Niềm Tin Trong Tu Tập Phật Giáo | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)

05/10/20243:26 SA(Xem: 2394)
Niềm Tin Trong Tu Tập Phật Giáo | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)

THIỆN PHÚC
NIỀM TIN TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO
(FAITH IN BUDDHIST CULTIVATION)

 NIEM TIN
PDF icon (4)NIỀM TIN TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO-VIỆT
NIỀM TIN TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO-ANH
audio-book2
Giọng nam tiếng Việt:

Giọng nữ tiếng Anh:

 

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục

Mục Lục    
Lời Đầu Sách   
Chương Một: Cốt Lõi Đạo Phật   
Chương Hai: Đời Sống Người Phật Tử  
Chương Ba: Niềm Tin Trong Đạo Phật   
Chương Bốn: Xá Lợi Phất Bày Tỏ Lòng Tin Tuyệt Đối Nơi Chư Phật Khi Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Lần Cuối  
Chương Năm: Niềm Tin Trong Kinh Ca La Ma 
Chương Sáu: Niềm Tin Giữ Một Vai Trò Quan Trọng Trong Tu Tập Phật Giáo  
Chương Bảy: Không Tin Theo Tà Kiến Vì Chúng Khởi Lên Từ Vô Minh & Không Đúng Theo Chánh Pháp  
Chương Tám: Phật Tử Thuần Thành Nên Luôn Tin Theo Chánh Kiến Trong Cuộc Sống Tu Hằng Ngày  
Chương Chín: Người Phật Tử Nên Có Niềm Tin Vững Chắc Vào Việc Quy Y Tam Bảo  
Chương Mười: Tin & Y Nương Nơi Phật Pháp—To Have Faith & Reliance on the Buddha's Dharma  
Chương Mười Một: Tin Rằng Ba Mươi Bảy Phẩm Bồ Đề Sẽ Giúp Đưa Hành Giả Từ Bờ Mê Sanh Bến Giác 
Chương Mười Hai: Người Phật Tử Luôn Tin Vào Chân Lý Tứ Thánh Đế Trong Cuộc Sống Cuộc Tu Hằng Ngày
Chương Mười Ba: Tin Rằng Bốn Tâm Vô Lượng Có Thể Giúp Đưa Hành Giả Từ Bờ Mê Sang Bến Giác
Chương Mười Bốn: Luôn Tin Nơi Nhân Quả Vì Nó Là Quy Luật Cốt Lõi Trong Cuộc Sống Tu Hằng Ngày 
Chương Mười Lăm: Người Phật Tử Thuần Thành Luôn Tin Nơi Nghiệp Báo  
Chương Mười Sáu: Luôn Có Niềm Tin Vững Chắc Nơi Lý Duyên Khởi 
Chương Mười Bảy: Tin Nơi Chánh Kiến Về Mười Hai Nhân Duyên Cũng Đồng Nghĩa Với Thấy Được Đạo   
Chương Mười Tám: Hành Giả Chân Thuần Nên Luôn Có Niềm Tin Vững Chắc Trong Việc Tinh Cần Phá Tà Hiển Chánh   
Chương Mười Chín: Phật Tử Thuần Thành Không Bao Giờ Bao Che Cho Mê Tín Dị Đoan & Đạo Phật Chết   
Chương Hai Mươi:  Phật Tử Thuần Thành Không Tin Nơi Tiền Định Kiến   
Chương Hai Mươi Mốt: Phật Tử Thuần Thành Không Tin Nơi Tạo Hóa Kiến Vì Nó Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật 
Chương Hai Mươi Hai: Phật Tử Thuần Thành Không Tin Nơi Vô Nhân Kiến Vì Nó Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật   
Chương Hai Mươi Ba: Phật Tử Thuần Thành Không Tin Về Linh Hồn Vì Nó Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật  
Chương Hai Mươi Bốn: Phật Tử Thuần Thành Không Tin Về Nguyên Nhân Đầu Tiên Vì Nó Không Đúng Theo Chánh Pháp Nhà Phật 
Chương Hai Mươi Lăm: Không Tin Vào Năm Thứ Kiến Chấp  
Chương Hai Mươi Sáu: Phật Tử Thuần Thành Không Tin Vào Ngoại Đạo Tà Sư 
Chương Hai Mươi Bảy: Nói Về Những Vấn Đề Siêu Hình, Không Phải Tin Hay Không Tin, Mà Là Không Quan Tâm Đến 
Chương Hai Mươi Tám: Người Phật Tử Tin Chính Mình Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp Của Mình  
Chương Hai Mươi Chín: Tin Rằng Sinh Tử Tử Sanh Đều Từ Nhân Vọng Tưởng Sinh Khởi   
Chương Ba Mươi: Niềm Tin Nơi Nguyên Lý Như Thực   
Chương Ba Mươi Mốt: Tin Rằng Tu Tập Là Nền Tảng Đình Chỉ Ác Nghiệp Đồng Thời Tăng Trưởng Thiện Nghiệp 
Chương Ba Mươi Hai: Muốn Lên Phật Phải Tin Tưởng & Tu Tập Pháp Phật  
Chương Ba Mươi Ba: Hành Giả Tu Thiền Luôn Có Niềm Tin Lớn Vào Sự Tu Tập—Zen Practitioners Always Have Great Faith in Cultivation 
Chương Ba Mươi Bốn: Niềm Tin Theo Trường Phái Tịnh Độ
Chương Ba Mươi Lăm: Trong Tín-Hạnh-Nguyện, Niềm Tin Giữ Vai Trò Quan Trọng Trong Tu Tập Theo Trường Phái Tịnh Độ 
Chương Ba Mươi Sáu: Phật Tử Chân Thuần Luôn Có Niềm Tin Vững Chắc Trong Việc Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy 
Phụ Lục—Appendix 
Phụ Lục A: Ngũ Căn
Phụ Lục B: Tám Niềm Tin Trong Đạo Phật  
Phụ Lục C: Mười Bất Hoại Tín Trong Kinh Hoa Nghiêm  
Phụ Lục D: Mười Thứ Tín Tâm Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm  
Phụ Lục E: Tín Căn 
Phụ Lục F: Tín Nhẫn  
Phụ Lục G: Tín Tâm Minh   
Phụ Lục H: Tín Tâm Trụ  
Phụ Lục I: Tín Tâm Vi Bổn  
Phụ Lục J: Đức Phật Dạy Về Tà Kiến & Không Tà Kiến Trong Giáo Điển Phật Giáo 
Phụ Lục K: Người Phật Tử Không Nên Tin Theo Cách Phát Bồ Đề Tâm Theo Kiểu Tà Kiến  
Phụ Lục L: Đạo PhậtNiềm Tin Thờ Cúng Tổ Tiên
Phụ Lục M: Hành Giả Tu Phật Luôn Tin Rằng Chấp Trước Chắc Chắn Dẫn Tới Trầm Luân Sáu Nẻo
Phụ Lục N: Hành Giả Tu Phật Luôn Tin Rằng Buông Bỏ Cũng Đồng Nghĩa Với Vượt Thoát Trầm Luân Sáu Nẻo 
Tài Liệu Tham Khảo

 

Lời Đầu Sách

 

Niềm tin căn bản trong Phật giáo mà người Phật tử nên tin một cách khẳng quyết là thế giới với đầy dẫy những khổ đau phiền não gây ra bởi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... Nếu chúng ta có thể buông bỏ những thứ vừa kể trên thì khổ đau phiền não sẽ tự nhiên chấm dứt. Mục tiêu tối thượng của người Phật tử là hướng về bên trong để tìm lại ông Phật nơi chính mình chứ không phải hướng ngoại cầu hình. Vì vậy mục đích tu tập của người Phật tử là phải phát triển sự tự tin vào khả năng của chính mình, khả năng tự mình có thể đạt được trí tuệ giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não. Đạo Phật cực lực chống lại một niềm tin mù quáng vào sự cứu độ của tha lực, không có căn cứ. Trong Kinh Ca La Ma, Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng: “Các ngươi phải từ bỏ niềm tin mù quáng. Đừng xét đoán theo tin đồn, theo truyền thống, theo những lời đoan chắc vô căn cứ, theo Thánh thư, theo bề ngoài, hoặc đừng vội tin vào bất cứ thứ gì  mà một bậc tu hành hay một vị thầy đã nói như vậy mà không có kiểm chứng.” Đức Phật dạy chúng ta nên cố gắng nhận biết chân lý, từ đó chúng ta mới có khả năng thông hiểu sự sợ hãi của chúng ta, tìm cách giảm thiểu lòng ham muốn của ta, tìm cách triệt tiêu lòng tự kỷ của chính mình, cũng như trầm tỉnh chấp nhận những gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Đức Phật thay thế nỗi lo sợ không phải bằng một niềm tin mù quáng và không thuận lý nơi thần linh, mà bằng sự hiểu biết thuận lý và hợp với chân lý. Đức Phật dạy chúng ta nên cố gắng tìm hiểu sự sợ hãi của chúng ta, tìm cách giảm thiểu lòng ham muốn của ta, cũng như trầm tỉnh chấp nhận những gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Đức Phật thay thế nỗi lo sợ không phải bằng một niềm tin mù quáng và không thuận lý nơi thần linh, mà bằng sự hiểu biết thuận lý và hợp với chân lý.

