ đạo bao gồm Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề PhầnBát Thánh Đạo. Chính vì vậy mà trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Đức Phật dạy: “Người làm những việc khó làm là chư Bồ Tát, những đấng trượng phu đã đạt giác ngộ tối thượng. Chư vị không muốn đạt Niết Bàn. Ngược lại, chư vị lại chịu kinh qua những khổ đau vô vàn của trần thếkhông kinh sợ trước sanh tử. Chư vị lên đườnglợi lạc và an vui của trần thế, vì thương xót trần thế. Chư vị thệ nguyện: ‘Chúng tôi quyết làm nơi an trú cho cả trần thế, nơi cho chúng sanh về nương, nơi an nghỉ cho trần gian, là niềm tin tối hậu của mọi người, là hải đảo, là ánh sáng, là người hướng dẫn, và là phương tiện cứu khổ chúng sanh.

Đối với Phật tử, mỗi Đức Phật đều đã từng nguyện làm một Bồ Tát trong một thời gian lâu dài trước khi giác ngộ. Nhưng tại sao Bồ Tát lại nguyện như vậy? Tại sao Ngài lại muốn đảm nhận một công việc không có ngằn mé như vậy? Bởi vì lý tưởng Bồ Tátvì lợi ích cho những kẻ khác, vì muốn cứu vớt chúng sanh ra khỏi cơn đại hồng thủy của khổ đau phiền não. Nhưng rồi đâu là lợi ích cá nhân mà Ngài tìm thấy trong lợi ích của chúng sanh? Trong lý tưởng của một vị Bồ Tát, lợi ích của chúng sanh chính là lợi ích cá nhân của Ngài. Ai có thể tin được điều đó? Thực tình chỉ có những kẻ khô cạn hết lòng thương, những kẻ chỉ nghĩ đến mình, thì thấy khó tin được lòng vị tha của Bồ Tát. Nhưng những người có từ tâm thì có thể tin nó một cách dễ dàng. Nói tóm lại, Bồ Tát là một bậc giác giả trong hàng các chúng sanh. Vì lý tưởng Bồ Tát, vị ấy thường lập nguyện đem sự giác ngộtrí tuệ mà mình đã mở bày ra nhằm giác ngộ tất cả các chúng sanh khác. Công việc của một vị Bồ Tát không dễ chút nào cả. Tuy không hy hữu như một vị Phật, nhưng cũng thật khó để có một vị Bồ Tát thị hiện và cũng thật khó cho phàm phu (người thường) gặp được một vị Bồ Tát thật. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Đây đích thị là lý tưởng của các vị Bồ Tát!!!

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát Trong Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Bồ Tát trong giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra con đường lý tưởng trong tu tập của chư Bồ Tát cho hàng Phật tử chúng ta noi theo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng để diệt khổđạt được hạnh phúc trong cuộc sống này không phải là chuyện dễ dàng, nhưng không vì những khó khăn nầy mà mình không bắt đầu cuộc hành trình. Phật tử thuần thành cũng nên luôn nhớ rằng để đi vào được trạng thái Niết Bàn Bàn như lời Phật dạy không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ thế gian để vào chủa làm Tăng làm Ni, nhưng có nghĩa là chúng ta nên bắt tay ngay vào việc tu tập nhằm thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, con người trong xã hội hôm nay rất cần đến bàn tay và khối óc của những người đi theo con đường lý tưởng Bồ Tát. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sơ Lược Về Lý Tưởng Bồ Tát Trong Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
 
                                                                                          Thiện Phúc

 

Tạo bài viết
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên "Thích Nhất Hạnh Way" tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Được quý vị quan tâm thương tưởng cho tâm nguyện cứu trợ của chúng con, hôm nay 10. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Mynamar đợt 3.