Bilingual. 175. The recommended US actions are designed to indicate to the Diem Government our displeasure. The recommendation would continue to freeze the present $5 million and would withhold the second quarter allotment.

27/02/20244:55 SA(Xem: 684)
Bilingual. 175. The recommended US actions are designed to indicate to the Diem Government our displeasure. The recommendation would continue to freeze the present $5 million and would withhold the second quarter allotment.

blank
Bilingual. 175. The recommended US actions are designed to indicate to the Diem Government our displeasure. The recommendation would continue to freeze the present $5 million and would withhold the second quarter allotment. It should be noted that the GVN budget for 1964 is already tight even on the assumption that $95 million of AID commodity imports would be available, and it is now uncertain whether the foreign aid final appropriation would permit the $95 million level. Our tentative judgment is that inflation would start to become a substantial danger in 2-4 months, but the situation would require the closest possible scrutiny. We should be prepared to live with a modest degree of inflation, but anything major would be cause for concern. Inflation would hit Saigon initially, and would be slow to reach the countryside. The only presently pending PL 480 item is $2.9 million of condensed milk. Much of this goes to the countryside, and its cut-off would be felt widely and might be blamed directly on the U.S. For this reason we do not recommend suspension of this item. The next items requiring decision will be wheat flour ($6 million) and raw cotton ($12 million) both of which would start to run short unless supplementary agreements were negotiated about 1 November. The cut-off action against Colonel Tung would be designed to be permanent and not reversible, unless our conditions were met and maintained.// Các hành động được đề nghị của Hoa Kỳ được thiết kế để cho Chính phủ Diệm thấy rõ sự bất mãn của Mỹ. Khuyến nghị sẽ tiếp tục đóng băng số tiền 5 triệu USD hiện tại và sẽ giữ lại khoản phân bổ trong quý hai. Cần lưu ý rằng ngân sách Chính phủ VNCH năm 1964 đã eo hẹp ngay cả khi có giả định rằng sẽ có sẵn 95 triệu USD hàng hóa USAID nhập cảng, và hiện tại không rõ liệu khoản phân bổ viện trợ cuối cùng đó có cho phép tới mức 95 triệu USD hay không. Đánh giá tạm thời của chúng tôi là lạm phát sẽ bắt đầu trở thành mối nguy hiểm đáng kể trong 2-4 tháng, nhưng tình hình sẽ cần được xem xét kỹ lưỡng nhất có thể. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng để [VNCH] sống với mức độ lạm phát khiêm tốn, nhưng bất cứ điều gì lớn [xảy ra] đều có thể gây lo ngại. Lạm phát ban đầu sẽ tấn công Sài Gòn và sẽ từ từ chậm đến vùng nông thôn. Mặt hàng PL 480 duy nhất hiện đang chờ xử lý là sữa đặc trị giá 2,9 triệu USD. Phần lớn trong số này được chuyển đến các vùng nông thôn Nam VN và việc cắt giảm viện trợ này sẽ tác động cảm nhận rộng rãi và có thể bị đổ lỗi trực tiếp cho Hoa Kỳ. Vì lý do này, chúng tôi không khuyến nghị tạm dừng mặt hàng này. Các mặt hàng tiếp theo cần quyết định sẽ là bột mì (6 triệu USD) và bông sợi thô (12 triệu USD), cả hai mặt hàng này sẽ bắt đầu thiếu hụt nguồn cung trừ khi các thỏa thuận bổ sung được đàm phán vào khoảng ngày 1 tháng 11. Hành động cắt viện trợ đối với Đại tá Lê Quang Tung sẽ được định ra vĩnh viễn và không thể đảo ngược, trừ khi các điều kiện của Hoa Kỳ được đáp ứngduy trì.

 

department of defense175. Annex to the Draft Report Prepared for the Executive Committee of the National Security Council (1)

 

Washington, October 4, 1963.

SUPPORTING ANALYSIS

Introduction: The recommended US actions are designed to indicate to the Diem Government our displeasure at its political actions and to create significant uncertainty in that government and in key Vietnamese groups as to the future intentions of the US. At the same time, the actions are designed to have at most slight impact on the military or counterinsurgency effort against the Viet Cong, at least in the short term. The analysis of each action from this standpoint is as follows:

1. AID Commodity Import Program. Present planning envisages a range of $80-95 million of AID commodity imports, funded under the FY 1964 Supporting Assistance portion of the foreign aid appropriation and applicable to the CY 1964 budgetary and commodity needs of the GVN. An allotment of $28 million for the first quarter of FY 1964 has already been made, and $13 million of this committed and expended, with the balance of $5 million allotted but frozen in Saigon. A second quarter allotment of $20-25 million would now normally be due. The recommendation would continue to freeze the present $5 million and would withhold the second quarter allotment.

The material effect of this action must be considered from two standpoints:

a. Commodity imports are handled through commercial channels and the proceeds in piastres then become available to the GVN, 15% at the time of licensing, approximately 80% three months later at the time of shipment, and the balance through tax receipts upon arrival. The shortfall in piastre flow from receipts at the time of licensing is sufficiently small to be within the normal swing of the account, and would have no serious effect on piastre availability for the GVN budget, the deficiency being met by small borrowings from the Central Bank. However, the effect on piastre availability would become substantial in 3-4 months, in amounts that could be met over an additional short period by larger scale borrowings but that would be cumulatively serious in producing a budget pinch in the early months of 1964, and might cause the GVN to cut expenses even sooner. It should be noted that the GVN budget for 1964 is already tight even on the [Page 361]assumption that $95 million of AID commodity imports would be available, and it is now uncertain whether the foreign aid final appropriation would permit the $95 million level.

b. The effect on the flow of commodities into Vietnam would not be serious in the short term, inasmuch as $70-80 million of previous US-funded commodity imports as well as substantial private imports are in the pipeline. A valley would, however, begin to appear about March 1964.

Psychologically, a major problem might arise as the mere decision to suspend becomes more fully known in Saigon official and business circles. The freezing of the $5 million is already known, and the timing pattern of allotment decisions is also familiar. Hence, it must be expected that this too would become rapidly known. The resulting uncertainty might cause a substantial wave of speculation or hoarding. Moreover, retaliatory or compensatory action by the GVN might accelerate the process. Our tentative judgment is that inflation would start to become a substantial danger in 2-4 months, but the situation would require the closest possible scrutiny. We should be prepared to live with a modest degree of inflation, but anything major would be cause for concern. It should be noted, however, that the inflationary effect would probably be felt principally in the affected commodities and not, for example, in the basic price of rice for the people, which is under tight GVN control. Inflation would hit Saigon initially, and would be slow to reach the countryside. Its greatest early impact on the military effort would be through raising the already tight GVN budget to levels even more unlikely to be attained by any measure the GVN could be induced or pressured to take. Since 1/2 the GVN budget goes to the military effort, shortfalls might be reflected in some measure of force reductions and probably in reductions in the GVN’s contribution to such key elements as the strategic hamlet program.

This action is not readily reversible. Since commodity imports move through commercial channels, they could not be later speeded up to avoid the impending valley. Nonetheless, a firm later decision to resume either at present full planning rates or at a more austere rate designed to keep some pressure on the GVN would tend to reduce the adverse effects.

Within 2-4 months, and perhaps sooner, a decision would have to be made whether to continue suspension and incur substantial effects on the military effort, or to resume either at the full level or at an intermediate austere level.

2. PL 480 items. Although the PL 480 mechanics are the same as for AID commodity imports, it should be noted that the specific items are in some cases more sensitive from the standpoint of popular blame to the U.S. in the countryside. Moreover, from the U.S. budgetary standpoint, PL 480 funds are more readily available than AID funds [Page 362]and for this reason have been built up to the maximum consistent with the GVN capacity to absorb; withholding PL 480 items must be weighed carefully if the economic effect is such as to require additional input in AID funds at a later time.

The only presently pending PL 480 item is $2.9 million of condensed milk. Much of this goes to the countryside, and its cut-off would be felt widely and might be blamed directly on the U.S. For this reason we do not recommend suspension of this item, nor, for lack of an appropriate mechanism, do we believe it should be shifted to direct grant channels under Title II. Instead, we believe it can make a modest contribution to the desired picture of uncertainty of being placed on a month-by-month basis rather than being negotiated on the normal basis of an agreement covering several months.

The next items requiring decision will be wheat flour ($6 million) and raw cotton ($12 million) both of which would start to run short unless supplementary agreements were negotiated about 1 November. We reserve a recommendation on these.

The remaining items comprise $5 million in the total PL 480 planning figure of $33 million for FY 1964. These too require no immediate decision.

Actions in the PL 480 field are similar to actions affecting AID commodity imports in their reversibility. Impending commodity slacks cannot be taken up by accelerated action.

3. AID Project Loans. The Saigon waterworks and electric power projects are now partially funded and under construction, and the remaining balances are up for final approval. Arrangements are so nearly final that it would be necessary to inform the contractors in both cases, and we believe this should be done frankly at once.

Suspension of these projects would have no direct effect whatever on the military effort. However, it could add to the psychological factors bearing on the likelihood of inflation, and would eventually affect employment in the Saigon area.

The GVN might well react to our suspension either by applying its own resources to the projects (raising a cumulative foreign exchange problem) or by turning to third countries such as France. The latter would be an interesting test of the recently displayed French attitude of willingness to assist, but the amounts are not so great that we should be unduly concerned from this standpoint if the French would come through.

4. Support for Colonel Tung’s Saigon Forces.

The stated rationale for this action is that we will not support forces not being used for combat purposes. The material effect of this gesture would not be great, since the equipment already in the hands of these units is generally adequate and the U.S. contribution to their pay is small and could be made up from the GVN budget. However, [Page 363]the gesture would have importance not merely as part of the picture of uncertainty, but perhaps even more strongly in dissociating the U.S. from support of these forces. If-as we believe likely-Diem refused to accept our conditions, or proposed some transparent device, we should then (unlike the other actions) make an outright public announcement. The U.S. press reaction would undoubtedly be most favorable, and within Soviet Vietnam both high military leaders and disaffected elements in Saigon would also be favorable.

The cut-off action against Colonel Tung would be designed to be permanent and not reversible, unless our conditions were met and maintained.

The recommended transfer [less than 1 line not declassified] to MACV of border surveillance and mountain scout forces is desirable in its own right. Funding through FY 1964 will continue to be supplied [less than 1 line not declassified] under the same procedures now used for CIDG forces.

Furthermore, MACV [less than 1 line not declassified] should urgently consider whether it is wise and feasible to transfer to MACV wholly or in part certain [less than 1 line not declassified] activities: combat intelligence teams and operations into south Laos and North Vietnam.

Such recommended or possible transfers [less than 1 line not declassified] responsibility would result in the loss of some [less than 1 line not declassified] liaison connections in high military circles. Hopefully, this slack could be taken up by U.S. military advisors.

5. Over-all Impact. As stated in the McNamara-Taylor Report, it should be emphasized that, so long as the U.S. continued its principal assistance activities that contribute directly to the military effort, the level of pressure on Diem generated by the recommended actions would probably not be high. We do believe, however, that they would collectively add up to a picture of significant uncertainty, and that this would extend to Diem both directly and through representations by military leaders and economic officials who would be aware of the potential consequences. We must recognize that pressures such as these do not appear likely to get rid of Nhu, and likewise that they might conceivably lead Diem and Nhu to some upsetting action.

6. Need for a Working Group. Both GVN reaction and the impact of these actions on the military effort (notably through the inflation possibility) require very close review. Hence our recommendation for a working group in Washington, with Ambassador Lodge reporting reactions carefully.

CAVEATS TO RECOMMENDED APPROACH

It is only prudent to recognize that the course of action outlined above can be substantially affected by developments beyond our control. Among these might be one or more of the following:

a) Unanticipated coup d’etat (e.g. by junior officers), or death of Diem.

b) Other unanticipated internal developments (similar to the Hue incident on May 8) which could take place in the volatile atmosphere that characterizes the Vietnamese political scene. This could include a marked step-up in the pace and nature of the Viet Cong effort.

c) International developments affecting the war or the GVN’s position, e.g. active Chinese Communist or Cambodian support to the Viet Cong; a UN initiative toward the condemnation of the GVN or neutralization of the area; or active and direct intervention by North Vietnamese forces in Central Viet-Nam.

d) A posture by the GVN vis-a-vis the United States characterized by outright and stubborn hostility to “foreign interference,” accompanied by efforts to rally popular xenophobia.

e) A bid by Hanoi or the National Front for a rapprochement on terms attractive to Diem and Nhu (a contingency we believe conceivable, but unlikely).

f) A situation in which the Ngos carry out the forms of change, but maintain the fundamental character and image of their regime.

NOTES:

(1) Source: Kennedy Library, Hilsman Papers, Country Series-Vietnam. Top Secret. There is no drafting information on the source text, but an earlier draft of this annex, October 3, had William Bundy as the drafter. (Ibid.) This annex was attached without modification to the October 5 draft of the report (see footnote 3, Document 174) but was not sent as part of Document 181.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d175

 

.... o .....

 

175. Bản Phụ lục của Dự thảo Báo cáo được viết cho Ban Chấp Hành Hội đồng An ninh Quốc gia (1)

 

Washington, ngày 4 tháng 10 năm 1963.

PHÂN TÍCH HỖ TRỢ

Giới thiệu: Các hành động được đề nghị của Hoa Kỳ được thiết kế để cho Chính phủ Diệm thấy rõ sự bất mãn của Mỹ đối với các hành động chính trị của Diệm và để tạo ra bất ổn lớn trong chính phủ VNCH và các nhóm chủ lực của VNCH về các ý định tương lai của Mỹ. Đồng thời, các hành động này được thiết kế để có tác động nhẹ nhất đến nỗ lực quân sự hoặc chiến dịch chống lại VC, ít nhất là trong ngắn hạn. Việc phân tích từng hành động từ quan điểm này như sau:

1. Chương trình nhập cảng hàng hóa AID (Sở Phát Triển Quốc Tế: USAID). Kế hoạch hiện tại dự tính khoảng 80-95 triệu USD nhập cảng hàng hóa AID, được viện trợ theo phần Hỗ trợ tài khóa (FY: fiscal year) 1964 của phân bổ viện trợ nước ngoài và áp dụng cho nhu cầu ngân sách và hàng hóa niên khóa (CY: calendar year) 1964 của Chính phủ VNCH. Một khoản phân bổ trị giá 28 triệu đô la cho quý đầu tiên của năm FY 1964 đã được thực hiện, và 13 triệu đô la trong số này đã cam kết và chi tiêu, với số dư 5 triệu đô la được phân bổ nhưng bị đóng băng (nằm im: frozen) ở Sài Gòn. Thông thường, khoản phân bổ trong quý hai là 20-25 triệu USD sẽ đến hạn. Khuyến nghị sẽ tiếp tục đóng băng số tiền 5 triệu USD hiện tại và sẽ giữ lại khoản phân bổ trong quý hai.

Phần ảnh hưởng vật chất của hành động này phải được xem xét từ hai quan điểm:

a. Hàng hóa nhập cảng được xử lý thông qua các tuyến thương mại và số tiền thu được sau đó sẽ được chuyển cho Chính phủ VNCH, 15% tại thời điểm cấp phép, khoảng 80% ba tháng sau tại thời điểm vận chuyển và phần còn lại thông qua biên lai thuế khi hàng đến. Sự thiếu hụt trong dòng tiền từ các khoản thu tại thời điểm cấp phép là đủ nhỏ để nằm trong phạm vi dao động bình thường của tài khoản và sẽ không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp tiền cho ngân sách Chính phủ VNCH, sự thiếu hụt được đáp ứng bằng các khoản vay nhỏ từ Ngân hàng Trung ương VNCH. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tiền mặt đồng VN sẽ trở nên khó khăn hơn trong 3-4 tháng sau, với số tiền có thể được đáp ứng trong một khoảng thời gian ngắn bổ sung bằng các khoản vay quy mô lớn hơn nhưng điều đó sẽ nghiêm trọng về mặt tích lũy trong việc gây ra tình trạng khó khăn về ngân sách trong những tháng đầu năm 1964, và có thể khiến Chính phủ VNCH cắt giảm chi phí [thắt lưng buộc bụng] sớm hơn. Cần lưu ý rằng ngân sách Chính phủ VNCH năm 1964 đã eo hẹp ngay cả khi có giả định rằng sẽ có sẵn 95 triệu USD hàng hóa USAID nhập cảng, và hiện tại không rõ liệu khoản phân bổ viện trợ cuối cùng đó có cho phép tới mức 95 triệu USD hay không.

b. Tác động đối với dòng hàng hóa vào Việt Nam sẽ không nghiêm trọng trong ngắn hạn, vì 70-80 triệu USD hàng hóa nhập cảng do Hoa Kỳ tài trợ trước đây cũng như lượng nhập cảng tư nhân đáng kể đang được chuẩn bị. Tuy nhiên, một thung lũng [thiếu hàng nhập] sẽ bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 3 năm 1964.

Về mặt tâm lý, một vấn đề lớn có thể nảy sinh khi quyết định đình chỉ đơn thuần được biết đến nhiều hơn trong giới quan chức và doanh nghiệp Sài Gòn. Việc đóng băng 5 triệu đô la đã được lộ tin ra và mô hình thời gian của các quyết định phân bổ cũng quen thuộc. Do đó, người ta phải mong đợi rằng điều này cũng sẽ nhanh chóng được biết đến. Sự bất định [về viện trợ] dẫn đến có thể gây ra một làn sóng đầu cơ hoặc tích trữ đáng kể. Hơn nữa, hành động trả đũa hoặc đền bù của Chính phủ VNCH có thể đẩy nhanh quá trình này. Đánh giá tạm thời của chúng tôi là lạm phát sẽ bắt đầu trở thành mối nguy hiểm đáng kể trong 2-4 tháng, nhưng tình hình sẽ cần được xem xét kỹ lưỡng nhất có thể. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng để [VNCH] sống với mức độ lạm phát khiêm tốn, nhưng bất cứ điều gì lớn [xảy ra] đều có thể gây lo ngại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tác động lạm phát có thể chủ yếu được cảm nhận ở những mặt hàng bị ảnh hưởng chứ không phải ở giá gạo cơ bản cho người dân, vốn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ VNCH. Lạm phát ban đầu sẽ tấn công Sài Gòn và sẽ từ từ chậm đến vùng nông thôn. Tác động ban đầu lớn nhất của nó đối với nỗ lực quân sự sẽ là thông qua việc nâng ngân sách vốn đã eo hẹp của Chính phủ VNCH lên mức thậm chí khó có thể đạt được bằng bất kỳ biện pháp nào mà Chính phủ VNCH có thể bị thúc đẩy hoặc bị gây áp lực phải thực hiện. Vì 1/2 ngân sách của Chính phủ VNCH dành cho nỗ lực quân sự, nên sự thiếu hụt có thể được phản ánh qua một số biện pháp cắt giảm trong quân lực và có lẽ ở việc giảm đóng góp của Chính phủ VNCH cho những yếu tố then chốt như chương trình ấp chiến lược.

