TÔ ĐÔNG PHA,
NÚI LƯ, VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ SÂU SẮC
Tô Đông Pha là một nhà đại văn thơ rất
nổi tiếng và
lỗi lạc vào thời Bắc Tống (960-1127),
Trung Quốc. Ông
tên thật là
Tô Thức (1037-1101), hiệu là Đông Pha
Cư Sĩ, nên đời gọi ông là
Tô Đông Pha. Ông được mệnh danh là một trong “Đường Tống Bát đại gia”. Tám vị
văn hào lớn
nhất thời Đường Tống từ thế kỷ VII
cho đến thế kỷ XIII là Hàn Vũ và
Liễu Tôn Nguyên đời Đường. Ba
cha con Tô Tuân (Cha
Tô Thức),
Tô Thức (
Tô Đông Pha),
Tô Triệt (Em
Tô Thức), cùng
Âu Dương Tu,
Vương An Thạch, và Tăng Củng đều thuộc thời nhà Tống.
Cả đời ông đã
sáng tác hơn 4000 bài thơ, từ, và nhiều
cổ văn khác. Văn thơ của ông như “hành vân lưu thủy” (mây trôi nước chảy) bởi vì ông là người “quảng học đa văn” (
học rộng nghe nhiều) và chịu
ảnh hưởng nhiều
tư tưởng khác nhau như Khổng, Lão, Trang, và Phật. Chính
vì vậy,
thái độ và
tư tưởng của ông rất trực tính, phóng thoáng, hào phóng,
thông thái,
tự tại,
lạc quan, giàu tình cảm, và có chiều sâu. Dù đã trãi qua bao
biến cố và
thăng trầm trong
cuộc đời, ông vẫn giữ
thái độ tích cực,
lạc quan, và
tự tại; điều này đã
thể hiện được trong chính những bài thơ của sâu sắc và độc đáo của ông. Do vậy có thể thấy, ông là người có được nhân cách và
thái độ sống cao cả. Ngoài văn thơ, ông còn là một nhà họa sĩ, nhà thư pháp giỏi và là
vị Quan chính trực của triều đình nhà Tống. Đến tận bây giờ, người ta vẫn còn nhớ đến
tên tuổi và những
tác phẩm vô giá của ông, vì ông đã góp phần làm giàu cho nền
văn học,
triết học, và
lịch sử học
Trung Quốc nói riêng cũng như Á Châu nói chung.
.....
Đọc thêm sách:
Tô Đông Pha (Nguyễn Hiến Lê)