LỜI BẠT: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

21/06/20193:31 CH(Xem: 2521)
LỜI BẠT: Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

  

KẾT LUẬN

 Tôi Đặt Niềm Hy Vọng Của Tôi Trong Trái Tim Con Người

 

Chúng Ta Chỉ Có Thể Sống Trong Hy Vọng

 

MẶC CHO NHỮNG TỘI ÁC DIỆT CHỦNG mà Trung Cộng đã làm trong xứ sở của chúng tôi, nhưng tôi thật tình không thù ghét trong tim tôi đối với người Trung Hoa. Tôi tin rằng một trong những lời nguyền rủa và hiểm họa của thời đại chúng ta là gán cho những quốc gia vì những tội ác của các cá nhân. Tôi biết nhiều người Trung Hoa đáng khâm phục.

Trong những ngày này của sức mạnh quân đội tràn ngập, tất cả những người đàn ông và đàn bà chỉ có thể sống trong hy vọng. Nếu họ được gia hộ với những ngôi nhà và gia đình yên bình, thì họ hy vọngđược phép giữ chúng và để thấy con cái họ lớn lên trong hạnh phúc; nếu họ mất nhà cửa của họ, như chúng ta có, nhu cầu của họ cho hy vọng, và niềm tin thậm chí lớn hơn. Hy vọng của toàn thể loài người, trong sự phân tích cuối cùngđơn giản là cho sự hòa bình của tâm hồnHy vọng của tôi đặt niềm tin trong lòng can đảm của người Tây Tạng và tình yêu thương cho sự thật và công lý vốn vẫn ở trong trái tim của loài người, và niềm tin của tôi trong lòng từ bi của Đức Phật Thế Tôn.

HÃY LÀ CỘI NGUỒN CỦA HY VỌNG

Bất cứ điều gì xảy ra

Đừng đánh mất hy vọng!

Phát triển trái tim của bạn.

Trong xứ sở của bạn, quá nhiều năng lượng

Được cống hiến để trau dồi tâm hồn.

Hãy là cội nguồn của lòng từ bi,

Không chỉ cho bạn bè của bạn,

Mà cho tất cả mọi người.

Hãy là cội nguồn của từ bi,

Cho hòa bình.

Và tôi nói với bạn lần nữa,

Đừng bao giờ đánh mất hy vọng.

Bất cứ điều gì xảy ra,

Bất cứ điều gì xảy ra chung quanh bạn

Đừng bao giờ đánh mất niềm tin!

*

Bài thơ này được Đức Đạt Lai Lạt Ma viết do yêu cầu của nhà văn người Hoa Kỳ Ron Whitehead, sáng lập một viện nghiên cứu y khoa nghiên cứu về gen con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc nó tại một đại học New York vào tháng Tư 1994 trong một lễ hội được tổ chức bởi Ron Whitehead cống hiến cho hòa bình thế giới.

“Đừng bao giờ đánh mất hy vọng,” là một châm ngôn của giới trẻ Tây Tạng, bây giờ được viết trong những ngôi nhà trong những làng trẻ em và được in trên áo thun.

*

Nguyện cho tôi là người bảo vệ của những thứ  bị ruồng bỏ

Người hướng dẫn cho những ai lang thang trên con đường,

Và cho những khao khát trên những bến bờ khác,

Nguyện cho tôi là bình chậu, thuyền bè, cầu cống;

Nguyện cho tôi là hải đảo, cho những ai cần một hải đảo,

Ngọn đèn cho những ai cần một ngọn đèn,

Là giường cho những ai cần một chiếc giường;

Nguyện cho tôi là viên ngọc ước, chiếc chậu

Đầy châu báu, một chân ngôn đầy năng lực, cỏ thuốc,

Cây ban cho mong ước, con bò của sự phong phú.

Khi thế gian vẫn còn tồn tại,

Khi chúng sanh vẫn còn hiện hữu

Nguyện cho tôi vẫn hiện diện

Để xua tan khổ đau cho trần thế!

*

Chính là với bốn câu thơ cuối của lời cầu nguyện dài bởi Ấn độ đại thánh Shantideva vốn ca ngợi lòng yêu thương của Đức Phật cho tất cả mọi chúng sanh, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kết thúc bài phát biểunhận giải Nobel Hòa bình năm 1989.

Gần hai mươi năm sau, ngài tâm sự rằng vào lúc qua đời, ngài muốn để lại cuộc đời này ghi nhớ những dòng này, tâm thức của ngài tắm gội trong lòng từ  bi.

 

*


LỜI BẠT

 

Đạt được hòa bình với Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm mươi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, quyển sách này muốn ăn mừng một chiến thắng.

Trong những quyển sách lịch sử chúng ta thấy rằng một quốc gia chiến thắng một cuộc chiến tranh trong khi một nước khác thua trận. Trải qua hàng thế kỷ, những cuộc xung đột đã thành công lẫn nhau; cho thấy thật đúng đắn như thế nào rằng không có cuộc chiến tranh nào đã chiến thắng mà biểu thị cho sự chấm dứt chiến tranh. Hoàn toàn mâu thuẫn. Sự đối đầu tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, và những thành phần đầu hàng hôm qua hy vọng trở thành kẻ chinh phục ngày mai. Chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì để phá vở vòng lẩn quẩn của xung đột một cách chính xác. Từ quan điểm ấy, năm mươi năm đã trôi qua sẽ là không vô nghĩa cũng không mất mát. Trái lại, chúng sẽ đại diện cho chiến thắng trong chiến tranh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành được hòa bình; ngài đã đến cùng với chiến thắng hòa bình.

Chiến thắng này không được công bố trên những trang nhất của báo chí, và các quốc gia không tặng cho một sự chào mừng chiến thắng đến con người đã chiến thắng chiến trận này, người đã lấy sự ngưỡng mộ của ngài và kiểu mẫu chính trị của Thánh Gandhi. Chiến trận được tiến hành bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể được thấy như tương tự với hàng nghìn quả bom rơi xuống dân chúng bị làm con tin bởi những cuộc đụng độ giữa các chính quyền. Chiến trận của ngài không thể được nghe như những tiếng nổ vang động qua những gì thường được gọi là “sân khấu” của những cuộc khai triển quân đội. Nhưng một cuộc chiến trận đã được tiến hành và tiếp tục được tiến hành bởi một lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạngphù hợp với những quy tắc của một tiến trình được quyết định của bất bạo động, với sự kiên trì bền bỉ.

Trong chiến trận này, kẻ thù không phải là người có thể nghĩ nó là. Đức Đạt Lai Lạt Ma không chiến đấu chống lại người Hoa. Làm sao ngài có thể gọi người Hoa là kẻ thù? Khi ngài nói về  họ, đã trong nhiều năm ngài gọi họ là “những người anh chị em của ngài.” Một biện hộ của sự giải trừ vũ khí bên trong và bên ngoài, ngài tiến lên trường quốc tế với đôi bàn tay không. Không khủng bố, không kế hoạch đánh bom, không viện chứng máy bay tự sát (thời thế chiến thứ hai của Nhật) như sự ngưỡng mộ của ngài. Đối với thế hệ trẻ Tây Tạng, những người muốn chiến đấu với Trung Cộng chiếm đóng; ngài khuyến khích con đường bất bạo độngcon đường mà ngài không bao giờ lạc lối.

Khi rời Tây Tạng năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma không mang theo thứ gì quý giá với ngài; đó là cái giá của chuyến bay thành công vượt qua bức tường Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng đó không có nghĩa là ngài nghèo khó. Tước bỏ những vật chất tốt đẹp, ngài mang theo mình những kho báu của tuệ trítừ ái và bi mẫn mà ngài đã trau dồi từ lúc thiếu thời. Trong tu viện Potala, trong bí mật của những bức tường vàng son, ngài đã thực tập để cầm nắm vũ khí đánh bại tất cả mọi vũ khí, vũ khí vốn chuẩn bị cho sự chiến thắng của hòa bình.

Sự chiếm đóng quân sự của Trung Cộng đối với Tây Tạng, sự vi phạm quyền con người, sự buộc tộihình sự cư dân, sự xâm lược nhân khẩu là trắng trợnđau đớn, và không thể chịu nổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không ngừng tố cáo chúng hơn năm mươi năm qua với cộng đồng quốc tế, mà sự đáp ứng của họ không tương xứng với tình hình nghiêm trọng của những sự kiện trên Nóc Nhà của Thế Giới. Việc nhìn nhận sự diệt chủng người Tây Tạng của Ủy ban Luật gia Quốc tế (viết tắt là ICJ) năm 1950 không đưa đến những lượng định chống lại Trung Cộng. Và mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xoay sở để huy động công luận quốc tế khắp thế giới, nhưng ngài đã không đạt được những hứa hẹn từ những cộng đồng quốc gia trên thế giới có thể làm dừng lại việc vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Đó có phải nghĩa là lòng từ ái và bi mẫn bất lực chống lại những quan tâm kinh tế và sự nổ bùng sức mạnh của Trung Cộng không? Người ta có thể nghĩ như vậy vào lúc đầu, người ta có thể mỉa mai về sự quá lý tưởngcủa vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, một tu sĩ, nền thần quyền cuối cùng của thời đại khác, vốn ngài đã chuyển biến thành một chế độ dân chủ ngay trong năm đầu tiên của sự lưu vong. Nhưng một sự diễn dịch khác sẽ nổi lên nhanh chóng.

Trong nửa thế kỷ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẩn cầu với thế giới lương tâm. Vào một thời đại của xã hộihóa và lịch sử hóa toàn cầu, khi quyền con người bị khinh thường ở Tây Tạng, có phải là đó là tính nhân bản của tất cả chúng ta bị vi phạm không? Sự chiến thắng của hòa bình đối với một chế độ độc tàikhông tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ có thể là một sự chiến thắng cho tất cả mọi người.

Nếu mà, nhằm để chuyển hóa thế giớichúng ta phải bắt đầu bằng việc chuyển hóa chính mình sẽ là gì? Bằng việc giả định trách nhiệm toàn cầu? Sẽ là gì, nếu chúng ta đi theo kiểu mẫu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tất cả chúng ta được kêu gọi để trở thành “những người đem lại hòa bình” nhằm để giải thoátchính chúng ta bằng việc giải thoát sáu triệu người Tây Tạng, và vì thế để lại cho những thế hệ tới với một thế giới nhân bản hơn, huynh đệ hơn?

Chúng ta phải đi đến một loại nhận thức nào đó bây giờ, vì thế chúng ta sẽ không bị hủy diệt bằng việc ân hận vì đã từng chứng kiến thụ động một thảm kịch và vì thế, với Đức Đạt Lai Lạt Ma chúng ta có thể đạt được hòa bình.

-         Sofia Stril-Rever

Tu viện Kiri

Dharamsala, tháng Mười Hai 2008

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13838)
26/04/2021(Xem: 4219)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.