Trong cuộc sống tu hằng ngày, người Phật tử thuần thành không nên tin nơi thần linh vì không có bằng chứng cụ thể nào làm nền tảng cho sự tin tưởng như vậy. Ai có thể trả lời những câu hỏi về thần linh? Thần linh là ai? Thần linh là người nam hay người nữ hay không nam không nữ? Ai có thể đưa ra bằng chứng rõ ràng cụ thể về sự hiện hữu của thần linh? Đến nay chưa ai có thể làm được chuyện này. Người Phật tử dành sự phán đoán về một thần linh đến khi nào có được bằng chứng rõ ràng như vậy. Bên cạnh đó, niềm tin nơi thần linh không cần thiết cho cuộc sống có ý nghĩahạnh phúc. Nếu bạn tin rằng thần linh làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩahạnh phúc hơn thì bạn cứ việc tin như vậy. Nhưng nhớ rằng, hơn hai phần ba dân chúng trên thế giới này không tin nơi thần linh, và ai dám nói rằng họ không có cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc? Và ai dám cả quyết rằng toàn thể những người tin nơi thần linh đều có cuộc sống có ý nghĩahạnh phúc hết đâu? Nếu bạn tin rằng thần linh giúp đở bạn vượt qua những khó khăn và khuyết tật thì bạn cứ tin như vậy đi. Nhưng người Phật tử không chấp nhận quan niệm cứu độ thần thánh như vậy. Ngược lại, căn cứ vào kinh nghiệm của Đức Phật, Ngài đã chỉ bày cho chúng ta là mỗi người đều có khả năng tự thanh tịnh thân tâm, phát triển lòng từ bi vô hạn và sự hiểu biết toàn hảo. Ngài chuyển hướng thần trời sang tự tâm và khuyến khích chúng ta tự tìm cách giải quyết những vấn đề bằng sự hiểu biết chân chánh của chính mình. Rốt rồi, thần thoại về thần linh đã bị khoa học trấn áp. Khoa học đã chứng minh sự thành lập của vũ trụ hoàn toàn không liên hệ gì đến ý niệm thần linh.

Trong giáo thuyết Phật giáo, tin tưởng vào siêu nhiên chỉ là một nhu cầu để an ủi con người khi họ đang tuyệt vọng khổ đau. Trong những hoàn cảnh cực kỳ tuyệt vọng, người ta thường quay sang niềm tin hay đến với ngoại lực mong nhờ sự hổ trợ, an ủi hay ban ân. Phật giáo, ngược lại, hững hờ với vấn đề trừu tượngsiêu nhiênPhật giáo đề cao khả năng và lý trí của con người. Với Phật giáo, con người không vô năng thụ động chỉ nhờ vả vào các thế lực bên ngoài. Với Phật giáo, trách nhiệm của mỗi con người là phải tự giải phóng lấy mình. Chính vì thế mà Đức Phật dạy trong kinh Niết Bàn: “Các ngươi nên tự thắp đuốc lên mà đi. Ta chỉ có trách nhiệm chỉ dẫn đường đi nước bước đưa đến sự giải thoát. Cứu cánh giải thoát phải do các ngươi phải tự định đoạt, chứ không phải ai khác.” Người Phật tử không tin vào một niềm tin không được đặt trên sự kiện hay trên lý trí mà chỉ là sự kết hợp của các ý tưởng tượng hay phép lạ. Nếu bạn có thể chỉ rõ cho một người Phật tử thấy từ những cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnhthận trọng về sự hiện hữu của thần linh, được các nhà khoa học ghi chép thì người Phật tử ấy sẽ thừa nhận rằng tin vào thần linh không phải là hoang đường. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nghe thấy bất cứ một cuộc nghiên cứu nào về thần linh, đơn giản là các nhà khoa học không bận tâm nghiên cứu những việc không thể có như vậy, nên chúng tôi nói không có bằng chứng nào chứng tỏ có sự hiện hữu của thần linh. Vào thuở xa xưa khi con người chưa có được kiến thức về khoa học, con người không thể nào giải thích được về nguồn gốc của vũ trụ, nên họ đã quay vào thần linh như là một đấng sáng thế, nhưng ở vào thế kỷ 21 này thì các khoa học gia đã giải thích quá rõ ràng về nguồn gốc của vũ trụ mà không phải nhờ đến ý niệm thượng đế. Như vậy chúng ta phải thấy rằng sự thiếu khả năng giải thích về nguồn gốc vũ trụ không chứng minh được về sự hiện hữu của thần linh. Trước khi y học tiến bộ, người ta tin rằng thần linh tạo ra bệnh tật để trừng phạt con người. Ngày nay ai trong chúng ta cũng đều biết nguyên do gây ra bệnh. Chính vì vậyĐức Phật đã ân cần dặn dò chúng đệ tử là “khoan hẳn vội tin bất cứ điều gì nếu chưa suy xét kỹ càng, ngay cả những lời Phật nói.”

Ngoài ra, Đức Phật còn khuyên các đệ tử của Ngài không nên dùng thần thông phép lạ để quy nạp những người có niềm tin mù quáng. Ngài nhắc đến những phép thần thông như đi trên mặt nước, phù phép làm người chết đứng dậy và thi triển những thứ gọi là phi thường. Ngài cũng nhắc đến những cách tiên đoán như tha tâm thông, tiên tri, bói toán, vân vân. Khi những người có niềm tin mù quáng thấy những phép lạ ấy, thì họ cho rằng thật nên niềm tin của họ càng sâu đậm hơn; tuy nhiên, đây không phải là niềm tin chân thật vì nó không đến từ sự chứng ngộ chân lý của họ mà là do sự tin tưởng mù quáng. Với Đức Phật, phép lạ của sự chứng nghiệm mới đúng là phép lạ. Khi một người biết mình tham, sân, si, mạn, nghi và dẫy đầy tà kiến, nên sẵn sàng chấm dứt những hành động tà vạybất thiện ấy, đó mới chính là phép lạ trong cuộc đời của người ấy. Khi một kẻ giết người, một tên trộm cắp, khủng bố, say rượu hay gian dâm, nhận thức được việc làm của mình là sai quấy, kẻ đó thay đổi, từ bỏ lối sống xấu xa, vô luân và gây tai hại cho người khác, sự thay đổi này mới thật là phép lạ. Theo Phật giáo, phép lạ thật sự là chúng ta thấy rõ cõi đời này chỉ là một tiến trình từ sanh, trụ, dị, diệt với dẫy đầy khổ đau phiền não. Vì vậy không cách chi chúng ta có thể trốn chạy tiến trình ấy được. Càng cố gắng trốn chạy những khó khăn, chúng ta càng chất chứa khổ đau phiền não nhiều hơn ở bên trong chúng ta. Chừng nào chúng ta hiểu rõ bản chất thật của khổ đau phiền não, chừng đó chúng ta mới có cơ may giải quyết được chúng. Theo Phật giáo, tất cả nguyên nhân của khổ đau phiền não đều phát sanh bởi vô minh, sân hậntham lam. Đây là “tam độc của tâm”, và chỉ có phát triển trí huệ chúng ta mới có khả năng loại trừ  được si mê, và khi tâm đạt được trạng thái thanh tịnh, nó mới giúp chúng ta thấy rõ được đâu là chân ngụy, chánh tà, tốt xấu... cũng như những sân hận có hại cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên, ai trong chúng ta cũng đều mong muốn thoát khỏi khổ đau phiền não, vì đó là những nhân tố đầu tiên của cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, chừng nào chúng ta vẫn còn tin rằng ai đó có thể cứu độ chúng ta bằng cách loại trừ khổ đau phiền não trong cuộc sống hằng ngày của chính mình, chừng đó chúng ta vẫn còn luôn cảm thấy sợ hãi, lẩn tránh và không chịu đối mặt  với chúng và vì thế khổ đau phiền não không bao giờ chịu rời bỏ chúng ta một cách tự nhiên. Theo Phật giáo, khổ đau phiền não không tự nhiên mà có, rất có thể chúng là sản phẩm của tiền nghiệp của chúng ta. Hiểu rõ khái niệm này chúng ta sẽ không đổ lỗi cho người khác. Không có gì phải quá khó chịu với chính mình, đã là con người, chúng ta ai cũng bất toàn. Mỗi người chúng ta đều đã có ít nhất một lần làm điều gì đó sai trái. Điều quan trọng là chúng tanhận biết những sai trái đó hay không mà thôi. Nếu chúng ta chấp nhận những việc làm sai trái thì chúng ta sẽ có chỗ cho chính mình sửa sai. Trong giáo huấn cao thượng của Đức Phật, lòng chân thật, từ mẫn, hiểu biết, nhẫn nhục, quảng đại bao dung, và những đức tính cao đẹp khác thật sự bảo vệ và mang lại cho chúng ta hạnh phúcthịnh vượng thật sự. Một người tu tập sao cho có được những đức tánh tốt vừa kể trên, là người ấy đang hành trình trên đường đến đất Phật. Thật vậy, Phật tánh không thể từ bên ngoài mà tìm thấy được. Phật tánh khônggiới hạn nơi Đông, Tây, Nam, Bắc, mà Phật ở ngay tại trong tâm của mỗi người. Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: “Thuở xưa có một người cha già yếu và sắp chết, nhưng người ấy còn một người con nhỏ, muốn đứa con sau này được no đủ, ông mới để một viên kim cương vào gấu áo của đứa con. Sau khi cha chết, đứa bé không biết mình có viên ngọc báu, nên cứ đi đây đi đó xin xỏ nhờ vả người khác, nhưng không được một ai giúp đỡ. Một ngày nọ, chàng trai sực nhớ lại viên ngọc báu của cha mình để lại, từ đó về sau chàng trở nên người sang trọng và không còn nhờ cậy người khác nữa.” Nói tóm lại, Phật giáogiáo pháp của Đức Phật thuyết giảng, một nền giáo lý hoàn toàn xây dựng trên trí tuệ của con người. Đạo Phật rất tôn trọng lý trí. Nhắm mắt tin suông là trái với giáo lý nhà Phật. Chính Đức Phật đã dạy: “Không nên tin một cách mù quáng những lời ta dạy, mà trước tiên hãy thử nó như đem lửa thử vàng để biết vàng thật vàng giả.” Đạo Phật không phải là một tôn giáo chuyên thờ cúng hay cầu xin các vị thần linh. Đạo Phật không cấm Phật tử tìm hiểu giáo lý của những tôn giáo khác. Đức Phật dạy nếu có những điều phải và hợp lý thì Phật tử có quyền tự do thụ nhận cho dù điều ấy là giáo lý của một tôn giáo khác.

