Thư Viện Hoa Sen

3) Thành đạo

30/12/20215:52 SA(Xem: 6702)
3) Thành đạo

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA 
LIFE OF THE BUDDHA
LÊ SỸ MINH TÙNG
2021

3. THÀNH ĐẠO

Một hôm vì quá kiệt sức, Ngài ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên (Neranjara) và khi tỉnh dậy Ngài mới tỉnh ngộnhận thấy rằng lối tu nầy chỉ hành hạ thân xác mà không giải thoát được gì. Ngài nghĩ rằng những rối rắm và những căn nguyên của sự đau khổ không phải là từ bên ngoài mà chính là khả năng để từ bỏ những dục vọng từ trong tâm. Vì nhận thức như vậy, Ngài quyết định chọn một con đường mới để đi tìm sự giải thoát và Ngài gọi nó là con đường trung đạo. Dựa theo con đường trung đạo nầy, Ngài đã dùng Giới, Định, Tuệ để tiêu diệt những ô nhiễm ở trong tâm thức và sau cùng trừ hết các căn bản bất thiện tức là ly dục, ly bất thiện pháp. Khi Ngài quyết định như thế, năm nhà tu khổ hạnh trước đây theo Ngài đã từ bỏ Ngài và gọi Ngài là người bỏ cuộc vì không tiếp tục tu hành theo như trước. Sau 5 năm tu khổ hạnh không đạt kết quả, Ngài nhận thấy rằng sức mạnh của cơ thể là một điều rất cần thiết cho thiền định nên Ngài liền xuống sông Ni Liên tắm rửa và bắt đầu trì khai khất thực. Mặc dù tấm thân tứ đạivô thường, nhưng Ngài vẫn cần nó như là chiếc thuyền để đưa Ngài đến bên kia bến bờ Giác ngộ.

Sau khi thọ bát cháo sữa do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, sức khỏe của Ngài lần hồi khôi phục. Rồi Ngài đi đến dưới gốc cây Tát-bạt-la (Pippala: sau nầy được gọi là cây Bồ-đề, có nghĩa là cây Giác ngộ), ngồi tỉnh tọa dưới cây Bồ-đề trên một nắm cỏ khô, tham thiền và thề rằng:

“Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”.  

            Rồi Thái Tử bắt đầu tư duy: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".

Trước khi vào định của sơ thiền, hành giả thực tập “Ly dục ly bất thiện pháp” nghĩa là phải sống đời đạo hạnh, lìa xa ái dục và những tham vọng của thế gian để tâm được an tịnh. Ly dụcthoát ly những đối tượng của ái dục, tức là thân viễn ly. Còn “ly bất thiện pháp” là từ bỏ những cấu uế (dục vọng) của tâm tức tâm viễn ly. Nói cách khác, ly dụcthanh tịnh thân nghiệp, ly bất thiện pháp là thanh tịnh ý nghiệp. Sau đó, hành giả thực hành pháp quán niệm hơi thở, theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra dài ngắn như thế nào và biết rõ như vậy nghĩa là lúc ấy hành giả đang ý thứcnhận biết chính mình. Hơi thở đối với sự sống con người là tối quan trọng. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời gian dài, nhưng mạng sống sẽ kết thúc nếu thiếu thở trong vài phút đồng hồ. Chúng ta thở suốt ngày suốt đêm, nhưng ít khi chúng ta nắm bắt được hơi thở của mình. Con người vì quá bận bịu lo cho cái ăn, cái mặc mà quên đi tính diệu dụng của hơi thở. Hơi thởhấp thụ theo dưỡng khí và từ đó tim sẽ chuyển dưỡng khí đi nuôi khắp thân thể, sau đó thán khí sẽ chuyển ngược về tim và phổi sẽ đẩy nó ra ngoài khi chúng ta thở ra. Vì vậy, hít vô, thở ra chính là sự sống của con người. Khi lo lắng, cáu giận làm cho tim đập nhanh, phổi khó hấp thu không khí, thì chính lúc này việc nắm bắt hơi thở là rất  quan trọng giúp ta lấy lại trạng thái bình tĩnh của tâm và điều hòa của thân. Khi hơi thởthân thể được điều hòa thì trạng thái an tịnh của thân sẽ sanh khởi.

Thật ra, việc hít vào, thở ra sâu cạn chưa phải là điều quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là ta có ý thức được trong khi thở. Đức Phật dạy khi hít vào, thở ra chúng ta phải ý thức theo dõi hơi thở ấy. Hơi thở ra dài, ngắn thì phải biết là dài, ngắn thật sáng suốttỉnh táo. Ngày nay trong cuộc sống văn minh hiện đại, con người hoạt động như con thoi trong khung cửi. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực tập pháp quán niệm hơi thở để đem lại sức khỏe cũng như năng suất công việc. Ở mức độ cao hơn, nó giúp hoàn thiện và phát triển trí lực.

Ngày xưa Đức Phật dùng phương pháp Quán Niệm Hơi Thở để có thể nhập  và xuất định. Nhờ phương pháp Quán Niệm Hơi Thở, Đức Phật chứng ngộ Niết Bàn và sau khi thành đạo, Ngài đã giảng dạy phương pháp này cho tất cả mọi người cho đến khi Ngài nhập diệt. Lý do thực hành Quán Niệm Hơi Thở là vì chúng ta muốn chứng nghiệm thực tại tối hậu. Khi chú tâm vào hơi thở, chúng ta khám phá những gì mà chúng ta chưa biết về mình nghĩa là tìm ra ý thức những gì hãy còn trong vô thức. Nói cách khác, pháp môn Quán Niệm Hơi Thở có thể như là cây cầu nối tâm ý thức và tâm vô thức bởi vì hoạt động của hơi thở vừa có tính cách ý thức và vừa có tính cách vô thức. Khi vào định, chúng ta có thể kiểm soát hơi thở hoặc điều khiển hơi thở theo ý muốn của mình. Cao hơn nữa, hành giả có thể ngừng thở một thời gian. Nhờ duy trì ý thức về hơi thở, tự nhiên chúng ta bắt đầu ý thức được các chức năng hoạt động của thân thể mà trước đây chúng ta không hề hay biết (vô thức). Nhờ đó, chúng ta thật sự thâm hiểu sự vận hành trong ta (danh, sắc) nhằm giải thoát khỏi tham, sân, si bằng cách ý thức chúng rất rõ ràng. Do đó, hơi thở phản ảnh rất rõ tâm trạng của con người. Khi tâm bình yên, thanh thoát, hơi thở đều và nhẹ. Ngược lại, khi tâm bị các trạng thái tiêu cực xâm chiếm, hơi thở nặng nề, thô tháo. Vì thế khi tâm bất an, lo lắng, buồn phiền chỉ cần ngồi yên lặng, hít thở thật mạnh vài lần rồi sau đó thở đều và nhẹ thì mọi buồn phiền sẽ lắng diệu ngay, giúp ta lấy lại trạng thái bình tĩnh của tâm và điều hòa của thân. Khi hơi thởthân thể được điều hòa thì trạng thái an tịnh của thân sẽ sanh khởi.

            Đề Mục Thiền Quán niệm hơi thở (Theo Kinh Satipaṭṭhāna-sutta):

            Thân niệm xứ:

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

            Thọ niệm xứ:

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

            Tâm niệm xứ:

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

            Pháp niệm xứ:

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

Sau khi hơi thở đã đều đặn, hành giả có thể chọn hai con đường: một là đi theo thiền định (Samadhi Meditation) hay là đi theo thiền quán (thiền trí tuệ)(Insight Meditation)(Vipassana Meditation). Ở đây Đức Phật chọn thiền định tức là đi vào Tứ thiền định. Sau khi đắc Tứ thiền, Đức Phật mới thực hành Thiền quán. Đức Phật là người đầu tiên của nhân loại đã khám phá ra thiền quán và từ đó thiền quán được xem nhưcốt lõi về hành thiền mà Đức Phật đã dạy cho đệ tử trong suốt 45 năm hành đạo của Ngài.

Từ đó, Thái Tử thiền định suốt 49 ngày đêm, chứng tứ thiền như sau:

1)Sơ thiền (First Jhana): “Này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.  

Tiến trình thực tập bài kinh “Quán niệm hơi thở”: Trước hết hành giả chuẩn bị tư thế ngồi, điều chỉnh thân thể, điều chỉnh hướng Tâm và sau cùng là thực tậpkiểm soát hơi thở. Hơi thở vô dài hay hơi thở ra dài, nhận biết chúng. Hơi thở vô ngắn hay hơi thở ra ngắn nhận biết chúng.

Khi tâm cột chặt vào hơi thở thì Đức Phật gọi giai đoạn này là “Định có Tầm có Tứ” “Savitakka savicara Samadhi”. Tầm là hướng tâm vào đối tượng và Tứ là bám chặt tâm trên đối tượng ấy. Đối tượng mà Đức Phật nói ở đây chính là bám chặt lấy hơi thở của chính mình cho đến khi không còn vọng tâm thì bây giờ hành giả có Tầm có Tứ. Vì còn bám vào hơi thở nên tâm vẫn còn biết nhưng chỉ biết có một niệm nên Đức Phật gọi là “Đơn niệm biết” nghĩa là chỉ biết “khi thở ra tôi biết tôi thở ra, khi hít vào tôi biết tôi hít vào” ngoài ra tâm không còn biết bất cứ niệm nào nữa nghĩa là tâm không còn vọng tưởng. Nói cách khác, cái biết này Đức Phật gọi là “Biết như thật” nghĩa là hít vào tôi biết tôi đang hít vào, thở ra tôi biết tôi đang thở ra.

Khi đang ở trong tầng định này thì tâm đang ở trình trạng khách quan nghĩa là tâm không còn thương ghét, không còn dính mắc quá khứ, tương lai ngay cả hiện tại cũng không còn dính mắc bởi vì lúc bấy giờ tâm chỉ biết mình đang hít thở ngoài ra không còn biết bất cứ chuyện gì xảy ra trong tâm hay ở ngoài thân.

Ở trong định này hành giả cảm nhận hỷ lạc dâng lên. Hỷ là niềm vui (joy) còn lạc là hạnh phúc (happiness). Hỷ lạc là niềm vui phát sinh tự trong tâm. Cái niềm vui này là do hành giả thực hành đứng đắn “Ly dục ly bất thiện pháp” nghĩa là hành giả phải có đời sống trong sạchđạo hạnh, làm tất cả các việc lành và tránh xa các việc bất thiện. Nếu hành giả không sống đời “Ly dục ly bất thiện pháp” thì khó vào tầng thiền định này được. Vì vậy tiến tình này mới gọi là “Giới sanh Định” và cứu cánh sau cùng là “Định sanh Tuệ”.

Một khi hành giả làm chủ được các tầng thiền định thì người đó có thể đạt đến trạng thái hỷ lạc này bất cứ lúc nào họ muốn và có thể kéo dài cảm giác ấy theo ý thích. Trên con đường tu tập, Định đóng vai trò quan trọng là tạo sự an vui vì thế Thái tử đã nói rằng:”Đây là lạc (hạnh phúc) ta được hưởng”. Vì tâm của chúng ta chỉ có thể thực hiện một hành động ở một thời điểm hoặc là chúng ta mong cầu, theo đuổi việc gì hoặc là muốn tâm được an định. Vì thế, nếu chúng ta không quấy nhiễu tâm, để nó tự vận hành, thì nó sẽ tự đi vào định. Đây là một yếu tố tự nhiên của tâm. Hành giả có thể an trú trên tầng thiền định thứ nhất, nhưng cứu cánhhành giả phải tiến đến tầng thiền định thứ nhì. Thái tử sau khi an trúsơ thiền khoảng một tuần thì Ngài bắt đầu chuyển sang nhị thiền.

2) Nhị thiền (Second Jhana): “Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.”.

Tuần lễ thứ nhì, Thái tử bắt đầu đi vào tầng thiền định thứ hai.

Qua đến tuần lễ thứ nhì, Thái tử không còn chú tâm vào hơi thở nữa, nhưng Ngài vẫn tiếp tục an trú trong Định. Cái khác nhau là Thái tử bây giờ vẫn an trú trong Định mà không còn hướng tâm và bám chặt tâm vào hơi thở nghĩa là Định mà Thái tử có bây giờ là Định không Tầm không Tứ. Tuy Thái tử không còn chú tâm đến hơi thở như trong Sơ thiền, nhưng Ngài vẫn còn biết một cách thầm lặng hơi thở ra vào đều đặn nghĩa là hít vào Ngài biết hít vào, thở ra Ngài biết mình đang thở ra. Khi tâm của Thái tử còn nhận biết hơi thở ra, vào là do tánh xúc chạm nơi mũi tức là cảm thọ. Đây là tầng định quan trọng nhất trong tất cả bốn tầng thiền định vì từ đây hành giả chỉ thêm bớt đề mục thì sẽ chuyển qua tầng thiền định kế tiếp.

Đến đây, Thái tử diễn tả là Ngài có nhiều hỷ lạc do Định sanh hơn tầng thiền thứ nhất. Khác với sơ thiền, có hỷ lạc là do Ly dục ly bất thiện pháp, còn hỷ lạc của nhị thiền là do Định phát sinh. Ngày nay khoa học có thể giải thích sự hỷ lạc này cũng giống như chất Dopamine làm cho con người có những giây phút lân lân, khoan khoái, sung sướng. Định của Phật giáo là do công phu tu tập mà có trong khi dùng hóa chất để kích thích sẽ làm cho hệ thống não bộ càng ngày càng suy yếu, thân tâm suy nhược. Khi con người dùng cocaine, methamphetamine…thì những hóa chất này sẽ kích thích hệ thống não bộ tiết ra chất Dopamine làm cho họ có những cảm giác lân lân (high), đê mê trong thời gian ngắn. Nếu muốn tiếp tục hưởng những cảm giác đó thì họ trở thành người nghiện ngập, biến cuộc sống trở thành điên đảo, vô định hướng. Ngược lại, hành giả vào các tầng thiền định cũng cảm nhận những niềm vui, cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, hạnh phúc.

Lý do Thái tử thành công nhanh chóng vào sơ thiềnnhị thiền là do những kinh nghiệm mà Ngài đã thu thập thiền từ khi còn bé, khi Ngài còn tu khổ hạnh và sau cùng là Ngài có cuộc sống trong sạch, đạo đức, không dính mắc gì trong cuộc đời. Đó là những yếu tố giúp Ngài chuyển từ sơ thiền sang nhị thiền một cách nhẹ nhàng, không có gì khó khăn cả.

Tóm lại, sau khi chứng và an trú sơ thiền, bây giờ hành giả tiếp tục hành trì bằng cách diệt tầm diệt tứ. Hành giả lúc đó sẽ chìm vào trong trạng thái định và tâm rất an bình mà không cần bám víu vào bất cứ đề mục nào nữa. Lúc ấy hành giả chứng và an trú vào tầng thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh và dĩ nhiên không tầm, không tứ nghĩa là lúc đó hành giả sẽ không còn bất cứ điều gì suy nghĩ trong đầu cả tức là ý thức bị diệt, buông xả tất cả. Đến đây hành giả sẽ đạt được trạng thái nội tĩnh nhất tâm.

3) Tam thiền (Third Jhana): “Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.”.

Ở tầng thiền thứ hai, Thái tử cảm nhận hỷ lạc do Định sanh mà hỷ lạc là do cảm thọ mà có được, nhưng từ Thọ sẽ chuyển qua Tưởng và sau đó Tưởng tức là tri giác sẽ trở thành Tầm tức là trở lại tầng thiền thứ nhất. Do đó, muốn tiến xa thì Thái tử bây giờ phải buông hỷ lạc, không để ý đến niềm vui nữa và từ đó Ngài mới bước qua tầng thiền định thứ ba. Khi mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi…những đối tượng bên ngoài thì tâm phát sinh ý niệm. Bây giờ, nếu không thấy, không nghe, không ngữi thì chúng ta dặp tắt những ý niệm từ bên ngoài rất dễ dàng. Tuy nhiên, Tưởng là cảm thọ từ bên trong nội tâm nên rất khó buông xuống. Khi ngồi thiền, tâm lắng đọng thì hành giả sẽ biết được những cảm thọ từ bên trong khiến vọng tưởng dấy khởi tức là hành giả bị dính mắc nơi cảm thọ.

Vì tầm quan trọng đó, nên đến đây Thái tử phải chấm dứt mọi cảm thọ. Và đến tuần thứ ba, Thái tử bước sang tầng thiền định thứ ba.

