Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung Hoa

21/06/20193:29 CH(Xem: 2580)
Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung Hoa

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

 Đến tất cả những anh chị em tâm linh Trung Hoa

 

TÔI MUỐN KÊU GỌI một cách cá nhân đến tất cả những anh chị em tâm linh ở Trung Hoa, cả bên trong và bên ngoài Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đặc biệt đến những đệ tử của Đức Phật. Tôi nói như một tu sĩ Phật giáo và như một học trò của bậc thầy tôn kính của chúng taĐức Phật. Tôi đã kêu gọi đến cộng đồng người Hoa trong phổ quát, nhưng lần này, các bạn là những người tôi đang nói đến, những người anh chị em tâm linh của tôi, về chủ đề của một tính nhân đạo cấp bách.

Dân tộc Trung Hoa và Tây Tạng cùng chia sẻ di sản tâm linh của Phật giáo Đại thừaChúng ta tôn kínhlòng Từ Bi của Đức Phật – Quán Thế Âm trong truyền thống Trung Hoa và Chenrenzig trong truyền thống Tây TạngChúng ta yêu mến như lòng từ bi lý tưởng tâm linh cao nhất cho tất cả chúng sanh khổ đau. Vì rằng Phật giáo đã phát triển ở Trung Hoa trước  khi nó được truyền từ Ấn Độ vào Tây Tạng, cho nên tôi luôn luôn xem những người Phật tử Trung Hoa với sự tôn trọng như những người anh chị em lớn trưởng tràng.

Các bạn biết không, như một tu sĩ, bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba, 2008, một loạt các cuộc biểu tình  đã xảy ra ở Lhasa và vài vùng khác của Tây Tạng. Những sự kiện này đã bị kích động sâu sắc bởi những chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Tôi đã rất buồn vì sự mất đi mạng sống của cả hai bên, Trung Hoa và Tây Tạng, và tôi lập tức yêu cầu kềm chế trên bộ phận của cả hai bên Trung Hoa và Tây Tạng, tôi đặc biệt yêu cầu người Tây Tạng không được dùng đến bạo động.

Bất hạnh thay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sử dụng những phương pháp tàn bạo để kiểm tra cuộc phản kháng mặc cho những khẩn cầu từ nhiều lãnh tụ các nước, NGO tổ chức phi chính phủ, và những người nổi tiếng thế giớiđặc biệt nhiều học giả Trung Hoa. Trong phạm vi của những sự kiện này, một số người đã mất đi mạng sống, những người khác bị thương tật, và nhiều người khác bị tù tội. Những cuộc tấn công tiếp tục, và nó nhầm mục tiêu đặc biệt tại những tu học viện, nơi mà những truyền thốngcủa trí tuệ Phật giáo của tổ tiên chúng tôi được bảo tồnTrải qua những năm lưu vong, nhiều tu viện đã bị đóng cửaChúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo nói về việc bỏ tù những tu sĩ, đánh đập và bị đối xử tàn tệ. Những biện pháp đàn áp này dường như là một bộ phận của một chính sách có hệ thống, được phê duyệt chính thức.

Không có sự quán sát quốc tế, những nhà báo, hay ngay cả những khách du lịch được quyền đi vàoTây Tạng, tôi thật sự lo lắng sâu sắc về số phận của những người Tây Tạng. Nhiều người thương tật, nạn nhân của sự đàn ápđặc biệt trong những vùng xa sôi, rất sợ hãi bị bắt bớ không bao giờ đòi hỏi đến chăm sóc y tế. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, người ta đã chạy vào núi non, nơi họ không được tiếp cận với thức ăn hay chỗ trú ngụ. Những người tiếp tục đang sống trong một tình trạng sợ hãiliên tục, khiếp đảm bị bắt bớ.

Tôi cực kỳ lo lắng bởi những sự khổ đau liên tục này. Tôi cực kỳ quan tâm, và tự hỏi kết quả sẽ là gì cho tất cả những sự tiến triển bi thảm này. Tôi không tin rằng đàn áp là một giải pháp về lâu về dài. Cách tốt nhất để tiến đến việc giải quyết vấn đề liên quan đến người Tây Tạng và Trung Hoa là qua đối thoại, và tôi đã bảo vệ vị thế này trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, tôi đã thường bảo đảm với chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa rằng tôi không yêu cầu cho một sự độc lập. Tôi đang tìm kiếm cho một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa cho dân tộc Tây Tạng, có thể bảo đảm sự tồn tại lâu dài của văn hóa Phật giáo, và ngôn ngữ của chúng tôi, và bản sắc đặc thù của chúng tôi. Nền văn hóa phong phúcủa Tây Tạng là một bộ phận của di sản văn hóa phổ quát của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và nó có thể lợi ích cho những anh chị em người Hoa.

*

Vào cuối tháng Tư 2008, ở Hoa Kỳ, trong lần du hành hải ngoại đầu tiên sau cuộc phản kháng khắp Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một lời kêu gọi đến Trung Cộng. Trong một cuộc nói chuyện với cộng đồng Á châu, ngài đã hồi tưởng lòng chân thành và cởi mở của ngài, trong khi lấy làm tiếc vì vắng mặt sự đáp ứng về phần nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trong bài nói chuyện thứ hai đến người Phật tử Trung Hoa, âm điệu cá nhân hơn. Đức Đạt Lai Lạt Mađã nói với những người “anh chị em”; đến từ ngài, những từ ngữ này không phải không có ý nghĩaLiên kết huynh đệ tồn tại trong những trình độ con ngườilịch sử, và tâm linh, vì tất cả mọi người Phật tử đều là đệ tử của cùng một vị Thầy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.Trong năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi cho một cuộc tái khám phá tình huynh đệ chung quanh lý tưởng của tự do và dân chủ. Và những lời tuyên bố của ngài có tiếng vang trong Cộng Hòa Nhân Dân, vốn không thật sự đồng nhất. Trong năm 1996, nhà  bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã bị kết án ba năm trong trại cải tạo vì đã viết một lá thư cho Chủ tịch Giang Trạch Dân kêu gọi cho quyền tự quyết của cho dân tộc Tây Tạng và một cuộc đối thoại cởi mở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong xã hội Trung Hoa ngày nay, những nhà báo, luật sư, môi trường, nghệ sĩ có lòng can đảm đối diệnvới nhà cầm quyền. Như nó đang trải qua một sự thay đổi lớn, Trung Hoa đang khám phá lại tôn giáo. Theo thủ tướng Tây Tạng, Samdhong Rinpoche, có 300 triệu Phật tử ở Trung Hoa, kể cả cựu lãnh tụ Cộng Đảng Giang Trạch Dân, và cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhiều thương gia và nghệ sĩ quan tâmđến Phật giáo, và những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, được in ở Đài Loan, được lưu hành kín đáo. Trong khi tình cảm và tình đoàn kết với người Tây Tạng được làm cho tiếp tục gia tăng, những đại gia ânnhân giàu có đã đóng góp tiền bạc để tái thiết lại những tu viện bị tàn phá và những trung tâm trao truyền Phật pháp trong truyền thống vĩ đại của Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma duy trì lòng hy vọng cho một sự dân chủ hóa cuối cùng ở Trung Hoa và cho công lýsẽ được trả lại cho dân tộc Tây Tạng bởi dân tộc Trung Hoa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tự hỏi, “Điều gì xảy ra nếu tâm linh lật đổ cộng sản Trung Quốc?” Ngài đã hỏi câu hỏi này nhiều lần, vì với giả thuyết này, dường như không có khả năng đối với ngài. Nó được ghi trong logic của cách mạng tâm linh mà ngài đã bênh vực và trong ba chí nguyện của ngài trong kiếp sống này. Nếu việc làm của ngài trong việc phụng sự cho tự do và hòa bình khắp thế giới không hoàn tất, thì kiếp sống tới, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười lăm, sẽ tiếp lấy ngọn đuốc của tự do, vốn không bao giờ tàn lụi – nó bốc cháy trong trái tim của con người mà đời sống không chấm dứt với sự chết.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13900)
26/04/2021(Xem: 4322)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.