Phần Hai Phong Trào Phật Giáo Miền Trung - Huế: Thời Kỳ Dấn Thân ( 1954 – 1966 )

21/11/20193:38 CH(Xem: 2210)
Phần Hai Phong Trào Phật Giáo Miền Trung - Huế: Thời Kỳ Dấn Thân ( 1954 – 1966 )

PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN TRUNG – HUẾ
TỪ CHẤN HƯNG ĐẾN DẤN THÂN
Chu Sơn


PHẦN HAI
PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN TRUNG - HUẾ:
THỜI KỲ DẤN THÂN ( 1954 – 1966 )

Chương I
Bối cảnh miền Nam Việt Nam sau Genève.
Chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Chương II            
Cuộc dấn thân lần thư nhất 
Đấu tranh vì mục tiêu tự do và bình đẳng tôn giáo  
Đương đầu với chính quyền Ngô Đình Diệm
Chương III
Miền Nam – Sài Gòn sau ngày 1 tháng 11 năm 1963
Chương IV
Nguyễn Khánh và cuộc đảo chính – chỉnh lí  30.1.1964
Chương V
Cuộc dấn thân lần thứ hai
Chống độc tài Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng Tàu
Báo Lập Trường và Hội đồng Nhân dân Cứu quốc
Chương VI
Cuộc dấn thân lần thứ ba
Chống độc tài Trần Văn Hương
Chương VII
Cuộc dấn thân lần thứ tư
Hợp tác với Chính phủ Phan Huy Quát
Chương VIII
Cuộc dấn thân lần thứ năm
Đấu tranh chống quân phiệt và đường lối chiến tranh của Mỹ - Thiệu - Kỳ, kêu đòi chế độ dân chủ, hòa bình dân tộc, độc lập quốc gia và cách mạng xã hội


Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève, vĩ tuyến 17, sông Bến Hải là những từ gây chấn động mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc trong tâm thức nhân dân Việt Nam.
     
Sau gần một trăm năm kháng chiến với rất nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt Nam với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã giành lại độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại: miền Nam, nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của vinh quang và tự hào dân tộc. Đồng bào theo đạo Phật chia sẻ niềm vinh quang và tự hào ấy. Công cuộc chấn hưng đã góp phần, bước đầu làm sống lại tinh thần Phật giáo Lý – Trần, đã nối kết người phật tử với thân phận đất nước. Tăng sĩ, phật tử cũng tham gia “sát thát” như bất cứ người Việt Nam yêu nước nào.
     
Đất nước bị chia cắt, cuộc ra đi từ miền Bắc (di cư) của non một triệu con người, cuộc ra đi từ miền Nam (tập kết) của hàng trăm ngàn con người khác. Những biến cố này là nỗi đau, là món nợ, là sự nghiệp dở dang, là niềm ray rứt, hy vọng, là cơ hội để thực hiện một hoài bão, một mưu đồ, một tham vọng… Mỗi cảm nhận, mỗi động thái tâm hồn, mỗi toan tính và hành động thể hiện tâm thức của từng bộ phận quần chúng nhân dân, kể cả từng cá nhân, gia đình trước khúc quanh lịch sử.
Xâm lược và đô hộ, thực dân và đế quốc, đàn ápbóc lột, chém giết và tù đày, nô lệ và đói nghèo, cuộc kháng chiến trường kỳvô cùng khắc nghiệt, ý thức hệ, chánh kiến, tôn giáo, đảng phái, địa phương, địa bàn cư trú, thành phần xã hội, quyền lợi, địa vị, danh vọng… tất cả những thứ ấy cộng lại và nhiều thứ khác nữa đã tích tụ, đã tác động qua lại làm nên VẤN ĐỀ MIỀN NAM và VẤN ĐỀ VIỆT NAM với
những điểm mốc thời gian: 1954, 1960, 1963, 1968, 1973, 1975. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo miền Trung – Huế vào những thời điểm đặc biệt ấy đã thể hiện sự tham dự của mình. Sự tham dự mà như sự mong ước của nhà sư Trí Quang, người khởi xướng và chung sức lãnh đạo phong trào Phật giáo Dấn thân 1963 – 1966: “trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai (đảng Cộng sản, kể cả người Mỹ và thế giới(Chu Sơn) nhìn vào Phật giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy (Tiểu truyện tự ghi – Thích Trí Quang).
    
                                    Chương I
              
         Bối cảnh miền Nam Việt Nam sau Genève.
                      Chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

Điều 1(chương một) của hiệp định Genève về Việt Nam qui định: “một đường ranh giới quân sự tạm thời được vạch ra để tập kết lực lượng quân sự của hai bên về phía sau”.
Mục 6 của tuyên bố cuối cùng ( không có chữ ký) nói rõ rằng: “ đường ranh giới quân sự là tạm thời và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được coi là biên giới lãnh thổ hay chính trị”.
     
Như vậy, vĩ tuyến 17 không phải là lằn ranh giới chia hai đất nước. Vĩ tuyến 17 chỉ là lằn ranh tạm thời giữa hai khu phi quân sự. Hai bên rút quân về phía sau khu phi quân sự ấy. Quân Pháp ở phía Nam, Việt Minh ở phía Bắc. Sau đó người Pháp rút quân về nước, và “một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức hai năm sau ngày hiệp định được ký kết để bầu chọn ra một nhà cầm quyền cho quốc gia Việt Nam Độc lập và Thống nhất”.
     
Tinh thần hiệp định Genève là như thế.
Nhưng các bên liên hệ đã làm gì trước và sau khi hiệp định được công bố? Ngày nay ta không khó lắm để mô tả mưu đồ và hành động của mỗi bên.
     
Về phía Mỹ: Mỹ là một trong chín bên tham dự hiệp định Genève về Đông Dương, tám bên còn lại là: Pháp, Liên Xô, Anh, Trung Quốc, Campuchia, Lào và hai phía Việt Nam là chính phủ Hồ Chí Minh, chính phủ Bảo Đại thuộc Pháp. Nhưng Mỹ đã không ký vào Tuyên bố cuối cùng tại Genève. (do Mỹ không ký, nên các nước khác cũng không ký).
Sách lược của Mỹ về Đông Dương sau chiến tranh thế thứ hai là:
-- Một: Ủng hộ Pháp phục hồi lại các  thuộc địa, tích cực giúp Pháp tái chiếm Đông Dương. Sử dụng Pháp như một tên lính đánh thuê để thực hiện sách lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á.
-- Hai: Từ năm 1950 khi thấy Pháp sa lầy ở Việt Nam, Mỹ dần dần muốn đẩy Pháp ra và tự mình đảm trách vai trò cảnh sát quốc tế ở khu vực này. Việc tuyển chọn Ngô Đình Diệm (từ sau 1950), điều đình với Pháp, trả giá với Bảo Đại, cấu kết với giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng, và bày bố mưu ma chước quỉ để Ngô Đình Diệm chiếm đoạt mọi quyền lực và biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng là những mắc xích nằm trong xâu chuỗi sách lược của Mỹ ở Việt Nam, Đông Dương. Đông Nam Á và châu Á. Sách lược này bất chấp các quyền lợi tinh thần, vật chất của nhân dân, đất nước Việt Nam. Chính Mỹ là con ác chủ bài phá bỏ hiệp định Genève. Chưa đầy hai tháng sau khi hiệp định Genève chính thức công bố, Mỹ và các nước Úc, Tân Tây Lan, Hàn Quốc, Phi Luật Tân, Thái Lan ký kết hiệp ước  Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO), mặc nhiên xem Nam Việt Nam là vùng phủ sóng của Mỹ.
Về phía tập đoàn Ngô Đình Diệm: Trong khi Mỹ muốn biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng theo sách lược toàn cầu của họ, thì Ngô Đình Diệm nương nhờ thế lực Mỹ để thực hiện mưu đồ cát cứ lâu dài, tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa giáo.
Để thực hiện tham vọng đen tối chống lại quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo của ông, một mặt ngang ngược phá bỏ hiệp định Genève, một mặt tiến hành các biện pháp sau:
      1/ Lật đổ Bảo Đại, người đã bổ nhiệm ông làm thủ tướng và chính ông đã quì lạy hứa trung thành “với hoàng thượng” trước khi trở về Việt Nam.
       2/ Tiêu diệt các đảng phái, các giáo phái.     
       2/ Tiến hành các chiến dịch đẫm máu tố Cộng, diệt Cộng, bắt bớ tra tấn và giết hại hàng chục ngàn người cựu kháng chiến, làm tan nát hàng trăm ngàn gia đìnhthân nhân đi tập kết.
       4/ Thực hiện một kế hoạch lâu dài nhằm hạn chế, đàn áptiêu diệt Phật giáo.
     
Về phía miền Bắc, bên duy nhất thành thật muốn thi hành hiệp định Genève , đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh đã:
      1/ Triệt thoái hết lực lượng quân sự về phía bên kia bắc vĩ tuyến17, để lại miền Nam những cán bộ chính trị nhằm vận động nhân dân đấu tranh yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hiệp định Genève, tiến tới hiệp thương, tổng tuyển cử. Miền Bắc phải trả giá cho ảo tưởng chính trị này bằng cái chết hoặc tù đày của gần trăm ngàn cán bộ đã trưởng thành trong kháng chiến và rất nhiều các cơ sở của họ.
      2/ Tiến hành cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc theo mô hình cóp nhặt được từ hai nước Cộng sản đàn anh Liên Xô và Trung Quốc.
      3/ Đến khi không còn hy vọng gì chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành hiệp định Genève, thì đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh mới vận động sự trợ giúp của Liên Xô, Trung Quốc để phát động chiến tranh giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời vào tháng 12 năm 1960 là hành động chẳng đặng đừng. Bởi “đất nước này là một, dân tộc này là một”trong nhận thức của Hồ chí Minh và đảng Cộng sản.
                                                   
Đại thể tình hình chính trị ở miền Nam và cả Việt Nam sau hiệp định Genève là như thế. Còn tại Huế – miền Trung toàn cảnh xã hội ra sao?
Hơn bất cứ nơi nào trên cả miền Nam, chế độ Ngô Đình Diệm đã thực thi tại miền Trung – Huế các sách lược cực kì thất nhân tâm, nham hiểm và tàn ác:
      -- Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, việc truất phế Bảo Đại và tước đoạt một số tài sản của Hoàng tộc đã gây bất mãn, khinh bỉ và căm giận trong đa số các giới thuộc cựu trào.
      -- Huế là kinh đô của Phật giáo, việc kì thị, bêu riếu, hạn chế, đàn áptiêu diệt Phật giáo đã thúc đẩy đồng bào Huế theo đạo Phật đoàn kết lại và đấu tranh sinh tồn với chế độ.
      -- Huế – miền Trung là xứ sở của những cực đoan chính trị, là nơi hoạt động sôi nổi của các đảng phái. Việc tố Cộng, diệt Cộng bằng các biện pháp Phát - xít và thanh toán các đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng đã biến anh em nhà họ Ngô thành kẻ thù không đội trời chung của tất cả.
      -- Huế – miền Trung là một khu vực kinh tế nghèo nàn, việc Ngô Đình Cẩn và anh em nhà họ Ngô bắt bớ, tống tiền, làm nhục và cướp bóc tài sản của một số thương gia, nhà doanh nghiệp đã khiến giới doanh thương hoảng sợ tìm đường làm ăn nơi khác, những người còn lại đa phần là tiểu thương âm thầm chịu đựng và khinh ghét chế độ. Đường lối kinh tế của tập đoàn Ngô Đình Diệm là bỏ rơi nông dân và dân nghèo thành thị, bao che cho địa chủ và bọn tư sản mại bản. Viện trợ Mỹ tập trung vào túi không đáy của bọn tham nhũng, vào bộ máy quân sự, công an mật vụ, thông tin tuyên truyền, hành chính thư lại.
Chính sách văn hoá giáo dục phục vụ cho mưu đồ cát cứ, nhân danh chủ nghĩa chống Cộng mà chống phá miền Bắc, cản ngăn việc thống nhất đất nước, tuyên truyền chủ nghĩa Duy linh – Nhân vị, thần thánh hoá anh em nhà họ Ngô, và cuối cùng là chống phá Phật giáo.
Một thị xã nhỏ như Huế mà có đến bốn trường trung học Thiên Chúa giáo: Pellerin, Providence, Jean D’art và Việt Hương. Tất cả các huyện thuộc lãnh thổ Thừa Thiên, Quảng Trị đều có trường tư thục do các Tu sĩ, Linh mục đảm trách. Trường Quốc Học đổi tên thành trường Quốc Học Ngô Đình Diệm. Viên đại học Huế do Linh mục làm Viện trưởng, phụ trách giảng dạy các môn văn sử và triết đa phần là Linh mục, Tu sĩ và Giáo sư Thiên Chúa giáo. Sách giáo khoa các môn học trên tập chú tuyên truyền cho đạo và nền văn minh Thiên Chúa giáo.
Tất cả các mưu đồ, sách lược và động thái của chính quyền Ngô Đình Diệm từ việc thay đổi các thành phần viên chức, thành phần dân cư theo tiêu chí Thiên Chúa giáo, đến việc đánh phá tiêu diệt niềm tin, nhân sự các bộ phận quần chúng ngoài Thiên Chúa giáo đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến Huế – miền Trung và cả miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, một nước Thiên Chúa giáo dưới sự quan phòng của đức Chúa Trời – “Đấng sáng tạo ra muôn loài có quyền nănggiá trị tuyệt đối”. Đất nước, Dân tộc và các nền văn hoá, văn minh khác chẳng là cái gì cả trước mắt giáo hội và số đông người Thiên Chúa giáo vào thời buổi ấy. Càng ngày đồng bào theo đạo Phật miền Trung – Huế càng thấy rõ nguy cơ Đạo pháp và Dân tộc bị huỷ hoại bởi chính quyền anh em nhà họ Ngô.
Nhưng nguy cơ đâu chỉ có đến từ một phía.
Đồng bào theo đạo Phật ở miền Trung – Huế, đặc biệtthành phần trí thức (sau chấn hưng trí thức phật giáo tăng trưởng mạnh và đông) cảm nhận một nguy cơ đến từ phía khác: đó là chiến tranh và chủ nghĩa Cộng sản. Khi không thống nhất đất nước theo con đường hoà bình và theo tinh thần hiệp định Genève, đảng Cộng sản và chính phủ Hà Nội chắc chắn sẽ tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam, nối liền Nam – Bắc và xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản trên cả nước Việt Nam thống nhất. Đối với Phật giáo chiến tranh không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cả. Và chủ nghĩa Cộng Sản theo sách vở và những thông tin họ nhận được qua báo chí, đài phát thanh, qua những người đồng đạo trở về từ bên kia giới tuyến, và đặc biệt qua kinh nghiệm bản thân – thì luôn luôn xem tôn giáo là kẻ đồng hành với phản động và lạc hậu. Trong kháng chiến chống Pháp hầu như tất cả các chùa chiền, sư tăng, phật tử đã không nhiều thì ít, không trực tiếp thì cũng gián tiếp, đều tham gia. Và kinh nghiệm đứng chung chiến hào với người Cộng Sản, số đông trong họ đinh ninh rằng bạo lực cách mạng sẽ quay chỉa về phía tôn giáo (trong đó có Phật giáo) sau khi đánh đuổi được ngoại xâm. Điều đang lưu ý là giới trí thức Phật giáo, sau buổi cầu siêu Thích Trí Thuyên và các tăng ni phật tử hy sinh trong kháng chiến tại chùa Bảo Quốc năm 1948, đã bắt đầu nghiên cứu học thuyết Cộng Sản tương đối có bài bản. Lần hồi họ nhận ra rằng chủ nghĩa Mác – Lê và Phật giáo có những khác biệt rất căn bản. Người Cộng Sản chủ trương duy vậtvô thần. Người Phật giáo chủ trương duy thức, không duy vật cũng không vô thần. Người Cộng Sản cho rằng những đau khổ trong mọi giai đoạn lịch sử là do giai cấp thống trị bóc lộtđàn áp người cùng khổ. Trong khi đó người Phật giáo cho rằng mọi đau khổ nơi trần thế là do tham sân si của mỗi con người trong tất cả mọi giai cấp chứ không trừ một cá nhân hay giai cấp nào. Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo động, và chỉ có bạo động. Người Phật giáo chủ trương đấu tranh để chuyển hóa các thực tại đau khổ bằng phương pháp bất bạo động, và chuyển hóa trong hòa bình…
Tình thế của Phật giáo từ sau hiệp định Genève là trên đe dưới búa.
Hồi năm 1972 ở trại thẩm vấn, nhà sư Thích Như Ý còn nói với tôi:
“Đấu tranh với chính quyền Ngô đình Diệm là khó, nhưng không khó bằng sống chung với người anh em Cộng Sản. Trong chế độ Ngô Đình Diệm số người có lí tưởng không nhiều. Bản chất của chế độ ấy là tham vọng độc tônquyền lợi tầm thường, điểm tựa dân tộc còn chông chênh hoặc không có. Cụ Hồ và đảng Cộng Sản Việt Nam thì ý thức, tình cảm dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ nhưng tạm thời. Chủ nghĩa Cộng Sản đối với các vị là lí tưởng lâu dài. Lí tưởng ấy đối với cụ Hồ và các đệ tử của cụ là  để phục vụ dân tộc ở thời kỳ đầu, về sau phục vụ giai cấp vô sảnphong trào Xã hội Chủ nghĩa trên toàn thế giới. Phật giáo và Cộng Sản có một chút gần gũi ở mục tiêu dân tộc. Còn mục tiêu Xã hội Chủ nghĩa đối với Phật giáo rất xa lạ về lý thuyết lẫn thực hành”. Sư Như Ý còn nói thêm một câu mà cho đến nay tôi chưa hiểu hết:
“Nhiều người tiếc là Marx chưa tiếp cận với phương thức sản xuất châu Á. Tôi chỉ tiếc là Marx chưa tiếp cận đạo Phật và Dịch lí”.
     
Để thoát ra khỏi các nguy cơ trước mắt (chế độ Ngô Đình Diệm) và lâu dài (chủ nghĩa Cộng sản) như ở trên tôi đã trình bày, để khẳng định mình là một bộ phận sinh lực có quyền tồn tại và có trách nhiệm trước vận mệnh Đất nước, Dân tộc và Đạo pháp, Phật giáo Miền Trung – Huế đã chuyển mình qua giai đoạn khác, giai đoạn dấn thân.
Trong “tiểu truyện tự ghi” của nhà sư Thích Trí Quang có một đoạn như sau:
“Giáp ngọ 2946 (1954), kháng chiến chống Pháp kết thúc. Miền Nam ông Ngô Đình Diệm đứng ra. Việc này được biết rõ khi hội nghị Genève sắp kết thúc. Lần chót trước khi đất nước phân cách, mẹ con tôi đã nói chuyện với nhau khá nhiều. Rốt cuộc mẹ tôi bảo, vậy là miền Nam “quạ lang” vẫn hoành hành. Thôi thì con đi mà báo bổ cho Phật. Tôi đi và Ất mùi 2499 (1955. Chu Sơn) tôi nhận chức vụ hội trưởng Tổng trị sự hội Phật học, vận động đổi tên Phật học ra Phật giáo. Đưa Tổng Hội Phật giáo Viêt Nam vào đặt trụ sở tại Sàì Gòn, rồi nghỉ việc cho đến Quí Mão 2507 (1963) nhận lại chức vụ nói trên. Với chức vụ này, Phật Đản năm ấy tôi phát động, và chung sức lãnh đạo việc chống chế độ Ngô Đình Diệm. (Buddhismtoday.com).
Đoạn tự truyện này chứa đựng nhiều thông tin. Tôi chỉ nêu mấy điểm chính:
     
-- Thứ nhất: Vào thời điểm trước khi hiệp định Genève ký kết, nhà sư Trí Quang lúc bấy giờ vừa bước tới tuổi trung niên (ông sinh năm1923). Ông không ở lại trên miền Bắc mới được hoàn toàn giải phóng để xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, mà ông đi vào Nam để lo “báo bổ cho Phật”. Là một người hoạt động tôn giáo, vào thời điểm ấy (1954) ông biết rất rõ là không có vai trò trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Vả lại, chế độ Xã hội Chủ nghĩa cũng không cần ông trong tư cách một nhà tu hành chính danh.
     
Là một trong những người con ưu tú của Phong trào Chấn hưng, ông phải đến cái nơi mà tình thế cần. Nơi ấy “quạ lang” đang “hoành hành”, Phật đang cần được “báo bổ”. Bởi nơi ấy, ông Ngô Đình Diệm – vị thượng thư đầu triều đạo Thiên Chúa dòng năm nào, nay đã “đứng ra”. Phải chăng đây là lời tiên báo, là cuộc dấn thân của một nhân vật tự biết mình sẽ nắm giữ vai trò “phát động” và“chung sức lãnh đạo” việc chống chế độ Ngô Đình Diệm? Hay, đây là một biện chứng tất yếu, một hành xử mẫu mực của một trong những thành tựuphong trào Phật giáo Chấn hưng đã dày công un đúc?
     
-- Thứ hai: là những lời mà nhà sư Trí Quang đã không ghi lại trong Tiểu truyện tự ghi. Ấy là: Phật giáo miền Trung – Huế đã làm gì, đã chuẩn bị ra sao trước khi vào cuộc? Đương nhiên là trong từng ấy năm trời (1954 – 1963) những người khởi xướng, lãnh đạo phong trào cùng với đông đảo các phật tử, quần chúng của họ, đã làm biết bao công việc để: chỉ với kinh kệ, chuông mõ, với tinh thần vô uý, chỉ với ánh sáng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi, chỉ với phương pháp bất bạo động, chỉ với niềm tin mãnh liệt và bền vững vào đạo pháp, họ đã đỉnh đạc đương đầu với các thứ ma chướng bạo tàn và hung hiểm từ chế độ Ngô Đình Diệm, để rồi góp phần quyết định đánh bại nó.
     
Trong khi tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm ồn ào phát động các chiến dịch bài Phong, đã Thực, diệt Cộng đằng đằng sát khí với máy chém và súng đạn, bắt bớ, tra tấn, tù đày, chém giết, thì bộ phận đầu não của phong trào Phật giáo Dấn thân Miền Trung – Huế, một mặt kiên trì khiếu nại, phản kháng và tố cáo các hành động tội ác của chính quyền đối với phật tử ở nhiều địa phương trong phạm vi luật pháp của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, một mặt âm thầm mà quả quyết tiến hành các chương trình kế hoạch, tổ chức và phát triển lực lượng để sẵn sàng thách đấu khi thời cơ đến:
     
* Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo tăng ni với qui mô lớn hơn, cải cách và nâng cấp chương trình, nội dung, phương pháp thích ứng với cơ, lý của đất nước và thế giới trong thời đại mới. Xây dựng Phật học viện Hải Đức, biến Nha Trang thành một trung tâm Phật giáo lớn của miền Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tăng ni tiếp cận có chọn lựa một số môn học thuật ở các cơ sở giáo dụcđào tạo công lập, kể cả việc gởi tu sĩ đi du học ở các học viện Phật giáo Thế giới.
     
* Mạng lưới các trường tư thục Bồ Đề từng bước tăng cườngmở rộng không những ở Huế mà ở nhiều tỉnh thành, huyện lị miền Nam. Trước năm 1963 mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm tìm đủ mọi cách làm khó dễ, ngăn chặn, phá hoại, số lượng các trường Bồ Đề có đến con số trăm.
     
* Cũng cố và phát triển hệ thống giáo hội các cấp. Mặc dù Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã được thành lập ở Huế từ năm 1951, và sau đó Giáo hội Tăng già Toàn quốc cũng được ra mắt tại chùa Quán Sứ Hà Nội; tuy nhiên trong thực tế, các Tổng hội và Giáo hội thống nhất chỉ hiện hữu trên danh nghĩa, không phát huy được chức năng, tác dụng như mong ước của phật tử cả nước và các nhà lãnh đạo Phật giáo Miền Trụng. Bù lại Giáo hội Miền Trung – Huế lại tỏ ra đoàn kết, năng nổ và tích cực hoạt động. Trước tình hình miền Nam “quạ lang hoành hành” và “Ngô Đình Diệm đứng ra”, sự năng nổ và tích cực ấy càng gia tăng.
Một mặt Phật giáo Miền Trung – Huế ra sức củng cố, phát huy vai trò, năng lực của các cấp giáo hội từ trung ương xuống địa phương, một mặt mở rộng mạng lưới các chùa, học viện, ni viện ở trong và ngoài khu vực miền Trung. Phật học viện Hải Đức được xây dựng ở Nha Trang từ sau 1954. Từ thời điểm này, Nha Trang từng bước trở thành trung tâm Phật học lớn của Miền Nam. Năm 1973 tôi có dịp đến Sa Đéc cùng với vị Đại đức hiệu trưởng trường Bồ Đề, Đại đức đưa tôi đi thăm Ni viện gần kề. Ni viện trưởng là một sư bà rất nổi tiếng tại các tỉnh miền Tây Nam bộ trong phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Paris. Thì ra Ni viện này do sư bà Diệu Không từ Huế vào kiến lập đã 15 năm trước đó (1958). Cũng năm 1973 tôi đến một nơi gọi là Quảng HươngGià Lam ở Gò vấp (Sài Gòn), được biết ngài Trí Thủ đã khai mở cơ ngơi to lớn này từ năm 1956. Rất nhiều “chùa Huế” đã mọc lên trên đất Nam bộ sau mốc điểm lịch sử 1954 trong xu thế chuyển mình từ Chấn hưng qua Dấn thân của Phật giáo Miền Trung –  Huế.
     
* Phát triển Gia Đình Phật Tử: Song song với sự phát triển của mạng lưới chùa chiền, Phật học viện, Niệm phật đường và Khuôn hội, Gia Đình Phật Tử của các tỉnh miền Trung – Huế lớn lên không ngừng cả lượng và chất. Trước năm 1945, so với tổ chức Hướng Đạo Sinh, Gia Đình Phật Tử (lúc bấy giờ là Gia Đình Phật Hoá Phổ) còn quá khiêm tốn. Sau 1954, tổ chức Phật tử trẻ tuổi này đã tỏ ra ngang ngửa bên cạnh anh bạn lớn tuổi của mình – tổ chức Hướng Đạo. Tại Thừa Thiên Huế vào năm 1963, đã có trên một trăm Gia Đình Phật Tử. Phật tử sinh hoạt bên cạnh các Khuôn hội và Niệm phật đường. Rất nhiều huynh trưởng Gia Đình Phật Tử có học vấn cao (tốt nghiệp đại học hay tương đương) và có trình độ chuyên môn vững vàng nên hoạt động Gia Đình Phật Tử là rất hữu ích, có uy tín không những trong Phật giáo đồ mà còn gây được thiện cảm ngoài xã hội.
Phát hành báo chí: Từ sau 1954, Phật Giáo miền Trung – Huế  xuất bản tạp chí Liên Hoa và là lực lượng chính điều hành tạp chí Phật giáo Việt Namcơ quan ngôn luận trên danh nghĩa của Tổng Hội Phật Giáo Miền Nam.
Từ cuối năm 1955, Liên Hoa nguyệt san là cơ quan truyền bá Phật pháp của Giáo hội Tăng già Trung Việt, do thượng tọa Thích Đôn Hậu làm chủ nhiệm, nhà sư trẻ Thích Đức Tâm làm chủ bút và sư bà Diệu Không làm quản lý. Liên Hoa nguyệt san là hậu thân của Liên Hoa văn tập của Liên Hoa Tùng Thư do sư bà Diệu Không chủ trương. Ngoài phần nghiên cứu (lịch sử Việt NamPhật giáo) và dịch thuật kinh điển Phật giáo, Liên Hoa còn chuyển tải tinh thần đạo Phật, lập trường và hướng đi của Phật giáo miền Trung trước tình hình và bối cảnh mới của miền Nam qua các sáng tác thơ, văn, nhạc, họa và các tin tức Phật sự. Cộng tác viên thường trực của Liên Hoa là Thích Trí Quang, Võ Đình Cường, Nguyễn Hữu Ba, Phạm Đăng Trí, Trụ Vũ, Thanh Thuyền, Nguyễn Thái… Thỉnh thoảng các nhà sư đang du học nước ngoài cũng gởi bài về đóng góp, như Minh Châu, Thiên Ân, Mãn Giác. Liên Hoa phát hành khắp các tỉnh thành miền Trung và cả Sài Gòn. Độc giả của Liên Hoa không chỉ là phật tử. Nhiều độc giả ngoài Phật giáo tìm đọc Liên Hoa mỗi tháng vì ở đó chứa đựng nhiều nội dung mà họ quan tâm. Cuối năm 1966 Liên Hoa đình bản.
* Như chúng ta đã biết, năm 1951, sáu tập đoàn Phật giáo của ba miền Bắc, Trung, Nam đã họp đại hội ở chùa Từ Đàm để thống nhất ý chí trong một giáo hội duy nhất là Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Tháng 4 năm 1956, Tổng hội Phật giáo Việt Nam họp đại hội kỳ II tại chùa Phước Hòa và chùa Ấn Quang. hòa thượng Thích Tịnh Khiết được đại hội tái cử làm hội chủ, hòa thượng Thích Huệ Quangcư sĩ Chơn An được cử làm phó hội chủ, cư sĩ Mai Thọ Truyền làm tổng thư ký, thượng tọa Thích Tâm Châu làm ủy viên nghi lễ. Hòa thượng Huệ Quang còn được đại hội giao nhiệm vụ tổ chức cơ quan ngôn luận cho Tổng hội. Nguyệt san Phật giáo Việt Nam hình thành do hòa thượng Thích Huệ Quang làm chủ nhiệm, nhà sư trẻ Thích Nhất Hạnh làm chủ bút. Tạp chí Phật giáo Việt Nam qui tụ nhiều cộng tác viên có uy tín lúc bấy giờ như Tuệ Uyển, Thiện Hoa, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Hữu Ba, Huyền Không, Thạc Đức, Trí Đức, Minh Châu, Thanh Từ, Kao Khả Chính, Tắc Phước, Như Thuyên, Võ Đình Cường, Thiên Ân, Đức Nhuận, Tâm Quán, Tâm Hỷ, Tâm Châu, Minh Đức, Trọng Đức, Thiều Chi, Lê Văn Định, Thẩm Oánh, Tống Anh Nghị, Dã Thảo, Trúc Diệp, Dương Xuân Dưỡng, Kiêm Minh…
Phật Giáo Việt Nam là một tạp chí chuyên về đạo Phật, nhưng nội dung và hình thức chuyển tải phong phú, và đa dạng. Tinh túy của Phật giáo được thể hiện qua nhiều loại hình hoạt động văn hóa tư tưởng, nghệ thuật bao gồm luận thuyết, thơ, nhạc, họa, kịch, truyện, nghiên cứu lich sử, văn hóa dân tộc và thế giới.
Chủ nhiệm Thích Huệ Quang điều hành tạp chí Phật giáo Việt Nam đến số thứ ba thì qua đời đột ngột vì tai biến mạch máu não trong lúc cầm đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi dự hội nghị Phật Giáo Liên Hữu lần thứ tư tại Nepal. Từ số thứ tư trở đi nhà sư Thích Nhất Hạnh là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tình hình Phật giáo sau đại hội II cũng chỉ thống nhất trên hình danh, các tập đoàn vẫn giữ nguyên bản vị trong việc điều hành những Phật sự quan trọng. Do vậy tạp chí Phật Giáo Việt Nam chỉ thể hiện ý chí của  Phật tử  miền Trung hơn là tiếng nói chung của chức sắc lãnh đạo các tập đoàn khác. Tạp chí không được các tập đoàn đóng góp về mặt tài chính và quảng bá nên chỉ tồn tại được 28 số, đến giữa năm 1966 thì đình bản. Trong 28 số đó, Phật Giáo Việt Nam thể hiện ba nôi dung:
1/ Phê phán nghiêm khắc tình trạng “Ngã tướng” khống chế các tập đoàn, gây “mâu thuẫn nội bộ”, “cản trở công việc đối ngoại”, “phá vỡ các chương trình, kế hoach to lớn và tốt đẹp” được đề ra bởi Tổng hội, phá vỡ sự đoàn kết, ý chí và khát vọng thống nhất của đông đảo tăng niquần chúng Phật tử.
2/ Xây dựng bản sắc và nền tảng Tư Tưởng cho Phật giáo Việt Nam. Nhận thức rằng Phật giáo và đồng bào theo đạo Phật đang ở giữa hai ý thức hệ và hai thế lực chính trị, quân sự tương tranh. Một bên là chủ nghĩa duy vật vô thần, ý thức hệ và phe Xã hội Chủ nghĩa; và một bên là chủ nghĩa duy linh nhất thần, ý thức hệ Tư sản và phe Thế giới Tự doPhật giáo từ bản chất là  duy thứctrung đạo trên nền tảng tư tưởng Duyên sinh và Cộng nghiệp. Phật giáo không chủ trương đấu tranh với thiên nhiên, với con người, mà đấu tranh với các thứ ma chướng tích lũy lên từ tham sân si trong tất cả mọi ngườ, mọi giai tầng đẳng cấp xã hội. Tạp chí Phật giáo Việt Nam vận dụng tư tưởng uyên nguyên của đạo Phật, phát huy tư tưởng cư trần lạc đạo của Phật giáo Lý – Trần, khế hợp với tư tưởng tự do, dân chủtinh thần khoa học làm nền tảng tư tưởng cho Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
3/ Phật giáo Việt Nam và con đường hòa bình, thống nhất đất nước: Ở giữa hai thế lực tương tranh, Phật giáo nhất thiết phải chọn con đường trung lập, đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước chỉ với phương pháp bất bạo động. Phật giáo muốn vận dụng bài học bất bạo động của Gandhi. “Ganhdi đã trở thành một bậc thánh, không phải chính vì đã dùng tay không mà toàn thắng trước súng đạn đó sao? Và Nehru đã nối tiếp sự nghiệp hòa bình của Ganhdi, người đã nhẫn nhục chịu đựng suốt 20 năm trời vào tù ra khám trong các cuộc biểu tình im lặng và hùng hồn, dưới những làn mưa roi da của cảnh binh Anh hùng hổ –  người ấy  ngày nay đã trở thành kẻ hòa giải vĩ đại trong các cuộc tranh chấp thế giới, không phải chính vì đã trung thành với chủ trương bất bạo động của mình đó sao?” ( Minh Đức – trong bài Đạo Hòa Bình Trong Nền Hòa Bình Thế GiớiPhật Giáo Việt Nam – Nguyễn Lang trích, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập III)
Công cuộc chuẩn bị lực lượng để bước vào giai đoạn dấn thân của Phật giáo Miền Trung – Huế theo như tôi đã trình bày là bước đầu tiếp cận. Rất mong các nhà nghiên cứu xem đây là những gợi ý để độc giả có được những thành quả nghiêm túc và đầy đủ hơn về một thời kỳ lịch sử quá ư phức tạp nhưng không kém phần thú vị.
                                 
                                              
                                          Chương II
                         
                         Cuộc dấn thân lần thư nhất  
       Đấu tranh vì mục tiêu tự dobình đẳng tôn giáo   
            Đương đầu với chính quyền Ngô Đình Diệm 
1/ Nguyên nhân gần : Cờ Phật giáo và mùa Phật Đản 1963
Sau 1954, tại Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung, hằng năm đến mùa Phật Đản (ngày 8 tháng 4 ÂL) và lễ Vu Lan (ngày rằm tháng 7 ÂL) là tưng bừng lễ hội. Bàn thờ, cổng chào, xe hoa, lồng đèn, cờ xí, mô hình các sự tích, các biểu tượng liên quan đến ngày sinh và cuộc đời của đức Phật, các cuộc cắm trại của các Gia đình Phật tử, các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ…không những rực rỡ, tưng bừng trong và ngoài khuôn viên các chùa lớn nhỏ – đặc biệt là chùa Từ Đàm và chùa Diệu Đế  – mà cả đến trên một số đường phố, công viên và hầu hết nhà riêng các gia đình phật tử. Ở Huế vào thời điểm ấy ít ra có đến trên dưới 60% gia đình hân hoan tham gia lễ hội. Thật là một cảnh tượng đẹp đẽ, yên vui, thanh bình. Nếu có một du khách đến Huế trong các dịp lễ hội ấy mà sau đó nghe tintình trạng đàn áp, kỳ thị tôn giáo tại Việt Nam thì chắc chắn người ta sẽ không tin và cho là vu khống, bịa đặt, nói xấu chính quyền.
     
Tuy nhiên, chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị đàn áp, âm mưu tiêu diệt Phật giáođộc tôn Thiên Chúa giáo là điều có thật. Chuyện xảy ra trong tất cả các cơ quan hành chánh, các đơn vị quân đội, các trường học và đặc biệt ở nông thôn. Ở Thừa Thiên – Huế chưa tới 10% dân số là người theo Thiên Chúa giáo. Số còn lại là người theo đạo Phật, đạo thờ cúng ông bà và tín ngưỡng dân gian, một số ít là tín đồ Tin Lành. Như vậy cứ cho người Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ 10% trong các trường học, các cơ quan hành chính, các đơn vị quân đội, các nơi công cộng như chợ búa, bến tàu xe, rạp hát, rạp xi nê. Thế mà 90% người ngoại đạo lại phải suy tôn ông tổng thống Thiên Chúa giáo mỗi ngày. Những công chức  cao cấp lại phải cơm áo gạo tiền vào tận Nam bộ để học các khoá Duy linh – Nhân vị do ngài tổng giám mục Ngô Đình Thục, anh ruột ngài tổng thống chủ trì, các linh mục dạy dỗ; lại phải vào tận Sài Gòn, ra tận La Vang để dự các thánh lễ tại Vương cung thánh đường., lại phải dâng lễ vật lên ngài tổng giám mục nhân lễ Ngân Khánh, lại phải đút lót, biếu xén các của quí vật lạ lên ngài cố vấn chính trị miền Trung Ngô Đình Cẩn, lại bị đảng Cần Lao, Thanh niên Cộng hoà của ông Ngô Đình Nhu và Phụ nữ Liên đới của Trần Lệ Xuân chèn ép doạ nạt, lại bị vu khống là Việt cộng để rồi bị bắt bớ, tra tấn, tù đày và giết chóc. Năm 1957, kỳ nghỉ Phật Đản chính thức bị chính quyền bãi bỏ trong các trường học, học sinh không được nghỉ học như ngày Chúa giáng sinh. Ở nông thôn tình trạng này còn trầm trọng hơn. Ở nông thôn công cuộc Thiên Chúa Giáo hoá bắt đầu từ việc cha cố đi làm công tác tổ chức, tuyển chọn cán bộ, viên chức ở tận thôn ấp, xã phường, quận huyện. Công cuộc Thiên Chúa giáo hoá không chỉ bắt đầu từ trên xuống  mà còn từ dưới lên. Ở nông thôn phong trào “theo đạo có gạo mà ăn” là sự thật phổ biến. Bần cùng hoá nông thôn là một sách lược trong mưu đồ Thiên Chúa giáo hoá. Ở nông thôn các gia đình theo đạo Phật muốn yên ổn làm ăn, sinh sống chỉ còn cách theo đạo Thiên Chúa, bằng không thì tai ương hoạn nạn, hoặc còn có cách nữa là bỏ xứ mà đi. Ngày 20.2.1962 Phật giáo gởi một thư tố cáo lên tổng thống Diệm và chủ tịch Quốc hội về những tội ác mà chế độ đã thi hành đối với Phật tử ở Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Thư không được trả lời.( Linh mục Trần Tam Tỉnh, Dieu et Cesar, Sudestasie, Paris, 1974. Lm Vương Đình Bích dịch, Thập Giá và lưỡi Gươm, nxb Trẻ tp HCM, 1988 )
Quốc sách ấp chiến lược không chỉ nhằm một đối tượng duy nhất là Việt cộng mà còn là Phật giáo đồ. Công cuộc Thiên Chúa giáo hoá của chế độ Ngô Đình Diệm là một kế hoạch tiệm tiến, tằm ăn dâu. Đặc biệt tại thành phố Huế, nơi có tám chín mươi phần trăm quần chúng theo đạo Phật, Nho Phật, hoặc thờ cúng Tổ Tiên thì việc tiến hành kế hoạch đó lại cần thận trọngkiên trì. Do vậy mà các lễ hội Phật Đản, Vu Lan được tổ chức hàng năm là những cái gai gây nhức nhối cho anh em nhà họ Ngô và tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên những người có hiểu biếtkinh nghiệm chính trị đôi chút như Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu… thì có thể nhẫn nhịn chờ đợi, còn những người xốc nỗi như Trần Lệ Xuân, nóng vội như Ngô Đình Thục thì thời điểm 1963 là quá sức họ. Họ chẳng còn nghị lực để chứng kiến “cái vẻ nhơn nhơn đầy thách thức của cái đám ma quỉ bụt thần quê mùa dốt nát ấy” qua lễ hội Phật Đản 1963.
2/ Diễn biến phong trào
Chiều ngày 6 tháng 5 năm 1963 tổng giám mục Ngô Đình Thục từ La Vang vào lại tòa Tổng giám mục với lòng buồn bực và căm giận. Trên đường đi con người ôm ấp khát vọng trở thành hồng y ấy đã chứng kiến quan cảnh reo vui, cờ xí và cổng chào mà đồng bào Phật tử đã chuẩn bị để đón chào ngày Đản sinh của vị thầy vĩ đại. Thế là câu chuyện cấm treo cờ Phật giáo bắt đầu vào chiều hôm sau. Thế là cuộc đụng độ giữa hai lực lượng: chế độ Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm và Phật giáo bắt đầu. Đây là một cuộc đụng độ kỳ lạ giữa một bên tua tủa dùi cui và ma trắc, lưỡi lê và súng ống, lựu đạn và xe tăng, xích sắt và nhà tù, tấn công và đàn áp, mưu ma và chước quỉ…, và một bên chỉ có tràng hạt và kinh mõ, kiến nghịtuyên ngôn, biểu tìnhtuyệt thực, đỉnh cao là vị pháp thiêu thân.
+ Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1963, theo lệnh từ Sài Gòn, cảnh sát Thừa Thiên – Huế đến từng nhà, từng chùa bảo gỡ bỏ các Phật kỳ và những lễ vật trần thiết ngoài khuôn viên. Quần chúng Phật tử ngỡ ngàng, phẫn nộ, nhiều người bất tuân. Chẳng bao lâu sau đó, khoảng 5000 Phật tử dẫn đầu bởi hai vị sư già là Thích Giác Nhiên, Thích Tịnh Khiết và một số nhà sư thuộc giáo hội Phật giáo miền Trung – Huế đến tòa hành chánh chất vấn tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng. Ông Đẳng bảo là cảnh sát đã hiểu lầm mệnh lệnh thượng cấp và cho xe đi loan báo để đồng bào Phật tử yên tâm tiếp tục mừng Phật Đản. Nhưng về phía cảnh sát thì cứ thi hành triệt để mệnh lệnh họ nhận được.
* Sáng ngày 8.5.1963, như nhiều năm trước, lễ Phật Đản tổ chức chính thức tại chùa Từ Đàm. Thông thường lễ khai mạc vào khoảng 8 giờ. Nhưng năm nay lễ Phật Đản khai mạc chậm vì đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế chưa lên kịp. Nguyên do là khi đoàn rước Phật đi qua đường phố Trần Hưng Đạo, nhiều biểu ngữ có nội dung chống đối chính quyền được trương ra không do chủ ý của ban tổ chức. Nhà sư Thích Mật Hiển (người chỉ huy cuộc rước)  ra lệnh dẹp bỏ đi. Phải mất nửa tiếng đồng hồ vì vụ việc này. Nhưng khi đoàn đi qua bên kia cầu Trường Tiền, những biểu ngữ ấy lại xuất hiện. Sợ  trễ giờ khai mạc, nhà sư Mật Hiển chẳng làm gì hơn là cứ để đoàn tiếp tục diễn hành. Đến Từ Đàm, đoàn rước Phật với những biểu ngữ bất thường được biển người đang có mặt hoan hô nhiệt liệt. Nguyên văn những biểu ngữ ấy như sau:
-- Kính Mừng Phật Đản.
-- Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ.
-- Phật giáo đồ nhất trí bảo vệ chánh pháp dù phải hy sinh.
-- Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
-- Phản đối chính sách bất công gian ác.
-- Đã đến lúc chúng tôi bắt buộc đấu tranh cho chủ trương tôn giáo bình đẳng.
-- Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào.
Đoàn rước Phật đi vào vị trí được chờ sẵn. Quang cảnh chùa Từ Đàm sáng hôm ấy thật kỳ lạ. Cả biển người nhưng vẫn trật tự, im lặngtrang nghiêm. Trước lễ đài các nhà sư cao tuổi và các chức sắc đại diện chính quyền ngồi trên những ghế dành riêng. Trên lễ đài, trước máy phóng thanh, sau lời giới thiệu của nhà sư Thích Đôn Hậu, nhà sư Thích Trí Quang trình bày ý nghĩa ngày Phật Đản và làm sáng tỏ nội dung các biểu ngữ trên theo cách của ông. Lời ông ngắn gọn từ tốn nhưng chắc nịch và lôi cuốn. Ý ông nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng cương quyết. Ông kết luận rằng những mục tiêu Phật giáo đề ra phải được thành đạt, nhưng đấu tranh trước sau cũng chỉ với phương pháp bất bạo động. Ngoài phương pháp bất bạo động phát xuất bởi lòng từ bi, trí tuệ và sự dũng cảm được huân tập từ lời Phật dạy, người Phật tử không có gì hơn.
Cả biển người yên lặng, ánh mắt của họ cùng hướng lên ông với lòng ngưỡng mộ dành riêng cho vị lãnh tụ. Vì lời ông cũng là tâm ý của họ.
         -- Đàn áp đẫm máu tại đài phát thanh Huế
Như những năm trước, nội dung lễ Phật Đản được ghi âm, đài phát thanh Huế sẽ phát lại vào buổi tối. Thời bấy giờ máy thu thanh chưa phổ cập, nhiều người không có máy thường tập trung quanh đài phát thanh Huế để nghe các chương trình họ ưa thích.
Những trận đá banh do Huyền Vũ tường thuật trên đài phát thanh Sài Gòn chẳng hạn, quanh đài phát thanh Huế và cả chân cầu Tràng Tiền đầy đặc người đứng nghe. Tối Phật Đản 8.5.1963, số người đứng chờ nghe càng đông hơn. Ngoài những người không được nghe lời Thầy khi sáng trên Từ Đàm, còn có nhiều người hơn đến để chất vấn tại sao đài không thực hiện buổi phát thanh như ngày này năm trước? Có khoảng sáu bảy ngàn người vây quanh đài phát thanh với lòng tràn đầy phẫn nộ.
+ Từ sớm chính quyền đã ra lệnh Tiểu khu Thừa Thiên và Quân vụ thị trấn Huế cắm trại 100%. Thiếu tá Đặng Sĩ, (người Thiên Chúa giáo) phó tỉnh trưởng nội an chỉ huy binh lính, cảnh sát, mật vụ và các phương tiện chống biểu tình như xe vòi rồng, xe tăng, đến bao vây quanh đài phát thanh. Xe vòi rồng phun nước tứ tung, đạn mã tử từ các xe tăng bắn nổ chát chúa. Quần chúng nhất là thanh thiếu niên hổn loạn. Lựu đạn cay nổ khắp nơi. Lựu đạn thật, súng lớn, súng nhỏ bắn ra từ các xe tăng. Xe tăng xốc tới nghiền nát đám đông mặc kệ ông tỉnh trưởngnhà sư Trí Quang đã cố gắng hết sức khuyên bảo đám đông giải tán và kêu gọi lực lượng an ninhthái độ hòa hoãn. Nhưng cơn thịnh nộ của chính quyền Ngô Đình Diệm chẳng hề được kiềm chế. Cuộc đàn áp đã diễn ra vô cùng khốc liệt. Kết quả là tám thiếu niên bị giết chết và nhiều người bị thương. Ngày hôm sau các phương tiện truyền thông của chính quyền tại Huế và Sài Gòn loan tin là “Việt Cộng ác ôn đã len lỏi vào đám biểu tình gây ra vụ tàn sát đẫm máu.”
Một người Đức, bác sĩ Erich Wullff, giáo sư tại đại học Y khoa Huế từ năm 1961, chứng kiến từ đầu cuộc náo loạn tối 8 tháng 5 năm 1963 tại đài phát thanh Huế, đã mô tả về những nạn nhân của vụ tàn sát đẫm máu như sau:
“ Giữa đường trước khách sạn dành riêng cho cố vấn quân sự Mỹ, tôi gặp Paul Miller, một người Mỹ làm trong văn phòng đại học. Anh ta kể rằng: “họ đã đi qua đây. Thiếu tá Đặng Sĩ, người cầm đầu đoàn quân, đã bảo anh ta phải lánh mặt đi chỗ khác. Sắp có màn giết người, vì ông ta đang nhận được lệnh từ cấp trên dẹp vụ bạo loạn tại đài phát thanh với bất cứ giá nào”. Ngay cả Paul cũng không biết có người chết hay không. Anh ta đã trải qua trận bắn phá trong khách sạn “cố vấn”. Nhưng anh ta biết rằng thiếu tá Sĩ là người Ky tô quá khích và là một người thân tín của tổng giám mục Thục…”
“Khu nhập viện có khoảng 20 người bị thương đang nằm, không có ai bị thương trầm trọng cả…”
“Nhà xác nằm cạnh nhà thương điên…Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác – tất cả là trẻ em thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn  bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của đài phát thanh và nhô đầu ra trước…”
“… Khi tôi muốn quay đi không muốn nhìn cảnh thê thảm này nữa, thì tôi chợt thấy bên cạnh một cánh tay của một xác trẻ em, một con mắt dính vào một ít da đầu và một khúc xương trán…” (Lễ Phật Đản tại Huế – Trích hồi ký của Erich  Wulff – Việt dịch Minh Nguyên – kỷ niệm 40 năm Phong trào Phật giáo 1963)
           -- Tuyên ngôn 10. 5. 1965
Sau vụ đài phát thanh, chính quyền Ngô Đình Diệm tại Thừa Thiên – Huế dưới sự điều động của phó tỉnh trưởng nội an Đặng Sĩ đặt cố đô trong tình trạng báo động. Quân đội, cảnh sát, công an, mật vụ với xe pháo, vũ khí và những phương tiện đặc biệt chống “nổi loạn” sẵn sàng ứng chiến trước và trong khuôn viên Quân vụ Thị trấn. Quanh chùa Từ Đàm nhiều binh lính súng gắn lưỡi lê, lưng đeo lựu đạn đi lại với vẻ mặt đằng đằng sát khí. Các nhà sưtrí thức Phật tử họp, soạn thảo một bản tuyên ngôn gởi tới tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuyên ngôn gồm 5 điểm (gọi là 5 nguyện vọng):
1/ Đề nghị chính phủ  thu hồi vĩnh viễn công văn triệt hạ giáo kỳ Phật giáo.
2/ Đề nghị chính phủ công nhận quyền tự do truyền đạothực hành tôn giáo của tăng ni tín đồ Phật giáo.
3/ Đề nghị chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
4/ Đề nghị chính phủ đối xử công bằng đối với Phật giáo cũng như Thiên    Chúa giáo và bãi bỏ Dụ số 10 xem Phật giáo như một hiệp hội.
5/ Đề nghị chính phủ bồi thường xứng đáng cho những nạn nhân vô tội bị sát hại tại Đài phát thanh Huế và trừng phạt đích đáng kẻ chủ mưu và cố tình gây ra tội ác.
Có người bảo đây là cuộc đụng độ giữa Đông và Tây, giữa Phật giáoThiên Chúa giáo.
Tôi không nghĩ như thế.
Có người bảo đây là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa một bên là Phật giáo Việt Nam đã hồi sinh sau mấy trăm năm suy đồi hội nhập với một số khía cạnh tích cực của nền văn minh hiện đại, và một bên kia là tập đoàn phong kiến Nho giáo lạc hậu, lỗi thời kết hợp một cách bản năng với cặn bã của nền văn minh Thiên Chúa giáo biến dị trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Việt – Mỹ.
Trên đại thể tôi chia sẻ nhận định này.
Phong trào Phật giáo chống tập đoàn Ngô Đình Diệm nổ ra tại Huế – miền Trung vào giữa tháng 5 năm 1963 và kết thúc tại Sai Gòn vào đầu tháng 11 năm ấy, gây sửng sốt cho cả Việt Nam và toàn thế giới, ở ngoài dự kiến của chính phủ Mỹ và đảng Cộng Sản. Không ai có thể hình dung trong lòng Việt Nam ngoài sức mạnh kháng chiến Cộng Sản còn có một nội lực hùng hậu và lạ lẫm đến như thế.
Đế quốc Mỹ tính toán sức mạnh trên trên khối lượng, tính năng vũ khí và đồng đô la.
Đảng Cộng Sản Việt Nam dự hoạch sức mạnh tổng hợp quân sự và chính trị. Chính trị trong tư tưởng chiến tranh nhân dân cũng là một hình thái bạo lực.
Phong trào Phật giáo đã thể hiện một sức mạnh khác, đó là sức mạnh của tình yêu, của tinh thần vô uý và chỉ với phương sách bất bạo động.
      
