Thư Viện Hoa Sen

Phát Biểu Chào Mừng Hội Thảo (Ht.ts. Thích Trí Quảng)

08/06/201312:00 SA(Xem: 11814)
● Phát Biểu Chào Mừng Hội Thảo (Ht.ts. Thích Trí Quảng)

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

NHÌN LẠI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM
NĂM 1963

NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG – 2013

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO

HT.TS. Thích Trí Quảng
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM
Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo khoa học
hoithao_thichtriquang-content

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch HT. Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp Chủ GHPGVN

Kính thưa chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,

Kính thưa quý vị giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu,

Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo luôn gắn liền và đồng hành cùng vận mệnh của non sông đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Tinh thần từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha vẫn được bao thế hệ Tăng Ni Phật tử thắp sáng trao truyền dù là trong những giai đoạn Pháp nạn cam go nhất, khó khăn nhất.

Bên cạnh những thời kỳ phát triển rực rỡ như dưới triều đại Lý Trần thì vẫn có lúc Phật giáo tưởng chừng như bị tiêu diệt, nhưng rồi bằng các giá trị cao đẹp, sức mạnh đoàn kết, tinh thần hy sinh cho đạo Pháp đã khiến Phật giáo đứng lên và bất diệt giữa biển lửa hung tàn. Phong trào Phật giáo 1963 mà đỉnh cao là ngọn lửa thiêng của Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, đấu tranh đòi hòa bình, công bằng xã hộibình đẳng tôn giáo, phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm dùng vũ lực đàn áp, khủng bố Phật giáo đồ, đã làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam cận đại, cảnh tỉnhsoi sáng thế gian lầm lạc, đồng thời khẳng định vị trí không thể thay thế của Phật giáo trong lòng đất nước, dân tộc Việt Nam.

Kính thưa quý liệt vị!

Tôi cảm thấy rất hoan hỷ khi lần đầu tiên Trường ĐH KXXH & NV TP.HCM, nơi nghiên cứuđào tạo ngành khoa học xã hội nhân văn hàng đầu của cả nước và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, nơi nghiên cứuđào tạo ngành Phật học lớn nhất Việt Nam cùng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm phong trào đấu tranh Phật giáo (1963-2013)”. Đây là cơ hội để chúng ta ngồi lại, nhìn nhận, đánh giá phong trào Phật giáo bằng cái nhìn mới, mang tính nghiên cứu học thuật cao, để từ đó rút ra những bài học lịch sử giá trị cho sự nghiệp phát triển của GHPGVN nói riêng và Việt Nam nói chung trong hiện tại và trong các chặng đường phát triển sắp tới.

Theo đánh giá của riêng tôi thì đây là một Hội thảo khoa học, quy mô về số lượng bài nghiên cứuphong phú về các chủ đề nghiên cứu bao quát lẫn chuyên sâu, tập trung nghiên cứu 4 chủ đề chính:

1. Từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đến phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963 (gồm 3 tham luận).

2. Bối cảnh lịch sử, sự kiện, nhân vật, văn học trong phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963 (gồm 17 tham luận).

3. Ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 (gồm 14 tham luận).

4. Đồng hành cùng dân tộc, đạo phápchủ nghĩa xã hội của GHP­GVN trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (gồm 9 tham luận).

Hội thảo khoa học lần này đã thu hút nhiều học giả nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam gồm cả nhân sĩ trí thức và Tăng sĩ Phật giáo, mở ra triển vọng mới trong việc hợp tác nghiên cứu liên ngành, đa ngành những vấn đề Phật giáo cũng như mối quan hệ giữa Phật giáo với xã hội ngày nay.

Dưới cái nhìn khoa học và khách quan của các học giả, nhà nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, tôi tin các vấn đề nghiên cứu về Phật giáo dưới các ngành khoa học hiện đại sẽ ngày càng sáng tỏ hơn và các giá trị tích cực sẽ được khẳng định nhiều hơn. Trong tương lai tôi hy vọng rằng các vị học giả, nhà nghiên cứu Phật giáo và các học giả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục bắt tay cùng nghiên cứu các vấn đề của Phật giáo không chỉ ở lĩnh vực lịch sử mà còn ở các lĩnh vực liên quan khác như triết học, xã hội học, chính trị học, nhân học và văn chương, v.v...

Ban Tổ chức Hội thảo và bản thân tôi tin chắc rằng bằng nhiệt

huyết và sự hiểu biết sâu sắc của quý vị, chúng ta sẽ có cơ hội nghiên cứu các vấn đề đạo và đời từ nhiều góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứuý tưởng đạt được qua Hội thảo lần này sẽ tạo nguồn cảm hứng nghiên cứu, tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo nhập thế, Phật giáotrách nhiệm xã hội và nhiều chủ đề khác.

Thay mặt Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi cảm ơn sự tham gia của tất cả các nhà nghiên cứu. Kính chúc tất cả quý vị sức khỏe, thành côngan lạc. Cầu chúc Hội thảo khoa học của chúng ta gặt hái được những kết quả tốt đẹpthành công mỹ mãn.

 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: