Phát Biểu Chào Mừng Hội Thảo (Ht.ts. Thích Trí Quảng)

08/06/201312:00 SA(Xem: 10620)
● Phát Biểu Chào Mừng Hội Thảo (Ht.ts. Thích Trí Quảng)

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

NHÌN LẠI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM
NĂM 1963

NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG – 2013

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO

HT.TS. Thích Trí Quảng
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM
Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo khoa học
hoithao_thichtriquang-content

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch HT. Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp Chủ GHPGVN

Kính thưa chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,

Kính thưa quý vị giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu,

Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo luôn gắn liền và đồng hành cùng vận mệnh của non sông đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Tinh thần từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha vẫn được bao thế hệ Tăng Ni Phật tử thắp sáng trao truyền dù là trong những giai đoạn Pháp nạn cam go nhất, khó khăn nhất.

Bên cạnh những thời kỳ phát triển rực rỡ như dưới triều đại Lý Trần thì vẫn có lúc Phật giáo tưởng chừng như bị tiêu diệt, nhưng rồi bằng các giá trị cao đẹp, sức mạnh đoàn kết, tinh thần hy sinh cho đạo Pháp đã khiến Phật giáo đứng lên và bất diệt giữa biển lửa hung tàn. Phong trào Phật giáo 1963 mà đỉnh cao là ngọn lửa thiêng của Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, đấu tranh đòi hòa bình, công bằng xã hộibình đẳng tôn giáo, phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm dùng vũ lực đàn áp, khủng bố Phật giáo đồ, đã làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam cận đại, cảnh tỉnhsoi sáng thế gian lầm lạc, đồng thời khẳng định vị trí không thể thay thế của Phật giáo trong lòng đất nước, dân tộc Việt Nam.

Kính thưa quý liệt vị!

Tôi cảm thấy rất hoan hỷ khi lần đầu tiên Trường ĐH KXXH & NV TP.HCM, nơi nghiên cứuđào tạo ngành khoa học xã hội nhân văn hàng đầu của cả nước và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, nơi nghiên cứuđào tạo ngành Phật học lớn nhất Việt Nam cùng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm phong trào đấu tranh Phật giáo (1963-2013)”. Đây là cơ hội để chúng ta ngồi lại, nhìn nhận, đánh giá phong trào Phật giáo bằng cái nhìn mới, mang tính nghiên cứu học thuật cao, để từ đó rút ra những bài học lịch sử giá trị cho sự nghiệp phát triển của GHPGVN nói riêng và Việt Nam nói chung trong hiện tại và trong các chặng đường phát triển sắp tới.

Theo đánh giá của riêng tôi thì đây là một Hội thảo khoa học, quy mô về số lượng bài nghiên cứuphong phú về các chủ đề nghiên cứu bao quát lẫn chuyên sâu, tập trung nghiên cứu 4 chủ đề chính:

1. Từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đến phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963 (gồm 3 tham luận).

2. Bối cảnh lịch sử, sự kiện, nhân vật, văn học trong phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963 (gồm 17 tham luận).

3. Ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 (gồm 14 tham luận).

4. Đồng hành cùng dân tộc, đạo phápchủ nghĩa xã hội của GHP­GVN trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (gồm 9 tham luận).

Hội thảo khoa học lần này đã thu hút nhiều học giả nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam gồm cả nhân sĩ trí thức và Tăng sĩ Phật giáo, mở ra triển vọng mới trong việc hợp tác nghiên cứu liên ngành, đa ngành những vấn đề Phật giáo cũng như mối quan hệ giữa Phật giáo với xã hội ngày nay.

Dưới cái nhìn khoa học và khách quan của các học giả, nhà nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, tôi tin các vấn đề nghiên cứu về Phật giáo dưới các ngành khoa học hiện đại sẽ ngày càng sáng tỏ hơn và các giá trị tích cực sẽ được khẳng định nhiều hơn. Trong tương lai tôi hy vọng rằng các vị học giả, nhà nghiên cứu Phật giáo và các học giả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục bắt tay cùng nghiên cứu các vấn đề của Phật giáo không chỉ ở lĩnh vực lịch sử mà còn ở các lĩnh vực liên quan khác như triết học, xã hội học, chính trị học, nhân học và văn chương, v.v...

Ban Tổ chức Hội thảo và bản thân tôi tin chắc rằng bằng nhiệt

huyết và sự hiểu biết sâu sắc của quý vị, chúng ta sẽ có cơ hội nghiên cứu các vấn đề đạo và đời từ nhiều góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứuý tưởng đạt được qua Hội thảo lần này sẽ tạo nguồn cảm hứng nghiên cứu, tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo nhập thế, Phật giáotrách nhiệm xã hội và nhiều chủ đề khác.

Thay mặt Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi cảm ơn sự tham gia của tất cả các nhà nghiên cứu. Kính chúc tất cả quý vị sức khỏe, thành côngan lạc. Cầu chúc Hội thảo khoa học của chúng ta gặt hái được những kết quả tốt đẹpthành công mỹ mãn.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10432)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.