Từ năm 1960, chế độ Ngô Đình Diệm ở trong một tình thế phức tạp và cực kì mâu thuẫn.
Một mặt anh em nhà họ Ngô và bầu đoàn yên trí rằng mình đã bước vào thời kỳ ổn định. Bởi tất cả các đối thủ, các chướng ngại đều bị đánh tan, dẹp yên và công cuộc Cần Lao Thiên Chúa giáo hoá guồng máy quyền lực đã đặt xong nền móng. Hầu như tất cả các đơn vị quân đội, các cơ quan hành chính, các ban ngành từ trung ương xuống địa phương quận huyện, phường xã, thôn ấp, các nguồn lợi kinh tế béo bở đều đã được dàn xếp, ban phát cho người của tập đoàn và bè cánh nắm giữ. Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế và hỗ trợ ngoại giao để phát triển uy thế của Diệm trên trường quốc tế. Nhờ có trực thăng, thiết vận xa M 113 và cố vấn quân sự Mỹ mà quân đội Việt Nam Cộng Hoà tổ chức được những cuộc hành quân thọc sâu hơn các căn cứ kháng chiến. Các toán biệt kích, thám báo được tung nhiều hơn vào lãnh thổ miền Bắc và các vùng căn cứ kháng chiến bên Lào và Campuchia. Anh em nhà họ Ngô thỏa thuê trước những gì đạt được, tin chắc chiến thắng Cộng Sản là ở trong tầm tay, công cuộc biến miền Nam thành một nước Thiên Chúa giáo được Đức Mẹ phò trợ và cả Thế giới Tự do vỗ tay.
     
Mặt khác, đại bộ phận nhân dân miền Nam ngày một thấy rõ hơn bộ mặt thật phản dân hại nước của tập đoàn Ngô Đình Diệm. Rất nhiều người đã tin tưởng hoặc đã cộng tác, thân cận với anh em nhà họ Ngô lần hồi tỏ ra chán nản, bất mãn, oán ghét, căm thù chế độ. Nhóm 18 nhân vật họp ở khách sạn Caravelle ra tuyên ngôn kêu gọi Diệm thực thi dân chủchấm dứt chế độ gia đình trị đa phần là những chiến hữu của ngài tổng thống (tháng 4.1960). Nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông làm đảo chánh (tháng 11.1960) là những sĩ quan ưu tú của binh chủng nhảy dù đã ũng hộ “Ngô Tổng Thống anh Minh trong cuộc tranh chấp với Bảo Đại và tướng Nguyễn Văn Hinh (1955). Đồng mưu với Thi và Đông gồm nhiều sĩ quan khác của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và nhiều chính khách thuộc nhiều đảng phái, phe nhóm chính trị đã bị anh em Diệm loại bỏ. Hai sự kiện này báo hiệu sự đổ vỡ trầm trọng trong lòng chế độ.
     
Tuy nhiên, biến cố quan trọng nhất trong năm 1960 là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGP), chấm dứt thời kỳ đen tối của các cán bộ chính trị nằm vùng trên toàn bộ các tỉnh thành miền Nam suốt năm sáu năm liền nhịn nhục, chịu đựng không biết bao nhiêu hành vi tàn ác hiểm độc từ các chiến dịch sát Cộng, diệt Cộng. Thực ra, MTGP xuất hiện chỉ là sự công khai hoá một thủ pháp chính trị trong sách lược cách mạng hai chân, ba mũi, ba vùng chiến lược từ nghị quyết 15 của Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, do ông Lê Duẩn – tổng bí thư  đề xuất. Nghị quyết 15 là ánh sáng đưa đường chỉ lối cho kháng chiến miền Nam. Kháng chiến miền Nam tiến lên bằng hai chân: chính trị và quân sự, tấn công bằng ba mũi: chính trị, quân sự, và binh vận trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi nông thôn và thành thị.
     
Thế là chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu thời kỳ tứ phương thọ địch.
Năm 1961, rồi đến 1962 theo những tin tức tình báo Mỹ thì “Cộng quân tăng cường hoạt động trên 80% lãnh thổ ở nông thôn”. Ở thành phố Sài Gòn thì đặc công Việt cộng tấn công Mỹ bằng bom ở nhiều nơi.( Hoàng Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, nxb CAND, 1988).
     
Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn trương, kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác thuộc phe Thế giới Tự do giúp đỡ.
      
Mỹ tăng cường quân viện, thành lập bộ tư lệnh quân sự Mỹ tại Sài Gòn (MACV). Tổng thống Kennedy gởi phó tổng thống Johnson tới Sài Gòn công kênh Diệm lên hàng nhà lãnh đạo tầm cở thế giới. Tuy nhiên tình hình của chế độ Diệm vẫn không tốt lên chút nào. Trong lòng chế độ tiếp tục đổ vỡ. Tháng 2 năm 1962, nhóm các sĩ quan không quân Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập, làm đảo chánh hay cảnh cáo Diệm về tình trạng độc tài gia đình trị? Sau lưng nhóm này là những  chính khách thuộc các đảng phái, phe nhóm chính trị mà Ngô Đình Nhu gọi là đám xôi thịt.
     
Nhưng thảm hoạ của chế độ Ngô Đình Diệm thực sự bắt đầu từ trận đại bại Ấp Bắc. Ấp Bắc là một thôn nhỏ nằm cạnh thị xã Mỹ Tho, cách Sài Gòn 50 km về phía Tây. Nhiều tiểu đoàn Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) gồm bộ binh, biệt động quân, lính dù, lính bảo an, pháo binh, trực thăng, tàu chiến, thiết vận xa M 113 cùng 31 cố vấn Mỹ được điều tới đây để đánh nhau với một tiểu đoàn Việt cộng. Trận chiến xảy ra ác liệt. Quân VNCH bị đánh tan tác. Quân Việt cộng rút lui an toàn. Kết quả 65 binh lính và sĩ quan VNCH với 3 cố vấn Mỹ bị giết, nhiều người khác bị thương, 16 trực thăng bị bắn hạ hoặc hư hại nặng, mấy chiến xa, tàu thuỷ nhỏ, xe pháo bị bắn cháy, bắn chìm. ( Hoàng Linh Đỗ Mậu, sđd).
     
Lập trường của chính giới Mỹ đã chia hai sau trận Ấp Bắc. Đã có đề xuất thay Diệm bằng nhân vật khác để đánh thắng Cộng Sản.
     
Vụ Phật giáo nổ ra tại Huế trong nhận thức của Mỹ và tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm lúc ban đầu chỉ là vấn đề địa phương không khó giải quyết. Chính giới Mỹ và phương Tây vào thời điểm ấy rất thiếu hiểu biết về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Họ cũng rất thiếu hiểu biết về lịch sử Việt Nam và vai trò của Phật giáo trong công cuộc giành độc lập, xây dựngbảo vệ đất nước thời Lý Trần. Tập đoàn Ngô Đình Diệm kế thừa quan điểm tự cao tự đại của các quan thầy của họ là giới Thừa sai và các giáo hội Thiên Chúa giáo quốc tế. Họ xem đạo Phật là bụt thần ma quỉ và các tăng ni là bọn quê mùa dốt nát. Họ nghĩ rằng Cộng Sản, Phong kiến Thực dân, Đảng phái, Giáo phái còn bị họ tiêu diệt, dẹp yên huống hồ gì một nhóm sư sãi tay không tất sắt, và đám sinh viên học sinh trẻ dạ non lòng.
Năm nguyện vọng mà Phật giáo miền Trung – Huế đề xuất sau vụ cấm treo cờ chiều ngày 7 tháng 5, và vụ đàn áp đẫm máu bằng xe tăng, lựu đạn trước Đài phát thanh Huế tối hôm sau, ngày 8 tháng 5, đã được gởi khẩn cấp tới chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng nhiều ngày sau vẫn không có bất cứ một hồi âm nào, ngoại trừ những lời tố cáo cho rằng Việt cộng là thủ phạm sát hại 8 thiếu niên trước đài phát thanh Huế. Những dấu hiệu ban đầu ấy tiên báo rằng sẽ không có việc thoả mãn 5 nguyện vọng phải chăng, bức thiết và tối thiểu của Phật giáo đồ miền Trung – Huế.      
Thực ra 5 nguyện vọng của Phật giáo không ở ngoài các nguyên lí của hiến phápluật pháp Việt Nam Cộng Hoà về sự công nhận các quyền tự dobình đẳng của các công dân, ngoại trừ câu viết lố lăng đầy ẩn ý ở phần mở đầu Hiến Pháp thời Đệ Nhất Cộng Hòa: “Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mệnh trước Đấng Tạo Hóa và trước nhân loại…)
Tuy nhiên trong việc thực hành luật pháp thì chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng:
       1/ Phật giáo đã không tôn trọng luật pháp khi treo cờ ở nơi công cộng.
       2/ Phật giáo chỉ là một hiệp hội theo qui định của dụ số 10 do Bảo Đại ký năm 1950. Theo tinh thần của dụ số 10 thì các hiệp hội (như hội đá banh, hội thả diều…) chỉ được phép hay bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của chính quyền địa phương. Như vậy Phật giáo trong tư cách pháp nhân là một hiệp hội không thể đòi các quyền tự do của một tôn giáo và không có quyền đòi bình đẳng với Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đích thực và duy nhất được công nhận trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
     
Theo tinh thần và cách lập luận đó, anh em Ngô Đình Diệm và chính quyền Cần Lao Thiên Chúa cho rằng không có tình trạng bắt bớ khủng bố tôn giáo mà chỉ có chuyện trừng trị theo pháp luật những hội viên hiệp hội (Phật giáo) nào vượt quá quyền hạn của mình (được qui định bởi dụ số 10 dành cho các hiệp hội) và vi phạm luật pháp. Hoặc giảNhững người mà Phật giáo cho là phật tử bị bắt bớ, khủng bố chỉ là bọn Cộng Sản đội lốt, mà Cộng Sản thì đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật theo luật số 10/59 (cũng con số 10).
     
Về phía Phật giáo đã nhìn nhận vấn đề và những sự kiện theo một cách khác:
1/ Nếu bảo treo cờ tôn giáo ở nơi công cộng trong các lễ hội tôn giáovi phạm luật pháp thì chính gia đình, chính quyền Ngô Đình Diệm và giáo hội Thiên Chúa giáo đã vi phạm nhiều vô số kể. Bằng chứng là:
-- Lễ Giáng Sinh hàng năm được tổ chức tưng bừng trong và ngoài nhiều khu vực công cộng: trong các doanh trại quân đội, trên các đại lộ công viên ở Sài Gòn, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Nha Trang, Đồng Nai…Nói chung là khắp các tỉnh thành miền Nam.
-- Năm 1959, cờ xí giáo hội La Mã, ảnh tượng đức mẹ tràn ngập nhiều nơi công cộng tại Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác nhân đại hội Thánh Thể và lễ nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung thánh đường.
-- Năm 1961, tại Quảng Trị, nhân lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra và khánh thành Vương cung thánh đường La Vang; cờ xí, ảnh tượng, khải hoàn môn thiết trí khắp nơi trên quốc lộ 1 từ Huế qua Quảng Trị đến La Vang và nhiều khu vực khác trong tỉnh Quảng Trị. Đồng bào ngoài Thiên Chúa giáo tỉnh Quảng Trị cũng bị bắt ép đi dự Thánh lễ.
-- Lễ khánh thành nhà thờ Chúa Cứu Thế do Ngô Đình Thục chủ quản xây cất, và lễ Ngân Khánh (kỷ niệm 25 năm linh Mục Ngô Đình Thục được phong giám mục) của ngài tổng giám mục cũng đã phô diễn quan cảnh như vậy khắp các con đường chính phía bờ Nam sông Hương. Rất nhiều viên chức, sĩ quan và tướng lãnh quân đội, thương gia ngoài Thiên Chúa giáo cũng bị thúc ép hiến dâng lễ vật lên Đức Cha.
2/ Dụ số 10 là một sản phẩm, một thủ đoạn của thực dân Pháp, vua Bảo Đại chỉ là kẻ thừa hành. Thực dân Pháp áp lực để Bảo Đại ký Dụ này nhằm mục đích trước mắthạn chế, tiêu diệt Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho Thiên Chúa giáo bành trướng. Mục đích lâu dài và thâm độc hơn là chuyển đổi tâm hồn, não tuỷ Việt Nam từ truyền thống (trong đó có phần đóng góp quan trọng của đạo Phật) qua Thiên Chúa giáo, biến vĩnh viễn đất nước này thành lãnh thổ phía Đông của nước mẹ Đại Pháp. Ngô Đình Diệm đã “bài phong, đả thực” sao không huỷ bỏ dụ số 10? Phải chăng Ngô Đình Diệm lợi dụng chỉ dụ này để thực hiện mưu đồ Thiên Chúa giáo hoá toàn miền Nam, biến phần lãnh thổ này thành đất đai của đức Chúa Trời và người đại diệngiáo hội La Mã?
3/ Phật giáo là một tôn giáolịch sử hai ngàn năm trăm năm, đã là gốc rễ của một trong các nền văn minh vĩ đại một thời rực rỡ của nhân loại, hiện đang là ánh sáng tâm linh của mấy trăm triệu con người trên trái đất.
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên đầu của lịch sử dân tộc, đã góp phần hình thành và phát triển tâm hồn, trí tuệ Việt Nam, đã góp phần to lớn trong công cuộc phục hồi nền độc lập sau hàng ngàn năm nô lệ, đã tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, mở mang và xây dựng đất nước ở hai triều đại Lý – Trần.
4/ Chỉ có bọn xâm lược, bọn cướp nước và con đẻ của chúng mới đánh giá và đối xử với Phật giáo như một hiệp hội trong ý đồ tiêu diệt Phật giáo, đào cắt gốc rễ văn hóa lịch sử dân tộc trong mưu đồ xâm chiếm vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
Âm mưu và sách lược đó của bọn thực dân đế quốc và chính quyền phụ thuộctội ác không những đối với dân tộc, đất nước Việt Nam, mà còn là tội ác đối với nhân loại.
Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn không có lí do chính đáng khi duy trì dụ số 10.
 5/ Năm nguyện vọng của Phật giáotối thiểu. Thái độphương pháp đấu tranh của Phật giáomềm dẻo, bất bạo động nhưng không khoan nhượng.
Trong một quốc gia dân chủ như hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà xác lập, như mô hình lí tưởng mà tập đoàn Ngô Đình Diệm, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã rêu rao và tự hào trong quá trình đấu tranh với chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị, thì năm nguyện vọng của Phật giáo miền Trung – Huế  nêu lên trong Tuyên Ngôn ngày 10 tháng 5, chẳng có gì để anh em nhà họ Ngô phải phẫn nộ mà la toáng lên rằng cách ứng xử của Phật giáo là ngông cuồng, là làm loạn cả. Chính các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà cũng biết như thế nên ngay từ đầu họ đã né tránh thảo luận trực tiếp, không thẳng thắng, thiếu thiện chí để giải quyết dứt điểm vấn đề trong tinh thần hoà hợp hoà giải dân tộc. Nhiều người bảo tập đoàn Ngô Đình Diệm chỉ xem việc cấm treo cờ Phật giáo như là một cái cớ để thực hiện mưu đồ và sách lược độc tài toàn trị – Thiên Chúa hoá miền Nam như họ đã tính toán từ trước. Tôi chia sẻ nhận định này.
     
Nhận định như thế, Ban lãnh đạo Phật giáo (BLĐPG) cùng một lúc chuẩn bị hai phương án để sẳn sàng ứng phó:
 1/ Kiên trì đàm phán với chính quyền để đạt được 5 nguyện vọng trong tinh thần hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa:
Chúng ta đã thấy Tuyên Ngôn 5 nguyện vọng được soạn thảo và công bố tại chùa Từ Đàm ngày 10 tháng 5, đã gởi tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính phủ tại Sài Gòn, chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế liền sau đó. Không thấy hồi âm.
     -- Ngày 15 tháng 5, một phái đoàn đại diện nhiều khuynh hướng Phât giáo đã đến dinh Gia Long gặp tổng thống Ngô Đình Diệm để trao tận tay ông các văn bản đã gởi qua bưu điện và đã công bố qua báo chí.
Đến ngày 16 tháng 5 Tuyên Ngôn được công bố trước báo chí và các cơ quan truyền thông khác tại chùa Xá Lợi có chính quyền tham dự, lại bị các cơ quan truyền thông của chính phủ bêu riếu, nhục mạ và vu khống là phong trào do Cộng Sản điều động.
      -- Ngày 23 tháng 5, một bản phụ đính và một bản phụ trương được soạn thảo để làm sáng tỏ nội dung của Tuyên Ngôn ngày 10 tháng 5, và minh định quan điểm lập trường của Phật giáo về những vấn đề liên quan mà chính quyền đang xuyên tạc. Phụ đính và phụ trương nêu rõ:
* Chỉ có kêu gọi chính phủ tôn trọng quyền tự do tôn giáo, không kỳ thị, đối xử với Phật giáo ngang bằng với Thiên Chúa giáo. Phật giáo không coi Thiên Chúa giáokẻ thù. Phật giáo không mưu đồ lật đổ chính phủ.
* Phật giáo trong truyền thống cũng như trong hiện tại luôn đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên. Tuyệt đối không để cho bất cứ ai lợi dụng.
Tất cả các văn bản (tuyên ngôn 10.5, phụ đính và phụ trương 23.5 ) đều được Ban Lãnh đạo Phong trào Phật giáo Đấu tranh gởi đến tổng thống Ngô Đình Diệm qua một ban đại diện, cũng không có hồi âm.
2/ Tiến hành đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động:   
*  Ngày 25 tháng 5, một Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo được thành lập theo sự triệu tập của Đại lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết. Thượng tọa Thích Tâm Châu được cử đứng đầu tổ chức này. Lần đầu tiên các tập đoàn, các môn phái Phật giáo trên toàn miền Nam đã thống nhất hành động trong một tổ chức dưới một tên gọi.
* Lúc 10 giờ ngày 30 tháng 5, một cuộc biểu tình tuần hành của 352 tăng ni xuất phát từ chùa Ấn Quang đến trước Quốc hội yêu cầu gặp chủ tịch Trương Vĩnh Lễ để trao cho ông thư của hòa Thượng Thích Tâm Châu, người đứng đầu Ủy ban Liên phái, yêu cầu Quốc hội có thái độ dứt khoát trước những nguyện vọng của Phật giáo. Qua thư này, Thượng tọa Thích Tâm Châu còn thông báo về cuộc tuyệt thực sẽ diễn ra vào buổi chiều.
* Theo đề nghị của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, một cuộc tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ của toàn thể tăng ni trong toàn miền Nam bắt đầu từ 14 giờ ngày 30 tháng 5.
* Ngày 31 tháng 5, đại diện sinh viên các trường, các phân khoa Đại học Huế họp tại chùa Từ Đàm làm kiến nghị gởi đến tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo.
* Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6, với lực lượng Gia đình Phật tử làm tiền phong, đoàn Sinh viên Phật tử làm nòng cốt, thanh niên, sinh viên, học sinh Huế rầm rộ tổ chức nhiều cuộc biểu tình, bị đàn áp dã man bằng dùi cui, báng súng, lựu đạn cay, lựu đạn hóa học và chó săn. Hàng trăm người bị thương nặng. Các bác sĩ tại bệnh viện Huế bị cấm cứu chữa cho các bệnh nhân này. Các bác sĩ người Đức giảng dạy tại đại học y khoa trở thành ân nhân của họ. Tổng thư ký đoàn Sinh viên Phật tử Phan Đình Bính bị bắt và bị chết sau đó do bị tra tấn dã man. Đoàn biểu tình kéo về cố thủ tại chùa Từ Đàm. Chùa Từ Đàm bị bao vây, bị cắt điện cắt nước. Các chùa Bảo Quốc, Linh Quang cũng ở trong tình trạng tương tự. Sinh viên Phật tử tổ chức tuyệt thực 48 giờ tại Từ Đàm.
* Tại Sài Gòn, chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi, chùa Giác Minh, chùa Từ Quangtrở thành những trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh. Cuộc tuyệt thực đã diễn ra tại Ấn QuangXá Lợi với bảy tám trăm tăng ni tham dự.
* Hưởng ứng cuộc đấu tranh của sinh viên, thanh niên, học sinh Huế; sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh cũng hướng về Phong trào Phật giáo, tập trung về các chùa trung tâmlần hồi tham dự vào cuộc vận động của Phật giáo đồ, biến nó thành cuộc đấu tranh của đại đa số nhân dân, bất kể sự đàn áp dã man và những nguy hiểm, đe dọa về phía chính quyền.
* Tại các tỉnh, các Tỉnh giáo hội và trường Bồ Đề đồng loạt trở thành bản doanh của phong trào. Các Cuộc biểu tình, tuyệt thực đã diễn ra sôi nổi với hàng ngàn người tham dự mỗi nơi. Chính quyền đã đàn áp thẳng tay, đã tấn công, phong tỏa, cô lập, bắt bớ, đánh đập những người tham gia đấu tranh.
Lúc đầu bạo lực Ngô Đình Diệm nhắm vào các cuộc mít tinh, biểu tình trên đường phố, quảng trường. Tiếp đến chúng bao vây, tấn công vào các trung tâm đầu não, ngăn chặn các trục lộ giao thông, cắt đứt các liên lạc trong ngoài, áp dụng thủ đoạn cúp điện nước, cấm vận, cô lập đầu não với quần chúng. Đồng thời chúng ra sức ngăn chặn sự liên lạc của lực lượng đấu tranh giữa Sài Gòn và các tỉnh.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã điều động một lực lượng đông đảo gồm công an mật vụ, cảnh sát dã chiến, nhảy dù và nhiều đơn vị quân đội trang bị các vũ khí sát thương cá nhân, các phương tiện đàn áp như lựu đạn cay, lựu đạn hóa học, lựu đạn hỏa mù, ma trắc, kẽm gai, xe tăng, xe vòi rồng… vào các chiến dịch đàn áp. Các chiến dịch đàn áp ngày càng trắng trợn, bạo tàn hơn, nhắm vào những con người chỉ trang bị duy nhất một niềm tin vào một dạng thể năng lực ẩn tàng nhưng hùng hậu nơi mỗi con người: Đó là tình yêu thương được thể hiện qua việc tự bảo vệ mình, đấu tranh bất bạo động để giảm trừ, hóa giải bạo lực và các thứ ma chướng đã xâm chiếm ngự trị nơi một bộ phận nhân loại khác. Trong trường hợp này là tập đoàn Ngô Đình Diệm.
Trước tình hình cuộc đấu tranh của Phật giáo ngày một lan rộng và quyết liệt, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn không muốn nhượng bộ. Một mặt họ âm thầm tiến hành các kế hoạch bôi nhọ, vu khống và hủy diệt; một mặt bày kế hoãn binh. Một Ủy ban Liên bộ được thành lập do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu, với hai bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần, Bùi Văn Lương làm thành viên, đề nghị Ủy ban Liên phái Phật giáo hợp tác để giải quyết các khúc mắc trong hiện tại, hướng tới thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo đồ. Để bày tỏ thiện chí, Phật giáo đồng ý hợp tác. Một phái đoàn hỗn hợp gồm các thành viên của hai Ủy ban đi Huế để giải tỏa tình trạng phong tỏa và cố thủ ở các chùa Từ Đàm, Bảo Quốc, Linh Quang, Diệu Đế; và để xả bình hơi từ phía lực lượng đấu tranh. Đây chỉ là động tác giả. Chính quyền vẫn không thể hiện một thiện chí cụ thể nào. Vẫn tiếp tục tạo bằng chứng giả để bôi nhọ, vu khống và vây ráp nhiều trung tâm đầu não tại Sài Gòn và các tỉnh thành khác ngoài Thừa Thiên – Huế. Thấy được âm mưu của chính quyền, Phật giáo quyết định tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh với biện pháp cuối cùng là vị Pháp thiêu thân.
                             
        -- Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu.
Trưa ngày 11 tháng sáu, nhà sư Thích Quảng Đức, 67 tuổi đã tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt trước sự chứng kiến của một số phóng viên, nhà báo nước ngoài (Simon Michaud của AFP, Malcome Brawne của AP, Neil Sheehan của UPI) và quần chúng đang có mặt trên đường phố. Hình ảnh một nhà sư già tự quẹt diêm đốt mình, uy nghi ngồi trong lửa cháy làm rung động lòng người, không chỉ là người Việt Nam, mà bất cứ ai còn có lương tri trên thế giới. Thích Quảng Đức, cái tên như một dấu hỏi lớn từ các châu lục hướng về Việt Nam, ngỡ ngàng – phẫn nộ và ngưỡng mộ – thương cảm dành cho hai phía của cuộc xung đột. Dư luận khắp nơi trên thế giới kêu gọi chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt tức khắc các hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp Phật giáo và bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Phật giáo Việt Nam.
Tôi chưa phải là Phật giáo đồ, tôi chưa hoàn toàn tin vào đạo lí “dĩ đức báo oán” nhưng khi đọc báo biết tin và thấy ngài Thích Quảng Đức uy nghi ngồi trong lửa cháy ngày 11.6.1963, tôi đã vô cùng xúc động và ngưỡng mộ.
     
Thích Quảng Đức, Thích Quảng Đức, suốt mấy chục năm liền cái tên ấy vang vọng trong tâm trí tôi khi thì mạnh mẽ như một khúc quân hành, khi thì sâu lắng, nồng nàn như một lời tự sự, khi thì thanh thoát, dịu dàng như một ánh trăng. Dường như cái con người uy nghi ngồi trong lửa cháy đó đã hút hết vào trái tim vĩ đại và nhân hậu của mình tất cả cái  nóng bức nghiệt ngã của trần gian, để lại cho tôi một khoảng trời trong xanh mát mẻ và tĩnh lặng.
Thích Quảng Đức, Thích Quảng Đức, cái tên như những dấu hỏi lớn từ khắp các châu lục hướng về Việt Nam, ngỡ ngàng và khâm phục. Có tình yêu, sự sống và cái chết nào mà lạ lẫm và hùng tráng đến như thế?
                
Tuy thế, sự kiện một nhà sư tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt của Sài Gòn lại gây cho anh em nhà họ Ngô những cảm nhận trái khuấy. Hai ông Diệm Nhu thì nổi giậncảm thấy bị khiêu khích. Bà Nhu thì đánh hơi được mùi thịt nướng. Bà tuyên bố nếu “sư sãi nào cần nướng” bà sẽ cung cấp xăng dầu. Tổng Giám mục Thục thì bảo: “chỉ là lửa rơm”. Họ càng cứng lòng tối dạ hoa chân múa tay điều động thêm binh mã, trang bị thêm phương tiện, uy hiếp và khép chặt vòng vây chung quanh các trung tâm đầu não của phong trào.
Trước khi tự thiêu, nhà sư Thích Quảng Đức viết để lại mấy “Lời nguyện Tâm huyết”:
           …         
          1. Mong ơn Phật tổ gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.
          2. Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
          3. Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ ác gian.   
          4. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình quốc dân an lạc.
            …
 Một ngày sau khi nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, và hai nhà sư Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh bay vào Sài Gòn trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh.           …
Di thể của nhà sư Thích Quảng Đức được tôn trí tại chùa Xá Lợi. Cảnh sát, công an, binh lính thuộc Lực lượng đặc biệt với những khí cụ đàn áp phong tỏa tất cả các ngã đường dẫn vào chùa. Hàng chục ngàn Phật giáo đồ và đồng bào các giới đổ dồn về chùa Xá Lợi để chiêm bái vị Bồ tát. Trong sân chùa và bốn mặt đường quanh chùa không còn chỗ cho cảnh sát công an. Theo dự tính lễ rước di thể bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được tổ chức vào 6 giờ ngày 16. Ban Lãnh đạo Phật giáo đấu tranh muốn nhân dịp này tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng với nhiều trăm ngàn người tham dự.
        --Thông cáo chung.
Vô cùng bối rối trước dư luận thế giới và trước áp lực ngày càng gia tăng của sức mạnh quần chúng, chính quyền phải ra lệnh nới vòng vây và đề nghị Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái, khẩn trương họp “để giải quyết dứt điểm các yêu cầu của Phật giáo.”
Cuộc họp của hai Ủy ban bắt đầu từ buổi sáng ngày 14, kéo dài đến 2 giờ sáng ngày 16 mới kết thúc với một bản Thông cáo chung gồm năm điểm:
-- 1/ Qui định thể thức treo cờ Quốc gia và cờ Tôn giáo.
-- 2/ Tách các hội Tôn giáo ra khỏi dụ số 10.
-- 3/ Chính quyền cam kết không trả thù những người tham gia đấu tranh vì   5 nguyện vọng, và điều tra các vụ khiếu nại của Phật giáo.
-- 4/ Chính quyền tôn trọngbảo đảm các quyền tự do truyền giáohành đạo của Phật tử
-- 5/ Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát tại đài phát thanh Huế và bồi thường thích đáng cho gia đình các nạn nhân.
Cuối bản Thông cáo chung, ngoài chữ ký của các nhân vật chủ chốt của hai Ủy ban, còn có chữ ký xác nhận của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiêt.
Năm điểm của Thông cáo chung chứng tỏ năm nguyện vọng trong Tuyên ngôn 5 điểm ngày 10 tháng 5  của Tổng hội Phật giáo Việt Nam gởi đi từ chùa Từ Đàm – Huế được thành đạt, và đồng thời cũng chứng tỏ thiện chí của chính quyền.
        -- Chính quyền lật lọng, phủ nhận Thông cáo chung.
Ký được Thông cáo chung, chính quyền như trút đi một gánh nặng: Một khi đạt được các mục tiêu, Phật giáo không còn lý do để tranh đấu.
Ngay sau khi Thông cáo chung được ký kết, chính quyền cho xe đi loan báo khắp các đường phố Sài Gòn và điện đi các tỉnh rằng là 5 nguyện vọng của Phật giáo đã được thỏa mãn, bà con Phật tử nên giải tán trở về nhà ổn định cuộc sống. Đồng thời chính quyền khẩn thiết đề nghị phía Phật giáo tạm hoản lễ an táng Thích Quảng Đứcgiải thích cho  quần chúng Phật tử nội dung của Thông cáo chung cùng thiện chí của chính quyền. Phía Phật giáo nửa tin, nửa ngờ. Một mặt bày tỏ thái độ hòa hoãn với hy vọng Thông cáo chung được thực thi. Một mặt đề cao cảnh giác phòng khi chính quyền nuốt lời lật lọng.
Rõ ràng là chính quyền đã nuốt lời lật lọng. Chính quyền chỉ loan báo Thông cáo chung trong buổi sáng 16 tháng 6 để phía Phật giáo cho lệnh hoãn đám táng Thích Quảng Đức dự trù tổ chức vào 6 giờ sáng hôm đó, nhằm thủ tiêu cuộc biểu dương lực lượng được phía Phật giáo chuẩn bị nhân đám táng của vị bồ tát. Đạt được mục đích trước mắt, Ngô Đình Nhu cùng với cảnh sát và Thanh niên Cộng hòa tổ chức mít tin phủ nhận Thông cáo chung. Bà Ngô Đình Nhu thì hiệu triệu Phụ nữ Liên đới lên án “trò quấy rối, phản loạn của bọn sư sãi”. Từ đó chính quyền không hề nhắc đến Thông cáo chung trước công chúng nữa, mà ra sức đánh phá Phật giáotăng cường trấn áp quần chúng bằng các hành động bạo lực như trước đây, lại còn bày đặt thêm một số các âm mưu nham hiểm và bẩn thỉu:
+ Hình thành Tổng hội Phật giáo Cổ Sơn Môn, tạo điều kiện để tổ chức này phủ nhận Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
+ Tập hợp một số thương phế binh bất hảo, người ăn xin và người bị bệnh phong đến quậy phá tại các chùa Xá Lợi, Ấn Quang…
+ Tập họp hàng trăm du đảng cạo trọc đầu giả làm sư đến những nơi công cộng giở trò càn quấy nhằm bôi nhọ Phật giáo.
+ Tâp họp mấy trăm nhân viên ngầm, cạo trọc đầu giả làm tăng ni đi quyên tiền, thuê người may cờ Mặt trận Giải phóng để vu khống Phật giáo hoạt động cho Việt cộng.
+ Tổ chức phiên tòa xử những nhân sĩ trí thức tham gia vụ đảo chánh ngày 11.11.1960.  Nhà văn Nhất Linh là một trong số những người nhận được trát hầu tòa.
+ Ấn định thể thức treo cờ chỉ dành riêng cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam nhằm chia rẽ hàng ngũ Ủy ban Liên phái.
+ Xác định vụ sát hại đẫm máu tại đài phát thanh Huế tối ngày 8 tháng 5 là do Cộng sản gây nên.
    -- Phản ứng của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
Để trả lời những hành động xảo trá, gian ác của chính quyền: Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam quyết định uống thuốc độc tự tử vào tối ngày 7.7. Ông để lại những dòng trối trăn sau đây:
“Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Đời tôi để lịch sử xử. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử Quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Tôi chống đối sự vụ đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. Ngày 7. 7. 1963. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.
Cái chết của nhà văn Nhất Linh gây sự phẫn nộ trong đông đảo quần chúng. Ngày 13 tháng 7, khoảng bốn, năm chục ngàn người tham dự tang lễ của nhà văn quá cố. Qua đó nói lên nhận thứcthái độ của quần chúng đối với chế độ Ngô Đình Diệm.
         -- Phật giáo tiếp tục cuộc đấu tranh bất bạo động.
* Ngày 14.7  Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã gởi cho phủ Tổng thống một lá thư gồm ba nội dung chính sau đây:
      -- Nhắc nhở cho tổng thống Ngô Đình Diệm biết là ông đã lật lọng, đã phản bội Thông cáo chung mà ông đã ký.
      -- Nhắc cho tổng thống Ngô Đình Diệm nhớ là chính quyền đã tiến hành nhiều biện pháp mờ ám, tàn bạo, bẩn thỉu để bôi nhọ và vu khống Phật giáo.
      -- Báo cho tổng thống Ngô Đình Diệm biêt là Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo quyết định phát động cuộc đấu tranh trở lại đòi thực thi Thông cáo chung.
Như thế là trên khắp các tỉnh thành miền Nam, các chùa trung tâm, các Tỉnh giáo hội Phật giáo, các trường Bồ Đề, các Gia đình Phật tử, các Khuôn tịnh độ đều đồng loạt tổ chức đấu tranh với nội dung được chỉ đạo là:
        -- Kêu đòi chính phủ chấm dứt các hành động đàn áp, khủng bố tăng ni, phật giáo đồ.
        -- Kêu đòi chính phủ nghiêm chỉnh thực thi Thông cáo chung.
        -- Xác định phương pháp đấu tranh là bất bạo động.
* Ngày 15. 7. 1963, 150 tăng ni biểu tình tuần hành đến trước tòa đại sứ Mỹ kêu gọi nước Mỹ can thiệp để chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Thông cáo chung.
* Cùng ngày, một cuộc biểu tình tuần hành khác xuất phát từ chùa Giác Minh với hàng ngàn tăng ni, phật tử tham dự. Cuộc biểu tình nêu rõ hai ý:
         -- Tố cáo chính phủ bội ước.
         -- Đòi thực thi Thông cáo chung.
* Ngày 17. 7  khoảng 400 tăng ni tập trung tại chùa Xá Lợi, tuần hành qua các đường phố Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Thạch, Nguyễn Thông, Ngô Thời Nhiệm, Lê Văn Duyệt , tới chợ Bến Thành. Khẩu hiệu đấu tranh là:
         -- Chính phủ hãy chấm dứt các hành động đàn áp khủng bố.
         -- Chính phủ hãy nghiêm chỉnh thực thi Thông cáo chung.
Cuộc tuần hành, biểu tình và mít tin được dân chúng hưởng ứng nhiệt liệt và bị cảnh sát đàn áp dã man. Khoảng 300 tăng ni phật tử bị đánh đập tàn bạo, bị bắt quăng lên xe chở thẳng về chùa Hoa Nghiêm nằm trong An Dưỡng địa, một nghĩa địa nằm giữa cánh đồng trống ở Phú Lâm. Nhiều vòng kẽm gai đã được giăng bao quanh ngôi chùa – nghĩa địa này. Các tăng ni phật tử bị nhốt như súc vật trong các “chuồng” không có những phương tiện vệ sinh tối thiểu, bị hỏi cung, khai báo lý lịch trong đêm, bị đánh đập tàn nhẫn. Các nạn nhân nữ bị càn quấy thô bỉ. Nhiều người ngất xỉu, nhiều người bị thương, nhiều người bị đưa đi mất tích. Ba ngày sau, trước sự đấu tranh quyết liệt của Ủy ban Liên phái, của dư luậnbáo chí nước ngoài, chính quyền mới thả họ ra. Về đến chùa Xá Lợi, nhiều tăng ni, phật tử phải được cấp cứu y tế và điều trị thương tích dài ngày. Ủy ban Liên phái hỏi chính quyền về những người mất tích, chính quyền trả lời họ đang được giữ lại để tiếp tục điều tra. Sự phẫn nộ của quần chúngPhật giáo đồ lên cao độ.
               --Thủ đoạn mới của chính quyền.
+ Ngày 18.7, qua làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn, tổng thống Ngô Đình Diệm gởi đi một thông điệp có nội dung như sau: Để chứng tỏ tột bực tinh thần hòa giải và sự chân thành thực thi Thông cáo chung, và cũng để đánh tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ của kẻ xấu, chiếu theo đề nghị của Hội đồng Liên bộ, tôi vừa chấp thuận:
         
1/ Chỉ thị của nghị định 358 ngày 9 tháng 7 năm 1963 ấn định thể thức treo cờ của Phật giáo. Thể thức này đã áp dụng riêng cho Tổng hội Phật giáo sẽ được áp dụng cho tất cả các môn phái nào tự ý công nhận Phật giáo kỳ.
2/ Chỉ thị cho Ủy ban Liên bộ hợp tác mật thiết với phái đoàn Phật giáo để cùng nghiên cứu điều tra giải quyết hoặc theo hồ sơ hoặc tại chỗ nếu cần những khiếu nại liên quan đên sự thực thi Thông cáo chung.
3/ Chỉ thị các cấp quân dân chính mỗi người trong lĩnh vực của mình, trong lời nói cũng như trong việc làm, tích cực góp phần vào việc thực thi Thông cáo chung.”
Cuối Thông điệp, tổng thống Diệm còn kêu gọi:
“Quốc dân đồng bào ghi nhận ý chí hòa giải của chính phủ và khách quan phán quyết,…không để ai làm ngăn cản bước tiến của dân tộc trong nhiệm vụ diệt Cộng cứu quốc.”
Không phải đây là lần đầu ông Diệm bày tỏ “thái độ chân thànhý chí hòa giải tột độ” thế này. Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáotoàn thể Phật giáo đồ có đầy đủ ký ức và kinh nghiệm để khẳng định rằng sau mỗi lần ông tổng thống nói đến mấy từ “thành tín”, “lương tri”, “trách nhiệm”là chính quyền sẽ xuống tay tàn bạo và hiểm độc hơn. Lần này, trong và sau khi Ngô tổng thống gởi thông điệp như thế thì chùa chiền tiếp tục bị bao vây, tăng ni, phật tử vẫn tiếp tục bị bắt nhốt và Phật giáo tiếp tục bị đàn áp.
         -- Phật giáo kiên tri đấu tranh bất bạo động – Kêu gọi Mỹ ủng hộ.
* Ngày 23.7, ni sư Diệu Huệ, mẹ của nhà bác học Bửu Hội, họp báo ở chùa Xá Lợi cho biết bà sẽ tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
* Ngày 30.7, lễ thất tuần của bồ tát Thích Quảng Đức được tổ chức trọng thể tại chùa Xá Lợi với hàng chục ngàn tăng ni phật tử tham dự. Lễ thất tuần cũng được tổ chức tại khắp các chùa lớn nhỏ trên toàn miền Nam với sự tham dự của hàng triệu tăng ni, phật tử. Ủy ban Liên phái phân phối một tài liệu kêu gọi đồng bào phật tử khắp miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh.
* Ngày 1.8.1963, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Thích Tịnh Khiết, gởi điện thư cho tổng thống Kennedy để phản đối việc đại sứ Mỹ tại Sài Gòn tuyên bố với phóng viên hãng thông tấn UPI rằng: “Không có chuyện đàn áp Phật giáo tại Việt Nam.”
* Ngày 4.8  nhà sư Thích Nguyên Hương tự thiêu tại Phan Thiết.
*Ngày 11.8 lễ cầu siêu cho nhà sư Nguyên Hương được tổ chức tại các chùa, các Phật học viện, các niệm Phật đường và khuôn tịnh độ khắp miền Nam. Tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh viên Phật tử tổ chức lễ cầu siêu với hơn hai vạn người tham dự.
* Ngày 12.8  nữ sinh Mai Tuyết An chặt tay tại chùa Xá Lợi để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.
* Ngày 13.8  tăng sĩ Thích Thanh Tuệ tự thiêu tại Thừa Thiên – Huế.
* Ngày 15.8  ni sư Diệu Quang tự thiêu tại Ninh Hòa Nha Trang.
* Ngày 16.8 sinh viên, học sinh Huế bãi khóa. Giáo chức các trường trung, đại học Huế bãi công. Tiểu thương Huế bãi thị. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm. Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng viện Đại học Huế, tuyên bố“cuộc đấu tranh của Phật giáochính nghĩa, chính sách của chính quyền là vô đạo”. Giáo chức đại học Huế từ chức.
* Cùng trong ngày 16.8, nhà sư Thích Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Đàm. 5000 Phật tử, Sinh viên, Học sinh túc trực tại chùa Từ Đàm để bảo vệ thi hài của ông.
Sau các cuộc tự thiêu, đã diễn ra nhiều cuộc xô xát giữa tăng ni, đồng bào phật tử và lực lượng cảnh sát, an ninh của chính quyền. Phía phật tử bảo vệ nhục thân của các Thánh tử đạo để tổ chức đấu tranh và tiến hành chôn cất theo các nghi lễ Phật giáo. Phía chính quyền cướp xác để thủ tiêu đối tượng đấu tranh của “bọn phản loạn.”
* Ngày 17.8 hòa thượng Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, ra lệnh cho các chùa, các Phật học viện, các niệm Phật đường, khuôn hội trên toàn miền Nam tổ chức lễ cầu siêu cho các tăng ni đã vị pháp thiêu thân.
*Ngày 18.8 hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn, hàng chục nghìn người tập trung về chùa Xá Lợi tham gia cuộc mít tin tuyệt thực. Cũng trong ngày này, với lực lượng Gia đình Phật tử, Sinh viên, Thanh niên Phật tử làm nòng cốt và tiên phong, hàng triệu Phật giáo đồ trong các đô thị miền Nam đã tham dự các cuộc mít tin, tuyệt thực, biểu tình…Tăng ni, Phật giáo đồ toàn miền Nam cương quyết đấu tranh đến thành đạt các mục tiêu tự dobình đẳng tôn giáo cho dù phải hy sinh nhiều hơn nữa.
          -- Chiến dịch Nước Lũ
Đêm 20 rạng ngày 21, một cuộc tổng tấn công – tổng bố ráp của công an, cảnh sát dã chiến và Lực lượng Đặc biệt của chính quyền Ngô Đình Diệm vào chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Théravada, chùa Giác Minh, chùa Từ Quang (tại Sài Gòn), chùa Từ Đàm, chùa Linh Quang, chùa Bảo Quốc, chùa Diệu Đế (tại Huế), các chùa Tỉnh Giáo hội và tất cả các chùa, các tư gia của tăng ni phật tử  lãnh tụ đấu tranh trên toàn miền Nam. Lực lượng chính phủ đập phá các khu vực thờ tự, tượng phật, chuông mõ, kinh sách và bắt đi trên 1300 người riêng tại Sài Gòn. Ở Huế và các tỉnh thành còn lại có hơn 2000 người bị bắt. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, các thượng tọa Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, sư bà Diệu Huệ, cư sĩ Mai Thọ Truyền, bác sĩ Lê Khắc Quyến, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nói chung, tất cả các lãnh tụ đấu tranh, các trí thức phật tửuy tín đều bị bắt. Nhiều cuộc hành hung, xô xát đã diễn ra trong đêm kinh hoàng này. Rất nhiều tu sĩ, phật tử đã bị đánh đá bằng báng súng, bằng dùi cui, ma trắc và bị dẫm đạp xô đẩy đến thương tích. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết 80 tuổi bị đánh trọng thương ở mắt. Hai mắt của tượng Phật Thích Ca tại chùa Xá Lợi là hai viên kim cương cũng bị móc lấy đi, toàn thân bức tượng bị bắn sức mẻ nhiều nơi. Cuộc tổng tấn công, tổng bố ráp của bạo lực Ngô Đình Diệm đêm 20.8 đã biến các cảnh chùa trên toàn miền Nam thành những nơi hoang tàn. Nhà sư Trí Quang không bị nhận diện, từ trại giam Bến Cát đã trốn thoát, tìm đến tị nạn tại tòa Đại sứ Mỹ.
Khi nhẫn tâm tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu tối 8.5.1963 giết chết tám thiếu niên ở đài phát thanh Huế, anh em Ngô Đình Diệm đã khai mở con đường đi vào tăm tối.
Lần này, khi hăm hở phát động cuộc tổng tấn công bố ráp chùa chiền và bắt cóc toàn bộ các tăng ni, phật tử, trí thức là những lãnh tụ đấu tranh, gia đình họ Ngô đã chính thức đào huyệt mộ cho chính mình.
Câu hỏi mà nhà cầm quyền Mỹ đặt ra từ khi tuyển chọn Ngô Đình Diệm và suốt 9 năm đưa ông lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa: “– Liệu chúng ta có thắng được Cộng Sản với Diệm hay không?” nay đã có câu trả lời. Mỹ không thể thắng được Cộng Sản với Ngô Đình Diệm chỉ được hậu thuẫn bởi một thiểu số nhân dân miền Nam là những người Thiên Chúa giáo Cần lao Nhân vị.
Con đường độc tài Gia – đình – Thiên – Chúa – giáo toàn trị và mưu đồ biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt của chế độ Ngô Đình Diệm đã kiên định lập trường Cộng Sản nơi một bộ phận quần chúng miền Nam, đã đẩy một bộ phận quần chúng khác nghiêng về phía Cộng Sản, và đã trung lập hóa bộ phận quần chúng thứ ba còn lại. Mỹ cộng với Diệm và 10% dân số miền Nam là Cần Lao Thiên Chúa giáo không thể thắng 90% dân số miền Nam còn lại, cộng với  nhân dân miền Bắc, Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản, cộng với Liên Xô và Trung Quốc. Hai bài toán cộng và một bài toán trừ trong 10 con số đơn chẳng lẽ các nhà chiến lược Hoa Kỳ không nghĩ tới? Chắc đã có người nghĩ tới, nhưng đa số trong chính quyền Mỹ vào thời điểm đó vẫn còn tin vào sức mạnh vô địch của quân sự và đồng đô la như một tín điều tôn giáo.
Như thế là đến thời điểm đó (tháng 8.1963) Mỹ vẫn còn muốn ở lại Việt Nam, và khuynh hướng thay Diệm bằng một nhân vật khác để đánh bại Cộng Sản trở nên thắng thế trong chính giới Mỹ.
Trong hồi ký: Lễ Phật Đản 8.5.1963 (Minh Nguyện dịch – Kỷ niệm 40 năm phong trào Phật giáo – Khuôn Việt xuất bản) bác sĩ Wulff kể một chi tiết rất đáng quan tâm: Sau khi chứng kiến cảnh đàn áp thô bạo tại Đài phát thanh Huế, sau khi nhìn thấy tận mắt 8 xác chết bẹp đầu, mất tay, lòi mắt của các thiếu niên trong nhà xác bệnh viện Huế, bác sĩ Wulff tìm đến nhà người bạn tên Tuân ( giáo sư Bùi Tường Huân) để kể cho ông này nghe những gì đã xẩy ra. “Tuân tức thời hiểu được tầm quan trọng chính trị của biến cố. Tuân nhận định rằng những cuộc biểu tình khắp toàn quốc của các giới Phật tử sẽ làm giảm uy tín ông Diệm, và cuối cùng người Mỹ sẽ bỏ rơi ông ta. Quân đội vì sợ cúp viện trợ sẽ tìm cách lật đổ ông ta.”
       --Trí thức, Sinh viên và quân đội nhập cuộc. Nhân dân miền Nam nhất tề chông Diệm. Chính quyền đàn áp trong tuyệt vọng.
+ 5 giờ 30 phút sáng ngày 21.8.1963, tổng thống Ngô Đình Diệm triệu tập hội đồng chính phủ để thông báo tình trạng khẩn cấp:
“Việt cộng đã mang vũ khí vào cất dấu tại các chùa Xá Lợi, Théravada, Giác Minh, Từ Quang, và nhiều chùa khác trong thành phố. Việt cộng cũng đã đột nhập thành phố và trà trộn trong các sư sãi. Những đơn vị chức năng của chính phủ đã phát hiện kịp thời, đã tiến hành chiến dịch truy quét bắt gọn bọn chúng, thu được nhiều vũ khí và tài liệu. Các lực lượng chức năng trung thành với chính phủ đang và sẽ tiếp tục thi hành trách nhiệm của họ”.
Vừa nghe xong lời thông báo của tổng thống Diệm, bộ trưởng ngoai giao Vũ Văn Mẫu phẫn nộ đập bàn phản đối hành động dã man mà chính phủ đã chủ trương và đang thực hiện đối với Phật giáo. Ông tuyên bố từ chức, bỏ cuộc họp ra về. Ông xuống tóc để bày tỏ thái độ sám hối (vì đã cộng tác với chế độ độc tài gian ác đến thời điểm đó), khẳng định lập trường quay lưng với chế độ và can đảm dấn thân vào cuộc đấu tranh mà Phật giáo đang bỏ dở. Bất chấp hiểm nguy, ông xông xáo đi vận động bạn bè và đồng nghiệp ở các trường đại học đứng lên thể hiện vai trònhiệm vụ của người trí thức. Trước hành động bạo ngược và âm mưu tiêu diệt Phật giáo của anh em Ngô Đình Diệm, hưởng ứng lời kêu gọi của giáo sư Vũ Văn Mẫu, trí thức trong các đại học, trung học cùng đông đảo sinh viên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh miền Nam đã nhất tề đứng lên.
* Ngày 21.8 tại Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ với sự  xướng xuất của giáo sư Lê Sĩ Ngạc, đông đảo sinh viên quyết định bãi khóa bày tỏ lập trường chống chế độ.
* Ngày 22.8 giáo sư Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng đại học Y khoa Sài Gòn tuyên bố từ chức. Ông bị bắt. Sinh viên và giáo sư Y khoa đồng loạt biểu tình phản đối.
* Chiều ngày 21.8 Ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa của các trường đại học ở Sài Gòn thành lập. Ban kêu gọi giáo sư từ chức, kêu gọi sinh viên, học sinh bãi khóa, kêu gọi đồng bào các giới ủng hộ cuộc đấu tranh của trí thức, sinh viên, học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Hưởng ứng lời kêu gọi, Học sinh các trường Trưng Vương, Gia Long, Võ Trường Toản tổ chức mít tin, biểu tình, bãi khóa. Cuộc đấu tranh khởi đầu là của Phật giáo, đến thời điểm này trở thành cuộc đấu tranh chung của đại đa số nhân dân Miền Nam, ngoại trừ cộng đồng Cần Lao Thiên Chúa giáo kiên định.
         -- Phản ứngthủ đoạn của vợ chồng Ngô Đình Nhu
+ Ngày 22.8  Ngô Đình Nhu kêu gọi Thanh niên Cộng hòa cùng ông “làm rõ chính sách”. Cùng ngày, chính quyền thông báo rằng: Các cơ quan chức năng đã khám phá nhiều hầm vũ khí của Việt cộng tại các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Théravada. Nhiều ngàn người, đa số là sinh viên, học sinh bị bắt.
+ Ngày 24.8 chính quyền thành lập tổ chức Phật giáo thuần túy nhằm thay thế Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo phải ngừng hoạt động vì hầu hết các vị lãnh đạo của hai tổ chức đã bị bắt trong đêm 20.8. Tổ chức Phật giáo quốc doanh này chẳng làm nên trò trống gì vì chỉ được một thiểu số ủng hộ.
+ Ngày 25.8 một cuộc mít tin, biểu tình lớn với nhiều ngàn sinh viên học sinh tham dự được tổ chức trước chợ Bến Thành. Cảnh sát đã bắn vào đám biểu tình. Nữ sinh Quách Thị Trang, 16 tuổi, bị trúng đạn chết. Nhiều người khác bị thương. Hơn 1000 sinh viên, học sinh bị bắt nhốt vào trại Quang Trung.
+ Ngày 10.9  bà Ngô Đình Nhu cầm đầu một đoàn dân biểu đi dự Hội nghị Quốc tế Nghị sĩ tại Nam Tư. Mục đích chính của đoàn là đi giải độc dư luận ở Châu Âu và Bắc Mỹ về “những cáo buộc sai lầm và vu khống chế độ Việt Nam Cộng Hòa đàn áp Phật giáo”. Cuộc giải độc của bà Nhu và các dân biểu gia nô thất bại thảm hại. Báo chí quốc tế nghi ngờ những thông tin và phát biểu của bà. Việt kiều la ó và ném trứng thối. Đến Mỹ, cha bà, Đại sứ Trần Văn Chương, không cho gặp, tổng thống Kennedy từ chối tiếp kiến. Khi báo chí hỏi về những lời phàn nàn của Giáo Hoàng Paul VI về tình trạng đàn áp Phật giáo của chính quyền VNCH, bà Nhu cho rằng Giáo Hoàng đã thiếu khôn ngoan vì đã đánh giá sai lệch về bà và anh em nhà Ngô trong các hành động ứng xử với Phật giáo, và như thế sẽ có hại cho đạo Công giáo.
          -- Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc – Thủ đoạn của Ngô Đình Nhu – Các tăng ni, phật tử tiếp tục tự thiêu.
* Ngày 5.10  nhà sư Thích Quảng Hương tự thiêu trước chợ Bến Thành
* Ngày 7.10 Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhóm họp để bàn về cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Việt Nam.
* Ngày 21.10 một phái đoàn Liêp hiệp quốc tới Sài Gòn để điều tra về những cáo buộc vi phạm nhân quyềnđàn áp Phật giáo tại Việt Nam. Ngô Đình Nhu đã dùng nhiều thủ đoạn để ngăn trở, mua chuộc, đánh lừa và tổ chức những cái bẩy đĩ điếm để làm chantage các nhân viên của phái đoàn. Ngày phái đoàn LHQ đến Huế, chính quyền tìm đủ cách để ngăn chặn đồng bào Phật tử tiếp xúc với phái đoàn. Ái Khanh, một nữ sinh phật tử nhảy từ lầu ba trường Đồng Khánh để gây sự chú ý của dư luậnphái đoàn LHQ. Cô chỉ bị thương nặng. 
* Ngày 27.10 nhà sư Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Trước khi tự thiêu nhà sư Thích Thiện Mỹ đã viết bốn bức thư: Một gởi cho tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, một gởi cho hòa thượng Thích Tịnh Khiết, người lãnh đạo tối cao của phong trào Phật giáo đấu tranh, một gởi cho ông U Than tổng thư ký của Hội đồng Liên hiệp quốc, và một gởi cho phật giáo đồ Việt Nam. Xúc động trước cái chết của nhà sư, đọc bốn bức thư của nhà sư để lại, tôi viết trong nhật ký những dòng sau đây:
“ Này các ông các bà, còn có tội ác và sự dối trá nào lớn hơn mà các vị đã không làm chỉ để với mục đích huỷ diệt chúng tôi – những người chẳng có gì khác ngoài niềm tin vào sự sống, tình thương và sự bình đẳng giữa chúng sinh. Không có gì ở trên, ở trước, ở sau sự sống ấy, ngoài nỗi đau mà do mê muội lầm lạcham muốn vô độ, chúng sinh – trong đó có chúng ta – đã cùng chuốc lấy, đẩy xô nhau vào con đường bi thương tăm tối.
Đức Phật Thích Ca, thầy của chúng tôi, Người đã chỉ cho nhân  loại  một con đường khác và những phương pháp thích hợp để mỗi con người tự giải thoát ra khỏi nỗi khổ mênh mông như biển.
             Con đường ấy nằm giữa dân tộc và nhân loại.
Con đường ấy luôn rộng mở, không tự biến thành pháo đài, thành gươm giáo, thành bom đạn, để tiêu diệt bất cứ ai chưa dấn bước.
Không có chiến tranh, không có đầu rơi máu đổ, không có đau thương, chia lìa, thù hận trên con đường Đức Phật đã chỉ.
“ Này các ông các bà, tội ác mà quí vị đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, cho chúng tôi – những người đi con đường của đức Phật – là vô cùng to lớn. Để chống lại tội ác đó, chúng tôi không thể “máu kêu trả máu – đầu kêu trả đầu,” bởi con đường đức Phật đã dạy cho chúng tôi là: Từ bi hỉ xả  đến cả muôn loài, huống hồ gì, quí vị và chúng tôi đều là dân một nước là con một nhà. Trong cái tình cảnh chẳng đặng đừng như hiện tại, chúng tôi chỉ còn biết đem sự sống của chính mình mà trang trải.
Đức Phật, người thầy của chúng tôi nói rằng:  mầm hạt tốt lành hiện hữu trong hết thảy mọi dạng thể của sự sống. Con đường ngài đã chỉ và cách thế mà Phật giáo Việt Nam đã thể nghiệm, chúng tôi rất mong là nó sẽ góp phần giảm trừ những mê lầm ác nghiệp, tiêu tán và hoá giải mọi khổ nạn hận thù, góp phần đem lại hoà bình, an lạc cho dân tộc và nhân loại…”
Trong khi ở bên trời Tây bà Ngô Đình Nhu đang giẫy nẩy hờn giận cha mình, đang hậm hực tổng thống Mỹ, đang chê trách đức giáo hoàng, đang bị la ó và ném trứng thối, thì ở Miền Nam hàng chục ngàn tăng ni, phật tử, trí thức, sinh viên, thanh niên, học sinh đang bị nhốt trong các trại giam. Có lẽ Ngô Đình Nhu nghĩ rằng nhốt hết “bọn sư sãi nổi loạn” là ông và đảng Cần Lao Thiên Chúa giáo của ông có thể làm chủ được tình hình Miền Nam. Ông tiếp tục đàn áp bắt bớ. Ông làm mọi chuyện mờ ám để vô hiệu hóa Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc. Ông mưu đồ dìm Diệm xuống, nâng mình lên để khỏi bị cấn cái bởi cái ông anh tổng thống “mềm như sứa” mà vợ ông đã có lần mắng nhiếc. Ngô Đình Nhu lo ngại và đề phòng một vài phe nhóm do “bọn Mỹ xúi dục” hay thân Phật giáo âm mưu đảo chính. Ông cũng tổ chức đảo chính giả để chống đảo chính thật. Nhưng ông không ngờ dưới chân ông âm ỉ quá nhiều những đợt sóng ngầm đang chờ cơ hội bùng lên nuốt chửng ông.
 3/ Biến cố 1.11.1963 – Chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
Những đợt sóng ngầm xuất phát từ tòa đại sứ và cơ quan CIA đại diện quyền lực Mỹ tại Sài Gòn – cái quyền lực đã đưa anh em nhà Ngô lên làm chúa tể của miền Nam, và quân đội – những người đã một thời cúc cung tận tụy với “Ngô tổng thống anh minh”, với ông cố vấn “thông minh tài trí”, với ngài tổng giám mục quyền uy đại công thần của giáo hội La Mã, với ông cậu cố vấn chỉ đạo chính trị – lãnh chúa Miền Trung.
Trên nguyên tắc, đảo chính là công việc của người Việt Nam, tòa Đại sứ hay CIA không can dự vào, vì như thế là chen lấn vào nội bộ đồng minh. Nhưng trong thực tế, bất cứ nhóm chuẩn bị đảo chính nào cũng có quan hệ với một nhân vật lớn nhỏ nào đó của Mỹ. Không như thế, một khi đảo chính thành công các nhà cách mạng lấy viện trợ đâu mà chống Cộng và xây dựng đất nước? Chống Cộng, từ năm 1954, đã trở thành đại lý độc quyền của Mỹ, đồng thời là dịch vụ của anh em nhà Ngô. Về phía Mỹ: bất cứ phe nhóm đảo chính nào muốn thành công, điều tiên quyết là có trả lời được câu hỏi liệu có khả năng giúp Mỹ đánh thắng Cộng Sản hay không. Nay thì người Mỹ đã biết chắc chắn rằng với chế độc tài gia đình trị và Công giáo trị, anh em nhà Ngô sẽ không đáp ứng yêu cầu đó của Mỹ, huống hồ gì họ còn cố tình bắn tiếng cho người Mỹ biết là họ sẽ bàn thảo với Hà Nội…
Theo tài liệu Lầu Năm Góc, từ sau khi vợ chồng Ngô Đình Nhu tiến hành chiến dịch Nước Lũ (20.8.963), tại Sài Gòn có đến 10 nhóm âm mưu đảo chính. Theo Đỗ Mậu, vào thời điểm đó có bảy tám nhóm…Ba nhóm chính thức mời ông tham gia.(Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Hồi ký Đỗ Mậu).
+ Đỗ Mậu – đại tá, đang là giám đốc An ninh Quân đội, là đồng chí thân cận của “ông Cụ” suốt 20 năm (1943 – 1963), nôn nóng vận động đảo chính để cứu chủ. Theo Đỗ Mậu, nếu để người khác làm đảo chính, ông Diệm sẽ bị giết. Đỗ Mậu chỉ muốn lật đổ vợ chồng Ngô Đình Nhu và đảng Cần Lao Thiên Chúa giáo để miền Nam thoát khỏi chế độ độc tài tham nhũng nhằm chống Cộng hữu hiệu hơn. 
+ Trần Kim Tuyến, nguyên là Giám đốc sở Nghiên cứu Chính trị (Tình báo Trung ương ), bạn thân của Ngô Đình Nhu, bị nghi ngờ, điều đi làm đại sứ, muốn quay trở lại để thực hiện cuộc đảo chính mà ông đã hoạch định.
* Phạm Ngọc Thảo – đại tá, đệ tử ruột của tổng giám mục Ngô Đình Thục, nguyên là tỉnh trưởng, đang là thanh tra ấp chiến lược, thỉnh thoảng được mời vào dinh Gia Long để đàm đạo với hai ông Diệm – Nhu  một số vấn đề chính trị chiến lược. Phạm Ngọc Thảo cũng đang ráo riết vận động đảo chính. ( Phạm Ngọc Thảo là tình báo viên Việt Cộng được cài vào gia đình Ngô Đình Diệm từ sau 1954). 
* Trần Văn Đôn, đang giữ chức tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH, là bạn chí cốt của vợ chồng Ngô Đình Nhu, đại công thần của Ngô triều, cũng khẩn trương tập họp đồng chí bày binh bố trận lật đổ chế độ gia đình trị.
 * Tôn Thất Đính, trung tướng, đang là tư lệnh quân đoàn 3 và tổng trấn Sài Gòn Gia Định, là người được hai ông Nhu – Diệm tin cậy và trọng dụng nhất trong hàng các tướng. Tôn Thất Đính ngã về  phía phe đảo chính không khó khăn gì, vì ông cũng rất bức xúc với Ngô triều.
Tóm một câu, tám chín mươi phần trăm các tướng, tá, úy già cũng như trẻ của quân lực VNCH đều muốn có đảo chính, hoặc đang tổ chức đảo chính.
Cuối cùng có khả năng đảo chính thành công nhất là nhóm các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Trần Thiện Khiêm… Tòa đại sứ Mỹ và CIA nhận thấy như thế. Đa số các tướng tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng nhận thấy như thế nên lần hồi qui tụ về chung quanh ngọn cờ Dương Văn Minh và tham mưu trưởng Trần Văn Đôn để rồi làm nên cuộc đảo chính – cách mạng 1.11. 1963. Kết quả là hai ông Nhu – Diệm bị giết vào sáng ngày 2 tháng 11 trong chiếc xe tăng do Mỹ chế tạo. Ngô Đình Cẩn bị tòa án Cách mạng thực hiện án tử hình mấy tháng sau. Bà Ngô Đình Nhu sau chuyến công du giải độc không về nữa. Tổng giám mục Ngô Đình Thục cũng không về nữa vì giáo hoàng đã gọi qua La Mã, trao cho ông một chức vụ và răn đe đôi điều từ mấy tháng trước. Như thế là chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm đã cáo chung. Nhân dân Sài Gòn,Huế và các tỉnh thành miền Nam ùa ra  đường phố reo vui chào mừng cách mạng thành công, công kênh các tướng lĩnh và quân nhân như những anh hùng.
Chế độ Ngô Đình Diệm cáo chung, các tăng ni, phật tử, trí thức, thủ lãnh sinh viên, các tù nhân bị án oan, các tù nhân chính trị đối lập lần lược được giải phóng. Những chính khách và sĩ quan lưu vong lục tục quay trở về. Đa  số nhân dân trong các đô thị Miền Nam mừng vui đón chào cách mạng thành công, ca ngợi các vị anh hùng quân đội, tố cáo tội lỗi, triệt hạ các tàn tích tội ác của gia đình họ Ngô, trừng trị bọn tay chân Ngô triều gây tội ác, truy quét dư đảng Cần Lao Nhân Vị.
                                            
                            
                                        Chương III
   
      Miền Nam – Sài Gòn sau ngày 1 tháng 11 năm 1963
                     
Trưa ngày 1.11 cuộc đảo chính bắt đầu. Sáng ngày 2.11 Trung tướng Dương Văn Minh qua đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố cách mạng thành công. Hội đồng Quân nhân Cách mạng (HĐQNCM) được thành lập do trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch. Các Tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Vĩ, Trần Văn Minh, Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có … là những ủy viên lớn nhỏ của Hội đồng. Hội đồng công bố đường lối, sách lược, vai trò, nhiệm vụ của mình:
-- Giải tán quốc hội, tạm ngưng hiến pháp 26.10.1956, giải tán các cơ quan quyền lực, các tổ chức chính trị, đoàn thể thuộc chế độ Cần lao Thiên Chúa giáogia đình trị Ngô Đình Diệm, trừng trị các cá nhân gây tội ác, tịch thu tài sản mờ ám của các nhân vật liên quan.
-- Xác định chế độ Cộng Hòa, công nhận các quyền công dân cơ bản, xóa bỏ các sắc luật, định chế và văn bản pháp qui sai trái, lỗi thời; chấm dứt tình trạng kỳ thị tôn giáo, trao trả tự do và xét lại các bản án cho những người bị chế độ Diệm xét xử bất công.
-- Qui định quyền hạnnhiệm vụ của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Hội đồng Quân nhân Cách mạng đảm trách cả lập pháp, hành pháptư pháp. Chủ tịch HĐQNCM sẽ là quốc trưởng. HĐQNCM chỉ định chính phủ lâm thờithành lập Hội đồng Nhân sĩ.
-- HĐQNCM sẽ trao trả quyền cai trị đất nước cho các cơ quan quyền lực dân cử (sẽ được bầu ), trở về quân đội.
Lâm thời các minh định trên là tích cực, gây được niềm tinhy vọng cho nhiều người. Trên phương diện ngoại giao, chỉ hai ngày sau đảo chính Hoa Kỳ và 20 quốc gia khác trên thế giới công nhận chế độ mới.
Ngày 5.11 Hội đồng Quân nhân Cách mạng chỉ định ông Nguyễn Ngọc Thơ làm thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ. Chính phủ có 15 bộ. 6 nhân vật và 5 sĩ quan cao cấp của chế độ cũ làm bộ trưởng.
Nhìn từ góc độ nội chính, cuộc cách mạng 1.11.1963 rốt cùng chỉ là cuộc đảo chính lật đổ anh em nhà Ngô. Hội đồng Quân nhân Cách mạng, đặc biệt tướng Dương Văn Minh, muốn làm cách mạng ôn hòa, không gây đổ vỡ to lớn, muốn đoàn kết dân tộc. Cuộc đảo chính chỉ thay đổi vai trò, vị trí của các nhân vật chóp bu và một số ít cấp dưới – những người không che dấu được các tội ácsai lầm quá lớn. Trong khi đó, “ nhiều nhân vật cao cấp được mời ở lại, giám đốc các cơ quan trung ương hoặc các cấp bộ địa phương vẫn giữ nguyên người của chế độ cũ, đa phần là Cần lao Công giáo.” (Đỗ Mậu sđd trang 520).
Ba ví dụ điển hình: một là trường hợp Nguyễn Ngọc Thơ, hai là trường hợp Nguyễn Khánh, ba là trường hợp Cao Văn Viên. Nguyễn Ngọc Thơ là viên chức cao cấp của nhà nước Thuộc địa Pháp, là phó tổng thống của chính quyền Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh là người đã cứu “Ngô tổng thống anh minh” trong cuộc đảo chính của nhóm Nguyễn Chánh Thi –Vương Văn Đông năm 1960, được Diệm trả công – thăng trung tướng, bổ nhiệm tư lệnh quân đoàn II. Cao Văn Viên, đại tá, đảng viên Cần Lao, trong đảo chính đã tuyên bố thẳng thừng trước các tướng lãnh cầm đầu rằng ông trung thành với “lãnh tụ Ngô Đình Diệm”. Vợ ông ta còn là người đã hoạt động tích cực trong Phụ nữ Liên đới của Bà Ngô Đình Nhu. Sau đảo chính, Nguyễn Ngọc Thơ được chỉ định làm Thủ tướng, Nguyễn Khánh được thăng chuyển làm tư lệnh quân đoàn I, Cao Văn Viên vẫn được tiếp tục làm sư đoàn trưởng Dù. (theo Đỗ Mậu. Sách đã dẫn). Nguyễn Ngọc Thơ là nguyên nhân  hàng đầu để một số cá nhân và những phe nhóm trong, ngoài HĐQNCM, cũng như những người am hiểu chính trị và đông đảo quần chúng phê phán và tấn công Dương Văn Minh. Cao Văn Viên đã sử dụng sư đoàn Dù để hợp tác cùng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Chánh Thi vây bắt các tướng Đôn, Kim, Đính, Xuân, Vĩ, giết thiếu tá Nguyễn Văn Nhung (cận vệ của tướng Minh –  nghi can chính trong vụ sát hại hại ông Diệm Nhu) và cô lập Dương Văn Minh trong cuộc chỉnh lý do Khánh chủ xướng. Các tướng Trần Thiện Khiêm, Huỳnh Văn Cao, Đặng Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Ngô Du… là những trường hợp tương tự.
Về ngoại giao, Dương Văn Minh và HĐQNCM muốn chủ động thực hiện đường lối rộng mở: Nhận viện trợ Mỹ, hòa giải với Cam Bốt; một số không ít các thành viên trong HĐQNCM bày tỏ khuynh hướng kêu gọi Anh, Pháp, Đức viện trợ để giảm dần áp lực của Mỹ. Trên cương vị quốc trưởng, Dương Văn Minh ra lệnh xóa bỏ hệ thống ấp chiến lược – một chương trình to lớn mang tính chiến lược mà Mỹ và anh – em Diệm Nhu đã đổ nhiều tiền bạc, công sức, đặt rất nhiều hy vọng vào công cuộc đánh bại Cộng Sản và Thiên Chúa giáo hóa trên các địa bàn nông thôn này. Cũng trên cương vị quốc trưởng, Dương Văn Minh không đồng thuận với Mỹ trong các chương trình, kế hoạch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. (Kế hoạch 34 A – tấn công bằng biệt kích, các kế hoạch tấn công bằng không quân nhằm tiêu diệt các cứ điểm quân sự, các kho tàng kinh tế và đê điều). (Theo Nguyễn Trần Thiết. Dương Văn Minh – Tổng thống Cuối Cùng… nxb Văn Hóa – Thông Tin – 2011).
1/ Biến cố 1.11.1963 đối với các phe nhóm chính trị, các tôn giáo tại miền Nam
       -- Đối với Phật giáo
Phật giáo cho rằng lật đổ được anh em Ngô Đình Diệm là một thành công to lớn, là một cuộc cách mạng. Thành công ấy, cuộc cách mạng ấy trước hết công lao thuộc về Hội đồng Quân nhân Cách mạng, nhưng Phật giáonhân dân mới là nhận thức và nguồn sức mạnh đầu tiên và lâu bền của cách mạng.
Chính phong trào Phật giáo đã thúc đẩy Mỹ loại bỏ Diệm và các tướng lãnh quyết tâm hơn trong việc lật đổ chế độ gia đình trị, khơi mào cho việc nhập cuộc của toàn dân, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức. Trước tình hình Hội đồng Quân nhân Cách mạng và tướng Dương Văn Minh chủ trương một cuộc cách mạng ôn hòa (chỉ định Nguyễn ngọc Thơ thành lập chính phủ, không triệt để trong chính sách đối với người của chế độ cũ – đảng Cần Lao), một đường lối chính trị đối ngoại lý tưởng, hoặc không tưởng (giảm dần sự lệ thuộc Mỹ, chủ động hơn trong công cuộc xây dựng miền Nam, kiến tạo một sách lược thích hợp đối với Cộng Sản miền Bắc và Mặt trận Giải phóng). Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung nhìn nhận rằng nhiệm vụ của mình còn rất nhiều khó khăn và nặng nề ở phía trước.
Trong “Tiểu Truyện Tự Ghi” của tì kheo Thích Trí Quang, chúng ta đọc được một câu sau đây:
“Nhưng ông Diệm đổ rồi, đúng như dự báo, vấn đề Phật giáo không phải là kết thúc mà là bắt đầu”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Để bắt đầu công việc khó khăn và nặng nề còn phía trước, một mặt Phật giáo khẩn trương kết nối các tập đoàn, các hệ phái riêng lẻ, các giáo hội vùng miền về một mối, hình thành nên một giáo hội duy nhất, soạn thảo hiến chương, tổ chức các tổng vụ (với những chương trìnhkế hoạch trước mắt cũng như lâu dài), các ban đại diện miền, một mặt kiện toàn và phát triển các giáo hội địa phương và các tổ chức phật tử.
Ngày 31.12.1963, tại chùa Xá Lợi, Đại hội Thống nhất Phật giáo khai mạc. Đại hội quyết định thành lập một cơ cấu lãnh đạo duy nhất lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cơ cấu tổ chức của giáo hội chia làm hai viện: Viện Tăng ThốngViện Hóa Đạo. Hội đồng lưỡng viện là cơ quan lãnh đạo tối cao nhưng có tinh cách tượng trưng.
Đứng đầu viện Tăng Thốnghòa thượng Thích Tịnh Khiết, phụ tá cho ông là thượng tọa Thích Trí Quang ( chức danh là tổng thư ký ).
Đứng đầu viện Hóa Đạothượng tọa Thích Tâm Châu, tổng thư ký của viện là cư sĩ Mai Thọ Truyền.
Trụ sở của viện Tăng Thống đặt tại chùa Ấn Quang.
Trụ sở của viện Hóa Đạo đặt tại chùa Xá Lợi.
Sau này –  năm 1966 (?), khi Việt Nam Quốc Tự xây dựng hoàn chỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tan rã, bộ phận Phật giáo miền Bắc do nhà sư Thích Tâm Châu cầm đầu dời trụ sở Viện Hóa Đạo từ chùa Xá Lợi về Việt Nam Quốc Tự. Từ đó quần chúng quen gọi nhóm Thích Tâm Châu là Phật giáo Việt Nam Quốc Tự, và nhóm Phật giáo miền Trung do nhà sư Thích Trí Quang lãnh đạo là Phât Giáo Ấn Quang.
Ngày 4.1.1964,  Hiến Chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thảo xong, đúc kết thành văn bản, công bố trước báo chíphổ biến trong Phật giáo đồ. Hiến chương sẽ được chính quyền công nhận bằng một văn bản pháp qui.
Ngày 12.1.1964 các tổng vụ trưởng của hai viện Tăng Thống, Hóa Đạo và  đại diện ở các miền được công cử xong.
Trên nguyên tắc viện Hóa Đạo quản lý các tổng vụ sau đây: Tăng sự, Hoằng pháp, Văn hóa, Giáo dục, Xã hội, Tài chánh, Kiến thiết, Cư sĩ, Thanh niên, Gia Đình Phật Tử. Hai tổng vụ Tài chánh, Kiến thiếtCư sĩ do các cư sĩ điều hành. Năm Tổng vụ còn lại do các tăng sĩ phụ trách. Trên thực tế các tổng vụ trọng yếu đều do các tăng sĩ miền Trung nắm giữ vì họ đã được đào tạo cho công cuộc dấn thân.
Theo chiều dọc, giáo hội hình thành hệ thống 4 cấp: trung ương, miền, tỉnh và chi hội. Dưới Hội đồng Lưỡng viện có Ban đại diện các miền bao gồm: Miền Vạn Hạnh, Miền Liễu Quán, Miền Khuông Việt, Miền Khánh Hòa, Miền Huệ Quang, Miền Quảng Đức, Miền Vĩnh Nghiêm. Dưới Ban Đại diện miền là các Tỉnh giáo hội. Dưới Tỉnh giáo hội là các Chi hội.  Chi hội quản lý các Khuôn tịnh độ hay Niệm phật đường.
Thống nhất Phật giáo là khát vọng chung của toàn thể tăng sĩ và phật giáo đồ, nhưng thực tế hoạt động phật sự tại miền Nam lúc bấy giờ vẫn chưa vượt qua  tình trạng chia rẽ và cát cứ, đặc biệt về khuynh hướng chính trị. Phật giáo di cư của thượng tọa Thích Tâm Châu cộng tác với chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu và ủng hộ cuộc chiến tranh chống Cộng của Mỹ. Phật Giáo miền Trung từ sau 1954 đã dứt khoát chọn hướng đi riêng là hòa bình, hòa giảitrung lập. Khuynh hướng này được tăng sĩ và phật tử miền Trung hưởng ứng triệt để, nhưng chỉ tác động trên một số ít các chùa và tỉnh giáo hội thuộc khu vực Sài Gòn Lục Tỉnh. Đa số phật tử ở đây tuân theo lập trường của cư sĩ Mai Thọ Truyền: trở lại với đời sống Phật giáo thuần túy sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, có thể cộng tác với các chính quyền sau Diệm. Chỉ một tháng sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, ông Mai Thọ Truyền từ chức tổng thư ký Viện Hóa Đạo (Theo Nguyễn Lang: vì lý do sắp xếp nhân sự – VNPGSL). Khi Phật giáo miền Trung phát động cuộc đấu tranh đòi tận diệt Cần Lao và bầu cử Quốc hội lập hiến để tiến tới hình thành chính quyền dân sự thì sự mâu thuẫn giữa hai ông Tâm ChâuTrí Quang bắt đầu. Đến khi Mỹ đổ quân, cùng Nguyễn Cao Kỳ đẩy mạnh cuộc chiến tranh ra Miền Bắc, và Nguyễn Văn Thiệu với sự lèo lái của Mỹ xây dựng chế độ quân phiệt ở Miền Nam thì quan hệ Trí QuangTâm Châu không còn cơ hội cứu chữa.
          -- Đối với Thiên Chúa giáo (Công giáo).
Cuộc đảo chính dẫn đến cái chết của hai ông Nhu – Diệm gây hoang mang lo sợ cho cộng đồng Thiên Chúa giáo. Không còn chỗ dựa để tiếp tục hoành hành và lo ngại bị trả thù, bị mất ưu thế, đa số trong cộng đồng tôn giáo chính trị này đổ tất cả tội lỗi lên đầu Phật giáoHội đồng Quân nhân Cách mạng. Cần phải trả thùphục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm nhằm khôi phục các lợi quyền  đã mất hoặc đang bị đe dọa tướt đoạt. Cuộc cách mạng ôn hòa của ông Dương Văn Minh và những lỗi lầm mắc phải của Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã tạo cho họ cơ hội. Họ tập trung sức lực chỉa mũi nhọn về phía Phật giáo và ông Dương Văn Minh. Họ cho rằng ông Dương Văn Minh vì thù riêng mà giết hai ông Nhu Diệm; Phật giáo chủ trương trả thù Thiên Chúa giáo gây nên cuộc chiến tranh tôn giáo; Phật giáo còn là tay sai Cộng Sản, âm mưu trung lậpdọn đường cho Cộng Sản thôn tính Miền Nam. Thật khó phân biệt ai là Cần Lao, ai là Thiên Chúa giáo thuần túy giữa thời buổi nhiễu nhương ấy. Chỉ có người trong cuộc ( những Cần LaoThiên Chúa giáo thứ thiệt ), và những nạn nhân cùng gia đình của họ biết mà thôi. Mà nạn nhân của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm và Cần Lao Thiên Chúa giáo thì đông vô số kể trong số 90% nhân dân miền Nam còn lại..
        -- Đối với các lãnh tụ sinh viên và lãnh tụ các đảng phái.
Công cuộc vận động của Phật giáo và những biện pháp không khoan nhượng của chế độ Cần Lao Thiên Chúa toàn trị Ngô Đình Diệm đã làm xuất hiện những lãnh tụ sinh viên và khôi phục sinh hoạt chính trị cho các lãnh tụ đảng phái vốn đã bị tan rã trong kháng chiến chống Pháp và bạo lực Cộng Sản (từ khởi nghĩa Yên Báy đến 1954 ), cũng như bạo lực Ngô triều ( từ sau1954 ). Sau chiến dịch Nước Lũ  ( 20 tháng 8 – 1963 ), hầu hết các lãnh tụ Phật giáo đều bị bắt giam, quần chúng phật tử như rắn không đầu. Các trí thức và lãnh tụ sinh viên đã đứng lên tiếp nhận vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh. Họ cũng tiếp tục bị bắt. Sau đảo chính 1.11.1963, họ được giải phóng khỏi các nhà tù, trở thành lãnh tụ của các phe nhóm sinh viên và đảng phái cách mạng. Họ cần có tiếng nói, vị tríquyền lực trong chế độ mới. Họ nhận ra rằng Hội đồng Quân nhân Cách mạng, chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và cả Hội đồng Nhân sĩ chưa đáp ứng các nhu cầu cấp bách của đất nước, của đảng phái chính trị và của bản thân họ. Họ hình thành các phe nhóm trong sinh viên, trong các giáo phái (Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo, Phật giáo), trong các đảng phái đã có quá trình hoạt động cách mạng và chính trị (Đại Việt, Quốc Dân Đảng, Duy Dân…). Họ không kết hợp được thành một lực lượng đủ sức đối trọng với các chính quyền quân quản. Nhưng họ có thể mưu đồ với các tướng tạo tác nên những xáo trộn để gây thanh thế, áp lực. Họ là những phe nhóm nhỏ, trong nhiều trường hợp chỉ là những cá nhân. Ngay như đảng Đại Việt cũng phân liệt thành ba nhóm. Nhóm Nguyễn Tôn Hoàn  (người của Mỹ từ Pháp về) chỉ được hậu thuẫn bởi một bộ phận đảng viên và quần chúng miền Nam. Nhóm Hà Thúc Ký kết hợp với cộng đồng Thiên Chúa giáo miền Trung, chủ trương chống Cộng quyết liệt, phục hồi chế độ Cần Lao Ngô Đình Diệm. Nhóm Phan Huy Quát đại diện các đảng viên gốc miền Bắc có kinh nghiệm mâu thuẫn với giáo phái Thiên Chúa giáo Bùi Chu – Phát Diệm trong chiến tranh Việt – Pháp, có khuynh hướng gần gũi với Phật giáo miền Trụng. Cùng với các phe nhóm trong Thiên Chúa giáo, trong Phật giáo, trong các tướng tá; các lãnh tụ đảng phái, sinh viên sẽ là những nhân tố góp phần tạo tác nên những biến động sắp tới.
Sau khi loại bỏ Ngô Đình Diệm và chế độ độc tài gia đình trị, người Mỹ khẩn trương tìm kiếm một nhân vật được quần chúng ủng hộ nhiều hơn, có khả năng giúp Mỹ chiến thắng Cộng Sản. Sau một thời gian quan sát, người Mỹ không tìm thấy nhân vật đó trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng, trong chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và trong Hội đồng Nhân sĩ. Hầu hết những người của tình thế mới này trưởng thành từ chế độ thuộc địa và nền văn hóa Pháp, không khế hợp với văn hóa và đường lối chiến tranh của Mỹ. Họ vừa muốn dựa thế lực Mỹ để nhận viện trợ, vừa muốn thân thiện hơn với Pháp và các nước tư bản khác ( để giảm bớt áp lực của Mỹ ), lại manh nha khuynh hướng tự chủtrung lập. Vậy ai là người có thể đáp ứng các nhu cầu chiến tranh của Mỹ? Tòa Đại sứ, CIA khẩn trương tìm kiếm nhân vật đó trong những biến động sắp tới tại Sài Gòn. Đối tượng để tòa Đại sứ Mỹ và CIA tìm chọn là các tướng trẻ.
                                      Chương IV
   
   Nguyễn Khánh và cuộc đảo chính – chỉnh lí  30.1.1964
Cuộc đảo chính 30.1.1964 diễn ra như màn mở đầu của một vở kịch đơn điệu và vô duyên, nhưng nó chứng tỏ khả năng và mưu lược quân sự của nhóm Khánh – Khiêm – Thi, hay một cái đầu nào đó đứng đằng sau? Nguyễn Khánh tuyên bố không phải đảo chính, mà là chỉnh lý. Nguyễn Khánh và Nguyễn Chánh Thi đang là tướng trấn nhiệm ở biên cương (tư lệnh và phó tư lệnh vùng I Chiến thuật) lại về Sài Gòn (thủ đô) vận động và tổ chức đảo chính. Một buổi sáng đẹp trời (30.1.1964), quốc trưởng Dương Văn Minh bị vô hiệu hóa tại nhà riêng, 5  tướng có quyền lực thứ cấp trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Vỹ) bị bắt khi vừa mới bước xuống xe để vào văn phòng làm việc. Dương Văn Minh và bộ tham mưu của ông bị kết tội bất tài, thân Pháp và chủ trương trung lập. 5 tướng bị đem ra nhốt ngoài Trung. Dương Văn Minh vẫn ở tư dinh có lính của phe đảo chính canh gác, mấy ngày sau được mời vào dinh quốc trưởng ngồi làm vì và bị sai khiến. Nguyễn Khánh với tư cách chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng đề nghị quốc trưởng ký quyết định cử mình làm thủ tướngthành lập chính phủ. Như thế, Nguyễn Khánh đồng thời là chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạngthủ tướng chính phủ hợp pháp. Vừa mới nắm quyền, Nguyễn Khánh liền ban hành sắc lệnh đặt Cộng Sản và Trung lập ngoài vòng pháp luật. Ngày 2.1.1964 chính phủ được Hoa Kỳ công nhận và nồng nhiệt hứa viện trợ. Nguyễn Khánh được bơm thổi tận mây xanh và múa may như một con rối.  Hai nhân vật nắm quyền quân sự hàng đầu nước Mỹ là bộ trưởng quốc phòng Mc. Namara và đại tướng Taylor (người sẽ thay thế Cabot Lodge làm đai sứ ở Sài Gòn) được tổng thống Johnson cử tới miền Nam với nhiệm vụ nghiên cứu tình hình và xây dưng hình tượng người hùng cho Nguyễn Khánh. Những ngày đầu tháng Ba, một người Việt Nam thấp lùn, mặt tròn, má phính với bộ râu dê và chiếc mũ đỏ của binh chủng Dù đội lệch cùng hai người Mỹ to cao đi khắp bốn vùng chiến thuật tiếp xúc với quần chúng và các đơn vị quân đội. Trước đồng bào và chiến sĩ, Nguyễn Khánh giới thiệu hai vị khách đại diện chính phủ Mỹ là “bạn thân thiết của Việt Nam, sẽ giúp đồng bào và chiến sĩ chúng ta đánh thắng Cộng Sản xâm lược”. Hai vị khách thay nhau ca ngợi Nguyễn Khánh là nhà lãnh đạo kiệt xuất được chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ tôn trọng, tin tưởng. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ hứa sẽ viện trợ đầy đủ để nhân dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ độc lập, tư do và xây dựng đất nước phồn thịnh.
Khi loại bỏ Dương Văn Minh và những nhân vật chủ chốt của Hội đồng Quân nhân Cách mạng để tập trung sự quan sát vào những động thái của Nguyễn Khánh và nhóm các tướng tá Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Dương Ngọc Lắm, Cao Văn Viên, Trần Thanh Bền, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… là những đối tượng để Mỹ tiếp tục cuộc tìm chọn một mẫu mực người hùng mới. Cũng như 10 năm trước với Ngô Đình Diệm, lần này người Mỹ muốn đặt để lên đầu dân chúng miền Nam một thần tượng chứ không phải một nhà lãnh đạo được bầu chọn do một cuộc tuyển cử dân chủ như nhà sư Thích Trí Quang và những tăng ni, phật tử của ông trong phe Phật giáo Ấn Quang dự tưởng.
                                              
                                          Chương V
                                
                                Cuộc dấn thân lần thứ hai
 Chống độc tài Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng Tàu
       Báo Lập TrườngHội đồng Nhân dân Cứu quốc
Các cuộc ra – vào, vào – ra, Huế – Sài Gòn, Sài Gòn – Huế, hay cuộc trở lại Miền Trung của nhà sư Thích Trí Quang sau khi Giáo hội Phật giáo Thống nhất thành lập,  trên đại thể là tiếp nối một tiến trình và bắt đầu một thời kỳ mới.
Nếu mục tiêu của cuộc dấn thân lần thứ nhất ( chống chính quyền Ngô Đình Diệm) là đấu tranh vì Tự doBình đẳng tôn giáo, thì mục tiêu cuộc vận động thứ hai này của Phật giáo miền Trung là Dân chủTự do. Tự doDân chủ là hai mục tiêu trên một tiến trình. Dân chủ từ ngôn ngữ đến thực hànhsự nghiệp của trí thứcnhân dân. Trí thức Huế tập trung nhiều trong các trường thuộc Viện Đại học Huế. Lực lượng tiền phong của nhân dân là sinh viên học sinh, nói chung là tuổi trẻ. Tại chùa Từ Đàm, nhà sư Thích Trí Quang cùng các tăng ni, trí thức phật tử trưởng thành trong cuộc vận động thứ nhất hình thành nhóm Lập Trường. Từ chùa Từ Đàm, các sinh viên phật tử tỏa đi các trường đại học vận động tranh đoạt quyền lãnh đạo Hội đồng Sinh viên Liên khoa và Tổng hội Sinh viên Huế. (Tại Đại Học Huế lúc bấy giờ, ngoài các sinh viên Phật giáo còn có hai nhóm sinh viên âm thầm tham dự vào cuộc vận động tranh đoạt quyền lãnh đạo các tổ chức sinh viên là Đại Việt và Cộng Sản). Đoàn Sinh viên Phật tử, Giáo chức Phật tử, Học sinh Phật tử, Gia đình Phật tử, Tiểu thương Phật tử cùng Tăng Ni Phật tử của các chùa thuộc các Tỉnh giáo hội, đến các Niệm phật đường – Khuôn hội toàn miền Trung hưởng ứng cuộc vận động cách mạng thứ hai vì mục tiêu gần là Dân chủ, mục tiêu xa là Đạo pháp – Dân tộc và Nhân loại. (Độc giả đời sau cần chú ý ở điểm này: Các cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam vào giữa thế kỷ XX không dừng lại ở mục tiêu Đạo pháp và Dân tộc, mà Nhân loại bao giờ cũng là cái đích sau cùng).
1/ Báo Lập Trường
Tiếng nói chính thức của phong trào Phật giáo miền Trung trong cuộc vận động dân chủ là báo Lập Trường.
-- Ngày 2.1.1964  Lập Trường nộp hồ sơ lên bộ Thông Tin xin ra báo.
-- Ngày 28.2.1964 Lập Trường, tuần báo Chính trị  – Văn hóaXã hội được cấp giấy phép xuất bản tạm thời. Chủ nhiêm (Tôn Thất Hanh), chủ bút (Lê Tuyên), tổng thư ký tòa soạn (Cao Huy Thuần) và các cây bút chủ chốt đều là giáo chức các trường Đại, Trung học ở  Huế và miền Trung.
Lập Trường nhanh chóng được độc giả trong ngoài Phật giáo khắp miền Nam và Việt kiều đón chào. Từ số 2, nhiều độc giả chờ mua Lập Trường để đọc trước hết “Thư Thầy” (thượng tọa Thích Trí Quang) và “Chén thuốc đắng” của Ba Cao (Cao Huy Thuần).
Lập Trườngsự kiện báo chí tại miền Nam trong hai phần ba thời gian Nguyễn Khánh cầm quyền. Có thể nói Lập Trường là tiếng nói phản biện đối với chính quyền quân quản, đồng thờithông điệp gián tiếp đối với Mỹ.
Lập Trường muốn xây dựng tại miền Nam một thể chế dân chủ đại nghị theo tinh thần Phật giáo ( Minh Tâm, Thể Chế Tương Lai, LT 24; Cao Huy Thuần, ChínhThể Dân Chủ Đại Nghị,  LT số 25, 26, 27, 28, 29 ) . Tuy nhiên, Chính thể dân chủ đại nghị là một công cuộc lâu dài. Nhiệm vụ trước mắt của Lập Trường là đấu tranh để tận diệt Cần Lao, kêu gọi các tướng nhanh chóng ổn định tình hình, thực hiện dân chủ, trở về với quân đội, trao chính quyền cho các chính khách dân sự; kêu gọi Mỹ ủng hộ các chính khách dân sự tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, hình thành chính quyền dân chủ vững mạnh để đánh thắng Cộng Sản xâm lượcxây dựng miền Nam.
Động thái của Lập Trường trong thời kỳ quân quản Nguyễn Khánh chuyển biến theo từng thời đoạn:
-- Từ sau chỉnh lý 30.1.1964  đến trước Hiến chương Vũng Tàu (16.8 1964), Lập Trường chủ trương đấu tranh dân chủ nội bộ: Thảo luận, góp ý, phê bình, áp lực với hy vọng người Mỹ giúp Nguyễn Khánh thực hiện tinh thần cuộc cách mạng 1.11.1963 (LT. số 1 đến LT. số 21).
-- Từ ngày 16.8, Nguyễn Khánh công bố Hiến chương Vũng Tàu, đến cuộc bạo loạn 13.9.1964, Lập Trường chủ trương đấu tranh để phủ định độc tài quân phiệt và Cần Lao tái sinh (LT. số 22  đến LT. số 26). Đồng thời, Lập Trường nhiệt liệt ủng hộ đường lối của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc được thành lập tại Huế – Miền Trung vào hạ tuần tháng Tám 1964 nhằm chống độc tài quân phiệt, cấp cứu tình trạng Tổ Quốc lâm nguy.
-- Từ sau cuộc bạo loạn 13. 9.1964  bị dẹp tan đến khi Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực, và Thượng Hội đồng Quốc gia thành lập ( 7.9 ) do trung tướng Dương Văn Minh cầm đầu, Lập Trường bày tỏ sự phấn khích và hy vọng chế độ “Dân chủ Đại nghị của Việt Nam” có thể hình thành ( LT. số 26 đến LT. số 29).
-- Ngày 26.10, Dương Văn Minh bị ép buộc bàn giao chức vụ chủ tịch Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc Gia, và Thượng Hội đồng Quốc gia  cho Phan Khắc Sửu ( 26.10),  Lập Trường hoàn toàn thất vọng, chuẩn bị đình bản.
-- Ngày 12.11.1964, Lập Trường ra số cuối cùng – chào tạm biệt bạn đọc và hẹn gặp lại.
2/ Báo Lập Trường và những khúc mắc lớn đối với Phật giáo miền Trung trong thời kỳ Nguyễn Khánh cầm quyền
Khúc mắc từ phía Cần LaoThiên Chúa giáo:
Chế độ Ngô Đình Diệm không chỉ là gia đình trị mà còn là chế độ Cần LaoThiên Chúa giáo trị. Cuộc đảo chính  1.11.1963  mới lật đổ được gia đình trị; Cần LaoThiên Chúa giáo trị chỉ bị vô hiệu hóa ở bộ phận chóp bu với một số cá nhân bị tòa án cách mạng trừng trị vì đã trực tiếp gây tội ác  quá lớn và quá lộ liễu như Ngô Đình Cẩn, Phan Quang Đông, Đặng Sĩ, Ngô Trọng Hiếu, Dương Văn Hiếu… Các đảng viên Cần Lao là sĩ quan, công chức từ trung ương xuống địa phương, đặc biệt là các đảng viên là giám mục, linh mục trong các giáo phận, giáo xứ vẫn còn nguyên và tiếp tục hoạt động tôn giáo trong tình thế bất thường. Những Công giáo Cần Lao này nằm yên trong khi Dương Văn Minh và bộ  tham mưu của ông tiến hành cuộc cách mạng ôn hòa. Sau chỉnh lí 30.1.1964, Nguyễn Khánh cầm quyền cùng các tướng Cần Lao và đảng Đại Việt, các nhóm Cần LaoThiên Chúa giáo nhen nhúm tập họp lại nhằm mục đích trả thù cho “Cụ”và tái khẳng định sự tồn tại của mình như là lực lượng chống Cộng đáng tin cậy nhất đối với Mỹ. Nguyễn Văn Nhung (kẻ bị cáo buộc sát hại hai ông Diệm – Nhu ) bị giết chết tại doanh trại sư đoàn Dù của đại tá Cao Văn Viên ngay buổi sáng đầu tiên của cuộc chỉnh lý, Dương Văn Minh bị vô hiệu hóa, 5 tướng Đôn, Đính, Kim, Xuân, Vỹ bị bắt nhốt, và Phật giáo là đối tượng bị đánh phá lâu dài.
Trong thời đệ nhất Cộng Hòa, khó mà phân biệt ai là Cần LaoThiên Chúa giáo chính danh, ai là Thiên Chúa giáo thuần túy. Trong thời quân quản Nguyễn Khánh, cả hai thành phần Thiên Chúa giáo đó đã liên kết lại thành một khối thống nhất để đương đầu với phong trào chống Cần Lao được thể hiện qua báo chí, qua những cuộc truy quét của quần chúng tại nhiều địa phương, và qua những khiếu tố của giáo hội Phật giáo với chính quyền.
Cuộc trổi dậy của Cần LaoThiên Chúa giáo không nằm ngoài sách lược  Mỹ. Bởi vì tận diệt nó như chủ trương của Phật giáo và các thế lực chính trị đã từng chống và đang còn căm giận gia đình Diệm thì lấy ai làm công cụ và hậu thuẫn cho công cuộc chống Cộng? Đến thời điểm này cuộc chiến tranh Đông Dương còn được xem là cuộc chiến tranh để bảo vệ (hay tiếp tục bành trướng) nền văn minh Ky Tô giáo. Do vậy Phật giáo là cái đích phản kích của Cần LaoThiên Chúa giáotruyền thông Mỹ.
Các phương tiện truyền thông Mỹ như báo Times, Newsweek, New York Times, đài VOA, hãng tin UPI thường thông tin và bình luậntính cách cáo buộc Phật giáo chủ trương gậy chiến tranh tôn giáo, Trung lập và  Cộng Sản.
Tại Sài Gòn, Huế và các tỉnh miền Trung những thông tin có tính cáo buộc như thế thường xuất phát từ các báo Saigon Post, Thẳng Tiến, Xây Dựng, Hòa Bình, Chính Luận, Tự Do. Rất nhiều truyền đơn, tin đồn chống phá và bôi nhọ các lãnh tụ Phật giáo phát tán từ các trung tâm đấu tranh của Công giáo di cư (tại Sài Gòn, Đồng Nai…) và Công giáo Ngô triều (các địa phận thuộc quyền cai quản của tổng giám mục Ngô Đình Thục, Phạm Ngọc Chi tại miền Trung và tại Huế. Thanh Bồ Đức Lợi (Đà Nẵng) là giáo xứ toàn tòng, gốc khu Tư, nhập cư sau Genève, chịu ảnh hưởng chính trị của khối Công giáo Đấu tranh).
Các phương tiện truyền thông của Phật giáo, và Báo Lập Trường (các số càng về sau), đã bày tỏ sự bức xúc trước những thông tin và bình luận ấy. Lập Trường khẳng định rằng đó là những chụp mũ (LT. số 9) và vu cáo (LT. số 18) nhằm mục đích chia để trị (LT. số 12), trả thù từ phía Mỹ và tàn dư của chế độ cũ ( Cần Lao).
Thực tế như thế nào về cái mà báo chí, truyền thông Mỹ và Khối Công giáo Đấu tranh miền Nam thời Nguyễn Khánh gọi là “chiến tranh tôn giáo” do Phật giáo chủ trương?
Một khi Phật giáo chủ trương tận diệt Cần Lao có nghĩa là phải loại khỏi các cơ quan công quyền thuộc chế độ mới từ Dương Văn Minh đến Nguyễn Khánh những tàn dư của chế độ cũ (chế độ Ngô Đình Diệm). Chủ trương này Dương Văn Minh đã không thực hiện, bởi vì ông muốn tiến hành “cuộc cách mạng ôn hòa”. Cuộc cách mạng ôn hòa này phát xuất từ bản chất ôn hòa của ông, và cũng căn cứ vào một thực tế là nếu loại khỏi các cơ quan công quyền tất cả những quân nhân, công chức là đảng viên Cần Lao thì guồng máy cai trị sẽ trống rổng. Đây là hậu quả 9 năm gia đình Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách Cần LaoThiên Chúa giáo toàn trị.
Đến thời Nguyễn Khánh, một mặt, ông hô hào tiếp tục tinh thần cuộc cách mạng 1.11.1963: tổ chức triền lãm tội ác Ngô triều, thành lập tòa án cách mạng để xét xử những cá nhân gây tội ác ( Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Đặng Sĩ…); một mặt, ông củng cố và tập trung quyền lực cho mình bằng những người thuộc chế độ cũ, đa phần trong họ là những đảng viên Cần Lao (Cao Văn Viên, Huỳnh Văn Cao, Đặng Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Ngô Du…). Những đảng viên Cần Lao này liên kết với những đảng viên Cần Lao trong Giáo hội Công giáo để “trả thù cho Cụ”. Rất nhiều vụ “trả thù cho Cụ” đã diễn ra thời Nguyễn Khánh cầm quyền. Liên tiếp trên ba số báo Hải Triều Âm (1, 2, 3 – tháng Tư và tháng Năm 1974, nhà sư Thích Trí Quang đặt vấn đề với chính quyền Nguyễn Khánh: Tại sao Phật giáo đồ vẫn bị khủng bố? Ông nêu các trường hợp cụ thể đã xẩy ra ở các khu dinh điền trên cao nguyên, ở Bình Định và Phú Yên. Báo Hải Triều Âm số 3 ra ngày 7.5.1964 chạy dài một tít lớn mang dòng chữ: “Số truy niệm 5 Phật tử mới bị sát hại ở Miền Trung”.
Trong Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu (lúc bấy giờ là phó thủ tướng đặt trách khối Thông Tin, Văn HóaGiáo Dục, Lao Động và Xã Hội) có nói qua về vấn đề này:
“Đối với Phật giáo, Khánh hứa sẽ thẳng tay trừng trị những kẻ còn chủ trương kỳ thị Phật giáo khi phái đoàn thượng tọa Thiện Minh đến gặp Khánh để trình bày hồ sơ về những vụ đàn áp Phật giáo ở các địa phương (bắt bớ ở Đồng Xuyên, đốt nhà ở Tây Nguyên, sát hại Phật tử ở An Thạnh) do nhiều nhóm Cần Lao ở miền Trung chủ động và được chuẩn tướng Ngô Du (một Công Giáo Cần Lao) chỉ huy vùng Nam Ngãi yểm trợ”.
Một mặt Nguyễn Khánh hứa sẽ trừng trị “những kẻ chủ trương kỳ thị Phật giáo”, mặt khác ông vẫn trọng dụng những đảng viên Cần Lao trong các cơ quan công quyền từ trung ương xuống địa phương. Như thế là công cuộc “phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm” và “trả thù cho Cụ” vẫn tiếp diễn. Và như thế là Phật giáo vẫn tiếp tục đấu tranh với Nguyễn Khánh về những khủng bố và tệ nạn do Cần Lao gây ra. Không phải tất cả, nhưng đa số Cần Lao lại là tín đồ Công giáo. Do vậy “chống Cần Lao” cũng có nghĩa là “chống Công giáo”. Báo chí phương Tây cứ theo luận điểm này để cáo buộc “Phật giáo chủ trương chiến tranh tôn giáo”. Cái vòng lẩn quẩn này có căn cớ lịch sử của nó. Khi bị nghĩa quân truy lùng, lính Tây và Việt gian thường chạy trốn vào nhà thờ. Nghĩa quân vào nhà thờ tìm bắt chúng. Như thế là nghĩa quân “tấn công nhà thờ và bắt đạo”. Trong hồi ký của Đỗ Mậu (sách đã dẫn), chúng ta đọc được những dòng sau đây ở trang 527, 528:
+ “ Về phía Công giáo tuy đã thỏa mãn với cuộc chỉnh  lý nhưng vẫn căm thù Phật giáo mà họ cho là nguyên nhân của cuộc lật đổ chế độ Diệm. Đã thế những vụ án tử hình Ngô Đính Cẩn, Phan Quang Đông, những bản án khổ sai dành cho một số cán bộ Cần Lao, cuộc triển lãm tội ác nhà Ngô, những lời đả kích nặng nề chế độ Diệm đăng đầy trên các báo cũng như những khẩu hiệu “Bài trừ Cần Lao” của sinh viên cũng làm cho khối Công giáo đang mang đầy mặc cảm phạm tội trở nên xúc động, căm tức hơn . Một số họ đạo ở Huế tổ chức nhiều cuộc biểu tình “đả đảo cách mạng” đến nỗi tòa Tổng giám mục ở Sài Gòn đã phải ra thông cáo minh định lập trường chung của giáo hội Công giáo”.
+ Ngày 25. 5. 1964, tại tòa Tổng giám mục, Giám mục Nguyễn Văn Bình ra thông cáo :“Không ra lệnh biểu tình, cũng không chấp nhận bất cứ cuộc biểu tình nào. Giáo dân cần tránh biểu tình trong ngày Phật Đản”.
+ “ Nhưng rồi có lẽ vì bị áp lực của khối Công giáo di cư nên ngày hôm sau giám mục Nguyễn Văn Bình lại phải ra thông cáo lần thứ hai: “Chỉ khuyên tránh biểu tình trong ngày Phật Đản mà thôi, còn thì giáo dân tự do phát biểu quan điểm chính trị của mình theo thể thức nào hợp lý nhất”. Đối với những phần tử Công giáo quá khích, thông cáo thứ hai của Tòa Tổng giám mục không những đã được diễn dịch như một sự khuyến khích mà còn là một hiệu lệnh.
+ “Ngày 7. 6 1964, 29 họ đạo Hố Nai và vùng phụ cận Sài Gòn cùng hàng vạn giáo dân Đô thành đã biểu tình tại công trường Lam Sơn với biểu ngữ “Lột mặt nạ bọn lợi dụng Cách mạng để đàn áp Công giáo”, “Mị dân là phản bội dân chủ”, “Ủng hộ cuộc đấu tranh của Công giáo miền Trung”.
+ “Ngày 15. 6. 1964, tại Huế hàng ngàn giáo dân xuống đường biểu tình cùng một lập luận như cuộc biểu tình của giáo dân tại Sài Gòn”.
+ “Hai cuộc biểu tình đầu tiên do Công giáo tổ chức đó đã tạo tiền lệ cho những cuộc biểu tình, xuống đường sau này của sinh viên và Phật giáo”.
Như thế là đã có kế hoạch biểu tình chống phá Phật giáo của “Khối Công giáo” nhân ngày Phật Đản. Kế hoạch đó đã đình hoãn vì có sự khuyên ngăn của giám mục Nguyễn Văn Bình. Sau lần khuyên ngăn ( không dứt khoát) đó của vị đứng đầu giáo hội, Khối Công giáo đã tổ chức biểu tình tràn lan.
Để giải tỏa những áp lực từ phía truyền thông –  báo chí Mỹ, và những hoạt động đấu tranh nhiều mặt (khủng bố, tuyên truyền báo chí, tung tin đồn, đe dọa, biểu tình…) của “Khối Công giáo” nhắm vào Phật giáo – đối tượng bị xem là “một thế lực mới chủ trương chiến tranh tôn giáo”, báo Lâp Trương đã tuần tự tiến hành các phản biện:
* Trên trang 2 của báo Lập Trường số 11 có bài: “Chụp mũ”. Trong “Chụp mũ,” Lập Trường tố cáo “tình trạng đất nước đảo điên do một bọn người đóng vai nạn nhân của một tình trạng áp bức bịa đặt. Mới đêm qua chúng là Cần Lao chuyên đàn áp và kỳ thị, thì sáng nay chúng vẫn chệm chệ trong các cơ quan công quyền, vừa thỏa thuê trên những chỗ ngồi béo bở, vừa vỗ ngực cho mình là cách mạng, vừa vu oan giá họa cho người này người kia là Cộng Sản, là Trung lập. Chúng đang gây ra tình trạng tối tăm rối bời cho đất nước, người ngoài thì tin những điều chúng nói là thật, dân chúng chẳng biết đâu mà lần. Lập Trường hỏi trung tướng Nguyễn Khánh có đủ sáng suốtcan đảm thanh lọc chính quyền, tận diệt Cần Lao không”?
* Cũng ở trang 2 số 12, Lập Trường tố cáo tình trạng chia để trị: “Ngày xưa thực dân cũ đã dùng thủ đoạn chia để trị để cướp nước và nô lệ dân tộc. Những Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu đã là công cụ  thực hiện những thủ đoạn đó của thực dân. Ngày nay bọn đế quốc thế kỷ 20 đã lợi dụng chiêu bài chống cộng để khống chế sức mạnh tinh thần của khối đoàn kết toàn dân. Thủ đoạn chia rẽ Phật giáo nằm trong chính sách chia để trị của chúng. Lập Trường cảnh báo những ai vì lợi ích cá nhân và phe nhóm tiếp tay cho ngoại nhân, bán đứng tổ quốc đồng bào.”
Với tiêu đề “Biểu tình cho ai?”, và “ Lại nói về biểu tinh”, Lập Trường số 13 và 14 đặt vấn đề với Khối Công giáo Việt Nam –  những người tổ chức và tham dự cuộc biểu tình ngày 7.6.1964  tại công trường Lam Sơn. Theo Đỗ Mậu ( sách đã dẫn): “Hàng chục ngàn giáo dân thuộc 29 họ đạo vùng Hố Nai và các giáo xứ nội ngoại thành Sài Gòn đã mít tinh biểu tình với những biểu ngữ: “ Lột mặt nạ bọn đàn áp Công giáo”, “ Mị dân là phản dân chủ”,” Ủng hộ cuộc đấu tranh của Công giáo miền Trung”.
Theo Lập Trường, ngày 7.6  tại Sài Gòn, Khối Công giáo Việt Nam đã tổ chức biểu tình. Mở đầu cuộc biểu tình, Khối Công giáo đã phổ biến các tài liệubiểu ngữ sau:
            -- 1 Thư ngỏ gửi Bộ Thông Tin và Báo Chí để tố cáo 6 tờ báo  (trong đó có Lập Trường, đã đàn áp và vu khống Công giáo.).
            -- 1  Thư của Khối Công giáo gửi các Tín hữu Hoa Kỳ.
            -- 2  Biểu ngữ mang khẩu hiệu : “ Kick Out Cabot Lodge “,
                                                                “ Go Home Cabot Lodge”.
Giữa cuộc biểu tình, Ban tổ chức ra thông cáo cho rằng cả hai thư ngỏ là giả, và hai khẩu hiệu không phải của họ. Ký giả Lỗ Vinh đã bị đánh chảy máu đầu, phải vào bệnh viện để cấp cứu vì đã chụp ảnh hai biểu ngữ  “Kick Out Cabot Lodge”, “Go Home Cabot Lodge”. Mấy ngày sau tòa Tổng giám mục ra thông cáo: “Không can dự vào cuộc biểu tình.”
Cả hai bài “ Biểu tình cho ai ?”, và “Lại nói về biểu tình” đều rất dài, tôi chỉ tóm lược những ý chính các câu hỏi do Lập Trường nêu ra:
-- Biểu tìnhlý do tín ngưỡng ư ? Nếu vì mục tiêu này sao 9 năm trong chế độ Ngô Đình Diệm đồng bào Thiên Chúa giáo không lên tiếng để phản đối chính sách độc tài và kỳ thị tôn giáo ? Nay tự do chung cho các tôn giáo đã có rồi sao đồng bào Thiên Chúa giáo không sử dụng cái tự do đó để cùng với cộng đồng dân tộc đấu tranh nhằm kiến lập những giá trị chung phổ quát hơn? Hay những cuộc biểu tình vừa qua, đặc biệt cuộc biểu tình ngày 7. 6,  đồng bào Thiên Chúa giáo chỉ muốn có một ý nghĩa riêng? Nếu là như thế thì cộng đồng dân tộc không thể hiểu được.
-- Biểu tìnhtự do cho những người Thiên Chúa giáo đã gây tội ác trong chế độ cũ ( như Ngô Đình Cẩn, như Đặng Sĩ…) đang bị giam giữ và sẽ bị đưa ra tòa? Nếu thế thì cộng đồng dân tộc cũng không thể hiểu được. Họ là tội phạm quốc gia với những bằng chứng đàn áp, cướp của, giết người, chà đạp tự do của người khác. Trong số những người thuộc chế độ cũ đang bị giam cũng có một số ít người là tín đồ Phật giáo. Giáo hội Phật giáo và báo Lập Trường không vì tự do của bọn tội phạm đó mà cùng với đồng bào Thiên Chúa giáo tổ chức đấu tranh. Vậy thì trong vấn đề này, tôn giáo hãy để cho các cơ quan công quyền thi hành luật pháp.
-- Biểu tình vì một chế độ dân chủ ư ? Đây là một việc làm đúng đắn và khẩn thiết mà nhân dân trong đó có Lập Trường đã làm từ lâu. Nay đồng bào Thiên Chúa giáo muốn làm là một cơ hội tốt để mọi bộ phận dân tộc sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh lâu dài nhằm hình thành một nhà nước dân chủ của toàn dân. Không nên trông chờ một phép màu từ chính phủ hiện tại. Cũng không nên trông chờ một chính sách nào đó của người ngoài. Người ngoài – quốc tế và sự viện trợ của Hoa Kỳ chỉ là yếu tố thứ yếu. Công cuộc chống Cộng và xây dựng đất nước chính là sứ mệnh của Chúng Ta – Người Dân Nước Việt Nam. Chúng Ta không thể tự hào là Người Việt Nam khi Chúng Ta quá lệ thuộc vào ngoại viện.
Do vậy đấu tranh cho một chế độ dân chủ  là cuộc đấu tranh lâu dàiquyền tự quyết của cả dân tộc. Một chính phủ do người Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm điều hành trong 9 năm qua là một kinh nghiệm xấu cho tất cả mọi người chúng ta hôm nay. Độc tài (Ngô Đình Diệm) không thể thắng độc tài (Cộng Sản). Chỉ có tự do mới chiến thắng độc tài. Đấu tranh vì Tự DoDân Chủ  trong chiều hướng và tinh thần đó không phải là mị dân.
-- Biểu tình để thóa mạvu cáo ư? Tại sao phải “Go home Cabot Lodge” và “Kich out Cabot Lodge”?
Thái độ như thế đối với đại sứ Mỹ có xúc phạm đến danh dự của chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ không? Có mâu thuẫn với Thư của Khối Công giáo Việt Nam gởi các anh em tín hữu Mỹ không ? Hay là cả hai : Thư và Khẩu hiệu là một thể thống nhất nhằm ủng hộ một phe trong cuộc bầu cử sắp tới bên Mỹ ?
Ban tổ chức biểu tình của Khối Công giáo Việt Nam đã cải chính rằng họ không chủ trương “Go home Cabot Lodge” và “Kick out Cabot Lodge”. Vậy thì do đâu những khẩu hiệu đó lại xuất hiện trong đoàn biểu tình? Do bởi những khẩu hiệu đó  không phải của ban tổ chức, mà ký giả Lỗ Vinh lại chụp ảnh nên ông bị đánh chăng? Như thế thì cái tự do, cái bác ái của nền văn minh Ky Tô giáo để đâu mất rồi ? Hay từ trong sâu thẳm, “Khối Công giáo Việt Nam” vẫn hận Cabot Lodge cũng như đã hận Dương Văn MinhPhật giáo trong vụ lật đổ và giết chết anh em nhà Ngô ?
 Cuộc biểu tình 7.6, khối Công giáo Việt Nam phản đối “Bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công giáo, lại đàn áp dã man ở miền Trung”. Qua các cuộc biểu tình đó, giới Công giáo miền Trung (Quảng Nam – Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị) cũng tự coi mình là nạn nhân của đàn áp và vu khống. Nhưng tất cả các cuộc biểu tình ấy đều không đưa ra những bằng chứng cụ thể về “sự đàn áp tàn bạo”và “vu khống trắng trợn” mà họ cáo buộc.
Cuộc biểu tình 7.6  còn tố cáo những người nòng cốt của báo Lập Trường đã cộng tác với chế độ Ngô Đình Diệm. Báo Lập Trường cho rằng “Khối Công giáo Việt Nam” đã không phân biệt chế độ Ngô Đình Diệm và các cơ chế hoạt động xã hội của miền Nam từ sau 1954. Trong tình hình miền Nam sau 1954, đi dạy học không phải là cộng tác với chế độ. Rất nhiều giáo viên, giáo sư trung đại học và cả không ít công chức đã chống chế độ trong cương vị của mình. Những thành viên của Lập Trường đã từng bước hình thành trong đại học Huế một đường hướng giáo dục độc lập với đường hướng giáo dục của chế độ Diệm, và đã tích cực tham dự vào các hoạt động chống Diệm từ vụ đàn áp đẫm máu tại đài phát thanh Huế trong đêm 8.5.1963, đã bị bắt bớ, tù đày, đã nằm trong danh sách sẽ bị thủ tiêu nếu cuộc đảo chánh 1.11.1963 không thành. Từ sau chỉnh lý 30.1.1964, nhóm Lập Trường đã hình thành, đã tiến hành đấu tranh vì mục tiêu Tự Do, Dân Chủ, Độc LậpCông Bằng. Chẳng lẽ Khối Công giáo Việt Nam cho rằng chúng tôi không có quyền và trách nhiệm đó sao? Vậy thì biểu tình với nội dung và cách thế như Khối Công giáo đã thể hiện trong ngày 7. 6  tại Sài Gòn, tại miền Trung trước đó và trong những ngày tiếp theo, không có lợi cho ai cả. Không cho quí vị. Không cho chúng tôi. Và cũng không có lợi cho đất nước dân tộc.”
Bốn ngày sau cuộc biểu dương lực lượng của Khối Công giáo Việt Nam, nhật báo New York Times (số ra ngày 11. 6. 1964) đã đăng một bài nhận xét về nhóm Lập Trường, về nhà sư Trí Quang, và về Phật giáo của Peter Grove. Lập Trường đã dịch và đăng trọn bài trên số 14 với bài phản biện của Cao Huy Thuần.
Tôi xin tóm lược bài báo của Peter Grove từng điểm một cùng với những phản biện của Cao Huy Thuần, và bình luận của tôi:
-- Điểm 1. Peter Grove cho rằng Lập Trường là tờ báo của Phật giáo, và “những bài báo trong Lập Trường lấy cảm hứng từ ngôi chùa Từ Đàm của nhà sư Thích Trí Quang .
Cao Huy Thuần cho rằng Peter Grove đã tưởng tượng. Hải Triều Âm mới là báo của Phật giáo, còn Lập Trường là tờ báo độc lập của những nhà giáo ở Huế.
Theo tôi, Peter Grove đã gần đúng trong chuyện này. Nếu Peter Grose viết: “Lập Trường là tờ báo của Phật giáo miền Trung, được lãnh đạo bởi nhà sư Trí Quang ở chùa Từ Đàm”, thì ông đã hoàn toàn chính xác. Bằng chứng là những số đầu, Lập Trường đã đăng “Thư của thượng tọa Trí Quang” như là những lời hiệu triệu của “Người” (chữ của Cao Huy Thuần), và quần chúng Phật tử đã chờ mua Lập Trường để đọc thư “Thầy” hàng tuần. Bằng chứng thư hai: Trên toàn trang 2 và một nửa trang 3, số 28, trong một cái khung trang trọng, Lập Trường công bố quan điểm của Phật giáo trong một bài có tựa đề: “Phật giáo Với Cộng Sản”. Bài này không ký tên tác giả. Thực tế này chứng tỏ Lập Trường là người phát ngôn của Phật giáo miền Trung vào thời điểm đó. Bằng chứng thứ ba là trên số 30 (Từ giã và hẹn gặp lại bạn đọc), Lập Trường đăng nguyên văn Thông điệp của hòa thượng Thích Tịnh Khiết, tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Thông cáo của thượng tọa Thích Trí Quang, chánh thư ký Viện Tăng Thống“Kính gởi Phật giáo đồ Việt Nam”.Thông điệp và Thông cáo ra lệnh Phật giáo đồ Việt Nam đình chỉ cuộc vận động lần thứ hai (cuộc vận động lần thứ nhất vì tự do bình đẳng tôn giáo thời Ngô Đình Diệm. Cuộc vận động lần thứ hai chống độc tài Nguyễn Khánh bắt đầu từ Hiến chương Vũng Tàu – 16.8 ) để tập trung sức mạnh Vô ÚyBất Bạo Động vào cuộc vận động sắp tới “không những vô cùng khẩn thiết cho Tổ Quốc mà còn cho chính Phật giáo Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại” (nguyên văn – Thông điệp).
Độc giả không khó để nhận ra rằng có sự quan hệ chặt chẽ giữa Thông điệp – Thông cáo của Viện Tăng Thống và Thư giã từ – hẹn gặp lại bạn đọc của Lập Trường số 30. Cụ thểrõ ràng hơn : Lập Trường đã nhận mệnh lệnh từ Quý Thầy trên chùa Từ Đàm, đặc biệt từ “Người” – tên gọi vô cùng tôn kính của Cao Huy Thuần, nhóm Lập Trường và của Phật tử miền Trung dành riêng cho nhà sư Thích Trí Quang. Do vậy, tôi rất gần với Peter Grove  trong điểm 1 này.
-- Điểm 2. Peter Grove viết rằng:
 “Lập Trường và Phật giáo Miền Trung chủ trương Trung Lập” và “hướng đến sự thành lập một chính phủ sẵn sàng cho sự xâm lược của Cộng sản.”(nguyên văn, LT số14, trang 4)
Nhận định này trùng khớp với những cáo buộc của Khối Công giáo đấu tranh. Cao Huy Thuần, Lập Trường, nhà sư Trí QuangPhật giáo miền Trung rất không bằng lòng trước những “vu khống, chụp mũ” đó, và cho đó là âm mưu, là thủ đoạn chia để trị (từ phía Mỹ) và chống phá Phật giáo (theo truyền thống từ phía Công Giáo đấu tranh). Cao Huy Thuần viết:
“Chung tôi đã biết chủ nghĩa mác – xít qua sách vở. Chúng tôi – hơn các bạn Hoa – Kỳ – đã từng sống với những người Cộng – sản và đã từng thấy rõ rằng không thể nào sống chung với họ. Chống Cộng là nhiệm vụchúng tôi đã cố thực hiện trên cương vị một nhà giáo dục từ mấy năm nay. Đó là một nhiệm vụchúng tôi xem như đương nhiên, một nhiệm vụ hằng ngày, không có gì để mà vênh vang tự đắc, phô trương ầm ĩ”.
“Đối vơi đường lối Trung lập, làm sao chúng tôi quên rằng đường lối đó đã do Tướng De Gaulle đưa ra và Trung Cộng ủng hộ? Làm sao chúng tôi quên được rằng lịch sử của dân tộc chúng tôilịch sử trường kỳ chống lại nước Trung Hoa xâm lược? Làm sao chúng tôi quên được nỗi tủi nhục của 80 năm dưới ách đô hộ của người Pháp? Hai dân tộc đã từng cai trị chúng tôi nay họp nhau lại tạo một giải pháp cho nước chúng tôi, có ai ngây ngô đến nỗi không biêt rằng họ làm như thế là vì lợi ích của họ?”(C.H.Th. LT số 14 trg 13)
Tôi không mặn mà lắm với công cuộc chống Cộng và chống Trung lập của báo Lập Trường qua đoạn văn trên của tác giả Cao Huy Thuần và qua rất nhiều những ngôn từ chống Cộng phi Phật giáo trong nhiều bài nhiều số Lập Trường. Phải chăng đây là thủ pháp để mời gọi Hoa Kỳ nghiêng về phía Phật giáo? Và phải chăng vì những ngôn từ ấy mà Peter Grose viết thêm mây câu như thế này:
“Trong những buổi nói chuyện công cộng, cũng như những lần phỏng vấn riêng, những nhà lãnh đạo ( Phật GiáoChu Sơn ) này vẫn có thái độ không rõ ràng và khó hiểu.”
Cho đến nay, Lập Trường chưa làm được gì nhiều ngoài công kích. Những bài báo này hô hào đoàn kết toàn dân để đánh bại Cộng sản, nhưng cũng bài bác chính sách của Mỹ và tố cáo sự ủng hộ vô giới hạn của Hoa Thịnh Đốn cho Thủ Tướng – Trung Tướng Nguyễn Khánh”.    
Qua hai câu trích dẫn trên, tôi đồng ý với ông Cao Huy Thuần là nhận định của Peter Grove xuất phát từ “những mẫu chuyện thêu hoa dệt bướm của những người giàu óc tưởng tượng ở Huế” (Lập Trường 14 trang 13), ở Sài Gòn và ở các trung tâm Công Giáo di cư khác tại miền Nam. Tôi nghĩ rằng, nếu Peter Grove nghiên cứu đầy đủ sự phát triển về nhận thức của Phật Giáo từ thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp (1945 – 1954), qua thời kỳ Ngô Đình Diệm (với sự hộ trì của Mỹ) áp đặt chủ nghĩa Duy Linh – Cần Lao Nhân Vị lên đầu nhân dân miền Nam, thì ông sẽ không viết như thế. Theo tôi, Phật Giáo miền Trung đã chuyển hướng tư tưởng sau những kinh nghiệm sống chung với người Cộng Sản trong kháng chiến chống Pháp. Sau Genève, Phật Giáo miền Trung cũng đã có kinh nghiệm trong chế độ độc tàiđộc tôn Thiên Chúa Giáo Ngô Đình Diệm, nên đã nỗ lực hết sức để tìm hướng đi riêng trong tình thế trên đe dưới búa. Cái hướng đi riêng đó xuất phát từ giáo lý Duy Thức, từ con đường Trung Đạo của Phật giáo, và từ kinh nghiệm đau thương giữa hai lằn đạn.
Theo Thích Nhất Hạnh: Về mặt nhận thức, Phật giáo đối lập với ý thức hệ Duy vật vô thần (Cộng Sản) và Duy linh độc thần(Thiên Chúa Giáo). Về mặt thực hành, Phật Giáo chủ trương từ bi hỷ xã, công nhận sự khác biệt, đấu tranh hòa bình, bất bạo động trên nền tảng ba nguyên lý Từ BiTrí TuệDũng Cảm.( Nguyễn Lang. VNPGSL). Phật Giáo đã áp dụng giáo lý hành động này một cách quá nghiêm túc trong công cuộc chống độc tài và kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm với mít tin, biểu tình, tuyệt thựctự thiêu. Trong cuộc vận động lần thứ hai: đấu tranh vì nền Dân Chủ (chống độc tài quân phiệt Nguyễn Khánh), Phật giáo miền Trung cũng đã áp dụng đường lối và phương pháp đó. Trong khi đó Cộng Sản chủ trương dùng bạo động để giải quyết mọi vấn đề. Theo Phật giáo miền Trung, Thiên Chúa giáo từ giáo lý Duy linh độc thần, cũng như Cộng Sản từ chủ nghĩa Duy vật Vô thần, đều không công nhận sự tồn tại của những nhận thứcniềm tin khác. Tuy chủ trương bác ái, nhưng Thiên Chúa giáo đã không từ chối bất cứ một hành động bạo động nào đối với những người mà họ cho là “dị giáo”, là “Bụt thần ma quỉ”, là Trung Lập và Cộng Sản. Đối với Phật giáo, Thiên Chúa giáo (Công Giáo) còn có một lịch sử gắn liền với chủ nghĩa thực dân và chế độ toàn trị Ngô Đình Diệm. Từ những khác biệt về mặt nhận thứcniềm tin tôn giáo, đến những kinh nghiệm đau thương do các sách lược và biện pháp bạo động từ cả hai phía, Phật giáo muốn tìm một hướng đi riêng: Không Cộng Sản, cũng không Mỹ, mà Trung Đạo. Hay là: – Chống Cộng nhưng không chống theo kiểu Mỹ cùng các thế lực Quốc gia khác (Như Thiên chúa giáo và các đảng phái chính trị). – Chống Mỹ nhưng không chống theo kiểu Cộng Sản. Phật giáo chủ tương chống độc tài Cộng Sản và chống Mỹ bằng một chế độ dân chủtinh thần bất bạo động, chứ không bằng một chế độ độc tài. Theo Phật giáo miền Trung, qua báo Lập Trường: Mỹ và miền Nam Quốc Gia đã thua Cộng Sản với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Mỹ và miền Nam Quốc Gia cũng sẽ thua Cộng Sản với chế độ độc tài quân phiệt Nguyễn Khánh, hay bất cứ chế độ độc tài nào về sau. Từ sau chỉnh lý 30.1.1964 đến Hiến chương Vũng Tàu (16.8.1964 ), trong vai trò chủ thể đối trọng của Mỹ và chính quyền quân quản, Phật giáo miền Trung chủ trương đấu tranh nội bộ: đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận, áp lực, kêu gọi Mỹ và Nguyễn Khánh nhanh chóng xây dựng chế độ dân chủ. Đến khi Nguyễn Khánh công bố Hiến chương Vũng Tàu, chế độ quân phiệt do Mỹ sắp đặt hình thành; cho rằng tổ quốc đứng trước tình trạng lâm nguy, Phật giáo miền Trung phát động cuộc vận động lần thứ hai: Cùng với toàn dân đấu tranh để xóa bỏ độc tài quân phiệt. Phật giáo miền Trung cũng sẽ chống Mỹ nếu Mỹ bất chấp quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân miền Nam nói riêng, và nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, Phật giáo không chống Mỹ như Việt Cộng chống Mỹ, mà chỉ chống Mỹ bằng những phương pháp bất bạo động và đức vô úy.
Chống Cộng, nhưng không chống theo kiểu Mỹ.
Chống Mỹ, nhưng không chống theo kiểu Cộng Sản.
Đó là đường lối riêng của Phật giáo miền Trung. Đường lối này có gốc gác từ triết lý Trung Đạotư tưởng Từ Bi Hỉ Xả trong Đạo Phật.
Người Mỹ chủ chiến, ông Peter Grove và Khối Công giáo Việt Nam đã không hiểu nội dung nhóm từ “chống Cộng không theo kiểu Mỹ”.
Người Cộng Sản chủ trương đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào cũng không hiểu thế nào là “chống Mỹ không theo kiểu Cộng Sản”.
Cả hai phía đều kiên trì con đường cực đoan sắt máu đến cùng. Phật giáo miền Trung đưa triết lý Trung Đạo vào cuộc vận động của mình: Hóa giải các cực đoan, giải trừ cái ác, đấu tranh cho hòa bình, thống nhất đất nước, thực hiện hòa giải dân tộc và nhân loại.
Người Mỹ chủ chiến, ông Peter Grove, khối Công Giáo chủ chiến không chia sẻ lập trường và cuộc vận động này nên đã cáo buộc báo Lập Trường, nhà sư Trí QuangPhật giáo miền Trung là Trung lập và Cộng Sản. Bởi họ lẫn lộn giữa Trung Đạo (một triết lý được vận dụng như một giáo lýgiá trị lâu dài trong cuộc hành trình thực hiện Đạo Phật), và Trung lập (một giải pháp chính trị nhất thời do Pháp và Trung Quốc đưa ra nhằm can dự vào tình hình Đông Dương).
Sự lẫn lộn đó không chỉ nằm trên giấy và các phương tiện truyền thông hiện đạilạc hậu bên Mỹ cũng như bên này: Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã góp phần tạo tác nên, làm tăng thêm cường độ chiến tranh và những tiếng thét gào, những hành động bạo lực đẫm máu trên đường phố, trong các khu dân cư, và cả trong những nơi thờ tự.
Theo linh mục Hoàng Quỳnh, linh hồn của Khối Công giáo Việt Nam, bằng cớ rõ ràng nhất của cuộc chiến tranh tôn giáo do Phật giáo chủ trương là “hai vụ đàn áp Công giáo đẫm máu đã diễn ra tại Đà Nẵng và tại Qui Nhơn”. Báo chí Mỹ, đặc biệt là đài VOA đã báo động dư luận thế giới về cuộc chiến tranh tôn giáo đang diễn ra tại Nam Việt Nam.
Thực hư thế nào về “cuộc chiến tranh tôn giáo,” đặc biệt về các vụ đàn áp Công giáo ở Đà Nẵng. Qui Nhơn?
Chúng ta trở lại với tình hình chính trị ở miền Nam bắt đầu từ sự kiện Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân đội Cách mạng hợp pháp hóa chế độ độc tài quân phiệt qua việc công bố Hiến Chương Vũng Tàu ngày 16 – 9 – 1964. Theo Hiến Chương Vũng Tàu: Nguyễn Khánh đứng đầu Hội đồng Quân đội Cách mạng với chức danh chủ tịch. Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân đội Cách mạng đẻ ra ba cơ quan công quyền: Lập Pháp (với quốc hội lâm thời do Hội đồng Quân đội Cách mạng chỉ định), Hành pháp (với chính phủ do Nguyễn Khánh làm chủ Tịch), và Tư pháp (với Thượng Hội đồng Tư pháp do Hội đồng Quân đội Cách mạng đề cử). Tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp) là mô hình lý tưởng của chế độ dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ này lại được lãnh đạo bởi Hội đồng Quân đội Cách mạng. Và Hội đồng Quân đội Cách mạng lại được chỉ huy bởi trung tướng Nguyễn Khánh với kỷ luật quân đội mà ông là tổng tư lệnh. Chính danhthực chất đây là chế độ độc tài quân phiệt. Chế độ độc tài quân phiệt Nguyễn Khánh hoàn toàn giống chế độ độc tài đảng trị của Cộng Sản miền Bắc. Cao Huy Thuần trong Lập Trường số 22 (bài Hiến Chương Cấp Xanh Rắc) đã bình luận như thế. Nó giống miền Bắc ở danh xưng chủ Tịch. Nó còn miền Bắc ở chỗ cùng lúc Nguyễn Khánh trực tiếp chỉ huy cả ba cơ quan đầu não là Hội đồng Quân đội Cách mạng, Chính phủ VNCH và Thượng Hội đồng Tư pháp. Người Mỹ không gọi Nguyễn Khánh là chủ tịch, mà gọi ông là tổng thống để thiên hạ khỏi lầm lẫn là nó được chế tác từ một cái lò nào khác.
Sự kiện Hiến chương Vũng Tàu với chế độ “tam quyền phân lập” giả hiệu dưới bàn tay phù phép của Mỹ và chú hề Nguyễn Khánh đã xô đẩy tình hình chính trị ở các đô thị miền Nam vào cảnh hỗn loạn chưa từng thấy kể từ sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cuộc đấu tranh thù địch giữa hai phe Quốc Gia diễn ra rầm rộác liệt từng ngày trên các đường phố.
-- Phe chống Hiến chương Vũng Tàu bao gồm các lực lượng Sinh viên, Phật giáo, Quốc Dân Đảng và một bộ phận của đảng Đại Việt. Hậu thuẫn cho thế lực này là đại đa số quần chúng nhân dân.
-- Phe ủng hộ Nguyễn Khánh, bảo vệ Hiến chương Vũng Tàu gồm Khối Công giáo chủ chiến và một bộ phận của đảng Đại Việt (Đại Việt Công giáo). Nếu khôngyếu tố Đại Việt thì phe này có thể gọi là phe quân phiệt Cần Lao. Quần chúng ủng hộ không đông, nhưng phe này rất mạnh vì có tiền, có súng  và có cả mưu lược từ phía Hoa Kỳ.
Bên cạnh hai phe Quốc Gia kình chống, đánh đá nhau quyết liệt, âm thầm phát triển một thế lực đáng gờm là Phong trào Đô thị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Do không có chỗ dựa pháp lý (Cộng sản bị đặt ngoài vòng pháp luật từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Khánh) nên thế lực vô hình này đã âm thầm tiến hành các cuộc đấu tranh và phát triển lực lượng của mình với khẩu hiệu “Ngọn cờ Phật giáo – Ngòi pháo Sinh viên”. Việt Cộng đã có mặt với mật độ ngày càng dày, trở thành “những nhân tố nóng và linh hoạt” trong tất cả các hoạt động chống Khánh của phong trào Sinh viên và Phật giáo ở hạ tầng cơ sở, đặc biệt ở các tỉnh nam trung bộ (Bình Định, Phan Thiết... )
Hai mươi mốt phát đại bác gây kinh hoàng cho đồng bào Vũng Tàu. Bản Hiến chương làm cơ sở pháp lý cho chế độ độc tài quân phiệt do Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân đội Cách mạng tung ra sáng ngày 16.8.1964 cũng có tác động như những quả bom nặng ký đối với Sinh viên, Phật giáo đồ và đồng bào các đô thị miền Nam. Đó là những quả bom tiêu hủy những dấu vết cuối cùng  của cuộc cách mạng 1.11.63  mà họ xem là thành quả do những hy sinh to lớn của quân đội, tăng ni phật tử, đảng phái, sinh viên, học sinh và các tầng lớp dân chúng.
Lập Trường số 22 (xuất bản ngày 22. 8.1964 ) loan báo Tình Trạng Khẩn Trương, Cách Mạng Đã (bị giết) Chết, và Tổ Quốc Lâm Nguy với những bài lý luận súc tích vừa có hàm lượng chuyên môn ( luật và chính trị học) cao, vừa có tính chất thời sự nóng hổi.
* Ngày 17.8.1964, Tổng hội Sinh viên Đại học Huế ra tuyên ngôn: “long trọng cam kết với  toàn dân và Hội đồng Quân đội Cách mạng rằng chúng tôi sẽ cương quyết tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước cũng như cho nguyện vọng chính đáng của mọi người” (trích nguyên văn, Lập Trường số 22 trang 16)
* Ngày 20. 8. 1964, Hội đồng Tư vấn tỉnh Thừa Thiên  ra Quyết Nghị gởi Hội đồng Quân đội Cách mạng tại Sài Gòn, yêu cầu:
         1/ Thành lập cơ quan công quyền dân chủ (Quốc hội, Chính phủ).
         2/ Tận diệt tàn dư chế độ cũ, thành lập chính quyền dân sự các cấp. (LT. số 22, trg16).
* Ngày 19 và 20. 8.1964, sinh viên Sài Gòn tổ chức hội thảo liên miên tại trụ sở số 4 Duy Tân để bày tỏ lập trườngthái độ đối với Hiến Chương Vũng Tàu (Theo Đỗ Mậu, sđd, tr. 531).
*Ngày 21.8.1964, sinh viên, học sinh Huế bãi khóa để phản đối Hiến chương Vũng Tàu.( LT số 23, trg.7).
* Ngày 22. 8.1964.
-- Tại Huế, buổi sáng, một cuộc mít tin, biểu tình rầm rộ của sinh viên, học sinh, giáo chức và nhân dân Thừa Thiên Huế được tổ chức tại khuôn viên Đại học Văn khoa để chống Hiến chương Vũng Tàu, chống độc tài quân phiệt, kêu đòi tận diệt Cần Lao. Buổi chiều, tổng hội sinh viên đại học Huế,  đại diện học sinh các trường trung học tổ chức hội thảo, thành lập Lực lượng  Sinh viên, Học sinh Tranh đấu (Lập Trường số 23, trang 7).
-- Tại Sài Gòn, hàng vạn sinh viên, học sinh xuống đường mít tin, biểu tình, kéo tới dinh thủ Tướng đưa tuyên ngôn phản đối Hiến chương Vũng Tàu, đòi thành lập chính phủ dân sự, đề nghị các tướng lãnh trở về với quân sự. đòi tận diệt Cần lao và Thực cộng ẩn nấp trong chính quyền (Đỗ Mậu, sđd, trg. 531).
* Ngày 23. 8.1964
-- Tại Huế:
                 – Giáo chức đại học ra tuyên ngôn chống độc tài quân phiệt, yêu cầu giải tán Hội đồng Quân đội Cách mạng, thiết lập chính phủ dân sự.
                I– Lực lượng Sinh viên Học sinh Đấu tranh tổ chức phát thanh, mít tin tại Đại học Sư phạm và trưng dụng một số giờ tại đài phát thanh Huế để phát đi chương trình của lực lượng đấu tranh, hàng chục ngàn quần chúng tham gia, kịch liệt chống độc tài quân phiệt, đả kích đích danh các tướng tá ác ôn (Lập Trường số 23 trang 7).
-- Tại Sài Gòn:
              – Sinh Viên Học Sinh biểu tình qua trường J J Rousseau (sau này là trường Lê Quí Đôn) kêu gọi học sinh trường này tham gia đấu tranh. Sinh viên, học sinh kéo tới bộ thông tin biểu tình chống quân phiêt, đòi hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu, đập phá một số dụng cụ văn phòng. (Đỗ Mậu sđd tr 531).
              + Vài trăm người (người ta nghi là công giáo quá khích) do tướng Dương Ngọc Lắm, đại tá Trần Thanh Bền (Cần Lao Công giáo) chỉ huy với dao búa, gậy gộc đi xe buýt tới trụ sở sinh viên số 4 đường Duy Tân đập phá, đốt cháy nhiều đồ đạt. (Đỗ Mậu sđd tr 531, 532).
* Ngày 24. 8. 1964
-- Tại Huế :
              – Buổi sáng, Sinh viên, Học sinh các trường công lập, tư thục (ngoại trừ các trường Công giáo), các trường tiểu học trong thành phố và huyện Phú Vang bãi khóa. Giáo chức các trường đại, trung, tiểu học bãi công. Giáo chức, sinh viên, học sinh tuần hành bằng xe đạp qua các đường phố bày tỏ ý chí đấu tranh (Lập Trường số 23 trang 7).
              – Buồi chiều khoảng 1000 giáo chức đại, trung, tiểu học và công chức biểu tình trầm lặng qua các đường phố với những biểu ngữ chống độc tài quân phiệt, đả đảo Hiến chương Vũng Tàu, kêu đòi tự do dân chủ. Một chương trình phát thanh do sinh viên và giáo chức tổ chức tại đài phát thanh Huế nhằm phổ biến các nội dung  và nêu cao ý chí đấu tranh. Đồng bào đứng nghe quanh đài và chân cầu Tràng Tiền làm nghẽn giao thông. (Lập Trường số 23 trang 7).
* Ngày 25. 8.1964
-- Tại Huế. Phong trào đấu tranh lan về các quận, huyện, làng, xã.
                 – Buổi sáng: Một cuộc mít tin của công tư chức tại nhà Hát Lớn với sự tham dự của hàng ngàn công tư chức và đại diện quần chúng các giới.
                 – Buổi chiều: Tại đài phát thanh Huế, một chương trình phát thanh của sinh viên và giáo chức đã tập trung hàng ngàn người nghe làm nghẽn giao thông tại chân cầu Tràng Tiền. (Lập Trường số 23 trang 7).
-- Tại Sài Gòn.  Sinh viên, học sinh và hàng chục ngàn đồng bào tập hợp trước chợ Bến Thành để tưởng niệm nữ sinh Quách Thị Trang, rồi kéo tới phủ chủ tịch ở đường Thống Nhất đả đảo độc tài quân phiệt, kêu đòi xóa bỏ Hiến chương Vũng Tàu. Trước khí thế của quần chúng, Nguyễn Khánh phải ra gặp đoàn biểu tình, cũng đã hô to “đả đảo độc tài,” và hứa sẽ nhanh chóng xét lại vấn đề. Gần trưa, Hội đồng Quân đội Cách mạng nhóm họp tại bộ Tổng tham mưu dưới sự chủ trì của Nguyễn Khánh để khẩn cấp tìm giải pháp đối phó với phong trào quần chúng. (Đỗ Mậu tr 532).
* Ngày 26. 8. 1964:
 -- Tại Huế:
                 – Buổi sáng: Hàng ngàn công chức biểu tình qua các phố hô to khẩu hiệu chống Hiến chương Vũng Tàu, chống độc tài quân phiệt, hoan hô tinh thần đấu tranh của sinh viên học sinh.
                 –  Buổi chiều: Một cuộc biểu tình tuần hành của công nhân xe xích lô, xe Lambretta, xe kéo đi qua các phố Gia Hội, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, đến bên kia cầu Tràng Tiền phối hợp cùng đoàn biểu tình của giáo chức đại học Huế phát xuất từ trường đại học Sư phạm, cùng kéo tới tòa lãnh sự Hoa Kỳ để đưa tuyên ngôn gởi chánh phủ và quốc hội Mỹ phản đối việc chính phủ nước này ủng hộ Nguyễn Khánh độc tài, đồng thời phản đối đài VOA xuyên tạc ý nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam. (Đài VOA cho rằng đây là cuộc chiến tranh tôn giáo – CS ).( LT.số 23, trg7).
-- Tại Sài Gòn:
                 + Tin tức phá chùa, phá nhà thờ được đồn đãi khắp Sài Gòn. Phật tử đổ xô tới bảo vệ chùa Xá Lợi và tượng Quách Thị Trang. Các khu Công giáo sôi động chuẩn bị dao búa, gậy gộc. (Đỗ Mậu tr 532).
                 +Hội đồng Quân đội Cách mạng tiếp tục cuộc họp bắt đầu hôm qua (25.8), ra tuyên cáo “Thu hồi Hiến chương Vũng Tàu”,  hứa sẽ bầu cử nguyên thủ quốc gia, và ủy nguyên thủ thực hiện các cơ cấu dân chủ; quân đội sẽ trở về cương vị quân sự; ủy chính phủ hiện thời tạm điều khiển quốc gia. (Đỗ Mậu trang 532).
-- Tại Đà Nẵng: Một đoàn biểu tình của Phật giáo khi kéo qua một trại quân Mỹ và khi nghe tiếng súng lính Mỹ bắn chỉ thiên, đã hoảng hốt chạy vào xóm Thanh Bồ gần đó, lực lượng tự vệ của Công giáo tưởng bị tấn công nên đối phó lại và sinh ra ẩu đả. Hai bên chết 11 người, bị thương 44 người (Đỗ Mậu tr 532).
*  Ngày 27. 8. 1964
-- Tại Huế: Lực lượng tranh đấu chuẩn bị một cuộc biểu tình vĩ đại, nhưng được tin “một bọn xấu trang bị vũ khí sẵn sàng chống phá biểu tình,” nên ban tổ chức quyết định đình chỉ.
--Tại Sài Gòn:
         Buổi sáng:
                + Hội đồng Quân đội Cách mạng bầu ra một ban lãnh đạo quốc gia gọi là Tam Đầu Chế gồm Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm và giao cho Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ điều hành chính phủ với công tác khẩn cấp là triệu tập một Quốc dân Đại hội trong vòng 2 tháng.
                + Trong lúc các tướng lãnh hội họp, thì chừng 2000 giáo dân kéo tới trước  bộ Tổng tham mưu với dao búa gậy gộc đòi găp HĐQĐCM. Họ trưng biểu ngữ “Ủng hộ Hội đồng Quân đội Cách mạng, chống Cộng Sản, chống Trung lập, chống vụ phá hoại đài phát thanh và bộ Thông tin, chống âm mưu chia rẽ, chống Dương Văn Minh”.
Đoàn biểu tình tràn vào cổng, vượt hàng rào kẽm gai, quân cảnh nổ súng, làm 4 người chết, 11 người bị thương. Phía quân cảnh một bị chém chết, một bị thương.
Cho đến khi tướng Khánh sai tướng Huỳnh Văn Cao ( người Công giáo) ra phủ dụ, đoàn biểu tình mới giải tán.
          Buổi chiều: Một đoàn biểu tình Công giáo khác kéo tới đài phát thanh đòi truyền đi một tuyên ngôn, rồi kéo qua đường Phan Đình Phùng khiêu khích học sinh trường Nguyễn Trường Tộ (thân Phật giáo). Cuộc ẩu đả xẩy ra làm 13 người bị thương, hai học sinh bị chém chết.
Linh mục Hồ Văn Vui và thượng tọa Thích Tuệ Đăng đến hòa giải, mãi tới 7 giờ tối mọi người mới giả tán.
           Buổi tối: Tình hình đô thành tiếp tục căng thẳng. Các khu Công giáo đặt trong tình trạng báo động. Chùa Xá Lợi và chợ Bến Thành nhiều Phật tử đứng canh.( Đỗ Mậu sđd, trg 533).
*Tòa Giám Mục và Viện Hóa Đạo ra Thông Cáo Chung khuyến cáo các tín đồ hai bên phải bình tĩnh và tránh mọi xách động. Báo giới và Tòa Đô Chính cũng kêu gọi dân chúng giữ hòa khítrật tự (Theo Đỗ Mậu sđdtr 533).
3/ Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc
Trước tình hình ngày một xấu thêm ( Tổ Quốc lâm nguy), các tổ chức đấu tranh tại Huế thấy cần phải tập họp lại để thống nhất hành động và tăng thêm sức mạnh. Với nòng cốt là Lực lượng Sinh viên Học sinh Tranh đấu và Giáo chức đại, trung, tiểu học, ngày 28.8.1964, Hội đồng Nhân dân Cứu quốc được thành lập với sự ủng hộ của nhóm Lập Trường và sự hưởng ứng nồng nhiệt của quần chúng nhân dân Thừa Thiên – Huế. Mục tiêu đấu tranh của hội đồng là chống độc tài quân phiệt, chống cộng, hình thành thể chế dân chủ. Lập Trường số 23, xuất bản ngày 29. 8.1964, công bố danh sách ban chấp hành Hội đồng Nhân dân Cứu quốc như sau:
Chủ tịch: bác sĩ Lê Khắc Quyến, khoa trưởng Đại học Y khoa
Đệ I phó chủ tịch: Ông Tôn Thất Hanh, khoa trưởng Đại học Khoa học
Đệ II phó chủ tịch: Ông Vĩnh Kha, chủ tịch lực lượng Học sinh, Sinh viên tranh đấu.
Các ủy viên ban chấp hành Hội đồng Nhân dân Cứu quốc đều là khoa trưởng các trường Đại họctrí thức trẻ trưởng thành từ phong trào đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm như: Nguyễn Hữu Trí, Mai Văn Lễ, Dương Đình Khôi, Bửu Tôn, Tôn Thất Kỳ, Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hội đồng Nhân dân Cứu quốc sẽ tổ chức các ủy ban ở nông thôn từ quận xuống xã.
Hội đồng Nhân dân  Cứu quốc cũng sẽ hình thành tại các tỉnh miền Trung.
Hội đồng Nhân dân Cứu quốc sẽ có chương trình phát thanh hằng ngày trên Đài phát thanh Huế. 10 giờ sáng ngày 28. 8.1964, đài phát thanh Huế đã phát đi bản Thông cáo đầu tiên gởi đến Toàn thể Đồng bào. Thông cáo xác định mục tiêu, ý chí, phương lược đấu tranh của Hội đồng. Thông cáo số 4 của Giáo chức Đại học Huế cũng được phát đi trong dịp này. Thông cáo bày tỏ ý kiến không thừa nhận Tam Đầu Chế Minh – Khánh – Khiêm mới hình thành tại Sài Gòn, cho đó là một giải pháp giả tạo. Mục tiêu trước mắt của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc còn yêu cầu gạt Khánh, Khiêm ra ngoài cơ cấu lãnh đạo quốc gia.( LT. số 23, trg 5).
-- Tại Sài Gòn: Xung đột giữa giáo dânphật tử vẫn tiếp diễn. Nhiều nhóm du đãng lợi dụng tình thế gây thêm rối ren. Đến tối sự hỗn loạn phát triển, lính Dù nổ súng làm 2 người chết, 48 người bị thương. Nguyễn Khánh họp báo tố cáo Nguyễn Tôn Hoàn, Hà Thúc Ký âm mưu đảo chánh. phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh được Nguyễn Khánh ủy nhiệm chức vụ thủ tướng điều hành chính phủ. Chính phủ ban hành tình trạng giới nghiêm. Ngày 30.8, bộ Tổng Tư Lệnh ra thông cáo “Quân đội quyết chống các vụ biểu tìnhphá hoại, và sẽ cương quyết nổ súng nếu cần”.( Đỗ Mậu sđd. Trg 534).
Ngày 7 tháng 9, trung tướng Dương Văn Minh được bầu làm chủ tịch ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực.
Ngày 8 tháng 9, một Thượng hội đồng Quốc gia được thành lập gồm 16 nhân sĩ tên tuổi là các ông Phan Khắc Sửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Đình Nam, Trần Văn Văn, Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt, Mai Thọ Truyền,  Ngô Gia Hy, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương Trọng Tường, Nguyễn Đình Luyện, Hồ Đắc Thắng.( Đỗ Mậu, sđd. Trg 534)
Ngày 9 tháng 9, linh mục Hoàng Quỳnh, chủ tịch Ủy ban Tranh đấu của “Khối Công Giáo”, gởi thư cho thủ tướng Khánh trách chính phủ không quan tâm đến các vụ đàn áp Công giáo ở Đà Nẵng và ở Qui Nhơn, yêu cầu điều tra vô tư, nếu không Công giáo sẽ tự vệ và không chịu trách nhiệm về các hậu quả có thể xẩy ra. (Đỗ Mậu sđd tr534).
Ngày 13.9.1964, trung tướng Dương Văn Đức và thiếu tướng Lâm Văn Phát (Công giáo) kéo quân về Sài Gòn Gia Định chiếm đóng một số địa điểm, tuyên bố chống Nguyễn Khánh và nhân danh Hội đồng Quân dân Cứu quốc tái lập trật tựuy quyền quốc gia. Có tin đồn đây là cuộc đảo chánh của một nhóm Đại Việt và Cần Lao. (Đỗ Mậu sđ d tr 535).
Ngày 14. 9. 1964, phóng viên Lập Trường (Cao Huy Thuần) đi máy bay   cùng tướng Nguyễn Chánh Thi vào Sài Gòn theo dõi cuộc hợp lực Thi – Kỳ chống phá cuộc nổi loạn Đức – Phát. Lập Trường số 25 khẳng định “Vai trò Cứu Quốc của Hội đồng Nhân dân”. Hội đồng Nhân dân Cứu quốc hoạt động ráo riết chống Cần Lao khắp miền Trung. Ở Sài Gòn nhiều nhóm sinh viên và chính khách tuyên bố chống đối sự “làm loạn” của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc.
Ngày 27. 9. 1964, ông Phan Khắc Sửu được bầu làm chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Ngày 22.10.1964,  thủ tướng Nguyễn Khánh tuyên bố tại Pleiku: “Quân đội là cha Quốc gia.”
Ngày 24.10.1964, Thượng Hội đồng Quốc gia tuyển nhiệm chủ tịch Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng.
Ngày 26.10, Ban Lãnh đạo Quốc gia và Quân lực (do tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch) chính thức chuyển giao quyền hành cho tân quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
30.10.1964 giáo sư Trần văn Hương được quốc trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm thủ tướng. (Đỗ Mậu sđd tr 236 – 237).
Ngày 1.11 tại Sài Gòn, đức tăng thống  Giáo hội Phật giáo Việt Nam gởi Thông điệp căn dặn Phật giáo đồ Việt Nam. Nguyên văn bức Thông điệp  như sau:
                                                
