- Bài Tựa Bằng Bạch Thọai
- Thích-ca Mâu-ni Văn Phật
- Sơ Tổ: Tôn Giả Ma-Ha Ca-Diếp
- Nhị Tổ: Tôn Giả A-Nan-Đà
- Tam Tổ: Tôn Giả Thương Na Hòa Tu
- Tổ thứ tư Tôn Giả Ưu-Bà-Cúc-Đa
- Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA
- Tổ thứ sáu: TÔN GIẢ DI-GIÀ-CA
- Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT
- Tổ thứ 8: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ
- Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA
- Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ
- Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA
- Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH (Mahasattva Ashvagosha)
- Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)
- Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)
- Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ (Kanadeva)
- Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)
- Tổ thứ mười bảy: TÔN GIẢ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ (Sanghanandi)
- Tổ thứ 18: TÔN GIẢ GIÀ-DA-XÁ-ĐA (Gayasata)
- Tổ thứ mười chín: Tôn giả Cưu-Ma-La-Đa
- Tổ thứ hai mươi: Tôn giả Xà-Dạ-Đa
Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)
Tôn giả, Ca-tỳ-la quốc nhân, phụ danh Phạm Ma Tịnh Đức. Gia hữu viên thụ, sanh nhĩ như khuẩn, vị thậm mỹ. Duy Tịnh Đức dữ thứ tử La-hầu-la-đa đắc thủ nhi thực, tùy thủ tùy trưởng. Nhân Thập ngũ Tổ chí kỳ gia, viết: “Nhữ niên bát thập nhất, thử thụ bất sanh nhĩ.” Tịnh Đức văn, di gia thán phục. Thả viết: “Đệ tử suy lão, bất năng sự Sư, nguyện xả thứ tử, tùy Sư xuất gia.” Tổ viết: “Tích Như Lai ký thử tử, đương đệ nhị ngũ bách niên, vi đại giáo chủ. Kim chi tương ngộ, cái phù túc nhân.” Tức dữ thế độ, chấp thị, hậu phó dĩ đại pháp. Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Thất-la-phiệt thành (Sravasti), chuyển phó dữ Tăng-ca-nan-đề (Sanghanandi), tức an tọa quy tịch.
Dịch:
Tôn giả người nước Ca-tỳ-la (Kapila), cha tên Phạm Ma Tịnh Đức. Cây trong vườn nhà Ngài sinh nhiều nấm có hương vị rất ngon, nhưng nấm này chỉ có Tịnh Đức và người con thứ La-hầu-la-đa mới hái được để ăn và cứ hái xong thì nấm lại mọc lên. Một hôm, nhân Tổ thứ mười lăm (Ca-na-đề-bà) đến nhà Ngài nói với cha Ngài:
- Khi ông 81 tuổi thì cây này không mọc nấm nữa.
Nghe xong, Tịnh Đức càng thêm thán phục, thưa:
- Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy, xin Thầy cho đứa con thứ của con theo Thầy xuất gia.
Tổ bảo:
- Xưa, Đức Phật đã thọ ký cho đứa bé này là về sau, đến kỳ thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, sẽ là một vị đại giáo chủ. Nay gặp đây, quả là phù hợp nhân duyên đời trước.
Tổ liền cho Tôn giả xuất gia và làm thị giả. Về sau, Tổ truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp, Tôn giả du hóa đến thành Thất-la-phiệt (Sravasti), truyền pháp cho Tôn giả Tăng-già-nan-đề (Sanghanandi) rồi ngồi an nhiên trên tòa thị tịch.
Tán:
Túc nhân ký phù
Huyền cơ mặc khế
Thụ đại pháp tràng
Di thiên tạp địa
Nhị thiên niên lai
Tư tông miên kế
Kham tiếu nhi tôn
Kình xoa đoạn tý[1]
Dịch:
Nhân xưa đã ứng
Thầm hợp huyền cơ
Dựng cờ đại pháp
Che phủ đất trời
Hai nghìn năm nữa
Tiếp nối tông này
Nực cười con cháu
Lấy chĩa đoạn tay!
Hoặc thuyết kệ viết (Tuyên Công thượng nhân tác):
Tịnh Đức đạo chủng sản kỳ tài
Viên hữu dị thọ trưởng nhĩ đài
Tôn giả thái trích phục sanh khuẩn
Như Lai thọ ký nhị ngũ bách
Túc duyên ký phù huyền cơ khế
Hiện quả khắc chứng diệu luân khai
Tục Phật tâm đăng quang vô tận
Vạn kiếp thiên thu vĩnh miễn hoài[2]
Dịch:
Tịnh Đức khéo tu sinh kỳ tài
Vườn nhà cây lạ trổ nấm sai
Tôn giả hái xong nấm lại mọc
Như Lai thọ ký hai năm trăm
Nhân trước huyền cơ nay khế hợp
Quả chứng viên thành diệu lý khai
Nối đèn tâm Phật soi vô tận
Vạn kiếp nghìn thu vẫn nhớ hoài.
Giảng:
Tôn giả, Ca-tỳ-la quốc nhân, phụ danh Phạm Ma Tịnh Đức: Từ Đức Phật Thích-ca từng đời truyền về sau, đây là vị Tổ đời thứ mười sáu - Tôn giả La-hầu-la-đa. Tôn giả người nước Ca-tỳ-la, thân phụ ngài là Phạm Ma Tịnh Đức.
Gia hữu viên thụ, sanh nhĩ như khuẩn, vị thậm mỹ: Trong vườn hoa Nhà Tôn giả có một cây thường mọc loại mộc nhĩ, như nấm dùng để ăn. Nấm này có hương vị thơm ngọt, nhưng người khác không thể hái được, Duy Tịnh Đức dữ thứ tử La-hầu-la-đa đắc thủ nhi thực, tùy thủ tùy trưởng: Chỉ có Phạm Ma Tịnh Đức và người con thứ La-hầu-la-đa mới hái nấm được để ăn và khi hái xong thì nấm lại mọc. Trong tình huống ấy, cây này trở thành một loại cây quý.
Nhân Thập ngũ Tổ chí kỳ gia, viết: “Nhữ niên bát thập nhất, thử thụ bất sanh nhĩ.”: Một hôm, Tổ thứ mười lăm là Tôn giả Ca-na-đề-bà đến nhà Ngài, nói với cha Ngài: “Đến khi ông 81 tuổi thì cây này không còn mọc nấm nữa”.
Tịnh Đức văn, di gia thán phục. Thả viết: “Đệ tử suy lão, bất năng sự Sư, nguyện xả thứ tử, tùy Sư xuất gia.”: Nghe Tổ thứ mười lăm nói vậy, Tịnh Đức rất kính phục. Rốt cuộc vì sao cha Ngài kính phục? Vì cha Ngài tin vào lời nói của Tổ thứ mười lăm, nên Tổ thứ mười lăm nói gì cha Ngài cũng tin tưởng? Nhân đó, cha Ngài thưa: “Thưa Thầy! Đệ tử đã già yếu, không thể hầu Thầy được, xin Thầy cho đứa con thứ hai của con theo Thầy xuất gia tu học”.
Tổ viết: “Tích Như Lai ký thử tử, đương đệ nhị ngũ bách niên, vi đại giáo chủ. Kim chi tương ngộ, cái phù túc nhân.”: Tổ thứ mười lăm kể lại rằng, trước đây lối một ngàn năm, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã từng tiên đoán rằng về sau, lần thứ nhì của khoảng thời gian 500 năm, đứa nhỏ này chính là một vị đại giáo chủ của thế gian. Tổ nói: “Nay gặp cha con ông ở đây, chính là do các quan hệ từ kiếp xưa. Tất cả đều từ nhân quả mà chúng ta đã gặp nhau.”
Tức dữ thế độ, chấp thị, hậu phó dĩ đại pháp: Tổ bèn cho Tôn giả La-hầu-la-đa cắt tóc xuất gia. Tổ cho làm thị giả, về sau thấy Tôn giả đúng là kẻ chân tu nên truyền đại pháp cho Ngài (chú 1). Đại pháp chính là tâm pháp.
Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Thất-la-phiệt thành (Sravasti), chuyển phó dữ Tăng-ca-nan-đề (Sanghanandi), tức an tọa quy tịch: Sau khi đắc pháp, Tôn giả La-hầu-la-đa đến thành Thất-la-phiệt, Ấn độ và truyền pháp cho Tôn giả Tăng-già-na-đề, rồi ngồi kiết già, nói với mọi người: “Ta sắp đi rồi!”. Nói xong, Ngài viên tịch.
Tán
Túc nhân ký phù, Huyền cơ mặc khế: Tổ nói đời trước có nhân này, nên phù hợp với nhau! Đức Phật sớm đã tiên đoán cơ duyên vi diệu này, nên thầm khế hợp.
Thụ đại pháp tràng, Di thiên tạp địa: Dựng một ngọn cờ đại pháp che phủ trời đất, khắp ba nghìn đại thiên thế giới.
Nhị thiên niên lai, Tư tông miên kế: Sau hơn hai nghìn năm, pháp môn đèn tâm của Đức Phật tiếp tục truyền thừa về sau.
Kham tiếu nhi tôn, Kình xoa đoạn tý: Thật buồn cười! Người đời sau, muốn gánh vác cây chĩa, lại thành đoạn cánh tay! Vậy là làm hỏng hết! Chẳng phải lối tu hành chân chánh.[3]
Kệ
Tịnh Đức đạo chủng sản kỳ tài: Vì có thiện căn và cội đức xưa, nên trưởng giả Phạm Ma Tịnh Đức sinh được một cậu con trai đặc biệt, là một nhân tài tuyệt thế.
Viên hữu dị thọ trưởng nhĩ đài: Trong vườn nhà trưởng giả có một cây rất kỳ lạ, cây này mọc loại nấm như nấm mèo.
Tôn giả thái trích phục sanh khuẩn: Tôn giả tức chỉ Tôn giả La-hầu-đa-la. Nếu Ngài hái nấm ấy thì nấm lại mọc tiếp, còn người khác thì không.
Như Lai thọ ký nhị ngũ bách: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hơn một nghìn năm trước đã thụ ký là về sau La-hầu-la-đa có thể làm đại giáo chủ của Phật giáo. Hai năm trăm nghĩa là hai lần năm trăm năm.
Túc duyên ký phù huyền cơ khế: Thế là nhân xưa đã phù hợp, cơ huyền diệu không thể nghĩ bàn cũng khế hợp!
Hiện quả khắc chứng diệu luân khai: Quả vị của Tổ Sư hiện tại Ngài đã chứng đắc. Ngài thăng tòa thuyết pháp, chuyển pháp luân vi diệu, để giáo hóa chúng sinh.
Tục Phật tâm đăng quang vô tận: Truyền tâm ấn của Đức Phật cũng là truyền đèn tâm của Đức Phật, ánh sáng của các ngọn đèn này chiếu soi lẫn nhau, mãi mãi vô cùng vô tận.
Vạn kiếp thiên thu vĩnh miễn hoài: Bất luận sau bao lâu nữa, mọi người đều tưởng nhớ đến vị Tổ sư này, là Tổ thứ mười sáu –Tôn giả La-hầu-la-đa.
Nói thêm một chút về chuyện nấm mọc trên cây. Theo trên đã ghi thì chỉ có Phạm Ma Tịnh Đức và La-hầu-la-đa hái được nấm này, hái xong nấm liền mọc, còn người khác hái thì không. Đây là đạo lý gì? Ai có ý kiến gì?
Một chút vấn đề cũng không có? Câu đối tối hôm qua: “Vũ trụ vạn vật đều thuyết pháp (vũ trụ vạn vật giai thuyết pháp), ai hiểu được?” Đây chính là thọ thần ủng hộ vị Tổ này, hiện ra điều linh dị ấy để nói lên một bài pháp đặc biệt, khiến cho những ai không tin nhân quả, không tin Phật, cố chấp vào hiểu biết của mình và những kẻ ngu si, khi chứng kiến sự việc lạ lùng này mà nẩy sanh tín tâm. Đó là cách biểu hiện ủng hộ Phật pháp của vị thọ thần ở đó.
Như lúc Hòa Thượng Hư Vân truyền giới tại Vân
Sự thể là như vậy nhưng trên thế gian này vẫn có người không tin Phật, lại còn nói Phật giáo như thế đó là mê tín, là trái với quy luật khách quan (logic). Cũng có người đi vào Phật giáo để xem xét, coi thử Phật giáo rốt ráo là như thế nào. Tuy nhiên, cho dù có ý tưởng xem xét theo như cách đó, thì cũng phải có một sự nhận thức chân chánh từng điểm một, cái gì là chánh pháp, cái gì là tà pháp, cái gì phải tu, cái gì không tu, như vậy dần dà sẽ có ngày tự mình hiểu rõ sự chân chánh. Vì vậy, giáo nghĩa của Phật giáo là công khai, mọi người đều có thể nghiên cứu, khảo sát. Tin hay không còn do nơi chính mình.
(Tuyên Công thượng nhân giảng vào ngày 7 tháng 8 năm 1981)
Chú 1: Bài kệ truyền pháp của Tổ thứ mười lăm phó chúc cho Tổ thứ mười sáu, thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục như sau:
Bổn đối truyền pháp nhân
Vị thuyết giải thoát lý
Ư pháp thực vô chứng
Vô chung diệc vô thủy[4]
Dịch:
Vốn đối người truyền pháp
Vì nói lý giải thoát
Với pháp thật không chứng
Không chung cũng không thủy.
[1] 宿因既符 玄機默契 樹大法幢 彌天匝地
二千年來 斯宗綿繼 堪笑兒孫 擎叉斷臂
[2] 淨德道種產奇才 園囿異樹長耳苔
尊者採摘復生菌 如來授記二五百
宿因既符玄機契 現果克證妙輪開
續佛心燈光無盡 萬劫千秋永緬懷
[3] Lời lẽ trong nguyên tác chữ Hán về đoạn này rất là cô đọng. Vậy xin trích ra đây để độc giả rộng đường tham khảo như sau: 堪笑兒孫,擎叉斷臂:可笑啊!後邊的人,想拿著叉子,卻斷了胳臂;那麼這也是盡胡鬧,不好好修行。
[4] 本對傳法人 為說解脫理
於法實無證 無終亦無始