Phần I - Lời Giới Thiệu

01/06/201112:00 SA(Xem: 8007)
Phần I - Lời Giới Thiệu

TOÀN TẬP MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

LỜI GIỚI THIỆU
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI
CUỘC ĐỜISỰ NGHIỆP

Minh Châu Hương Hải là một tác giả tương đối quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Sau khi Hương Hải thiền sư ngũ lục vào giữa thế kỷ thứ 18, Lê quý Đôn đã cho ghi chép lại trong Kiến văn tiểu lục những nét chính của cuộc đời và thơ văn Minh Châu Hương Hải. Qua thế kỷ thứ 19, các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải được in lại, cụ thể Giải Di Đà kinh sớ sao và Giải Tâm kinh ngũ chỉ vào năm Minh Mạng thứ 14 (1834), Giải Kim cang kinh lý nghĩa in vào năm Tự Đức thứ 10 (1858). Đến đầu thế kỷ 20, Thiện Đình giới thiệu tiểu sử của Hương Hải trong tạp chí Nam phong số 136 (1929) 31-37, rồi sau đó nhiều tác giả đã bàn đến và giới thiệu rộng rãi vị thiền sư này với công chúng, như Mật thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 v.v…

Tuy nhiên, vẫn chưa có một nỗ lực nào nghiên cứu nghiêm túc về vị thiền sư này, cũng như thu thập các tác phẩm hiện còn được bảo lưu của ông, dẫn cuối cùng đến việc trích dẫn và bàn cãi những bài thơ và đoạn văn tưởng như của ông nhưng thực sự không phải. Tình trạng học thuật này cần phải chấm dứt. Chúng tôi đề nghị cho nghiên cứu lại cuộc đờisự nghiệp của Minh Châu Hương Hải dưới đây nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu đúng đắn về những đóng góp to lớn mà thiền sư Minh Châu Hương Hải đã cống hiến cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam .

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :