Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực

07/05/201312:00 SA(Xem: 15996)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC

ap_dalai_lama_jef_130422_wgDharamsala, Ấn Độ, ngày 22 Tháng Tư 2013 (bởi Muhammad Lila, ABC News) - Một báo cáo mới cho thấy viên chức chính quyền Myanmar đã đồng lõa trong việc làm sạch toàn bộ thị trấn Hồi giáo và làng mạc, nhà lãnh đạo Phật giáo hàng đầu thế giới đã có một thông điệp cho các tu sĩ Phật giáo bị buộc tội dẫn đầu trong các cuộc bạo lực.

Hãy dừng lại.

Trong một phát biểu gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma qua cuộc phỏng vấn độc quyền với ABC News từ hành dinh lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án công khai về bạo lực do giới Phật giáo lãnh đạo, dẫn đến hàng trăm người chết và hàng trăm ngàn người không nhà cửa.

"Rất là buồn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

"Tất cả các tôn giáo lớn đều dạy cho chúng ta thực hành hạnh yêu thương, lòng từ bi và tha thứ. Vì vậy, mỗi thành viên chân chính của các truyền thống tôn giáo khác nhau sẽ không cho phép bạo lực xảy ra và bắt nạt người khác."

Khi được hỏi những gì Ngài sẽ nói nếu Ngài có thể nói chuyện trực tiếp với các tu sĩ Phật giáo ở Myanmar, những người bị cáo buộc cổ vũ theo để tấn công nhóm người thiểu số Hồi giáo của Myanmar, nhà lãnh đạo Tây Tạng đã đáp lời yêu cầu khẩn thiết.

"Chúng ta là những người tôn giáo," Ngài cho biết, chỉ vào áo choàng màu nghệ của mình. "Đức Phật luôn luôn dạy chúng ta về sự tha thứ, khoan dung, và lòng từ bi".

"Nếu từ một góc của tâm hồn bạn, một số cảm xúc làm cho bạn muốn đánh, hoặc muốn giết, lúc đó hãy nhớ đến những lời dạy của Đức Phật. Chúng ta là những môn đồ của Đức Phật."

Không rõ tầm ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ như thế nào trong khu vực bạo lực của Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện), nơi một báo cáo mới cáo buộc các nhà sư Phật giáo, các đặc vụ đảng phái chính trị, và người dân bình thường Myanmar có các hành vi bạo lực đối với các khu vực dân thiểu số Rohingya.

Bản báo cáo của Human Rights Watch, cho thấy đã có sự chuẩn bị trước các vụ bạo lực ở quốc gia Đông Nam Á, bao gồm toàn bộ các làng bị san bằng và các xác chết của đàn ông, đàn bà và trẻ em bị chôn tập thể, một số với bàn tay của họ bị buộc phía sau lưng. Trong một ngôi làng khác, 70 người, trong đó có 28 trẻ em, bị cáo buộc đã tấn công đến chết.

Chưa rõ phản ứng của chính quyền Myanmar với báo cáo này.

myanmar_mapBạo lực, bắt đầu vào mùa hè năm 2012 như một loạt các vụ đụng độ nhỏ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo ở miền trung Myanmar, đã lan rộng đáng kể. Gần như tất cả bạo lực đã được hướng về khối người dân tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, một dân tộc nhỏ đại diện cho không quá 3 đến 5 phần trăm dân số của Myanmar.

Chính phủ Myanmar phân loại các Rohingyas như người di dân Bangladesh, nhằm từ chối không cho họ trở thành công dân chính thức. Luật pháp Miến Điện ngăn cản những người này đi du lịch nếu không được phép và không được sở hữu đất đai.

Hình ảnh vệ tinh gần đây của Human Rights Watch cho thấy một quy mô rất lớn đã bị hủy diệt: Trong khoảng thời gian ba ngày trong tháng 3, 2013 hơn 800 tòa nhà trong một ngôi làng ở Miến Điện, chủ yếu là trong khu phố người Rohingya, đã bị phá hủy hoàn toàn.

Một số khu dân cư chỉ còn là đống tro tàn, cho thấy đốt phá như một chiến thuật phổ biến. Nhiều người trong số những người chạy trốn hiện đang sống trong các trại đông đúc nơi mà họ thiếu khả năng tiếp cận nguồn nước, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men.

Human Rights Watch tố cáo chính quyền Miến Điện đã nhắm mắt làm ngơ, và trong một số trường hợp họ tham gia vào bạo lực. HRW buộc tội chính phủ Miến Điện đã “hệ thống hóa việc ngăn cản viện trợ nhân đạo” và "áp đặt chính sách phân biệt đối xử" trên khối người thiểu số Hồi giáo của mình, (HRW) cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu bạo lực không sớm kết thúc.

Trong buổi phỏng vấn với ABC News, âm điệu và tâm trạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thay đổi đáng kể khi đề cập đến các vấn đề bạo lực gia tăng liên tục của Myanmar. Trong khi các phần của cuộc phỏng vấn Ngai rất là vui vẻ và tràn đầy tiếng cười, âm điệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chậm lại, trầm lắng và ảm đạm khi thảo luận về bạo lực Phật giáo.

"Chúng ta đang ở thế kỷ 21" Đức Đạt Lai Lạt Ma, 77 tuổi, cho biết.

"Tất cả các vấn đề phải được giải quyết thông qua đối thoại, thông qua nói chuyện. Việc sử dụng bạo lực đã lỗi thời, và không bao giờ giải quyết được vấn đề."

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ra tại tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc vào năm 1935, Có hàng triệu người theo Ngài tại khắp nơi trên thế giới, tại Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ và các dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Ngài không có liên hệ ngoại giao chính thức với chính quyền Miến Điện, và không giống như các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, ngài không có quyền ban hành sắc lệnh, đòi hỏi bạo lực phải chấm dứt.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiết lộ rằng ngay từ đầu của bạo lực, Ngài đã nói chuyện trực tiếp với nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và người đoạt giải Nobel Aung San Suu Ski, yêu cầu bà ấy can thiệp để giúp dập tắt bạo lực.

Suu Kyi đã bị chỉ trích gay gắt vì đã không lên tiếng thay mặt cho Rohingyas, khi bà nói chuyện tại một hội nghịNhật Bản vào tháng 4, bà nói: "chúng ta phải học để thích ứng với những người có quan điểm khác nhau từ chúng ta," nói những lời lẽ trên môi (dễ dàng), nhưng trong thực tế, quá ít và quá muộn.

Bất chấp những lời chỉ trích, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn hi vọng rằng Suu Kyi vẫn có thể can thiệp để giải quyết cuộc khủng hoảng.

"Là một người đoạt giải Nobel, tôi khá chắc chắn rằng đằng sau hậu trường, bà ấy có thể giúp đỡ," Ngài nói thêm.


Ngày 26 tháng 4 năm 2013

Tịnh Thủy
(Theo ABC News)


Đọc thêm bài viết liên quan:

LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

______________________________________________________________________________

Dưới đây là một vài hình ảnh của AP phản ảnh nội dung bài viết trên:

muslims_buddhists_riots_myanmar_03
muslims_buddhists_riots_myanmar_02
Muslims’ houses burning in the city of Meiktila, Myanmar, after attacks on March 21, 2013.

muslims_buddhists_riots_myanmar_04
muslims_buddhists_riots_myanmar_05
muslims_buddhists_riots_myanmar_06
Trụ trì một tu viện ở Mandalay, Hoà thượng Ashin Wirathu (hàng trước, bên trái) dẫn đầu một cuộc biểu tình cho "tù nhân chính trị" trung thành "ủng hộ dân chủ" phong trào Aung San Suu Kyi vào tháng Ba năm 2012. Wirathu thường được mô tả như một "nhà sư hoạt động" và một "tù nhân chính trị", những người đã dành nhiều năm trong nhà tù. Trong thực tế, ông đã bị bắtvai trò của ông trong các cuộc đụng độ bạo lực bè phái trong năm 2003. Wirathua đang dẫn đầu các cuộc biểu tình chống người Rohingya.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13784)
26/04/2021(Xem: 4181)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.