Đạo Phật khác với các tôn giáocác chủ nghĩa khác ở chỗ tôn trọng quyền nhận xét của cá nhân, sự tin tưởng và phát triển lý trí. Chính vì vậyĐức Phật dạy rằng giáo lý của Ngài không có gì dấu diếm trong tay áo cả. Ngài còn nói thêm rằng giáo lý tùy thuộc vào sự thấu hiểu chân lý của con người, chứ không phải tùy thuộc vào ân huệ của một vị thần linh hay bất cứ quyền năng nào khác. Đức Phật còn nhấn mạnh về sự tự do dò xét khi Ngài bảo các đệ tử rằng nếu cần phải xét đoán ngay cả Đức Như Lai nữa, để có thể hoàn toàn tin chắc giá trị của vị Thầy mà mình đang theo. Phật day rằng chúng ta phải học, hiểu, hành rồi mới tin. Ngài nhắc nhở rằng nếu chưa hiểu hoặc còn hoài nghimê muội tin theophỉ báng Phật. Hoài nghi không phải là một cái tội, vì Phật giáo không có những tín điều buộc phải tin theo. Hoài nghi tự nhiên mất khi con người hiểu rõ, thấy rõ sự thật, thấy rõ chân lý. Nói cách khác, dù Đức Phật muốn hay không muốn, giáo lýcách sống mà Ngài đã thuyết giảng trở thành một tôn giáo mà người ta gọi là đạo Phật. Tuy nhiên, đạo Phật không phải là một tôn giáo để bàn luận, mà đạo Phật là một tôn giáo giải thoát cho những ai tinh chuyên tu trì. Bạn không cần phải là một học giả hay người có lòng tin mù quáng để trở thành Phật tử, điều bạn cần là lòng chân thành trong việc tu trì. Trong đạo Phật, niềm tin mù quáng không có chỗ đứng, mỗi người chúng ta phải tìm hiểuthẩm thấu những gì thích đáng và những gì không thích đáng cho đời sống cũng như những trở ngại của chúng ta. Nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy rằng giáo pháp nhà Phật là vô cùng vô tận, nhưng những giáo pháp ấy bao giờ cũng là chân lý không thể nghĩ bàn. Những thông điệpĐức Phật đã truyền trao lại cho chúng ta lúc nào cũng có giá trị bất diệt. Không ai có thể biện luận chống lại hay phủ nhận giáo thuyết “Vô Thường” của nhà Phật. Vô thường không có nghĩa là không hiện hữu, mà vô thường là mọi thứ đều tiếp diễn không ngừng, nhưng tiếp diễn như trong một luồng hay trong một tiến trình thay đổi và tiến hóa không ngừng nghỉ. Chính vì thế mà giáo thuyết nhà Phật có thể thích nghi với các nền văn minh qua bao thời đại khác nhau trên thế giới. Ngay cả với nền văn minh hiện đại, Phật giáo vẫn luôn thích hợp trong mọi trường hợp. Thật vậy, nếu bạn có cơ hội tiếp cận với bất cứ khía cạnh nào của đạo Phật, bạn sẽ thấy ngay rằng đó là điều thích hợp, bổ ích và có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Phật tử thuần thành phải luôn nhớ rằng trong đạo Phật không có cái gọi là những ràng buộc của mối quan hệ siêu nhân, Thượng đế, hay sự sáng tạo, hay tội lỗi thừa hưởng từ người khác, ngoài những gì đã do chính bạn làm ra.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Niềm Tin Trong Tu Tập Phật Giáo” này không phải là một chuyên đề nghiên cứu thâm sâu về niềm tin trong giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra niềm tinhành giả tu Phật nên luôn có trong cuộc sống tu của mình theo quan điểm Phật giáo, những lời dạy Đức Phật về niềm tin, cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngày. Chúng ta cũng sẽ tìm thấy trong quyển sách nhỏ nầy những vấn đề tiêu biểu về niềm tin trong đạo Phật như là câu chuyện Xá Lợi Phất bày tỏ lòng tin tuyệt đối nơi chư Phật khi đảnh lễ đức Thế Tôn làn cuối trên đường đi đến thành Câu Thi Na. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tìm thấy niềm tin trong đạo Phật qua lời Phật dạy trong Kinh Ca La Ma. Theo Phật giáo, hành giả nên có niềm tin và y nương nơi Phật Pháp bao gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tứ thánh đế, bốn tâm vô lượng, nhân quả, nghiệp báo, lý duyên khởimười hai nhân duyên, vân vân. Người Phật tử thuần thành luôn tin theo chánh kiếnchánh kiến đúng theo chánh pháp. Trong tu tập, hành giả cương quyết không bao giờ tin theo tà kiến vì chúng khởi lên từ vô minh và không đúng theo chánh pháp. Người Phật tử thuần thành không bao giờ bao che cho mê tín dị đoanđạo Phật Chết. Sau hết, Phật tử thuần thành không bao giờ tin nơi linh hồntiền định kiến, tạo hoá kiến, vô nhân kiến, khái niệm về nguyên nhân đầu tiên, vân vân. Phải thực tình mà nói, niềm tin giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong tu tập Phật Giáo. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng taniềm tin và chịu áp dụng những lời Phật dạy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thứchạnh phúc hơn. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục với niềm tin và sự tu tập đúng đắn. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Niềm Tin Trong Tu Tập Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.

                                                                                        Thiện Phúc





Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…