Bilingual. 66. Conference With the President. Rusk: Unless Diem acts promptly, there will be a drastic effect in the U.S involving both reduction in economic and military assistance and strong pressure to withdraw U.S political support of Vietnam.

13/11/20233:11 SA(Xem: 1049)
Bilingual. 66. Conference With the President. Rusk: Unless Diem acts promptly, there will be a drastic effect in the U.S involving both reduction in economic and military assistance and strong pressure to withdraw U.S political support of Vietnam.

blank
Bilingual. 66. Conference With the President. Rusk: Unless Diem acts promptly, there will be a drastic effect in the U.S involving both reduction in economic and military assistance and strong pressure to withdraw U.S political support of Vietnam. There followed a discussion of a statement appearing in the press allegedly quoting General Harkins as saying that recent events had reduced by 50% the Vietnamese military effort (It later developed that the reporter had misrepresented General Harkins’ view). The Attorney General asked whether we could win the war with Nhu and Diem. Secretary Rusk replied that the answer was no, if the Nhus remained in power and continued along the same lines they have been following. General Taylor said we could get the grass roots military view and suggested that General Krulak go to Vietnam, returning the first of the week, to report on the views of the Vietnamese officers. Secretary Rusk described our present position as being stage one. There may be no stage two if we decide to pull out.// Họp với Tổng Thống Kennedy. Rusk: Nếu Diệm không hành động kịp thời, phía nội bộ Hoa Kỳ sẽ bị áp lực mạnh mẽ đòi cắt giảm cả viện trợ kinh tế và quân sự cũng như áp lực mạnh mẽ để rút lại sự hỗ trợ chính trị của Mỹ dành cho VN. Tiếp theo đó là thảo luận về một tuyên bố xuất hiện trên báo chí được cho là trích lời Tướng Harkins nói rằng những sự kiện gần đây đã làm giảm 50% nỗ lực quân sự của Việt Nam (Sau này người ta thấy rằng phóng viên đã trình bày sai nhận định của Tướng Harkins). Bộ trưởng Tư pháp hỏi liệu chúng ta có thể thắng cuộc chiến trong khi Nhu và Diệm vẫn nắm quyền hay không. Bộ trưởng Rusk đáp rằng câu trả lời là không, nếu ông bà Nhu vẫn nắm quyền và tiếp tục đi theo kiểu mà họ đã đi. Tướng Taylor nói chúng ta có thể lấy được quan điểm từ các chỉ huy quân sự cấp cơ sở và đề nghị tướng Krulak đi Việt Nam, đầu tuần về Việt Nam để báo cáo quan điểm của các sĩ quan Việt Nam. Bộ trưởng Rusk mô tả tình hình hiện tại của chúng ta đang ở giai đoạn một. Có thể sẽ không có giai đoạn hai nếu chúng ta quyết định rút khỏi VN.

 

us president logo 366. Memorandum of Conference With the President1

 

Washington , September 6, 1963—10:30 a.m.

SUBJECT

Vietnam

OTHERS PRESENT

Secretary Rusk, Secretary McNamara, Attorney General, Director Murrow, General Taylor, General Krulak, Deputy Secretary Gilpactric, Ambassador Nolting, Assistant Secretary Hilsman, Mr. Helms, Mr. Colby, Mr. Bundy, Mr. Bromley Smith

The meeting began without the President.

Secretary Rusk said that if the situation continues to deteriorate in Vietnam, if our relations with Diem continue to deteriorate, and if U.S. domestic opinion becomes strongly anti-Diem, we will be faced with no alternative short of a massive U.S. military effort. We should direct Ambassador Lodge to tell Diem:

1. That we can foresee a condemnatory resolution in the UN within the next ten days. We will not be in the position to keep this anti-Diem resolution from being passed. Madame Nhu’s appearance at the UN would be disastrous.

2. Unless Diem acts promptly, there will be a drastic effect in the U.S involving both reduction in economic and military assistance and strong pressure to withdraw U.S political support of Vietnam. He noted that we have not yet used the Lodge/Diem channel. Our urgent task is to gather all the evidence we can on the situation in Vietnam and the effect of recent events on the military effort against the Viet Cong.

Secretary McNamara suggested that we direct General Harkins to see Defense Minister Thuan and get his current views. He may no longer be saying, as he was last week, that Nhu has to go. We also need a military evaluation of what is happening in Vietnam.

Ambassador Nolting suggested that we ask Ambassador Lodge to see Vice President Tho who will have an excellent feel for what effect the recent events have had on the Vietnamese military effort.

There followed a discussion of a statement appearing in the press allegedly quoting General Harkins as saying that recent events had reduced by 50% the Vietnamese military effort.2 General Krulak said General Harkins had consistently reported that the military effort had been affected but not seriously. An effort was being made to find out whether General Harkins had been misquoted. (It later developed that the reporter had misrepresented General Harkins’ view which continued to be that the effect on the anti-Viet Cong operations had been limited.)

The Attorney General asked whether we could win the war with Nhu and Diem. Secretary Rusk replied that the answer was no, if the Nhus remained in power and continued along the same lines they have been following. However, the Nhus may change their line.

The Attorney General asked whether the Nhus would change now. He cited press stories saying that we can live with Diem and Nhu. Such stories are certainly read by Diem. The effect is to greatly reduce our bargaining power with Diem. We have to be tough. Ambassador Lodge has to do more than say our President is unhappy. We have to tell Diem that he must do the things we demand or we will have to cut down our effort as forced by the U.S. public.

Mr. Hilsman said he had already sent a cable asking Embassy Saigon how we could cut U.S. programs without hurting the war effort.3

The Attorney General asked if we have concluded that we are going to lose with Diem, why do we not grasp the nettle now.

Secretary Rusk pointed out that Diem would not be relying on press reports for information as to U.S. views. Our actions should be taken in two or three bites. It is very serious to threaten to pull out of Vietnam. If the Viet Cong takes over in Vietnam we are in real trouble. Ambassador Lodge could discount press stories by talking about what has to be done to meet our demands, including the exile of Madame Nhu. On the basis of Ambassador Lodge’s talk with Diem, we could then decide on our next move. At that time we might decide to issue an ultimatum.

Mr. Bundy agreed that this was not the moment of decision. When we say we can’t win with Diem we are talking of a longer time period. He personally doubted that General Harkins had said that the war effort had fallen off by 50%. He thought we should find out what was on Thuan’s mind.

He recalled that Thuan’s view that something must be done immediately if the war was to be won had triggered our action of last week end. He thought we should find out whether Thuan’s view had changed during the past few days and in the light of the collapse of coup planning.

General Taylor recalled that three weeks ago we still believed that we could win the war with Diem. The Joint Chiefs of Staff shared that view. He asked whether recent events had changed our judgment.

The Attorney General again asked what we should do if we have concluded that we can’t win with Diem. Secretary McNamara replied that we can’t answer that question because we have insufficient information in Washington.

Secretary Rusk agreed that a reassessment was required. He then read a cable from Ambassador Lodge reporting most recent developments (attached).4

Secretary McNamara said we were not asking a showdown with Diem now but a discussion of the current situation.

The Attorney General asked whether we could get the views promptly of U.S. officers working with Vietnamese military units. Secretary McNamara said we could ask General Harkins to do this today. General Taylor said we could get the grass roots military view and suggested that General Krulak go to Vietnam, returning the first of the week, to report on the views of the Vietnamese officers.

Secretary Rusk commented on a report by Marguerite Higgins who had visited the Vietnamese countryside. He thought that Saigon may be such a snake pit that the views of those in Saigon may not be representative. He felt a strong need to try and find out the realities of the situation.

Mr. Murrow said he could ask his station chief to find out the views of the 23 Vietnamese on the USIA payroll.

Secretary Rusk said that his son had received a personal letter from a junior Foreign Service Officer friend now in Vietnam reporting real promise in the war against the Vietcong.

Secretary McNamara recommended that General Krulak go to Saigon and return Monday.5 He asked that we get views from British Ambassador Thompson who is in Saigon.

Mr. Bundy said the crucial question is what are the components of a judgment as to whether we can win the war with Diem.

Secretary Rusk said we can live with the international aspects of the Diem government, but can we win in Vietnam? Can we contain criticism in the U.S.? Mr. Murrow asked that we do not underestimate the harm being done to us internationally by our continued support of Diem. Secretary Rusk replied that if we win in Vietnam, the international aspect will come into line.

Returning to the instructions to Ambassador Lodge, Secretary Rusk said we should make clear that Ambassador Lodge’s first substantive meeting with Diem should not be considered a showdown.

Ambassador Nolting urged that we do not use pressure on Diem. To do so, in his opinion, would produce an unfortunate reaction. He asked that we do not talk to Diem about sanctions, but describe to him flatly the situation as we saw it.

Secretary Rusk described our present position as being stage one. There may be no stage two if we decide to pull out. If we pull out, we might tell Diem that we wish him well. Diem may be able to win the war without us, but this is unlikely. Prior to actually pulling out, we might want to consider promoting a coup.

The President entered the meeting at this point. Secretary Rusk summarized the earlier discussion and the draft instructions to Ambassador Lodge.

The President6 asked why our goal is to get Nhu out for six months. Is this realistic? Madame Nhu should go abroad but somehow she should be kept from making speeches.

Mr. Bundy asked what is the essential minimum of our demands. Secretary Rusk replied that if the Nhus stay on their present course we will continue to lose ground.

The President said we should ask Diem to prohibit Madame Nhu from talking. We had a public relations task in the U.S. and worldwide in dealing with Madame Nhu. He asked Ambassador Nolting whether our minimum requirement was the removal of Nhu.

Ambassador Nolting said that on balance he felt that Nhu would have to go. He believed that the departure of Nhu would mean a loss in Vietnam but a gain with U.S. public opinion. He acknowledged the choice was a very close one.

Mr. Bundy said that if Madame Nhu would leave we could live with Nhu remaining in Saigon. He asked again that we try to find out from Thuan whether he believes as he did two weeks ago that Nhu must go if the war is to be won.

Bromley Smith 7

NOTES:

(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Top Secret. Drafted by Bromley Smith. The meeting was held in the White House. Also published in Declassified Documents, 1982, 649B. A memorandum of discussion at the meeting by Hilsman is in the Kennedy Library, Hilsman Papers, Country Series-Vietnam, White House Meetings, State Memcons.

(2) A copy of the article by Ed Meagher of the Los Angeles Times, datelined Saigon, September 4, is ibid., National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous.

(3) Telegram 313 to Saigon, September 3. (Department of State, Central Files, AID (US) S VIET)

(4) No cable was attached, but this is an apparent reference to Document 60.

(5) September 9.

(6) For additional remarks by the President, see Document 67.

(7) Printed from a copy that bears this typed signature.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d66

 

.... o ....

 

66. Biên bản hội nghị với Tổng Thống Kennedy (1)

 

Washington, ngày 6 tháng 9 năm 1963 lúc 10 giờ 30 sáng

 

CHỦ ĐỀ

Việt Nam

CÓ MẶT TRONG BUỔI HỌP:

Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, Bộ trưởng Tư pháp, Giám đốc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ Edward Murrow, Tướng Maxwell Taylor, Tướng Victor Krulak, Thứ trưởng Quốc phòng Roswell Gilpactric, Đại sứ Nolting, Phụ tá Ngoại trưởng Roger Hilsman, ông Richard Helms (Phó Giám Đốc CIA), ông William Colby (Giám đốc Phòng Viễn Đông của CIA), ông McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia), ông Bromley Smith (Thư ký điều hành Hội Đồng An ninh Quốc gia).

Cuộc họp bắt đầu mà không có mặt Tổng Thống.

Bộ trưởng Rusk nói rằng nếu tình hình tiếp tục xấu đi ở Việt Nam, nếu mối quan hệ của chúng ta với Diệm tiếp tục xấu đi, và nếu dư luận trong nước Mỹ trở nên chống Diệm mạnh mẽ, thì chúng ta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài nỗ lực quân sự khổng lồ của Mỹ. Chúng ta nên ra lệnh Đại sứ Lodge nói với Diệm:

1. Rằng chúng ta có thể thấy trước một nghị quyết lên án tại Liên hợp quốc trong vòng mười ngày tới. Chúng ta sẽ không ở vị thế ngăn cản việc thông qua nghị quyết chống Diệm này. Sự xuất hiện của bà Nhu tại LHQ sẽ là một thảm họa.

2. Nếu Diệm không hành động kịp thời, phía nội bộ Hoa Kỳ sẽ bị áp lực mạnh mẽ đòi cắt giảm cả viện trợ kinh tế và quân sự cũng như áp lực mạnh mẽ để rút lại sự hỗ trợ chính trị của Mỹ dành cho VN. Ông [Rusk] ghi nhận rằng chúng ta chưa sử dụng kênh Lodge/Diệm. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là thu thập tất cả bằng chứng có thể về tình hìnhViệt Namảnh hưởng của những sự kiện gần đây đối với nỗ lực quân sự chống lại VC.

Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara đề nghị chúng ta chỉ đạo Đại tướng Harkins đến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần để biết quan điểm hiện tại của Thuần. Thuần có thể không còn nói như tuần trước rằng Nhu phải ra đi nữa. Chúng ta cũng cần một sự đánh giá quân sự về những gì đang xảy ra ở Việt Nam.

Đại sứ Nolting đề nghị chúng ta yêu cầu Đại sứ Lodge đến gặp Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, người sẽ có cảm nhận rõ ràng về ảnh hưởng của những sự kiện gần đây đối với nỗ lực quân sự của Việt Nam.

Tiếp theo đó là thảo luận về một tuyên bố xuất hiện trên báo chí được cho là trích lời Tướng Harkins nói rằng những sự kiện gần đây đã làm giảm 50% nỗ lực quân sự của Việt Nam.(2) Tướng Krulak nói rằng Tướng Harkins đã liên tục báo cáo rằng nỗ lực quân sự đã bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng. Một nỗ lực đang được thực hiện để tìm hiểu xem Tướng Harkins có bị trích dẫn sai hay không. (Sau này người ta thấy rằng phóng viên đã trình bày sai nhận định của Tướng Harkins và về ảnh hưởng các hoạt động chống VC đã bị hạn chế.)

Bộ trưởng Tư pháp hỏi liệu chúng ta có thể thắng cuộc chiến trong khi Nhu và Diệm vẫn nắm quyền hay không. Bộ trưởng Rusk đáp rằng câu trả lời là không, nếu ông bà Nhu vẫn nắm quyền và tiếp tục đi theo kiểu mà họ đã đi. Tuy nhiên, ông bà Nhu có thể thay đổi kiểu làm việc.

Bộ trưởng Tư pháp hỏi liệu bây giờ ông bà Nhu có thể thay đổi không. Ông trích dẫn các bài báo nói rằng chúng ta có thể chấp nhận cả Diệm và Nhu vẫn nắm quyền. Những bài báo như vậy chắc chắn là Diệm đã đọc. Hậu quả là làm giảm đáng kể khả năng thương lượng của chúng ta với Diệm. Chúng ta phải cứng rắn. Đại sứ Lodge phải làm nhiều hơn là chỉ nói rằng Tổng thống Kennedy của chúng ta không hài lòng. Chúng ta phải nói với Diệm rằng Diệm phải làm những điều chúng ta yêu cầu nếu không chúng ta sẽ phải cắt giảm nỗ lựcdư luận Mỹ ép buộc.

Ông Hilsman cho biết ông đã gửi điện hỏi Đại sứ quán Sài Gòn làm thế nào chúng ta có thể cắt giảm các chương trình của Hoa Kỳ mà không làm tổn hại đến nỗ lực chiến tranh.(3)

Bộ trưởng Tư pháp hỏi chúng ta đã kết luận là sẽ thua cuộc chiến nếu Diệm còn nắm quyền, sao bây giờ không nắm lấy cây gậy chữa bệnh.

Bộ trưởng Rusk chỉ ra rằng Diệm sẽ không dựa vào các bản tin báo chí để biết thông tin về quan điểm của Hoa Kỳ. Hành động của chúng ta nên được thực hiện [vừa phải] trong hai hoặc ba vết cắn. Đe dọa rút khỏi Việt Nam là rất nghiêm trọng. Nếu VC tiếp quản ở Việt Nam, chúng ta sẽ gặp rắc rối thực sự. Đại sứ Lodge có thể giảm nhẹ những bài báo bằng cách nói về những gì phải làm để đáp ứng những yêu cầu của chúng ta, kể cả việc đưa Bà Nhu ra khỏi VN. Trên cơ sở cuộc nói chuyện của Đại sứ Lodge với Diệm, chúng ta có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình. Lúc đó chúng ta có thể quyết định đưa ra tối hậu thư.

Ông Bundy đồng ý rằng đây chưa phải là thời điểm quyết định. Khi chúng ta nói rằng chúng ta không thể thắng nếu còn Diệm là chúng ta đang nói đến một khoảng thời gian dài hơn. Cá nhân ông nghi ngờ việc Tướng Harkins đã nói rằng nỗ lực chiến tranh đã giảm 50%. Bundy nghĩ chúng ta nên tìm hiểu xem Nguyễn Đình Thuần đang nghĩ gì.

Bundy nhớ lại quan điểm của Thuần rằng phải làm gì đó ngay lập tức nếu muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến đã khiến chúng ta phải hành động vào cuối tuần trước. Bundy nghĩ chúng ta nên tìm hiểu xem quan điểm của Thuần có thay đổi hay không trong mấy ngày qua và trong bối cảnh kế hoạch đảo chính đã thất bại.

Tướng Taylor kể lại rằng cách đây ba tuần chúng ta vẫn tin rằng chúng ta có thể thắng cuộc chiến với Diệm. Tham mưu trưởng liên quân chia sẻ quan điểm đó. Taylor hỏi liệu những sự kiện gần đây có làm thay đổi nhận định của chúng ta hay không.

Bộ trưởng Tư pháp lại hỏi chúng ta nên làm gì nếu kết luận rằng chúng ta không thể thắng nếu Diệm còn nắm quyền. Bộ trưởng McNamara trả lời rằng chúng ta không thể trả lời câu hỏi đó vì chúng ta không có đủ thông tin ở Washington.

Bộ trưởng Rusk đồng ý rằng cần phải đánh giá lại. Sau đó ông đọc một bức điện từ Đại sứ Lodge báo cáo những diễn biến gần đây nhất (đính kèm).(4)

Bộ trưởng McNamara nói bây giờ chúng ta không yêu cầu đối đầu với Diệm mà là thảo luận về tình hình hiện tại.

Bộ trưởng Tư pháp hỏi liệu chúng ta có thể nhanh chóng có được quan điểm của các sĩ quan Mỹ làm việc với các đơn vị quân đội VN hay không. Bộ trưởng McNamara nói hôm nay chúng ta có thể yêu cầu Tướng Harkins làm việc này. Tướng Taylor nói chúng ta có thể lấy được quan điểm từ các chỉ huy quân sự cấp cơ sở và đề nghị tướng Krulak đi Việt Nam, đầu tuần về Việt Nam để báo cáo quan điểm của các sĩ quan Việt Nam.

Bộ trưởng Rusk bình luận về bản tin của nữ phóng viên Marguerite Higgins, người đã đến thăm vùng nông thôn Việt Nam. Ông Rusk cho rằng Sài Gòn có thể là một cái hố rắn nên quan điểm của những người ở Sài Gòn có thể không mang tính đại diện. Rusk cảm thấy rất cần phải cố gắng tìm hiểu thực tế của tình hình.

Ông Murrow cho biết ông có thể yêu cầu trưởng trạm của mình tìm hiểu quan điểm của 23 người Việt Nam đang lãnh lương trong biên chế Phòng Thông Tin Hoa Kỳ USIA.

Bộ trưởng Rusk nói rằng con trai ông đã nhận được một lá thư riêng từ một người bạn làviên chức ngoại giao cấp thấp hiện đang ở VN báo cáo về những hứa hẹn thực sự trong cuộc chiến chống VC.

Bộ trưởng McNamara đề nghị Tướng Krulak nên đi Sài Gòn và trở về vào thứ Hai.(5) Ông yêu cầu chúng ta xin ý kiến của Đại sứ Anh Thompson đang ở Sài Gòn.

Ông Bundy cho biết câu hỏi quan trọng là những yếu tố nào tạo nên sự đánh giá liệu chúng ta có thể chiến thắng trong cuộc chiến với Diệm nắm quyền hay không.

Bộ trưởng Rusk nói chúng ta có thể chịu đựng khía cạnh quốc tế [sứt mẻ uy tín] của chính phủ Diệm, nhưng liệu chúng ta có thể thắng cuộc chiến ở VN không? Chúng ta có thể ngăn chặn những lời chỉ trích ở Mỹ không? Ông Murrow yêu cầu chúng ta đừng đánh giá thấp tác hại mà quốc tế gây ra cho chúng ta do việc chúng ta tiếp tục ủng hộ Diệm. Bộ trưởng Rusk trả lời rằng nếu chúng ta thắng ở Việt Nam thì khía cạnh quốc tế sẽ được phát huy.

Trở lại về hướng dẫn cho Đại sứ Lodge, Bộ trưởng Rusk nói rằng chúng ta nên làm rõ rằng cuộc gặp thực chất đầu tiên của Đại sứ Lodge với Diệm không nên được coi là một cuộc đối đầu.

Đại sứ Nolting kêu gọi chúng ta đừng gây áp lực lên Diệm. Theo ông, làm như vậy sẽ gây ra phản ứng đáng tiếc. Nolting yêu cầu chúng ta không nói chuyện với Diệm về các biện pháp trừng phạt mà hãy mô tả thẳng thắn cho Diệm tình hìnhchúng ta đã thấy.

Bộ trưởng Rusk mô tả tình hình hiện tại của chúng ta đang ở giai đoạn một. Có thể sẽ không có giai đoạn hai nếu chúng ta quyết định rút khỏi VN. Nếu chúng ta rút lui, chúng ta có thể nói với Diệm rằng chúng ta chúc Diệm mọi điều tốt lành. Diệm có thể thắng cuộc chiến mà không có chúng ta, nhưng điều này khó có thể xảy ra. Trước khi thực sự rút quân, chúng ta có thể cân nhắc việc thúc đẩy một cuộc đảo chính.

Lúc này Tổng thống Kennedy bước vào cuộc họp. Bộ trưởng Rusk đã tóm tắt cuộc thảo luận trước đó và bản dự thảo hướng dẫn cho Đại sứ Lodge.

Tổng thống Kennedy (6) hỏi tại sao mục tiêu của chúng ta là tống Nhu ra ngoài trong sáu tháng. Điều này có thực tế không? Bà Nhu nên ra nước ngoài nhưng bằng cách nào đó nên giữ cho bà không được phát biểu.

Ông Bundy hỏi nhu cầu tối thiểu thiết yếu của chúng ta là gì. Bộ trưởng Rusk trả lời rằng nếu ông Nhu tiếp tục đi theo con đường hiện tại thì chúng ta sẽ tiếp tục thua cuộc.

Tổng thống Kennedy nói chúng ta nên yêu cầu Diệm cấm bà Nhu nói chuyện. Chúng tanhiệm vụ quan hệ công chúng ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới trong việc đối phó với Bà Nhu. Kennedy hỏi Đại sứ Nolting liệu yêu cầu tối thiểu của chúng ta có phải là tước quyền của ông Nhu hay không.

Đại sứ Nolting nói rằng ông cảm thấy Nhu sẽ phải ra đi. Ông tin rằng sự ra đi của Nhu có nghĩa là một mất mát ở Việt Nam nhưng lại có lợi với dư luận Mỹ. Ông thừa nhận sự lựa chọn là một sự lựa chọn suýt sao.

Ông Bundy nói nếu bà Nhu ra đi thì chúng ta có thể chấp nhận ông Nhu ở lại Sài Gòn. Bundy lại hỏi rằng chúng ta cố gắng tìm hiểu xem Thuần có tin như hai tuần trước rằng ông Nhu phải ra đi nếu muốn thắng cuộc chiến hay không.

Bromley Smith (7)

(Thư ký điều hành Hội Đồng An ninh Quốc gia)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam.  Bí mật hàng đầu. Soạn thảo bởi Bromley Smith (Thư ký điều hành Hội Đồng An ninh Quốc gia). Cuộc gặp được tổ chức tại Bạch Ốc. Cũng được xuất bản trong Tài liệu được giải mật, 1982, 649B. Bản ghi nhớ thảo luận tại cuộc họp của Hilsman có trong Thư viện Kennedy, Hilsman Papers, Country Series-Vietnam, White House Meetings, State Memcons..

(2) Bản sao bài viết của Ed Meagher của tờ Los Angeles Times, ghi ngày ở Sài Gòn, ngày 4 tháng 9, là ibid., National Security Files, Vietnam Country Series, Memos và Miscellaneous.

(3) Điện tín 313 gửi tới Sài Gòn, ngày 3/9. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, AID (US) S viet)

(4) Không có điện văn nào được đính kèm, nhưng đây rõ ràng là một tài liệu tham khảo đến Tài liệu 60.

(5) Ngày 9 tháng 9.

(6) Để biết thêm nhận xét của Tổng thống, xem Văn bản 67.

(7) Được in từ một bản sao có chữ ký đánh máy này.

   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

.... o ....

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.