Nguyên nhân hiểm họa suy đồi của Phật Giáo Việt Nam

10/07/20201:00 SA(Xem: 5505)
Nguyên nhân hiểm họa suy đồi của Phật Giáo Việt Nam
NGUYÊN NHÂN HIỂM HỌA SUY ĐỒI
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thích Trí Như
 

logo-phat-giao 2Toàn bộ kinh điển đức Phật dạy chúng ta tu hành chủ yếu là dứt trừ vọng niệm để trở về chân tâm thanh tịnh Ở đó mọi sự rổng rang không còn ý niêm tranh chấp. Đó là con đường tuyệt đối nhất để hội nhập Niết Bàn chấm dứt sự đau khổ.

Đối với thành phần muốn tu tập rốt ráo để thành tựu Phật quả là những người đã tự nguyện đi theo con đường của đức Phật từ bỏ gia đình, trụ nơi am cốc vắng vẻ tu hành. Riêng những bậc tu sĩ với tâm Bồ tátuy đức lớn đã đứng ra xây dựng Chùa chiền to lớn với muc đích hoàng pháp lợi sanh phổ độ chúng sanh. Đáng lẻ đúng như vậy thì thế giới rất mau hòa bình, nhân sinh an lạc. Vì Phật giáo ngày nay rất có ưu thế trên thế giới nhất là ngài Đạt la Lạt Ma vị lảnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã mang lại niềm tin cho cộng đồng nhân loại trên thế giới thấy được Đức Phật Vị giáo chủ đầy uy đứcgiáo pháp của ngài đã mang lại hạnh phúc cho nhân loại rất nhiều.

Tuy nhiên thực tế ngày nay nhìn chung trong cộng đồng Phật giáo VN đã có sự chia rẻ trầm trọng và một vài tranh chấp tưởng không hàn gắn được. Nếu bình tâm nhận xét thì chung quy do chư tăng ngày nay hoàn toàn không áp dụng lời dạy rất thiết tha của Phật trong kinh di giáo. Đó là nguyên nhân đưa đến một vài mâu thuẩn lớn khiến cho những tín đồ chân thật họ ngao ngán và không còn muốn hộ trì Phật pháp nữa. Những tín đồ non kém thì  a dua theo những thành phần kém phẩm hạnh phân rẻ tín đồ xu hướng bè phái làm mất đi tinh thần của Phật giáo vốn mang nhiều yếu tố hòa họp để đạt hạnh phúc.

Nói đúng ra khi một người xuất gia muốn tu hành thanh tịnh chứng đác đạo quả chỉ cần nguyên cứu và học thuộc lòng bộ kinh Di Giáo của đức Phật thuyết lúc ngài sắp nhập Niết Bàn tại rừng SaLa song Thọ năm xưa. Toàn bộ nội dung bộ kinh nay Ngài đã nói hết tất cả những gì ngài đã kinh nghiệm qua con đường tu tập chứng đắc và quá trình hoàn hóa lợi sanh. Đây là một đúc kết đẹp đẻ hơn cả ba tạng kinh điển mà chư tổ đã dày công sưu tập. Đức Phật ngài dạy những gì trong kinh Di Giáo?

Chúng ta hãy lắng nghe “Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát tâm thức các con. Hãy gọt bỏ mọi ham muốn và giữ thân xác cho ngay thẳng tâm thúc tinh khiếtngôn từ chân thật. Nếu các con biết cuộc sống các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau. Nếu các con nhận ra được tâm thức là các con đang có xu hướng bám víu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gọt bỏ ngay sự ham muốnchận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ chính tâm thức các con. Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẩn ta có thể trở thành quỷ sứ nhưng khi giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế phải kiểm soát tâm thức không cho lạc ra ngoài chánh đạo.” 


Đoạn kinh này đức Phật nhấn mạnh sự xây dựng tâm thức con người. Tâm thức có nghỉa sự suy nghỉ và phân biệt. Nó là nguồn gốc của những dục vọng say đắm. Ngày nay Chư Tăng ra làm đạo đều mục đích xây dựng cơ sở vật chất to lớn và thu nạp tín đồ cho đông đảo. Chỉ có một số ít những vị tăng thật tâm dạy dỗ tín đồ tu tập và làm lợi ích cho mọi người. Phần đông thì chỉ mục đích lợi dưỡng hay một tham vọng gì đó. Khi tâm thức của mình hướng về sự giải thoát thi tự nhiên mình yêu quý những người bạn đồng tuhết sức đoàn kết nhau để tạo sức mạnh giáo hóa đến tín đồ. (Dĩ nhiênthành phần  minh không thể giáo hóa được) Nhưng chân thật hành đạo sẽ giúp cho mọi người hiểu được lẻ thật của cuộc đời qua những bài giảng chân thành  Mình nên dạy tín đồ những gì mà mình đã làm được. Ví dụ như lòng khiêm tốn, biết đủ, hòa hợp v.v.. Họ đã sai lầm vì đã tự tạo thanh thế hay gây cấn nhau vv. . Chư tăng đã làm được điều này không? Hoàn toàn không . Có những vị Tăng đã có một đạo tràng rồi. Họ không lo độ tín đồ ở đó Họ còn tìm tới nhưng nơi khác có đông đảo quần chúng rồi bày vẻ lập đạo tràng. Mượn nhà của tín đồ mang tượng Phật về an vị rồi cho đó là cái Chùa trong khi xung quanh địa phương đó đã có vài chùa viện mà tín đồ ngồi không hết chỗ. Vậy thì hành động lập thêm đạo tràng nơi địa phương khác để lôi cuốn tín đồ về nơi đạo tràng của mình Có phải là hành vi phổ độ chúng sanh hay là nạn tranh chấp dành dựt tín đồ của hạng thầy tăng kém phẩm hạnh?. Phải chi họ chưa từng lập chùa và vì nhu cầu tại một địa phương nào đó cần đạo tràng tu tập thì việc lập Chùa còn có ý nghĩa. Hành động trên đay đúng là chỉ gây thanh thế cho mình một thứ tham vọng rẻ tiên của hạng người bất lương. Họ vô tình chia rẻ tín đồ và phân hóa làm lủng đoạn Phật giáo. Lời Phật dạy” Hãy gạt bỏ sự ham muốn” họ đã coi thường.



Phật dạy tiếp” để có thể giữ đúng lời dạy của ta các con hãy kính trọng lẫn nhau, đừng tranh cải vả đừng bắt chước như nước và dầu xô đảy lẩn nhau mà hãy bắt chước nước với sửa hòa hợp với nhau. Hãy cùng nhau nguyên cứu với nhau cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau đạo lý giải thoát Không nên phí phạm tâm thứcthời gian  tranh đấu, cải vả và lười biếng . Hãy hân hoan đón nhận hương thơm của giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên đường ngay thật. Con quỷ của dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức của các con.  Nếu có con rắn độc trong phòng con sẽ không ngủ yên nếu chưa đuổi nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối day ràng buột của thèm khát thế tục và dứt bỏ nhũng dây đó như các con đã đuổi con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ cẩn thận tâm thức các con”

Xuyên qua lời dạy này rồi nhìn lại hàng ngủ chư Tăng, ta thấy một số lớn chư tăng ngày nay vẫn còn tranh cải và không hòa hợp được vì ý thức giũa những người tu hành. Người này cho người kia là cộng sản và ngược lại, rồi mất thì giờ tranh chấp nhau.  Thật ra cộng sản cũng chỉ là một chủ nghĩa như  bao nhiêu chủ nghĩa khác. Nó là con đẻ của sự vô minh phát sinh từ những biến cố của xã hội loài người trên con đường tiến hóa. Nó không phải là mục tiêu để những người tu hành vướng mắc. Khi đi tu xuất gia thi ta đã thề nguyền những gì.? Có phải là thề nguyện xuất ra ba cái nhà. 1/ Nhà ái dục 2/ Nhà phiền não 3/ Nhà Tam giới.  Cớ tại sao ta lại còn mất thì giờ tranh cải nhau vì vấn đè ý thức hệ? Chủ nghĩa nào cũng có lý do tồn tại của nó. Khi nó hết ứng dụng được thì tự nhiên tan rả. Lich sử củả nhân loại là cả một quá trình thay đổi và lập lai . Nó theo chu kỳ nghiệp lực của chúng sinh. Con người có quyền tranh đấu khi chưa hiểu bản chất của sự vật là vô thường. Chúng sanh ngoài đời có thể tranh đấu để chống lại những bất công của xã hội Nhưng người tu sĩ chỉ nên tranh đáu để chống lại sự mâu thuẩn trong nội tâm. Những người tu sĩ Phật giáo vô lẻ không hiểu đạo lý căn bản này.?

Thêm nũa ngoài tranh chấp ý thức hệ, còn tranh chấp giáo hội. Các Chùa còn chia rẻ nhau từ trong nội bộ của mình vì những mâu thuẩn cá nhân không giải tỏa được. Từ hàng ngủ chư tăng ra đến tập thể tín đồ đâu đâu cũng gặp đày nhũng tranh chấp tố khổ lẫn nhau. Nguyên do là người lảnh đạo tinh thần nơi đó không có đủ sức hướng dẩn tâm linh, chỉ chú trọng ở mặt ngoài có chùa viện to lớn mà không đặt vấn đề tự giáo hóa tâm linh cho chính mình. Nhiều chùa tổ chức tu học nhưng thực chất không độ được ai vì bản thân người lảnh đạo tinh thần không có đạo lực. Có nhiều người tu hành còn tán tận lương tâm bày vẻ đủ cách để moi tiền tín đồ kể cả lường gạt tín đồ đóng góp một cách trơ trẻn v.v. Những người tu hành xuất gia hãy ý thức tiền đồ của Phật pháp Vì sự đau khổ của chúng sanh chúng ta nên nổ lực tu hành cho đến khi có đạo lực vững chắc mới nên ra lập đạo tràng phổ độ chúng sanh. Còn kỳ dư nên khép mình nơi am thất nhỏ tu hành. Nếu nhấm đủ lực lượng có thể mở đạo tràng to lớn để độ chúng sanh thì nên chân thật độ họ

Đừng nên cầu lụy nơi sự cúng dường quá nhiều làm hen ố của đạo và đánh mất thiện tâm nơi người học đạo. Người tu hành xuất gia cũng không nên thân cận với đàn việt bằng cách trú ngụ nơi nhà của họ mà phan duyên, trong khi chùa viện Phật giáo đầy rẩy khắp nơi. Người tu sĩ xuất gia cũng không nên đăt nặng vấn đề cứu tế từ thiện quá nhiều vì nhiệm vụ của một tu sĩ là cầu giải thoát chứ không phải cầu phước báo nhân thiên. Hãy cố vấn từ thiện hơn là đích thân làm nó. Người tu sĩ hãy tập bố thí cách mà Phật đã dạy trong kinh Kim Cang là nên bố thí Tham Sân Si.

Tóm lại chúng ta nên chân thật lảnh hội lời dạy của Phật trong kinh Di Giáo là những lời dạy thống thiết nhất của đức Phật trước khi ngài sắp thị hiện rời khỏi thế giới này “ Các con hãy nhìn vào vật thể chung quanh, xem có vật thể nào trường tồn hay không? Có vật thể nào không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gãy nát tan rả và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhìn thấy đau khổ khắp mọi nơi. Hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta tich diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được đau khổ”.

Thich Trí Như | Trụ Trì Chùa Linh Sơn, Anh Quốc
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.