Tôn Tượng Quán Âm Cứu Nạn ?

18/07/20213:42 CH(Xem: 2576)
Tôn Tượng Quán Âm Cứu Nạn ?

TÔN TƯỢNG QUÁN ÂM CỨU NẠN ?
Nhuận Hùng

 

ton tuong quan amThông thường ai ai cũng thế, cuộc sống vất vả cơm áo gạo tiền… Việc mua sắm đều gác qua một bên chỉ chăm chú vào đời sống gia đình. Giả như vận may đến hay thần tài gõ cửa gì đó…hoặc phát đạt trong sự nghiệp làm ăn. Thì cuộc sống của người “ấy” sẽ bước qua giai đoạn sáng sủa hơn. Chẳng hạn như mua sắm nhà cửa, ruộng đất, vườn tược, xe cộ v.v…Chưa hết, lại có hạng người đam mê đồ cổ, thường hay sưu tầm chẳng hạng như tượng Phật hoặc những bức bức chân dung, của những nhân vật nổi tiếng trên thế giới…Nhất là người Á Châu nói chung ngay trong đó cũng có cả người Việt mình nữa…!

Những loại gỗ quý được chạm trổ tinh vi, sắc xảo…hoa văn đường nét xa xưa từ thời cha ông lưu truyền lại. Những nhà điêu khắc tượng gỗ quý họ rất lỗi lạc, tài tình họ chỉ nhìn qua thân cây gỗ quý lâu năm là trong đầu đã mường tượng ra một tác phẩm nghệ thuật để đời rồi. Có phải không các bạn trẻ ạ!

Được biết, từ sách vở ghi chép thuật điêu khắc hay khảo cổ họ. Đã bị mai một và thất truyền rất nhiều nghệ nhân…! Thật ra, những bậc tiền bối họ có cặp mắt tinh tường rất là nghệ thuật dù gỗ hay đá quý khi về tay họ sẽ trở thành sản phẩm để đời và lưu truyền cho mai hậu. Cuộc đời của họ chỉ sống với nghề nghiệp chết cũng vì nghề nghiệp mà thôi!

Cho nên người xưa có câu: “Sanh nghề - tử nghiệp”

Khác hẳn, với bây giờ thời buổi hiện đại khoa học tối tân máy móc chuyện gì cũng có thể làm được không từ nan. Cho nên, nghề điêu khắc bây giờ dần dần ít còn phát triển bằng tay chân như ngày xưa nữa…! Thật đáng tiếc…! Nếu có, đi chăng nữa cũng phải dùng máy móc để bào chế hàng loạt rồi đưa ra thị trường sản xuất, cũng như bao sản phẩm khác…!

Bởi vậy, có những nghề nghiệp theo thời gian và cuộc sống văn minh tiến bộ khoa học, kỹ thuật máy móc ngày nay đã đi vào quên lãng.

Dưới đây, tôi xin chia xẻ và được kể lại câu chuyện huyền thoại xưa cùng quý bạn trẻ thân mến!


“Truyện kể rằng: Vào những năm biến loạn bên Hoa Lục, niên hiệu …thời đại….Xuân Thu Chiến Quốc gì đó…! Giữa lúc những nước nhỏ giao tranh với nhau chiến loạn xảy ra ngất trời, khói lửa binh đao, chết chóc cướp giựt, nạn đói khát khắp mọi nơi cho kể có vùng còn bị dịch bệnh chết cả làng không ai mai táng cả. Vua chúa cũng đành bó tay không đủ sức lo cho dân nữa. Đời sống dân chúng bất an, than oán khắp trời. Trai tráng hầu như bị tập trung đưa ra chiến trường, cuộc sống không còn bình yên như trước nữa. Hiện tại, thôn làng, phố xá chỉ toàn là những kẻ già nua, như cụ ông – cụ bà đi đứng không vững, phụ nữ lớn tuổi và trẻ con thơ dại…! Giữa cảnh biển lửa binh đao vây hãm như thế, người dân chỉ biết niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ, Cứu Nạn, cũng là nơi nương tựa tinh thần.  Bấy giờ sự sống – chết nhẹ hơn cả bông gòn hay giọt sương long lanh đọng trên ngọc cỏ đầu nhành…! Tín ngưỡng đạo Phật hòa nhập cùng đức tin cao cả của muôn dân hướng về Quán Thế Âm, không bao giờ thay đổi được, càng khổ nạn bao nhiêu, thì đức tin càng vững chắc bấy nhiêu!

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: “ Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ Tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.

Cũng theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Quán Thế Âm Bồ Tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang...”

Sự nhiệm mầu Bồ Tát Quán Thế Âm như thế nào? Không ai rõ được và chứng minh điều ấy. Nhưng hễ có người cảm niệm dốc lòng trì danh hiệu Quán Thế Âm tất nhiên sẽ có linh ứng “Linh tại ngã – bất linh tại ngã” (Linh hay không cũng từ tâm ta mà ra). Nhưng có thành thì có ứng, niềm tin xuất phát từ trái tim người dân chí thành cầu nguyện mà ra. Nếu một số đông cùng chí hướng đồng tâm cầu nguyện tất nhiên Mẹ Hiền Quán Thế Âm cũng phải rưới nhành dương liễu và nhỏ giọt cam lồ đến cứu vớt muôn loài chúng sanh trong cơn khổ nạn…!

Thật ra, triều đình lúc bấy giờ trước sự tranh chấp được mất hơn thua, dồn lực vào trận chiến sống còn. Lấy đâu mà lo cho dân được, nếu chẳng may nước lân bang mạnh hơn cưỡng chiếm thì dân làng càng thêm khốn khổ! Có mấy ai hiểu thấu thời cuộc đổi thay khi giặc giã tràn lan vào mảnh đất an lành của chúng ta…! Bấy giờ, từ vua đến quan “lực bất tòng tâm” Chẳng còn cách nào trấn an dân chúng cả. Ngay cả hoàng tử trong cung cũng phải cầm quân ra biên thùy dẹp giặc, Nam chinh Bắc chiến cùng với bao binh sĩ không màn sống chết cả nhiều năm tháng qua…!

Cũng vào thời điểm đó, không hiểu vì sao quan thừa tướng lại nghe tin đồn thổi như thế nào không rõ, và nhận được lệnh hoàng thái hậu ? Cùng một số binh sĩ âm thầm theo ông, đến tận ngôi làng hẻo lánh cách xa hoàng cung rất nhiều dặm đường, dẫn đến tận thôn làng…Không kể gian lao ghềnh suối - dốc đá bao bọc dọc đường. Chưa kể bọn thổ phỉ “cướp rừng” xuất hiện bất cứ lúc nào, chúng không kể quan quyền gì cả luôn luôn đoạt mạng kẻ khá giả cướp tiền của…! Quan thừa tướng vẫn an toàn đến nơi, quyết tìm cho ra làng điêu khắc mà người dân đang đồn đại…Ngôi làng ấy ẩn trong một khu rừng rất an toàn ít an biết đến, ở đây dân làng rất ít, nhưng chuyên sống về nghề điêu khắc từ nhiều đời lưu truyền lại cuộc sống của người dân rất cơ cực thiếu thốn đủ điều nhưng họ rất an lành và nhàn nhã không cầu kỳ xa hoa…! Nhà nào cũng giống như nhau chăm chỉ làm việc, từ già đến trẻ ngay cả những đứa con nít chưa biết làm gì cũng tập tò, lấy gỗ vụng mà chơi có đứa lớn hơn - hiểu biết nhiều hơn thì bắt chước người lớn lấy gỗ gọt dũa ra hình thù con thú mà chơi với nhau. Bởi vậy, có tên gọi là làng Mộc, chuyên khắc tượng Phật rất độc đáo và nghệ thuật chẳng nơi nào sánh kịp vào thời bấy giờ. Thời buổi chiến tranh cho nên trong làng không thấy bóng dáng thanh niên nào xuất hiện cả…!

Vừa vào tới đầu làng, quan thừa tướng bèn cho người tìm hỏi ngay:

-“Ở đây, ai là người điêu khắc giỏi nhất trong làng?”

-Dạ, bẩm quan lớn gia đình ông Trương Đình…!

-Xin hỏi: “ ta có thể mời ông ấy đến đây được không?”

-Bẩm, đại quan, dạ thưa được.

Nửa giờ, sau là ông Trương có mặt ngay tại chỗ…!

-Ông có phải: “Trương Đình…hay không?”

-Dạ, bẩm quan, phải. …!

-Gia thế ông: “ Như thế nào? Còn sức làm việc hay không?”

-Dạ, thảo dân già lụn rồi không đủ sức làm việc nữa, sống nhờ con.

-Chúng nó đâu?

-Bẩm quan, thảo dân: “có hai đứa con trai sanh đôi, nhưng bị khuyết tật nên không tòng quân, giúp nước được, thật là xấu hỗ đắc tội với vua…!”

-Có thể, cho ta gặp mặt được không?

-Dạ, bẩm quan được: “một đứa là Trương Hổ đang làm việc tại làng “Mộc…” còn đứa nữa là Trương Long, bị bệnh ngặt nghèo nên vào rừng tự hái thuốc về mà uống”

-Cho ta: “gặp Trương Hổ!”

-Dạ, có ngay.

Mười lăm phút sau, Trương Hổ có mặt gặp quan thừa tướng.

Sau khi trò chuyện qua lại, Trương Hổ được quan thừa tướng ủy thác và giao cho công việc tạc bức tượng Quán Âm bằng gỗ quý cùng nhiều người có tay nghề tinh xảo nhất trong làng trong thời hạn…càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ sẽ gặp nhiều việc không mấy tốt đẹp cho dân làng. Cho nên khi việc như thế dân chúng trong làng rất vất vả ngày đêm lo lắng…! Bên cạnh đó vị quan thừa tướng còn gởi binh sĩ để phụ giúptheo dõi công việc làm hằng ngày.

Thấy vậy, ông Trương liền nói với hai người con rằng: “Cha thấy việc làm này có nhiều điều không ổn cho làng mình…Các con cần phải cẩn thận và chú ý những bất trắc có  thể xảy ra bất cứ lúc nào…!

-Trương Hổ liền thưa rằng: “Việc này cha có định liệu gì chưa?”

-Ông Trương liền đáp: “Theo ý cha, đây là có ẩn tình gì đó…?” Chưa hết ông còn nói tiếp, ngày mai hai con theo cha lên núi cha có việc muốn nói với các con…!”

Đứng vậy, ngày hôm sau ba cha con lên nói, ông dẫn đi một con đường khác hơn mọi khi cho đến nơi ôn nói rằng: “Đây là hang dộng rất toàn trong làng này, cha dặn các khi nào cần gấp phải vào đây trú thân trong đó sẽ có đường dẫn ra nơi an toàn, các con nhớ không? Hang động rất sâu, nguy hiểm nhớ cẩn thận nhen các con.”

-“Dạ, chúng con tuân thủ”

-Riêng cha, thì đã có dự định rồi, sống chết các con gắng giữ bình tĩnh khi gặp nạn phải cố gắng đưa hết dân lành đi…Càng xa càng tốt….!

-“Vì sao vậy cha, chuyện dài dòng từ thuở xa xưa các con không thể hiểu được, tốt hơn đừng hỏi nhiều về vấn đề này…Đó là họa sát thân…!”

Nghe vậy, hai người con im thiêm thiếp không dám hỏi thêm lời nào nữa.

Chỉ đáp nho nhỏ: “Dạ, con nhớ rõ….!”

Nhờ sự đóng góp và nổ lực của dân làng nên pho tượng Quán Thế Âm bằng gỗ quý cũng đã hoàn tất trước thời gian dự định. Để tránh sự bất trắc có thể xảy ra trong cảnh binh đao khói lửa, cho nên Trương Long quyết định áp dụng chiến thuật binh gia thời chiến, hư hư – thật thật. Hầu mong vượt qua ý đồ xấu của bọn côn đồ bất lương. Toán lính được chia ra làm hai, áp tải pho tượng về hoàng cung làm sao cho được an toàn. Trương Hổ quen biết những cao thủ âm thầm bảo vệ chuyển pho tượng về nơi an toàn. Còn lại nhóm kia, thì trưng bày cớ xí đi đường khác bọn bọn gian tham, thổ phỉ dọc đường, nhóm này thì đông người hơn nhưng thực lực chẳng có là bao, dưới dạn “thùng rổng…” do Trương Hổ dẫn đầu....!

Quan thừa tướng rất đỗi ngạc nhiên khi pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát về hoàng cung an toàn trước dự định. Đích thân hoàng thái hậu ra tận cổng thành đảnh lễ Phật Quán Thế Âm một cách thành tâm quỳ mọt xuống đất lễ Phật, khiến cả quan quân trong triều cảm phục tấm lòng mộ đạo và sự cầu nguyện tha thiết của bà, khiến mọi người cảm động lạy theo...!

Sau đó hoàng thái hậu đính thân thỉnh Phật Quán Âm, và cùng mọi người đưa chuyển tôn tượng Quán Âm lên ngọn núi cao cảnh trí nơi đây rất hữu tình, đề nghị quan thừa tướng xây cất và tạo cảnh bề thế cho dân chúng đến đó cầu nguyện. Quả thậtQuán Âm Bồ Tát xạ hương một là loại gỗ rất quý, luôn luôn tỏa hương thơm rất xa...! Sau đó hoàng thái hậu đích thân cung thỉnh Cao Tăng Thạc Đức đến tu tậpcầu nguyện cho quốc thái dân an. Riêng hoàng thái hậu cũng thường xuyên đến đó tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa cầu nguyện và nghe Chư Tăng giảng pháp. Thái hậu tha thiết thành tâm cầu nguyện mong cho đất nước sớm an lành, binh đao chấm dứt dân chúng trở lại đời sống an lành.

Cũng trong thời điểm cùng xuất phát, nhưng đoàn của Trương Hổ dẫn đầu gặp phải nạn cướp dọc đường, không về được hoàng cung theo dự định. Hay tin ấy quan thừa tướng liền cho binh lính đến tiếp viện nhưng đã muộn.  Bọn cướp quá đông chúng bao vây để đoạt lấy hàng, không được đành bắt người về làm con tin. Trong đó, gồm có Trương Hổ và một số người bị bọn chúng giam vào rừng rồi sẽ hành quyết sau đó. Thế rồi việc gì đến thì sẽ đến, quả nhiên không ngoài dự định của cha Trương Hổ bọn chúng quay trở lại làng hành hung dân lành tìm cha con Trương Hổ ra hạch tội...! Thấy vậy, ông liền ra hiệu cho người con nhỏ là Trương Long báo động và dẫn dân làng trốn vào rừng theo con đường mòn dẫn tới hang động ẩn nấp. Sau đó, lần lần đưa mọi người đến nơi an toàn. Khi bọn chúng tìm vào đến làng thì chẳng gặp ai cả, toàn nhà trống vườn không. Trước cảnh như thế, bọn cướp cuồn cuộn lên đốt nhà dân chúng. Cuối cùng bọn cướp cũng tìm ra ông Trương vì già yếu không thoát được, không chút lương tâm…ông chết dưới nhát dao của bọn ác nhân…! Để lại, bao thương tiếc cho dân làng nơi “Làng Mộc”.

Ngọn lửa hồng vô tình đã đốt cháy làng (điêu khắc) không chút thương tâm bao nhiêu di sản bằng công sức vừa làm ra bằng khối ốc nghệ thuật của những nghệ nhân, bây giờ chỉ là đống tro điêu tàn. Thật là bất công, đời nhiều lúc trớ trêu không thể nào diễn tả cho hết được...! Vô thường đến không chỉ bản thân ta mà đồ vật cũng thế,  chung cùng số phận hủy diệt trong giây phút đó. Có ai lường trước được việc gì chăng! Bọn giặc cướp thật nhẫn tâm, xóa sạch di tích bao đời, người dân mộc mạc ở đấy tạo dựng lên làng điêu khắc nổi tiếng trong cả Hoa Lục. Bị hủy bởi đám người tham tàn – bạo ngược chỉ biết tiền ngoài ra không biết gì hết ngoài chữ “tham” mà ra. Thật đáng tiếc thay!!!

Trên đời này gian ác hay độc ác, thất nhân tâm như thế, có thể tồn tại dưới ánh mặt trời hay không nhỉ? Nhân quả hiện tiền hoặc nhiều đời, nhiều kiếp vẫn phải chịu hậu quả về sau.

Trong Kinh Pháp Hoa có ghi:

“-Nếu người khôn luôn luôn tự mình kiểm thảo, hồi quang phản chiếu, thì giống như ở trước gương soi, sẽ chiếu rõ ràng mặt mũi của mình.

-Nếu tâm thường từ bi đồng thể đại bi thì kiếp trước đã từng tu thiện dứt làm việc ác, chẳng tạo nghiệp giết hại nhiều sinh linh.

-Nếu người tâm sân hận quá nặng, giết hại nhiều sinh linh vô tội, thì đời này nóng giận bạo phát, hỏa khí rất lớn.”

Do đó, có thể suy ra:

 “ Muốn biết nhân trồng trong quá khứ,

                                    Hãy xem mình đang hưởng thụ đời này

                                    Muốn biết kế quả sẽ thọ trong tương lai

                                    Hãy xem mình đang làm gì trong đời này.”

                                                (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa)

Trở lại câu chuyện sau khi tàn sát làng điêu khắc xong, bọ giặc cướp không ngừng ở đó mà cho người đến uy hiếp quan thừa tướng nhưng chẳng được gì...! Bị binh lính tóm gọn. Chúng lại tiếp tục làm việc xấu xa gây thêm tội lỗi nữa không biết ngừng lại. Ngay cả Phật Tổ mà chúng chả tha, la chửi inh ỏi lại cho bọn côn đồn tìm đến quấy phá pho tượng gỗ Quán Thế Âm do hoàng thái hậu an trí tôn tượng trên núi mà bọn chúng chẳng bỏ qua, quyết phá cho bằng được. Nhưng nói thế, nơi đó được canh giữ cẩn mật có vào nhưng chẳng ra được vì nơi này là chỗ tu tập của những Cao Tăng Thạc Đức, không dễ gì bọn gian tà đủ lực để quậy phá. Tâm “tham” luôn luôn gặp những rủi ro, chẳng mấy ai thuận buồm- mát mái đi cướp giựt công của người khác mà về hưởng. Đâu có, dễ dàng như thế đâu. Có phải không các bạn trẻ ạ!!!

Chiến loạn, rồi cũng đi qua sẽ đến hồi kết thúc. Hoàng tử trẻ cùng đoàn quân trở về cố quận trên bộ chiến bào đầy máu tanh và bụi trần nhưng cũng đã bình định được cuộc sống an lành, đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Trở về, với khúc hát khải hoàng cùng đoàn quân nhuộm đầy cát bụi và sóng gió chiến tranh không còn nữa. Ai nấy, cũng đều phấn khởi khi làm tròn trọng trách người trai trong thời ly loạn. Dù có hy sinh đi nữa nhưng đất nước vẫn luôn luôn khắc ghi công trạng những anh hùng vô danh trong trận chiến.

Hoàng thái hậu hay tin đoàn quân chiến thắng trở về mang theo cả hoàng tử trẻ, khiến bà xúc động không thể ra đón mọi người từ cổng thành. Chỉ cho các quan đại thần ra tiếp đón, cũng bởi vì, thời gian kéo dài làm làm cho sức lực của bà tiêu hao quá nhiều. Bà còn phải điều hành việc triều chính thay cho hoàng tử trẻ, người con yêu quý của thái hậu đã xuất chinh đánh giặc.

Mừng mừng –tủi tủi, hoàng thái hậu vô cùng sung sướng khi người con trai bình an trở về từ trận đại mạt. Bà liền tuyên bố chính thức trao quyền lại cho hoàng tử xử lý triều cương, chính thức lên ngôi vị hoàng đế đương thời. Bà còn đề nghị khen tưởng cho những người có công trạng, cũng như những người ở lại hậu cứ có công lao thỉnh Bồ Tát Quán Âm và những mất mác của dân làng điêu khắc. Cho binh lính truy tìm những người trong làng “Mộc’ bị mất tích, tìm cho bằng được Trương Hổ về. Những chuyện xảy ra tại hậu cung bà đều kể tường tận cho “tân” hoàng đế tức là hoàng tử trẻ nghe...!

Cuối cùng, đất nước an lành thái bình thịnh trị, sự khen thưởng hay trừng phạt cũng đều cân nhắc kỹ lưỡng. Anh em Trương Long – Trương Hổ được đoàn tụ, riêng người cha phải hy sinh cũng được liệt vào công trạng tuyên dương trong công cuộc cứu nước. Làng điêu khắc được phục hồi lại và cho xây dựng bề thế. Cũng nhờ vào đức tin tín ngưỡng nên người dân luôn luôn an lành dưới bóng mát của Mẹ Hiền Quán Thế Âm.

Ba tháng sau, hay tin Trương Hổ cùng em là Trương Long xây cất ngôi mộ người cha xong. Từ giã dân làng điêu khắc vào rừng xuống tóc tìm thầy xuất gia tầm đạo, tâm niệm hai người trẻ này luôn luôn cầu nguyện cho những vong hồn đã nằm xuống vì mảnh đất thân yêu, được vãng sinh...!

                       Chùa Núi Valley Center

                              Ngày 4/7/ 2021

                                Nhuận Hùng

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.