                                         
                                             Thông Điệp
                   Của Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Kính gởi Phật – giáo – đồ Việt Nam,
     
       Hiện thời quả thực Phật - giáo Việt - Nam đang bị “sức mạnh bạo động” đe dọa. Quan trọng hơn nữa, chúng ta cũng đã thấy sức mạnh ấy bị dân chúng trả lời  như thế nào.
      Tuy nhiên, Phật - giáo - đồ chúng ta biết rằng sức mạnh bạo động nếu được đối phó bằng sức mạnh bạo động thì đó không phải là “đức tính vô úy” của Phật - giáo.
       Đức tính vô úy dạy chúng ta biết thản nhiên trước những kế hoạch tấn công và hãm hại Phật - tử, biết khoan hồng đối với những kẻ đã đàn áp Phật - giáo, biết bình tĩnh xây dựng Phật - pháp để phục vụ dân tộc và nhân loại. Đức tính vô úy dạy ta tìm danh dự trong sự nhường nhịn và đoàn kết, can đảm đặt tin cậy vào chính những kẻ mà trên bình diện thường tình ta không thể tin họ được. Nói tóm, chính đức tính vô úy dạy chúng ta biết đem cái chết của mình để thánh hóa cái sống của Phật pháp.
      Đức tính vô úy, như vậy, chính là “sức mạnh bất bạo động”. Chỉ có sức mạnh bất bạo động mới đối phó với sức mạnh bạo động một cách hiệu quảsâu rộng. Lịch sử vận động của Phật - giáo Việt - Nam đã chứng minh như vậy, trước thế giới và trước dân tộc.
       Do đó, tôi thành kính gợi lại và đề cao sức mạnh bất bạo động – “sức mạnh Quảng Đức” – cầu nguyện cho mọi tầng lớp Phật tử cố thủ truyền thống của sức mạnh đó làm cho ánh sáng từ bi chói tỏa trong lòng mọi người, bạn cũng như thù, thân cũng như sơ.
       Tôi ước mong Phật - giáo - đồ Việt - Nam lưu tâm những lời chân thành của tôi. Sự lưu tâm đó phải đi đến một sự nỗ lực thực hiện như một cuộc vận động mới, sau hai cuộc vận động vừa qua – một cuộc vận động nhằm mục đích đặt danh dự của Phật - giáo Việt - Nam vào sự khoan hồng, nhường nhịn và đoàn kết.
       Cuộc vận động mới này sẽ không những vô cùng cần thiết cho Tổ -quốc mà còn cho chính Phật - giáo Việt - Nam, trong hoàn cảnh hiện tại.
                                                               Phật lịch 2.508.
                                            Sài Gòn, ngày mồng 1 tháng 11, năm1964.
                                           HÒA THƯỢNG THÍCH TỊNH-KHIẾT.
Có thể chẳng sợ sai lầm khi khẳng định Thông điệp của ngài tăng thống ngày 1.11.1964 là một mệnh lệnh không chỉ đối với Phật giáo đồ mà còn đối với Lập TrườngHội đồng Nhân dân Cứu quốc. Báo Lập Trường đình bản. Hội đồng Nhân dân Cứu quốc giải tán. Đây là điều đáng tiếc đối với một số người, nhưng lại là mệnh lệnh kịp thời, bởi “Đường Đi (sẽ) Không Tới” (Lập Trường số 30 – Giã từ bạn đọc) và công cuộc Cứu Quốc như Hội Đồng đã thể hiện không phù hợp với đức vô úytinh thần bất bạo động của đạo Phật.
Trước khí thế đấu tranh của phật tử và sinh viên, Hiến chương Vũng Tàu đã bị xé bỏ, nhưng người Mỹ và các tướng lãnh là đối tượng chọn lựa người hùng của họ, không từ bỏ giải pháp độc quyền chiến tranh mà chính quyền Johnson đã vạch chọn từ trước khi đạo diễn sự cố Vịnh Bắc Việt. Tam Đầu Chế, Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực do Dương Văn Minh đứng tên đầu, chính phủ ủy nhiệm 7 ngày Nguyễn Xuân Oánh, Thượng Hội đồng Quốc gia với Phan Khắc Sửu, hai chính phủ dân sự Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, tất cả đều là những thủ pháp lừa mị, triển hạn, những chiếc bong bóng thăm dò. Phía sau và trên đầu các tổ chức biến tướng đó là người Mỹ, Nguyễn Khánh và các tướng trẻ lần hồi được đại sứ Mỹ qui tụ lại. Giả định rằng người Mỹ muốn có một chính quyền dân chủ kiểu Mỹ làm công cụ ở miền Nam thì họ cũng không phiêu lưu với phật tử, bởi vì người của Thích Trí QuangPhật giáo sẽ là đa số trong các Hội đồng Tỉnh và Quốc hội Lập hiến nếu được tổ chức bầu cử dân chủtự do. Năm 1954, tổng thống Mỹ Eisenhower và Ngô Đình Diệm cương quyết không hiệp thương – tổng tuyển cử với miền Bắc theo tinh thần Hiệp định Geneve, vì như thế, “80% cử tri miền Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh” ( Nhận định của tổng thống Mỹ Eisenhower –  tài liệu mật của Lầu Năm Góc). Năm 1964 tổng thống Johnson và Nguyễn Khánh không đi con đường dân chủ theo yêu cầu của Thích Trí Quang và nhóm Lập Trường, bởi vì vào thời điểm đó người Mỹ chưa muốn “rút lui trong danh dự”.
Mặc dầu rất cần sự trợ giúp của Mỹ trong công cuộc chống Cộng “kiểu Phật giáo”, nhưng khi tiến hành công cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ, nhà sư Thích Trí Quangphật tử miền Trung đã trở thành chướng ngại vật trên con đường đánh thắng Cộng Sản của Mỹ.
Khi kêu gọi các tướng trở về với quân sự, mặc nhiên nhà sư Thích Trí Quangphật tử miền Trung trở thành những địch thủ tranh bá đồ vương với những tướng tá tự xem mình là “cha của quốc gia”.
Kêu gọi thanh lọc chính quyền, tận diệt Cần lao, mặc nhiên nhà sư Thích Trí Quangphật tử miền Trung trở thành “những kẻ chủ trương chiến tranh tôn giáo”, bởi vì Cần Lao và Công Giáo là không phân biệt đến thời điểm này.
                                                  
4/ Sự thật về “Chiến tranh tôn giáo và các vụ Đà Nẵng, Qui Nhơn”
Nội dung chính trong cuộc biểu dương lực lượng hung hăng ngày 6. 8 tại Sài Gòn và các cuộc biểu tình tiếp theo đó tại Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng của Khối Công giáo đấu tranh là để tố cáo “bọn lợi dụng cách mạng đàn áp Công giáo”. Nhưng Khối Công giáo Đấu tranh không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào để chứng minh cho những lời cáo buộc chết người đó. Nay thì linh mục Hoàng Quỳnh và Khối Công giáo Đấu tranh đã có bằng cớ. Đó là hai vụ xung đột ở Đà Nẵng và Qui Nhơn.
Vụ Đà Nẵng, tức là vụ Thanh Bồ – Đức Lợi xảy ra ngày 24.8.1964. Theo Đỗ Mậu (như đã trích dẫn trên) thì đó là sự hiểu lầm “khi một đoàn biểu tình của Phật giáo kéo qua một trại lính Mỹ và khi nghe tiếng súng của lính Mỹ bắn chỉ thiên đã hoảng hốt chạy tràn vào xóm Thanh Bồ gần đó, lực lượng tự vệ Công giáo tưởng bị tấn công nên đối phó lại sinh ra ẩu đả. Hai bên chết 11 người, bị thương 42 người.”
Lời tường thuật theo ký ức của Đỗ Mậu chính xác về bản chất vụ việc, nhưng chưa được chính xác về thành phần tham gia biểu tình, về số lượng người chết và bị thương, về cảnh đổ nát điêu tàn tại khu Thanh Bồ – Đức Lợi sau khi vụ việc kết thúc.
Thực tế là ngoài các phật tử, đoàn biểu tình còn có sự tham gia của một số thanh niên, sinh viên, học sinh Quốc Dân Đảng, Đại Việt, rất đông người của Mặt Trận Giải Phóngquần chúng nhân dânkinh nghiệm đắng cay với chế độ Cần Lao – Công giáo Ngô Đình Diệm. Đại Việt và Quốc Dân Đảng không đủ người để tổ chức những cuộc biểu tình riêng lẻ, nên sáp nhập vào Phật giáo trong các cuộc xuống đường chống Hiến chương Vũng Tàu và tận diệt Cần Lao. Người của Mặt Trận rất đông nhưng không có điều kiện pháp lý nên đã lợi dụng chiêu bài “Ngọn cờ Phật giáo” và “Ngòi pháo sinh viên” để tiến hành cuộc đấu tranh của Phong trào Đô thị.
Sự kiện Thanh Bồ Đức Lợi, báo Hải Triều Âm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tường thuật trên hai số liên tiếp 20, 21. Theo Hải Triều Âm, mục đích của cuộc biểu tình ngày 24. 8 của lực lượng thanh niên, sinh viên, học sinh Đà Nẵng là chống Hiến chương Vũng Tàu và tận diệt dư đảng Cần Lao, hoàn toàn không có chuyện “xung đột tôn giáo như đài VOA và báo Newsweek đưa tin. Khi đoàn biểu tình đi ngang qua khu vực Thanh Bồ Đức Lợi, lính Mỹ từ khách sạn Đà Nẵng (đối diện khu Thanh Bồ Đức Lợi) nổ súng để thị uy, đoàn biểu tình hoảng hốt chạy giạt về phiá đường xe lửa và khu vực dân cư, giáo dân tưởng bị tấn công nên phản ứng quyết liệt bằng dao búa, gậy gộc, cả lựu đạn và súng cá nhân. Cuộc xung đột đẫm máu diễn ra từ trưa ngày 24 đến hết ngày 25 và lác đác qua các ngày 26, 27, 28. Chính quyền và quân đội can thiệp bằng các biện pháp an ninh và kêu gọi hai phía xung đột đình chỉ các hành động bạo động.
Ban cứu trợ do Hội Hồng Thập Tự chủ trì cùng đại diện các tôn giáo và đồng bào các giới tổ chức họp báo, ra thông cáo chung kêu gọi chấm dứt biểu tình, bạo động để chặn đứng sự lợi dụng của các phần tử bất hảo len lỏi phá hoại. Tình hình dần dần yên tỉnh trở lại.
Ngày 29. 8, lực lượng đấu tranh tổ chức họp báo tại trụ sở (hội trường Trưng Vương) trước đại diện báo chí, tôn giáo, đồng bào các giới, nêu rõ mục đích đấu tranh, sự hiểu lầm đáng tiếc và diễn tiến tấn thảm kịch Thanh Bồ Đức Lợi, kêu gọi sự ủng hộ từ phía đồng bào và dư luận, phản đối sự đưa tin thất thiệt với ý đồ xấu của một số cơ quan truyền thông quốc tế và trong nước.
11 người chết, 105 người bị thương, hai người mất tích, một số nhà bị đốt phá, số máu được hiến tặng, số tiền được quyên góptình trạng 105 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện Đà Nẳng là những thông tin cuối ngày 29 của tổ chức Hồng Thập Tự và Ban Cứu trợ.
Sự kiện Thanh Bồ Đức Lợi là như thế, nhưng đến ngày 7.9. 1964, tạp chí Mỹ News Week đăng một bức ảnh chụp cảnh đốt phá ở Thanh Bồ Đức Lợi với một câu chú thích ở dưới: “ Phật tử đã tẩu thoát sau khi đã tàn phá khu Công giáo ở Đà Nẵng”. Và ngày 9. 9, linh mục Hoàng Quỳnh, linh hồn của Khối Công giáo đấu tranh, gửi thư cho thủ tướng Nguyễn Khánh “đề nghị giải quyết vô tư các vụ Đà Nẵng, Qui Nhơn, nếu không thì không chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xẩy ra.”
Vụ Qui Nhơn, không thấy Đỗ Mậu đề cập một cách cụ thể. Ông chỉ cho biết Hội đồng Nhân dân Cứu quốc đã xách động quần chúng chiếm Đài Phát thanh Huế, Đài Phát thanh Qui Nhơn, tổ chức biểu tình lùng diệt Cần Lao ở Huế, ở Qui Nhơn, ở Phan Thiết gây ra nhiều vụ xô xát. Ông Lê Phước Á  (hiện đang ở Huế), một giáo sư dạy ở trường Bồ Đề Qui Nhơn, là người của Mặt Trận, đã tham gia phong trào đấu tranh dưới “ngọn cờ Phật giáo” tại Qui Nhơn, đã trả lời tôi (Chu Sơn) về “vụ Qui Nhơn” như thế này: “Mỗi khi sinh viên, học sinhphật tử phát động đấu tranh, đồng bào các làng chài bên kia đầm Thị Nại ( nạn nhân của các chính sách tố Cộng, diệt Cộng và kỳ thị tôn giáo thời Ngô Đình Diệm) chèo ghe, bơi thúng tràn vào thị xã với giầm, chèo, dây nhợ,  đã trở thành những nhân tố “nóng” dẫn đến các vụ bạo hành. Các thầy ở Huế và ở chùa tỉnh giáo hội Bình Định thấy diễn biến của cuộc đấu tranh không phù hợp với chủ trương bất bạo động của Phật giáo nên quyết định đình chỉ cuộc vận động dân chủ vào cuối năm 1964”. Đọc hồi ký Lạc Đường của Đào Hiếu, chúng ta thấy rất rõ vai trò của các thầy giáo Trần Quang Long, Lê Phước Cương,…, và những học sinh, sinh viên là thành viên của hội Liên hiệp Sinh viên, Học sinh Giải phóng miền Trung trong các cuộc đấu tranh “dưới ngọn cờ Phật giáo” – “ ngòi pháo sinh viên” như thế nào tại Qui Nhơn. Đọc Năm Tháng Dâng Người của Lê Công Cơ ( nguyên là Chủ tịch Hội Liên Hiệp Sinh viên Học sinh Giải Phóng miền Trung), chúng ta cũng nhận biết “vụ Thanh Bồ - Đức Lợi” chính xác hơn:
“Cuộc đấu tranh đã thực sự nổ ra ở Huế.
Tiếp sức với Huế, lực lượng của ta tại Đà Nẵng đã chủ động tổ chức bãi khóa và xuống đường. Hàng vạn học sinh Đà Nẵng giương cao biểu ngữ:
       -- Đả đảo Hiến chương Vũng Tàu!
       -- Đả đảo Nguyễn Khánh!
     Và lần đầu tiên tại Đà Nẵng xuất hiện các khẩu hiệu:
       -- Taylor go home!
       -- Taylor go out!
        Taylor là đại sứ của Mỹ tại Sài Gòn.
Dòng biểu tình cứ nối nhau kéo qua khắp các phố chính tại Đà Nẵng không dứt, càng về trưa dòng người càng đông nghịt, ngăn tất cả các lối đi trong thành phố. Sơn Hải và Cẩm Nhung cùng một số cốt cán của ta dẫn đoàn biểu tình đến thẳng khách sạn Đà Nẵng, nơi mà các gia đình cố vấn Mỹ ở.
Đoàn biểu tình vừa đến thì một số lính Mỹ đứng trên tầng cao khách sạn ném chai lọ xuống và to mồm chửi tục. Lập tức dòng người biểu tình ào vào và xông lên khách sạn. Lính Mỹ nổ súng, cuộc ẩu đả xảy ra một lúc một ác liệt. Đoàn biểu tình lui về phía Thanh Bồ Đức Lợi để tránh đạn, thì từ phía sau, nhiều toán thanh niên được trang bị gậy gộc, xông vào đánh túi bụi đám đông đang cố thủ dọc đường rầy xe lửa. Thế là một cuộc đánh nhau diễn ra giữa đoàn biểu tình với khu Thanh Bồ – Đức Lợi, cho mãi đến xế chiều đoàn người được tăng viện mỗi lúc một đông hơn và cơn giận đã biến thành ngọn lửa đốt rụi nhiều nhà tại đây.
Tôi đến tận nơi lúc trời gần tối, gặp Sơn Hải và anh Đồng đang gào thét: “đả đảo Mỹ” với hàng ngàn người biểu tình. Tôi kéo anh Đồng lại và nói ngay:
- Hãy hướng đoàn biểu tình về ngay tòa thị chính Đà Nẵng bên bờ sông Hàn.
Hàng vạn người tràn qua đường Bạch Đằng nối theo không dứt và tràn vào chiếm tòa Thị chính. Ngụy quyền ở đây bỏ chạy và thế là người Đà Nẵng đã chiếm trụ sở tòa Thị trưởng Đà Nẵng. Nhiều người lên ban công phất cao những biểu ngữ chống Khánh, chống hiến chương Vũng Tàu, đả đảo Taylor và đả đảo lính Mỹ đàn áp biểu tình… Toàn bộ khu tòa thị chính được đồng bào Đà Nẵng chiếm giữ. Cơ sở ta đã tổ chức ngay những toán tự vệ trang bị gậy gộc canh giữ.
Giữa lúc đó, một số thân Quốc Dân Đảng cũng tràn vào tòa Thị chính, nhưng bị toán tự vệ xô ra và chúng kéo về chiếm nhà hát Trưng Vương, ngay góc ngã tư Hùng Vương và Phan Chu Trinh.
Tôi hội ý ngay với các anh Nguyễn Đồng, Sơn Hải, Hoàng Tùng và Cẩm Nhung, nhanh chóng triển khai các toán tự vệ của Phật tử tràn vào chiếm giữ rạp Trưng Vương, nơi mà một số thân Quốc Dân đảng đang chiếm.
“Đà Nẵng nằm trong tay đồng bào Đà Nẵng nổi dậy.” ( Lê Công Cơ. Năm Tháng Dâng Người. Hồi ký.Nxb Phụ Nữ 2006 trang 175, 176, 177, 208, 209, 200).
                                              
                                         
  
                                          Chương V
                          Cuộc dấn thân lần thứ ba
                     Chống độc tài Trần Văn Hương
                 
Về mặt thời gian, không có khoảng cách rõ ràng giữa cuộc vận động “cũ” (chống Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng Tàu) và cuộc vận động “mới”: chống chính phủ Trần Văn Hương (cuối năm 1964 – đầu năm 1965), tiếp theo là chống Mỹ –Thiệu – Kỳ ( từ giữa năm 1965 đến giữa năm 1966). Cái khác nhau giữa cũ –  mới ở đây là có báo Lập TrườngHội đồng Nhân dân Cứu quốc hay không. Các nhà lãnh đạo giáo hội và các trí thức phật tử miền Trung đã quá mệt mỏi và chẳng còn chút hy vọng nào trong ý đồ vận động Mỹ giúp Việt Nam xây dựng chế độ dân chủ “để chống Cộng”. Các vị ấy cũng nhận ra rằng Hội đồng Nhân dân Cứu quốc do họ thành lập với những hoài bảo to lớn hoàn toàn không phù hợp với bản chất bất bạo động và chủ trương ở ngoài guồng máy chính quyền của đạo Phật đã bị các thành viên phi Phật giáo trong cơ cấu Hội đồng lợi dụng cho những chủ đích chính trị riêng, làm mất “danh dự của Phật - giáo Việt - Nam.”( Thông Điệp…, LT. số 30, trang 8).
Chúng ta trở lại những biến cố làm bối cảnh cho cuộc vận động mới này của Phật giáo miền Trung:
Hiến Chương Vũng Tàu phải thu hồi.
Tam Đầu Chế giải tán.
Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực do Dương Văn Minh đứng đầu bàn giao cho Thượng Hội đồng Quốc gia do Phan Khắc Sửu làm chủ tịch.
Thượng Hội đồng Quốc gia bầu Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng.
Quốc trưởng Phan Khắc Sửu chỉ định Trần Văn Hương làm thủ tướng.
Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài, làm đại sứ tại Mỹ.
Dương Văn Minh, niềm hy vọng cuối cùng của Phật giáo, bị buộc phải lưu vong .
Các tướng già lần lượt bị cho ra rìa.
Còn lại Nguyễn Khánh trong vai trò tổng tư lệnh quân đội, cùng đám tướng trẻ với cuộc chiến tranh chống Cộng sắp được Mỹ hóagiải pháp tình thế với ba nhân vật dân sự Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát.
Việc Mỹ và Nguyễn Khánh đưa hai công cụ dân sự ra làm quốc trưởng và thủ tướngchủ đích rõ ràng là mị dân và mạnh tay với Phật giáo để ổn định tình hình. Người Mỹ và Nguyễn Khánh muốn nói với quần chúng rằng: – chúng bay muốn chính quyền dân sự ư? Thì đây: một ông già (Phan Khắc Sửu) đã có một thời oanh liệt (chống độc tài Ngô Đình Diệm, mới được giải phóng từ nhà tù), nay tuối tuy có cao (90), tính tình tuy có  lẩm cẩm, cố chấp, khắc nghiệt, nhưng vẫn là một nhân sĩ đạo cao đức trọng, là mẫu mực tôn kính của người Việt Nam; và một người Nam Kỳ quốc (Trần Văn Hương) ngang bướng thô thiển, chống Cộng và chống phá Phật giáo điên cuồng.
Chống Cộng và chống Phật giáo tất nhiên sẽ được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi các cựu Cần Lao và Khối Công giáo đấu tranh. Khối quần chúng hậu thuẫn đã có rồi, còn người hùng thì Nguyễn Khánh hay một nhân vật nào đó trong đám các tướng trẻ? Đại Sứ Taylor và CIA sẽ tiếp tục truy tìm và chọn lựa (người có khả năng giúp Mỹ đánh thắng Cộng Sản) trong các biến cố mà họ đang và sẽ dàn dựng.
Đối tượng đấu tranh đầu tiên của cuộc đấu tranh mới (của Phật giáo) là chính phủ Trần Văn Hương. Sau lưng chính phủ Trần Văn Hương là Nguyễn Khánh và Mỹ.
Về phương pháp đấu tranh, cuộc vận động mới quay trở lại với đường lối và cách thế bất bạo động thời chống độc tài Ngô Đình Diệm: hội thảo, ra tuyên ngôn, gởi kiến nghị, mít tinh, biểu tình, bãi khóa, đình công, bãi thị, tuyệt thực, và nếu tình thế yêu cầu thì tự thiêu.
Về lực lượng đấu tranh  đã có sẵn những tổ chức phật tử được hình thành và rèn luyện qua các cuộc đấu tranh chống Diệm, chống Khánh và Hiến chương Vũng Tàu. Các tổ chức Sinh viên phật tử, Học sinh phật tử, Giáo chức phật tử, Tiểu thương phật tử, Công tư chức phật tử, Công hương gia phật tử, Lao động phật tử, và còn có cả Quân nhân phật tử mới thành lập. Tất cả đang  sẵn sàng làm nòng cốt cho cuộc vận động mới của toàn dân do các nhà sưtrí thức phật tử lãnh đạo.
Trần Văn Hương là một nhà cai trị theo chủ nghĩa cha chú: Chính quyền là cha mẹ của dân, cha mẹ bảo chi con làm nấy. Học sinh về trường học, tôn giáo về nơi thờ tự. Đường phố, quảng trường là của cảnh sát, công an, quân đội. An ninh, trật tự nhất định phải được vãn hồi. Uy quyền quốc gia phải được tái lập. Chính trị là việc của nhà nước, tôn giáo và học đường không được can dự vào, cho dù chính quyền đó gồm những ai, cai trị như thế nào. Quan điểm của Trần Văn Hương lúc này rất gần với Ngô Đình Diệm, mặc dù ông đã chống độc tài gia đình trị, bị Diệm bắt nhốt, mới được giải phóng từ sau đảo chính 1.11.1963.
+ Ngày 30.10 quốc trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm giáo sư Trần Văn Hương làm thủ tướng. + Ngày 4.11 Trần văn Hương ra mắt chính phủ. Chính phủ do ông thành lập toàn là những chính khách dân sự tuổi tác khá cao, đa phần là người Nam kỳ. Trung tướng Nguyễn Khánh được cử làm tổng tư lệnh quân đội. Trí thức và sinh viên Sài Gòn, sinh viên Huế nhìn vào tỏ ý nghi ngờ. * Ngày 5.11, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức chủ tịch Thượng Hội đồng Quốc gia để phản đối Trần Văn Hương và chính phủ “già nua Nam Kỳ Quốc.” * Ngày 6.11 sinh viên Sài Gòn hội thảo phản đối thành phần nội các Trần Văn Hương. * Ngày 11.11 sinh viên Sài Gòn bày tỏ thái độ dứt khoát không thừa nhận chính phủ Trần Văn Hương già nua và nặng nề tính chất địa phương. * Ngày 16.11 sinh viên Sài Gòn yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu yêu cầu giải tán chính phủ Trần Văn Hương. * Chính phủ Trần Văn Hương phản ứng quyết liệt, ra lệnh thiết quân luật một tháng, tuyên bố sẽ dùng biện pháp mạnh để vãn hồi an ninh trật tự. Và đã dùng biện pháp quá mạnh đối phó với phong trào chống đối ông.
Ở Sài Gòn sinh viên, học sinh phối hợp với Phật giáo tổ chức đấu tranh. Viện Hóa Đạo trở thành trung tâm các cuộc vận động chống chính phủ độc tài, kỳ thị Phật giáo và địa phương chủ nghĩa.
Như thế là “Phật giáo Việt Nam đang bị sức mạnh đe dọa,” và “cuộc vận động mới sẽ không những cần thiết cho quốc gia mà còn cho chính của Phật giáo trong hiện tại” (Thông Điệp của đức tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Lập Trường số 30).
* Ngày 13.12.1964 tại Sài Gòn, “Đức tăng thống Thích Tịnh Khiết và thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Tâm Châu tuyệt thực 24 giờ.”(Đỗ Mậu, sđd, trg 539).
Ngày 18. 12. 1964, tại chùa Diệu Đế, nhà sư Thích Đôn Hậu chủ trì một lễ cầu nguyện “cho đất nước thoát khỏi chế độ phản bội bạo tàn Trần Văn Hương”. Hàng ngàn tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên đã tham gia lễ cầu nguyện. Sau lễ cầu nguyện, 80 tăng ni đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực 24 tiếng đồng hồ. Một buổi phát thanh bắt đầu từ lúc 18g 30 nhằm phổ biến những tin tức đấu tranh chống Trần Văn Hương của nhân dânPhật giáo tại Sài Gòn và các tỉnh trên toàn miền Nam, và phát đi một kiến nghị yêu cầu quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thượng Hội đồng Quốc gia giải tán chính phủ Trần Văn Hương. (Lịch Sử Phong Trào Đô Thị Huế  (LSPTĐTH ) - nhiều tác giả - nxb Trẻ tp HCM – 2015).
* Ngày 19.12.1964:
    + Buổi sáng:
                --Tổng hội Học sinh Phật tử Huế phát động cuộc bãi khóa để phản đối chính phủ Trần Văn Hương. Học sinh các trường trung, tiểu học công lập và tư thục (ngoại trừ các trường Công giáo) toàn thành phố Huế hưởng ứng.
                -- Tổng hội Sinh viên Huế ra tuyên ngôn đòi chính phủ Trần Văn Hương giải tán.
     + Buổi trưa: Sinh viên phật tử làm nòng cốt cho các hoạt động chống chính phủ Trần Văn Hương tại đại học Luật khoa Huế. Một tuyên ngôn của sinh viên Luật khoa Huế được phổ biến bày tỏ lập trường quyết liệt kêu đòi chính phủ Hương nhanh chóng giải tán.
      + Buổi chiều: tại chùa Diệu Đế khoảng 120 học sinh phật tử tình nguyện tuyệt thực 14 tiếng đồng hồ dưới sự hướng dẫn của các tăng ni. (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ tp HCM 2015))
+ Ngày 18.12.1964, tại Sài Gòn do sự điều động của tướng Khánh, Hội đồng Quân lực được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ ông ta trong những mưu đồ chính trị sắp tới.
+ Ngày 20.12.1964, Hội đồng Quân lực quyết định giải tán Thượng Hội đồng Quốc gia,  bắt sáu (6) hội viên (trong đó có bác sĩ Lê Khắc Quyến, giáo sư Tôn Thất Hanh), tướng Đỗ Mậu và 14 chính khách, trí thức, lãnh tụ sinh viên đi an trí tại Pleiku. Hành động này của Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân lực gây phẫn nộ cho phía Mỹ. Đại sứ Taylor đã gọi Nguyễn Khánh đến tòa Đại sứ để chỉnh lý. Nguyễn Khánh không đi. Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Lê Nguyên Khang tuân lệnh Khánh đến tòa Đại sứ và bị Taylor mắng mỏ như những tên học việc cứng đầu.( Việt Nam 1945 – 1995 Lê Xuân Khoa, Tiên Rồng xuất bản, 2004 tr326). Mâu thuẫn Mỹ – Khánh bắt đầu.
* Ngày 20.12.1964, tại Huế, Tổng hội Sinh viên Huế ra tuyên ngôn phản đối hành động bạo ngược của Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân lực. Tại chùa Diệu Đế, các thượng tọa, đại đức, tăng niphật tử các giới bắt đầu cuộc tuyệt thực đợt 3. Khoảng 200 vị đã tham dự đợt tuyệt thực này. (LSPTĐTH – Nhiều tác giả - nxb Trẻ TP HCM - 2015)
Công cuộc chống chính phủ Trần Văn Hương của phật tử và đồng bào các giới đã diễn ra liên tục từ cuối tháng 12.1964  đến cuối tháng 1.1965 tạị hai trung tâm lớn là Sài Gòn, Huế và khắp các tỉnh thành miền Nam. Sinh viên học sinh Huế bãi khóa. Tiểu thương bãi thị. Giáo chức, công chức, công nhân, lao động bãi công. Nhiều cuộc mít tin, biểu tình được tổ chức rầm rộ, thành phố Huế chỉ còn có hoạt động đấu tranh. (LSPTĐTH – nxb Trẻ tpHCM 2015)
Ngày 18.1 chính phủ Trần Văn Hương cải tổ. 4 tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Minh, Linh Quang Viên tham gia nội các. Sự cải tổ theo hướng quân sự hóa này càng làm tăng thêm cường lực đấu tranh của Phật giáo: chống Hương, chống Mỹ.(LSPTĐTH – nxb Trẻ tp HCM 2015)
* Ngày 20. 1 các nhà sư Thích Trí Quang, Thích Tâm Châu, Thích Thiện Hoa, Thích Pháp Tri, Thích Hộ Giác bắt đầu tuyệt thực tại Sài Gòn. Mít tin, biểu tình chống Hương, chống Mỹ tiếp tục gia tăng.( Đỗ Mậu sđd, trg 540)
* Ngày 22. 1, một đoàn tăng ni kéo tới tòa đại sứ Mỹ với những biểu ngữ mang nội dung kêu đòi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.( Đỗ Mậu, sđd, trg 540)
* Ngày 23. 1.1965
-- Tại Sài Gòn, Trần Văn Hương ra lời hiệu triệu “kêu gọi quốc dân thực hiện trách nhiệm để ổn định tình hình”. Ông lên án các hành động chống đối chính phủ, gọi các nhà sư tham gia đấu tranh là “lũ lưu manh cạo đầu mặc sắc phục tăng ni bày trò khỉ”. Trần Văn Hương đã bộc lộ đầy đủ tính chất của một người cai trị thô lỗ hung bạo. Ông quên rằng mình nguyên là một giáo sư và đang là thủ tướng. Nhân dân phẫn nộPhật giáo bất bình. Sự chống đối Hương – Khánh – Mỹ  phát triển đến  cao trào.
-- Tại Huế, tất cả sự phẫn nộ bất bình của quần chúng đều đổ về tòa lãnh sự Mỹ ở đường Đống Đa.( LSPTĐTH nxb Trẻ tpHCM 2015).
* Ngày 23.1.1965
-- Tại Huế :
  Buổi sáng: 200 tăng ni kéo đến tòa lãnh sự Mỹ giương cao các biểu ngữ:
        -- Cám ơn Mỹ đã hy sinhlý tưởng tự do của nhân dân Việt Nam.
        -- Phản đối Taylor đã ủng hộ chính sách tiêu diệt Phật giáo Việt Nam.
 Buổi chiều: Xe phóng thanh chạy khắp thành phố kêu gọi dân chúng tham gia mít tinh, biểu tình. Khoảng 10.000 người họp nhau tại nhà hát lớn làm mít tin. Sau mít tin đến biểu tình. Cả thành phố rộ lên bầu không khí chống Hương, chống Mỹ. Biểu ngữ căng dán khắp nơi trên các đường phố. Khẩu hiệu hét vang từ cửa miệng của nhiều người.
-- Taylor hãy cút về nước – Kick out Taylor.
-- Chúng tôi cần một vị đại sứ chứ không cần một viên toàn quyền.
-- Taylor go home.
-- Taylor phản lại đường lối của nhân dân Hoa Kỳ.
-- Down with Maxwell Taylor.
-- Độc lập hay là chết.
“Dưới ngọn cờ Phật giáo”, nhưng các nhóm biểu tình tuần hành không phân biệt ai là Phật giáo chính danh, ai là người của Mặt Trận, ai là quần chúng tự phát, ai là  Đại Việt, là của Quốc Dân Đảng, thậm chí là chính quyền, là Mỹ?
Bên cạnh những biểu ngữ, khẩu hiệu mang màu sắc bất bạo động đã xuất hiệu những khẩu hiệu, những biểu ngữ, những lời chuyền tai quyết liệt hơn: Tàu xe không chuyên chở người Mỹ. Tiệm buôn quán xá không bán hàng cho người Mỹ. Không nhận thư từ, tiếp xúc, giao dịch các thứ với người Mỹ.
Từ các nẻo đường trong thành phố, các nhóm biểu tình kéo về tòa lãnh sự Mỹ và phòng Thông tin Hoa Kỳ. Nhiều người tay không, nhưng có một số  gạch đá và  xăng  được chở đến trên những xe buýt. Người trên xe buýt nhảy xuống. Tòa lãnh sự và phòng thông tin Hoa Kỳ bị đốt phá.
“Nghiệp đoàn xe buýt hỗ trợ việc đốt Lãnh sự Mỹ bằng cách chở đến bốn phuy xăng. Học sinh Nguyễn Thành Nhơn, một cơ sở cách mạng cùng một số sinh viên học sinh lăn các phuy xăng lên lầu, tưới và đốt tòa nhà đó.” (Thành Đoàn Huế - Những sự kiện lịch sử - trang 40).
“Rồi đoàn xe buýt ngừng lại, một số người trên xe nhảy xuống, tông cửa vào, chất bàn ghế, sách vở của Phòng Thông Tin tưới xăng đốt cháy. Trong khi đó một số người khác leo lên lầu liệng các máy móc dụng cụ xuống đất đập phá. Xe chửa lửa bị các xe buýt chặn lại không cho vào, nhân viên công lực bất lực. Ban Thường vụ sinh viên tranh đấu kêu gọi giải tán và cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 18g 20 cùng ngày.” (Trung Tâm dữ liệu Quốc Gia II, tp HCM, KH, PTT 15407 – Theo LSPTĐTH nxb Trẻ tpHCM 2015)
Việc đốt phá tòa Lãnh sự Mỹ và phòng Thông tin Hoa Kỳ tại Huế chiều 23.1.1965  là hành động bạo động. Sau 1975, tôi (Chu Sơn) hỏi Vĩnh Kha ai là người chủ động các vụ việc này? Vĩnh Kha nói: “-- Trong thông điệp ngày 1.11.1964, Đức tăng thống nhắc nhở Phật giáo đồ “lưu tâm nhiều hơn nữa đến danh dự của Phật giáo Việt Nam”. Thế nào là danh dự của Phật giáo Việt Nam trong tình thế lúc bấy giờ? Ở giữa hai thế lực hung bạo sắt máu, danh dự của Phật giáo Việt Namthể hiện tinh thần bất bạo động trong tất cả các cuộc đấu tranh vì mục đích Tự Do, Dân Chủ, Hòa Bình và Hòa Giải Dân Tộc. Sau kinh nghiệm không mấy danh dựHội đồng Nhân dân Cứu quốc bị các phần tử ngoài Phật giáo lợi dụng gây bạo động ở Bình Định, Phan Thiết, Thầy Trí Quang luôn căn dặn chúng tôi về đức từ bi, về sự khoan hồng, đoàn kết, về tinh thần vô úy của đạo Phậtđặc biệt về phương pháp bất bạo động của Gandhi. Vụ chống Trần Văn Hương – là người lãnh đạo lực lượng sinh viên học sinh tranh đấuchúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của các thầy. Mệnh lệnh ấy cũng phù hợp với tư tưởng, tình cảm của  đa số phật tử chúng tôi. Chúng tôi hết sức cản ngăn nhưng không thành. Tòa Lãnh sự Mỹ và phòng Thông tin Hoa Kỳ bị đốt trước mắt chúng tôi. Một thiểu số phật tử cũng nhúng tay vào. Khí thế của quần chúng mạnh mẽ quá. Họ có cái lý của họ. Ngay lời kêu gọi bất bạo động của thầy Trí Quang cũng chẳng cứu vãn được gì”.
Tôi hỏi: “ – Các anh không trách nhiệm gì trước thực tế có nhiều người lợi dụng “ngọn cờ Phật giáo sao”? Vĩnh Kha trả lời: “ – Chúng tôitrách nhiệm của chúng tôi. Quần chúngtrách nhiệm của quần chúng. Công cuộc đấu tranh chống độc tàican thiệp Mỹ đã trở thành mục tiêu chung của quần chúng nhân dân. Không chỉ người của Mặt Trận mới lợi dụng “ngọn cờ Phật giáo”. Đại Việt, Quốc Dân Đảng cũng lợi dụng. Ngay cả chính quyền và người Mỹ cũng lợi dụng “ngon cờ Phật giáo” để chống Phật giáo. Vụ đốt phá tòa Lãnh sự và phòng Thông tin Hoa Kỳ do tay chân của Mỹ – Việt khởi sự để bôi nhọ chúng tôi – những người chủ trương bất bạo động. Diễn biến sự việc tiếp theo là của quần chúng. Quần chúng cũng có yêu cầu của mình: bày tỏ sự phẫn nộ đối với xâm lược Mỹ. Chúng tôi ở giữa, dù không muốn, trong chừng mực nào đó, chúng tôi cũng phải “chia phần” hậu quả từ cả hai phía. Chỉ  nhìn từ một góc nhỏ không thể hiểu biết hết cuộc chiến tranh này”.
Để hiểu biết đầy đủ hơn sự thực về hai vụ đốt phá tòa Lãnh sự và phòng Thông tin Hoa Kỳ chiều 23.1.1964, chúng ta có thêm các tài liệu sau đây:
*Trong Tự Truyện, Nguyễn Đắc Xuân nhớ lại vụ bạo động tại phòng Thông Tin Hoa Kỳ chiều 23. 1. 1964 như sau:
“Ngọn lửa bốc cháy từ phía trái USIS, chuyện quá bất ngờ đối với tôi. Tôi chạy về cấp báo cho Tổng hội sinh viên thì thấy Thượng tọa Thích Trí Quang tay cầm loa đứng trên một chiếc xe jeep mui trần chạy ngược từ ngã năm Sap – phăng – rông  đến. Thầy gọi tôi, tôi leo lên xe đứng sau thầy. Thầy kêu gọi dân chúng bình tĩnh, ngừng tay phá hoại, vì phá hoạibạo động, là đi ngược lại tinh thần bất bạo động của Phật Giáo. Nhưng giữa ngọn lửa thịnh nộ như thế mọi lời kêu gọi của Thượng tọa Trí Quang không còn thiêng nữa”
* Hoàng Nguyên Nhuận (Hoàng Văn Giàu)  trong bài trả lời phỏng vấn do Quán Như thực hiện (công bố trên giaodiemonline.com/2013/6) có mấy dòng như sau về vụ hai vụ bạo động phòng Thông tin và tòa Lãnh Sự Mỹ:
“Tôi không chủ trương cũng không phát động việc này, chỉ vì tôi không muốn bạo động, thế thôi. Cũng không nói Cộng sản nằm vùng len lỏi vào phong trào đấu tranh để làm việc này vì bằng chứng cụ thể sau 1975, trong phong trào báo cáo kể công, không một ông bà cộng sản nào kê khai thành tích nầy, một vài sinh viên sau này chạy qua bên kia cũng chưa bao giờ dám khoe thành tích đốt nhà đốt xe Mỹ cả. Họ không làm (…), các cơ quan an ninh Mỹ Việt hồi đó biết rõ là tay chân của Mỹ và những người muốn phá hoại uy tín của phong trào đấu tranh Phật Giáo đã làm việc nầy để biện hộ cho việc  Mỹ lựa chọn Thiệu Kỳ và để biện minh cho việc Thiệu Kỳ triệt hạ phong trào miền Trung năm 1966. Một vài Phật tử chánh hiệu cũng sa vào bẩy bạo động này mà không hay”.
+ Trong công điện truyền tay của nha Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia  (VNCH – Sài Gòn) có đoạn:
“Trình rằng trước khi biểu tình, lúc 14g 30, ông Nguyễn Ngô, chủ tịch nghiệp đoàn vận tải công cộng đã đến tại bến xe buýt Đông Ba Huế ra lệnh cho các tài xế ngưng chạy để hưởng ứng cuộc biểu tình. Khi tuần hành qua Phòng thông tin Hoa Kỳ, thì trên xe đã chất sẵn đá và củi từ trước nên số người ngồi trên đã dùng để liệng vào Phòng thông tin. Xăng để đốt cũng được chuẩn bị sẵn từng thùng trên xe buýt số TCA.067 và TCA.305. Chính Nguyễn Ngô đã tổ chức cuộc đốt phá, mặc dù ban Thường vụ sinh viên đấu tranh đã hết lòng giải thích và ngăn chặn nhưng vô hiệu. Nguyễn Ngô trước đây là một tên đặc vụ đắc lực của Ngô Đình Cẩn trong giới nghiệp đoàn, đồng thời là một tay sai kinh tài cho Ngô gia”.
Sau sự cố tòa Lãnh sự và phòng Thông tin Hoa Kỳ, nhà sư Thích Trí Quang vào Sài Gòn, ngày 28.2.1964, tổ chức họp báo bày tỏ mục tiêu đấu tranh của Phật giáo. Ông tuyên bố: “Chỉ cần đừng dung túng những phần tử xấu thuộc chế độ cũ, và đừng xem Phật giáo là Cộng sản. Phật giáo không chống Mỹ, nhưng Việt Nam cũng không thế bị hiểu là tay sai của Mỹ”.
* Tại Huế sinh viên, học sinhquần chúng các giới vẫn tiếp tục rầm rộ đấu tranh.
+ Chính quyền thiết quân luật. Tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh quân đoàn I, đại biểu chính phủ tại Trung phần ra lệnh cấm quần chúng mít tin, biểu tình và không được chống Mỹ.
* Phong trào chống Hương, chống Mỹ từ Huế, từ Sài Gòn lan rộng khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt,… đâu đâu cũng vang vọng tiếng nói quyết liệt chống độc tài Trần văn Hương và can thiệp Mỹ.
+Tại Sài Gòn: Hội đồng Quân lực họp khẩn cấp từ ngày 27 qua ngày 28, ra quyết định lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu, ủy nhiệm Tướng Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng, triệu tập Hội đồng Quân dân gồm 20 người là đại diện các tôn giáo, đảng phái, nhân sĩ và quân lực. Nhiệm vụ của hội đồng là chuẩn bị tổ chức Quốc dân đại hội. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền thủ tướng thành lập chính phủ mới. Trần Văn Hương bị loại khỏi chính trường. Cuộc đấu tranh của Phật giáonhân dân miền Nam tạm thời lắng xuống.
                                          
                                           Chương VI
                        
                           Cuộc dấn thân lần thứ tư
                Hợp tác với Chính phủ Phan Huy Quát
Trong xu thế đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống Cộng trên cả hai miền Nam – Bắc, một mặt, Mỹ củng cố quyền lực cho các tướng trẻ qua Hội đồng Quân lực, một mặt cho không quân đánh phá miền Bắc và chuẩn bị đổ quân để Mỹ hóa chiến tranh ở miền Nam. Chính phủ ủy nhiệm Nguyễn Xuân Oánh, rồi chính phủ Phan Huy Quát, cả hai đều  là giải pháp tình thế để triển hạnru ngủ Phật giáo trong khi chờ đợi tìm được con ngựa mới có khả năng giúp Mỹ đánh thắng Cộng Sản.
Phan Huy Quát thân Phật giáo, sự việc này ai cũng biết. CIA biết. Taylor và tòa đại sứ Mỹ biết. Hội đồng Quân lực biết. Khối Công giáo đấu tranh cũng biết. Mà Phật giáo lại là kẻ thù hay ít ra là chướng ngại vật đáng nguyền rủa của tất cả.Vậy thì tại sao Phan Huy Quát lại được chỉ định thành lập chính phủ? Các thế lực chống Cộng ấy có để yên cho Phan Huy Quát và Phật giáo tự hình thành chế độ dân chủ rồi đặt lại vấn đề quan hệ Việt – Mỹ và chủ động tiến hành chiến tranh hay thương lượng hòa bình với miền Bắc không?
+ Hai ngày sau khi Phan Huy Quát thành lập chính phủ, ngày 19.2.1964, tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo kéo quân vào Sài Gòn làm đảo chánh. Đây là cuộc biểu dương lực lượng của Khối Công giáo đấu tranh trên danh nghĩa Lực lượng Bảo vệ Dân tộc. Mục tiêu của lực lượng này là chống Khánh ( vì Khánh đã không kiên định lập trường quân phiệt), đồng thời chống chính phủ Phan Huy Quát thân Phật giáo.(Sau 1975 tôi mới biết Phạm Ngọc Thảo là điệp viên Cộng sản cài vào chế độ Ngô Đình Diệm từ 1954 qua ngả giám mục Ngô Đình Thục).
+ Nguyễn Chánh Thi từ miền Trung vào đảm trách chức vụ tư lệnh giải phóng thủ đô, cùng Kỳ  – Thiệu và các tướng trẻ trong Hội đồng Quân lực chống đảo chánh.  Đảo chánh bất thành, Lâm Văn Phát và các đồng sự đầu hàng, được miễn tội và được trở lại quân ngũ. Phạm Ngọc Thảo (điệp viên Cộng Sản vừa được phát hiện) trốn chạy, bị quân của Nguyễn Văn Thiệu (Hội Đồng Quân Lực) truy bắt và bức tử .
+ Ngày 20. 2.1964 Hội đồng Quân lực (dĩ nhiên là Đại sứ Taylor đứng đằng sau) quyết định thay thế Nguyễn Khánh bằng tướng Trần Văn Minh trong chức vị tổng tư lệnh quân đội, vì cho rằng Nguyễn Khánh âm mưu tạo ra xáo trộn để củng cố quyền lực. ( Đỗ Mậu sđdtr 543).
Phải chăng quyết định loại bỏ Khánh phát xuất từ Hội đồng Quân lực và nguyên nhân chính là “do Khánh đã tạo tác ra các vụ xáo trộn để củng cố quyền lực”? Vấn đề chắc chắn không đơn giản như thế.
Ở miền Nam, từ sau 1954, việc lựa chọnloại bỏ “người đứng đầu” không thuộc về nhân dân hay bất cứ một thế lực nội địa nào. Bởi vì “người đứng đầu” thường gắn liền với viện trợ Mỹ. Do vậy việc chọn lựa hay loại bỏ ông ta chắc chắn quyết định thuộc về phía Mỹ.  Ngô Đình Diệm là một thực tế điển hình. Trường hợp Nguyễn Khánh không ngoại lệ. Khi giúp Nguyễn Khánh làm chỉnh lý loại bỏ Dương Văn Minh, người Mỹ đã đặt vào ông ta rất nhiều hy vọng. Như năm 1954 với Ngô Đình Diệm, những tháng đầu của năm 1964, người Mỹ đã công kênh Khánh như một anh hùng trước quần chúng Việt Namdư luận quốc tế. Mc.Namara – bộ trưởng quốc phòng Mỹ – sứ giả của tổng thống Johnson, và đại tướng Maxwell Taylor – người sẽ thay Cabot Lodge làm đại sứ tại Sài Gòn, đã tháp tùng cùng Nguyễn Khánh đi khắp bốn vùng chiến thuật để khẳng định sự gắn kết của Mỹ với người lãnh đạo sáng giá của Việt Nam Cộng Hòa. Khi giúp Nguyễn Khánh xây dựng Hiến chương Vũng Tàu, người Mỹ muốn củng cố quyền lực tuyệt đốitoàn diện cho ông, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt của Phật giáo, sinh viên và quần chúng khắp miền Nam đã phá vỡ tất cả. Nguyễn Khánh đã tỏ ra thiếu kiên định trước áp lực của quần chúng, đã hô “đả đảo độc tài” cùng với đám đông biểu tình ngày 28.8.1964  trước dinh thủ tướng.
Trục trặc thật sự nghiêm trọng giữa đại sứ Taylor và Nguyễn Khánh xẩy ra vào đêm 20.11.1964, khi trước đó Nguyễn Khánh và Hội đồng Quân lực do ông thành lập quyết định giải tán Thượng Hội đồng Quốc gia và bắt giam 21 nhân vật là nhân sĩ, trí thức, sinh viên – những người mà Nguyễn Khánh và các tướng trẻ cho là nguồn gốc của chia rẽ, gây xáo trộn nội bộ. Đại sứ Taylor đã tức giận trước sự kiện này. Ngay giữa đêm, Taylor điện thoại “mời” Nguyễn Khánh vào tòa đại sứ. Nguyễn Khánh không đi. Các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Lê Nguyên Khang đã đi thay người cầm Hội đồng Quân lực và chính phủ, và đã bị Taylor trách mắng răn đe như một ông chủ đối với người làm thuê phạm lỗi. Nguyễn Khánh đã phản ứng quyết liệt trước sự kiện này. Ông ra nhật lệnh với nội dung: “Quân lực không thực hiện chính sách ngoại bang nào cả. Thà thanh bạch trong độc lập còn hơn là giàu sang mà tủi nhục trong nô lệ ngoại bang”.
Ngày 25.11.1964 Nguyễn Khánh tuyên bố với báo NewYork Herald Tribune: “ Đại sứ Taylor đã có hành động không thể tưởng tượng được, ông muốn dùng áp lực đối với giới hữu trách Việt Nam. Nếu ông không khéo xử thế thì Việt Nam sẽ mất…Ông Taylor không thể buộc dân Việt Nam phải chịu đựng những nhà lãnh đạo mà dân Việt Nam không muốn (Đỗ Mậu sđdtr 539, 540).
Trục trặc thứ ba còn nghiêm trọng hơn do Phạm Xuân Ẩn kể lại. Phạm Xuân Ẩn là điệp viên cao cấp của Cộng Sản, làm việc cho chi nhánh tại Sài Gòn của tạp chí Time, “bạn rất thân” của Lou Conein – người điều hành cơ quan CIA ở miền Nam. Phạm Xuân Ẩn kể: Một hôm Lou Conein đến chỗ ông với thái độ giận dữ. Lou Conein vừa mới ngồi trực thăng đi đâu đó với Nguyễn Khánh. Thực tế đây là cuộc thăm dòTaylor đưa vấn đề rồi dẫn dắt câu chuyện đến kết luận: “đã đến lúc cần thăm dò một khả năng thành lập chính phủ liên hợp rồi thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”.
Nguyễn Khánh cắn câu, thổ lộ hết những suy nghĩ của mình với Lou Conein. ( Larry Berman – Perfect spy, Điệp Viên Hoàn Hảo – Nguyễn Đại Phương dịch, các trang 256, 257, 258).
Vào thời điểm đó tổng thống Johnson đang ráo riết chuẩn bị Mỹ hóa chiến tranh. Thế mà, Nguyễn Khánh đã tỏ ra thiếu kiên định lập trường quân phiệt, đã “phản ứng dân tộc mạnh mẽ” trước thái độ chủ nhân ông của đại sứ Mỹ, lại còn muốn thương lượng với Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Người Mỹ không tìm kiếm một trợ thủ với những khuyết tật trầm trọng như thế.
 Ngày 22. 2.1964 Nguyễn Khánh chính thức rời bỏ chính trường, bị buộc phải ra nước ngoài với chức vụ đại sứ lưu động. Không biết ai đã ký quyết định bổ nhiệm đại sứ lưu động cho Nguyễn Khánh? Quốc trưởng Phan Khắc Sửu chăng? Chẳng thấy thủ tướng Phan Huy Quát dính dự gì trong việc này. Chắc đây là quyết định của đại sứ Taylor thông qua Hội đồng Quân lực. Chỉ thấy Nguyễn Cao Kỳ tiễn Nguyễn Khánh lên máy bay với lễ  nghi dành cho nguyên thủ Quốc gia. Người Mỹ đã không đối xử với Khánh cạn tàu ráo máng như đã đối xử với anh em Diệm, Nhu. Nguyễn Khánh ra đi mang theo  nắm đất quê hương. Nắm đất quê hương không đủ để vùi kín một hạt bụi  lưu vong giữa cõi vô thường.
Chính phủ Phan Huy Quát và Hội đồng Quân lực
Phan Huy Quát là một lãnh tụ Đại Việt gốc miền Bắc, được CIA chú ý từ khi còn là bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ Quốc gia thời kỳ người Pháp sử dụng giải pháp Bảo Đại để chống lại Việt Minh. Sau 1954, Mỹ chọn Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Cũng như Trần Văn Đỗ, Phan Quang Đán, Phan Huy Quát là một trong vài ba nhân vật dự bị của Mỹ (nhằm thay thế trong trường hợp Diệm bị loại). Sau 1954, Đại Việt miền Trung bị Ngô Đình Cẩn đánh dẹp. Đại Việt miền Bắc di cư bị Ngô Đình Nhu kèm kẹp ở Sài Gòn. Các lãnh tụ hoặc chạy ra nước ngoài (như Nguyễn Tôn Hoàn), hoặc nằm yên (như Phan Huy Quát, Hà Thúc Ký…). Giữa năm 1963, Phan Huy Quát liên kết với Phật giáo miền Trung trong công cuộc vận động đòi tự dobình đẳng tôn giáo. Diệm đổ, Dương Văn Minh cầm quyền cử Nguyễn Ngọc Thơ thành lập chính phủ. Đảng Đại Việt hậu thuẫn cho Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý 30.1. 1964. Chỉnh lý thành công, Nguyễn Khánh vừa làm chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng, vừa giành chức thủ tướng mà Đại Việt nhắm. Bất đắc dĩ, Nguyễn Tôn Hoàn nhận chức phó thủ tướng, Hà Thúc Ký làm tổng trưởng nội vụ, Phan Huy Quát làm tổng trưởng ngoại giao. Đảng Đại Việt tranh chấp quyền lực với Nguyễn Khánh và tự phân liệt, các lãnh tụ tìm hướng đi riêng. Nguyễn Tôn Hoàn liên kết với cánh Công giáo miền Nam. Hà Thúc Ký liên kết với cánh Cần Lao Công giáo miền Trung. Phan Huy Quát, Bùi Tường Huân, liên kết với Phật giáo.
Sau khi loại bỏ Nguyễn Khánh, tòa Đại sứ Mỹ củng cố quyền lực cho nhóm tướng trẻ ( Young Turks) với hy vọng người hùng sẽ xuất hiện hầu đáp ứng nhu cầu chiến tranh mà họ hăm hở tiến hành. Chính phủ Phan Huy Quát chỉ là giải pháp tạm thời nhằm vỗ yên Phật giáo.
+ Ngày 17.2.1965 Hội đồng Quân lực quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia lập pháp với 20 đại biểu đại diện tôn giáo và quân đội. Tướng Phạm Xuân Chiểu được cử làm Chủ tịch Hội đồng.
+ Ngày 3.3.1965, Hội đồng Quân lực công bố tên tuổi và các chức danh lãnh đaọ:
               Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu: tổng thư ký.
               Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ: ủy viên ngoại giao.
               Thiếu tướng Linh Quang Viên: ủy viên chính trị.
               Thiếu tướng Phạm Văn Đổng: ủy viên an ninh.
               Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao: phụ tá tổng thư ký.
+ Ngày 8.3.1965, 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng.
+ Ngày 23.3.1965, Hội đồng Quốc gia Lập pháp tuyên bố tán thành việc Mỹ đổ quân. Chính phủ Phan Huy Quát, một mặt hoan hỉ chào mừng quân Mỹ và quyết định đẩy mạnh chiến tranh của tổng thống Johnson; một mặt cùng với Phật giáo ráo riết xây dựng chế độ dân chủ với lộ trình: tổ chức bầu cử các Hội đồng tỉnh và thành phố làm bước khởi đầu cho cuộc bầu cử quốc hội dự định tổ chức vào cuối năm.
* Phật giáo miền Trung, một mặt dị ứng trước sự đỗ quân ngang ngược của Mỹ, một mặt kỳ vọng vào sự liên kết với Phan Huy Quát xây dựng chế độ dân chủ đại nghị nhằm phục hồi quyền tự quyết dân tộc, tạo điều kiện cho Mỹ giải kết trong danh dự…
Hoàng Văn Giàu (Hoàng Nguyên Nhuận), nguyên là một lãnh tụ Sinh viên phật tử, giáo chức tại đại học Huế, đệ tử và cũng là tham mưu của nhà sư Thích Thiện Minh, sẽ làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa Phật giáo và chính phủ Phan Huy Quát, cùng mục tiêu và phương lược đấu tranh của phong trào Phật giáo miền Trung trong thời đoạn Phan Huy Quát làm thủ tướng(16.2 à 12.6.1964):
“Lần này chúng tôi không phó mặc cho các bậc cao niên nữa. Chúng tôi trực tiếp đón Thủ Tướng Phan Huy Quát về Huế bằng cuộc biểu tình vĩ đại và yêu cầu ông mấy điều. Thứ nhất, làm bất cứ điều gì có thể làm để chấm dứt chiến tranh; thứ hai tái lập Hiến Pháp và Quốc Hội để ngăn chận cái tệ nạn làm chính trị bằng súng đạn như hai năm qua. Chúng tôi hứa là sẽ ủng hộ ông trong chức vụ Thủ Tướng cũng như nếu ông có quyết định ra ứng cử Tổng Thống sau nầy”.
Thủ Tướng Quát định triệu tập quốc hội lập hiến dưới danh nghĩa Quốc dân đại hội đặt nền tảng cho một chính quyền dân sự dân chủ. Nhưng ông đã gặp ba trở lực chí tử. Thứ nhất, đa số chính quyền Hoa Kỳ ở Washington cũng như Sài Gòn đều tin vào chiến thắng quân sự nên họ không hài lòng vì thấy ông không hăng hái leo thang chiến tranh. Thứ hai, đa số tướng lãnh người Việt chỉ thích quyền lực dù phải bán linh hồn cho Mỹ và sợ rằng Thủ Tướng Quát muốn loại ảnh hưởng chính trị của họ. Thứ ba, thành phần chủ lực của chế độ cũ cho là ông quá thân Phật giáo và sau hai năm yên bụng vì thấy thiên hạ đã phần nào bỏ qua chuyện “chế độ cũ”, nhưng thành phần nầy đã bám vào thế lực chủ chiến trong chính quyền Mỹ và các tướng lãnh Việt Nam để ngoi lên lại. Trước những áp lựcphá hoại ngầm đó, Thủ Tướng Quát đã lùi một bước hoãn bầu cử quốc hội lập hiến và chỉ bầu Hội Đồng Tỉnh Thị toàn quốc. Chúng tôi đồng ý với Thủ tướng Quát là thực hiện việc bầu cử Hội Đồng Tỉnh Thị toàn quốc làm bước đầu tiến lên Quốc Hội Lập Hiến. Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau khi Ngô Đình Diệm đổ và là cuộc bầu cử tự do duy nhất ở miền Nam cho đến ngày Việt Nam Cộng Hòa tiêu vong. Những liên danh Hoa Sen và những thành phần Phật giáo đã thắng khắp nơi.” ( Hoàng Nguyên Nhuận ( Hoàng Văn Giàu), trích bài trả lời phỏng vấn do Quán Như thực hiện trên giaodiemonline.com/2013/6)
Trong lúc chính phủ Phan Huy Quát tìm được tiếng nói chung với Phật giáo miền Trung, thì đồng thời bị quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Khối Công giáo đấu tranh của các linh mục Hoàng Quỳnh –  Hồ Văn Vui chống đối quyết liệt. Các tướng trẻ trong Hội đồng Quân lực chờ cho tình hình rối loạn đến đỉnh điểm để đứng ra.
* Ngày 26.5.1965, quốc trưởng Phan Khắc Sửu và thủ tướng Phan Huy Quát bày tỏ công khai sự bất đồng quan điểmquyền hạn (theo Đỗ Mậu sđd).
* Ngày 26. 5.1965, một phái đoàn của Lực lượng Đại đoàn kết do linh mục Hoàng Quỳnh cầm đầu đến yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Hội đồng Quốc gia Lập pháp đưa kiến nghị giải tán chính phủ Phan Huy Quát vì lý do chính phủ này gây chia rẽ, chống Cộng không hiệu lực và thân Pháp (theo Đỗ Mậu sđd tr 546).
* Ngày 1.6.1965, linh mục Hồ Văn Vui cầm đầu một phái đoàn gồm 60 đại biểu của Mặt trận Quốc gia Việt Nam đến yết kiến quốc trưởng và Hội đồng Quốc gia Lập pháp đưa kiến nghị giải tán chính phủ Phan Huy Quát vì những lí do như linh mục Hoàng Quỳnh đã đưa ra (theo Đỗ Mậu sđd tr 546).
* Liên tiếp các ngày 4, 5, 7, 8 các lực lượng Công giáo đấu tranh tổ chức rải truyền đơn, biểu tình bạo động, cử phái đoàn đến dinh Gia Long đưa kiến nghị giải tán chính phủ Phan Huy Quát. Tình hình ở Sài Gòn trở nên rối bời, phức tạp.
* Ngày 11.6.1965, thủ tướng Phan Huy Quát gởi thư cho Hội đồng Quân lực đề nghị quân đội đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng. Hội đồng Quân lưc quyết định chấm dứt vai trò nhiệm vụ của quốc trưởng, của Hội đồng Quốc gia Lập pháp, và của chính phủ Phan Huy Quát.
Bác sĩ Phan Huy Quát là một chính khách dân sự, lãnh tụ Đại Việt, trí thức được đào tạotrưởng thành trong nền giáo dục văn hóa Pháp, tuổi đã cao, lại say mê chế độ dân chủ, vướng víu tình tự dân tộc và thân Phật giáo. Người Mỹ không cần một người như thế trong cuộc chiến mà họ đang ráo riết dấn thân. Phan Huy Quát đã hoàn thành nhiệm vụ vỗ yên Phật giáo trong chiến thuật của Mỹ. Bởi vì đại sứ Taylor đã tìm được người mà chính phủ Mỹ cần cho giai đoạn sắp tới.
                                                  Chương VII
                          
                           Cuộc dấn thân lần thứ năm
Đấu tranh chống quân phiệt và đường lối chiến tranh của Mỹ - Thiệu - Kỳ, kêu đòi chế độ dân chủ, hòa bình dân tộc, độc lập quốc giacách mạng xã hội
            
* Ngày 14. 6.1964,  Hội đồng Quân lực quyết định thành lập:
         -- Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch (tổng thống hay quốc trưởng). 
         -- Ủy ban Hành pháp Trung ương do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch (thủ tướng).
* Ngày 16.6.1965, Tòa án Mặt trận Nha Trang tuyên phạt từ 2 đến 16 năm tù cho những người là thành viên của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc Bình Định và Phan Thiết vì có hành vi bạo động trong phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu và bài trừ Cần Lao bị bắt từ tháng 9.1964.
* Ngày 19. 6.1965, một Ước pháp mới được ra đời gồm 7 thiên, 25 điều  là giềng mối để thiết lập Đại hội đồng Quân lực VNCH, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng Thẩm phán. Các tướng Thiệu, Kỳ, Chiểu được xác nhận là thành viên của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, còn Hội đồng Quốc gia Lập pháp cũ giải tán. Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ ra đời với nhiều nhân vật dân sự tên tuổi như bác sĩ Trần Văn Đỗ (tổng ủy viên ngoại giao), luật sư Lữ Văn Vi (tổng ủy viên tư pháp), giáo sư Trần Ngọc Ninh (tổng ủy viên văn hóa giáo dục), thẩm phán Trần Minh Tiết (bộ  trưởng nội vụ).( Theo Đỗ Mậu, sđd trg 549).
Phật giáo miền Trung đứng trước một cục diện mới: Cuộc chiến tranh của Mỹ và những cơ cấu quyền lực nội địa mà họ (Phật giáo) hy vọng có thể chuyển hóa theo đường lối của mình: Trong Hội đồng Quân lực, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi là hai tướng mà họ cho là mạnh nhất, lại có  “ khuynh hướng thân Phật giáo ”, chính phủ Nguyễn Cao Kỳ tuy được gọi là nội các chiến tranh, nhưng các thành viên lại là “những nhân vật dân sự tên tuổi.” Chính quyền dân sự và chế độ dân chủ sẽ hình thành thông qua tuyển cử tự do là sức mạnh đoàn kết dân tộc theo “ý thức hệ Quốc gia và   trong tinh thần đạo Phật” sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và chính danh đủ sức thuyết phục Mỹ và miền Bắc chọn lựa giải pháp hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ giải kết và rút lui trong danh dự. Trong chừng mực nào đó, đến thời điểm này (1965), nhà sư Thích Trí Quang và bộ tham mưu của ông còn tin vào thiện chí, lý tưởng tự do dân chủ của Mỹ, tình tự dân tộc cùng ý thức trách nhiệm công dân của các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản.
Do lập trường và sách lược chính trị như vậy nên suốt năm 1965, đến 2 tháng đầu năm 1966, phong trào Phật giáo miền Trung – Huế  chỉ lo củng cố và phát triển lực lượng, nhưng kìm hãm các cuộc đấu tranh với hy vọng Mỹ và hai Tương Kỳ – Thi ủng hộ đường lối và sách lược của mình .
Mỹ đổ quân từ đầu tháng 3, đến cuối năm 1965 quân số của Mỹ có mặt tại miền Nam tăng lên khoảng từ 150 đến 200 ngàn. Không khí chiến tranh bao trùm cả hai miền Nam – Bắc. Máy bay Mỹ và máy bay Việt Nam Cộng Hòa oanh tạc ngày đêm các tỉnh miền Bắc. Tại miền Nam chiến sự ngày một khốc liệt. Sự có mặt của quân Mỹ ngày càng gia tăng với vũ khí hiện đại và các phương tiện chiến tranh dư thừa đã gây khó khăn bước đầu cho quân Mặt trận Giải phóng. Công cuộc xây dựng bến cảng, sân bay, căn cứ, doanh trại, kho tàng, cầu đường phục vụ chiến tranh của quân đội Mỹ hoạt động sầm sập ngày đêm. Tiếng gầm rú của máy bay và đạn pháo xé nát bầu trời. Bụi cát tung bay mịt  mù mặt đất. Bên ngoài các thành phố, cạnh các doanh trại quân Mỹ, mọc lên rất nhiều bãi rác, trẻ em lang thang lấm lem, gái đứng đường diêm dúa má phấn môi son, và rất nhiều quán bar. Trong nhiều thành phố, người Việt Nam xây khách sạn và nhà cho thuê, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng cuả ngoại kiều Phi, Mỹ, Đại Hàn… Đồng đô la và hàng hóa Mỹ tràn ngập thị trường. Đạo lý suy đồi, giá trị xã hội đảo ngược. Trong dân gian truyền tụng câu châm ngôn: “nhất đĩ, nhì cha, tam sư, tứ tướng”.
Ngày 20.7.1965, tại Sài Gòn, tại Bến Hải – Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi tổ chức họp mặt, hội thảo, hô hào Bắc tiến. Sinh viên các trường đại học được mời tham dự. Sinh viên Công giáo, đảng phái và thân chính nồng nhiệt hưởng ứng. Sinh viên phật tử và sinh viên Cộng sản, thân cộng hay tả khuynh thì bức xúc, né tránh, dửng dưng, lạnh nhạt. Trong khuôn  viên các trường Đại học Huế diễn ra bầu không khí sôi nổi các hoạt động hội thảo, tranh luận, phát thanh và báo chí. Ở đây tiếng nói ủng hộ chiến tranh, chống Cộng nhỏ yếu và thiểu số. Lập trường chống chiến tranh, tư tưởng hòa bình và quyền dân tộc tự quyết được phổ biến công khai, mạnh mẽ trong các diễn đàn này. Bởi tương quan lực lượng giữa các khuynh hướng chính trị trong sinh viên (tỷ lệlãnh đạo) thuộc về các sinh viên phật tử, Việt cộng hay thân Cộng (núp dưới chiêu bài Phật giáo hay các nhóm biến tướng). Tại Tổng hội Sinh viên, chủ tịch là Trần Xuân Kiêm (phật tử), tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường (Việt cộng). Tại Hội đồng Sinh viên Liên khoa, chủ tịch là Nguyễn Hữu Giao (phật tử), phó chủ tịch là Bảo Cự (Việt cộng). Vì ở trong tư thế bất hợp phápyếu thế hơn nên các các sinh viên Việt cộng thường phải nép dưới ngọn cờ Phật giáo. Do vậy tương quan lực lượng trong các tổ chức sinh viên vào thời điểm này lại nghiêng về phía phật tử. Các sinh viên phật tử nhận mệnh lệnh từ thầy Trí Quang và chùa Từ Đàm. Do đó hành động chính trị của phong trào đấu tranh năm 1965 vẫn được quyết định từ phía Phật giáo. Chống Thiệu – Kỳ, chống chiến tranh, kêu đòi dân chủ, hòa bình và quyền tự quyết dân tộc, nhưng chống và kêu cầm chừng trong phạm vi đại học, chưa được phát động thành phong trào quần chúng. Một khi các tổ chức như Gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Tiểu thương Phật tử, Giáo chức Phật tử, Công chức Phật tử, Công nhân Lao động Phật tử, Cảnh sát Phật tử, Quân nhân Phật tử…chưa được lệnh các Thầy thì phong trào quần chúng đấu tranh không nổ ra được, cho dù người của Mặt Trận trong các Ban chấp hành Tổng hội,  Hội đồng Sinh viên Liên khoa, hay trong các tổ chức công khai hợp pháp và các tổ chức biến tướng có “nóng sốt” đến đâu. Trước tình hình đó nhà sư Thích Trí Quang và các lãnh tụ Phật giáo bị người của Mặt Trận trong Phong trào Đô thị qui kết là “thỏa hiệp với Mỹ-Ngụy”, thậm chí còn nhiều từ ngữ nặng nề hơn.
Những dòng tự sự sau đây của Hoàng Văn Giàu, người tự khẳng định vai trò, vị trí “quan trọng” của mình trong phong trào Phật giáo, giúp chúng ta hiểu biết thêm vì sao năm 1965 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Trung không dậy sóng, và tại sao đến tháng 3 năm 1966, sau khi cuộc khủng hoảng Thi –  Thiệu Kỳ bùng nổ, Phật giáo mới tiếp nối làm nên cái mà dân gian quen gọi là Biến Động Miền Trung .
         
“Vì lo ngại Thiệu trở thành thế dựa cho tàn dư của chế độ cũ khai thác chiêu bài chủ chiến đấu thầu chống cộng để trồi lên lại nên một mặt chúng tôi tỏ cho Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi là chúng tôi không có ác cảm gì với họ và cũng chẳng chống đối những vận dụng quyền lực của cả hai trong tương lai. Sau khi Kỳ được chỉ định làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tôi và anh Bùi Tường Huân đã cất công vào tận Tân Sơn Nhất gặp Kỳ. Qua câu chuyện, tôi có lưu ý Kỳ về âm mưu dùng người Việt làm Lê Chiêu Thống để Mỹ hóa chiến tranh của Mỹ và khổ nhục kế xấu mồi ngồi dai của Thiệu. Kỳ trả lời là không bao giờ Kỳ làm đầy tớ Mỹ, rằng Kỳ sẽ thực hiện lý tưởng cách mạng 1963 là dân chủ tự do. Kỳ quả quyết đủ sức cho Thiệu ở là ở, bảo Thiệu đi là đi vì Kỳ tự nhận mình là cái dù che chở nắng mưa cho Thiệu. Tôi nói đùa: Thiếu tướng coi chừng, ông là cái dù nhưng Thiệu tìm cách làm cái cán thì phiền đó. Tôi nghĩ Kỳ thấy được thiện chí của chúng tôi, cho nên trước khi hoàn thành nội các chiến tranh Kỳ đã nhờ Phạm Văn Liễu ra Huế bốc chúng tôi vào Sài Gòn tham khảo ý kiến. Gia chủ cho cuộc họp này là anh Ngô Trọng Anh. Anh Ngô Trọng Anh và anh Bùi Tường Huân đã đồng ý tham gia nội các của Kỳ... Phạm Văn Liễu Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, là người giao liên giữa Kỳ với Thi, giữa Kỳ và phe tranh đấu Miền Trung trong khi anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt là người giao liên giữa phe tranh đấu Miền Trung với Thi.”
         “Thế đó, nhưng sau khi gặp Tổng Thống Johnson ở Honolulu về thì Kỳ đổi giọng không còn chuyện mỗi người một phiếu nữa mà phải giáo dục chính trị cho dân thật thấm nhuần dân chủ tự do đã rồi mới cho dân đi bầu. Bộ máy huấn luyện dân chủ cho dân của Mỹ và Thiệu – Kỳ  nói đến là Xây Dựng Nông Thôn, là Dân Ý Vụ, những tấm bình phong của kế hoạch Phụng Hoàng. Số phận dân chủ ở miền Nam ra sao, mọi người đã rõ”.
         “Tuy khó chịu nhưng chúng tôi không phản ứng vội. Kỳ đang như người đội nón rơm chữa lửa, chống Kỳ thì chỉ có lợi cho Thiệu và Thiệu mới là kẻ đáng ngại, bởi sau lưng Thiệu là tàn dư chế đọ cũ đang tập họp lại”.
        “ Cuộc tranh chấp quyền lực giữa Thi và Kỳ xảy ra. Lý do chính là vì Tướng Thi không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Việt ở Honolulu nên bắt đầu cay cú với Thiệu – Kỳ và cả Mỹ nữa. Phạm Văn Liễu thân cả hai bên cố dàn xếp nhưng không xong. Thi được lòng quân nhân và công chức vùng I Chiến Thuật nên khi Thi bị Kỳ cất chức Tư Lệnh Vùng thì quân nhân và công chức vùng lên phản đối. Đó là phản ứng của các quân nhân công chức trong vùng, anh chị em chúng tôi không dính đến”. (giaodiemonline/2013/6).
Như thế, theo Hoàng Văn Giàu, hội nghị Honolulu là nguyên nhân gần dẫn đến Biến Động Miền Trung. Vì không được mời tham dự hội nghị Honolulu nên Nguyễn Chánh Thi mới “cay cú với Thiệu – Kỳ và cả Mỹ nữa”. Và sau cái hội nghị Honolulu ấy, bộ tham mưu của “phe đấu tranh Miền Trung” (nguyên văn) mới nhận ra rằng Nguyễn Cao Kỳ đã thay đổi: đã“làm tôi tớ cho Mỹ”, và phản bội lời hứa “sẽ thực hiện lý tưởng cách mạng 1963 là Dân chủ và Tự do” (nguyên văn).
1/ Cuộc đồng hành - tương kết giữa áp lực “ly khai” của quân dân miền Trung ủng hộ tướng Thi với cuộc đấu tranh bất bạo động của nhà sư Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung.
       Phật giáo, nhân “phản ứng của dân chúng và chính quyền miền Trung” trước sự kiên “Tướng Thi bị bãi chức,” đã dấy động phong trào 1966 nhằm tiếp tục thực hiện  chủ trương cố hữu của Thành Phần Thứ Ba vì các mục tiêu: Chế Độ Dân Chủ, Hòa Bình Dân Tộc, Độc Lập Quốc GiaCách Mạng Xã Hội (Hoàng Văn Giàu – tài liệu đã dẫn).
Có lẽ nguyên nhân dẫn đến sự “cay cú của Tướng Thi đối với Thiệu – Kỳ và với cả Mỹ nữa” còn nhiều. Dư luận ở Huế vào thời điểm ấy cho rằng tướng Thi là người bộc trực, thẳng thắng và trong sạch, đã nhiều lần công khai bày tỏ sự bất bình trước tình hình tập trung, củng cố quyền lực và tham nhũng của hai tướng Thiệu – Kỳ. Ngược lại, tướng Thi, theo qui kết của Thiệu – Kỳ, “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng chiến đấu không hữu hiệu của binh lính thuộc quyền chỉ huy của ông tại Thừa Thiên và quân khu I”. Cũng có dư luận cho rằng tướng Thi ngày càng xích lại gần hơn với “phe Phật giáo đấu tranh”. Những cái này kết hợp với câu chuyện Honolulu của Hoàng Văn Giàu (tức Hoàng Nguyên Nhuận) giúp chúng ta tiếp cận một biến động suýt gây nên cuộc nội chiến, và cuộc ly khai hụt giữa chính quyền Sài Gòn và Miền Trung –  là cái nôi của thành phần chính trị thứ ba.
Biến Động Miền Trung liên quan trực tiếp đến hai nhân vật đặc biệt là tướng Nguyễn Chánh Thi và nhà sư Thích Trí Quang. Cả hai đều sinh trưởng ở miền Trung và kết thúc sự nghiệp cũng ở miền Trung trong cùng một biến động. Tuy hoạt động trên hai lãnh vực khác nhau, hoài bảo khác nhau, tầm vóc khác nhau, nhưng cả hai đều mang tâm trạng và vóc dáng người hùng. Người hùng trong buổi loạn ly “được làm vua, thua làm loạn”. Miệng tiếng dân gian là như thế. Nhưng bút mực thì  không thể đơn giản như thế.
Nguyễn Chánh Thi là một tướng quân. Đời binh nghiệp của ông lúc khởi đầu dính nhập với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, lúc kết thúc lại liên lụy với cuộc chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ. Trước Biến Động Miền Trung, ông không nổi tiếng trên chiến trường, nhưng đồng nghiệp và một bộ phận quần chúng nhớ ông bởi bốn cuộc đảo chính mà ông là người chủ động tiến hành, tham dự, hay chỉ huy đánh dẹp:
-- Ngày 11. 11.1960 , lúc còn là đại tá tư lệnh binh chủng dù, Nguyễn Chánh Thi cầm đầu cuộc đảo chính chống Diệm. Đảo chính bất thành, ông chạy trốn và tị nạn bên Cam Bốt. Sau đảo chính 1.11.1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Dương Văn Minh cầm quyền. Ông về nước được bổ nhiệm làm phó tư lệnh quân Quân đoàn I, dưới quyền Đỗ Cao Trí, rồi Nguyễn Khánh.
-- Ngày 30.1.1964,  Nguyễn Chánh Thi giúp Nguyễn Khánh làm đảo chính lật đổ Dương Văn Minh. Nguyễn Khánh cầm quyền, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh sư đoàn I trú đóng tại Huế – bản doanh của phe Phật giáo đấu tranh.
-- Ngày 13. 9.1964, Nguyễn Chánh Thi về Sài Gòn cùng Nguyễn Cao Kỳ và Hội đồng Quân lực dẹp yên cuộc đảo chính do các Tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát cầm đầu. Nguyễn Khánh tiếp tục cầm quyền, ông được thăng thiếu tướng và được bổ nhiệm tư lệnh quân đoàn I và đại biểu chính phủ tại miền Trung..
-- Ngày 19. 2.1965 , Nguyễn Chánh Thi, từ quân đoàn I bay về Sài Gòn đảm nhiệm chức tư lệnh Giải phóng Thủ đô, cùng Nguyễn Cao Kỳ và Hội đồng Quân lực dẹp yên cuộc đảo chánh do Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo chủ trương. Ông trở thành nhân vật có thanh thế tại Hội đồng Quân lực, trở lại Đà Nẵng tiếp tục làm tư lệnh Quân đoàn I, kiêm nhiệm đại biểu chính phủ tại Trung Phần.
Tại miền Nam lúc bấy giờ, đảo chính hay chống đảo chính đều theo lệnh tòa Đại sứ, hoặc theo gợi ý của một nhân vật nào đó của Mỹ. Do vậy hoàn toàn có khả năng Nguyễn Chánh Thi nghĩ rằng trong chừng mực nào đó, năm 1960, ông cùng trung tá Vương Văn Đông và các đồng sự đã giúp Mỹ cảnh cáo Ngô Đình Diệm; năm 1964, ông cùng trung tướng Nguyễn Khánh và các tướng Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Đức giúp Mỹ lật Dương Văn Minh; năm 1965 ông cùng nhóm các tướng trẻ lật Nguyễn Khánh đưa hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ lên cầm quyền. Với những công lao ấy, đáng lý ra người hùng Nguyễn Chánh Thi được Mỹ và Thiệu – Kỳ mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Honolulu. Hội nghị Honolulu, khai mạc ngày 6.2, kết thúc ngày 8.2,  bàn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ông không được mời tham dự , vì ông không đươc Mỹ và Thiệu – Kỳ công nhận là nhân vật thượng đỉnh. Chẳng những không được là nhân vật thượng đỉnh, mà Nguyễn Chánh Thi còn bị cách chức tư lệnh quân đoàn I và đại biểu chính phủ. Là một tướng quân yên hùng trấn nhiệm ở biên cương, đã chứng kiến và đã tham dự vào gần hết các cuộc tranh bá đồ vương tại miền Nam từ 1954 đến thời điểm này, Nguyễn Chánh Thi không khỏi chạnh lòng liên tưởng cảnh ngộ và tâm sự của mình với cảnh ngộ và tâm sự của Từ Hải trong Đoạn Trường Tân Thanh:
                      Sao bằng riêng một biên thùy,
                      Sức này đã dễ làm gì được nhau?
                      Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
                      Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!
+ Ngày 11.3.1966 , Hội đồng Quân lực quyết định cách chức tư lệnh vùng I của Nguyễn Chánh Thi, nhưng lời tuyên bố công khai của Thiệu Kỳ là trung tướng Thi nghỉ phép vì bệnh mũi phải đi chữa trị tại Hoa Kỳ. Cùng ngày thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân được cử làm tư lệnh Quân đoàn I.
* Ngày 12. 3:
-- Tại Đà Nẵng, nhiều ngàn người bao gồm mọi thành phần: quân nhân, công chức, sinh viên, học sinh, dân thường tập họp trước doanh trại Quân  đoàn I làm mít tin, biểu tình kêu đòi Nguyễn Chánh Thi trở lại chức vụ tư lệnh. Đà Nẵng là nơi Quân đoàn I đóng bản doanh. Đà Nẵng – Quảng Nam cũng là địa phương Quốc Dân Đảng hoạt động khá mạnh. Tướng Thi và Quốc Dân Đảng lại có giao tình. Tướng Thi cũng được lòng quân, dân, cán, chính tại Quân khu I .
 -- Tại Huế: Phát xuất từ trường Quốc Học, lan qua trường Đồng Khánh,    rồi các trường trung học trong thành phố, học sinh bãi khóa theo sự vận động của “Ủy ban Quân dân Đấu tranh vùng I chiến thuật”. Mục tiêu đấu tranh là:
            1. Kêu đòi tướng Thi về lại vùng I.
            2. Phản đối tình trạng đấu đá xâu xé nhau giữa các tướng.
            3. Yêu cầu các tướng ra mặt trận.
            . …(LSPTĐTH –  nhiều tác giả – nxb Trẻ 2015)
Như thế, các cuộc đấu tranh xảy ra tại Đà Nẵng, Huế và cả Quảng Nam trong ngày 12. 3 là do sự vận động của Quốc Dân Đảng và “bộ tham mưu” của tướng Thi, không liên quan gì đến Phật giáo.
Như chúng ta đã biết, từ sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Honolulu về, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ đã quên những lời hứa: “không làm tay sai cho Mỹ, tiếp tục thực hiện tinh thần cách mạng 1.11.1963, xây dựng chế độ dân chủ…”. Phật giáo miền Trung quyết định phát động lại cuộc đấu tranh, nhưng đang chờ cơ hội. Nay thì cơ hội đã đến: Vụ xung đột giữa tướng Thi và hai tướng Thiệu Kỳ. (Phong trào Đô thị của Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng chớp lấy thời cơ, phát động cuộc đấu tranh “dưới ngọn cờ Phật giáo”).
2/ Diễn biến cuộc Dấn thân của Phật giáo và cuộc “ly khai” của quân dân miền Trung năm 1966
* Ngày 13. 3.1966:
 -- Tại Sài Gòn: Viện Hóa Đạo công bố lập trường, kêu gọi 3 điều:
                  1. Chính phủ đoàn kết.
                   2. Các tướng tham gia cách mạng 1.11.1963 phải được trở lại quân đội.
                   3 Bầu cử quốc hội.
-- Tại Huế: –  Lực lượng  Nhân Dân Tranh Thủ Cách Mạng được thành lập tại chùa Từ Đàm do Bửu Tôn là chủ tịch.
                    – Tổng hội Sinh viên và Hội đồng Sinh viên Liên khoa thành lập Hội đồng Sinh viên Tranh thủ Cách mạng, chủ tịch là Nguyễn Hữu Giao.
 * Ngày 14 .3.1966, tại Huế, một cuộc mít tin vĩ đại được tổ chức tại chùa Diệu Đế với sự tham dự của khoảng vài chục ngàn người. Đại diện sinh viên, học sinh, giáo chức, tiểu thương, nhân sĩ trí thức, công chức, công thương gia, lao động lên phát biểu, tất cả đều cương quyết kêu gọi:
            -- Hình thành chính phủ đoàn kết.
            -- Thực hiện dân chủ.
            -- Cải thiện đời sống nhân dân.
            -- Bầu cử quốc hội.
            -- Phục hồi chức vụ cho các tướng có công trong cách mạng 1.11.1963.
            -- Thiệu – Kỳ – Có từ chức.
*  Ngày 16.3.1966, tại Thương Bạc – Huế, một cuộc mít tin gồm nhiều chục ngàn người tham dự. Mít tin kết thúc, đoàn người biểu tình tuần hành qua các đường phố giương cao và hô to các khẩu hiệu có nội dung như cuộc mít tin ở chùa Diệu Đế ngày 14. 3.
* Ngày 16. 3.1966:
-- Tại Sài Gòn, Hội đồng Quân lưc quyết định đưa Nguyễn Chánh Thi  ra Đà Nẵng để làm dịu tình hình. Cùng đi với Nguyễn Chánh Thi có đại tá Phạm Văn Liễu, tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, và trung tá Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc An ninh Quân đội. (Đoàn Thêm. Viêc Từng Ngày 1966, tr 45).
 -- Tại Mỹ, tổng thống Johnson đã ban hành luật cho phép chi tiêu 4 tỷ 8 về chiến cuộc Việt Nam, sau khi quốc hội chấp thuận ( chỉ có 6 phiếu chống tại 2 viện) (Đoàn Thêm, VTN 1966).
* Ngày 17. 3.1966, tại Sài Gòn, đại sứ Cabot Lodge gặp thượng tọa Thích Trí Quang, hai tướng Thiệu – Kỳ  gặp thượng tọa Thích Tâm Châu đề nghị ngưng biểu tình. Các vị lãnh đạo Phật giáo đồng ý ngưng biểu tình với điều kiện chính phủ giữ lời hứa: tổ chức bầu cử quốc hội và chính phủ dân sự. (Đoàn Thêm, VTN 1966).
* Ngày 17 .3.1966, Nguyễn Chánh Thi tham dự cuộc mít tinh được tổ chức tại quảng trường Thương Bạc – Huế. Trên diễn đàn ông tuyên bố sẵn sàng đứng về phía nhân dân làm cách mạng chống lại chế độ Thiệu – Kỳ, xây dựng chế độ dân chủ, kiên định lập trường chống Cộng.( LSPTĐTH – nhiều tác giả –  nxb Trẻ 2015.).
* Ngày 19.3.1966, tại Sài Gòn, Viện Hóa Đạo nhân danh Giáo hội Phật giáo Thống nhất tuyên bố “không chống chính phủ mà chỉ đòi hỏi bầu cử và thành lập chính phủ dân sự”.( Đoàn Thêm VTN 1966)
* Ngày 22.3.1966, tại Huế:
            -- Hội Đồng Sinh Viên Tranh Thủ Cách Mạng tổ chức hội thảo. Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế –  Trần Xuân Kiêm – đọc một tham luận nẩy lửa tố cáo sự can thiệp trắng trợn của Mỹ vào Việt Nam.
            -- Giáo chức tại Huế thành lập Lực lượng Tranh thủ Cách mạng tuyên bố chống sự can thiệp của Mỹ và sự lệ thuộc ngoại bang của chính quyền Thiệu – Kỳ.( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM – 2015).
* Ngày 23, tại Huế:
           --Hội đồng Sinh viên Liên khoa Huế tổ chức hội thảo chống Mỹ –  Thiệu – Kỳ. Sau hội thảo, sinh viên kéo đến chiếm Đài phát thanh, tổ chức phát thanh bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp.
           --Trên quảng trường Thương Bạc, khoảng 7000 người họp mít tin tố cáo Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa. Mít tin kết thúc, quần chúng diễn hành qua các đường phố hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ –  Thiệu – Kỳ.
* Ngày 25.3.1966, tại Sài Gòn: Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố trước báo chí: “Kho gạo miền Trung sắp cạn, dân chúng biểu tình cản trở việc chuyển vận và bốc dở. Dân chúng Đà Nẵng, Huế có thể bị thiếu lương thực.( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ TpHCM)
* Ngày 27. 3:
Tại Huế, một cuộc mít tin vĩ đại gồm vài chục ngàn người đủ mọi tầng lớp nhân dân, kể cả quân nhân và cảnh sát diễn ra tại chùa Diệu Đế kêu đòi cải thiện đời sống nhân dân, thực thi dân chủ, bầu cử quốc hội, giảm thiểu sự lệ thuộc ngoại bang. Gần như cả tỉnh Thừa Thiên – Huế đình chỉ mọi hoạt động thường ngày. Dân chúng hưởng ứng đấu tranh: chợ không đông, tiệm buôn không mở , trường học đóng cửa, xe cộ không lưu thông…(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ TpHCM).
--Tại Sài Gòn: Thượng tọa Thích Tâm Châu kêu gọi dân chúng bình tĩnh, chờ chính phủ thực hiện các lời hứa. Mặc dù vậy, một cuộc mít tin chống chính phủ gồm vài chục ngàn người đã diễn ra.(ĐT,VTN,1966).
        3/ Nguyễn Cao Kỳ quyết dùng biện pháp mạnh để dẹp yên vụ Miền Trung.
* Ngày 29, tại Sài Gòn, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố trước báo chí: “sẽ dùng biến pháp mạnh đối với các cuộc phá rối an ninh trật tự ở miền Trung.”( ĐT,VTN,1966).
Bất chấp lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, phong trào đấu tranh vẫn rầm rộ diễn ra tại Huế, tại Sài Gòn, tại Đà Lạt, Nha Trang, Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác nữa.
* Ngày 30. 3 :
Tại Đà Nẵng, hơn 2000 người đã tập họp trước trại quân Mỹ để phản đối hành vi khiêu khích của lính Mỹ. Một sĩ quan đại diện trại ra xin lỗi đồng bào. ( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM - 2015).
* Tại Huế, Lực lượng Tranh thủ Cách mạng tổ chức mít tin tại quảng trường Thương Bạc, hơn 20.000 người tham dự, trong đó có cả ngàn người là cảnh sát. Đại diện cảnh sát lên diễn đàn tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân chống Mỹ – Thiệu – Kỳ.( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM - 2015).
Ngày I. 4.1966 :
-- Tại Sài Gòn, sinh viên, học sinh và dân chúng làm mít tin “Giỗ tổ Hùng Vương,” gắn biển đồng vào tượng Quách Thị Trang, tuyên bố chống Mỹ – Thiệu – Kỳ, kêu đòi tự do báo chí, gấp rút tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến (ĐT,VTN1966)
-- Tại Huế, Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng tổ chức mít tinh ở Quảng trường Thương Bạc, khoảng 20.000 người tham dự gồm các thành phần quần chúng nhân dân trong đó có nhiều binh lính và cảnh sát.
-- Tại Huế, một cuộc đón tiếp kỳ lạ của Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng dành cho trung tướng Phạm Xuân Chiểu, tổng thư ký vừa là đặc sứ của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia từ Sài Gòn ra. Tướng Chiểu bị cô lập ở Tòa đại biểu chính phủ trong nhiều giờ, bị mời lên xe xích lô cùng với tướng Thi đến Đài phát thanh Huế trước sự hộ tống của hàng vạn người biểu tình. Tại đài phát thanh Huế, qua làn sóng điện, một cuộc chất vấn đã diến ra giữa đại diện Lực lượng đấu tranh và tướng Chiểu. Sau cuộc chất vấn, tướng Chiểu, có tướng Thi đi cùng, trở về tòa Đại biểu chính phủ cũng bằng xe xích lô giữa rừng người biểu tinh. Các tiểu thương chợ Đông Ba đã nấu nướng chiêu đãi tướng Chiểu trong thời gian ông làm đặc sứ .
Ngày hôm sau, tướng Chiểu trở lại Sài Gòn mang theo Thông điệp của Lực lượng Nhân dân Đấu tranh Cách mạng. Thông điệp có nội dung :
           -- Đả đảo Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
           -- Quần chúng muốn có ngay một quốc hội và một chính phủ dân cử
           -- Đả đảo Thiệu – Kỳ– Có .  (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM - 2015)
* Ngày 2.4.1966, tại Huế, một cuộc mít tin của khoảng 20.000 người bao gồm sinh viên, học sinh, giáo chức, quân nhân, cảnh sát, công tư chức và quần chúng nhân dân. Sau mít tin, mọi người tuần hành qua các đường phố nêu cao các khẩu hiệu:
          -- Phản đối chính phủ thối nát Thiệu – Kỳ – Có
          -- Phản đối Mỹ can thiệp vào nội tình Việt Nam
          -- Chủ quyền Việt Nam do người Việt Nam định đoạt
          -- Không sợ chính quyền đe dọa, khủng bố.
* Ngày 3.4.1966, tại Sài Gòn: Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố trước báo chí rằng Cộng Sản đã xâm nhập vào các phong trào đấu tranh tại miền Trung. Tuyên bố này đã không dập tắt được phong trào, còn làm tăng thêm cường độ đấu tranh tại Huế và các đô thị miền Trung khác.
* Ngày 4.4.966, tại Huế, Lực lượng Giáo chức cùng đông đảo sinh viên, học sinh và đồng bào các giới đã họp mít tin trên quảng trường Thương Bạc. Các đại biểu đã tố cáo Hoa Kỳ xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Kêu gọi thế giới và Tổ chức Liên Hiệp Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh vì quyền Dân tộc Tự quyết của nhân dân Việt Nam.
Sau mít tin, đoàn biểu tinhg tuần hành qua các đường phố, đến trước tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đưa tuyên ngôn bao gồm các nội dung trên nhờ tòa Lãnh sự chuyển tới tổng thống Mỹ và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM – 2015).
* Ngày 5.4.1966, bằng cầu không vận Mỹ, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ đưa quân ra Đà Nẵng. Quân ly khai và quân chính phủ dàn trận. Tướng Walt chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ tại Đà Nẵng can thiệp mới tránh được cuộc đụng độ. Cùng ngày (5. 4), tại Đà Nẵng, Đại tá Đàm Quang Yêu (tư lệnh biệt khu Quảng Đà), bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn (thị trưởng Đà Nẵng) tuyên bố ly khai với chính phủ Trung ương. Thị trưởng Nguyễn Văn Mẫn bị cách chức, ông cùng những binh lính ly khai sử dụng chùa Phổ Đà (Đà Nẵng) làm trụ sở đấu tranh.
* Ngày 6.4.1966, tại Huế, Đoàn Sinh viên Quyết tử được thành lập, do sinh viên Nguyễn Đắc Xuân làm trưởng đoàn. Các sinh viên Quyết tử được các quân nhân ly khai huấn luyện quân sự. Đây là tổ chức đấu tranh bán vũ trang của sinh viên. Nhà sư Thích Trí Quang phản đối sự thành lập này. Nhưng Đoàn vẫn tồn tại cho đến cuối tháng 4, đã chi viện tinh thần cho lực lượng ly khai ở Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
* Ngày 8.4.1966, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp điều Thủy quân lục chiến ra Đà Nẵng. Chiến sự chưa nổ ra vì Hoa Kỳ khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên giải quyết vấn đề bằng thương lượng.
* Ngày 9. 4, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia cử trung tướng Tôn Thất Đính ra Đà Nẵng làm tư lệnh quân đoàn I, thay thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân. Đây là thủ đoạn “một bước lùi” của chính quyền Trung ương: Các tướng có công tham gia Cách mạng 1.11.1963 được trở lại quân đội theo yêu cầu của Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng.
* Ngày 12. 4. 1966:
- Tại Sài Gòn, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia triệu tập Đại hội Chính trị Toàn quốc gồm đại diện các đảng phái, tôn giáo, các phe nhóm chính trị và các Chủ tịch Hội đồng Tỉnh thị (Công giáo và Phật giáo không dự). Kết thúc Hội nghị (ngày 16. 4), trung tướng Nguyễn Văn Thiệu công bố sắc luật 14/66 về việc tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Trong dịp này chủ tịch Nguyễn Văn Thiệu khẳng định rằng “Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia chấp thuận 10 đề nghị Dân chủ hóa do Hội nghị Chính trị đưa ra. Đây cũng là bước lùi thứ hai của hai ông Thiệu – Kỳ.
- Tại Huế, Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng họp mít tin trên quảng trường Thương Bạc. 20.000 người tham dự phản đối Hội nghị Chính trị do Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia tổ chức tại Sài Gòn vì cho rằng: hai ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ không là đại diện chân chính của nhân dân mà do người Mỹ lựa chọn đưa lên. Hội nghị do hai ông tổ chức là trò bịp làm kế hoãn binh. Mít tin đề nghị nên thành lập một chính phủ lâm thời, người Mỹ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ tp HCM 2015).
* Ngày 17.4.1966, nhà sư Thích Trí Quang từ Sài Gòn ra Huế, ông đề nghị Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng tạm dừng cuộc đấu tranh để chờ chính quyền bày tỏ thiện chí.
Đề nghị này của nhà sư Trí Quang bị phản đối bởi các thành viên chủ trương đấu tranh quyết liệt trong Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng. Khuynh hướng bạo động ngày một gia tăng trong tương quan lực lượng của các tổ chức đấu tranh. Mệnh lệnh của nhà sư Trí Quang không còn có giá trị tuyệt đối. Những lãnh tụ Phật tử trẻ (như Hoàng Văn Giàu, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Xuân Kiêm…) mỏi mòn lần tinh thần bất bạo động. Những người lính ly khai thích dùng súng đạn hơn cầu nguyệntuyệt thực. Người của Mặt trận Giải phóng đấu tranh dưới “Ngọn Cờ Phật Giáo”(như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan…) lên án nhà sư Trí Quang thỏa hiệp, họ chờ cơ hội để đốt nóng phong trào. Sinh viên học sinh và thanh niên lao động sẵn sàng tiến lên làm ngòi pháo.
Thủ đoạn của Chính phủ thì vừa đánh vừa đàm, vừa lũng đoạn lực lượng đối phương, vừa tăng cường các đơn vị trấn áp, khép chặt vòng vây, đánh dẹp các địa phương trước, thanh toán trung tâm đầu não sau cùng.
* Ngày 1.5.1966, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố trước báo chí là sẽ dùng các biện pháp thích ứng để giải quyết dứt điểm các vụ lộn xộn. (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM – 2015).
* Ngày 7.5.1966, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ cho báo chí biết là Chính phủ quân nhân sẽ cầm quyền thêm một năm nữa, Quốc hội Lập hiến sẽ bầu vào tháng 10 (thay vì tháng 8 như đã hứa trước đây) và Quốc hội Lập pháp sẽ bầu trong năm sau. (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ tp HCM – 2015) )
Phe tranh đấu phản ứng mạnh trước những lời tuyên bố của tướng Kỳ. Nhiều cuộc mít tin biểu tình liên tiếp diễn ra khắp các tỉnh miền Trung.
Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ dứt khoát dùng những biện pháp mạnh.
* Các ngày 14, 15, 16 tháng 5. 1966, bằng các phương tiện vận chuyển của Mỹ, 40 xe tăng và thiết vận xa, 5 tiểu đoàn lính dù –  thủy quân lục chiến được chính phủ Trung ương đưa tới Đà Nẵng. Súng đã nổ giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai. Nhiều người chết và bị thương. Đài phát thanh Đà Nẵng bị quân chính phủ chiếm lại chỉ sau một tiếng đồng hồ. Quân ly khai rút lui. Trung tướng Tôn Thất Đính chạy ra Huế. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao được cử ra Đà Nẵng làm tư lệnh Quân đoàn I. Trung tướng Nguyễn Chánh Thi được gọi ra trình diện.
* Ngày 17.5, thiếu tướng Huỳnh Văn Cao ra Huế thị sát tình hình. Tại phi trường Tây Lộc, hàng ngàn người thuộc phe ly khai bao vây ông tư lệnh mới. Thiếu úy Nguyễn Đại Thức đã bắn vào máy bay trực thăng do phi công Mỹ lái chở Tướng Huỳnh Văn Cao đang cất cánh. Xạ thủ đại liên người Mỹ trên trực thăng bắn chết thiếu úy Thức và làm bị thương 6 quân nhân khác. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao thoát nạn về Đà Nẳng, xịn thôi chức vụ. Thiếu tướng Cao Văn Viên được cử ra Đà Nẵng làm tư lệnh quân chính phủ đàn áp quân ly khai. Trước sức tấn công hùng hậu của quân Dù và Thủy quân Lục chiến, quân ly khai nhanh chóng bị đánh bại. Ngày 23.5 đơn vị ly khai cuối cùng cố thủ tại chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng (đường Ông Ích Khiêm) đầu hàng. Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn và Đại tá Đàm Quang Yêu (nguyên tư lệnh đặc khu Quảng Đà) bị bắt cùng 2000 quân nhân, cảnh sát, công chức dưới quyền. Tại Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt,…các đơn vị chính phủ (cảnh sát và quân đội) cũng đã đánh dẹp xong các lực lượng đấu tranh trong các ngày 21,22,23. Riêng tại Đà Lạt, phe đấu tranh đã chống trả quyết liệt. Có người chết và nhiều người bị thương. Chính quyền ban lệnh giới nghiêm 24/24, thành phố trở nên tiêu điều
* Ngày 24.5 tại rạp Thống Nhất Sài Gòn, chính phủ triệu tập Đại hội Quân dân để báo cáo về tình hình Đà Nẵng và miền Trung – Huế.
4/ Dẹp yên Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung khác, quân chính phủ tập trung lực lượng  tiến ra Huế.
* Tại Huế, sau cái chết của Thiếu úy Nguyễn Đại Thức và cuộc tháo chạy của thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, sự phẫn nộ và phấn khích của các phe nhóm đấu tranh đã lên tới đỉnh điểm. Các sĩ quan và binh lính li khai thuộc sư đoàn I, sinh viên học sinh và quần chúng đấu tranh đã tổ chức đám tang thiếu úy Thức rất rầm rộ. Họ tôn vinh ông là anh hùng. Họ thành lập một đơn vị chiến đấu để liều chết chống lại “quân Mỹ – Thiệu – Kỳ”. Họ lấy tên ông đặc cho đơn vị chiến đấu đó. Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức hình thành với khoảng 1000 sĩ quan và binh lính ly khai tình nguyện tham gia. Nhiệm vụ của chiến đoàn là trấn giữ trên đỉnh đèo Hải Vân để ngăn chặn quân chính phủ từ Đà Nẵng tấn công ra. Họ cũng tổ chức các chốt phòng ngự quanh thành phố. Nhà sư Thích Trí Quang phản đối sự thành lập chiến đoàn và ý đồ bạo động của nhóm quân nhân ly khai. Ông vẫn kiên định lập trương đấu tranh bất bạo động. Nhưng vào thời điểm và trước tình thế đó, lời phản đối của ông chẳng còn tác động như là mệnh lệnh thiêng liêng trước đây.
* Ngày 16.5, “Nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến được điều ra Huế”. Ngày 18.5, “Nhiều đơn vị Nhảy dù và Thủy quân lục chiến khác tiếp tục lên đường. Quân Chính phủ phải dừng lại trên đèo Hải Vân. Quân chống đối chính phủ dàn ở trước mặt. Thiếu tướng Kỳ tuyên bố nếu cần sẽ dùng vũ lực” (ĐT,VTN – 1966),
* Cùng ngày, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tuyên cáo trách chính phủ, đòi rút quân khỏi Huế, Đà Nẵng, đồng thời xác nhận không tin tưởng các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ; ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Trung; kêu gọi tăng ni, phật tử sẵn sàng tranh đấu. 24 Tuyên úy Phật giáo tuyệt thực 24 giờ. Hàng ngàn người biểu tình tại Viện Hóa Đạo”. (ĐT,VTN – 1966).
* Ngày 23.5.1966, tại Huế: “Lực lượng đấu tranh Huế báo động. Đoàn Sinh viên Quyết tử (sau khi nhà sư Trí Quang ra lệnh giải tán, tổ chức này đổi tên Sinh viên Phụng sự Xã hội), học sinh, giáo chức ứng chiến, trực gác ngày đêm bảo vệ trường học, công sở.
Giáo hội Phật giáo chỉ thị cho phật tử, tăng, ni tăng cường bảo vệ chùa và các cơ sở khác của giáo hội”(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ - tpHCM – 2015).
* Ngày 24.6.1966, tại Mỹ: “Chủ tịch Thượng viện Mỹ tuyên bố: Hoa Kỳ tiếp tục nhiệm vụ tại Việt Nam”. (ĐT,VTN - 1966)
*Cùng ngày(14.6.1966):
--Tại Sài Gòn, buổi sáng: “tăng, ni, phật tử biểu tình tuần hành qua nhiều đường phố, bị giải tán bằng lựu đạn cay. Thượng tọa Trí Quang yêu cầu lần thứ ba tổng thống Johnson và Quốc hội Mỹ đừng ủng hộ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ nữa”. (ĐT,VTN,1966).
--Tại Huế, buổi chiều: “Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng tổ chức Hội thảo tại giảng đường C, đại học Khoa học Huế. Hàng ngàn sinh viên, học sinh, đồng bào các giới, cảnh sát, binh lính tham dự. Hội thảo lên án Thiệu – Kỳ  đàn áp nhân dân tại Đà Nẵng, Đà Lạt và các tỉnh khác; lên án Mỹ hậu thuẫn cho Thiệu – Kỳ trong tất cả các hành động chống lại nhân dân Việt Nam; lên án Văn hóa nô dịch và đồi trụy Mỹ. Sau hội thảo đoàn người kéo tới đốt cháy Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai, sau 5 tháng, cơ quan văn hóa này hứng chịu sự phẫn nộ của quần chúng đấu tranh Huế. Một lần nữa nhà sư Trí Quang lên tiếng phản đối các hành vi bạo động này. Lời kêu gọi khẩn thiết của ông chìm trong lửa cháy và tiếng gào thét của đám đông phẫn nộ.(LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ, tpHCM  2015).
* Ngày 27.5. 1966: “76 sư tăng và 30 ni cô tới tuyệt thực 48 giờ trước tòa Lãnh sự Mỹ ở Huế, và trao một huyết thư viết bằng mảnh tre để chuyển tới tổng thống Johnson”. (ĐT,VTN 1966).
* Cũng trong ngày ày (27.5 1976), hai tướng Mỹ Westmoreland và Walt vận động hai tướng Kỳ – Thi gặp nhau tại Chu Lai để giải quyết cuộc xung đột trong thương lượnghòa giải. (LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ tp HCM 2015)
*Ngày 28.5.1966, Tỉnh trưởng Thừa Thiên Phan Văn Khoa, qua Đài phát thanh Huế, kêu gọi Lực lượng đấu tranh giải tán. Lời kêu gọi gồm 4 điểm:
        (1) Chính quyền phải kiểm soát đài phát thanh và cho phép Lực lượng tranh đấu phát thanh mỗi ngày một giờ với điều kiện bài vở phải được kiểm duyệt.
        (2) Lực lượng đấu tranh phải giao nộp các vũ khí bất hợp pháp đang sở hữu.
        (3) Giải tán ngay các lực lượng dân sự đang canh gác và hoạt động trong thành phố Huế.
        (4) Chính quyền sẽ cho phép Lực lượng đấu tranh hoạt động với tính cách thuần túy chính trị bất bạo động.(LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ tp HCM 2015).
Cuộc chiêu hàng thất bại. Trung tá Phan Văn Khoa quyết định di tản chiến thuật. Ông dời bản doanh về quận lỵ Hương Thủy. Người Mỹ di tản khỏi thành phố Huế. Đây là bước chuẩn bị để quân chính phủ tấn công từ bồn phía (từ đèo Hải Vân - Hương Thủy ra, từ Nam Hòa xuống, từ Thuận An lên, từ An Hòa vào). Trung tá Khoa ra lệnh giới nghiêm. Lực lượng Đấu tranh vẫn kiên định lập trường không đầu hàng theo lời kêu gọi của trung tá Khoa, nhưng nội bộ không thống nhất phương pháp đấu tranh. Nhà sư Trí Quang vẫn kiên trì đường lối đấu tranh bất bạo động. Lực lượng Sinh viên, Học sinh Tranh thủ Cách mạng, Lực lượng Giáo chức Tranh thủ Dân chủ và Lực lượng Quân nhân Cảnh sát ly khai vẫn cương quyết chiến đấu đến cùng.  .
* Ngày 28.5, tại chùa Từ Đàm, nhà sư Thích Trí Quang lại ra lời kêu gọi tổng thống Johnson thay đổi chính sách, dừng lại các hành động ủng hộ hai ông Thiệu – Kỳ quân phiệt hóa đường lối cai trị tại Việt Nam. Nhà sư Trí Quang một lần nữa khẳng định Phật giáo không bài ngoại, chỉ đấu tranh cho một chế độ dân chủ bằng phương thức bất bạo động.
* Ngày 29.5, ni sư Thanh Quang tự thiêu tại chùa Diệu Đế. Nhiều tăng ni, phật tử tổ chức lễ cầu siêu và chuẩn bị làm đám tang cho vị thánh tử đạo.
* Ngày 30.5 :
--Tại Mỹ, tổng thống Johnson tuyên bố: “ Những hành động tuyệt vọng chỉ làm mờ tối con đường dẫn tới Quốc hội Lập hiến ở Việt Nam ” (LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ tp HCM 2015).
--Tại Sài Gòn: Tổng đoàn Thanh niên Chí nguyện Phật tử rút thăm cho một, hai người tự thiêu. (ĐT,VTN,1966).
 -- Tại Huế: Lực lượng Tranh thủ Cách mạng “Phát động Phong trào bài Mỹ kịch liệt, tẩy chay, bãi công, đốt phá” (ĐT,VTN,1966).
                + Hội đồng Sinh viên Tranh thủ Cách mạng tổ chức hội thảo kêu gọi sinh viên, học sinh và đồng bào tuyệt giao với Mỹ. Kết thúc hội thảo, sinh viên học sinh xuống đường biểu tình, kéo tới đốt tòa Lãnh sự Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 2 sau 5 tháng cơ quan ngoại giao này bị đốt. 
                 + Nữ sinh Phật tử Nguyễn Thị Vân tự thiêu tại môt ngôi chùa trong thành nội để phản đối Mỹ leo thang chiến tranh và Thiệu – Kỳ  đàn áp dã man quần chúng đấu tranh” (LSPTĐTH nhiều tác giả nxb Trẻ tpHCM 2015).
                 + Đức Tăng thống và Viện Hóa Đạo kêu gọi ngừng các vụ tự thiêu và biểu tình”. (ĐT,VTN,1966).
* Ngày 1.6.1966:
-- Tại Sài Gòn: Nhà sư Thích Thiện Minh bị ám sát, thoát chết, nhưng bị thương nặng, phải vào bệnh viện cấp cứu. (ĐT,VTN,1966).
        -- Tại Huế: Cuộc quay trở lại Huế của chính quyền Phan Văn Khoa và cuộc khép chặt vòng vây của các cánh quân chính phủ từ bốn phía thực sự bắt đầu vào ngày 1 tháng Sáu. Không có sự kháng cự  nào trên đường hành quân của họ. Đến trưa, quân của trung tá Khoa đã chiếm lại Đài phát thanh. Một chi đoàn thiết giáp từ An Hòa vào trấn ngự quảng trường Thương Bạc sau đó.Từ quận Nam Hòa (phía Tây Huế) và từ Thuận An (phía Đông Huế), quân chính phủ và những Cố vấn Mỹ cũng tiến chiếm các địa điểm trung tâm thành phố vào buổi chiều.
* Ngày 2.6, tỉnh trưởng Phan Văn Khoa, qua đài phát thanh Huế, phát lệnh giới nghiêm và lời kêu gọi nộp vũ khí (ĐT,VTN,1966). Chưa có chuyện đầu hàng nộp súng.
 *Ngày 5.6, 3000 quân chính phủ với xe tăng sau khi phá vỡ tuyến phòng ngự của chiến đoàn Nguyễn Đại Thức trên đèo Hải Vân, tiến ra Huế, dừng lại ở huyện Hương Thủy đợi lệnh.
5/ Cuộc chiến giữa bạo lực Mỹ Thiệu Kỳ và bàn thờ Phật
* Ngày 6.6, nhà sư Thích Trí Quang kêu gọi Phật tử đưa bàn thờ Phật xuống đường. Phật tử Huế và Phật tử các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng, Ban Mê Thuột và một vài nơi ở Sài Gòn đã hưởng ứng lời ông. Bàn thờ Phật và những người bảo vệbao gồm trẻ em, người già, phật tử, tăng, ni với những công cụ báo động như mõ, phèng la, thùng thiếc, soong nồi đã tạo nên một quang cảnh kỳ lạ ngăn chặn các phương tiện giao thông của quân chính phủ. Quang cảnh kỳ lạ này gây sửng sốt cho các ký giả nước ngoài và làm cho trung tá Phan Văn Khoa cùng chính quyền Nguyễn Cao Kỳ điên đầu. Bởi vì chỉ trước đó không lâu, ngày 28.5, nhân danh tỉnh trưởng Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế và tiểu khu trưởng Thừa Thiên Huế, ông Phan Văn Khoa trong lời kêu gọi đầu hàng quảng bá trên các phương tiện truyền thông đã hứa cho phép “Lực lượng Tranh thủ hoạt động với tinh thần thần túy chính trị bất báo động.”
Bàn thờ Phật, tăng, ni, phật tử xuống đường là bạo động hay bất bạo động? Chính quyền cần phải cân nhắc cẩn trọng trước khi ra tay.
* Ngày 7.6. 1966:
    --Tại Huế, tỉnh trưởng Phan Văn Khoa qua các phương tiện truyền thông, kể cả máy bay gắn loa phóng thanh, kêu gọi đồng bào phật tử dọn bàn thờ vào nhà và Lực lượng đấu tranh giải tán.
    -- Tại Sài Gòn, chính quyền vận động nhà sư Thích Tâm Châu mở chiến dịch phản đối hành động “bêu riếu Phật giáo” của nhà sư Thích Trí Quang và kêu gọi phật tử rước bàn thờ Phật vào nhà.( ĐT,VTN,1966).
    -- Đồng thời, tướng Kỳ quyết định tăng cường lực lượng để giải quyết dứt điểm nhóm quân nhân ly khai và Lực lượng Tranh thủ nhằm vãn hồi an ninh trật tự tại Huế. Ngày “7.6.66, ba tiểu đoàn vừa Nhảy dù, vừa Thủy quân lục chiến tới trường bay Phú Bài, và đóng cách Huế 8 cây số”. Ngày “10.9.66, một tiểu đoàn Cảnh sát Dã chiến được gởi tới Huế”. Ngày “12.9.66, “TQLC, một tiểu đoàn, được gởi thêm ra Huế.”Ngày “13.6.66, 150 Cảnh sát Dã chiến được gửi ra thêm”. (ĐT,VTN,1966).
Như thế, không kể các chi đội xe tăng, hai binh chủng thiện chiến nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến đã có mặt tại Huế tổng cộng hơn 10 tiểu đoàn, cộng thêm một tiểu đoàn chống nổi dậy- Cảnh sát Dã chiến, là 11. Ngoài ra, còn có mấy tiểu đoàn Biệt chính và Xây dựng Nông thôn của Quốc Dân Đảng (sau khi Nguyễn Chánh Thi hợp tác với Phật giáo, Quốc Dân Đảng quay lại ủng hộ chính quyền) và Đại Việt.
Quyết ý của tướng Kỳ đã rõ.
Tuy nhiên, đồng bào Phật tử không đưa bàn thờ Phật vào nhà theo lời kêu gọi của chính quyền. Chính quyền cũng chưa tìm ra giải pháp thích hợp để dẹp bàn thờ, mở đường thông xe. Xe tăng vẫn nằm yên ở quảng trường Thương Bạc và các cửa ngỏ vào thành phố. Trước tình thế đó, kế hoạch của đại tá Nguyễn Ngọc Loan, người được chỉ định làm tư lệnh cuộc tấn công quân ly khai và Lực lương Tranh thủ là: Nhảy Dù, Thủy quân Lục Chiến, Cảnh sát Dã chiến, Cảnh sát địa phương, Biệt chính, Xây dựng Nông thôn được tổ chức thành từng đơn vị thích ứng, hành quân bộ, nhắm các mục tiêu trách nhiệm được chỉ điểm trên bản đồ, và được hướng dẫn bởi các tình báo viên thổ địa.(Theo lời kể của một sĩ quan thân cận trung tá Phan Văn Khoa).
Về phía Phật giáo, cuộc đấu tranh bất bạo động vẫn kiên địnhtiếp tục:
* Ngày 8.6.1966, nhà sư Thích Trí Quang bắt đầu cuộc tuyệt thực “cho đến chết” trước ban công Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên. (Xem Hoàng Nguyên Nhuận (Hoàng Văn Giàu) – giaodiemonline.com/2013/6).
* Ngày 11.6, tại chùa Diệu Đế, Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (11.6.1963 – 11.6.1966). Sau buổi lễ, cả mấy ngàn người biểu tinh từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm mang theo những biểu ngữ có nội dung:
                          -- Đả đảo Thiệu – Kỳ đàn áp Phật giáo.
                          -- Đả đảo chính quyền thực dân Johnson.
                          -- Thiệu – Kỳ từ chức.(LSPTĐTH nhiều tác giả nxb Trẻ tp HCM 2015)).
*Ngày 13.6, nhà sư Trí Quang vẫn tiếp tục tuyệt thực, sức khỏe của ông giảm sút nghiêm trọng“Một phái đoàn gồm 5 vị thượng tọa cùng đức Tăng thống tới thăm thượng tọa Thích Trí Quangyêu cầu ngưng tuyệt thực, nhưng không kết quả”. (ĐT,VTN,1966).
Từ ngày 10.6.1966, quân chính phủ “hành quân bộ” theo từng đơn vị thích hợp chia cắt quân ly khai theo từng khu vực nhỏ. Không có tài liệu nào (theo tôi biết) ghi chép là có các cuộc giao tranh lớn. Ký ức dân chúng Huế không có dấu ấn  bom đạn chết chóc trong những ngày này.
Chắc là Lực lượng ly khai của sư đoàn I đã không có hành động kháng cự rõ rệt. Từ sau khi Đà Nẳng “thất thủ”, các quân nhân ly khai ở Huế cạn dần ý chí “ly khai.” Có nhiều khả năng hơn, “Ly khai” chỉ là động tác giả theo như mưu lược của nhà sư Trí Quang và tướng Nguyễn Chánh Thi.
Theo tài liệu của nhóm tác giả trong Lịch sử Phong trào Đô thị Huế (nxb Trẻ tp HCM  - 2015)dẫn lời của hảng Thông tấn UPI ngày 11.6.1966:
“Theo lệnh của nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên, từ nay cảnh sát được phép đột nhập các nhà chùa và các nhà dân sự để lùng bắt những người thuộc lực lượng chống đối (…). Sáng sớm ngày 11 tháng 6, cảnh sát đã tiến vào một ngôi chùa ở Huế để bắt một viên sĩ quan ly khai. Tin tức cũng cho biết rằng tại Huế có từ 50 đến 100 người cầm đầu các lực lượng chống đối đã bị bắt”.
Những ngày tiếp theo 12,13, 14, lực lượng chính phủ vẫn tiếp tục các cuộc lùng bắt những người thuộc lực lượng chông đối.
Thực chất “cuộc tấn công tái chiếm Huế” của chính phủ là một cuộc hành quân cảnh sát hơn là một chiến dịch quân sự. Các đơn vị thiện chiến như Nhảy dù và Thủy quân lục chiến dồn dập đỗ vào Huế với hàng chục tiểu đoàn trong những ngày này chỉ là thủ đoạn chính trị nhằm hù dọa các lực lượng đấu tranh, và cũng để nói với nhà sư Trí Quang rằng là Mỹ sẽ thực hiện giải pháp chiến tranh đến cùng, không có Quốc hội Lập hiến, không có chế độ Dân chủ, chỉ có chiến thắng Cộng sản, và Phật giáo miền Trung thì cần phải bị tiêu diệt như một viên đá cản đường cần bị lăn xuống hố.
*Ngày 15.6.1966, qua đài phát thanh bí mật “Tiếng Nói Cứu Nguy Phật Giáo,” thượng tọa Thích Trí Quang kêu gọi đồng bào Phật tử cương quyết bảo vệ bàn thờ Phậtkiên trì đường lối đấu tranh bất bạo động. Đài phát thanh bí mật “Tiếng Nói Cứu Nguy Phật Giáo” được tạo tác nên từ một máy phát tuyến do các Phật tử làm việc tại Đài phát thanh Huế lấy cắp được. Đài phát liên tục 24/24. Mục đích là “Làm cho quần chúng biết Phật giáo muốn gì, và dùng áp lực của quần chúng để cản ngăn hành động đàn áp của Thiệu – Kỳ đã được Mỹ bật đèn xanh. Muốn vậy thì tiếng nói và nguyện vọng của  phe đấu tranh phải được hâm nóng va phổ biến rộng rãi” (Hoàng Nguyên Nhuận trả lời phỏng vấn do Quán Như thực hiên – giaodiemonline.com/2013/6).
Nhưng hành động đàn áp của Thiệu – Kỳ trong chủ trương và sách lược tiêu diệt Phật giáo đấu tranh của Mỹ đến thời điểm này không thể cản ngăn được.
*Ngày 16.6.1966, sau khi đã cơ bản thanh toán gần hết các ổ đề kháng của quân ly khai thuộc sư đoàn I, các cánh quân đáng sợ của chính phủ dưới sự điều động của đại tá Nguyễn Ngọc Loan và trung tá Phan Văn Khoa quay trở lại càn quét các biểu hiện tranh đấu bất bạo động của Phật giáo trên các mặt đường và trong các chùa.
Từng đơn vị khoảng một đại đội (100 người) gồm Thủy quân lục chiến, Nhảy dù, Cảnh sát dã chiến tua tủa súng ngắn súng dài, lưỡi lê tuốt trần, khiêng, dùi cui, ma trắc, lựu đạn hóa học, khắp người được che chắn bởi mũ đồng, mặt nạ, áo giáp, giày đinh được tổ chức thành những khối bạo lực trông như những bức tường sẵn sang phun lửa. Có khoảng mấy chục bức tường sẵn sàng phun lửa như thế từ các doanh trại, các trung tâm hành quân, trong đêm khuya, bất thần  tiến ra các trục đường chính – nơi có bàn thờ Phật và những tăng ni, phật tử già trẻ, lớn bé đang ngái ngủ mệt mỏi sau hơn mười ngày kiên trì bám mặt đường bảo vệ bàn thờkiên định các mục tiêu đấu tranh: Hòa bình, Dân chủ và quyển Tự quyết Dân tộc. Sau lưng các bức tường lửa ấy, còn có  những xe GMC chở đầy các đội viên Biệt chính, cán bộ Xây dựng Nông thôn, Cảnh sát và viên chức của từng địa phương trung thành với chính phủ. Tất cả đều được trang bị vũ khí và phương tiện phòng ngừa chất độc hóa học.
Khi Lực lượng chính phủ đến sát các địa điểm thi hành nhiệm vụ Những bức tường bạo động chuẩn bị tư thế sẵn sàng phun lửa. Những người ngồi trên xe GMC nhanh chóng nhảy xuống mặt đường. Nhiệm vụ của họ là khiêng những bàn thờ để giạt vào hai bên lề đường và trấn áp những người đấu tranh. Bất cứ ai ngoan cố phản kháng sẽ bị còng tay khiêng vất lên xe GMC. Những người giữ bàn thờ nhanh chóng nhận ra mình bị tấn công. Tiếng kêu cứu, tiếng gào thét đả đảo Mỹ – Thiệu – Kỳ, tiếng mõ, tiếng phèng la, tiếng gõ thùng thiếc, soong nồi và tiếng súng thị uy phá tan bầu không khí tĩnh mịch của đêm khuya. Đa phần các nhà hai bên đường phố Huế tức thì mở cửa, người trong nhà chạy ra tiếp trợ cho thân nhân đang phản ứng bất bạo động trong tuyệt vọng. Nhưng không thay đổi được tình thế. Lực lượng tấn công quá đông và quá hung tợn, tàn ác. Tiếng kêu cứu, tiếng gào thét, tiếng phèng la, tiếng mõ, tiếng gõ thùng thiếc và nồi niêu soong chảo và cả tiếng tụng kinh không át được tiếng súng. Những tăng ni, phật tử, trẻ con, người già chỉ được trang bị bởi tư tưởng bất bạo động đã bị xuống sức sau nhiều ngày đêm bảo vệ bàn thờ và mặt đường không đủ sức đương cự với những chiến binh trai trẻ được trang bị những phương tiện chiến tranh từ đầu xuống chân. Cuộc giằng co không cân sức nhanh chóng kết thúc. Hàng ngàn người bị còng tay vứt lên xe. Hàng mấy ngàn người khác bị đấm đá tả tơi phải giải tán.Trên đường phố lúc rạng đông chỉ còn lại rác rưởi và những người lính làm nhiệm vụ quân quản. Đại tá Nguyễn Ngọc Loan và trung tá Phan Văn Khoa đã hoàn thành xuất sắc các chỉ thị từ hai tướng Thiệu – Kỳ.(Theo lời kể của một sĩ quan thân cận của trung tá Phan Văn Khoa).
Những ngày tiếp theo 17, 18, 19, 20, cảnh sát tiếp tục lùng sục, truy bắt những người lính ly khai và những phần tử kiên định lập trường đấu tranh đang trốn tránh trong các chùa và nhà dân ở các xã vùng ven. Các loa phóng thanh của chính quyền kêu gọi những thủ lãnh tranh đấu đầu hàng và treo giải thưởng cho những ai chỉ điểm. Chủ tịch Lực lượng Tranh thủ Cách mạng Bửu Tôn bị bắt. Chuẩn tướng Phan Văn Nhuận ra trình diện. Trung tướng Nguyễn Chánh Thi bị mời ra khỏi Huế. Nhà sư Trí Quang tiếp tục tuyệt thực. Ngày 21, linh hồn của Phong trào Phật tử đấu tranh miền Trung cũng bị bắt đưa vào Sài Gòn.
Các thủ lãnh Giáo chức và Sinh viên Phật tử Tranh thủ Cách mạng thì:
       -- Hoàng Văn Giàu, Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Ngọc Giao, Tôn Thất Kỳ và nhiều thủ lãnh phật tử khác trốn thoát, ẩn núp trong dân chúng một thời gian, sau đó về Sài Gòn tá túc rồi làm việc trong Đại học Vạn Hạnh và Tổng vụ Thanh niên Phật giáo. (Hoàng Nguyên Nhuận – giaodiemonline.com/1013/6)
       -- Lê Tuyên ra trình diện
       -- Nguyễn Đắc Xuân được Mặt trận mời lên chiến khu.
Các thủ lãnh người của Mặt Trận đấu tranh dưới ngọn cờ Phật giáo :
       -- Bảo Cự bị bắt, sau thanh lọc, trở lại đại học tiếp tục đời sinh viên.
       -- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan được cán bộ hoạt động nội thành tổ chức đưa lên núi tiếp tục kháng chiến trong môi trường  mới.
Riêng Ngô Kha là một trường hợp đặc biệt: Ông không là phật tử, cũng không là người của Mặt Trận. Khi Phong trào Phật giáo 1966 nổ ra ông đang là bí thư của Tỉnh trưởng Quảng Nam (một Đại tá), một loại lính kiểng (do tướng Ngô Du gởi gắm), cư trú và làm việc tại Hội An. Như thường lệ, chiều thứ bảy ông về Huế thăm nhà. Một chiều thứ bảy đầu tháng 6, ông lên đèo Hải Vân gặp chiến đoàn Nguyễn Đại Thức. Ông tình nguyện tham gia chiến đoàn, phụ trách công tác “cổ vũ tinh thần” binh sĩ ly khai. Bản thân ông cũng muốn ly khai khỏi cơ cấu quyền lực quân phiệt Thiệu Kỳ và cuộc chiến tranh của Mỹ. Ông bị bắt cùng với các chiến hữu khi quân Dù và Thủy quân lục chiến của hai ông Thiệu – Kỳ chọc thủng vòng đai phòng thủ của chiến đoàn Nguyễn Đại Thức trên đèo Hải Vân tiến ra Huế. (Ông bị đưa đi giam ở quân lao Phú Quốc 6 tháng. Ra tù, trở về Huế,  nhờ thế lực của Tướng Ngô Du, ông được tiếp tục làm Thầy giáo ở Quốc học). Mấy năm sau, Ngô Kha trở thành ngọn cờ của Phong trào Học sinh, Sinh viên đấu tranh cho Hòa Bình và quyền Tự quyết Dân tộc từ cơ duyên đó.  
Người Mỹ, hai tướng Thiệu – Kỳ và những người Quốc gia của Mỹ thở phào nhẹ nhỏm. Biến động miền Trung kết thúc. Phong trào Phật giáo Dấn thân bước vào thời kỳ suy thoái.
Nhóm nghiên cứu Lịch sử Phong Trào Đô Thị Huế không tìm thấy tài liệu nào “thống kê chính xác số người chết và bị thương trong chiến dịch” kết thúc Biến Động Miền Trung, “nhưng số người bị bắt giam giữ chờ phân loại gồm khoảng 1000 quân nhân ly khai và 2000 người thuộc các thành phần dân sự”.
Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1966 và cuộc ly khai hụt của quân dân quân khu I, bắt nhốt nhà sư Thích Trí Quang và hàng ngàn phật tử, đồng sự của ông, truy lùng và vô hiệu hóa hàng ngàn người khác, một lần nữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy một bộ phận không nhỏ quần chúng về phía Mặt trận Giải phóng và làm tê liệt khả năng chiến đấu của một phần quân lực Việt Nam Cộng Hòa và sự hậu thuẫn của nhân dân (quân khu I). Cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã thất bại từ lúc chưa băt đầu. Tết mậu thân-1968, hàng chục ngàn cán bộ và chiến binh Cộng sản đột nhập thành phố Huế mà không có phản ứng nào từ phía sư đoàn I VNCH.
Biến Đông Miền Trung, hay Phong trào Đấu tranh Phật giáo miền Trung 1966 là đề tài đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Rất nhiều lời nguyền rủa chửi bới, nhiều lời là kết quả của tìm hiểu qua loa, một vài lời  là tâm sự được giải bày bởi người trong cuộc. Nhiều người trong cuộc khác thì buồn rầu chối từ khi được hỏi: Thôi quên đi. Tôi kết thúc mấy trang tiếp cận của mình bằng mấy vấn đề cần phải nêu để nhờ bạn đọc giúp tôi tiến gần hơn nửa sự thật lịch sử.
Sau khi Nguyễn Khánh bị loại bỏ, người Mỹ chọn hai tướng Thiệu, Kỳ cho cuộc chiến tranh chống Cộng nhất định thắng mà họ đã kiên định dấn thân vào từ sau khi loại bỏ Ngô Đình Diêm. Hội nghị Honolulu khẳng định sự chọn lựa ấy.
Trong tình thế đó, chống, hoặc ly khai với Thiệu – Kỳ cũng có nghĩa là chống, và ly khai với Mỹ.
Nguyễn Chánh Thi chống Thiệu – Kỳ là điều có thật. Nhưng Nguyễn Chánh Thi có chống và ly khai với Mỹ không? Đặt câu hỏi như thế này là hoài nghi tiến trình cuả tam đoạn luận trên.
Vấn đề cốt lõimục tiêu nào trong sự liên kết giữa Thích Trí Quang và Nguyễn Chánh Thi?
Câu hỏi sau cùng:  Cuộc ly khai do Thích Trí Quang và Nguyễn Chánh Thi phát động là mục tiêu quân sự và chính quyền ly khai, hay chỉ là thủ pháp chính trị trong đường lối đấu tranh vì mục tiêu dân chủ, hòa bình bất bạo đông?
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Chánh Thi gắn liền với Mỹ trong những biến cố to lớn của đời ông: Cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1960, cuộc lật đổ Dương Văn Minh tháng 1 năm 1964, hai cuộc chống đảo chánh tháng 8.1964 và tháng 2.1965, cuộc lật đổ Nguyễn Khánh tháng 2.1965. Sau khi cuộc xung đột Thi – Thiệu Kỳ xẩy ra, một mặt người Mỹ cung cấp phương tiện cho Thiệu Kỳ đánh Thi, một mặt tổ chức dàn xếp để Thi – Kỳ thương lượng nhằm giải quyết xung đột trong hòa giải. Đâu là sự thật trong những hành động hai mặt nay? Cuối cùng Thi bị Thiệu – Kỳ đánh bại, phải ra đi, Mỹ đã cưu mang ông. Những điều này chứng tỏ Mỹ muốn loại bỏ Thi nhưng chưa đến độ tuyệt tình như đối với Ngô Đình Diệm. Như thế, trong Biến Động Miền Trung, Thi chống Thiệu – Kỳ  là chính, nhưng chống trong sách lược của Phật giáo miền Trung: vừa đủ để làm áp lực với Mỹ, chưa đến mức độ ly khai. Bởi vì hơn ai hết Thi hiểu rằng vào thời điểm đó (1966), với vị trí địa lý miền Trung, ly khai với Thiệu – Kỳ là ly khai với Mỹ, mà ly khai với Mỹ thì chỉ có chết: Chết vì bị Mỹ giết. Chết vì hoàn toàn không có điều kiện và khả năng ly khai tự lập (cơm áo gạo tiền và súng đạn đều nằm trong tay Mỹ). Trong trường hợp đầu hàng Cộng sản thì hậu quả là một cái chết nhục nhã lâu dài. Thi biết và đã không làm như thế. Người Mỹ biết Thi không làm như thế nên cưu mang ông phần đời còn lại.
Như chúng ta đã biết, Thích Trí Quang và Mỹ có mối quan hệ cực kỳ phức tạp. Trong cuộc xung đột đưa đến chiến tranh giữa Mỹ và Cộng sản miền Bắc, Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung của ông muốn tìm hướng đi riêng. Không Cộng sản, cũng không Mỹ. Ông và Phật giáo chống độc tài Ngô Đình Diệm và tưởng có thể là đồng minh của Mỹ trong công cuộc ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản bằng chế độ dân chủ, bằng xã hội công bằng,  phát triển trong tự do, và đặc biệt bằng con đường hòa bình, hòa giải giữa hai ý thức hệ (Tự do – Cộng sản), giữa hai miền (Nam – Bắc), giữa hai thế giới (Tư bản – Cộng sản). Tháng Tám năm 1963, nhà sư Thích Trí Quang muốn có đủ thì giờ để nói cho người Mỹ hiểu những điều đó nên ông chọn tị nạn tại Tòa Đại sứ (Mỹ) sau khi trốn thoát khỏi trại giam của Ngô Đình Nhu ở Rạch Cát.
Cabot Lodge (và những người Mỹ có thẩm quyền khác) lịch sự, chịu khó nghe ông nói rất nhiều lần, nhưng không hiểu hoặc hiểu một cách lệch lạc, lờ mờ, thậm chí nếu có hiểu chính xác những điều ông nói cũng chẳng bao giờ là đồng minh của ông. Bởi con đường của Mỹ là chiến thắng Cộng sản bằng bạo lực quân sự, chứ không phải là chế độ dân chủ, là hòa bình, hòa giải của dân tộc Việt Nam.
Đai sứ Mỹ, Cabot Lodge, cố gắng thuyết phục Thích Trí QuangPhật giáo đi theo con đường chiến tranh của mình. Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung kiên trì kêu gọi Mỹ ủng hộ nhân dân Việt Nam xây dựng chế độ dân chủ trong quan hệ đồng minh chứ không trong quan hệ thống trị –  chư hầu.
Cuộc giằng co thuyết phục – kêu gọi lẫn nhau kéo dài từ cuối hè 1963 đến cuối xuân 1966. Người Mỹ tiếp tục đi tìm người hùng cho giải pháp chiến tranh. Phật giáo kiên trì đấu tranh dân chủ và quyền dân tộc tự quyết theo con đường hòa bình và phương pháp bất bạo động. Xem ra hai con đường không thể nhập làm một trong cuộc đương đầu với Cộng sản miền Bắc và Mặt trận Giải phóng miền Nam
Cũng như Cộng sản miền Bắc; Mỹ, cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam và quốc tế khẳng định chỉ có một con đường, nhưng ngược chiều: chiến tranh.
Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung lý luận rằng trong thế giới vô thường, đã có 1, ắt có 2, có 3. Vào thời điểm này, trên thế giới này, trong đất nước này, Phật giáocon đường thứ ba đó. Con đường thứ ba có sứ mệnh hóa giải sự ngược chiều sinh tử, hủy diệt dân tộc và nhân loại của hai con đường kia.
Cuộc đấu tranh của Phật giáo từ chống độc tài Ngô Đình Diệm qua độc tài Nguyễn Khánh, độc tài Trần Văn Hương đến độc tài Kỳ –  Thiệu – Mỹ là cả một cuộc hành trình. Đó là cuộc hành trình đầy khổ nạn giữa rất nhiều lằn đạn.
Trong cuộc đương đầu với chế độ Ngô Đình Diệm, Phật giáo miền Trung nhanh chóng nhận được sự đồng tình hiệp lực của tất cả phật tửnhân dân miền Nam (Quân đôi, Trí thức, Sinh viên, Học sinh, Đại Việt, Quốc Dân đảng, Cao Đài, Hòa Hảo, ngoại trừ cộng đồng Thiên Chúa giáo). Phải mất một thời gian khá lâu sau khi Diệm đổ, nhà sư Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung mới nhận ra rằng tuy đồng hành, nhưng người Mỹ không là đồng minh trong các mục tiêu tự dobình đẳng tôn giáo. Và nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Mỹ loại trừ chế độ gia đình trị là bởi Ngô Đình Nhu dám đem chuyện hiệp thương với miền Bắc làm chantage với Mỹ.( theo Hoàng Linh Đỗ Mậu, sđd).
Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân chủ sau Diệm, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống Thiệu – Kỳ lần này, Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung gần như đơn độc: Phật giáo miền Nam (của Mai Thọ Truyền) đứng ngoài. Phật giáo miền Bắc  di cư (của Thích Tâm Châu) ngả về phía Thiệu Kỳ. Cao Đài, Hòa Hảo dửng dưng. Phật giáo Quốc tế can ngăn, phủ nhận. Lực lương Công giáo đấu tranh, báo chí Mỹ và các thế lực Công giáo quốc tế chống phá quyết liệt. Các tướng trẻ trong quân đội, đảng phái, một bộ phận trí thức và sinh viên ủng hộ chính phủ. Và người Mỹ từng bước hiện nguyên hình là cha nuôi, là ông chủ của Thiệu Kỳ trong cuộc chiến tranh chống Cộng và cuộc đánh phá viên đá cản đường Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung. Về phía Cộng sản vừa là kẻ đồng hành nguy hiểm, vừa là đối thủ “ý thức hệ” tiềm ẩn của Thích Trí QuangPhật tử tầng lớp trên.
Trước tình hình đó, Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung có một người đồng hành, từng bước trở thành đồng minh, đồng đạo là Nguyễn Chánh Thi và những quân – dân – cán – chính  miền Trung ủng hộ ông chống lại Thiệu – Kỳ.
Nguyễn Chánh Thi là tín đồ Phật giáo, người Huế, chống độc tài Ngô Đình Diệm trong ý thức và khát vọng tự do dân chủ. Ông rất gần nhà sư Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung trong những điểm này.
Nguyễn Chánh Thi vốn là một người lính, một tướng quân, sự nghiệpsinh mệnh của ông trong một thời gian dài gắn liền với hai cuộc chiến tranh không chính đáng của Pháp và Mỹ. Ông cách xa Thích Trí QuangPhật giáo trong những điểm này.
Nhưng, Nguyễn Chánh Thi còn là người Việt Nam, là Phật tử, trong sâu thẳm ông cũng có chút ít lòng từ bi, khát vọng hòa bình và nhu cầu nối kết dân tộc.
Cái cơ duyên để Thích Trí Quang và Nguyễn Chánh Thi cộng nghiệp là trong quãng thời gian hai năm, Nguyễn Chánh Thi trở về miền Trung –  Huế với chức vụ cầm đầu quân đội và chính quyền. Một nhà tu khát khao con đường dân chủ, hòa binh, hòa giải dân tộc, và một tướng quân mệt mỏi, giằng xé, bất mãn  trong cuộc chiến tranh khủng khiếp của Mỹ gặp nhau. Họ thu hẹp các khoảng cách, để rồi xích lại gần hơn trên con đưòng thứ Ba của Phật giáo. Cuộc ký kết Honolulu giữa Thần chiến tranh Mỹ và Thiệu – Kỳ quân phiệt –  tham nhũng chỉ là nguyên nhân gần.
Xét về tất cả các khía cạnh, không thể kết hợp ly khai và con đường thứ Ba được. Bởi đó là hai con đường, hai giải pháp mâu thuẫn, ngược chiều.
Ly khai là tranh chấp quyền lựcbạo động, là con đường chết trong tương quan lực lượng và vị trí địa lý miền Trung vào thời điểm đó như đã nhận định ở trên.
Con đường thứ Ba là con đường đấu tranh dân chủ, là bất bạo đông, là hòa bình, là con đường sống trong những xã hội đa nguyêndân chủ.
Một khi con đường thứ ba kết hợp với “ky khai” là con đường thứ ba đi vào chỗ chết. Người Mỹ chờ cơ hội này để đánh Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung một lần cho dứt điểm.
Vậy thì có một chủ trương, một kế hoạch ly khai thật hay chỉ là những động thái, những tuyên ngôn, những lời hô hào cốt để làm áp lực với Mỹ?
Như mọi người đều thấy: Có tuyên bố ly khai từ biệt khu Quảng Đà của Đại tá Đàm Quang Yêu, từ Tòa Thị chính Đà Nẳng của Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn. Có sự chuyển quân bằng phương tiện Mỹ của Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Có sự dàn quân, có đánh nhau làm mấy trăm ngươi chết và bị thương trong những ngày sôi động tháng Năm tại Đà Nẵng. Có tổ chức quân nhân ly khai của sư đoàn I tham gia Lực lượng Tranh thủ Cách mạng.Có Lực lượng Sinh viên Quyết tử. Có vụ tấn công Tướng Huỳnh văn Cao tại phi trường Tây Lộc. Có chiến đoàn Nguyễn Đại Thức. Có các vụ đốt phá phòng Thông tin Hoa Kỳ và tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Những sự kiện bạo động này chưa đủ để kết luận Biến Động Miền Trung là một cuộc ly khai đúng nghĩa. Bởi một cuộc ly khai đúng nghĩa bao giờ cũng có hai điều kiện quân sự và kinh tế làm xương sống cho chính quyền ly khai. Phải có một hậu phương lớn với khả năng chính trị và tiềm lực kinh tế dồi dào, một chiến khu kiên cốhiểm trở để tính kế lâu dài. Tại miền Trung - Huế vào thời điểm đó biển trời, rừng núi, nông thôn đều do các bên lâm chiến ( Mỹ, Thiệu Kỳ và Cộng sản) chiếm đóng. Lực lượng thứ ba lấy gì để ly khai? Trong lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XVI có cuộc ly khai của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng và cuộc  ly khai của họ Mạc ở Cao Bằng đối với triều đình Lê Trịnh. Miền Trung Huế, vào thời điểm 1966 đối với trung tâm quyền lực Mỹ – Thiệu – Kỳ ở Sài Gòn, hoàn toàn không giống như Thuận Quảng, Cao Bằng đối với chúa Trịnh vua Lê ở Tây đô và Thăng Long vào thế kỷ XVI – XVII. Tại Huế, trong mấy tháng xuân hè năm 1966, nhà sư Thích Trí Quang vẫn tiếp tục đấu tranh bất bạo động với những tăng ni, phật tử của mình; Nguyễn Chánh Thi không kêu gọi sự trợ giúp của cường quốc thứ ba, không điều binh khiển tướng trên chiến tuyến, cũng không đi lập chiến khu. Ông chỉ tuyên bố thế này thế nọ trước báo chí. Ông còn đi gặp tướng Kỳ theo sự dàn xếp của Mỹ. Ông chỉ đôi lần xuất hiện trước quần chúng mít tin, biểu tình để bày tỏ lập trường “đứng về phía nhân dân.”
Nguyện vọng to lớn nhất, sâu thẳm nhất của nhân dân hai miền Nam Bắc vào thời điểm đó là Hòa bình, quyền Tự quyết Dân tộc và sự thống nhất đất nước.
Cuộc “ly khai” trong Biến Động Miền Trung đích thật  là cuộc ly khai giả, là một thủ pháp chính trị. Mục đích thực sự của “ly khai” là làm áp lực để Mỹ ủng hộ nhân dân Việt Nam, từ bỏ Thiệu – Kỳ và con đường chiến tranh mà nhà sư Thích Trí QuangPhật giáo miền Trung nhận định rằng đó là con đường xấu xa nhất, tàn ác nhất, người Mỹ nhất định thua nếu không từ bỏ.
Ba mục tiêu chính của phong trào Phật giáo miền Trung 1966 là chế độ dân chủ, quyền tự quyết dân tộc và hòa bình. Cả ba mục tiêu này đều trực diện đâu tranh với Mỹ. Mà trực diện đấu tranh với Mỹ trong tình thế miền Nam năm 1966 thì thua là tất nhiên. Có điều thua như thế nào là vấn đề cần thảo luận.
Trở lại cuộc đấu tranh chống Hiến chương Vũng Tàu và độc tài quân phiệt Nguyễn Khánh cuối năm 1964: Cái làm mất danh dự (từ và ý của hòa thượng Thích Tịnh Khiết và thượng tọa Thích Trí Quang) của Phật giáo biểu hiện qua việc thành lập và đẩy mạnh các hoạt động của Hội đồng Nhân dân Cứu quốc, đặc biệt Hội đồng Nhân dân Cứu quốc ở các tỉnh phía nam của miền Trung, nơi mà khuynh hướng “Đỏ”trong các Hội đồng địa phương mạnh hơn khuynh hướng Phật. Hội đồng Nhân dân Cứu quốc là một thứ chính quyền. Trong tình thế lúc bấy giờ chính quyền là bạo động. Mà bạo độngmâu thuẫn, là đi ngược lại đường lối chủ trương bất bạo động của Phật giáo. Các vị lãnh đạo cao nhất của Phật giáo miền Trung lúc bấy giờ đã kịp thời nhận ra sai lầm đó nên thay vì ra lệnh tổ chức kỷ niệm một năm ngày chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ –  Cách mạng thành công; hòa thượng Thích Tịnh Khiết và thượng tọa Thích Trí Quang đã nhân danh Giáo hội Phật giáo gởi Thông điệp và Thông cáo nhắc nhở Phật giáo đồ: “Vì danh dự của Phật giáo mà noi gương tinh thần Thích Quảng Đức, kiên trì đường lối đấu tranh bất bạo động”. Từ 1.11.1964 đến 13.3.1966 (ngày thành lập Lực lượng Tranh thủ Cách mạng) là gần tròn 14 tháng rưỡi, các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung đã quên bài học Hội đồng Nhân dân Cứu quốc, đã vội vã liên kết với Nguyễn Chánh Thi làm cuộc ly khai giả. Cuộc đấu tranh bất bạo động thật của nhà sư Thích Trí Quang song hành cùng cuộc ly khai giả của Tướng quân Nguyễn Chánh Thi đã tạo cơ hội vàng cho Mỹ – Thiệu – Kỳ điều động binh mã tiến hành cuộc đàn áp như chúng ta đã thấy.
Giả định rằng các ông Nguyễn Chánh Thi, Phan Xuân Nhuận, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Mẫn, Đàm Quang Yêu, và các sĩ quan, binh sĩ, công chức quân khu I nhớ bài học Vũ Văn Mẫu (tháng 8. 1963 phản đối kế  hoạch nước lũ của Ngô Đình Nhu) đồng loạt cạo đầu đứng vào hàng ngũ đấu tranh bất bạo động của ngài Thích Trí Quang thì chẳng biết thế sự sẽ ngã ngũ như thế nào. Cho dù có thua cũng là một cái thua ngoạn mục, một cái thua vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên giả định vẫn là giả định, là ý kiến nhanh nhạy của kẻ  ngoài cuộc, của người đời sau.
Tôi là kẻ ngoài cuộc. Nhận định sau đây được viết ra năm 2015, cứ xem là của người đời sau: Song song với những diễn biến quân sự và chính trị trên cả hai miền Nam Bắc, cuộc dấn thân của Phật giáo miền Trung năm 1966 đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của chính giới Hoa Kỳ, và làm tăng trưởng phong trào hòa bình (phản chiến) tại Mỹ và trên thế giới.
Lấy mốc điểm từ Hội nghị Honolulu để suy luận: Hội nghị Honolulu kết thúc ngày 8 tháng 2 năm 1966. Phó tổng thống Humphreys cùng phái đoàn Thiệu – Kỳ đến Sài Gòn tiếp tục đàm phán về cách thức áp dụng chính sách chung Mỹ – Việt (Đoàn Thêm – VTN 1966 tr 51). Trong thời gian lưu trú làm việc với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cả thời gian gần sau khi về Mỹ, người thay mặt tổng thống Johnson đã quan tâm đặc biệt đến tình hình miền Nam, cái tình hình làm thay đổi nhận thức của ông. Ngày 28.3.1966 (48 ngày sau khi Hội nghị Honolulu kết thúc), phó Tổng thống Humphreys đã tuyên bố với phóng viên Newsweek như sau:
“Chỉ có trời mới lật ngược được thế cờ ở Việt Nam, là một xứ có quá nhiều rắc rối. Mỹ sẵn sàng xét lại đường lối. Sẵn sàng thừa nhận Việt Nam không liên kết. Và Mỹ có thể chấp nhận cuộc tuyển cử tự do dân chủ dù Cộng sản thắng trong cuộc tuyển cử đó” (Đoàn Thêm – VTN 1966, tr 52).
Rõ ràng cuộc đấu tranh xuân hè 1966 của Phật giáo miền Trung đã được phản ảnh đầy đủ trong những nhận định của phó tổng thống Hoa Kỳ Humphreys, và chắc chắn cuộc đấu tranh đó đã gây chú ý đặc biệt cho giới trí thứcphong trào phản chiến Mỹ. Bằng chứng là ngày 2.5.1966, theo lời mời của Đại học Cornell ở Ithaca, New York, “Đại đức Thích Nhất Hạnh do tổ chức Hòa Bình Mỹ mời sang Hoa Kỳ, tuyên bố chủ trương 5 điểm của Phật giáo: Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức, quân đội Mỹ rút lui, ngưng oanh tạc Bắc Việt, Mỹ phải giúp lập chánh thể dân chủ va tái thiết miền Nam không điều kiện” (ĐT,VTN,1966).
Ông Đoàn Thêm là một viên chức cao cấp đã từng làm việc trong văn phòng phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến năm 1966, ông lấy những thông tin chính thức của Việt Nam Cộng Hòa để ghi chép Việc Từng Ngày. Do vậy Việc Từng Ngày có chuyện “Đại đức Thích Nhất Hạnh được mời sang Hoa Kỳ…”, mà không có chuyện nhà sư Thích Nhất Hạnh bị Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu cấm về lại Việt Nam. Sau lời tuyên bố Hòa Bình 5 điểm của Phật giáo, nhà sư Thích Nhất Hạnh phải lưu vong trong cõi ta bà, nhưng không ngừng đấu tranh cho Hòa bình, Hòa giải, Hòa hợp dân tộc và nhân loại theo lập trường của Lực lượng thứ Ba và tinh hoa của Đạo Bụt. Cuộc đấu tranh của ông nằm ngoài quỹ đạo của phong trào Hòa Bình do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Ông trở thành vật trở ngại đáng ghét, là “tên Việt gian đáng nguyền rủa” của các Hội Việt Kiều yêu nước bên Mỹ và châu Âu từ đó, và mãi cho đến nhiều năm sau khi cuộc chiến tranh chống Cộng của Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ –  Ngụy của Cộng Sản kết thúc. Người Việt Nam Quốc gia (giới quân phiêt và Công giáo cực đoan) cũng nguyền rủa Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang... và Phật giáo miền Trung, vì cho họ là những tên ngụy hòa, tay sai Cộng Sản, thậm chí còn là Cộng Sản nằm vùng, hay công cụ của CIA.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.