Thư Viện Hoa Sen

Vô Thường – Nguyễn Bảo Trung

16/01/20239:47 SA(Xem: 18121)
Vô Thường – Nguyễn Bảo Trung
VÔ THƯỜNG 
Nguyễn Bảo Trung
Nhà xuất bản Lao Động
vo thuongPDF icon (4)Vô Thường (Nguyễn Bảo Trung)

Lời giới thiệu

Công việc làm báo Y tế giúp tôi có cơ duyên được tiếp xúc với các cây bút bác sĩ. Trong những hạnh ngộ ấy, tôi may mắn gặp được Bảo Trung, với tên khác là Vô Thường. Tôi nhớ dịp đó vào tầm năm 2013, khi làn sóng hiểu lầm về nghề bác sĩ tràn lan trên mạng xã hội, thì mỗi sáng dậy, không riêng tôi, mà rất nhiều bạn đọc, thấy lòng chùng lại khi gặp được những dòng chữ như thủ thỉ, như sẻ chia về những nỗi đau của người thầy thuốc bất lực trước sự nghiệt ngã của cái chết. Mỗi câu chuyện được thể hiện một cách giản dị, nhưng đều ẩn những tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà người đọc như thấy chính mình trong đó, cũng mải miết với cơm áo gạo tiền nên chót vô tâm với cha với mẹ, với người thân của mình. Có bạn đọc nhắn rằng, đọc chuyện của Vô Thường xong, e phải thu xếp ngay về thăm ba mẹ, bởi không biết còn gặp song thân được bao lần…

Phải là một người ngấm triết lý Phật giáo lắm, phải có một trái tim đa cảm lắm, yêu thương con người, yêu thương cuộc đời lắm mới viết được những dòng trắc ẩn, lay động người đọc đến vậy. Có lẽ, công việc của một bác sĩ cấp cứu, ngày qua ngày trực tiếp đối diện với tận cùng nỗi thống khổ của kiếp người, tật bệnh, đói nghèo, chết chóc… nên trong anh luôn nặng nỗi niềm ẩm ỉ, đau đớn về thân phận con người. Mỗi câu chuyện Vô Thường đưa lên đều khiến nhiều, rất nhiều bạn đọc rơm rớm nước mắt, nhưng sau những lay động ấy, là sự thức tỉnh, khiến mọi người tu thân tu tâm một cách vô thức và tự nguyện. Đó là thành công lớn của tác giả Bs. Bảo Trung - Vô Thường mà không phải cây bút nào cũng làm được. Những dòng như lời tâm sự, như là kể chuyện của Bs. Bảo Trung luôn đánh thức cái thiện, cái tình vốn ẩn trong sâu thẳm mỗi người mà vì bon chen cuộc sống, đôi khi nó bị lu mờ bị chìm đi.

Những dòng viết của Bs. Bảo Trung khiến người ta thấy buồn, nhưng trong nỗi buồn vẫn lóe lên sự ấm áp tin cậy vào trái tim nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn của người bác sĩ, lóe lên niềm tin vào những điều tử tế vẫn hiện diện trên cõi đời này, ở cả những nơi tận cùng đau khổ chốn nhân gian. Có cảm giác mỗi khi đọc chuyện của Vô Thường xong, bạn đọc sẽ ngộ ra rằng “Đời ngắn lắm thương nhau còn chưa đủ. Nói làm chi lời chia cách vực sâu...” như lời thơ của nhà sư Thích Tánh Tuệ trong bài “Cho bõ lúc trăm năm”.

Nhận được tin Vô Thường ra sách, tôi mừng lắm, bởi giữa những hỗn mang trong dòng đời, tập sách này thực sự là một món quà, giúp người người đang ngày ngày phải mang vác những nặng nề, mệt mỏi của số phận trên lưng, tự tìm được con đường giải thoát. Giải thoát khỏi những đau khổ do chính mình chưa ngộ ra mà vướng phải, từ đó biết đem đến thương yêu đúng cách cho cuộc đời và cho bản thân mình.

Những câu chuyện có thật ghi ở phòng cấp cứu trong cuốn sách này giúp người biết thương người hơn, giúp cuộc sống bớt đi những khổ đau, những nuối tiếc, những ân hận vốn vẫn ẩn sau hai chữ “giá như” khi mọi chuyện không còn cứu vãn được nữa. Từng câu từng chữ của Vô Thường như một liệu pháp thiền định trị liệu, hàn gắn những vết thương mà mỗi người đều không thoát khỏi trong hành trình mưu sinh của mình.

Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn chữ duyên cho tôi được đọc những câu chuyện của Vô Thường mỗi khi lòng hoang mang buồn bã, cảm ơn chữ duyên cho tôi có được hạnh ngộ gặp gỡ một tấm lòng nhân hậu, trí tuệ, đẫm triết lý đạo Phật của Bs. Bảo Trung. Những câu chuyện của anh, từng ngày từng ngày giúp tôi cũng như nhiều bạn đọc biết buông bỏ những phù du thường nhật để cảm nhận được cái đẹp vốn vẫn hiện hữu trong đời.

Trần Yến Châu

Trưởng ban Báo Điện tử Báo Sức khỏeĐời sống Bộ Y tế




Tạo bài viết
21/02/2023(Xem: 27232)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: