Thư Viện Hoa Sen

Tánh Biết Bản Chất Chân Thật Của Chúng Ta

05/04/20233:39 SA(Xem: 13596)
Tánh Biết Bản Chất Chân Thật Của Chúng Ta

TÁNH BIẾT
BẢN CHẤT CHÂN THẬT  CỦA CHÚNG TA
Tác giả: Rupert Spira
Chuyển ngữ: Minh Tuệ Đỗ Minh

 book cover templatePDF icon (4)Tánh Biết 01 04 23


MỤC LỤC

Lời nói đầu
Lời dẫn nhập
Lời cảm tạ
Về tác giả
1.         CÁI BIẾT
2.         BẢN CHẤT CỦA CÁI BIẾT
3.         CÁI BIẾT BỊ BỎ QUÊN
4.         CÁI BIẾT CỞI TRÓI
5.         CON ĐƯỜNGNỖ LỰC
6.         CON ĐƯỜNG HƯỚNG VỀ BẢN THỂ
7.         CÁI BIẾT VÔ HẠN và TÂM TRÍ HỮU HẠN
8.         CÁI BIẾT NHƯ ĐẠI DƯƠNG
9.         NHẬN BIẾT “LÀ CHÍNH MÌNH”
10.       BẢN THỂ TRẦN TRỤI CỦA CHÚNG TA
11.       TÔI LÀ
12.       BẢN THỂ LÀ NHÂN TỐ NHẬN BIẾT TRONG  MỌI KINH  NGHIỆM
13.       BẢN CHẤT CỦA BẢN THỂ
14.       NHỚ LẠI BẢN THỂ VĨNH HẰNG CỦA CHÚNG TA
15.       LOẠI BỎ TẤM MÀN CHE MỜ BẢN THỂ
16.       NIỀM VUI CỦA HIỆN HỮU
17.       THẾ GIỚIBẢN THỂ CỦA CHÍNH MÌNH LÀ MỘT
18.       AN LẠC HẠNH PHÚC NẰM Ở NHỮNG TẦNG SÂU CỦA BẢN THỂ
19.       AN TRÚ VÀO BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA
20.       HÃY NHỚ TÊN “TÔI” THIÊNG LIÊNG
21.       TÊN GỌI THẦN THÁNH
22.       PHÁP HIỆN TẠI VĨNH HẰNG
23.       THIỀN LÀ CÁI TA LÀ, KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TA LÀM
24.       “TA LÀ” – HÌNH TƯỚNG ĐẦU TIÊN CỦA THƯỢNG ĐẾ
25.       ÁNH SÁNG BẢN THỂ CỦA CHÚNG TA
26.       BẢN CHẤT CỐT LÕI VÀ SỰ CHE MỜ
27.       TỪ “NHỊ NGUYÊN” ĐẾN “BẤT NHỊ”
28.       CHỐI BỎ HIỆN TẠI
29.       RÓT TRỐNG RỖNG VÀO CƠ THỂ
30.       XÂU CHUỖI TRĂM HẠT
31.       NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VỀ BẢN THỂ
32.       QUAN SÁT NGƯỜI QUAN SÁT
33.       TÁNH BIẾT CHỈ BIẾT HIỆN TẠI
PHỤ LỤC
1.         BA BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG TÂM LINH
2.         CÁI BIẾT NỀN
3.         CÁCH DUY NHẤT ĐỂ THOÁT KHỔ
4.         TỰ TÁNH VỐN TRỐNG RỖNG  TỎA SÁNG YÊU THƯƠNG
5.         HIỆN HỮU Ở ĐÂY BÂY GIỜ
6.         CÁI GÌ BIẾT MỌI KINH NGHIỆM ĐANG XẢY RA TRONG TÔI
7.         KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM NÀO XẢY RA BÊN NGOÀI TÂM
8.         TÂM TỰ CHIẾU SÁNG

LỜI GIỚI THIỆU  CỦA NGƯỜI DỊCH

Tập sách này gồm những bài giảng về Tánh Biết được tuyển chọn từ một số sách của Rupert Spira như Being Aware of Being Aware (Nhận Biết Sự Nhận Biết), Being Myself (Là Chính Mình), The Light of Pure Knowing (Ánh Sáng Biết Thanh Tịnh), Naked Self-Aware Being (Bản Thể Tự Tri Trần Trụi) và Transparent Body Luminous World (Thân Thể Trong Suốt Thế Giới Tỏa Sáng), Transparency of Things (Sự Trong Suốt Của Vạn Pháp) và một số video trên kênh youtube.