Đến tầng thiền thứ ba này, Thái tử không còn Tầm không còn Tứ mà Ngài chú tâm để loại bỏ hết mọi cảm thọ. Thái tử thực hành “Ly hỷ Trú Xả” nghĩa là gạt bỏ niềm vui trong tâm, không có thích thú nữa, trú xả có nghĩa là không chấp bất cứ ý niệm nào, chỉ biết những biến hành trong thân của mình một cách trung thực chẳng hạn như trạng thái lạc thì biết rằng thân mình có lạc hoặc trạng thái khổ thì biết rằng thân mình có khổ, nhưng đến tầng thiền này thì trạng thái khổ sẽ không còn nữa mà chỉ có lạc. Vì vậy tầng thiền định này gọi là Chánh niệm Tỉnh giác. Ở đây chúng ta gọi Chánh Niệm, nhưng trên thực tế thì Kinh điển chỉ gọi là Niệm tức là cái biết rõ ràng đầy đủ. Nói cách khác, lúc bấy giờ mình nhận biết tất cả những biến hành bên ngoài và bên trong tâm của mình nhưng không dính mắc bất cứ cái gì cả. Tỉnh giác là luôn luôn thức tỉnh để quan sáthiểu biết chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể của mình. Tỉnh giác cần phảichánh niệm bởi vì nếu niệm bây giờ nghiêng về tà niệm thì lúc đó chánh định sẽ biến mất mà trở thành tà định vì thế tỉnh giác cần đi đôi với chánh niệm. Thân của hành giả sẽ có sự lạc thọ phát sinh và ở tầng thiền thứ ba này và cơ thể của hành giả sẽ không còn đau đớn, không còn bực bội, không còn mỏi mệt mà cơ thể hoàn toàntrạng thái thoải mái, khinh an, thanh thoát. Kinh điển gọi trạng thái này là xả niệm tức là bỏ hết ý niệm, lạc trú tức là trú trong an lạchành giả lúc ấy chứng và an trú tầng thiền thứ ba.

Điều quan trọng nhất ở tầng thiền thứ ba là Thái tử phải làm chủ cảm thọ. Ở ba tầng thiền định, hỷ lạc càng lúc càng tăng, nhưng Thái tử không dính mắc vào cảm thọ hỷ, lạc nghĩa là biết có hỷ lạc nhưng không dính mắc. Ngoài ra, từ đầu Thái tử đã thực hành pháp quán hơi thởhơi thở là do xúc chạm ở thân cho nên đến đây Ngài không để ý đến hơi thở nữa. Nhắc lại ở tầng thiền định thứ nhất và thứ hai Ngài còn chủ động hơi thở nghĩa là hít vào Ngài biết Ngài đang hít vào, thở ra Ngài biết Ngài đang thở ra. Hoặc Ngài thở hơi dài hay hơi ngắn Ngài đều có thể chủ động hơi thở của mình được. Đến tầng thiền định thứ ba thì Ngài bắt đầu buông hơi thở nghĩa là Ngài không còn chủ động hơi thở của mình nữa. Đến đây hơi thở bắt đầu nhẹ nhàng, nhỏ lại. Dần dần nhỏ lại đến một thời điểm nào đó lá phổi cảm nhận thiếu dưỡng khí (O2) cho nên lá phổi gởi tín hiệu lên trên hệ thống thần kinh não bộ. Từ đó hệ thống thần kinh não bộ khiến các tế bào của phổi hoạt động (co giản) để đưa dưỡng khí vào phổi. Đến khi đủ dưỡng khí thì nó ngừng và cứ thế mà nó tiếp tục cung cấp dưỡng khí mỗi khi phổi gởi tín hiệu lên phần não bộ. Nên nhớ trong giai đoạn này, Thái tử không còn chủ động hơi thở của mình nữa cho nên Thái tử gọi thời gian này là Tịnh tức nghĩa là hơi thở yên tịnh.

4) Tứ thiền (Fourth Jhana): “Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.”.

Đến đây Thái tử hoàn toàn bất động nghĩa là thân, tâm hoàn toàn bất động cho nên tứ thiền còn gọi là Định bất động. Định bất động nghĩa là ba hành không động.

-Ngôn hành: Bất cứ cái gì cấu tạo nên lời nói đều nằm ở trong đầu tức là Tầm và Tứ. Nhưng Thái tử đã diệt Tầm và Tứ trong tầng thiền định thứ hai rồi. Do đó kết quả của tầng thiền định thứ nhì là ngôn hành không động nghĩa là không còn nói.

-Ý hành: Cấu tạo của ý là Thọ và Tưởng, nhưng Thái tử đã làm chủ cảm thọ cho nên Thọ và Tưởng yên lặng ở tầng thiền định thứ ba vì vậy đến đây trong tâm của Ngài không có ý thức phát hiện.

-Thân hành: Ở tầng thiền thứ tư thì có thêm thân hành cũng không động. Thân hành không động ở đây có nghĩa là không còn hơi thở chớ từ tầng thiền định thứ nhất thì Thái tử đã ngồi thật yên lặng, không nhút nhích rồi. Đến đây hơi thở của Thái tử cũng yên lặng luôn nên gọi là Tịnh tức.

Trong tầng thiền định này hỷ lạc còn nhiều hơn nữa nhưng Ngài không dính mắc vào nó.

Tóm lại, ở tầng thiền thứ nhì hành giả có hỷ, lạc rồi đến tầng thiền thứ ba hành giả bỏ hỷ mà chỉ có lạc. Đến tầng thiền thứ tư hành giả phải bỏ luôn lạc, bỏ luôn khổ nghĩa là phải bỏ hết, đừng cảm thọ những lạc thọ của thân nữa và ngay cả những cảm giác khổ nào ở trong thân thì cũng bỏ đi, diệt hỷ, diệt ưu (tuy niềm vui, hay đau buồn đã được bỏ ở tầng thiền thứ nhì, nhưng nếu hành giả không chú ý thì nó sẽ trở lại cho nên ở tầng thiền thứ tư hành giả phải bỏ hết) do vậy hành giả sau khi xả lạc, xả khổ rồi còn phải diệt cả hỷ, diệt cả ưu để cho hết các cảm thọ của thân, tâm. Nói chung, hành giả phải bỏ hết, không bám víu vào hạnh phúc, không đau khổ bực tứcnghịch cảnh, không còn cảm thọ của thân và cảm thọ của tâm. Đến đây hành giả không khổ, không lạc, không hỷ, không ưu, xả niệm thanh tịnh (buông bỏ hoàn toàn tất cả ý niệm nghĩa là nếu có lạc đến thì hành giả cứ bình thản, nếu có khổ, có hỷ hay có ưu đến thì hành giả vẫn bình thản lúc nào cũng ở trạng thái xả) thì hành giả chứng và an trú tầng thiền thứ tư. Đến đây thân, tâm của hành giả hoàn toàn trong sáng, không lạc, không khổ, không hỷ, không ưu, nhưng hành giả vẫn biết với tâm rất thanh tịnh, thanh thoát, nhẹ nhàng.

Thế thì dựa theo tiến trình trên, Thái tử trước hết ly dục ly bất thiện pháp, buông xả tất cả, tâm của Ngài hoàn toàn trong sáng, không lạc, không khổ, không hỷ, không ưu và sau cùng Ngài đắc tứ thiền, tâm hoàn toàn thanh tịnh. Nhưng đối với Phật giáo, Định không phải là mục đích sau cùng bởi vì cứu cánh tối thượng của đạo Phật vẫn là Trí tuệ (wisdom). Tiến trình Giới (đạo đức) - Định (thanh tịnh)  - Tuệ (trí tuệ) thì trong đó Định đóng vai trò cũng quan trọng, nhưng việc đạt được Định không đưa lại sự giải thoát vì Định chỉ có thể thanh lọc tâm ở những trạng thái bình thường chớ không thể phá vỡ những tập khí, hành động hay phiền não núp sâu thẳm trong tâm. Vì thế, vào thời Đức Phật còn tại thế, ngoài Phật giáo ra còn nhiều tôn giáo khác có thể đưa hành giả vào định đắc Tứ thiền, xa hơn nữa có rất nhiều ngoại đạo cũng luyện được năm thần thông, nhưng họ đâu có giải thoát. Do đó, một hành giả chứng tứ thiền, có thần thông nhưng chưa chắc đã đắc một Thánh quả nào. Vì thế đối với thế gian khi thấy một người có thể đi trên nước, bay trên không, độn thổ, đi xuyên qua tường, qua núi…thì chúng ta nghĩ rằng họ là Thánh thần hay tiên giáng thế. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì những thần thông kia không có gì quan trọng vì họ cũng chỉ là phàm nhâncon đường giải thoát giác ngộ mới thật sự là cứu cánh tối thượng đưa hành giả trở thành Thánh nhân.

Đến đây, Thái tử đã chứng Tứ thiền, nhưng trong Phật giáo Tứ thiền không phải là Thánh giả hay người giải thoáthành giả phải tiếp tục loại bỏ 10 kiết sử và sau cùng mới đắc Thánh quả được.

Làm thế nào Thái tử Tất-Đạt-Đa đắc Tứ Thánh quả?

Đây là điểm đặc thù mà chỉ có Phật giáo mới có và Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra Thiền quán để hóa giải tất cả 10 kiết sử đã cột chặt con người vào trong thế giới khổ đau. Đọc 16 Đề Mục Thiền Quán ở phần sau.

Vậy thế nào thiền quán?

Thiền quáncon đường đơn giản và trực tiếp để nhận biếtthế giới hiện thực như nó đang là” tức là “thực tánh pháp” nghĩa là cái thấy biết trung thực, không bị bóp méo bởi những tư tưởng hay định kiến của con người. Nói cách khác, Thiền trong Phật giáo không phải quán chiếu để tìm những phát minh cho thế giới vật chấthành giả xoay ngược vào tâm để quán chiếu về mặt tâm linhtrí tuệ để thấy biết rốt ráo con người thật của mình.

 

Muốn trở thành Thánh giả trong Phật giáo, hành giả có thể đi qua hai con đường:

1)Nếu hành giả đắc Tứ thiền và đọan trừ 10 kiết sử bằng cách tu theo 16 Tuệ Minh Sát của Thiền quán thì trở thành bậc A la hán và có lục đại (sáu) thần thông.

2)Nếu hành giả không qua Tứ thiền mà tu theo thiền Trí Tuệ với 16 tuệ Minh sát, đoạn trừ 10 kiết sử thì cũng trở thành bậc A la hán, nhưng vị này không có thần thông

Nói chung trong Phật giáo, có 10 kiết sử (chướng ngại) là:

_Thân kiến (sakkàya-ditthi): tin rằng ngũ uẩn là Ta và tin cái ngã thật sự hiện hữu.
Hoài nghi (vicikicchà): không tin vào Chánh Pháp của Đức Phật.
Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa): tin tưởngthực hành sai lầm vào giáo điều cực đoan.
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga): Ngũ dục năm thứ ham muốn của thế gian:

Tài dục: tham muốn cho có nhiều tiền bạc, của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.

Sắc dục: đắm say, đam mê sắc đẹp mỹ miều.

Danh dục: tham muốn địa vị, quyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.

Thực dục: tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị.

Thùy dục: tham muốn ngủ nghỉ nhiều.
Sân hận (vyàpàda): tức giận, thù hằn.
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh có thân và tâm.
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh không có thân, họ sống bằng Thức.
– Mạn (màna): tự phụ cho mình là cao quý, giỏi hơn người hoặc là mình thua kém người khác ở một phương diện nào đó  nhưng vẫn không chịu thua và còn cho mình là bằng người…
Trạo cử vi tế (uddhacca): Thân tâm lăng xăng, xao động không yên. Đồng thời, nó là một trong năm triền cái, ngăn trở công phu thiền định. Nó cũng gọi là trạo hối. Vì hối hận nên thân tâm không yên. Hối hận vì đã làm điều gì không phải, bất thiện hoặc là hối hận vì đã không làm điều phải, điều thiện.
– Si vi tế (avijjà): những si mê sâu thẳm núp sâu tận trong tâm thức của con người.

Thánh giả dựa theo Phật giáo là người có thể vượt qua những kiết sử ở trên và tùy theo khả năng đoạn trừ các lậu hoặc mà có bốn tầng Thánh như sau:

            1)Thánh quả Tu đà hoàn (Sotāpanna) hay Quả Nhập Lưu: là tầng Thánh đầu tiên vì vị này đã “Mở con mắt của Pháp” hay gọi là “Pháp nhãn” bởi vì vị ấy đã có thanh tịnh về quan kiến và trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Đức Phật sau khi vị ấy đã diệt trừ ba kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Lúc bây giờ, vị ấy sẽ không còn nghĩ mình là một bản thể riêng biệt và thường tồn về cả hai phương diện sắc thântâm thức. Vị ấy sẽ không còn hoài nghi về Chánh Pháp và về sự giác ngộ của Đức Phật cũng như con đườngĐức Phật đã vạch ra để hướng về giải thoát giác ngộ. Đức Phật lúc nào cũng khuyến khích chúng sinh biết tư duy, luận giảichứng nghiệm để thấy, biết rõ ràng sự lợi ích của Phật Phápđạo Phật là đạo đến để thấy, biết chớ không phải đến để tin. Loại trừ Giới cấm thủ ở đây không có nghĩa là thái độ phóng túng, không giữ gìn giới hạnh mà chỉ xem giới luật như là một phương thức để luyện tâm, nhưng đừng quá mù quáng lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Vì thế người đã phá bỏ được giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, luôn sống thảnh thơi trong giới đức trong sạch đó nhưng không xem giới đứcgánh nặng trên con đường hành trì của họ.

2)Thánh quả Nhất lai Tư đà hoàn (Sakadāgāmi): Sau đó, vị ấy tiếp tục trừ khử bớt (giảm nhẹ) tham dục (tham dục trong giai đoạn này là tham đắm vào dục giới tức là thế giới ham muốnchúng ta đang sống) và sân hận thì vị đó đắc quả Nhất lai nghĩa là vị ấy chỉ có thể tái sinh trong đời này một lần nữa.

3)Thánh quả Bất lai A na hàm (Anāgami): Đến đây nếu vị Thánh giả ấy loại bỏ hoàn toàn hai kiết sử tham dụcsân hận ở trên thì vị ấy chứng quả Bất lai nghĩa là vĩnh viễn không còn tái sinh nữa. Lý do con người còn tái sinh là vì chúng ta còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay bất thiện. Còn tạo nghiệp là còn nguyên nhân để tái sinhthọ lãnh hạnh phúc hay khổ đau do chính họ đã gieo trong kiếp quá khứ. Vì thế nếu hành giả thật sự loại bỏ hết tham dụcsân hận trong cõi đời này thì cái nguyên nhân để tạo nghiệp chấm dứt. Không còn nghiệp thì vị ấy đã tự mình chặt đứt dây sinh tử luân hồi.

Tóm lại, một hành giả nếu loại trừ năm kiết sử đầu là “Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Tham đắm vào cõi dục và Sân hận” thì vị ấy trở thành Thánh giả A na hàm. Năm kiến sử đầu tiên này còn có tên là “hạ phần kiết sử” (orambhàgiya-samyojana) trói buộc con người trong cõi dục này (thế giới đầy hấp lực mà chúng ta đang sống).

4)Thánh giả A la hán (Arahant): Bây giờ nếu vị ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý và tinh tấn loại trừ năm kiết sử còn lại là “Tham đắm vào cõi sắc, Tham đắm vào cõi vô sắc, Mạn, Trạo cử vi tế, Si vi tế” thì vị ấy trở thành Thánh giả A la hán. Năm kiết sử này gọi là “thượng phần kiết sử” (uddhambhàgiya-samyojana) cột trói con người vào cõi sắc và cõi vô sắc.

Bốn tầng thiền cõi sắc (Jhana with form) là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiềnTứ thiền. (Xem phần trên).

Bốn tầng thiền của cõi vô sắc (Jhana without form) là:

-Không vô biên xứ (The Sphere of Infinite Space): Sự tương quan giữa tầng thiền đầu tiên trong thế giới vô sắcsơ thiền trong thế giới dục lạc là những chứng nghiệm về những dục lạc phát khởi từ thân. Vì thế trong thiền định vấn đề tương quan về sự hiện hữu giữa thân và tâm sẽ được nhận biết. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn giữ gìn cho thân, lo lắng cưng chìu cho thân và cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi, nhu cầu của nó. Nhưng ở đây, khi hành giả đi sâu vào thiền định thì họ sẽ đánh mất những cảm nhận về thân như là một cá thể riêng biệt. Đó là sự nhận thức về một cảm giác của không gian vô tận mà trong đó không có thân của một cá nhân nào hay thân của của ai khác được cảm nhận rõ ràng. Nói cách khác, trong không gian vô tận, vô cùng thì hành giả nhận biết rằng lòng tin vào cái thân cá biệt này hay vào thân các cá nhân khác chỉ là ảo tưởng. Cũng như bong bóng nổi lên từ mặt biển. Ban đầu chúng tacảm giác rằng trong đại dương rộng lớn kia có vô cùng vô tận những bong bóng nổi lên. Khi đang nổi lên trên mặt biển, bong bóng sẽ nghĩ rằng mình là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng quên đi rằng chúng nổi lên từ đại dương vô tận và sẽ chìm trở về lòng đại dương đó với sự hiện hữu ngắn ngủi giới hạn. Vì thế, trong không gian vô tận này, không có gì ngoài không gian cho nên nếu tin vào thân cá biệt này hay thân của các cá nhân khác chỉ là ảo tưởng, không bao giờ có thật.

-Thức vô biên xứ  (The Sphere of Infinite Consciousness) nghĩa là thức vô tận. Ở tầng thiền trên hành giả cảm nhận được không gian vô tận thì đến tầng thiền này hành giả sẽ cảm nhận thức cũng là vô tận. Thức vô biên khiến hành giả cảm nhận rằng không có một tâm thức cá biệt nào hiện hữu. Không có một cá nhân nào với tâm và thân riêng biệt. Thức vô biên cho ta một chứng nghiệm khi ta không còn bị chi phối bởi ý niệm về “Ngã”. Sự chứng nghiệm của Thức vô biên khiến cho ta không còn chi phối ý niệm về “Ngã” cho nên chúng ta sẽ không phải là gì, sẽ không hoàn thành điều gì, sẽ không phải biết, sẽ không hành động và dĩ nhiên sẽ không phải trở thành gì cả. Nói cách khác, những áp lực về “Ta” (bản ngã) lúc đó sẽ không còn nữa và sự phát triển của tâm thức sẽ không còn những ý niệm riêng tư nào cho riêng “Ta”. Ý thức duy nhất bây giờ là sự nhận biết, biết tất cả nhưng nó không phải là của “Tôi”.

-Vô sở hữu xứ (The Sphere of No-thingness): Ở tầng thiền định này đưa hành giả vào cõi “Không” nghĩa là hành giả nhận thấy rằng không những không có người nào, mà cũng không có “vật” gì. Tính “Không” ở đây là nó không hiện hữu vào thời điểm nào đó khi hành giả quán sát, chớ không phải nó không bao giờ có, đồng nghĩa với không rỗng toét. Thí dụ trước khi đi làm thì trong phòng khách chưng bày đầy đủ nào là ghế này tủ kia đủ màu đủ sắc, nhưng trong khi chúng ta đi làm có người ăn trộm chở hết tất cả đồ đạt đem đi. Khi chiều về đến nhà thì cũng căn phòng đó, chúng ta thấy đồ đạc biến mất, không còn cái gì cả. Vì thế không là nó không có vào thời điểm đó, nhưng trước đó nó vẫn có. Trong Không vô biên xứ cũng như trong Thức vô biên xứ, không có gì mà ta có thể nắm bắt hay níu giữ; không có một thể khối rắn chắc nào trong vũ trụ. Hành giả sẽ nhận ra rằng cái Không mà hành giả đang chứng nghiệmhoàn toàn vắng lặng mọi cảnh, không có gì ở đó để cho ta bám víu cái này là của Tôi để giữ chặt bên mình.

-Phi tưởng phi phi tưởng xứ (The Sphere of Neither Perception nor Non-perception): nghĩa là không phải tưởng cũng không phải không tưởng. Dù hành giả tưởng thân tâm là rỗng tếch, nhưng đây vẫn là tưởng. Sau cùng tiến lên đến chỗ không có tưởng mà không phải không tưởng. Đến tầng thiền định này thì cái tưởng về an tịnh của tứ thiền cũng không còn mà thay thế bằng sự vắng lặng như là một trạng thái tâm đang ngưng đọng và lúc đó hành giả sẽ cảm thấy tâm tràn đầy năng lượng. Đến đây hành giả sẳn sàng buông bỏ cái ngã của mình, buông bỏ mọi chấp kiến về “Ngã” đó là bây giờ Ta là ai, sẽ là ai và có thể sẽ là ai? Khả năng buông bỏ dù chỉ là trong khoảng khắc vẫn là sự tập luyện tối cần thiết trên con đường dẫn tới giải thoát, an tịnh hoàn toàn.

-Tầng thiền thứ chín là Diệt Tận Định: Đến đây không còn tưởng thô, tưởng không, tưởng thức mà chỉ có tưởng vi tế, tức là tưởng rỗng tếch. Còn cái tưởng đó cũng phải bỏ mới qua Diệt Tận Định. Diệt Tận Định là ở trong định mà hành giả không có cảm thọ và không có tri giác tức là không có sự hiện diện của thọ và tưởng. Đây là tầng thiền định duy chỉ có Phật giáo mới có. Đó là vô tướng tâm định nghĩa là ở đó tâm nó không có tướng. Nếu hành giả an trú và chứng được tầng thiền định này thì gọi là vô tướng tâm địnhPhật giáo gọi là diệt Thọ Tưởng định. Nói cách khác, ở trong tầng thiền này hành giả diệt mọi cảm thọ, diệt Tưởng. Bấy giờ hành giả chỉ có Sắc, Hành và Thức mà thôi. Diệt tận định đôi khi cũng được gọi là tầng thiền định thứ 9.

Tóm lại, có tất cả 9 tầng thiền định, 4 tầng cho cõi sắc, 4 tầng cho cõi vô sắc và sau cùng là thiền định sau khi đã diệt sạch những cảm thọtư tưởng trong tâm.

16 Đề Mục Thiền Quán

Tuệ quán hay còn gọi là Thiền quán, Thiền Minh Sát là một tiến trình tu tập rất phức tạp cho nên Tôn giả Xá Lợi Phất diễn tả trong Tiểu Bộ Kinh rất chi tiết về 73 loại tríthế sự giác ngộ vào thời Đức Phật còn tại thế là sự tu tập viên mãn các loại trí đó. Trí có thể được hiểu như là khi tuệ đã hoàn mãn. Dựa theo pháp tu Thiền Quán (Thiền Minh Sát)(Thiền Trí Tuệ) (Vipassana) muốn phát triển trí, có 16 Tuệ Minh Sát cần phải tu tập để đạt đến tứ quả Thánh bởi vì Trí tuệyếu tố trực tiếp đưa đến giải thoát giác ngộ sau cùng trong khi đó Giới và Định chỉ đóng vai trò gián tiếp. 16 tuệ đó là:

1)Tuệ phân tích Danh Sắc: quán chiếu thân và tâm đều vô ngã, không có cái Ta.

2)Tuệ phân tích nhân quả: quán rằng mình muốn đi. Tâm muốn đi là nhân, chân bước đi là quả nghĩa là Tâm muốn là Danh, chân đi là sắc cho nên Danh là nhân và Sắc là quả.

3)Tuệ suy xét thấy danh sắc vô thường, khổ, vô ngã: Ở tầng tuệ này là do sự suy xét mà thấy chớ không phải thấy bằng trí tuệ. Suy xét thấy thân ngày nào tráng kiện mà giờ đây lưng mỏi gối mòn da nhăn má hóp. Khi còn trẻ thấy đâu nhớ đó, bây giờ nhớ trước quên sau thế thì thân và tâm đều vô thường, hoại diệt. Bất cứ ai sống trền đời cũng đều phải đối diện với biết bao nỗi khổ của sinh, già, bệnh, chết. Vào thời Đức Phật còn tại thế, có những vị Tỳ kheo đến những bải tha ma hoang vắng hoặc những chỗ thiêu xác người để chính họ tự quán sát sự hoại diệt vô thường của thân xác. Khi thấy xác chết cháy từ từ, từng phần từng phần trở thành tro bụi thì họ sẽ tự ngộ, tự giác thế nào là vô thường, thế nào là vô ngã và sau cùng tại sao cuộc đời có quá nhiều khổ đau. Đây là thiền quán thực tiển nhất đưa hành giả đến chỗ giải thoát giác ngộ. Ngày nay, muốn giảm bớt tánh tham, tật đố thì chúng ta nên đến nghĩa địa để quán sự sống chết của một đời người. Cho dù trong cuộc sống, chúng tatranh giành, hơn thua để đem lợi về cho mình thì đến khi xuôi tay nhắm mắt, của thế gian cũng phải trả lại hết cho thế gian. Chúng ta đến thế gian này với tấm thân trần trụi và khi ra đi cũng với hai bàn tay trắng. Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc, bây giờ hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười nghĩa là ta phải sống sao cho đáng sống, sống sao cho khi ta chết đi, ta có thể thanh thản, mỉm cười nơi chín suối.

Cuộc đời thì mơ ước mong đợi từ tất cả mọi lãnh vực. Có khi mơ ước thành sự thật thì hạnh phúc quá mong manh, chợt đến chợt đi rốt cuộc rồi lo lắng, buồn phiền. Còn ước mơ mà không được thì dĩ nhiên quá khổ. Đó là chưa kể cái khổ này chưa hết nỗi khổ khác lại đến…Thế gian, nhân sinh vũ trụ đều là sự cấu hợp của biết bao nhân duyên cho nên vạn vật không có tự thể tức là vô ngã. Nếu tuệ này mạnh thì có mười vi tế phiền não phát sinh làm cho Thiền Minh Sát ô nhiễm hay lu mờ khiến cho hành giả không biết đó là phiền não mà ôm lấy nó cho là vật cao quý, dính ở đó, không tiến tới được. Do tâm ái dục, ngã mạn, tà kiến, cho mình đã đắc đạo quả nên không tiến tới và bị kẹt ở tẩng tuệ thứ 3 này thì gọi là phiền não vi tế. Có 10 vi tế phiền não: Ánh sáng, Phỉ lạc, Sự an vui, Tịnh, Đức tin, Tinh tấn, Trí nhớ, Tuệ, Xả, Vọng.

-Ánh sáng: Khi ngồi tham thiền hay đi kinh hành, ánh sáng phát sinh, có khi yếu ớt như đom đóm, có khi sáng lòa như đèn pha, xẹt qua xẹt lại khiến cho hành giả lầm tưởng rằng mình đắc quả.

-Phỉ lạc: hành giả có thể thấy màu đỏ, ánh sáng bình minh, ngứa ngáy, thân mình lúc lắc, nghiêng qua, nghiêng lại, hất tay, hất chân…Phải niệm “ngứa ngáy…” cho mất phỉ lạc nếu không thì hành giả sẽ dính mắc ở đó.

-Sự an vui: Đây là sự an vui của chư Thiên. Vì chưa từng thấy, hành giả lầm tưởng cho đây là Niết bàn rồi dính kẹt ở đó.

-Tịnh: Lúc niệm thiền quán, hành giả thấy từ từ nhẹ nhẹ, rồi mất, như mê vậy. Hành giả lầm tưởng mê là tịnh, là chứng Niết bàn. Tịnh là thiện pháp, nhưng bởi do hành giả còn tham dục, ngã mạn, tà kiến…cho nên gọi là vi tế phiền não.

-Đức tin: Lúc hành giả đang hành tầng tuệ thứ 3, đức tin phát sinh khiến tâm lo lắng quá nhiều cho tương lai hay quan tâm cho quá khứ mà quên đi giây phút hiện tại cho nên hành tuệ không đến nơi đến chốn. Vì thế đức tin biến thành vi tế phiền não.

-Tinh tấn: Quá sức tinh tấn, không biết mệt mỏi, không nghỉ ngơi, quá sức lại ít ngủ khiến cho hành giả kém trí nhớ, có hại cho sức khỏe thì cũng là vi tế phiền não.

-Trí nhớ: Hành tầng tuệ thứ 3 làm cho trí nhớ phát sinh khiến hành giả thấy mình sáng suốt, hiểu biết nhiều. Rồi từ đó nhớ những chuyện viễn vông ở quá khứ, lơ là không tiếp tục thiền quán cho đến nơi đến chốn thì cũng là vi tế phiền não.

-Tuệ: Trong lúc thiền quán thì trí tuệ phát sinh để biết rằng Danh Sắc đều trống không, không phải là Ta hay là của Ta. Hành giả nghĩ rằng sau này mình sẽ thông thái, biện tài vô ngại mà quên đi hành thiền. Đó cũng là vi tế phiền não.

-Xả: Khi thực hành xả, hành giả thấy mình có tâm  bình thản, không buồn, không vui. Thấy thế sự dửng dưng, không thỏa thích cũng không giận hờn khiến hành giả nghĩ mình đã đắc đạo vì không còn phiền não khuấy động. Nghĩ như vậy là không đúng vì hành giả chưa đắc gì cả.

-Vọng: Trong khi thực hành thiền quán, hành giả muốn thấy lại những hình ảnh. Thí dụ người có tâm tham, thường thấy cảnh đẹp đẽ. Người có tánh si thường thấy những cảnh lu mờ, không sáng tỏ. Hoặc những người có tánh sân thường thấy thú dữ, hay những cảnh đáng ghê sợ. Những hình ảnh đó đều là vi tế phiền não chớ không phải đắc đạo.

Nói chung, trong 10 loại vi tế phiền não trên, hành giả có khi chỉ có 1 hay vài, ít khi có đủ 10 loại.

4)Tuệ thấy về sinh và diệt của Danh, Sắc: Thân thì càng ngày càng cỗi rồi sau cùng hoại diệt. Còn tâm thì không thật cho nên tâm luôn sinh diệt trong ta. Ý niệm, cảm thọ, hành tác luôn biến đổi sinh diệt. Vì sự vô thường hoại diệt của Danh Sắc cho nên Đức Phật dạy rằng: "Người thấy Pháp Sanh-Diệt của Danh Sắc, dù là có sanh mạng chỉ trong một ngày, cũng quí báu hơn kẻ không thấy pháp Sanh Diệt của Danh Sắc, sống đến trăm tuổi". (Kinh Pháp Cú).

5)Tuệ quán sự hoại diệt: quán về sự hoại diệt của thế gian, vạn vật.

6)Tuệ sợ hãi: quán thâm sâu những nỗi lo sợ, tận gốc rễ.

7)Tuệ bất toại nguyện: Thế gian này không có gì thật sự là của Ta cho nên càng có nhiều thì càng lo nhiều, giữ dùm cho thế gian cho nên đến khi nhắm mắt của cải thế gian phải trả lại hết cho thế gian. Ngũ uẩn thì sinh diệt cho nên có thân thì phải chịu các bệnh tật, khổ não, không bao giờ hài lòng, thỏa nguyện.

8)Tuệ chán ghét: quán Danh Sắc vô thường vô ngã cho nên cuộc đời luôn bất toại ý.

9)Tuệ ham muốn giải thoát: quán thế gian là vô thường vô ngã cho nên khổ nhiều hơn vui, hạnh phúc có đó rồi mất đó cho nên hành giả muốn hướng về giải thoát, không còn phiền não khổ đau.

10)Tuệ suy tư: tuệ này ôn lại các tuệ trước cho đến khi thấy biết rõ ràng rốt ráo.

11)Tuệ hành xả: quán chiếu sự buông xả để không buồn, không vui, không đam mê ngũ uẩn mà cũng không còn sợ ngũ uẩn. Nếu thiếu tuệ này, không thể đi đến Niết bàn

12)Tuệ thuận thứ: tuệ này còn có tên là tuệ “Hướng về Niết bàn”. Tuệ hành xả và tuệ thuận thứ quan hệ và giúp đở cho nhau. Đến đây hành giả phải cân bằng ngũ cănTín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định cănTuệ căn

Tín căn phải đi đôi với tuệ căn bởi vì nếu Đức tin phát sinh nhiều hơn Trí tuệ thì sinh ra tà kiến. Còn Tuệ căn nhiều mà Tín căn ít thì sinh ra hoài nghi.

Tấn căn phải đi đôi với Định căn bởi vì nếu Tinh tấn nhiều hơn Định thì sinh ra phóng tâm. Còn Định nhiều mà Tinh tấn kém thì sinh ra ngủ gục. Tuệ này còn được gọi là tuệ “Ôn lại” từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 11. Đến đây tâm hành giả phát sinh 37 Pháp chứng quả Bồ đề (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo). Tam tướng phát sinh: đến đây hành giả thấy tam pháp ấn “Vô thường, khổ, Vô ngã” cùng phát sinh một lúc. Đức Phật dạy rằng khi hành giả thấy vô thường thì cũng thấy khổ não, vô ngã. Khi thấy khổ não thì cũng thấy vô thườngvô ngã. Khi thấy vô ngã thì cũng thấy vô thườngkhổ não. Nhưng tùy duyên, tùy nghiệp khiến cho hành giả chú ý cái nào nhiều hơn thì thấy cái đó rõ rệt hơn hai cái kia. 

13)Tuệ cắt đứt dòng phàm còn gọi là tuệ chuyển tộc: Sau khi quán chiếu từ tuệ thứ 1 đến đây thì hành giả chỉ biết Niết bàn một chút thôi mà nhà Phật gọi là chuyển tánh. Cũng như người đu dây muốn nhảy từ bờ bên này sang bờ bên kia. Khi chân vừa chạm đất của bờ bên kia là cảm biết Niết bàn, nhưng chưa hoàn toàn đạt được cảnh giới đó bởi vì tay vẫn còn nắm dây đu nghĩa là tâm chưa hoàn toàn lìa phàm giới.

Từ tuệ thứ 1 đến tuệ thứ 12 là phàm tuệ.

Từ tuệ thứ 13 đến tuệ thứ 16 là Thánh tuệ.

14)Tuệ đạo: Đến đây mọi phiền não bị cắt đứt. Trong 8 cái tham diệt được 4 còn 4. Trong 2 cái Si diệt 1 còn 1. Trong 2 cái Sân còn nguyên chưa diệt được cái nào. Đến tầng tuệ thứ 14 này thì mọi hoài nghi mới thật sự chấm dứt cho nên hành giả sẽ không còn hoài nghi về tội phước, về thiên đường, địa ngục hay về luân hồi nhân quả.

15)Tuệ quả: Đến đây hành giả đắc quả Tu Đà hoàn hay Nhập lưu. Khi chết sẽ không còn sợ phải đi vào 4 đường ác đạo.

16)Tuệ phản kháng hay xem xét lại còn được gọi là Tuệ “quay nhìn lại” hay “ôn lại” tức là Tuệ kiểm soát phiền não và Tuệ Niết bàn. Đến đây hành giả xem xét lại trong tất cả 12 loại phiền não gồm có 8 tham, 2 sân và 2 si thì cái nào diệt cái nào còn.

Đây là tiến trình liên tục và thứ tự bắt đầu từ tuệ Danh Sắc cho đến khi hành giả trực nhận tuệ Thuận thứ (tuệ thứ 12) và tuệ chuyển tộc (tuệ thứ 13) thì hành giả nhận biết Niết bàntrở thành bậc thánh thứ nhất Nhập lưu.

Bây giờ hành giả lập lại từ tuệ thứ 1 cho đến tuệ thứ 15 trừ tuệ thứ 12 là Tuệ chuyển tánh để loại thêm phiền não thì lúc đó hành giả đắc quả Tư đà hàm.

Sau đó hành giả quán trở lại từ tuệ thứ 1 cho đến tuệ thứ 15 để tiếp tục loại bỏ thêm phiền não, hành giả sẽ đắc quả A na hàm.

Sau cùng, hành giả thực hành trở lại một lần nữa từ tuệ thứ 1 cho đến tuệ thứ 15, loại hết hoàn toàn phiền não thì chứng quả A la hán. Đến đây chấm dứt 16 Tuệ Minh Sát đưa hành giả đến giải thoát giác ngộ.

Tóm lại, khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A na hàm sẽ chứng quả A la hán nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Vị ấy đã thực hành trọn vẹn Giới, Định, Tuệ và hành trì toàn phần đoạn tận 10 kiết sử. Vị A la hán là bậc trí tuệ viên mãn, giải thoát hoàn toàn khổ đau sinh tử luân hồi nghĩa là vị ấy vĩnh viễn sẽ không còn tái sinh nữa cho nên: “Sanh đã tận, phạm hạnh dĩ thành, bất thọ hậu hữu: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being”.

Đến đây, kinh Saccaka tiếp tục diễn tả lại cuộc hành trình đưa Thái Tử đắc tam minh như sau:

1)Trước nhất Ngài đắc Túc Mạng Minh:

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này". Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.

Túc là đời trước, mạng là sinh mạng còn minh là sáng suốt. Do đó túc mạng minhsáng suốt để thấu biết rõ ràng những đời trước của mình. Đây là lời giải đáp câu hỏi con người chúng ta từ đâu mà đến? Đức Phật đã thấy rõ vô số tiền kiếp của mình như việc mới xảy ra hôm qua. Đời trước Ngài là ai? Tên gì? Và sống ở đâu? Từ đó vô số kiếp hiện ra trước mắt Ngài, một kiếp qua đi thì kiếp khác lại đến.

2)Rồi tiếp theo Ngài đắc Thiên Nhãn Minh:

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.

Thiên nhãn minh là con mắt sáng suốt thấy rõ ràng những gì rất xa một cách tường tận. Ngài đã thấy sự sanh tử của chúng sinh dựa trên căn nghiệp mà chính họ đã tạo ra. Sự thấy biết của Ngài như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua người lại một cách rõ ràng. Đức Phật thấy rằng con người chết rồi không phải là hết mà phải theo nghiệp đi tái sinhthọ báo những nghiệp quả mà chính họ đã gieo từ kiếp trước. Đây là câu trả lời cho nghi vấn rằng sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu.

Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng:"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”. Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người trên thế gian này là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ (vô lượng) kiếp quá khứ. Thật vậy, nghiệp chủ động tạo điều kiện để tái sinh trong kiếp hiện tại và cho những kiếp tương lai. Vì thế tất cả mọi khổ vui, thành công, thất bại, tướng diện đẹp xấu, khỏe mạnh hay đau yếu, thông minh hay khờ dại…của con người trong kiếp sống này là sự thọ lãnh những quả nghiệp do chính họ tự tạo tác từ những đời quá khứ, chớ không do bất cứ sự thưởng, phạt của Thượng đế hay Diêm Vương nào cả. Chỉ khi nào thật sự thấu hiểu tường tận về giáo lý Nghiệp thì lúc đó nghiệp sẽ không còn chi phối cuộc sống của chúng ta. Đó là khi gặp nghịch cảnh đau thương thì chúng ta không than Trời, oán Phật và khi thuận duyên hạnh phúc đến thì chúng ta cũng chẳng hân hoan reo mừng bởi vì đó đều là những vận hành của Nghiệp, do chính chúng ta tác tạo. Bây giờ, nếu chỉ nhìn nghiệp bằng một góc độ nhỏ của nhân quả thì luật nghiệp quả của đạo Phật có vẻ như là một số mệnh sắp đặt sẵn bắt buộc con người phải nhắm mắt, xuôi tay chấp nhận.

Nghiệp có thể chuyển được chăng?

Sự huyền diệu của luật Nghiệp quả là nghiệp có thể chuyển cho nên con người mới có thể chuyển từ phàm sang Thánh hoặc từ phàm biến thành ra ác quỷ. Nếu nghiệp không chuyển được thì không ai tu để làm gì? Nếu nghiệp không chuyển được thì Thái Tử Tất Đạt Đa làm sao tu thành Phật? Vì ta là chủ nhân của Nghiệp thì ta có thể sai khiến Nghiệp của mình chớ không phải là nô lệ để Nghiệp sai khiến.

 Luật nhân quả đã xác định rõ ràng rằng: ”nhân + duyên =quả” (Cause + Conditions = Effect) cho nên nhân tác tạo trong đời quá khứ nếu không kết với những duyên bất thiện hiện tại thì sẽ không tạo thành quả dữ để đưa con người vào cảnh khổ. Cũng như gạo (nhân) mà không nấu (nước và lửa là duyên) thì không thể thành cơm (quả). Do vậy, con người hằng ngày trong cuộc sống, chính mình có thể làm chủ số mệnh của mình bằng cách tạo nhiều thiện duyên và tránh xa duyên ác thì những quả phước thiện đó sẽ đè nén tất cả quả bất thiện khác hoặc nếu quả xấu có hiện hành đi chăng nữa thì nó cũng trở thành nhỏ, không đáng kể, không nguy hại. Cho dù hiện tại chúng ta cảm nhận nhiều nghịch cảnh đau thương vì nó là kết quả của những nhân bất thiện từ đời quá khứ nay đã trổ thành quả. Nếu sống tiêu cực chúng ta chỉ than Trời, trách đất rồi những quả đau thương khác vẫn cứ tiếp tục đến khiến cho cuộc sống thêm khổ đau, chẳng có lợi ích gì. Bây giờ nếu thấu hiểu giáo lý Nghiệp thì bắt đầu chuyển cuộc sống từ tiêu cực sang tích cực nghĩa là chính ta phải tác động chống lại chớ không chịu chấp nhận an phận thủ thường. Nói thế có nghĩa là từ nay con người phải nhận thức sự tai hạitốt đẹp của nghiệp và nghiệp quả để vun bồi, tác tạo thêm nhiều thiện duyên thì chắc chắn cuộc sống của mình sẽ thăng hoa, hạnh phúc. Nghiệp bất thiện ví cũng như viên thuốc độc, nếu uống vào thì chắc chắn chúng ta sẽ chết. Nhưng nếu bây giờ chúng ta gầy dựng thật nhiều thiện nghiệp ví cũng như tự mình đào một hồ nước rộng, cho dù có bỏ viên thuốc độc đó vào hồ nước rồi múc nước kia uống thì vẫn không hề hấn gì.

Con người từ trong đời quá khứ đã tạo biết bao căn Nghiệp, mà cứ mỗi nghiệp chính là một nét vẽ, một vết mực điểm tô dần dần để hoàn thành bức tranh cho cuộc đời của họ ở đời sau. Một lời nói thiện vừa thốt ra thì lập tức một niềm vui đã hình thành và ngược lại một hành vi ác vừa thực hiện xong thì Luật Nghiệp Quả vô hình cũng lập tức kiến tạo một nỗi khổ để sắp đặt cho họ phải thọ lãnhđời sau. Do đó bao nhiêu hạnh phúc, khổ đau, cay đắng hay vinh quang đều đã được hình thành xong từ kiếp trước. Thật vậy, khi con người vừa mới kết tinh vào noãn bào của người mẹ thì hài nhi đã cưu mang một định mệnh do chính nó tạo ra từ kiếp trước. Cái định mệnh vô hình nầy sẽ quyết định mọi thưởng phạt cho cuộc đời của nó khi nó lớn lên. Nhưng đây là một định mệnh không do thần linh áp đặt mà do chính nó tự tạo lấy cho mình. Vậy con người có thể thay đổi được cái định mệnh nầy không?  Hay là với những nghiệp đã hình thành, con người bị sức mạnh của nghiệp cuốn trôi khó mà chống lại?

Để trả lời nghi vấn nầy, trong kinh A Hàm, Đức Phật có dạy rằng:

Người gây nhân bất thiện, dù đời trước hay sau, nếu họ biết tu tâm, tu thân và tu giới thì quả sẽ đổi thay. Còn nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu tâm, tu thân và tu giới thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và nếu gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay”.

Chính Đức Phật đã cho chúng ta một nhận định rõ ràng về cuộc sống để chúng ta không còn bận tâm về sự may rủi thành bại trong đời. Nhưng làm thế nào để chuyển nghiệp?

Tâm hồn của chúng ta đã tích lũy biết bao khuynh hướng vị kỷ, tham lam, thù hận, đố kỵ, hơn thua…từ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Vì chúng nóÝ nghiệp của đời quá khứ nên đời hiện tại tất cả những khuynh hướng bất thiện nầy thúc đẩy chúng ta tiếp tục tạo tác những hành vi bất thiện để đưa chúng ta mãi mãi vào con đường tối tăm tội lỗi. Vậy muốn chuyển nghiệp chúng ta phải cố gắng chuyển hóa nội tâm của mình trước đã, rồi hành động và hoàn cảnh sẽ dần dần thay đổi theo sau.

-Tu Tâm: Trong xã hội có nhiều người nhận thấy cuộc đời của họ không được may mắn, khổ nhiều hơn vui và thường gặp cảnh trái ý nghịch lòng. Vì tin sâu vào luật Nghiệp Quả nên họ công nhận rằng trong đời quá khứ họ ít làm việc phước mà tạo nhiều nghiệp bất thiện. Vì khao khát muốn chuyển nghiệp, họ đi chùa cầu nguyện sự gia bị của thần thánh. Họ cúng dường một mà muốn hưởng phước đức tới mười. Họ cũng chịu khó làm những việc thiện khác, nhưng nội tâm tham lam, ích kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Đối với họ thì làm việc thiện vì muốn quả báo tốt cho chính họ chứ không phải tình thương chân thật đối với con người. Chính họ đã xây lâu đài phước thiện trên bãi cát vì nó không xuất phát từ nội tâm thuần thiện nào cả. Theo luật Nghiệp Quả thì đời sau họ sẽ gặp nhiều may mắn, nhưng trong họ bản chất tham lam, ích kỷ vẫn còn và chính bản chất tham lam ích kỷ nầy sẽ thúc đẩy họ làm các việc bất thiện khác.

Vậy tu tâm hay chuyển hóa nội tâmcố gắng kiềm chế cho được lòng tham lam, tính sân hận, tật si mê và chấp trước…Tham thì có nội tham như tham ăn, tham uống, tham mặc, tham sống lâu…và ngoại tham như tham tiền, tham sắc, tham danh, tham lợi…Ăn thì lúc nào cũng muốn ăn ngon, ăn no đủ, còn ngủ thì phải ngủ cho đủ giấc, hay nệm ấm gường êm… Ai đụng đến chút tự áinổi điên và hễ thấy vật đẹp, cao quý thì muốn chiếm lấy. Chấp trước có nghĩa là những gì đi ngược lại với những sở thích của bản ngã. Trên thế gian này, dựa theo tinh thần Phật giáo, không có gì thật sự là hạnh phúc hay khổ đau cả bởi vì nếu chúng ta thỏa mãn cho bản ngã thì chúng ta gọi đó là hạnh phúc, ngược lại nếu làm việc gì không thỏa mãn những đòi hỏi của bản ngã thì chúng ta gọi nó là khổ đau chớ hạnh phúc hay khổ đau tự nó không bao giờ có. Đây là tâm trạng chung của con người vì tham, sân, si đã ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta từ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Do đó, chuyển hóa nội tâm là phải can đảm từ bỏ dần dần tham, sân, si và chấp trước để tâm được sáng suốt. Một khi tâm được sáng suốt thì thân, khẩu, ý trở thành thanh tịnh và từ đó con người sẽ không còn tạo nghiệp nữa.

-Tu Thân: Đức Phật dạy tu thân là thân nầy không làm điều ác dù lớn hay nhỏ đều phải tránh xa. Còn làm điều thiện thì phải cố gắng hoàn thành.

-Tu Giới: Còn tu giới là người Phật tử phải giữ tròn năm giới, đó là không được sát sanh, không được trộm cướp, không được vọng ngữ, không được uống rượu và không được tà dâm. Tuy nói tu tâm, tu thân và tu giới nhưng chủ yếu vẫn là tu tâm. Nếu chúng sinh tu tâm được viên mãn thì mọi nghiệp chướng không còn do đó nghiệp khổ sẽ chấm dứtcuộc đời sẽ được an vui tự tai.

Đức Phật dạy nguyên nhân của mọi đau khổvô minhái dục, hay nói một cách khác chính lòng tham lam, sân hận, si mê là nguồn gốc của mọi tranh chấp, oan trái để rồi đem đến những sự lo âu sầu muộnbất mãn. Con đường chuyển hóa nội tâm thiết thựcchúng ta phải biết giữ mình theo Giới, Định, Tuệ để có thể giảm bớt hoặc loại trừ tham, sân, si thì đời sống sẽ được tự tại bởi vì tu Giới là thực hành sống đời đạo đức thì lòng tham sẽ giảm. Tu Định thì tâm sẽ thanh thoát, nhẹ nhàng, an tịnh từ đó tánh sân hận, tâm đố kỵ sẽ giảm dần. Sau cùng nếu có chánh kiến, phát triển trí tuệ thì những si mê, lầm lạc sẽ biến mất.

Một số người nói rằng điều kiện của một đời sống hạnh phúc là có sức khỏe, có tiền tài và có địa vị trong xã hội, nhưng một đời sống hạnh phúc chân thật chưa chắc đã hoàn toàn dựa vào những điều kiện vật chất như thế. Chẳng hạn như một người mạnh khỏe lại dùng sức mạnh của mình làm những điều tội lỗi thì chẳng được ích lợi gì. Còn người giàu sang mà sống bỏn xẻn, ích kỷ, tham lam vô độ thì chính họ chẳng tìm được hạnh phúc cho chính mình mà còn làm hại đến kẻ khác. Người có địa vị lại lạm dụng quyền hành thì chỉ rước thêm oan trái oán thù mà thôi. Như thế thì tiền tài, danh vọng chưa phải là yếu tố chính cho một đời sống hạnh phúcđiều kiện tiên quyết để đem lại an vui là phải có tinh thần sáng suốtlành mạnh. Được tinh thần sáng suốt lành mạnh nầy thì sẽ không còn bị dục lạc, oán thù hay mê loạn chi phối. Vì thế Đức Phật lại dạy rằng:

Người tùy theo thế tình thức là chạy theo tham cầu danh vọng. Khi được công danh hiển đạt, thì thân thể đã già yếu. Kẻ tham danh lợi ở đời mà không lo học đạo thì chỉ uổng công nhọc xác mà thôi. Ví như cây hương đốt, khi được người ta ngửi thấy mùi thơm thì thân hương đã hóa thành tro bụi, vì lửa nung đốt cháy liền thân hương vậy”.

Muốn chuyển hóa nội tâm được chu toàn thì trước hết chúng ta phải xoay lại quán chiếucái bản ngã của mình tức là Phản quang tự kỷ, cho nên khi làm việc lợi ích cho người thì làm với một tâm niệm vô tư, không dính mắc. Có nghĩa là khi làm việc thiện thì đừng nghĩ đến lợi lạc cho mình mà hướng tâm về sự lợi lạc cho chúng sanh do đó việc thiện đó sẽ mang nhiều thiện quả về sau. Vì thế dựa theo tinh thần Phật giáo, chúng ta nên làm việc phước đức với lòng vô ngã vị tha, tức là làm việc thiện mà không cần quả báo cho mình hay hướng lòng từ bi về người khác, thì Luật Nhân Quả chẳng những sẽ đền bù cho ta nhiều phước đứcđời sau mà còn tạo cho ta một nhân cách cao thượng và một tâm hồn trong sáng để tiếp tục hưởng phước thiện và làm việc thiện. Phước là làm lợi ích cho người mà có, còn Đức là cái tốt của tâm hồn mình (tự tâm). Do đó, người gieo Phước Đức là người làm việc lợi ích cho thế gian với tâm hồn cao thượng nghĩa là làm lợi ích cho người mà không mong cầu có sự đền đáp tức là “Thi ân bất cầu báo” vậy.

Thông thường, do lòng đố kỵích kỷ, chúng ta ít chịu chấp nhận cái hay của người khác vì người khác nổi bật sẽ làm chúng ta bị lu mờ. Chúng ta thờ ơ trước những ưu điểm của kẻ khác và vui mừng khi tìm thấy khuyết điểm của người vì người lu mờ thì ta sẽ nổi bật. Do tâm vị kỷ chúng ta dễ dàng rơi vào cạm bẩy “tán kỷ, hủy tha”, tức là chê người, khen mình. Đây là cội nguồn phát sinh ra phiền não và tạo nghiệp cũng tại vì cái ngã mạn mà thôi. Phải đổi tính vị kỷ nầy bằng tinh thần vị tha (vì người) thì cuộc sống sẽ an vui tự tại. Thấy người giỏi thì khen, thấy người giàu thì mừng, thấy người  khổ giúp đỡ thì tâm không còn phiền nãolòng từ bi xuất hiện để giúp chúng ta tạo thêm thiện nghiệp.

Có người khoe rằng vì nhờ tu thiền hay niệm Phật nên có thể xuất hồn đi ngao du khắp thế giới hay gặp được Phật và Bồ Tát…Ngày xưa trong số đại đệ tử của Phật không ai giỏi thần thông bằng tôn giả Mục Kiền Liên, nhưng thần thông đâu có thắng nghiệp lực cho nên chính tôn giả cũng phải bị bọn ngoại đạo đâm cho đến chết. Do đó chúng ta không quan tâm đến chuyện xuất hồn đi ngao du sơn thủy bởi vì nếu phiền não chưa dứt thì dù có ngao du ở đâu rồi cũng phải trở về trần gian để thọ lãnh quả báo đau khổ như thường.

Do đó người tu Phật không cần phép mầu cao siêu huyền bí, mà điều căn bản là phải tự xét mình để thấy rằng thân làm, khẩu nói và ý tưởng suy nghĩ của mình có hợp với Phật pháp hay không? Nói cách khác khi đối diện với nghịch cảnh thì chúng ta luôn luôn tự hỏi nếu việc đó có hợp với chánh pháp thì chúng ta làm, còn nếu không đúng với chánh pháp thì chúng ta đừng nghĩ tới. Không làm điều ác tức là không gây nghiệp, mà không tạo nghiệp thì khỏi lo đau khổ và chặt đứt dây luân hồi.

Chuyển nghiệp có nghĩa là chuyên làm việc thiện và tránh xa điều ác cố gắng giải thoát cái bản ngã vị kỷ thấp hèn để có một đời sống đạo đức xả kỷ, quên mình để sống trọn vẹnmọi người chung quanh.

Ở Trung Hoa đời nhà Đường có nhà thơ rất nổi tiếng là Lý Bạch. Vì nghe danh Thiền Sư Ô Sào là một cao tăng đắc đạo nên tìm tới tham vấn. Ô Sào có nghĩa là con quạ đen vì thiền sư thích ngồi trên cháng ba của một cây cổ thụ trên một nắm cỏ giống như một ổ quạ nên từ đó người đời gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào.

Nhà thơ Lý Bạch đứng dưới đất nhìn lên hỏi:

-Bạch Hòa thượng, xin Hòa Thượng dạy cho tôi một phương pháp tu ngắn và gọn để tôi có thể tu được.

Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:

Chư ác mạc tác

Chứng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo

Có nghĩa là:

Tất cả các nghiệp ác chớ có làm

Nên làm tất cả các việc lành

Cố gắng làm cho tâm ý được thanh tịnh

Đó là lời dạy của chư Phật.                            

Lý Bạch nghe qua, cười và nói:

-Hòa Thượng nói bài kệ đó con nít tám tuổi cũng thuộc lòng, vậy Hòa Thượng đem dạy tôi để làm gì?

Thiền Sư Ô Sào nói:

-Ông nói đúng, con nít tám tuổi cũng thuộc nhưng ông già tám mươi tuổi làm cũng chưa xong.

Tuy đạo Phật là đạo ban vui cứu khổ, nhưng con người phải sáng suốt để chọn con đường sống cho mình. Con đường thiện mang đến sự an lạc, hạnh phúc và ngược lại con đường ác dẫn đến sự phiền não, khổ đau. Khi xưa chúng ta làm việc thiện với hy vọng quả báo tốt ngày sau cho mình thì dĩ nhiên kiếp sau chúng ta sẽ được hưởng phước báu nhưng tâm vẫn còn nặng tính tham lam, ích kỷ để dẫn dắt chúng trở lại làm việc ác. Ngày nay chúng ta cũng làm nhiều việc thiện nhưng với tâm hồn trong sáng, vị tha. Chúng ta thi ân mà không cần quả báo, làm việc thiện chỉ cầu lợi ích cho chúng sanh chớ không cầu phước riêng cho mình thì tinh thần vô ngã, vị tha của nhà Phật đã nẩy nở rộng lớn để che lấp chỗ tham lam, ích kỷ trong tâm chúng ta.

Sự hạnh phúc và khổ đau của chúng ta trong đời nầy chẳng qua chỉ là Nghiệp Quảchúng ta đã tạo ra trong đời quá khứ. Cái định mệnh vô hình nầy không phải là do thần linh sắp đặt, hay là ông trời áp xuống mà chính là do tự tay chúng ta tạo ra. Mỗi nghiệp chúng ta đã tạo ra từ đời trước chính là niềm vui hay nỗi khổ mà chúng ta nhận lãnh ở đời nầy. Thế thì nếu mình tạo nghiệp được thì chính mình có thể sửa nghiệp được, nhưng muốn chuyển nghiệp thì trước hết phải chuyển tâm. Tâm có trong sáng thì hành động mới thanh cao, ngược lại tâm ngã mạn thì hành động đen tối. Người tu Phật là người sáng suốt để lìa xa mọi hành vi bất thiện và không làm việc ác bởi vì sống trong thế gian nếu gặp thuận cảnh thì con người sẽ nổi tánh tham còn gặp nghịch cảnh thì lòng sân nổi dậy. Do đó cho dù chúng ta có gặp thuận duyên hay nghịch duyên thì đó cũng chỉ là cách tăng thượng duyên cho chúng ta. Nếu gặp cảnh khó khăn thì cứ nghĩ đây là sự thử thách của Phật thì tâm của chúng ta sẽ thanh tịnh. Do đó chúng ta luôn luôn làm việc lành, việc tốt, tránh xa việc ác, việc xấu và cố giữ tâm ý của mình cho được thanh tịnhchúng ta đã tự giải thoát ra khỏi mọi hệ lụy đau khổ của thế gian để tìm về cảnh giới an vui, tự tạihạnh phúc viên mãn.

Đối với Phật giáo, sám hối là để tự răn và tự hứa với chính mình sẽ không tái phạm điều ác nữa. Nói thế có nghĩa là từ đây mình không tái phạm việc bất thiện đó, nhưng cái nhân bất thiện đã thành tựu rồi chớ đâu có mất. Do vậy sám hối không bao giờ làm biến mất được những nghiệp bất thiện mà chuyển nghiệp là độc lộ để thăng hoa cuộc đời. Thí dụ lỡ tạo một nghiệp xấu, cho dù có sám hối bao nhiêu thì nghiệp xấu kia vẫn tồn tại trong tâm của mình. Bây giờ nếu tạo nhiều thiện nghiệp, cứu giúp nhiều chúng sinh thì những thiện nghiệp đó sẽ bù đắp lại cho nghiệp xấu kia. Nói thế không có nghĩa là nghiệp xấu bị xóa mà những thiện nghiệp sẽ xoa diệu tâm hồn khiến cho cuộc sống hết ray rứt khổ đau. Kết quả, người có nhiều phước báo cho dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, hay bị xe đụng vẫn sống sót, gọi là số may mắn. Người có phước báo ít hơn phải chịu thương tích nhẹ. Còn người không có phước thì lãnh đủ quả báo.

Có người cả đời làm những điều bất thiện, gây tang tóc đau thương cho người khác. Đến cuối cuộc đời, ăn năn, sám hối, đúc chuông, xây chùa, đúc tượng Phật, làm từ thiện thì có xóa hết những tội lỗi cũ được không? Dựa theo tinh thần nghiệp báo của Phật giáo, dĩ nhiên là không được. Nếu gieo nghiệp bất thiện thì chính bạn phải thọ lãnh hậu quả của những ác nghiệp đó một khi duyên đến. Tuy nhiên nếu bạn gieo nhiều thiện nghiệp thì một ngày nào đó chính bạn sẽ gặt hái những kết quả lành do bạn gieo. Nếu nghiệp có thể xóa được thì cả đời người chúng ta cứ sống thỏa thích theo ái dục, ăn chơi trác táng, giết hại chúng sinh. Đợi đến gần cuối cuộc đời mới sám hối để xóa hết những tội nghiệp đã gây ra. Nhưng tại sao con người cần thức tỉnh, sống đời đạo hạnh, tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh, dừng các nghiệp bất thiện ngay từ bây giờ chớ đâu phải đợi đến gần chết mới tu?  Vì thế giáo lý nghiệp báo nhân quả rất công bằng, không thiên vị. Vì thế, “Con người là chủ nhân duy nhất có đầy đủ quyền năng quyết định cuộc đời theo ý muốn của mình cho nên thiên đàng hay địa ngục, đau khổ trầm luân hay giải thoát an lạc tùy thuộc vào sự chọn lựa nghiệp nhân của mỗi người. Mình tạo nhân gì thì chính mình sẽ thọ lãnh quả báo đó chớ không phải trời hành hay Phật đọa gì cả và dĩ nhiên trong càn khôn vũ trụ này (tuyệt đối) không ai có đủ quyền năng để xóa nghiệp, ban thưởng hay trừng phạt cho kẻ khác được.

Do vậy, nếu một ngày nào đó nhân xấu kia trổ thành quả mang lại sự đau đớn, bất hạnh thì mình cứ an nhiên chấp nhận rồi nó sẽ qua đi. Nên nhớ bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc đời này đều là kết quả (hay hậu quả) do chính mình đã tạo nghiệp nhân từ trước cho nên bây giờ phải thọ nhận nghiệp quả (nghiệp báo). Nếu việc may mắn đến thì đây là phước báo do việc thiện lành chính mình đã gieo. Ngược lại, việc không may (bất hạnh) xảy đến thì đó là quả báo cũng do việc bất thiện chính mình đã gieo trong quá khứ.

Kinh Pháp Cú câu 127 (The Dhammapada, The Buddha's Path of Wisdom) Đức Phật dạy rằng:

“Không trên trời, giữa biển

Không lánh vào động núi

Không chỗ nào trên đời

Trốn được quả ác nghiệp”.

Do đó đối với Phật giáo, một khi nhân đã thành quả cho dù có trốn trong núi cao, có bay lên mây xanh, có lặn tận đáy biển thì vẫn phải trả nghiệp như thường.

Chuyện kể rằng, một hôm Đức Phật cùng các đệ tử đi đến một vùng quê nhỏ. Sáng sớm hôm ấy, ánh nắng chan hòa, chim muông hót vang, hương thơm dìu dịu. Đức Phật và các đệ tử ngồi lại trên thảm cỏ bên bờ sông, cùng ngắm vạn vật đua chen sức sống. Bỗng có một đệ tử cất tiếng hỏi Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có nhiều thần thôngtừ bi, cớ sao trên đời vẫn còn quá nhiều chúng sinh chịu khổ vậy?

Đức Phật thoáng nhìn người đệ tử, mỉm cười đầy từ bi rồi ôn tồn giảng:

Ta dẫu có thần thông lớn ngần nào nhưng cũng có bốn điều ta không thể làm được”.

Các đệ tử vô cùng băn khoăn: “Thưa Đức Thế Tôn, đó là những việc gì ạ?”

Đức Phật trầm ngâm một hồi, đoạn nói: “Bốn điều ấy chính là:

Thứ 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay. Nhân quảđịnh luật thiên nhiên của vũ trụ do Đức Phật khám phá ra chớ không phải của Đức Phật vì thế ngay cả Đức Phật cũng bị chi phối bởi định luật này.

Thứ hai: Trí tuệ không thể cho, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu học. Nghĩa là ai tu người ấy chứng, một người ăn thì một người khác không thể no được.

Thứ ba: Diệu pháp không thể diễn tả được, chỉ có thể dựa vào sự thực chứng mà thôi. Nghĩa là “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri”  tức là chỉ có người uống nước mới biết nước nóng, lạnh thế nào!

Thứ tư: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên. Tuy Đức Phật là bậc giác ngộ, nhưng nếu có người không thích nghe thì giáo pháp giải thoát huyền diệu đó cũng không ích gì.

Các đệ tử nghe xong ai nấy đều bừng ngộ.

            Vì thế dựa theo tinh thần Phật giáo, không một ai có thể thay đổi Nhân-Quả của người khác cho dù đó là Đức Phật. Toàn bộ giáo lý Phật Đà giúp chúng sinh chuyển nghiệp nghĩa là tự mình chuyển cuộc sống hiện tại trở thành thanh cao, đạo đức chớ cầu nguyện, van xin không bao giờ có kết quả trong Phật giáo.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo tin rằng linh hồn được gọi là Atman (tiểu ngã) là do đấng toàn năng tạo ra và tất cả mọi sự sống trên quả địa cầu này đều có linh hồn. Linh hồn chuyển từ thân xác này qua thân xác khác, cứ thế cho đến khi có giải thoát thì tiểu ngã sẽ hòa đồng với đại ngã Braman tức là Thượng đế hay là linh hồn của vũ trụ. Đến khi đạo Phật ra đời, Đức Phật phủ nhận con người là do Thượng đế sinh ra cho nên đạo Phật tuyệt đối phủ nhận linh hồn (Soul) mà chỉ có Thức (Mind) (hay Consciousness). Thức còn gọi là tâm, là cái biết biến đổi liên tục dựa theo sự biến dạng tâm lýsinh lý của con người.

Đức Phật với tuệ minh sát, với trí tuệ của bậc Chánh đẳng Chánh giác khi quán chiếu lại thân, tâm của mình và của nhân loại thì Ngài thấy rằng chúng sinh không hề có tâm mà chỉ có những sát na tư tưởng kết nối và kết nối lại với nhau khiến chúng ta cảm giác như có tâm. Thí dụsát na trước mắt thấy sắc (vật thể của thế giới chung quanh chúng ta, như áo quần, xe cộ, nhà cửa, núi sông…) cho ta cái biết của mắt (nhãn thức)(tâm của mắt), đến sát na sau tai nghe âm thanh cho ta cái biết về âm thanh (nhĩ thức)…Cái biết sau nối tiếp (thay thế) cái biết trước và cứ thế cái biết liên tục sinh diệt tạo thành chuổi thức chớ thật sự không có một thức nào (hay một cái tâm nào) cố định cả. Cái tâm sau thay thế cái tâm trước và cứ thế tâm luôn sinh diệt tuôn chảy trong tâm hồn của chúng tathế Thức dựa theo Phật giáo là dòng chảy liên tục của các ý niệm (sát na tư tưởng). Vì sự ngộ nhận lầm lẫn cho rằng mình có tâm cho nên họ mới nghĩ rằng trong ta phải có cái Ta. Bây giờ không có tâm thì làm gì có Ta hay cái của Ta tức là hoàn toàn vô ngã.

Dựa theo Phật giáo, con người sinh ra trong thế gian này từ cái khuôn đúc (kết quả) của các hành động của chúng ta, cha mẹ chỉ cho chúng ta cái thân xác vật chất này nghĩa là trước phải có cha mẹ rồi sau mới có chúng ta. Trong lúc thọ thai, nghiệp tạo ra thức tái sinh tức là thức đầu tiên trong cuộc đời của thai nhi để dưỡng sinh cho thai bào. Nghiệp lựcnăng lực vô hình của nghiệp do chính chúng ta tạo ra trong kiếp quá khứ phát sinh ra một hiện tượng tinh thần (thức tái sinh) kết hợp với tinh cha huyết mẹ và tinh trùng của người cha (sinh khí) để tạo thành sự sống cho một thai nhi. Phật giáo quan niệm rằng cái chết là sự đình chỉ đời sống vật lý (thân xác) của một cá nhân. Nếu có một chúng sinh sắp thọ sanh nơi đây thì phải có một chúng sinh sắp chết ở một nơi nào khác cũng giống như sự xuất hiện của mặt trời vậy. Nếu mặt trời mọc ở phương Đông thì ngay lúc đó mặt trời cũng đang lặn ở phương Tây. Có thể nói đời sống của nhân sinh như lượn sóng. Sanh và diệt là những tiến trình của hai giai đoạn sống chết, chết sống và sự liên tục nối tiếp mãi của chu kỳ sống chết, chết sống được gọi là Luân hồi. Mặc dầu cuộc sống cuối cùng đã chấm dứt, nhưng cái chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sinh bởi vì năng lực thúc đẩy cho sự sống tức là nghiệp lực vẫn còn nguyên vẹn. Bạn hãy quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn chỉ là sự biểu hiện bề ngoài của nguồn điện lực vô hình liên tục tiềm ẩn bên trong dây điện. Bóng đèn có thể bể, ánh sáng có thể tắt (chết), nhưng luồng điện vẫn còn (nghiệp lực) và ánh sáng sẽ xuất hiện lại khi thay thế bằng một bóng đèn khác (thân xác mới). Năng lực của nghiệp thì cũng vậy, nó không hề bị lay chuyển bởi sự tan rã của thân xác. Đến lúc chết, tâm thức diệt (tử tâm) để cho một tâm thức mới sinh lên (thức tái sinh). Ở đây, tâm thức mới (thức tái sinh) sẽ thọ hưởng cả một gia tài kinh nghiệm của quá khứ. Tuy nhiên, những kỷ niệm, ký ức ghi nhận sâu xa trong tâm thức thay đổi liên tục và những tiềm lực liên tục chuyển sang từ cuộc sống này qua cuộc sống khác, không liên hệ đến sự tan rã nhất thời của phần vật chất (thân xác). Nhờ đó mà trong cuộc sống mới, con người có thể sực nhớ lại những tiền kiếp hoặc các kinh nghiệm, ký ức đã xảy ra trong quá khứ.

Một nét đặc thù rất quan trọng trong thuyết tái sinh của Phật giáo là tuy tấm thân vật lý chấm dứt ở một thân xác, nhưng dòng chảy của tâm thức không hề bị ngưng trệ. Khi Đức Phật còn sinh tiền, Ngài đã khẳng định rằng sự tái sinh xảy ra tức khắc (ngay lập tức) chớ không phải trải qua một giai đoạn trung gian nào khác. Chỉ sau này Phật giáo Tây tạngPhật giáo đại thừa dựa theo luận thuyết của luận sư Long Thọ, Vô TrướcThế Thân gọi là Thân trung ấm mà nó cần 49 ngày để thọ sanh. Cũng nên nói thêm, sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không quốc gia nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 AD, vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Nữa thế kỷ sau đó, năm 710 AD, vua Đường Duệ Tông lại gả công chúa Kim Thành cho vua Tây Tạng đời thứ 35 là Khí-lệ-xúc-tán. Vị công chúa này lại mang đến Tây Tạng rất nhiều kinh thư và sách vở của Trung Hoa. Công chúa Văn Thành và Kim Thành là những người thông minh, có học thức và thấu đáo chẳng những về Phật giáo mà còn làu luyện triết lý về Đạo giáo. Do đó họ đem tư tưởng “thần của cái chết” tức là Diêm vương của Trung quốc vào trong Phật giáo Tây tạng. Trong cuốn Bardo Thodol “Tòa án của thần chết” thì Yuma tức là Diêm vương ngự trên ghế của quan tòa xữ án những linh hồn chết. Do đó Phật giáo Tây tạng là sự tổng hợp, pha trộn  của nhiều luồng tư tưởng, nhiều hệ phái và những huyền thuật phép màu do ảnh hưởng lâu đời của đạo Bon Pa để lại.

Tóm lại, khi chết thì nghiệp lực lan tỏa cũng giống như một làn sóng điện được phát ra trong không gian, tức thì được thâu vào một máy radio hay TV. Thế thì tiến trình hình thành cho cuộc sống hiện tại là kết quả của một ước muốn đã hình thành trong kiếp quá khứ và ước muốn hình thành hiện tại sẽ tạo điều kiện cho một đời sống cho kiếp tương lai và dòng sống này sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận.

Nếu cho rằng những con người vừa mới sinh ra là do sự sáng tạo của Thượng đế và không có liên quan gì đến kiếp sống trước thì Phật giáo gọi đây là đoạn kiến (quan niệm rằng chết là hết), là không đúng. Ngược lại, có quan niệm cho rằng linh hồn từ kiếp trước đầu thai vào kiếp sống mới thì đạo Phật gọi đây là thường kiến (linh hồn bất tử), cũng không đúng luôn. Dựa theo tinh thần Phật giáo, sự hình thành của Danh (thân xác) và Sắc (tâm thức) trong một kiếp sống mới là kết quả của vô minh, tham ái và nghiệp từ kiếp trước. Nói thế nghĩa là kiếp sống mới không phải là sự đầu thai của kiếp sống cũ, nhưng nó không phải không từ kiếp sống cũ mà có. Ví cũng như khi một cây đèn cầy được mồi từ ngọn lửa của cây đèn thứ nhất, ngọn lửa mới bây giờ không phải là ngọn lửa của cây đèn cầy thứ nhất, nhưng nó không thể hiện hữu nếu không có ngọn lửa của cây đèn thứ nhất. Thế thì hai cây đèn cầy hoàn toàn khác, kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau, ngọn lửa cũng khác nhau. Do đó, từ tướng diện, nhân cách, tài năng…cho đến mọi sự khổ, vui trong đời này là phản ảnh trực tiếp từ những nghiệp mà con người đã kiến tạo từ kiếp trước cho nên hai ngọn lửa khác nhau là thể hiện hai cuộc sống khác nhau. Thí dụ tiền kiếp có người sống trong giàu sang quyền quý, nhưng tham lam bỏn xẻn, ưa hãm hại người (ngọn lửa cây đèn thứ nhất) nay sang đến kiếp này thì cuộc sống trở thành nghèo đói và luôn bị người hãm hại lại (ngọn lửa của cây đèn thứ hai). 

Đức Phật dạy rằng “ngũ uẩn là vô ngã” tức là “ngũ uẩn giai không” nghĩa là khi duyên kết thì có đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó là trạng thái hoạt động của con người khi còn sống. Đến khi duyên hoại tức là chết thì các uẩn từ từ tan rã trở về với trạng thái nguyên thủy của nó. Do đó, khi chết thì sắc thân (sắc uẩn) hoại diệt chỉ còn là nắm tro, cát bụi trở về với cát bụi. Sắc diệt thì cảm thọ (thọ uẩn) cũng mất. Không còn Thọ (uẩn) thì Tưởng (uẩn) cũng không còn. Thọ, Tưởng mất thì Hành (uẩn) cũng bị diệt theo. Đối với một con người bình thường (không phải là Thánh giả), khi nhắm mắt thì nghiệp lực sẽ quyết định số phận tương lai (tái sinh) của bạn chớ không phải do bạn quyết định được. Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) sẽ chuyển Thức (tái sinh) vào kết (duyên) trong noãn bào của người mẹ (trong lúc tinh trùng của người cha vừa mới lọt vào tử cung của người mẹ) để tạo thành một thai nhi, có đủ Danh (Thức tái sinh) và Sắc (tinh cha huyết mẹ). Tinh trùng là sự sống tiếp cho thai nhi (Sinh khí) cho nên ngày nay cho dù con người có thụ thai nhân tạo hay là gì đi chăng nữa thì bắt buộc phải có tinh trùng.

Đối với Phật giáo, nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác cho nên chẳng những không thọ hưởng quả giàu sang mà còn đối diện biết bao phiền não, khổ đau. Bây giờ cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức thì hậu vận sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh cơ hàn, túng thiếu.

Toàn bộ giáo lý Phật Đà không ngoài mục đích giúp con người thanh tịnh hóa “thân, khẩu, ý” của mình để cải thiện cuộc sống trở thành thanh cao, nhẹ nhàng, hạnh phúcan lạc. Bộ ba “thân, khẩu, ý” là ba yếu tố chính giúp con người có cuộc sống bình yên, hạnh phúcan lành. Ngược lại, cũng “thân, khẩu, ý” lại là nguyên nhân đưa con người đọa lạc vào trong cảnh khổ biến cuộc sống nhiều sóng gió đau thươngdĩ nhiên tạo tác tội nghiệp để chịu quả khổ về sau. Vì thế Đức Phật luôn nhắn nhủ chúng sinh nên tu nhân tích đức, tu tâm dưỡng tánh, dừng các nghiệp bất thiện ngay từ bây giờ bằng cách kiểm soát thân, khẩu, ý của mình thì chính mình đang xây dựng một cuộc sống hiện tại và tương lai tươi sáng.

3)Và sau cùng Ngài đắc Lậu Tận Minh:

“Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyển, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Đây là Khổ", biết như thật: "Đây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Đây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Đây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Đây là những lậu hoặc", biết như thật: "Đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.

Lậu là rơi rớt, tận là chấm dứt, là hết. Do đó lậu tận minh là biết tường tận để không còn tái sinhthọ lãnh cảnh khổ của cuộc đời. Đức Phật đã thấy nguyên nhân nào chúng sinhsanh tửphương cách nào chấm dứt sự sinh tử  để không còn rơi rớt, trầm luân trong cảnh khổ của thế gian. Đây chính là chân lý Tứ Diệu Đế. Con người không còn sinh tử tức là vĩnh viễn không còn khổ đau và đây là câu trả lời cho nghi vấn rằng cuộc đời nầy đầy dẫy khổ đau do đó nếu muốn thoát khổ và ra khỏi vòng sanh tử thì phải làm sao?

Kinh Pháp Cú câu 351, Đức Phật dạy rằng:

“Ai tới đích, không sợ

Ly ái, không nhiễm ô

Nhổ mũi tên sinh tử

Thân này thân cuối cùng”.

Đức Phật khẳng định rằng sau khi đắc quả A la hán Chánh đẳng Chánh giác thì Ngài đã đạt đến mục đích tối hậu cho nên trong Ngài không còn nhiễm ái và Ngài sẽ không còn tái sinh cho nên tấm thân tứ đại của Ngài bây giờ là tấm thân cuối cùng, vĩnh viễn sẽ không còn tái sinh nữa.

            Sau khi chứng thiền định (Tứ thiền), hành giả phải tiếp tục thực hành Thiền Quán (Thiền Minh Sát)(Thiền Trí Tuệ) (Vipassana) để phá tan 10 kiết sử và sau cùng  trí tuệ bừng sáng. Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra 16 Tuệ Minh Sát cần phải tu tập để đạt đến tứ quả Thánh bởi vì Trí tuệyếu tố trực tiếp đưa đến giải thoát giác ngộ sau cùng trong khi đó Giới và Định chỉ đóng vai trò gián tiếp. Chỉ có Thiền Quán đưa hành giả đi sâu vào tâm thức, tìm đến cội nguồn của phiền não, ô uế bất tịnh ngay cả những phiền não vi tế núp sâu thẳm trong tâm để quán sát sự thật, hóa giải chúng và sau cùng đưa đến trí tuệ viên mãngiải thoát. Đây là điểm đặc thù chỉ riêng Phật giáo mới có. Chính tuệ giải thoát đã tạo ra sự giác ngộ chớ tuyệt đối không phải do sự nương tựa từ tha lực của bất cứ một vị Phật nào và dĩ nhiên không phải là do ngẫu nhiênhốt nhiên đại ngộ. Do đó, một khi tâm đã hoàn toàn thanh tịnh, Thái Tử bắt đầu thiền quán (Minh Sát Tuệ) cho đến khi trí tuệ bừng sáng, chứng tam minh. Từ đó, Ngài đã khám phá ra chân lý tối thượng Tứ Diệu Đế mà trong đó Bát chánh đạo độc lộ để có giải thoát giúp Ngài thấy biết như thật về vô thường, vô ngã, về Niết bàn và về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổcon đường thoát khổ.

Đức Phật đắc lục đại thần thông và chứng ngộ Niết Bàn mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài nào khác ngoại trừ trí tuệ toàn giác của Ngài. Lục đại thần thông hay thường gọi là Lục thông gồm có:

-Thiên nhãn thông: Thấy tất cả các cõi giới và hàng chúng sinh khắp mọi nơi, mọi cõi.

-Thiên nhĩ thông: Tai có thể nghe âm thanh ở các nơi, các cảnh giới.

-Túc mạng thông: Biết sinh mạng đời trước của mình và của chúng sinh.

-Tha tâm thông: Biết người khác đang suy tư chuyện gì.

-Thần túc thông: Bay nhảy khắp nơi trong nháy mắt, biến hóa nhiều phép thuật phi thường.

-Lậu tận thông: Dứt tất cả phiền nãohoàn toàn giải thoát.

Hành giả chưa đắc quả A lan hán có thể đắc năm thần thông đầu còn gọi là hữu lậu thông tức là phép thần thông chưa rốt ráo, chưa có giải thoát. Đến khi đoạn sạch phiền não, dứt luân hồi và có giải thoát thì đắc Lậu tận thông. Đây là phép thần thông dành riêng cho bậc giải thoát giác ngộ, A la hán, Phật.

Thần thôngnăng lực siêu việt do công phu tu tập mà người thường không thể đạt được. Trong kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphalasutta) có diễn tả lại tiến trình thực hiện những phép lạ thần thông như sau:” Có một vị Tỳ-khưu đã nhập thiền định vững vàng do đó đã được thanh tịnh và trở nên sinh động, lột bỏ khỏi những ảnh hưởng phiền não đang rình rập, trở thành kiên định, linh hoạt (nghĩa là nhuần nhuyễn và hoàn toàn tuân thủ theo ý muốn) và không bị lung lạc, hướng tới thực hiện được nhiều sức mạnh thần thông. Chư vị đó có thể đạt đến được những công việc lạ lùng như: Đi xuyên qua bức tường, hàng rào và cả những ngọn núi, chui xuống được lòng đất, đi trên mặt nước, bay trong không trung… có thể đụng tới hay sờ mó được mặt trờimặt trăng. Bằng thân xác phàm trần của mình lại đột nhập được vào cõi Phạm Thiên”.

Các phép lạ siêu nhiênsức mạnh thu hút người đời khiến cho họ ngưỡng mộ và tin tưởng sai lầm rằng người có thần thông là người tu hành đắc đạo, có thể trị bá bệnh, cứu sống người chết, cứu rỗi linh hồn…Vì ảnh hưởng sâu rộng của thần thông cho nên vào thời Đức Phật, một số đệ tử theo Phật không phải để cầu giải thoát mà chỉ cần trau luyện để có thần thông nhằm phục vụ cho những ý đồ bất chánh như Đề Bà Đạt Đa…

Tuy Đức Phậtđệ tử A la hán của Ngài đều chứng lục thông, nhưng chính Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở chúng Tỳ kheo không được dùng thần thông để mị đời hay để giáo hóa chúng sinh. Trong giáo đoàn của Đức Phật, Tôn giả Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông thế mà khi nghiệp đã trổ thành quả thì thần thông không còn nữa khiến Ngài bị bọn ngoại đạo đâm chết rồi bầm nát tay chân. Thế thì thần thông đâu có thắng nghiệp lực.

Câu chuyện như thế này:

Ai cũng nghĩ rằng Thánh tăng Mục Kiền Liên, đệ nhất thần thông trong tăng đoàn của Đức Phật sẽ nhập diệt một cách kỳ diệu. Nhưng cái chết của Ngài thật đáng thương nếu không muốn nói là ghê rợn.

Câu chuyện bắt đầu từ vị Giáo chủ Nathaputta (Ni-kiền -tử) của đạo Lõa thể. Sau các cuộc tranh luận, kết quả Ni-kiền giáo đã bị mất một số khá đông tín đồcảm tình viên khiến cho các đạo sĩ cầm đầu vô cùng tức giận.

Nhiều sư trưởng đạo Lõa thể còn nghe đồn rằng: Đại đức Mục Kiền Liên, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đã tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cõi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hưởng hạnh phúc ấy. Trái lại, họ còn bị đọa vào cảnh khổ và tái sanh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Đây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lý do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Lõa thể (Ni-kiền giáo) bị sút giảm hậu thuẫn. Đặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Lõa thể ở vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha) đã trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Tôn giả Mục Kiền Liên.

Những đạo sĩ cuồng tín Ni-kiền giáo ấy không chịu điều tranguyên nhân suy đồi của môn phái mình. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Đại đức Mục Kiền Liên. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.

Thuở bấy giờ cũng có bọn chuyên đâm thuê chém mướn, sẵn sàng sát nhân, nếu được trả nhiều tiền như ngày nay. Họ là những kẻ vô cùng tham lam và hung bạo. Đối với họ chỉ có tiền là “cao quý” nhất, nên họ bất chấp việc giết người nào, dù cho nạn nhân là một vị Thánh Tăng! Do đó, một số đạo sĩ cuồng tín Ni-kiền giáo (đạo Lõa thể) liền tìm mướn họ đi giết Ngài Mục Kiền Liên.

Khi ấy, Tôn giả Mục Kiền Liên đang ẩn tu một mình trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kalasika, thuộc vương quốc Ma-kiệt-đà. Đại đức Mục Kiền Liên biết rằng “đoạn chót của đời mình” sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đã được hưởng “hương vị” giải thoát hằng thấy rằng “xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!”.

Do đó, Đại đức Mục Kiền Liên đã không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi thấy bọn cướp giết mướn lại gần, ngài chỉ nghĩ “Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!”. Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất. Ngài biến mất là vì do thần thông của một Tôn túc A-la-hán đầy lòng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay lòng tham sống mà ra.

Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không tìm thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào tình trạng như cũ. Nghĩa là từ xa chúng thấy Đại đức Mục Kiền Liên thấp thoáng, nhưng khi đến gần, chẳng tìm ra Ngài đâu cả, mặc dù càng lúc chúng càng kéo đồng bọn đông hơn và lục soát kỹ hơn. Chúng cũng khôn ngoan cho bộ hạ mai phục, rình rập xung quanh tịnh cốc để phát giác sự xuất hiện của Đại đức Mục Kiền Liên, rồi vẫn không có kết quả. Sáu ngày liên tiếp như thế, sáu lần bọn cướp xông vào hãm hại Đại đức Mục Kiền Liên và sáu lần Đại đức Mục Kiền Liênlòng từ bi, chỉ một niệm “không muốn kẻ ngu muội phạm trọng tội” thân thể ngài đã biến mất một cách như nhau.

Động lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị đại Tôn túc A-la-hán đã không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Đại đức Mục Kiền Liên đã quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng “bọn cướp vì tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy”.

Trong khi Tôn giả Mục Kiền Liên sử dụng Tha tâm thông như thế, thì “Di thần” thần công của ngài tự nhiên biến mất, xác thịt ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.

Thì ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa, đó là trong một tiền kiếp nọ, Đại đức Mục Kiền Liên vì sợ vợ, đã nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết và nay ác quả đang đuổi kịp. Đại đức Mục Kiền Liên phải trả xong ác quả ấy thì công hạnh mới hoàn toàn! Giống như Đức PhậtĐại đức Xá Lợi Phất, trước khi nhập Niết-bàn đã trải qua một cơn bệnh vậy!

Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hòa ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.

Khi biết chắc nạn nhân chỉ còn là một thây ma, không cách nào sống lại, và phe mình sắp được lãnh tiền trả công, bọn sát nhân ung dung bỏ đi không thèm quay lại.

Nhưng Đại đức Mục Kiền Liên là một Thánh Tăng đại Tôn túc thần thông, người không thể nhập Niết-bàn trong tình trạng như thế. Đại đức Mục Kiền Liên trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được ngài. Bây giờ, ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa-môn như cũ. Đại đức Mục Kiền Liên cố gắng đem tấm thân xương thịt đầy thương tích đến yết kiến Đức Phật lần chót. Khi hiện diện trước mặt Đức Phật, ngài từ từ quỳ xuống, đảnh lễ đức Thiên Nhơn Sư, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của ngài và Đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạmThánh thiện.

Tư cách từ bi đối với những kẻ ác tìm kiếm hạ sát mình, và phẩm hạnh giải thoát mà vị Thánh Tăng này đã đạt được từ khi ngài chứng bậc A-la-hán quả thật đã không rời ngài cho đến phút chót. Phẩm hạnh ấy đã gói trọn bảy ngày sống sau cùng của Tôn giả Mục Kiền Liên. Bảy ngày quá khắc nghiệt của định luật nhân quảtràn trề lòng Từ bi của một bậc Thánh. Một khoảng thời gian tàn khốc của kiếp sống đầy đe dọa, chỉ có những bậc đã dứt trừ phiền não và không còn dục vọng mới có thể trải qua một cách dễ dàng! Nghiệp tạo tác trong quá khứ phải trổ quả trong hiện tại là một điều tự nhiên. Người phàm hay Thánh nhơn chỉ khác nhau ở cách đón nhận cái quả ấy. Nếu phàm tục đón nhận hậu quả một cách si mê thì Thánh nhơn nhìn thấy hậu quả một cách sáng suốt thanh tịnh”.

Do vậy, thần thông duy nhất Đức Phật sữ dụng trong suốt 45 năm hành đạo của Ngài là giáo hóa thần thông nghĩa là năng lực cải hóa người khác bằng phương thức giáo dục để đưa chúng sinh từ đau khổ đến hạnh phúc an lạc, từ bờ mê đến bến giác và sau cùng là từ sinh tử đến Niết bàn giải thoát. Vì thế, dựa theo Đức Phật: “thần thông phép lạ cao siêu nhấthuyền diệu nhất phải là làm sao biến một người ngu si thành một người khôn ngoan, trí tuệ”.

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã dùng bảy ngày để tận hưởng hạnh phúc của sự giải thoát giác ngộ. Trong đêm cuối cùng của ngày thứ bảy, Đức Phật quán xét giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên (Twelve Conditional Factors).

Thập Nhị Nhân Duyêngiáo lý Duyên Khởi nghĩa là khi cái nầy (Nhân) có thì cái kia (Quả) có, cái này (Nhân) diệt thì cái kia (Quả) sẽ diệt. Nói cách khác “Nhân Duyên” trong “Mười hai nhân duyên” có nghĩa là “Nhân Duyên khởi” tức là sự nương tựa vào nhau mà sinh khởi. Đó là “do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt". Đức Phật đã khám phá rằng trong thế gian vũ trụ này, mọi hiện tượng từ vật chất đến tinh thần đều có quan hệ mật thiết với nhau, không có vật thể nào tự nó sinh tồn mà không cần đến những nhân duyên khác. Thí dụ, cái nhà chúng ta ở, chiếc xe chúng ta lái, thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày, áo quần chúng ta mặc…đều là những đóng góp công sức của biết bao chúng sinh khác khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta sống còn là nhờ họ và ngược lại. Đó là cốt lõi của giáo lý Duyên khởi.

Kinh điển đại thừa nói rằng sau khi đắc quả A lán hán, vị ấy tiếp tục tiến tu để trở thành Duyên giác, Bích Chi Phật hay trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác? Hay A la hán chỉ là Hóa Thành (nửa chừng) còn phải tu để đến Bảo Sở mới thực sự thành Phật như Kinh Pháp Hoa đã nói? Cả hai đều không đúng. Tại sao?

-Thứ nhất, Thập Nhị Nhân Duyên (Twelve Conditional Factors) không phải dành cho những ai muốn tu để thành Duyên Giác, Bích Chi Phật mà là giáo lý cốt lõi của đạo Phật để giải thích con người từ đâu mà có và sự liên hệ về sự sanh diệt của các hiện tượng, vật thể trong thế gian.

Thập Nhị Nhân Duyên là thuyết Duyên Khởi bắt đầu từ vô minh mà duyên  sinh ra 11 duyên khởi khác. Từ Vô Minh phát sinh ra Hành, rồi từ Hành phát sinh ra Thức nghĩa là tùy thuộc nơi Nghiệp thiện hay bất thiện quá khứ, Thức được tạo điều kiện để phát sinh trong kiếp hiện tại. Nói cách khác Vô Minh và Hành trong kiếp quá khứ cùng hợp lại tạo điều kiện cho Thức trong kiếp hiện tại phát sinh. Sau đó do nghiệp lực, Thức kết hợp với tinh cha huyết mẹ tạo thành một hình hài nhỏ như đầu mũi kim trong bụng người mẹ nên gọi là Danh Sắc. Sau đó hài nhi phát triển thành một con người có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý để cảm nhận mọi cảm xúc của cuộc đời nên gọi là Lục Căn. Do sự cảm Xúc từ ngoại duyên (cuộc đời: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) nó cảm Thọ được khổ, vui của cuộc đời. Từ đó lòng tham Ái nổi dậy. Một khi trạng thái luyến ái, bám vào thì nó phải nắm chặt lấy đối tượng nên gọi là Thủ. Cũng do nơi Thủ mà con người phải làm nô lệ cho khát vọng của mình mà nhắm mắt chạy theo dục lạc. Tùy thuộc cường độ chấp Thủ mà nghiệp phát sinh, đó là Hữu để đưa con người đi tái Sanh. Nhưng dựa theo luật vô thường của tạo hóa, hễ có Sanh là có Lão (già, bệnh) và sau cùng là Tử (chết). Cứ thế mà con người quay cuồng trong sinh tử triền miên, không có lối thoát.

Tóm lại, do Vô Minh tạo duyên, Hành mới phát sinh. Do Hành tạo duyên, Thức mới phát sinh…Vì thế nếu diệt được vô minh là có giải thoát, không còn sinh tử khổ đau. Muốn diệt vô minh thì Đức Phật dạy tu theo thiền tuệ, thiền minh sát Vipassanà với 16 tuệ minh sát mà tuệ thứ nhất là tuệ phân tích Danh Sắc (ngũ uẩn).

-Thứ nhì, ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế thì đạo lộ “giải thoát” để trở thành Thánh giả A la hán tức là Phật, chớ tuyệt đối không có Duyên Giác, Bồ Tát, không vào Kim Cang Định hay Bạch Tịnh Thức gì hết. Tại sao? Khi Đức Phật còn tại thế, chưa hề có Mật tông nên không có Kinh Kim Cương và Đại Nhật hay Phật Kim Cang Tát Đỏa (Phật tổ Mật tông Tây tạng). Triết gia Long Thọ chỉ xuất hiện khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn với tư tưởng Bát Nhã…

Thế thì Phật hay là đấng Chánh đẳng Chánh giác cũng là vị A la hán nhưng họ tự mình chứng đắc và họ là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng A la hán và những vị A la hán này được gọi là Thanh văn giác (Sàvakabuddha) bởi vì sự giác ngộ của họ là nhờ nghe và thực hành theo lời Phật dạy. Độc Giác Phật cũng là quả vị A la hán, nhưng là những vị tự mình chứng ngộ La hánkhông thể  hướng dẫn người khác chứng ngộ La hán. Phật giáo Đại thừa gọi Độc giác PhậtDuyên Giác Phật? Sự thậtgiáo lý Duyên KhởiChân lý Tứ Diệu Đế vốn dĩ là một cho nên trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định rằng: “Ai thấy Thập Nhị Nhân Duyên là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật”. Do đó, không hề có chuyện một bậc A la hán là người giác ngộ chân lý Tứ Diệu Đế mà lại không thấu biết về giáo lý Duyên Khởi? hay ngược lại, một vị Độc giác Phật lại mù mờ về chân lý Tứ Diệu Đế?

Thêm nữa, một khi đã đắc Thánh quả A la hán, vị ấy đã chấm dứt vòng sanh tử, tử sanh và sẽ nhập Niết Bàn. Thánh giả A la hán đã hoàn toàn trong sạch, không còn mảy may ô nhiễm nào để thanh lọc, tất cả mọi lậu hoặc đã được diệt trừ tận cội rễ. Vì thế, các Ngài không còn Giới, Định hay Tuệ nào nữa cần phải trau dồi cho được hoàn hảo. Do vậy khi đắc quả A-la-hán rồi thì tất cả phiền não, các lậu hoặc đều bị loại trừ và vị A-la-hán hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ đau. Khi đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát, vị A-la-hán sẽ nhìn lại tâm mình và thấy rằng:

Ta không còn phải tái sinh nữa, ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, những gì cần làm ta đã làm rồi, và không có gì ta cần làm để giải thoát nữa”.

Chân lý Đức Phật khám phá không phải là những lời thần khải, mà đây là sự khám phá tối thượng của đấng giác ngộ về “Bốn Sự Thật” của nhân sinh vũ trụ. Trong  đó, Bát chánh đạo mới thật sự là con đường đưa đến thoát khổ. Chính Đức Phật đã tóm gọn toàn bộ giáo pháp của Ngài như sau: "Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, này các Tỳ-kheo, vị mặn của muối, cũng như thế, giáo phápgiới luật của ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát."

Mặc dẩu Giới và Định chỉ đóng vai trò gián tiếp trong tiến trình đưa đến giải thoát, nhưng Giới và Định lại là điều kiện tối cần thiết bởi vì người thực hành Giới đứng đắn khiến tâm được an tĩnh, nhờ tâm an tĩnh mới có thể thực hành Định thành công. Ngược lại, nếu không thực hành Giới đứng đắn thì toàn bộ tiến trình giải thoát hoàn toàn sụp đổ cũng như xây nhà trên cát. Sau cùng nhờ có Định mà thực hành tuệ quán kết quả đưa đến giải thoát. Đây là đạo lộ duy nhất do chính Đức Phật đã vạch ra tức là tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ, dẫn đến sự giải thoát bằng tứ Thánh quả.

Vì vậy, nếu đạo lộ tu tập nào dẫn đến bốn quả Thánh (Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, A la hán) thì đạo lộ đó đúng là giáo pháp của đạo Phật vào thời Đức Phật còn tại thế (thực sự Nguyên thủy, truly original). Đức Phật đã vạch ra một con đường tu tập rất chính xácrõ ràng như là một khoa học về tâm linh. Mỗi bậc thiền chứng đắc đều có tiêu chuẩn xác định và mỗi tầng thiền tuệ đều có diễn tả và hướng dẫn rõ ràng để giúp hành giả thấu rõ từng bước trên con đường giải thoát. Đây chính là phương pháp các khoa học gia đã và đang thực hiện và họ cũng dựa theo nguyên tắc, khuôn khổ và tiến trình mà Đức Phật đã vạch ra.

Ngày xưa, Einstein sau khi nghiên cứu suốt 7 năm ròng mới tìm ra được  “thuyết tương đối” mà trong đó ông chứng minh rằng vật chấtnăng lượng sẽ làm cho không gian và thời gian bị uốn cong và sự uốn cong của không gianthời gian đó sẽ làm cho vật chất di động theo chiều hướng nhất định nào đó. Nói thì dễ, nhưng Einstein đã phải dùng đến 10 phương trình toán học để giải thích cho thuyết này. Muốn chứng minh cho thuyết tương đối, Einstein đã giải thích sự uốn cong của tia sáng như sau: Nếu bạn bị cô lập ở trong một phi thuyền không gian với gia tốc bình thường khoảng 1G, ngang với hấp lực của trái đất. Bây giờ, nếu có tia sáng rọi vào cửa sổ phia trái của phi thuyền cho đến khi tia sáng xuyên qua phi thuyền rồi ra ngoài thì tia sáng đó sẽ đi về đâu? Nếu bạn quan sát từ bên ngoài phi thuyền thì tia sáng di chuyển trên con đường thẳng, thẳng góc 90 độ với hướng đi của phi thuyền. Nhưng đối với người ở bên trong phi thuyền, hiện tượng bây giờ có vẽ lạ lùng hơn. Đó là khi tia sáng xuyên qua phía cửa sổ gần bộ máy để đi ra ngoài thì luồng ánh sáng bây giờ bị uốn cong. Thuyết này rất khó chứng minh trong phòng thí nghiệm bởi vì nó đòi hỏi một khối lượng vật chất lớn thì ảnh hưởng về trọng lực mới nhận biết được. Lý do là vì một khi trọng lực (gravity) ngang bằng với gia tốc (acceleration) ánh sáng sẽ bị uốn cong dọc theo những vật thể có kích thước to lớn như mặt trời. Mãi đến năm 1919 nhà thiên văn vật lý tại Cambridge, Anh quốc, Sir Arthur Eddington nổi tiếng nhờ quan sát nhật thực để có thể thấy rõ ràng sự uốn cong của ánh sáng mà tìm ra sự chênh lệch về vị trí của những ngôi sao gần mặt trời. Eddington đã quan sát rất kỷ và chụp hình từng giây về những vị trí của mặt trời trong lúc nhật thực đang xảy ra thì ông thấy rằng khi tia sáng đang di chuyển trong không gian theo đường thẳng trước khi đụng vào phần trên của mặt trời. Đến khi tiếp xúc với bề mặt của mặt trời thì tia sáng bắt đầu uốn theo đường cong của mặt trời. Rồi khi không còn tiếp xúc với bề mặt của mặt trời nữa thì tia sáng đi ra theo đường thẳng như lúc ban đầu. Nói cách khác, tia sáng đi thẳng, nhưng khi tiếp xúc với bề mặt cong của mặt trời thì nó uốn cong theo và sau đó nó lại đi theo đường thẳng tiến về vị trí ngôi sao. Eddington sau khi quan sát hiện tượng này đã xác định vị trí quan sát đượcvị trí thật của một ngôi sao trong không gian hoàn toàn sai lệch, cách nhau khá xa.

   

Tuy Einstein là người khám phá ra thuyết tương đối năm 1915, nhưng mãi đến năm 1919 thì Eddington là người chứng minh rằng thuyết tương đối là đúng.

Chúng tôi hơi dài dòng một chút ở đây là vì dựa theo khoa học, bất cứ một khám phá nào cũng cần chứng minh thì khám phá đó mới hữu dụng cho nhân loại. Ở đây, Đức Phật sau khi khám phá ra con đường giải thoát giác ngộ dựa theo thiền địnhthiền quán, từng giai đoạn, từ thấp đến cao. Con đường này chẳng những Đức Phật thực hành viên mãn mà có biết bao người khác cũng thực hành phương pháp này để trở thành Thánh giả. Vì thế đạo Phật mới gọi là đạo của khoa học.

Đạo Phật tuyệt đối không có gì là bí mật cả, Đức Phật không dấu chúng sinh bất cứ những gì Ngài chứng đắc vì thế khi giảng pháp hai bàn tay Đức Phật lúc nào cũng buông xả vì thế vào thời Đức Phật còn tại thế, không những chỉ Đức Phật chứng Thánh quả mà còn có trên 1250 vị A la hán và biết bao Thánh giả khác trong ba tầng Thánh còn lại.

Tóm lại, Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã chứng đắc giải thoát giác ngộ và Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng của cuộc đời. Chính Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn tất cả mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau và dĩ nhiên thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Vai trò của Ngài đối với nhân loại như là một người chỉ đường, là đấng đạo sư giúp họ nỗ lực tinh tấn tu tập để dập tắt những ngọn lửa tham-sân-si đang bùng cháy trong tâm của họ mà đạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát Niết bàntrở thành các bậc Thánh giả A la hán. Như thế trong thời kỳ Nguyên thủy gốc, Đức Phật chính là một con người lịch sử, là một bậc thầy vĩ đại, là đấng tôn kính cho cả Trời và người, là đấng Chánh Biến Tri.

Đối với Phật giáo, chứng đắc là khả năng buông bỏ chớ không phải được (đắc) cho nên càng chứng đắc các tầng Thánh cao thì khả năng buông bỏ càng cao cho đến khi buông bỏ tận cùng thì trở thành Phật.

Hãy lắng nghe câu chuyện của Ngài Kotthika hỏi Ngài Xá lợi Phất (Sàriputta) trong kinh Sìlavanta Sutra:

- Một vị đã đắc quả A La Hán còn hành thiền để làm gì? Có phải để tiến đến Bích Chi Phật (Độc Giác Phật) không? Hay vị ấy sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác?

Ngài Xá lợi Phất trả lời:

- Không. Cũng không phải vậy. Là A La Hán, vị ấy đã chấm dứt vòng sanh tử, tử sanh, và sẽ nhập Niết Bàn. Một vị A La Hán đã hoàn toàn trong sạch, không còn mảy may ô nhiễm nào để thanh lọc hoặc làm giảm suy. Tất cả mọi hoặc lậu đã được diệt trừ tận cội rễ. Do đó, vị ấy không còn pháp tu tập nào nữa để phát triển nhằm loại trừ, hoặc làm giảm suy ô nhiễm ngủ ngầm. Ngài cũng không còn Giới, Định hay Tuệ nào nữa cần phải trau dồi cho được toàn hảo. Như vậy Ngài không cần phải gia công làm cho điều gì trở nên toàn hảo cũng không cần phải tăng trưởng để làm cho những gì đã toàn hảo, trở nên càng toàn hảo hơn. Một vị A La Hán hành Thiền Minh Sát chắc chắn không phải để tìm những lợi ích tương tợ.

Phật giáo Nguyên thủy nhìn Đức Phật bằng một góc độ rất thực tế, dựa trên con người lịch sử. Vì thế Đức Phật đối với họ là vị A la hán đầu tiên của tất cả các vị A la hán. Trong ngũ bộ kinh Nikayas, Đức Phật đã nhiều lần xác nhận rằng hằng trăm nếu không muốn nói hằng ngàn đệ tử thuộc hàng Thánh giả của Ngài cũng chứng đắc các cấp độ tâm linh ngang bằng với Đức Phật. Trong kinh Bộ Tương Ưng, Đức Phật tuyên bố chính Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputa) đã chứng ngộ và thâm hiểu giáo lý Duyên Khởi (Pratiyasamutpada) rất sâu thẳm như chính Thế Tôn vậy. Ngoài ra, còn có những bậc Thánh giả khác như các Tôn giả Đại Ca Diếp (Mahkassapa), Mục Kiền Liên(Maggallana), Phú Lâu Na…cũng chứng đắc một số khả năng về những lãnh vực như giảng giải thuyết pháp, xuất nhập các cấp độ thiền, thi thố thần thông ngang bằng Đức Phật. Đức Phật trong ngũ bộ kinh Nikayas không hề phát biểu lời tuyên bố nào để phân biệt sự khác nhau giữa Ngài và các vị A la hán ngoại trừ lời nói sau đây trong kinh Tương Ưng:

-Này các Tỳ kheo! Như Lai là vị A la hán, bậc chứng ngộ hoàn toàn. Như Lai là người đã khiến cho con đường trước kia chưa sinh khởi nay sinh khởi, đưa ra con đường trước kia chưa được đưa ra, làm hiển lộ con đường trước kia chưa từng hiển lộ, là vị nhận biết con đường, hiểu rõ con đường và là vị thiện xảo trong con đường. Và giờ đây, này các Tỳ kheo, hàng đệ tử là người đi theo con đường của Như Lai. Này các Tỳ kheo! Đó là nét đặc biệt, sự đặc thù để phân biệt Như Lai, bậc A la hán, vị chứng ngộ hoàn toàn với các Tỳ kheo đã giải thoát.

Vì vậy, Đức Phật không chỉ là vị A la hán với vài điểm đặc biệt, mà chính những nét đặc biệt đó đã nâng Ngài lên tầm mức phi thường, trở thành đấng vô thượng đạo sư của cả thế giớidĩ nhiên đứng trên tất cả các vị A la hán khác.

Thế thì Đức Phật cũng là bậc A la hán, nhưng vì Ngài là bậc thầy của tất cả các vị A la hán sau này và là bậc đã khai sáng ra đạo Phật cho nên danh vị Phật chỉ dành riêng cho Ngài vì thế Đức Phật chính là bậc A la hán Chánh đẳng, Chánh giác.

Cũng nên nói thêm, Thái tử Tất Đạt Đa chứng tứ thiền, đắc tam minh trở thành Phật chớ không hề có Bát nhã. Mãi 600 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn, luận sư Long Thọ mới giới thiệu tư tưởng Bát Nhã và 400 năm sau đó, luận sư Vô Trước và em  là sư Thế Thân mới giới thiệu Duy thức mà về sau ngài Huyền Trang thỉnh về Trung Quốc và dịch sang Hán tự như Bát Nhã Tâm Kinh, Thành Duy thức luận, Du Già Sư Địa luận…

Sau khi chứng Tứ thiền, đắc Tam minh,  Đức Phật dạy rằng:’Tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, ngoài phạm vi lý luận (beyond logic) (bất khả tư nghì)(bất khả thuyết)(chân lý tối hậu), dễ sử dụng, bình tĩnh, như vậy”.

Đến đây, Đức Phật thốt lên rằng Ngài hoàn toàn an định, thanh tịnhtrong sáng, không còn bất cứ cấu nhiễm nào của trần thế. Ngài đã đạt đến sự chứng đắc tối thượng của tâm linh mà chính Ngài cũng không thể giải thích được vì nó ra ngoài tất cả những lý luận, suy tư của thế giới con người. Đây là chân lý tối hậu mà chỉ những người chứng đắc mới tự mình thấu biết chớ không thể diễn giải bằng bắt cứ ngôn tự nào của con người. Vì thế đối với đạo Phật, kinh điển chỉ là phương tiện, là ngón tay, chớ không phải là mặt trăng hay chân lý. Đối với đạo Phật, bất cứ cái gì mà có thể diễn tả bằng ngôn từ thì cái đó không phải là chân lý do đó mới có câu: “tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” nghĩa là người biết ở đây là người đã chứng nhập chân lý thì họ không nói được vì chân lý không thể diễn bày. Còn người nói nhiều là người chưa chứng nhập. Do đó, không cần lý luận cao siêu hay trừu tượng vì càng lý luận thì càng đi xa chân lý cho nên cốt lõi của đạo Phật vẫn là tự tu, tự giác, tự tri nghĩa là phải tự mình tu chứng, tự mình cảm nhận và tự mình biết. Đó là “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri” nghĩa là người nào uống nước thì kẻ đó tự mình biết nước nóng, lạnh thế nào.

Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử  đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng:

1. Như Laitồn tại sau khi chết?

2. Như Lai không tồn tại sau khi chết?

3. Như Laitồn tạikhông tồn tại sau khi chết?

4. Như Lai không tồn tạikhông không tồn tại sau khi chết?

Nếu Thế Tôn thấy và biết thì nói thấy và biết. Nếu không, trả lời là không. Nếu các vấn đề này không được giải thích thỏa mãn, ông ta cảnh báo sẽ từ bỏ phạm hạnh này, sẽ không theo Phật nữa.

Những câu hỏi trên là sản phẩm của tư duy nhị nguyên đầy ngã tính. Trả lời những câu hỏi trên là chấp nhận thế giới là thường hoặc là vô thường, v.v... như vậy là rơi vào chấp thủ: chấp thường hoặc là chấp đoạn, hoặc chấp Năm thủ uẩn. Nhưng Đức Phật lại chủ trương trung đạo, đoạn tận ái, thủ. Do đó, Như Lai không trả lời.

Rồi một chiều khác, Tôn giả Xá-lợi-phất đặt lại bốn câu hỏi trên với Tôn giả Kiều-thi-ca (Mahà Kotthika) đã được Tôn giả Kiều-thi-ca (Mahà Kotthika) trả lời rằng lý do Thế Tôn không trả lời là:

-Chỉ với ai chưa đoạn trừ tham dục, tham ái đối với sắc, thọ, tưởng, hành và thức mới có quan điểm Như Laitồn tại sau khi chết, hoặc Như Lai không tồn tại sau khi chết, v.v...

-Chỉ với ai còn ái lạc Hữu, ái lạc Thủ, ái lạc Ái thì mới có những quan điểm "Như Lai còn tồn tại sau khi chết”.

Tuy Đức Phật không giải thích, nhưng một hôm Tỳ kheo ni Khemà giải thích cho vua Ba tư nặc như sau:

-Bởi vì Thế Tôn đã đoạn tận gốc rễ sắc, thọ, tưởng, hành và thức, làm cho như cây ta-la bị chặt đứt không thể tái sanh trong tương lai. Như Laithâm sâu vô lượng, đã giải thoát ước lượng của sắc, của thọ, của tưởng, của hành và của thức, nên không thể định nghĩa Như Lai ngang nhiên chấp nhận sự kiện cho rằng: Như Laitồn tại sau khi chết. Tương tự, không thể chấp nhận sự kiện Như Lai không tồn tại sau khi chết v.v..

Khác với triết gia Long Thọ, Vô TrướcThế Thân cố tìm ra những triết lý, luận thuyết để giải thích những hiện tượng về thế giới siêu hình, ở đây Đức Phật vẫn điềm nhiên im lặng không trả lời cho Tỳ kheo Man Đồng Tử. Không phải là Ngài không biết, không thể trả lời, nhưng đó không phải là cứu cánh của đạo Phật bởi vì chân lý không thể diễn bày được. Do đó, thay vì trả lời những câu hỏi siêu hình của tôn giả Man Đồng Tử, Đức Phật kể cho ông ta nghe câu chuyện một người bị mũi tên độc. Đối với Phật giáo khi thấy một người bị nhiễm tên độc thì vấn đề cấp thiết là giải phẩu để giải độc ngay mà cứu sống họ. Còn vấn đề tìm cho ra ngọn ngành mũi tên và người bắn mũi tên thì không quan trọng. Bởi vì nếu không lo cứu chữa, thì người trúng tên độc sẽ chết trước khi biết được tông tích của hung thủ. Do đó vấn đề cấp thiết của con người và cũng là trọng tâm của đạo Phật là nhỗ mũi tên “khổ đau” chớ không phải đi tìm những câu trả lời cho các vấn đề siêu hình không thiết thực.

Thế rồi lúc bình minh vừa ló dạng, bầu trời thật đẹp và trong sáng, chim muôn líu lo trên cành, thật là một bồng lai tại thế. Bởi vì từ đây nhân loại có được một đấng giác ngộ, người mà đã dám hy sinh, từ bỏ tiền tài danh vọng để đổi lấy cuộc sống tu hành khắc khổ, cố tâm tìm đạo để cứu giúp chúng sinh còn đang lặn hụp trong vòng sinh tử trầm luân.

Ngài thành đạo vào ngày mùng tám tháng chạp âm lịch năm 589 TCN vào lúc sao mai mọc. Lúc đó Ngài vừa 35 tuổi.

Bắt đầu từ thời điểm đó, Thái tử biết mình là Phật, là một đấng Giác ngộ nên Ngài thốt lên rằng: “Ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát, đắc đạo quả Niết Bàn, Ta không còn tái sinh nữa”.

Cuối cùng, Thái tử đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc anuttara samma sambodhi nghĩa là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni) với Thập hiệu:

  1. Như lai (tathāgata), là "Người đã đến như thế" và tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
  2. Ứng cúng (arahant), dịch nghĩa là A La Hán, là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
  3. Chánh Biến Tri: (samyaksaṃbuddha) là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp ".
  4. Minh Hạnh Túc (vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí tuệđức hạnh ", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).
  5. Thiên Thệ: (sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp"
  6. Thế Gian Giải: (lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế gian "
  7. Vô Thượng Sĩ:  (anuttarapuruṣa), là "bậc tu hành tối cao, không ai vượt qua"
  8. Điều Ngự Trượng Phu:  (puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngãnhân loại ", có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
  9. Thiên Nhân Sư(devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời"

Thế Tôn: (buddhalokanāthabuddhalokajyeṣṭhabhagavān), là "bậc giác ngộ được thế gian tôn kính".

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: