Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)

25/09/20243:35 SA(Xem: 2647)
Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác | Thiện Phúc (Song ngữ Vietnamese-English)

THIỆN PHÚC

 SỐNG TU THEO TINH THẦN  
KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC

(LIVING & CULTIVATING IN THE SPIRIT OF THE SUTRA OF
THE EIGHT AWAKENINGS OF GREAT PEOPLE)
song tu theo tinh than kinh BDNG
PDF icon (4)SỐNG TU THEO TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC-VIET
SỐNG TU THEO TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC -ANH
audio-book2

Việt 

Anh

 

 

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục

 

Mục Lục                                                                                                                                

Lời Đầu Sách                                                                                                                  

Phần Một—Sơ Lược Về Đạo Phật & Tu Hành Trong Đạo Phật  

Chương Một: Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Đạo Phật  

Chương Hai: Tổng Quan Về Những Giáo Pháp Cốt Lõi Trong Đạo Phật  

Chương Ba: Ba Mươi Bảy Phẩm Dẫn Đến Giác Ngộ  

Chương Bốn: Tu Hành Theo Quan Điểm Phật Giáo  

Chương Năm: Sự Tu Tập Của Người Phật Tử  

Chương Sáu: Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày  

Chương Bảy: Có Nên Đợi Đến Hưu Trí Rồi Hẳn Tu Hay Không? 

Phần Hai: Sơ Lược Về Tám Điều Giác Ngộ Của Các Bậc Vĩ Nhân  

Chương Tám: Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Giác Ngộ 

Chương Chín: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật: Khai Mở Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát Cho Thế Giới Ta Bà 

Chương Mười: Tổng Quan Về Kinh Bát Đại Nhân Giác 

Chương Mười Một: Sơ Lược Về Kinh Văn Của Tám Điều Giác Ngộ Của Các Bậc Vĩ Nhân

Chương Mười Hai: Tóm Lược Nội Dung Tám Điều Giác Ngộ Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác 

Phần Ba: Sống Tu Theo Tinh Thần Giác Ngộ Của Kinh Bát Đại Nhân Giác  

Chương Mười Ba: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Nhất Của Các Bậc Vĩ Nhân: Thế Gian Vô Thường-Tứ Đại Khổ Không-Ngũ Uẩn Không Có Tự Ngã  

Chương Mười Bốn: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Nhì Của Các Bậc Vĩ Nhân: Ham Muốn Nhiều Khổ Đau Nhiều  

Chương Mười Lăm: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Ba Của Các Bậc Vĩ Nhân: Thiểu Dục Tri Túc 

Chương Mười Sáu: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Tư Của Các Bậc Vĩ Nhân: Tu Tập Chánh Tinh Tấn Dậïp Tắt Tứ Ma-Thoát Ra Ngục Ngũ Ấm & Tam Giới  

Chương Mười Bảy: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Năm Của Các Bậc Vĩ Nhân:  Vô Minh Là Gốc Luân Hồi-Tu Tập Trí Tuê Đáo Bỉ Ngạn 

Chương Mười Tám: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Sáu Của Các Bậc Vĩ Nhân: Bố Thí Bình Đẳng  

Chương Mười Chín: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Bảy Của Các Bậc Vĩ Nhân: Ngũ Dục Dẫn Đến Lỗi Vạ-Một Khi Ly Dục, Cư Trần Bất Nhiễm Trần   

Chương Hai Mươi: Sống Tu Đúng Theo Tinh Thần Của Điều Giác Ngộ Thứ Tám Của Các Bậc Vĩ Nhân: Lửa Dữ Sanh Tử Gây Ra Vô Lượng Khổ Não-Phát Tâm Dẫn Dắt Chúng Sanh Đến Cảnh Giới An Lạc   

Chương Hai Mươi Mốt: Hành Giả Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác Là Đang Trên Đường Về Niết Bàn Phật Quốc  

Phần Bốn: Phụ Lục  

Phụ Lục A: Giác Ngộ Là Thấy Được Chân Tánh Của Chính Mình 

Phụ Lục B: Giác Ngộ Là Thấy Được Chân Nghĩa Bất Sanh Bất Diệt 

Phụ Lục C: Giác Ngộ Là Thấy Được Vạn Vật Thuyết Pháp  

Phụ Lục D:Giác Ngộ Là Từ Chối Lạc Thú Chứ Không Từ Chối Phương Tiện Sống

Phụ Lục E: Giác Ngộ Là Thấy Lỗi Mình, Chứ Không Thấy Lỗi Người  

Phụ Lục F: Đạo Lộ Diệt Khổ: Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn  

Phụ Lục G: Tu Tập Theo Bồ Tát Đạo: Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn 

Phụ Lục H: Giác Ngộ Hướng Đến Niết Bàn Nhờ Vào Những Lời Di Giáo Cuối Cùng Của Đức Phật 

Phụ Lục I: Những Lời Dạy Cuối Cùng Và Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật  

Phụ Lục J: Hãy Để Cho Những Đóa Hoa Giác Ngộ Luôn Nở Trong Ta   

Phụ Lục K: Luôn Sống Tu Trong An Lạc Hạnh  

Phụ Lục L: Tu Lên Phật 

Tài Liệu Tham Khảo     

 

 

Lời Đầu Sách

 

Người Phật tử nhất định phải có một nền tảng tu hành vững chắc, trong đó chúng ta không thể thiếu việc am hiểu về sự giác ngộ trong tu tập. Theo Phật giáo, giác ngộ là sự tỉnh thứcnhận biết về Phật và làm sao để đạt đến Phật quả. Giác ngộ trong Phật giáođạt được sự chứng ngộ thâm sâu của cái có nghĩa là Phật và làm sao để đạt đến Phật quả. Trong kinh điển Phật giáobộ kinh nói về tám điều giác ngộ. Xét về phương diện hình thức thì kinh văn rất đơn giản. Kinh văn rất cổ, văn thể của kinh thuộc loại kết tập như Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Kinh Lục Độ Tập. Tuy nhiên, nội dung của kinh rất sâu sắc nhiệm mầu. Sa môn An Thế Cao, người Parthia, dịch từ Phạn sang Hán vào khoảng năm 150 sau Tây Lịch (đời Hậu Hán) tại Trung Tâm Phật Giáo Lạc Dương. Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch từ Hán sang Việt vào khoảng thập niên 1970s. Nguyên văn bản kinh bằng Phạn ngữ không biết còn lưu truyền tới ngày nay hay không. Kinh nầy thích hợp với cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên ThủyĐại Thừa. Kỳ thật, từng điều trong tám điều giác ngộ của các bậc vĩ nhân trong kinh nầy có thể được coi như là đề tài thiền quán mà hàng Phật tử chúng ta, cả đêm lẫn ngày đều phải hằng giữ thọ trì, chí thành tụng niệm ghi nhớ về tám điều giác ngộ của các bậc vĩ nhân nầy. Đây là tám Chơn Lý mà chư Phật, chư Bồ Tát và các bậc vĩ nhân đã từng giác ngộ. Sau khi giác ngộ, các vị ấy lại tiến tu vô ngần từ bi đạo hạnh để tăng trưởng trí huệ. Dùng thuyền Pháp Thân thong dong dạo chơi cõi Niết Bàn, chỉ trở vào biển sanh tử theo đại nguyện cứu độ chúng sanh. Các bậc nầy lại dùng tám Điều Giác Ngộ để khai lối dắt dìu chúng sanh, khiến cho ai nấy đều biết rành sự khổ não của tử sanh sanh tử, để từ đó can đảm xa lìa ngũ dục bợn nhơ mà quyết tâm tu theo Đạo Thánh. Nếu là Phật tử phải nên luôn trì tụng kinh nầy, hằng đêm thường trì tụng và nghĩ tưởng đến và tu tập theo tám điều nầy trong mọi lúc, thì bao nhiêu tội lỗi thảy đều tiêu sạch, thong dong tiến vào nẻo Bồ Đề, nhanh chóng giác ngộ, mãi mãi thoát ly sanh tử, và thường trụ nơi an lạc vĩnh cửu. Ai trong chúng ta cũng đều khao khát sâu xa muốn đạt được hạnh phúc và cố sức tránh né khổ đau phiền não; tuy nhiên, những hành vi và cách ứng xử của mình trong cuộc sống hằng ngày chẳng những không mang lại được hạnh phúc, mà ngược lại, chúng chỉ làm tăng thêm khổ đau phiền não cho chính mình. Tại sao lại như vậy? Phật giáo cho rằng chỉ đơn thuầnchúng ta không giác ngộ chân lý. Phật giáo cho rằng các kinh nghiệm có vẻ như vui sướng trên cõi đời nầy thực chất đều là những trạng thái đau khổ. Phật tử thuần thành nên thấy rõ vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cảm nhận chúng như những trạng thái vui sướng chỉ vì khi so sánh với những kinh nghiệm khổ đau phiền não thì chúng có vẻ như là nhẹ nhàng và thoải mái hơn, thế thôi. Để có cuộc sống tu hằng ngày đầy an lạc, tỉnh thứchạnh phúc hơn, hành giả tu Phật nên ngày đêm hết lòng đọc tụngthiền quán về tám điều giác ngộ lớn mà chư Đại Bồ Tát đã khám phá nầy.

Theo kinh Bát Đại Nhân Giác, bất cứ hành giả tu Phật nào sống tu theo tinh thần giác ngộ của Kinh Bát Đại Nhân Giác, và giác ngộ rằng cõi thế gianvô thường, đất nước nguy ngập, bốn đại khổ không, năm ấm không phải ta, luôn sinh luôn diệt thay đổi, hư ngụy vô chủ, tâm là nguồn ác, hình là rừng tội bất tịnh, hãy quán sát như thế mà lìa dần sanh tử. Đời vô thường quốc độ bở dòn, tứ đại khổ không, năm ấm không phải ta, đổi đời sanh diệt chẳng lâu, giả dối không chủ lý mầu khó tin, tâm là nguồn ác xuất sanh, thân hình rừng tội mà mình chẳng hay, người nào quán sát thế nầy sẽ lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra. Ai giác ngộ rằng ham muốn nhiều là khổ nhiều. Tất cả những khó khăn trên đời nầy đều khởi lên từ lòng tham dục. Những ai ít ham muốn thì mới có khả năng thư giản, thân tâm mới được giải thoát khỏi những hệ lụy của cuộc đờiTham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều. Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu bởi do tham dục, mà chiêu khổ nầy. Những ai có ít ham muốn thì thân tâm được giải thoát tự tại. Ai giác ngộ rằng tâm chúng sanh không bao giờ biết đủ, chỉ tham cầu nhiều nên tội ác luôn tăng. Trong cuộc sống hằng ngày lúc nào họ cũng mong được ăn ngon, mặc đẹp, trang sức lộng lẫy, nhưng những thứ nầy chỉ làm mình thỏa mãn trong một thời gian ngắn mà thôi, nhưng sau đó một thời gian chính những thứ đã từng mang lại niềm vui cho mình giờ đây có thể làm cho mình nhàm chán. Cũng như vậy, danh vọngchúng ta đang có cũng không khác gì. Ban đầu mình có thể nghĩ rằng mình thật hạnh phúc khi được nổi danh, nhưng sau một thời gian, những gì mình cảm thấy có thể chỉ còn là sự nhàm chán và không thỏa mãn. Bậc Bồ Tát không thế, mà ngược lại tâm luôn biết đủ, luôn thanh bần lạc đạo, luôn lấy trí huệ làm sự nghiệp tu hành. Đắm mê trần mải miết chẳng dừng, một bề cầu được vô chừng, tội kia thêm lớn có ngừng được đâu, những hàng Bồ Tát hiểu sâu, nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn, cam nghèo giữ đạo là hơn, lầu cao trí huệ chẳng khờn dựng lên. Ai giác ngộ rằng biếng lười là đọa lạc, nên thường phải tu hành tinh tấn để dẹp tắt tứ ma mà thoát ra ngục ngũ ấmtam giới. Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân, thường tu tinh tấn vui mừng, dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời, bốn ma hàng phục như chơi. Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài. Ai giác ngộ rằng vì si mê nên phải sinh tử tử sinh không dứt. Vì thế Bồ Tát luôn học nhiều, nghe nhiều để phát triển trí huệ, thành tựu biện tài. Nhờ vậy mà có thể giáo hóa hết thảy chúng sanh vào cảnh giới hỷ lạc. Ngu si là gốc khổ luân hồi, Bồ Tát thường nhớ không nguôi. Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào, vun bồi trí tuệ càng cao, biện tài đầy đủ công lao chóng thành. Đặng đem giáo hóa chúng sanh, Niết bàn an lạc còn lành nào hơn. Ai giác ngộ rằng nghèo khổ sinh nhiều oán hận giận hờn, từ đó mà ác duyên kết tụ. Bồ Tát bình đẳng bố thí, không phân biệt kẻ oán người thân, chẳng nghĩ đến lỗi xưa, cũng không ghét người đương thời làm ác. Người khổ nghèo lắm kết oán hờn, không duyên tạo tác ác đâu sờn. Bồ Tát bố thí, ai hơn kẻ nầy, lòng không còn thấy kia đây; ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào. Dù nguời làm ác biết bao, một lòng thương xót khổ đau cứu giùm. Ai giác ngộ rằng ngũ dục dẫn đến lỗi vạ. Dù cùng người tục sinh sống mà không nhiễm thói trần tục. Như vị Tỳ Kheo xuất gia, thường chỉ tam y nhất bát, sống thanh bần lạc đạo, giới hạnh thanh cao, bình đẳngtừ bi với tất cả chúng sanh mọi loại. Năm dục gây lầm lỗi ngất trời. Tuy người thế tục ngoài đời; mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình, ba y thường nhớ của mình, ngày nào sẽ được ôm bình ngao du. Chí mong lìa tục đi tu, đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ. Hạnh lành cao vút kính thờ, thương yêu tất cả không bờ bến đâu. Ai giác ngộ lửa dữ sanh tử gây ra vô lượng khổ não khắp nơi. Bồ Tát phát  đại nguyện cứu giúp tất cả chúng sanh mọi loài, cùng chịu khổ với chúng sanh mọi loài, và dẫn dắt chúng sanh đến cảnh giới an lạc. Tử sanh hoài đau khổ vô cùng. Phát tâm dõng mãnh đại hùng, quyết lòng độ hết đồng chung Niết bàn. Thà mình chịu khổ muôn vàn, thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi. Mọi người đều được vui tươi, đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Kinh Bát Đại Nhân Giác, mà nó chỉ trình bày yếu lược về sống tu theo tinh thần giác ngộ trong kinh Bát Đại Nhân Giác. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu áp dụng những lời Phật dạy về tâm thức cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngày. Đồng thời áp dụng những lời dạy nầy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thứchạnh phúc hơn. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước chân vào con đường tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Phật tử thuần thành cũng nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Sống Tu Theo Tinh Thần Kinh Bát Đại Nhân Giác” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu về việc sống tu với tinh thần giác ngộ trong Kinh bát Đại Nhân Giác một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

Cẩn Đề,

Thiện Phúc  

Preface

 

Buddhists must definitely build up their foundation in which we cannot lack understanding of the enlightenment in cultivation. According to Buddhism, enlightenment is a complete and deep realization of what it means to be a Buddha. In Buddhism, enlightenment is achieving a complete and deep realization of what it means to be a Buddha and how to reach Buddhahood. There are many sets of sutras in Buddhist scriptures, among them, there is a sutra titled Eight Awakenings of Great People. The form of the sutra is very simple. The text form is ancient, just like the Forty-Two Chapters and the Sutra on the Six Paramitas. However, its content is extremely profound and marvelous. Shramana An Shi Kao, a Partian monk, translated from Sanskrit into Chinese in about 150 A.D. (during the Later Han Dynasty). Most Venerable Thích Thanh Töø translated from Chinese into Vietnamese in the 1970s. The original text of this sutra in Sanskrit is still extant to this day. This sutra is entirely in accord with both the Theravada and Mahayana traditions. In fact, each of the eight items in this sutra can be considered as a subject of meditation which Buddhist disciples should at all times, by day and by night, with a sincere attitude, recite and keep in mind these eight truths that all great people awaken to. These are eight Truths that all Buddhas, Bodhisattvas and great people awaken to. After awakening, they then energetically cultivate the Way. By steeping themselves in kindness and compassion, they grow wisdom. They sail the Dharma-body ship all the way across to Nirvana’s other shore, only to re-enter the sea of death and rebirth to rescue all living beings. They use these Eight Truths to point out the right road to all beings and in this way, help them to recognize the anguish of death and rebirth. They inspire all to cast off and forsake the Five Desires, and instead to cultivate their minds in the way of all Sages. If Buddhist disciples recite this Sutra on the Eight Awakenings, and constantly ponder its meaning and cultivate them at all times, they will certainly eradicate boundless offenses, advance toward Bodhi, quickly realize Proper Enlightenment, forever be free of death and rebirth, and eternally abide in joy. Every one of us knows what we deeply aspire to gain is happiness and what we try to avoid is sufferings and afflictions; however, our actions and behaviors in daily life do not bring us any joy and happiness; on the contrary, they only lead us to more sufferings and afflictions. Why? Buddhism believes that we cause our own sufferings and afflictions because we are not awakening of the truth. Buddhism claims that experiences which are apparently pleasurable in this world are ultimately states of suffering. Devout Buddhists should see clearly the point is that we perceive them as states of pleasure only because, in comparison to states of sufferings and afflictions, they appear as a form of relief. In order to have a daily life and cultivation full of mindfulness, peace and happiness, Buddhist practitioners, day and night, should wholeheartedly recite and meditate on the these eight awakenings discovered by the great beings.

According to the Sutra of the Eight Awakenings of Great People, any Buddhist practitioner who lives and cultivates in accordance with the spirit of the Sutra of Eight Awakenings of Great People, and is  aware that the world is impermanent. All regimes are subject to fall; all things composed of the four elements that are empty and contain the seeds of suffering. Human beings are composed of five aggregates, and are without a separate self. They are always in the process of change, constantly being born and constantly dying. They are empty of self, without sovereignty. The mind is the source of all unwholesome deeds and confusion, and the body is the forest of all impure actions. If we meditate on these facts, we can gradually be released from the cycle of birth and death. The world is impermanent, countries are perilous and fragile; the body’s four elements are a source of pain; ultimately, they are empty; the Five Aggregates (Skandhas) are not me; death and rebirth are simply a series of transformations; misleading, unreal, and uncontrollable; the mind is the wellspring of evil; the body is the breeding ground of offenses; whoever can investigate and contemplate these truths, will gradually break free of death and rebirth. Who is aware that more desire brings more suffering. The awareness that more desire brings more suffering. All hardships in daily life arise from greed and desire. Those with little desire and ambition are able to relax, their bodies and minds are free from entanglement. Too much desire brings pain. Death and rebirth are tiresome ordeals which stem from our thoughts of greed and desire. By reducing desires, we can realize absolute truth and enjoy independence and well-being in both body and mind. Who is aware that the human mind is always searching for possessions and never feels fulfilled. This causes impure actions to ever increase. In our daily life we always want to have good food, nice clothes, attractive jewllery, but we only feel satisfied with them for a short time, after that, the very same object that once gave us pleasure might cause us frustration now.  The same can also be applied to fame. At the beginning we might think ourselves that we are so happy when we are famous, but after some time, it could be that all we feel is frustration and dissatisfaction. Bodhisattvas, however, always remember the principle of having few desires. They live a simple life in peace in order to practice the Way, and consider the realization of perfect undestanding as their only career. Our minds are never satisfied or content with just enough. The more we obtain, the more we want; thus we create offenses and do evil deeds; Bodhisattvas do not make mistakes, instead, they are always content, nurture the way by living a quiet life in humble surroundings. Their sole occupation is cultivating wisdom. Who is aware of the extent to which laziness is an obstacle to practice. For this reason, we must practice diligently to destroy the unwholesome mental factors which bind us , and to conquer the four kinds of Mara, in order to free ourselves from the prison of the five aggregates  and the three worlds. Idleness and self-indulgence will be our downfall. With unflagging vigor, Great people break through their afflictions and baseness. They vanquish and humble the Four Kinds of Demons, and they escape from the prison of the Five Skandhas. Who is aware that  ignorance is the cause of the endless cycle of birth and death. Therefore, Bodhisattvas always listen and learn in order to develop their understanding and eloquence. This enables them to educate living beings and bring them to the realm of great joy. Stupidity and ignorance are the cause of death and rebirth, Bodhisattvas are always attentive to and appreciative of extensive study and erudition. They strive to expand their wisdom and refine their eloquence. Teaching and transfoming living beings, nothing brings them greater joy than this. Who is aware that poverty creates hatred and anger, which creates a vicious cycle of negative thoughts and activity. When practicing generosity, Bodhiattvas consider everyone, friends and enemies alike, as equal. They do not condemn anyone’s past wrongdoings, nor do they hate those who are presently causing harm. The suffering of poverty breeds deep resentment; wealth unfairly distributed creates ill-will and conflict among people. So, Bodhisattvas practice giving and treat friend and foe alike. They neither harbor grudges nor despite evil-natured poeple. Who is aware that the five categories of desire lead to difficulties. Although we are in the world, we should try not to be caught up in worldly matters. A monk, for example, has in his possession only three robes and one bowl. He lives simply in order to pratice the Way. His precepts keep him free of attachment to worldly things, and he treats everyone equally and with compassion. Great people, even as laity, are not blightly by worldly pleasures; instead, they constantly aspire to take up the three precepts-robes and blessing-bowl of the monastic life. Their ideal and ambition is to leave the household and family life to cultivate the way in immaculate purity. Their virtuous qualities are lofty and sublime; their attitudes toward all creatures are kind and compassionate. Who is aware that the fire of birth and death is raging, causing endless suffering everywhere. Bodhisattvas should take the Great Vow to help everyone, to suffer with everyone, and to guide all beings to the realm of great joy. Rebirth and death are beset with measureless suffering and afflictions, like a blazing fire. Thus, great people make the resolve to cultivate the Great Vehicle to rescue all beings. They endure endless hardship while standing in for others. They lead everyone to ultimate happiness.

This little book titled “Living & Cultivating In the Spirit of the Sutra of the Eight Awakenings of Great People” is not a profound philosiphical study of the Sutra of the Eight Awakenings of Great People, but a book that briefly points out essential summaries of living and cultivating in accordance with the spirit of enlightenment in the Sutra of the Eight Awakenings of Great People. Devout Buddhists should always remember that cultivation is only effective when we actually apply the Buddha's teachings on mind and consciousnesses as well as their roles in daily cultivation. At the same time apply these teachings into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happier. For devout Buddhists, once you make up your mind to enter the path of cultivation, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. Devout Buddhists should also always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these particular reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Living & Cultivating In the Spirit of the Sutra of the Eight Awakenings of Great People” in Vietnamese and English to briefly introduce the living and cultivating in accordance with the spirit of enlightenment in the Sutra of the Eight Awakenings of Great People to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

Respectfully,
Thien Phuc






Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…