“Tánh Biết” được chọn làm tựa cho tuyển tập này.

Nhận ra Tánh Biết được Rupert gọi là Con Đường Trực Tiếp (Direct Path), là “con đường mà qua đó tâm trí đi thẳng về nguồn bằng cách nhận ra sự an lạc, trong suốtchói sáng của nó,. Trên con đường này, Cái Biết cùng lúc vừa là điểm khởi đầu, vừa là con đường, vừa là đích đến. Tánh Biết đồng thời vừa là chủ thể biết, vừa là tiến trình biết, và cũng vừa là đối tượng được biết”.

Con đường trở về với Tánh Biết Bản Thể còn có nhiều tên gọi khác nhau: “Tự-an-trú-vào-bản-thể”(Self-Abidance),“Tự-nghỉ-ngơi-trong-bản-thể” (Self-Resting), “Tự-xuôi-về-bản-thể” (Self-Surrender), hay “Tự-nhớ-đến-bản-thể”(Self-Remembering),“Tự-trở-về-bản-thể” (Self-Returning) v.v… mà chúng ta sẽ gặp ở đây.

Tánh Biết không chỉ giúp chúng ta hiểu được thiền thực sự là gì, nhận ra được bản thể của chính mình,  mà còn có những hướng dẫn cụ thể để “đi thẳng vào” bản thể ấy, với sự diễn giải đơn giản, nhẹ nhàng và sinh động của thầy Rupert.

Chúng tôi hy vọng bản dịch này sẽ mang lại lợi ích cho những người đang trên đường đi tìm Sự Thật, nhận ra được chân lý mình đang tìm kiếm vốn đã có sẵn bên trong.

Kính bút,

Minh Tuệ Đỗ Minh

[email protected]


LỜI DẪN NHẬP

Sách của thầy Rupert Spira chỉ nói về Tánh Biết, bản thể cốt lõi của mỗi chúng ta. Đây là tinh túy của mọi truyền thống tâm linhtôn giáo lớn. “Cái Biết” hay “Bản Thể” là những từ trung tính, không mang màu sắc của bất cứ tôn giáo nào, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận, nên thường được dùng trong sách này thay cho Tánh Biết.

Trong đạo Phật, từ đồng nghĩa với Cái Biết có rất nhiều: Tánh Biết, Tánh Giác, Bản Giác, Phật Tánh, Chân Tánh, Tự Tánh, Chân Tâm, Bản Tâm, Minh Tâm, Chân Ngã, v.v..  Cái Biết còn được gọi là Pháp Hiện Tại, bởi vì nó không thuộc thời gian, luôn luôn Ở Đây và Bây Giờ. Hiện Hữu, Hiện Diện, Hiện Pháp, Thực Tại Hiện Tiền là những cách gọi khác cho Cái Biết.

Cái Biết chính là bản chất chân thật của mỗi chúng ta, là “chính mình”. Khi Phật dạy: “Hãy nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào bất cứ cái gì khác”, là muốn nhắc chúng ta hãy nhận ra Cái Biết và an trú vào Bản Thể đó. Gọi là “chính mình” bởi vì chỉ có Cái Biết là pháp không bao giờ rời ta, lúc nào cũng “đi cùng” với ta, dù thân tâm ngũ uẩn này có thay đổi, sinh diệt, lạc khổ như thế nào, thì Tánh Biết  vẫn luôn luôn hiện hữu. Biết chính là ta.

Sách của Rupert có sức gợi rất lớn dù được diễn giải bằng ngôn từ đơn giản. Những bài giảng dễ hiểu, sinh động, mang tính chất thực nghiệm chỉ có một mục đích duy nhất là giúp chúng ta “kiến tánh”, thấy ra được “tự tánh” hay bản chất chân thật của chính mình.

Những nghĩa lý sâu xa trong kinh Phật như “Niết Bàn Tự Tánh”, “Niết Bàn Hiện Tại”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” , “Tự tánh vốn tự thanh tịnh, không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, không dao động, nămg sanh muôn pháp” , ”Bản lai vô nhất vật” v.v.. đều được trình bày rõ ràng ở đây qua cách diễn giải bình dị, khúc chiết của thầy Rupert.

Sách Tánh Biết có một số chương nói về “Tôi Là” (I am). Như tác giảgiải thích: “Cái Biết nếu nói theo ngôn ngữ tôn giáoHiện Hữu Vô Hạn của Thượng Đế (God”s Infinite Presence), nói theo khoa học tâm linh thì đó là Tâm (Consciousness), còn Tôi là từ nói theo cách thông thường dành cho nó”. Thượng Đế được dùng ở đây chỉ đơn giản có nghĩa là Sự Thật Tối Thượng, Chân Lý Tuyệt Đối (Thượng là tối thượng, Đế là sự thật).

Cách sử dụng từ “Tôi”, “Ta” để thay cho “Bản Tâm” hay “Tánh Biết” này ta cũng thấy nhiều trong kinh Phật, chẳng hạn như Kinh Đại Niệm Xứ (Satipatthana Sutta): “Khi tâm có tham, Tôi biết có tham”, “Khi tâm có sân, Tôi biết có sân”, “Tôi sống quán tánh sinh diệt trên thân”, “Tôi không nương tựa, chấp trước vật gì ở trên đời” v.v.. hay những câu kinh Hán Việt như “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, hay “Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã…” đều có chữ Tôi (ngã) này.  Tôi ở đây là Tôi-Vô-Ngã, Tôi-Vô-Vi, Tôi-Vô-Hạn, tôi không thuộc về con người. Tôi không mang những phẩm chất giới hạn, không bị chi phối bởi những nhân duyên sanh diệt vô thường của một chúng sanh. Đôi khi Tôi này còn được gọi là Cái Ngã Pháp Thân.

Cái Biết còn được gọi là Tâm Nguồn (source), cái nguồn vô tướng mà từ đó vạn pháp khởi sinh, từ đó vạn pháp tan biến ngược trở về. Quay về cội nguồn của Cái Biết Tự Tánhý nghĩa chứa đựng trong những lời kinh như “phản bổn hoàn nguyên”, hồi đầu thị ngạn” hay “phản quang tự kỷ” . . . mà chúng ta vẫn thường hay nghe, cũng được đề cập đến rất nhiều trong sách này.

Sách tâm linh hay là loại sách chuyên nói về Sự Thật, giúp chúng ta hiểu được bản chất chân thật của chính mình. Thầy tâm linh giỏi là người có thể diễn giải ý nghĩa của Sự Thật một cách rõ ràng, giản đơn, dễ hiểu. Rupert Spira là một trong những vị thầy như thế.

Sách này chỉ nói về “chuyên đề” Sự Thật bởi một “chuyên gia” nên người đọc dễ dàng nhận ra tính liền mạch xuyên suốt trong những bài thiền được giảng ở đây. Quan trọng là khi tiếp xúc với nguồn tài liệu được viết bằng ngôn ngữ trung tính, không mang màu sắc tôn giáo, chắc chắn sẽ đem đến cho độc giả một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.

Điều tối quan trọng là giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thực tại, thấy được toàn diện cả hai chiều “bất biến” và “vạn biến” của vạn pháp. Nếu bị khuyết mất chiều “vô vi”, “vô tướng”, “vô hạn” của Bản Thể, nhất định chúng ta sẽ đồng hóa mình với sự biến hóa, sinh diệt của hình tướng “hữu vi”, “hữu tướng”, “hữu hạn”. Đó là nguồn gốc phát sinh một bản ngã tách biệt.

Nếu chúng ta có duyên muốn sống một cuộc đời theo cách nhìn này, muốn biết mình thực sự là ai, bản chất thật của mình là gì, muốn hiểu thế nào là hạnh phúc, bình an đích thực, thì sách về Sự Thật của thầy Rupert là một chọn lựa tốt.

Như đã nói ở trên, trong kinh sách của Phật giáo, Bản Thể Biết còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Tự Tánh, Giác Tánh, Chân Tánh, Phật Tánh,Tâm Chói Sáng (pabhassara citta) v.v… Chúng ta cùng nghe lại những lời kinh quen thuộc:

“Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Nào ngờ tự tánh vốn không dao động,
Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.”
(Kinh Pháp Bảo Đàn)

Hay:

“Tâm này vốn chói sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập. Bậc có trí nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc có trí nghe nhiều, có được tu tập.”

(Kinh Tăng Chi)

“Tánh Biết” cũng đồng nghĩa với “Pháp Hiện Tại”, luôn luôn Ở Đây và Bây Giờ, không liên hệ đến thời gian nên gọi là “Pháp Hiện Tại Vĩnh Hằng” hay “Thực Tại Hiện Tiền Bất Tử”. Nhận ra pháp hiện tại này là nhận ra “pháp bảo”. Trong kinh Pali, ý nghĩa của pháp bảo hiện tại này vô cùng rõ ràng với những đặc tính sau:

Sanditthiko (hiện hữu ở đây và bây giờ – ever-present, here and now)
Akāliko (không thuộc thời gian, timeless, not time-bound)
Ehipassiko (đến để thấy, đi vào để nhận ra, come and see)
Opaneyyiko (hướng vào bên trong, có khả năng thoát khổ, leading inward, leading onwards)
Paccattam veditabbo viññūhi (được người trí tự mình chứng hiểu, be experienced by the wise for themselves).
Câu kinh nổi tiếng tiếp theo một lần nữa nhấn mạnh đến sự thật tuyệt đối của pháp hiện tại:

“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.”
(Kinh Trung Bộ số 133)

 Trên đời này nếu có “cái gì đó” có thể trường sinh bất tử, sống hoài không chết, thì đó chính là Pháp Biết Hiện Tại Vĩnh Hằng, pháp duy nhất không thuộc về thế gian. Câu kinh sau đây là một minh chứng:

“Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp bất tử.”
(Pháp cú 114)

Người tỉnh thức là người biết “phản bổn hoàn nguyên”, quay về nguồn cội, biết “hồi đầu thị ngạn”, thấy được bờ kia bất tử, vĩnh hằng, không sinh không diệt vốn đã có sẵn bên trong chính mình.

Người dịch hy vọng tập sách này sẽ giúp chúng ta cảm nhận được chiều sâu tĩnh lặng trong chính bản thân mình, hiểu rằng bình an hạnh phúc suốt một đời chúng ta tìm kiếm chỉ được thấy nơi bản thể biết của chính mình và quan trọng nhất là nhận ra sự thật đã có sẵn bên trong mỗi một chúng ta.

Kính bút,

Minh Tuệ Đỗ Minh

VỀ TÁC GIẢ

Rupert SpiraRupert Spira sinh năm 1960 tại Anh Quốc. Từ thuở thiếu thời Rupert đã có sự quan tâm sâu sắc đến bản chất của thực tại. Ông trải qua hai mươi năm nghiên cứu giáo lý của Ouspensky, Krishnamurti, Rumi, Shankaracharya, Ramana Maharshi, Nisargadatta và Robert Adams, cho tới khi gặp được thầy của ông là Francis Lucille. Francis đã giới thiệu với Rupert giáo lý của Jean Klein, Parmenides và Krisnamenon, nhưng  quan trọng nhất là hướng dẫn cho Rupert đi thẳng vào bản chất thật sự của kinh nghiệm.

Ông hiện là một trong những vị thầy tâm linh có nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng tâm linh ở phương Tây, chuyên giảng về pháp môn bất nhị (non-duality teaching), thường xuyên tổ chức những khóa tu tại Anh, Châu Âu và Hoa kỳ, cũng như những cuộc hội thảo online trên mạng internet.

Thông điệp quan trọng nhất Rupert thường hay nói trong những bài thuyết giảng của mình là: “Sự khám phá quan trọng nhất trong đời người là hiểu rằng bản chất cốt lõi của chúng ta không có chung  những giới hạn và số phận của thân thể và  tâm trí này.”

Ông hiện đang sống ở Oxford, Anh Quốc. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm về Rupert Spira qua kênh youtube và website www.rupertspira.com.





Tạo bài viết
21/02/2023(Xem: 27234)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: