● Giao Thoa Giữa Nội Dung Tôn Giáo Và Chính Sách Quốc GiaSuy Nghĩ Về Cách Tiếp Cận Từ Góc Độ Nhà Nước Việt Nam

14/10/201012:00 SA(Xem: 15866)
● Giao Thoa Giữa Nội Dung Tôn Giáo Và Chính Sách Quốc Gia – Suy Nghĩ Về Cách Tiếp Cận Từ Góc Độ Nhà Nước Việt Nam

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
NHƯ THỊ NGÃ VĂN
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

GIAO THOA GIỮA NỘI DUNG TÔN GIÁO 
VÀ CHÍNH SÁCH QUỐC GIA 
 Suy nghĩ về cách tiếp cận từ góc độ nhà nước Việt Nam

Bài trình bày trong Hội thảo quốc tế “Phật giáo trong Thời đại mới – Cơ hội và Thách thức” tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, ngày 15/7/2006.

Dẫn nhập – Giao thoa là quy luật, là hiện tượng có thật

Hiện tượng giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc gia là một hiện tượng khá phổ biến kể từ khi thần quyền (của Giáo hội có tổ chức) và thế quyền (của Nhà nước làm quản lý) đan bện vào nhau và tương tác để cùng tồn tại và phát triển. Quá trình đan bện đó, trên lý thuyết cũng như trong thực tế, là một quá trình phức tạp và đa dạng, hàm chứa và phát sinh nhiều mâu thuẫn đối lập tiêu cực nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cọng hưởng hài hòa tích cực. Chẳng khác gì hiện tượng giao thoa của hai nguồn sóng, tuy không cùng biên độ nhưng lại cùng tần số, nên đã kết hợp thành những “bụng” và những “nút”, tuy đều đặn nhưng lên xuống chập chùng.

Hầu hết các tôn giáo (độc Thần hoặc đa thần) đều vận dụng nội dung thần học và/hoặc triết học để chuyển hóa nội tâm tín đồ hướng đến những giá trị hoàn thiệnvĩnh cửu, tuy chủ yếu nhằm giải quyết những nhu cầu tâm linh và siêu hình của con người, nhưng đồng thời cũng thiết định các giá trị đạo đứcvăn hóa làm kim chỉ nam cho đời sống xã hội của tín đồ. Còn chính quyền thì triển khai triết lý trị nước của mình, thông qua các chính sách quốc gia, để bảo vệ tổ quốc, phát triển xã hội, và nâng cao phẩm chất cuộc sống của toàn thể nhân dân

Tuy nhiên, dù lấy đối tượng là con người cá nhân hay con người tập thể, con người xã hội hay con người công dân, trong quá trình thể hiện chức năng của mình, tôn giáo và chính quyền thường thường, nhưng không phải luôn luôn, là những bạn đồng hành tâm đầu ý hiệp. Nhưng một khi mâu thuẫn xuất hiện, mà thường thườngmâu thuẫn quyền lợiquyền lực, hai thực thể nầy lại trở thành đối thủ bất khoan nhượng, thậm chí còn sát phạt lẫn nhau. Vì thế mà đã có những tôn giáo hô hào lật đổ nhà nước và có người đã tuyên bố tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân hoặc cho rằng Thượng Đế đã chết rồi [1] . 

Đó là chưa nói đến mâu thuẫn giữa các nhà nước trong cùng một tôn giáo, và mâu thuẫn giữa các tôn giáo trong cùng một nhà nước. Hay lên đến cao điểm, khi một tôn giáo nhân danh tín ngưỡng của mình, huy động một (hay nhiều) nhà nước để tuyên chiến với một (hay nhiều) nhà nước khác. Quan niệm “thánh chiến” của một vài tôn giáo có nền giáo lý cực đoangiáo điều đã làm đổ ra không biết bao nhiêu xương trắng máu đào giữa các dân tộc trong lịch sử nhân loại kể từ cuộc chiến tranh tôn giáo đầu tiên giữa Byzantine và Hồi giáo năm 645 [2] cho đến mười hai cuộc chiến [3] đang tiến hành ở ngay thời điểm 2006 nầy. 

Mười hai cuộc đụng độ vũ trang có yếu tố tôn giáo chi phối hiện nay là: Ở Palestine (Do Thái giáoHồi giáo), ở Balkans (Công giáo và Chính Thống giáo), cũng ở Balkans (Chính Thống giáo và Hồi giáo), ở Bắc Ireland (Công giáo và Tin Lành), ở Kashmir (Hồi giáoẤn Độ giáo), ở Sudan (Tin LànhHồi giáo), ở Nigeria (Tin LànhHồi giáo), ở Ethiopia (Tin LànhHồi giáo), ở Sri Lanka (Ấn Độ giáo Tamil và Phật giáo Sinhalese), ở Indonesia (Tin LànhHồi giáo), ở Caucasus (Chính Thống giáo và Hồi giáo) và cũng ở Caucasus (Công giáo và Hồi giáo). Điều đáng lưu ý là ngoại trừ ở Sri Lanka, 11 trong 12 cuộc đụng độ nầy (92%) đều có quan hệ đến những tôn giáo với nền thần học lấy cùng một Thiên Chúa làm xuất phát điểm tín ngưỡng.

Theo Sam Harris, chính “Sự bất tương đồng giữa các nền thần học đã chia tách thế giới chúng ta thành những cộng đồng đạo đức khác biệt làm nguồn gốc cho những tranh chấp đẫm máu giữa con người” [4] 

Trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ, nhiều người đã nói đến thế kỹ thứ XXI như một thế kỷ của tôn giáo [5] , nghĩa là các tôn giáo có tổ chức sẽ vừa năng động hơn trong nỗ lực biến nội dung thần học thành định hướng học thuật chủ đạo của quốc gia, vừa chủ động hơn trong việc cụ thể đi vào và khống chế dòng chính (mainstream) của tiến trình phát triễn xã hội loài người.

Lời tiên đoán nầy dựa trên hai, trong nhiều, lý do sau đây: 

Thứ nhất lịch sử tôn giáo trong 500 năm vừa qua đã chứng tỏ rắng các xu hướng vận động tôn giáo hầu như lúc nào cũng có tính cách toàn cầu, triệt đểtác động sâu sắc lên những hình thái sinh hoạt khác của con người. Nó lại càng rõ ràng hơn khi, hiện nay, các định chế tôn giáo có tổ chức đã đẩy mạnh chính sách truyền giáo của mình bằng cách bám vào cuộc cách mạng thông tin và cỡi lên trên làn sóng toàn cầu hóa kinh tế [6]. 

Thứ nhì là hạ bán thế kỹ thứ XX đã được khắc đậm bắng các mâu thuẫntranh chấp có tính tôn giáo. Những mâu thuẫn nầy càng lúc càng trở nên phức tạp và càng ngày mức độ cực đoan càng gia tăng. Tranh chấp giữa các tôn giáo thông qua các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, và nhiều khi bằng vũ lực giữa hai khuynh hướng hữu thần và phi Thượng Đế [7] đang rõ nét và không thấy có dấu hiệu giảm thiểu.

Lịch sử nhân loại, từ Đông sang Tây, từ xã hội cổ truyền đến nhà nước hiện đại, cho ta biết nhiều giai đoạn mà trong đó nhà nước cầm quyền đã vận dụng nội dung tôn giáo vào các chính sách quốc gia. Và ngược lại, các chính sách quốc gia cũng đã tìm cách tác động lên đời sống tôn giáo của các tín đồ

Khi hiện tượng giao thoa thuận chiều, nghĩa là nhà nước và tôn giáo cùng mục tiêu, cùng đối tượng, và cùng quyền lợi thì dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, công dân có văn hóa một cách bền vững. Khi hiện tượng đó ngược chiều thì nó sẽ trở thành một đại họa cho quốc gia.

Tôi chỉ xin liệt kê ngắn gọn bốn trường hợp lịch sử tiêu biểu mà những ai quan tâm đến lãnh vực nầy cũng đều biết, để xác nhận rằng hiện tượng nầy đã xảy ra, và đó là quy luật tự nhiên của quá trình phát triển xã hội. Hệ quả của sự vận dụng nầy có thể tốt mà cũng có thể xấu, nhưng nói chung, thật khó mà tránh được.

Trước hết là hai chuyện Đông Tây thế giới, chuyện cả mấy ngàn năm trước cũng như chuyện cận đại:

1- Sau trận đánh đẫm máu chiếm thành Hưu Thị La (Kalinga) mà số tử thương của cả hai phe lâm chiến lên đến cả mấy ngàn người, bạo chúa A Dục vương (Asoka, 273-232 trước Tây lịch), đã nghe lời Tỳ kheo Ưu Ba Cúc Đa đoạn tuyệt với chính sách trị quốc bằng bạo lực để quay về cửa Phật, phát tâm vận dụng nội dung Phật giáo vào chính sách quốc gia. Vị “đồ tể buông dao” nầy cho thiết lập một số “luật” (khắc lên 36 trụ đá tại tỉnh Bhopal, Ấn Độ) quy địnhthể chế hóa những nguyên tắc ứng xử trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, và triệt để thi hành một chính sách ngoại giao đa phương và đa diện “làm bạn với tất cả mọi người” nên đã mang lại hòa bình và thịnh vượng cho vương quốc. Sự vận dụng nầy lấy nội dung nhập thế của Phật giáo làm cơ sở, đã giúp nhà vua “cai trị dễ dàng một đế quốc rộng lớn mà không cần dùng đến sức mạnh ”. [8]

2- Vua Louis 16 (1638-1715), thừa kế chủ thuyết Quân chủ Tuyệt đối (Absolute Monarch) của vua Louis 14 trước đó, vốn duy trì vương quyền bằng một hệ thống quản lý quốc gia rập khuôn theo mô hình tổ chức quyền hành độc tôn của Giáo hoàng Công giáo La Mã, đã thiết kế chính sách điền thổ, chính sách thuế khóa và chính sách giáo dục mang lại nhiều đặc quyền đặc lợi cho giai cấp Tăng lữ. Đến khi không giải quyết thỏa đáng được mâu thuẫn quyền lợi giữa thế lực Tăng lữ nầy và hai tầng lớp Quý tộc và Mai bản công nông, vua Louis 16 đã ban hành một loạt những biện pháp cải cách bất bình đẳng, làm tiền đề chính trị xã hội cho giới tư sản và nông dân kết hợp phát động cuộc cách mạng dân quyền 1789 tại Pháp. Chảy xuyên suốt các triều đại của dòng họ Louis Bourbon ngoan đạo nầy là não trạng độc tôn quyền lực, xuất sinh từ nội dung thần học Công giáo La Mã lúc bấy giờ, quyết đoán rằng chỉ có ta là sự thật duy nhất, chỉ có ta là con đường cứu chuộc duy nhất.

Đó là hai trường hợp nước ngoài. Trở lại với Việt Nam, ta cũng đã có trường hợp cả mấy trăm năm trước và trường hợp mới đây

3- Triều đại nhà Trần của nước ta đã thể hiện một cách nhuần nhuyễn và sinh động nội dung của giáo lý đạo Phật trên cả hai mặt nội trị và ngoại giao, làm cho nước ta trở nên hùng mạnh mà vẫn hiếu hòa, dân nước ta nhu thuần mà vẫn phú cường trong gần 3 thế kỳ [9] . Những vị vua Phật tử khai sáng như Trần Thái TôngTrần Nhân Tông đã xây dựng một cơ sở tinh thần để từ đó và trên đó, vận dụng tinh thần dung hợp và khai phóng của Phật giáo, đoàn kết và thống nhất toàn bộ nỗ lực tri thức và nguồn lực vật chất xã hội để vừa có thể đánh bại các đạo quân xâm lược hung bạo phương Bắc, vừa mở mang bờ cõi về phương Nam, lại đặc biệt vừa tiếp thu một cách có đãi lọc và sáng tạo các nền văn hóa ngoại nhập hầu súc tích hóa và hiện đại hóa nền văn hóa bản địa đương thời của nước ta. Những chính sách quân phân điền thổ, lương bổng và thuế khóa, cải tạo tù binh và hàng binh, giáo dục và thi cử để tuyển chọn nhân tài, ... đều bắt nguồn từ tính bình đẳng, hạnh bồ tát, và lý duyên khởi của giáo lý nhà Phật. 

4- Năm 1956, tại miền Nam nước ta, có một chế độ Cọng hòa Tổng thống chế được hình thành. Nhưng vì chế độ nầy thừa kế những di sản lịch sử của Hội Truyền giáo Hải ngoại Pháp tại Paris, khai sinh do và phát triển nhờ những vận động chính trị của giới Công giáo Mỹ [10] , lại chủ yếu do khối trí thức Công giáo tại miền Nam thành lập, nên chế độ Cọng hòa nầy, tự trong bản chất, có thể gọi là một chế độ “Công giáo trị”. Từ những điều kiện lịch sử đó, chính quyền Ngô Đình Diệm trong suốt 9 năm cầm quyền đã vận dụng nội dung thần học Thiên Chúa giáo vào các chính sách trị nước. Trước hết và quan trọng nhất là hai quốc sách chống Cọng (hữu thần chống vô thần) và Công giáo hóa miền Nam (diệt trừ tà ma ngoại đạo để vinh danh Thiên Chúa). Những chính sách quản lý quốc gia còn lại chỉ là công cụ nối dài của hai quốc sách nầy: Quốc phòng, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, tư pháp, nhân dụng, thông tin, điền địa,..[11]. 

Đến năm 1963, trước chính sách tôn giáo bất bình đẳng trắng trợn của chính quyền Ngô Đình Diệm, Phật giáo đồ miền Nam đã vận dụng chữ “Không” của nhà Phật để cùng với nhân dân miền Nam dõng dạc đứng lên khước từ chế độ nầy. 

Liệt kê bốn trường hợp lịch sử trên đây, từ Đông sang Tây, từ nước người cho đến nước ta, từ nghìn năm trước cho đến bây giờ, ... là chỉ để minh chứng một điều: Sự giao thoa giũa nội dung tôn giáo và các chính sách trị nước là hiện tượng có thật, không tránh được [12] . Nếu cần phải kể thêm những trường hợp giao thoa tiêu biểu khác thì ta còn thấy tiêu cực như loạn Thái bình Thiên quốc của Hồng Tú Toàn tại Trung Quốc, Tám cuộc “thánh chiến” của Thập tự quân tại Âu châu, vai trò chính trị của Giáo hội Công giáo La Mã tại Phillippines, các chế độ Thần chủ (Theocracy) Hồi giáo tại Cận và Trung Đông, ... Còn về mặt tích cực, thì ta có thể kể đến ảnh hưởng triết lý Khổng giáo tại Singapore, thần học Do Thái giáo tại Israel, hay phương châm trị quốcBhutan không có GNP , Bhutan chỉ có GNH (Gross National Happiness)” của tiểu quốc Phật giáo Bhutan.

Nhưng có lẽ không có trường hợp nào mà sự giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách nhà nước lại rõ ràng và quy mô như trường hợp nước Mỹ. Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2004, khi biện minh cho chính sách ngoại giao cố tìm cách áp đặt các giá trị Mỹ lên các nước khác trên toàn thế giới, ứng cử viên tổng thống George W. Bush đã tuyên bố rằng: Tự do không phải là món quà của Mỹ cho thế giới. Nó là món quà của Chúa Quyền năng ban cho mỗi người nam và người nữ trên thế giới nầy. Như vậy, rõ ràng nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Mỹ còn muốn vượt cả biên cương quốc gia mà vận dụng nội dung tôn giáo vào đời sống của toàn nhân loại ! [13] 

Tổng quan tình hình tôn giáo tại Mỹ 
Đa tầng, đa diện, và đa chiều

Hợp chủng quốc Hoa kỳ được hình thành vì hai biến cố lớn tại Âu châu (và sau nầy, tại thuộc địa Anh trên vùng đất mới) vào cuối thế kỷ thứ mười bảy: Sưu cao thuế nặng và bách hại tôn giáo. Từ đó, chảy xuyên suốt quá trình lập quốc của Hoa Kỳ, “thuế” và “giáo” đã luôn luôn là hai lãnh vực được cả giới lãnh đạo lẫn nhân dân Mỹ quan tâm đặc biệt trong nỗ lực thiết kế chính sách quốc gia

Mùa Xuân năm 1620, sau một chuyến hành trình gian khổ băng qua Đại Tây dương, thương thuyền Mayflower đã cập vào mỏm đá Plymouth (sau nầy thuộc tiểu bang Massachusetts), mang theo 120 hành khách mà đa sốtín đồ Tin Lành ly khai Puritans tại Hà Lan và Anh. Dù từ thế kỷ thứ 16 đã có những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đến thám hiểm châu Mỹ, nhưng một cách chính thức, chính những hành khách Tin Lành Puritains nầy sẽ là những nhà truyền giáo đầu tiên, sau nầy, theo làn sóng mở đất và tìm vàng để đi về miền viễn Tây, nối liền hai bờ đại dương của lục địa Bắc Mỹ. 

Tiếp nối bước chân của họ là những giáo đoàn Thiên Chúa giáo (Tin Lành và Công giáo La Mã) tại Anh, Đức, Bĩ, Pháp, Ý, Đan Mạch, Ái Nhĩ lan, ... cùng với các thành phần khác của xã hội như trí thức, thương gia, thầy giáo, cựu tù nhân, thợ thuyền, và những tay phiêu lưu … dong buồm tiến về miền Thế giới Mới New World, vừa để khai khẩn tài nguyên thiên nhiên trù phú vừa được tự do hành xử quyền thờ phượng của nhu cầu tâm linh. Trong quá trình dựng nước đó, có lúc họ đã không ngần ngại tiêu diệt trọn vẹn các nền văn hóa bản địa đa thần của các thổ dân, và cũng có lúc họ sáng lập ra những giáo hội Tin Lành hoàn toàn mới, phù hợp với tâm tình và vóc dáng đặc thù của một quốc gia tân lập còn non trẻ. Những hội thánh đó, một số sau nầy trở thành top ten, đã được thành lập theo thứ tự thời gian sau đây (Bảng I): 

Bảng I - Năm thành lập của 10 Hội thánh Cơ đốc giáo 
lớn nhất tại Mỹ (Nguồn Thông tin: ARIS, 2005)

Thứ tự Tổ chức Giáo hội Năm
1 Roman Catholic Church  1787*
2 Church of Jesus Christ of Latter-day Saints  1830
3 Southern Baptist Convention  1845
4 Lutheran Church - Missouri Synod  1847
5 Church of God in Christ  1897
6 Assemblies of God  1914
7 National Baptist Convention of America  1915
8 United Methodist Church  1968
9 Presbyterian Church (U.S.A.)  1983
10 Evangelical Lutheran Church in America 1987
(*): Năm thành lập Giáo đoàn Công giáo La Mã đầu tiên tại tiểu bang Louisiana, Mỹ.

Hiện nay (2005), sau rất nhiều phối trí và sắp xếp (chủ động hay bị động) do các biến cố chính trị, kinh tế, xã hội, di dân, địa lý, thời tiết, ..., số tín đồ của 6 hệ phái Thiên Chúa giáo lớn nhất tại Mỹ được phân bố trên toàn quốc một cách khá ổn định như trong Bảng II: Miền Tây là của hệ phái Latter Day Saint, miền Nam là của Southern Baptist (một giáo phái Tin Lành có nhiều hội thánh địa phương tại Việt Nam nhất), miền Trung là của United Methodist, còn Công giáo La Mã thì mạnh ở miền Đông Bắc, trong 13 tiểu bang lập quốc ban đầu.

Sự phân bố tôn giáo - địa lý nầy có giá trị quan trọng trong việc thiết kế các chính sách ở cấp Tiểu bang cũng như Liên bang. Từ chính sách giáo dục đến nội an, công nghiệp đến ngoại thương, thuế khóa đến an sinh xã hội, ... Và dĩ nhiên, càng trở nên cực kỳ quan trọng cho chiến lược tranh cử của các ứng cử viên vào các chức vụ dân cử. 

Bảng II – Phân bố Tôn giáo - Địa lý của 6 hệ phái Thiên Chúa giáo lớn nhất tại Mỹ (Nguồn Thông tin: ARIS, 2005)

nhuthingavan-06med

 

Song song với, nhưng thường thì trễ hơn, sự phát triển của các hệ phái Thiên Chúa giáo là sự du nhập các tôn giáo khác vào nước Mỹ. Các tôn giáo mới nầy thường xuất hiện, bám rễ, và phát triển thông qua các đợt di dân vào Mỹ (hợp pháp hay không hợp pháp).

Thật vậy, với lợi thế đất rộng mà người thưa, nước Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận các đợt di dân đến từ khắp bốn châu lục địa khác. Tượng thần Tự do ở hải cảng New York, nơi cập bến đông nhất của di dân Âu châu trước và sau Đệ nhị Thế chiến, có khắc một bài thơ nói lên tâm tình của người và đất Mỹ sẳn sàng đón nhận những ai đã bị xã hội bức hại ở những vùng đất khác, nay muốn tìm cầu tự do và phúc lợi ở vùng đất mới nầy. [14] 

Tuy nhiên, cũng có những đợt gia tăng dân số không lấy gì đáng làm cho nước Mỹ hãnh diện: Buôn bán lao động nô lệ từ Phi châu; Xâm lăng, đô hộ rồi chiếm lãnh vùng bắc Mexico; Nhập khẩu lao công từ Trung quốc để làm đường xe lửa xuyên Mỹ; Định cư “tị nạn” từ các nước mà Mỹ đã từng tham chiến rồi chiến thắng hay thất bại ... 

Theo chân những người di dân nầy là những nền văn hóa mới, trong đó có những tôn giáo mới. Nói chung, những tôn giáo nầy hội nhập vào xã hội Mỹ một cách thầm lặng, ít có những mâu thuẫnxung đột tôn giáo nào. Phật giáo cũng vậy, chủ yếu đã đến Mỹ thông qua những di dân Trung quốc từ thế kỷ thứ 18, quây quần quanh các bàn thờ Phật trong những ngôi nhà nghèo nàn vùng Vịnh San Francisco. Phật giáo chỉ thực sự khởi sắc trong xã hội Mỹ (một xã hội mà người dân càng lúc càng có tinh thần thực dụng, khai phóng và khoa học), khi nước Mỹ đón nhận một số đạo sư nhiều đạo hạnhluận sưkiến thức thâm sâu về Phật học. Trước hết là những đạo sư đến từ Anh và Đức. Và từ hơn nửa thế kỷ qua là ba vị đạo sư Á đông kiệt xuất: Cư sĩ Nhật Bản Daisetz T. Suzuki với dòng Thiền Đại thừa, Đức Đạt lai Lạt ma Tây Tạng thứ 14 Tenzin Gyatso với các hệ phái Mật tông, và Hòa thượng Việt Nam Thích Nhất Hạnh với dòng Thiền Tiếp hiện. Ba vị nầy đã mang một đạo Phật nhân bản, khoa học, khai phóng, hiện đạitrong sáng để đóng góp vào dòng chính của đời sống tâm linh, văn hóaxã hội cho dân tộc Mỹ [15] .

Cho đến năm 2005, số lượng của 10 tôn giáo lớn nhất tại Mỹ được chia ra như sau (Bảng III): 

Bảng III - Số lượng tín đồ của 10 tôn giáo lớn nhất
 và tiến độ tăng trưởng 1990-2005 
(Nguồn Thông tin: 2005 Yearbook of American and Canadian Churches )

Tôn giáo Tín đồ năm 1990 
(gần đúng)
Tín đồ 
năm 2005 
(+/- 0.5%) %
% Dân số 2005 (*) %Gia tăng Tín đồ
Christianity 151,225,000 224,437,959 75.7% +48%
Nonreligious/secular 13,116,000 38,865,604 13.2% +196%
Judaism 3,137,000 3,995,371 1.3% +27%
Islam 527,000 1,558,068 0.5% +196%
Buddhism 401,000 1,527,019 0.5% +281%
Agnostic 1,186,000 1,398,592 0.5% +18%
Atheist  n/a 1,272,986 0.4% n/a
Hinduism 227,000 1,081,051 0.4% +376%
Unitarian Universal 502,000 887,703 0.3% +77%
Wiccan/Pagan/Druid n/a 433,267 0.2% n/a
(*) Tổng dân số Mỹ năm 1990 khoảng 249 triệu, và năm 2005 khoảng 296 triệu.
“Christianity” [16] (trong dòng đầu của bảng III)

Bảng III nầy cho ta ba nhận xét đặc biệt:

• Mỹ là một dân tộc đa tôn giáo và có đời sống tâm linh khá sâu đậm: Chỉ có 13,6% dân số không theo một tôn giáo nào (Nonreligious/Secular) hoặc không tin vào Thượng đế (Atheist). Như vậy, 86,4% dân số còn lại (khoảng 255 triệu dân) của nước Mỹ đều theo Thiên Chúa giáo hoặc có một niềm tin tôn giáo nào đó.

Tuy nhiên, đối với Mỹ , trong khoảng thời gian 15 năm vừa qua (1990-2005), Thiên Chúa giáo đã tăng trưởng tương đối chậm lại (48%). Lý do là tuy số tín đồ được gia tăng khá nhiều nhờ các đợt di dân đông đảo đến từ châu Mỹ La-tinh và châu Á, nhưng số lượng đó vẫn không bù được số “bỏ đạo” trong thành phần trí thức, khoa học gia, văn nghệ sĩ và giới trẻ có học cũng đông không kém.

• Hai tôn giáo có tiến độ tăng trưởng nhanh nhất trong 15 năm qua tại Mỹ lại là hai tôn giáo đến từ Đông phương: Ấn Độ giáo (376%) và Phật giáo (281%). Nội dung “thần học” của hai tôn giáo nầy không những thỏa mãn được nhu cầu tâm linh của một số bộ phận nhân dân Mỹ mà còn trả lời được những vấn nạn “đời thường” của một xã hội có nền khoa học tiền tiến nên thường có những tra vấn trí thức và một nền kinh tế phát triển cao nên nảy sinh nhiều nhu cầu trị liệu tâm lýtâm linh [17] . 

Nói tóm lại, tình hình tôn giáo tại Mỹ chủ yếu có thể tóm tắt trong năm đặc tính sau đây: (a) Tôn giáo là một nguyên ủy lập quốc chính, (b) Đa tôn giáo trong một dân tộc đậm đà tín ngưỡng, (c) Có một tôn giáo ưu thế vượt trộiThiên Chúa giáo, (d) Quá trình phát triển tôn giáo quấn quyện với quá trình phát triển quốc gia, và (e) Các Hội thánh (hoặc Tông phái) tự do phát triển theo nhu cầu thời đạitrình độ dân trí, không bị giới hạn về hình thái và số lượng cũng như không bị kỳ thị về nội dung thần học

Giao thoa giữa tôn giáo và chính sách của Mỹ 
- Lãnh vực và cơ chế

Với một tình hình tôn giáo đa dạng và năng động như thế, đối tác với một cơ cấu chính trị dân chủ và thông thoáng như mô hình của chính quyền Mỹ, và trên nền một xã hội chuyển dịch và luôn luôn tự tìm cách sáng tạo lại chính mình (reinventing itself), sự giao thoa giữa nội dung tôn giáo và các chính sách quốc gia tại Mỹ là tất yếu, không thể tránh được.

Giá trị của những chính sách quốc gia, đối với đa số công dân Mỹ, được thoát thai từ niềm tin tín ngưỡng (Policy choices are based on values and, for many citizens, values are rooted in faith [18] ). Các cuộc vận động tranh cử tại Mỹ chủ yếu là những động thái chính trị mà ứng cử viên giới thiệu cá nhân mình với cử tri. Đối với hầu hết các ứng cử viên, điều nầy nhiều khi còn có nghĩa là trình bày cho cử tri biết về căn cước văn hóaniềm tin tôn giáo của mình về các chính sách đối nội và đối ngoại. Tuy Giáo đoàn (congregations cho Tin Lành) và Giáo khu (diocese cho Công giáo) là những cộng đồngchức năngnhiệm vụ tôn giáo, nhưng cũng có lúc chúng được sử dụng như các sức bật để biến thành các mạng lưới công dân năng độngbền vững nhất, nhằm tác động vào chính sách của nhà nước cả trước lẫn sau khi một ứng cử viên trở thành một nhà cai trị.

Tại Mỹ, hai lãnh vực tôn giáo và chính sách quốc gia đan quấn chặt chẻ với nhau, và quan hệ tương tác của chúng được điều hợp nhịp nhàng, có quy luật. Tại vì dân Mỹ ý thức rằng nếu tùy tiện không kiểm soát thì những giá trị nền móng nhất của Mỹ sẽ bị phá hủy. Một trong những giá trị đó là tự do tôn giáo, một quyền tự do trong trách nhiệm, không cho phép bất kỳ một tôn giáo nào, dù chiếm đa số trong cộng đồng dân tộc, được độc quyền khuynh loát và khống chế quyền lực chính trị hầu bắt các cộng đồng tôn giáo khác phải hành xử theo niềm tin của tôn giáo mình. Ngoài ra, nếu một trong những chức năng của luật phápbảo vệ và xiển dương các giá trị dân tộc, thì luật pháp mà thôi vẫn chưa đủ để, một mình, đóng được trọn vẹn vai trò nầy, mà nó còn được hỗ trợ bởi các giá trị văn hóa, trong đó có các giá trị tâm linh của tôn giáo. Đó là chưa nói đến hiện tượng khi tôn giáo và chính trị giao thoa, tôn giáo thường có khuynh hướng áp đặt những giá trị nhập thế của tôn giáo mình vào chính sách quốc gia, thậm chí còn mang giáo quyền vào cả chính quyền. Do đó mà ngoài luật pháp, sự giao thoa nầy còn phải được dung hòa bằng đạo đức và những nguyên tắc rút ra từ nội dung thần học của tôn giáo

Trong lãnh vực tôn giáo, những nguyên tắc chỉ hướng về luật pháp đặt cơ sở trên, dĩ nhiên, Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm 1789, 16 từ đầu tiên trong Tu chính án Thứ Nhất First Amendment của Hiến pháp Hoa Kỳ (mở đầu cho 9 tu chính án tiếp theo để trở thành văn kiện nổi tiếng “Bills of Rights”) viết rằng: “Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; ...” (Quốc hội sẽ không ban hành bất kỳ một đạo luật nào nhằm tôn trọng sự thiết lập một tôn giáo, hay cấm đoán quyền tự do hành đạo của tôn giáo; ...). Tu chánh án nầy được Quốc hội Mỹ phê chuẩn năm 1791, hai năm sau khi dành được độc lập từ chính quyền Anh. Sau đó, còn được triển khai rõ ràng và đầy đủ hơn qua là thư của Thomas Jefferson gửi cho Hội thánh Tin Lành Danbury Baptist Association of Connecticutt (1802), và bài tiểu luận “Monopolies” (1810) của Tổng thống James Madison, về nguyên tắc “bức tường cách ly” (wall of separation) giữa Tôn giáo và Chính quyền. Vì vậy mà Phần đầu của Tu chánh án nầy còn thường được gọi là “phân cách giữa nhà thờ và nhà nước” (separation of church and state

Vế đầu của 16 từ nói trên (còn được gọi là “establishment clause”: Congress shall make no law respecting an establishment of religion) được Tối cao Pháp viện Mỹ phán quyết như sau: “Chính phủ Tiểu bang cũng như Liên bang không được thành lập Giáo hội. Không được ban hành luật để giúp đỡ một tôn giáo hay tất cả mọi tôn giáo, hay thiên vị một tôn giáo nầy hơn một tôn giáo khác. Không được cưỡng chế hay ảnh hưởng một người theo hay bỏ một Giáo hội, hoặc bắt một người phải cổ súy cho một niềm tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Không ai bị phạt vạ vì ấp ủ hay cổ súy niềm tin hoặc không tin tôn giáo, đi hoặc không đi nhà thờ. Không được đánh thuế, dù nhiều hay ít, để hổ trợ cho các sinh hoạt tôn giáo hoặc định chế tôn giáo, dù các sinh hoạt và định chế nầy có được gọi là gì, có truyền đạo hay hành đạo gì. Chính phủ Tiểu bang cũng như Liên bang không được tham dự, công khai hay bí mật, vào hoạt động của bất kỳ tổ chức hay hội đoàn tôn giáo nào; và ngược lại. Như Jefferson đã viết, điều khoản chống lại sự “thành lập tôn giáo bằng luật pháp” chủ yếu nhằm xây “một bức tường cách ly giữa Nhà thờ và Nhà nước” [19] 

Vế cuối của 16 từ nói trên (còn gọi là “free exercise clause”: prohibiting the free exercise thereof) là để bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, quyền nầy không có tính tuyệt đối. Ví dụ như trong trường hợp khẩn cấp, cha mẹ có quyền bắt con cái phải điều trị bằng các phương pháp y khoa dù chúng khăng khăng chỉ muốn cầu nguyện Chúa để được lành bệnh; hoặc nhà thờ không có quyền quá ồn ào trong các thánh lễ, gây phiền nhiễu cho hàng xóm; hoặc cộng đồng thiểu số Amish (ở bang Pensylvania) phải có kính chiếu hậu trên các xe thổ mộ của họ dù điều nầy đi ngược lại với tín điều tôn giáo; hoặc không được cầu nguyện trong các trường công lập do chính phủ tài trợ ... Do đó, để tránh tình trạng cứng nhắc duy ý chí trong sự diễn đạt “quyền tự do tôn giáo” nầy, và nhờ tính đa dạng và phức tạp của tổ chức xã hội Mỹ, mỗi tòa án đều được quyền linh động phán xét theo từng trường hợp một (on a case-by-case basis), nhiều khi kéo theo những tranh cãi hào hứng, rộng rãi và/hoặc đẫm máu [20] . 

Nói chung, Tu chính án thứ nhất vẫn là cơ sở pháp lý nền móng về vấn đề tôn giáo, để trên đó, kiến tạo khung sườn cho các đạo luật (và văn bản dưới luật) của cả chính quyền Liên bang lẫn Tiểu bang. Tu chánh án nầy còn hàm ý xác định rằng “Niềm tin tôn giáo và biểu hiện tôn giáo thì quá quý giá nên chính phủ không được cấm đoán mà cũng không được quy định (too precious to be proscribed or prescribed). Hiến pháp đã được thiết kế để bảo đảm sự bảo tồntruyền bá niềm tin tôn giáo, cũng như quyền thờ phượng. Do đó, phải là một chọn lựa của xã hội dân sự, ngoài chính quyền”. [21] 

Rõ ràng là trên mặt pháp lý, nước Mỹ đã cho người dân được hưởng một chánh sách tự do tôn giáo vô giới hạn. Chỉ với một điều kiện: Tôn giáo và Chính quyền/Chính sách không được ... giao thoa với nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách hai vế nầy không phải luôn luôn rạch ròi như thế. Tại vì khi mà trên đồng dollar Mỹ đã có in dòng chử “In God We Trust”, hay khi mà Tổng thống Mỹ đã phải đặt tay lên Kinh thánh Thiên Chúa giáo để tuyên thệ trong lễ nhậm chức, hay khi mà Hồng y Spellman đã tuyên bố rằng những chàng G.I. là chiến sĩ của Thiên Chúa và ban phép lành cho họ trước lúc xung trận tại Việt Nam, hay khi mà học sinh tiểu học chưa đầy 10 tuổi đã phải thề trung thành với một tổ quốc dưới (quyền của) Chúa [22] ... thì bức tường ngăn cách giữa Nhà thờ và Nhà nước đã thủng nhiều lỗ khá to rồi. 

Nhưng nhờ có một xã hội dân sự năng động, uyển chuyển và đầy tính khai phá, lại nhờ xã hội đó vận hành trong một chế độ chính trị rất dân chủ, cho nên người dân Mỹ đã hình thành những nhóm áp lực hay phong trào quần chúng để có thể bắn những viên đại pháo vào bức tường pháp lý, tạo ra các lỗ hổng cho tôn giáo và chính trị bắt tay giao thoa với nhau. Các nhóm hay phong trào nầy có khả năng huy động tài chánh của tín đồ rất giỏi, đào tạo có bài bản lực lượng nhân sự để chuẩn bị vào chính quyền [23] , và nắm vững quy luật vận động quần chúng cũng như đấu tranh nghị trường. 

Nội dung thần học, và các giá trị đạo đức xuất sinh từ đó, được các nhóm áp lực hay các phong trào quần chúng (thường thường là từ khuynh hướng “Cọng hòa bảo thủ hữu khuynh”, để dùng cụm từ của bà Hillary Clinton) biến hóa thành những lập trường chính trị và nhiều khi là những chính sách cụ thể. “Họ tin rằng tôn giáo ra lệnh cho chính trị và chính trị sẽ ra lệnh cho luật lệ áp dụng trên mọi người, dù có theo đạo Chúa hay không” [24] . Các nhóm hay phong trào nầy tiến hành những chiến dịch vận động để bầu người vào các chức vụ trong chính quyền của ba ngành Lập pháp, Tư phápHành pháp; để tác động lên kết quả bầu cử các đạo luật; để ảnh hưởng lên việc phân bố và tháo khoán ngân sách nhà nước; để giới hạn khả năng thi hành những chính sách nhà nước ngược lại với lời Chúa dạy hay lời Kinh thánh viết, ...

Thậm chí có lúc họ còn công khai chống lại chính sách nhà nước như trường hợp Mục sư Jerry Falwell khuyến cáo chính phủ Mỹ nên ám sát Tổng thống tả khuynh Hugo Chaves Frias của nước Venezuela, hoặc Hồng y Roger Mahoney của Giáo khu Công giáo Los Angeles bí mật tiếp đónche chở cho di dân Nam Mỹ Công giáo vượt biên giới nhập cư bất hợp pháp, chống lại Luật Di trú của Liên bang Hoa Kỳ. 

Trong nhiều trường hợp, giới văn nghệ sĩ cũng tham dự vào hiện tượng giao thoa nầy thông qua các sản phẩm văn học nghệ thuật. Và với khả năng diễn đạt tuyệt vời, họ đã gián tiếp theo, hay chống, một Tôn giáo để tiếp sức hay giảm thiểu ảnh hưởng của các nhóm áp lực

Cuốn phim The Passion of the Christ của Mel Gibson và cuốn truyện Da Vinci Code của Dan Brown là hai chỉ dấu rõ ràng nhất khi xét đến ảnh hưởng lên và xuống của Thiên Chúa giáo trong các chính sách nội trị và ngoại giao của chính quyền Bush [25] . Cũng vậy, hai minh tinh màn bạc hàng đầu của Mỹ là Richard Geere và Sharon Stone, và là Phật tử quy y với Đức Đạt lai Lạt ma, cũng đã xiển dương Phật giáo để tranh đấu cho chính sách bảo vệ môi trường toàn diện mà họ triễn khai từ giáo lý nhà Chùa. 

Các lãnh vực giao thoa thì nhiều vô số kể. Chỉ xin kể vài trường hợp tiêu biểu: Quốc phòng ( như vấn đề đồng tính luyến ái trong quân đội), Ngoại giao (như “Trục Ma quỷ” Iran-Irak-Bắc Hàn và chiến tranh tại Trung Đông), Giáo dục (như đòi dạy giả thuyết “Thiết kế Thông minh” Intelligent Design của Tin Lành song song với Thuyết Tiến hóa của Darwin khi học về nguồn gốc của con người cho học sinh Trung học), Khoa học (như nghiên cứu phôi bào, hoặc tìm tòi về sự sống trên các hành tinh), Xã hội (Như ngừa thai, phá thai và thụ thai nhân tạo), Môi trường (như khuynh hướng deep ecology của Phật giáo). Thậm chí lãnh vực giao thoa còn tràn vào đời sống riêng tư của cá nhân, như trường hợp bà Terri Schiavo tại Florida bị hôn mê vì bệnh nan y không thể chữa trị được , nhưng dù có sự đồng ý của người chồng, của bệnh viện và phán quyết tòa án, các nhóm áp lực Thiên Chúa giáo hữu khuynh vẫn cản trở không cho rút hệ thống trợ sinh để bà “ra đi” an bình

Trong tình trạng hổn độn và có vẽ mâu thuẫn giữa hai vế của Tu Chánh án Thứ nhất đó, khi đối chiếu với thực tế chính trị – xã hội , chúng ta vẫn có thể nhận diện được ba đặc tính nổi bất nhất trong hiện tượng giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc gia của Mỹ :

 • Thứ nhất, như đã nói, tôn giáo là một trong hai nguyên ủy lập quốc của Hoa Kỳ, và dân tộc Mỹ là một dân tộc đậm đà tín ngưỡng. Cho nên tôn giáo thì luôn luôn tìm cách can dự vào đời sống của quốc gia thông qua các công cụ chính trị và vận động xã hội.

 • Thứ nhì, trong quá trình can dự đó, tôn giáo và chính trị đều lấy quyền lợi quốc gia làm tiêu chuẩn đồng thuận. Nhưng các chánh sách quốc gia thể hiện sự đồng thuận nầy thì không phải luôn luôn được mọi người đồng ý, do đó mà phát sinh ra mâu thuẫn. Tuy nhiên, nhờ bản sắc phóng khoáng của dân tộc và yếu tính dân chủ trong tổ chức chính quyền/xã hội, nên nước Mỹ đã đủ rộng về chính trị và đủ sâu về văn hóa để dung chứa và hóa giải được các mâu thuẫn nầy.

 • Thứ ba, khả năng tự điều chỉnh (self-adjusting) lạ lùng của nền văn hóa Mỹ, biến các mâu thuẫn hủy diệt thành mâu thuẫn thống nhất, và vận dụng những mâu thuẫn nầy thành sức bật của tiến bộ. Mỗi khi khuynh hướng “hữu khuynh” tôn giáo lên đến cao điểm, thì chính từ trong đáy sâu của nó lại phát sinh ra những mầm mống “tả khuynh” tôn giáo, để kéo ngược lại và mang chiếc đồng hồ quả lắc văn hóa (cultural pendulum) trở về vị trí trung hòa. Chẳng khác vận động của cặp phạm trù Âm-Dương trong Dịch học vậy ! 

Đề nghị gợi ý cho Việt Nam-
Chuyển đổi Mô hình tư duy

Tuy Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau rất căn bản về nguồn gốc văn minh, căn cước văn hóa, lịch sử lập quốc và chế độ chính trị, nhưng lại có một số tiền đề giống nhau trong hiện tượng giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc giaPhật giáo Việt Nam có thể nghiên cứu để khế lý khế cơ ứng dụng cho mình: (a) Cả hai quốc gia cùng có một tôn giáo lớn chảy tròn đầy và xuyên suốt nền văn hóa dân tộc; (b) Tôn giáo lớn nầy của cả hai quốc gia, trong quá trình dựng nước, cũng đã có những quan hệ thăng trầm với các Nhà nước; (c) Người dân của cả hai quốc gia đều có một đời sống tín ngưỡng tâm linh sâu đậm; (d) Cả hai quốc gia đều, vào thời điểm nầy, có những vấn đề tôn giáo phức tạp; (d) Tôn giáo và Nhà nước của cả hai quốc gia đều muốn đạt đến một đồng thuận để phối hợp cùng nhau bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước. 

Với năm tiền đề tương đồng đó, Phật giáo Việt Nam có thể rút ra nhiều suy nghiệm cho công cuộc chấn hưng Phật giáo nước ta. Tuy nhiên, vì Lý Duyên khởi là nguyên lý vận động chi phối vạn pháp, cái nầy có là vì cái kia có, nên người viết xin chuyển một vài cơ hội và thách thức nầy, thay vì đến lãnh đạo Giáo hội thì đến cấp lãnh đạo chính trị và văn hóa Việt Nam. Đó là những cơ hội về tầm nhìn văn hóa, và những thách thức về bản lãnh chính trị để hình thành một cơ chế vận động, và thiết kế một khung vận hành (operational framework), cho hiện tượng giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc gia tại nước ta. 

Người viết xin đóng góp một vài suy nghĩ cho sự hình thành và thiết kế nấy:

1. Trước hết, và quan trọng nhất, nhà nước Việt Nam cần xét lại một cách toàn diệntriệt để nhận thức về tôn giáo như một thực tại xã hội phổ quát, năng động, bung nở, không thể thiếu, vừa ẩn tàng vừa hiển lộ trong mọi hình thái sinh hoạt của đời sống nhân dân. Xét lại về bản chất, chức năng, trách nhiệm, vị trívai trò của Tôn giáo trong sinh hoạt quốc gia. Xét lại về nhu cầu tâm linh của nhân dân càng lúc càng nở rộng trong chiều kích và mô hình tư duy (paradigms) của thời đại mới. Nghị quyết 24/NQ/TƯ ngày 16-10-1990 của Bộ Chính Trị (khóa VI) về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là một bước đột phá về nhận thức [26] , nhưng sau 15 năm, cần được tái xét và cập nhật dưới góc độ “hậu-WTO” để, trên cơ sở đó, ban hành những chính sách tương ứng, ngõ hầu Nhà nước và Tôn giáo có thể đi song hành trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển quốc gia

Trong quá khứ, khi phải tiến hành hai cuộc chiến tranh chống xâm lăng, chính sách về tôn giáo chủ yếu nhằm phục vụ cho mục tiêu cứu nước, mà cụ thể là đoàn kết toàn dân để đối trị với một vài tôn giáo hợp tác với quân xâm lược. Điều đó là hoàn toàn đúng. Cũng trong quá khứ, nền kinh tế công hữu, cơ chế dân chủ tập trung, và não trạng duy ý chí đã phần nào làm tê liệt khả năng thích nghi với thời đại của nước ta. Thì nay quốc gia đã độc lập, đất nước đã thống nhất, hòa bình đã vãn hồi, và kể từ đầu thập niên 90s, tổ quốc đã tích cực đổi mới và đang từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại, ... Do đó, một số quan niệm cơ bản về tôn giáo cần được truy xét thẩm nghiệm lại. Điều gì cần thì giữ và cập nhật, điều gì thiếu thì thêm vào, điều gì đã lỗi thời thì dứt khoát và mạnh dạn hủy bỏ đi. Xu thếthế tục hóa” và “dân tộc hóatôn giáonhân loại đang thể nghiệm cần được nghiêm chỉnh nghiên cứu để vận dụng vào trường hợp nước ta.

2. Từ đó, như một hệ luận, cần nâng cấp cơ chế xử lý tôn giáo của Nhà nước lên cấp Bộ, như 22 quốc gia khác trên thế giới đã làm [27] , với đầy đủ nguồn lực và thẩm quyền tương xứng. Việt Nam ở trong vùng giao điểm của nhiều nền văn hóa đa dạng, lại nằm trong “tầm nhắm” của một số tôn giáo quốc tế [28] , và đang hóa thân đi từ một xã hội nông nghiệp thời chiến, quá độ thành một xã hội công nghiệp thời bình trước lúc hiện đại hóa bằng một nền giáo dục và kinh tế tri thức. Trong cơn chuyển mình tái sinh cam go và nhiều cạm bẫy đó, Việt Nam dễ trở thành đối tượng “mở” của những cuộc xâm thực văn hóa, trong đó, tôn giáo là một mủi nhọn cần quan tâm

Ba công cụ nghiên cứuquản lý tôn giáo (Ban Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và một số cơ quan liên hệ khác), trong điều kiện hiện nay, thật sự chưa đủ chiều rộng lẫn chiều sâu để dung chứa được kích thước to lớn, phức tạp và đa dạng của sinh hoạt tôn giáotín ngưỡng tại nước ta. Vì tuy chỉ có 6 tôn giáo, 15 tổ chức tôn giáo, và hơn 23 triệu tín đồ (theo thống kê của Nhà nước), nhưng tình hình tôn giáo tại nước ta lại cực kỳ phức tạp vì những di sản của lịch sử để lại, vì nhân dân hai miền Bắc Nam của đất nước đã từng có sinh hoạt tâm linh khác nhau trong một thời gian dài, vì sự chọn lựa chế độ chính trị trong cộng đồng quốc tế, vì vẫn còn những thế lực nước ngoài lợi dung tôn giáo như một vũ khí chính trị trong quan hệ quốc tế, ... cho nên nước ta cần có một định chế Nhà nước phụ trách về tôn giáo vụ ở cấp cao hơn và mạnh hơn. Nhất là cần có một bộ phận tư vấn của xã hội dân sự, độc lập, đa nguồn, chuyên nghiệp, minh bạch và có bản lĩnh văn hóa để Bộ Tôn giáo tham khảo

3. Về mặt chính sách – được hiểu là sự trình hiện (manifestation) một chủ trương lớn của nhà nước trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định nào đó – cần được định hướng bởi ít nhất là năm tiêu chí sau đây: (a) Tôn giáo chủ yếu có chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh và nhân văn của người dân trước , trong và cả ... sau lúc chết, vốn là điều mà một Nhà nước không làm được và không nên can dự vào; (b) Tôn giáo là bạn đồng hành và là người đồng nghiệp, chứ không phải là cánh tay nối dài, của Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia và thăng hoa cuộc sống xã hội; (c) Tôn giáo là một bộ phận gắn bó với dân tộc, tôn giáo tham dự chính sự dưới hình thức tư vấnyểm trợ trong một số lãnh vực, nhưng không tham gia chính quyền dưới bất kỳ hình thức nào; (d) Trong một số lãnh vực (đặc biệt lãnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và xã hội), khía cạnh đạo đức của Tôn giáo cần được đãi lọc để huy động vào hiện thực cuộc sống; và (e) Nếu chính sách nhà nước không chủ động tìm về tôn giáo, thì tôn giáo sẽ cỡi lên ngọn gió hiện thực để chủ động tìm đến chính sách nhà nước, dù nhà nước muốn hay không. 

4. Không phải tôn giáo nào cũng giống tôn giáo nào, dù các biểu hiện đạo đức của tôn giáo có nhiều lúc tương đồng. Tại vì các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức giống nhau đó, tự chúng, thì phổ quát trong mọi nền văn hóa và không nhất thiết phải là phó sản riêng biệt của một tôn giáo nào. Chính nội dung “thần học” làm cho tôn giáo nầy khác với tôn giáo kia. Và “sản phẩm” của nó, tức là các định chế giáo hội, các sinh hoạt tín ngưởng và thành phần tín đồ, do đó cũng khác nhau. 

Vì vậy mà hành lang pháp lý và các chính sách tôn giáo phải đủ linh động và sắc sảo để ứng xử với các tôn giáo một cách khác nhau. Trong tình hình hiện nay của nước ta, chánh sách tôn giáo cần công bình hơn cần bình đẳng (just but not necessarily equal). Như những người con trong một gia đình thì đều là con cả, nhưng con trưởng 20 tuổi chững chạc thì có bổn phận và quyền lợi khác với con út ngỗ nghịch mới 6 tuổi. Tại vì làm sao có thể đối xử “bằng” nhau được khi mà ở Việt Nam, các tôn giáo thì khác nhau về nội dung “thần học”, khác nhau về quá trình du nhậptruyền bá vào nước ta, khác nhau về đóng góp cho an ninh tổ quốc và phúc lợi của đồng bào[29] , khác nhau về sự tương đồng với nền văn hóa dân tộc, khác nhau về khả năng và phương cách giải quyết nhu cầu tâm linh cho đa số nhân dân, khác nhau về số lượng tín đồ và cơ sở vật chất, khác nhau về quan hệ với các (quốc gia và) định chế tôn giáo nước ngoài ... 

5. Chủ nghĩa Marx và Lênin, trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, trong tình hình thừa hưởng những tiến bộ vũ bảo của hai nền khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên của nhân loại, đã chứng tỏ có những bất cập nhất định trong khả năng giải quyết nhu cầu tâm linh hiện thựccấp thiết của người dân kể từ khi đất nước đổi mới ... Đến một lúc nào đó, nhu cầu “Việt Nam hóa” triệt để triết lý trị nước (như cha ông của chúng ta đã từng Việt Nam hóa Phật giáo Việt Nam) là cần phải nghiêm chỉnh đặt ra trong khung cảnh tiến hóa chung của nhân loại và của nước ta [30] . Nội dung “Việt Nam hóa và Hiện đại hóa Xã hội chủ nghĩa” nầy cần có sự hiện diện và đóng góp của tôn giáo. Cần sàng lọc và khai dụng, từng bước vững chắc, những phần nào tinh túy nhất của tôn giáophù hợp với lòng dân và thời đại, phần nào đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn đủ hàm lượng tiến về tương lai một cách bền vững, ... để tôn giáo nước ta có cơ hội hãnh diện đóng góp vào sự nghiệp Việt Nam

Tổng kết lại, giao thoa giữa nội dung tôn giáo và chính sách quốc gia là một hiện tượng đa tầng (về điều tiết vĩ mô), đa dạng (về quản lý vi mô) và đa chiều (về vận hành đầu ra / đầu vào). Nhưng quan trọng hơn cả, và đây mới là điều đáng nói, hiện tượng nầy là một thực tế hiển nhiên của cuộc sống mà cả hai phía Tôn giáo cũng như Nhà nước không tránh được (và cũng không nên tránh). Hiện tượng đó cần được xử lý một cách tối ưu vì lợi ích dân tộc. 

Xử lý hiện tượng nầy, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, đều có một triết lý riêng, từ đó, những chính sách riêng, phù hợp với điều kiện đặc thù của quốc gia họ. Kết quả có thể tích cực hay tiêu cực, nhưng chắc chắntác động sâu sắc lên sức mạnh của mỗi quốc gia, lên nền hòa bình và thịnh vượng chung của thế giới. Đó là quy luật, và Việt Nam cũng sẽ, từng bước một, vận hành trong quy luật đó. 

6-2006

[1]Trong tác phẩm Thus Spake Zarathustra, Nietzche đã tả một người điên chạy rông trên các đường phố và tuyên bố cho mọi người biết rằng Thượng Đế đã chết. 
[2]Gabriel Palmer-Fernandez, Encyclopedia of Religion and War, Youngstown State University, 2005.
[3]Sam Harris, The End of Faith, W.W. Norton & Co., New York, 2005, trang 26 
[4]Sam Harris, Killing Buddha, Tạp chí Shambhala Sun, số tháng Ba 2006, Halifax, Canada. Sam Harris là tác giả cuốn sách nổi tiếng The End of Faith, trong đó tác giả cho rằng nội dung và hành trì của Phật giáo thì sẽ đem lại lợi lộc nhiều hơn nếu Phật giáo được trình bày và áp dụng không phải như một Tôn giáo.
[5]Closing Statement của The World Conference for Religion and Peace, Nov.1999, tại Amman, Jordan. Luận điểm nầy được lý giải rõ hơn trong New Religious Movements in the Twenty First Century: Legal, Political and Social Challenges in Global Perspective của Phillip Lucas, Routledge, New York, 2004. Họăc trong Religion in the Twenty First Century của Mary Pat Fisher, Prentice Hall, New York, 2004.
[6]Huston Smith, Religion in the Twenty-First Century, UC Berkeley, 1998 www.vedanta.org/reading/monthly/articles/2000/11 
[7]Ignace Lep, Atheism in Our Time, Macmillian Co., New York
[8] Romila Thapar – Asoka and the Decline of Mauryas, OUP, Dehli 1987: “It was very easy to administer a huge empire without the use of force”.
[9]Xem thêm Việt Nam Phật giáo Sử luận của Nguyễn Lang (tức Hòa thượng Thích Nhất Hạnh) – Lá Bối, Paris, 1978; Hai ngàn năm Việt NamPhật giáo của Lý Khôi Việt – Phật học viện Quốc tế, California, USA, 1981; và Buddhism and Human Rights in Traditional Vietnam, Tạ Văn Tài,http://www.hmongstudies.org/TaVanTaiBUDDHISM_AND_HUMAN_RIGHTS.pdf
[10]John Cooney, The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman – Crown Publishing Group, 1984
[11]Xem thêm Việt Nam Máu lửa Quê hương Tôi – Hoành Linh Đỗ Mậu, Văn Nghệ, California, 1993; Fire in the Lake – Frances Fitzgerald, Little, Brown & Co., Boston, 1972; và Vietnam: A Political History – Joseph Buttinger, Frederick A. Praeger, New York, 1968. 
[12] Thử vào Search Engine của Google, dùng ba cụm từ “national policy”, “interdependence”, và “religion theology”, để truy cập, ta sẽ có 110.000 url về đề tài nầy (ngày truy cập: 31-5-2006) 
[13] Democracy, The Morning After – Joe Cline, Time Magazine, số ra ngày 6 tháng 2 năm 2005. Nguyên văn câu của ông Bush: “Freedom isn’t America’s gift to the world. It’s the Almighty God’s gift to each man and woman in this world”
[14] “Give me your tired, your poor, Your huddled masses yearning to breathe free, The wretched refuse of your teeming shore. Send these, the homeless, tempest-tossed to me. I lift my lamp beside the golden door” 
[15] “800,000 Hands Clapping – America May Be On the Verge of Buddhadharma” – Newsweek, số June 13, 1994.
[16] Trong số gần 225 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo nầy thì cũng theo Phúc trình 2005 Yearbook of American and Canadian Churches, mười Hội thánh có lượng tín đồ lớn nhất là: Roman Catholic Church: 67.2 triệu, Southern Baptist Convention: 16.4 triệu, United Methodist Church: 8.2 triệu, Church of Jesus Christ of Latter-day Saints: 5.5 triệu, Church of God in Christ: 5.4 triệu, National Baptist Convention USA: 5 triệu, Evangelical Lutheran Church in America: 4.9 triệu, National Baptist Convention of America: 3.5 triệu. Presbyterian Church (U.S.A.): 3.2 triệu, và Assemblies of God: 2.7 triệu. 
Số 113 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo còn lại thuộc về những hội thánh dưới 1 triệu tín đồ, chủ yếu nằm ở miền Trung Nam nước Mỹ, nâng tổng số toàn quốc của các định chế nầy lên vào khoảng trên 315 hội thánh (http://www.undergodprocon.org/pop/religionchart.htm).
[17] Trên Nhật báo Chicago Tribune, số ra ngày 16/6/2000, ký giả Karen Mellen đã xác nhận trong phóng sự “Người Tây-phương đến với tín ngưỡng Á-châu nhiều hơn” (More Westeners are Drawn to Asian Faith) rằng: “Không cần phải tìm cách thu phục hay tích cực kiếm thêm tín đồ, Phật-Giáo đang nở rộ tại tiểu bang Illinois và các tiểu bang lân cận. Trong 5 năm qua, số tín đồ Phật-Giáo tăng thêm 25 %, và mỗi năm có thêm 4 hay 5 chùa mới” ( Without proselytizing or actively seeking members. Buddhism is flourishing in Illinois and nearby states. Over the last five years the number of Buddhists has risen 25 percent, and four or five new temples open each year).
[18]Melissa Rogers, Religion, Policy and Politics: The rules of Engagement, Wake Forest University Divinity School, 2004
[19] Phán quyết của vụ án “Everson vs Board of Education of Ewing Tp” năm 1947. Xem toàn văn bằng Anh ngữ ở http://caselaw.lp.findlaw.com 
[20]Như trường hợp của hai nhóm sùng bái (cult) Tin Lành do Jim Jones (Johnstown, 1979) tự tử tập thể, và David Koresh (Texas, 1993) chết cháy sau khi bị FBI Mỹ tấn công bằng võ lực.
[21] Phán quyết chung thẩm của Vụ án “Lee vs Weisman” năm 1992.
[22] Tiểu đoạn 4, Chương 1, Điều 4 của Luật Mỹ về Lời thề Trung thành với Quốc kỳ quy định Lời thề phải như sau: “I pledge allegiance to the Flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands, one Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all
[23] Tại Đại học Tin Lành Liberty University (thuộc hệ phái Baptist của Mục sư Jerry Falwell), trong môn học Tranh luận trước quần chúng (Public Debate), 75% sinh viên có tâm nguyện sẽ thay đổi đời sống đạo đức của xã hội. Cole Bender, chủng viên năm thứ nhất, tuyên bố rằng “Tôi muốn trở thành luật sư để có thể tạo ra tác động trong lãnh vực Luật Phá thai và Quyền Đồng tính luyến ái để kéo chúng ta trở về với di sản của Thiên Chúa” – Susannah Meadows, Cut, Thrust and Christ (tạp chí Newsweek, số ra ngày 6/2/2006).
[24] Andrew Sullivan, bình luận gia của tạp chí Time: “It is the belief that religion dictates politics and that politics should dictate the laws for everyone, Christian and non-Christian alike” – My problem with Christianism, tạp chí Time số ra ngày 15/5/2006.
[25] Thậm chí phe Thiên Chúa giáo tả khuynh có lúc còn muốn giảm thiểu sức mạnh khuynh loát của phe Thiên Chúa giáo hữu khuynh bằng cách đánh vào nền móng thần học của chính ... tôn giáo mình. Họ cho phát hành một loạt các nghiên cứu tôn giáo đề cập đến những sai lầm trong Kinh thánh về chính cuộc đời của Chúa Giêsu. Danh sách tác phẩm bán chạy best sellers của báo New York Times cho đến tháng Sáu năm 2006 liệt kê các tác phẩm thuộc loại này như sau: The Jesus Paper về giả thuyết Giêsu còn sống sau khi bị đóng đinh, The Lost Gospel về sự phản bội của Juda được Giêsu thảo luậnchấp thuận trước, The Jesus Dynasty về quan hệ song sinh của Giêsu và Gioan Báptít, và nhất là Misquoting Jesus về những suy diễn sai lạc trầm trọng (grossly misinterpreted) của Giáo Hội về những lời Chúa Giêsu nói. 
[26]Đỗ Quang Hưng- Góp ý Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, Thể hiện rõ hơn nữa sự đổi mới trong Chính sách Tôn giáo, báo Lao Động điện tử, ngày 21-2-2006 
[27]Hiện nay, trên thế giới, vấn đề tôn giáo thường được chính phủ các nước điều hành chung với một Bộ khác (như các Bộ Văn hóa, Bộ Du lịch, Bộ Giáo dục, ...), hoặc chỉ ở cấp Tổng Vụ (General Department hay General Directorate). Tuy nhiên, có ít nhất 22 quốc gia có Bộ Tôn giáo vụ (Ministry of Religious Affairs – MORA): Afghanistan, Algeria, Bangladesh, Brunei, Cambodia, China, Egypt, Greece, Indonesia, Irak, Iran, Israel, Kuwait, Myanmar, Pakistan, Palestine, Romania, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Taiwan và Turkey. 
[28] Một ví dụ điển hình: Ecclesia in Asia (Tông huấn Giáo hội tại châu Á) do Giáo hoàng Gioan Phaolồ II chính thức ban hành nhân chuyến công du mục vụ tại Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999. Xem thêm “Bang giao với Vatican, Nên hay không ?” – Nhiều tác giả, Giao Điểm, USA, 2006. Hoặc “Kế hoạch về ngày tàn cuả Phật giáo” (Planning the demise of Buddhism) của Allen Carr. 
[29] Một ví dụ: Phật giáo có thể đóng góp rất tích cựcphong phú trong chính sách bảo vệ môi trường thiên nhiên. “...Như vậy, dù là chỉ nói vấn đề môi trường mà thôi, kinh Địa Tạng e còn hiện đại hơn bất kỳ lý thuyết nào khác. Từ tâm không phải chỉ biểu lộ giữa người với người, mà còn giữa người với chúng sinh, với vạn vật. Nhưng nói đến “từ tâm” thì đâu có phải chỉ một kinh Địa Tạng mà thôi ! Ở đâu trong lý thuyết Phật giáo cũng thấy “từ tâm” cả. Chỉ lấy một ví dụ thôi: Bồ đề tâm trong Bồ tát giới.” (Cao Huy Thuần - Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi và Ta, trang 136, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000)
[30] http://en.wikipedia.org/wiki/Socialism#Contemporary_socialism “Trong hai thập niên 1960s và 70s, những lực lượng xã hội đã bắt đầu làm thay đổi cảnh quan chính trị trong thế giới Tây phương. Với một thời kỳ hậu chiến thịnh vượng kéo dài, với mức sống của giai cấp thợ thuyền được nâng cao, và với sự trổi dậy của một thành phần nhân lực trung tầng có trình độ đại học, nền móng cử tri của các nước Âu châu theo Xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu bị rạn nứt... 
Trong hơn 25 năm qua, nổ lực tìm cách thích nghi Xã hội chủ nghĩa với tình hình lịch sử mới đã làm nảy sinh nhiều khuynh hướng và lý thuyết tả khuynh mới. Những lý thuyết nầy, có cái thì vẫn dao động trong vùng tư duy và trong lòng các phong trào Xã hội chủ nghĩa cũ, có cái thì vận độngyểm trợ cho những “phong trào xã hội mới”. Vài đảng Xã hội đã phản ứng một cách linh động hơn các đảng khác và đã thành công với những đổi thay, dù cuối cùng thì tất cả đều bắt buộc phải thay đổi.” 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.