Hành động này không thể đảo ngược dễ dàng. Vì nhập cảng hàng hóa di chuyển qua các tuyến thương mại nên sau này không thể tăng tốc để tránh vùng trũng [thiếu hàng] sắp xảy ra. Tuy nhiên, một quyết định chắc chắn sau đó là khôi phục lại mức quy hoạch đầy đủ như hiện tại hoặc ở mức khắc khổ [cắt giảm] hơn nhằm gây áp lực lên Chính phủ VNCH sẽ có xu hướng giảm bớt những tác động bất lợi.

Trong vòng 2-4 tháng, và có lẽ sớm hơn, sẽ phải đưa ra quyết định liệu có nên tiếp tục đình chỉ [viện trợ] và gây ra những ảnh hưởng lớn đến nỗ lực quân sự hay tiếp tục ở cấp độ đầy đủ hoặc ở cấp độ khắc khổ trung dung.

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Đoạn kế tiếp là Mỹ dự kiến cắt giảm viện trợ PL 480. Chữ viết tắt của Public Law 480: viện trợ nông sản vì hòa bình.)

2. Các mặt hàng PL 480. Mặc dù cơ chế của PL 480 giống như cơ chế nhập cảng hàng hóa AID, cần lưu ý rằng các mặt hàng cụ thể trong một số trường hợp nhạy cảm hơn theo quan điểm quy trách phổ biến cho Hoa Kỳ ở nông thôn. Hơn nữa, từ quan điểm ngân sách Hoa Kỳ, ngân sách PL 480 sẵn có hơn ngân sách viện trợ AID và vì lý do này đã được xây dựng ở mức tối đa phù hợp với khả năng hấp thụ của Chính phủ VNCH; Việc ngưng gửi các mặt hàng PL 480 phải được cân nhắc cẩn thận nếu hiệu quả kinh tế đến mức đòi hỏi phải có thêm đầu vào trong ngân sách AID sau này.

Mặt hàng PL 480 duy nhất hiện đang chờ xử lý là sữa đặc trị giá 2,9 triệu USD. Phần lớn trong số này được chuyển đến các vùng nông thôn Nam VN và việc cắt giảm viện trợ này sẽ tác động cảm nhận rộng rãi và có thể bị đổ lỗi trực tiếp cho Hoa Kỳ. Vì lý do này, chúng tôi không khuyến nghị tạm dừng mặt hàng này cũng như vì thiếu cơ chế thích hợp, chúng tôi tin điều đó nên được chuyển sang các kênh tài trợ trực tiếp theo Tiêu đề II (Thực phẩm vì hòa bình). Thay vào đó, chúng tôi tin rằng nó có thể đóng góp khiêm tốn vào bức tranh mong muốn về sự bất định được đặt ra theo từng tháng thay vì được đàm phán trên cơ sở thông thường của một thỏa thuận kéo dài vài tháng.

Các mặt hàng tiếp theo cần quyết định sẽ là bột mì (6 triệu USD) và bông sợi thô (12 triệu USD), cả hai mặt hàng này sẽ bắt đầu thiếu hụt nguồn cung trừ khi các thỏa thuận bổ sung được đàm phán vào khoảng ngày 1 tháng 11. Chúng tôi bảo lưu một khuyến nghị về những điều này.

Các hạng mục còn lại bao gồm 5 triệu USD trong tổng kế hoạch PL 480 là 33 triệu USD cho năm tài chính 1964. Những hạng mục này cũng không cần phảiquyết định ngay lập tức.

Các hành động trong lĩnh vực PL 480 tương tự như các hành động ảnh hưởng đến nhập cảng hàng hóa AID ở tính chất có thể đảo ngược. Sự thiếu hụt hàng hóa sắp xảy ra không thể được khắc phục bằng hành động nhanh chóng.

3. Các khoản vay dự án AID. Các dự án điện và nước ở Sài Gòn hiện đã được cấp vốn một phần và đang được xây dựng, số dư còn lại đang chờ phê duyệt lần cuối. Các thỏa thuận gần như cuối cùng đến mức cần phải thông báo cho các nhà thầu trong cả hai trường hợpchúng tôi tin rằng việc này nên được thực hiện một cách thẳng thắn ngay lập tức.

Việc đình chỉ các dự án này sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp nào đến nỗ lực quân sự. Tuy nhiên, nó có thể cộng thêm các yếu tố tâm lý có khả năng gây ra lạm phát và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến việc làm ở khu vực Sài Gòn.

Chính phủ VNCH có thể phản ứng tốt với việc đình chỉ viện trợ của chúng ta bằng cách sử dụng nguồn lực của chính họ cho các dự án (gây ra vấn đề ngoại hối tích lũy) hoặc bằng cách chuyển sang các nước thứ ba như Pháp. Điều thứ hai sẽ là một thử nghiệm thú vị về thái độ sẵn sàng hỗ trợ của Pháp được thể hiện gần đây, nhưng số lượng không lớn đến mức chúng ta nên lo lắng quá mức từ quan điểm này nếu người Pháp thông qua.

4. Viện trợ đối với Lực Lượng Đặc Biệt ở Sài Gòn của Đại Tá Lê Quang Tung.

Lý do đã nêu cho hành động này là chúng tôi sẽ không hỗ trợ các đơn vị không được sử dụng cho mục đích chiến đấu. Hiệu quả vật chất của cử chỉ này sẽ không lớn, vì trang thiết bị có sẵn trong tay các đơn vị này nói chung là đầy đủ và sự đóng góp của Hoa Kỳ cho họ là nhỏ và có thể được bù đắp từ ngân sách Chính phủ VNCH. Tuy nhiên, cử chỉ này sẽ có tầm quan trọng không chỉ như một phần của bức tranh về sự bất định, mà có lẽ còn mạnh mẽ hơn trong việc tách Hoa Kỳ ra khỏi viện trợ cho các lực lượng này. Nếu - như chúng tôi tin rằng - Diệm từ chối chấp nhận các điều kiện của chúng ta, hoặc đề xuất một công cụ minh bạch nào đó, thì chúng ta nên (không giống như những hành động khác) đưa ra một thông báo công khai. Phản ứng của báo chí Hoa Kỳ chắc chắn sẽ là thuận lợi nhất, và ngay cả ở Nam VN Xô Viết này, cả các sĩ quan cấp cao lẫn những phần tử bất mãn ở Sài Gòn cũng sẽ ủng hộ chúng ta.

Hành động cắt viện trợ đối với Đại tá Lê Quang Tung sẽ được định ra vĩnh viễn và không thể đảo ngược, trừ khi các điều kiện của Hoa Kỳ được đáp ứngduy trì.

Việc đề nghị chuyển giao [ít hơn 1 dòng không được giải mật] cho MACV của lực lượng giám sát biên giới và trinh sát miền núi là điều đáng mong muốn. Nguồn tài chính cho đến năm tài chính 1964 sẽ tiếp tục được cung cấp [ít hơn 1 dòng không được giải mật] theo cùng các thủ tục hiện được áp dụng cho lực lượng LLĐB.

Hơn nữa, MACV [dưới 1 dòng không được giải mật] cần khẩn cấp xem xét liệu việc chuyển giao toàn bộ hay một phần cho MACV một số hoạt động khôn ngoan và khả thi [dưới 1 dòng không được giải mật]: các đội tình báo chiến đấu và các hoạt động vào Nam Lào và Bắc Việt Nam.

Việc chuyển giao trách nhiệm được khuyến nghị hoặc có thể xảy ra [ít hơn 1 dòng không được giải mật] sẽ dẫn đến việc mất một số kết nối liên lạc [dưới 1 dòng không được giải mật] trong giới quân sự cấp cao. Hy vọng rằng sự chậm trễ này có thể được các cố vấn quân sự Hoa Kỳ giải quyết bù đắp.

5. Tác động tổng thể. Như đã nêu trong Báo cáo McNamara-Taylor, cần nhấn mạnh rằng, chừng nào Hoa Kỳ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ chủ yếu góp phần trực tiếp vào nỗ lực quân sự, thì mức độ áp lực lên Diệm do các hành động được khuyến nghị có thể sẽ không cao. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng sẽ tạo nên một bức tranh về sự bất định lớn và điều này sẽ ảnh hưởng đến Diệm cả trực tiếp lẫn thông qua sự đại diện của các nhà lãnh đạo quân sự và quan chức kinh tế, những người sẽ nhận thức được những hậu quả tiềm tàng. Chúng ta phải thừa nhận rằng những áp lực như thế này dường như không có khả năng loại bỏ Nhu, và tương tự như vậy, chúng có thể dẫn Diệm và Nhu đến một số hành động khó chịu.

6. Cần có một nhóm làm việc. Cả phản ứng của Chính phủ Việt Nam lẫn tác động của những hành động này đối với nỗ lực quân sự (đặc biệt là thông qua khả năng lạm phát) đều cần được xem xét rất kỹ lưỡng. Do đó, chúng tôi đề xuất một nhóm làm việc ở Washington, trong đó Đại sứ Lodge báo cáo cẩn thận các phản ứng.

DÈ DẶT ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ NGHỊ

Chỉ nên thận trọng khi nhận ra rằng quá trình hành động được nêu ở trên có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi những diễn biến ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Trong số này có thể có một hoặc nhiều điều sau đây:

a) Cuộc đảo chính bất ngờ (ví dụ của sĩ quan cấp dưới), hoặc cái chết của Diệm.

b) Các diễn biến nội bộ ngoài dự kiến khác (tương tự sự kiện Huế [thảm sát] ngày 8/5) có thể diễn ra trong bầu không khí bất ổn đặc trưng của chính trường Việt Nam. Điều này có thể bao gồm một bước tiến rõ rệt về tốc độ và bản chất của nỗ lực của Việt Cộng.

c) Diễn biến quốc tế ảnh hưởng đến chiến tranh hoặc quan điểm của Chính phủ VNCH, ví dụ: sự hỗ trợ tích cực của CSTQ hoặc Campuchia cho VC; một sáng kiến của LHQ hướng tới việc lên án Chính phủ VNCH hoặc vô hiệu hóa khu vực; hoặc sự can thiệp tích cực và trực tiếp của lực lượng Bắc Việt ở miền Trung VN.

d) Một thái độ của Chính phủ VNCH đối với Hoa Kỳ được đặc trưng bởi thái độ thù địch trực diện và ngoan cố đối với “sự can thiệp của nước ngoài”, kèm theo những nỗ lực nhằm khơi dậy tinh thần bài ngoại trong dân chúng.

e) Một nỗ lực của Hà Nội hoặc Mặt trận Dân tộc nhằm nối lại quan hệ hợp tác với các điều kiện hấp dẫn đối với Diệm và Nhu (một tình huống bất ngờ mà chúng tôi tin là có thể tưởng tượng được, nhưng khó có thể xảy ra).

f) Một tình huống trong đó gia đình nhà Ngô thực hiện các hình thức thay đổi nhưng vẫn giữ được tính chấthình ảnh cơ bản của chế độ của họ.

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, Hilsman Papers, Country Series-Việt Nam. Bí mật hàng đầu. Không có thông tin soạn thảo về văn bản nguồn, nhưng bản thảo trước đó của phụ lục này, ngày 3 tháng 10, có William Bundy (Phó phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng về an ninh quốc tế) là người soạn thảo. (Cùng nguồn) Phụ lục này được đính kèm mà không sửa đổi bản dự thảo báo cáo ngày 5 tháng 10 (xem chú thích cuối trang 3, Tài liệu 174) nhưng không được gửi như một phần của Tài liệu 181.

  .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.